Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, quá trình sản xuất luôn chịu sự tác động qua lại của ba yếu tố
cơ bản là: Lao động của con người, tư liệu lao động và đối tương lao động. Trong đó,
đối tượng lao động chính là nguyên vật liệu, vật tư đưa vào sản xuất. Từ đó có thế thấy
rõ tầm quan trọng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Việc
tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, đồng thời còn ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài
chính của đơn vị thông qua việc giảm giá thành sản xuất sản phẩm, từ đó tăng được lợi
nhuận và thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn. Hạch toán nguyên vật liệu là một khâu phức
tạp của công việc hạch toán kế toán. Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam là một
Công ty có quy mô vừa với số vốn điều lệ là 35.000.000.000 VNĐ và mang đặc trưng
điển hình của một Công ty may nên quá trình hạch toán nguyên vật liệu lại càng trở
nên phức tạp. Giá trị nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản
phẩm. Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày một gay gắt.
Các Công ty muốn chiến thắng trong cạnh tranh phải đề ra rất nhiều chiến lược, trong
đó việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu đều vào sao cho tốt để có thể sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả nhất luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Công ty cổ
phần May Bắc Hà Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nhận thức được tính thiết thực
của vấn đề này, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam , em
đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại
Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam ” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm ba phần chính:
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May
Bắc Hà Việt Nam.
Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May Bắc Hà
Việt Nam.
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 1
Chuyên đề thực tập
Chương III: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May Bắc Hà
Việt Nam
Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu công tác tổ chức quản lý kế toán nguyên vật
liệu ở Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam, được sự giúp đỡ đặc biệt của các phòng
ban trong Công ty, đặc biệt là phòng kế toán cộng với sự chỉ bảo tận tình của Giảng
viên, Thạc sĩ Đặng Thị Thuý Hằng, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài :
“Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam ”.
Do sự hạn chế về mặt kiến thức nên chuyên đề của emvẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót
trong quá trình viết. Mong các thầy cô có thể thông cảm.
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 2
Hà Nội ngày 24 tháng 6 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quỳnh Hương
Chuyên đề thực tập
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần
May Bắc Hà Việt Nam
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam
1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam.
Nguyên vật liệu mà mỗi doanh nghiệp sử dụng rất phong phú và đa dạng, là một
trong ba yếu tố quan trọng và cơ bản của quá trình sản xuất. Chủng loại vật liệu đơn
giản hay phức tạp, chất lượng vật liệu cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp. Nếu việc cung ứng nguyên vật liệu
không liên tục thì sản xuất cũng bị gián đoạn. Sự gián đoạn ở một khâu ảnh hưởng tới
các khâu kế tiếp và ảnh hưởng đến tất cả quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó, việc đáp
ứng kịp thời nguyên vật liệu với một quá trình sản xuất may mặc là rất quan trọng.
Nguyên vật liệu chính trực tiếp ở Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam là vải,
nguyên vật liệu phụ trực tiếp là chỉ, cúc, khoá, ken vai, dây chun Hiện nay, Công ty
chủ yếu sản xuất hàng gia công là chính. Hầu hết vật liệu đều do khách hàng chuyển
tới. Tuy nhiên. Với những hợp đồng xuất khẩu trực tiếp thì Công ty phải tự đảm nhận
việc mua nguyên vật liệu. Trong trường hợp đó, Công ty phải quan tâm đến việc tìm
hiểu thị trường để đảm bảo cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất với chất
lượng tốt nhất, mua và sử dụng nguyên vật liệu đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện nay,
Công ty mua nguyên vật liệu từ cả hai nguồn trong và ngoài nước.
Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam sản xuất quần áo xuất khẩu là chủ yếu với
gần 90% hàng hóa sản xuất ra phục vụ xuất khẩu. Các sản phẩm của Công ty bao gồm:
Áo jacket, áo sơ mi… với nhiều mẫu mã chủng loại vô cùng đa dạng phong phú. Với
mỗi lại sản phẩm lại yêu cầu một tỷ lệ nguyên vật liệu cần có để tạo ra sản phẩm khác
nhau và thường xuyên thay đổi. Do vậy, công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu
cho từng sản phẩm, từng lô hàng là hết sức khó khăn, phức tạp để có thể vừa đảm bảo
đúng mẫu mã chất lượng lại vừa có thể tiết kiệm được nguyên vật liệu một cách tối ưu
nhất. Sản phẩm tạo ra phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, có nhiều sản phẩm dở
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 3
Chuyên đề thực tập
dang. Do những đặc điểm riêng về sản phẩm nêu trên nên công tác quản lý và hạch
toán nguyên vật liệu là không hề đơn giản. Để có thể sử dụng nguyên vật liệu một cách
có hiệu quả và tiết kiệm nhất đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp thích hợp trong
công tác quản lý, tính toán định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm.
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu
Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam là một Công ty sử dụng nhiều nguyên vật
liệu với nhiều mẫu mã chủng loại khác nhau tương ứng với những đơn đặt hàng khác
nhau. Để tiện cho việc theo dõi, Công ty đã phân chia nguyên vật liệu theo nguồn hình
thành, cụ thể như sau:
- Nguyên vật liệu do khách hàng mang tới, thường chỉ bao gồm vật liệu chính
- Nguyên vật liệu mua ngoài:
+Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất chủ yếu
hình thành nên sản phẩm may: Vải lót, vải bông…
+Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, được sử
dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện tính năng, chất lượng sản phẩm,
hoặc phục vụ cho nhu cầu kĩ thuật, quản lý… Vật liệu phụ bao gồm: khóa, cúc…
+Nhiên liệu: là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như dầu máy, dầu công nghiệp…
+Phụ tùng thay thế: Phụ tùng thay thế là các chi tiết, phụ tùng được sử dụng để thay
thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp như: kim may, vít bắt
chân vịt máy khâu, thoi, suốt,
1.1.3. Tính giá nguyên vật liệu
1.1.3.1. Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
- Giá thực tế nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp chính là chi phí vận chuyển,
bốc dỡ… để đưa nguyên vật liệu về kho mà Công ty phải chịu
Ví dụ 1: Theo hợp đồng gia công xuất khẩu ngày 15/3/2014 cho hãng M&C của Hàn
Quốc. Hãng này chuyển cho Công ty 1000m vải Dark Brown Linen, chi phí vận
chuyển số hàng này từ bến cảng về đến kho của Công ty và các chi phí phát sinh khác
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 4
Số lượng vật liệu (Tồn đầu + Nhập trong kì)
Trị giá vật liệu
xuất dùng
=
x
=
10.000.000 + 2.000.000
50.000 + 10.000
Chuyên đề thực tập
hết 5.000.000 đ. Số tiền 5.000.000đ này được tính là giá thực tế của số nguyên vật liệu
nói trên.
- Giá thực tế nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho: Giá thực tế nguyên vật liệu mua
ngoài nhập kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại (Thuế xuất nhập
khẩu…), chi phí vận chuyển, bốc dỡ bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí
khác có liên quan trực tiếp đến việc mua nguyên vật liệu trừ đi các khoản chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng mua.
Ví dụ 2: Phiếu nhập kho số 29 ngày 18/3/2014 Công ty mua 1000m vải lót 210T giá
20.000đ/m (Không bao gồm GTGT 10%), chi phí vận chuyển là 3.000.000đ (chưa bao
gồm thuế GTGT 5%). Tiền hàng chưa trả, chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt
Phiếu chi PC 45
Từ số liệu phát sinh trên, ta có thể tính ra giá thực tế vải nhập kho như sau:
Giá thực tế vải nhập kho = (1.000x20.000) + 3.000.000 = 23.000.000đ
1.1.3.2. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
- Đối với nguyên vật liệu nhận gia công thì kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng,
không theo dõi về mặt giá trị. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài thì khi xuất kho dùng
cho sản xuất Công ty áp dụng phương pháp tính theo đơn giá bình quân cả kì dự trữ
Ví dụ 3: Trong tháng 3 năm 2014, cúc nhựa PB có những tình hình sau
Tồn đầu tháng 50.000 cái trị giá 10.000.000đ
Nhập trong tháng 10.000 cái trị giá 2.000.000đ
Xuất trong tháng 59.000 cái
Theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 5
Đơn giá thực tế
bình quân
=
Giá thực tế vật liệu (Tồn đầu + Nhập trong kì)
Đơn giá bình
quân
Số lượng từng loại vật liệu
xuất dùng trong kì
Đơn giá
bình quân
= 200đ
Chuyên đề thực tập
1.1.4. Danh mục nguyên vật liệu
Dựa trên việc phân loại nguyên vật liệu như trên, Công ty đã xây dựng nên bảng
danh nguyên vật liệu gồm những nguyên vật liệu tiêu biểu thường dùng như sau:
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 6
Trị giá vật liệu
xuất dùng
= 200 x 59.000 = 11.800.000đ
Chuyên đề thực tập
Bảng 1-1. Bảng danh mục nguyên vật liệu
DANH MỤC NGUYÊN VẬT LIỆU
STT Mã Tên nguyên vật liệu
Đơn
vị tính
Tên tài
khoản
1 DBL Vải Dark Brown Linen m 1521
2 CWS Vải Charcoal Wool Suiting m 1521
3 BPL Vải Black Plaid Linen m 1521
4 BL Vải Black Linen m 1521
5 DBHD Vải Dark Blue Heavyweight Denim m 1521
6 GBWS Vải Gray Blue Wool Suiting m 1521
7 GMPS Vải Green Multi Plaid Suiting m 1521
8 CSL Vải Cream Stripe Linen m 1521
9 ORG Vải Orange Red Garbardine m 1521
10 DBCS Vải Dark Blue Crepe Suiting m 1521
11 THR Vải Taupe Herringbone Rainwear m 1521
12 BFD Vải Black Flocked Denim m 1521
13 TSWJ Vải Tan Stripe Wool Jacketing m 1521
14 CSV Vải Charcoal Stripe Velveteen m 1521
15 BPF Vải Blue Plaid Fleece m 1521
16 MF Micro Fiber kg 1521
17 MP Micro Peach kg 1521
18 L190T Vải lót 190T m 1521
19 L210T Vải lót 210T m 1521
20 L230T Vải lót 230T m 1521
21 Z5 Zipper front #5 open cái 1522
22 SN Snap button Bộ 1522
23 PB Plastic button cái 1522
24 PG Padding m 1522
25 CMCN Chỉ may công nghiệp m 1522
26 DN Dầu nhớt lit 1523
27 DCN Dầu công nghiệp lit 1523
28 DM Dầu máy lit 1523
… … … … …
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt
Nam
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 7
Chuyên đề thực tập
1.2.1. Phương thức hình thành nguyên vật liệu
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất gia công xuất khẩu theo đơn
đặt hàng, theo hợp đồng. Do vậy, tùy yêu cầu của từng đơn hàng doanh nghiệp sẽ tiến
hành thu mua nguyên vật liệu phù hợp phục vụ cho sản xuất. Ngoài một số đơn hàng
có yêu cầu đặc biệt phải nhập khẩu vật liệu từ nước ngoài, còn lại là vật liệu được mua
ngoài từ các nhà cung cấp trong nước. Còn đối với các hợp dồng gia công xuất khẩu
thì nguyên vật liệu chính sẽ do bên thuê gia công cung cấp.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì nguồn nhập nguyên vật liệu đầu vào cho sản
xuất sản phẩm, hàng hóa của mình là rất quan trọng. Vì thế, Công ty cổ phần May Bắc
Hà Việt Nam luôn tìm kiếm các nhà cung cấp sao cho mua được vật liệu với giá thành
phải chăng mà vẫn đảm bảo được chất lượng và nguồn cung kịp thời cho sản xuất. Bên
cạnh đó, Công ty cũng cố gắng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp
thông qua việc tạo dựng lòng tin đối với các đối tác trong kinh doanh.
* Nguyên vật liệu hình thành từ mua ngoài:
- Nhập khẩu vật liệu từ nước ngoài: Đối với các đơn hàng có những yêu cầu đặc biệt
về nguyên liệu hay nguyên liệu cần sản xuất sản phấm của đơn hàng trên thị trường
trong nước không cung cấp, hoặc chất lượng không đảm bảo thì đòi hỏi doanh nghiệp
phải nhập vật liệu từ nước ngoài. Phương thức thu mua này thường tốn nhiều thời gian
trong quá trình thu mua do thời gian vận chuyên kéo dài. Công ty thường nhập khẩu
nguyên vật liệu từ những nước như: Hàn Quốc, Đài Loan…
- Mua vật liệu từ các nhà cung cấp trong nước: Phương thức thu mua này có nhiều
thuận lợi hơn so với nhập khẩu giá thành thường thấp hơn, việc vận chuyển vật liệu
cũng dễ dàng hơn và không phải thông qua các thủ tục hải quan. Việc này giúp Công
ty rút ngắn thời gian trong khâu thu mua.
*Nguyên vật liệu do khách hàng mang tới:
Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam là một Công ty chuyên gia công xuất khẩu
hàng hóa. Trong các hợp đồng này, nguyên vật liệu chính của sản phẩm thường do
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 8
Chuyên đề thực tập
Công ty khách hàng cung cấp. Công ty chỉ chịu chi phí nhận từ cảng về kho của Công
ty. Các chi phí được tính vào giá nguyên vật liệu nhập kho gồm: Chi phí làm thủ tục
Hải quan (được miễn thuế nhập khẩu), chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho lưu bãi
về được tận kho Công ty.
1.2.2. Phương thức sử dụng nguyên vật liệu
Trong quá trình hoạt động các phòng ban, phân xưởng sản xuất phát sinh các nhu
cầu về nguyên vật liệu. Các cá nhân có trách nhiệm tại mỗi bộ phận dựa trên tình hình
thực tế tại bộ phận mình xác định nguyên vật liệu cần dùng về chủng loại, số lượng
và định mức về nguyên vật liệu do phòng kĩ thuật nghiên cứu và cung cấp để từ đó xác
định được số nguyên vật liệu hợp lý cần dùng. Dựa vào đó, lập giấy đề nghị xuất vật
tư gửi lên phòng kế toán. Sau khi được duyệt các bộ phận sẽ tiến hành nhận vật liệu từ
kho nguyên vật liệu của Công ty.
Việc sử dụng nguyên vật liệu tại các phân xưởng, các bộ phận luôn chú ý đến mục
tiêu tiết kiệm, hiệu quả, không vượt quá định mức. Quá trình sử dụng nguyên vật liệu
cũng được ghi chép đầy đủ tránh mất mát khi sử dụng
1.2.3. Hệ thống kho tàng, bến bãi chứa đựng nguyên vật liệu của Công ty cổ phần
May Bắc Hà Việt Nam
Nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty là vải, chỉ, cúc… là loại vật liệu dễ cháy hay
ẩm mốc nên rất khó bảo quản. Trong quy trình luân chuyển vật liệu tại Công ty, hầu
hết các vật liệu đều được lưu chuyển qua kho sau đó mới tới các phân xưởng sản xuất,
chỉ có một phần ít trong số đó là được đưa thẳng vào sử dụng, sản xuất mà không qua
kho. Chính vì vậy, công quản lý, bảo quản vật liệu tại kho là rất quan trọng. Nhằm bảo
quản tốt nguyên vật liệu, tránh hao hụt thì cần phải có một hệ thống kho tàng, bến bãi
đảm bảo các điều kiện kĩ thuật, an toàn. Tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam,
những loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ được phân loại trước khi cất giữ vào nhà kho
và tổng cộng có bốn nhà kho với diện tích 150m2. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đáp
ứng kịp thời yêu cần cho sản xuất nên các nhà kho của Công ty đều được bố trí ở tầng
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 9
Chuyên đề thực tập
một, gần cổng chính, vừa thuận tiện cho việc mua hàng hóa về nhập kho, vừa thuận
tiện chỉ việc xuất kho đi các xưởng sản xuất.
Nguyên vật liệu mới mua nhập vào kho sẽ được kiểm tra chất lượng đầu vào bằng
mắt thường và các máy kiểm tra vải. Sau đó, cán bộ quản lý kho sẽ đánh số theo từng
mã hàng, phân loại chúng và sắp xếp riêng theo từng chủng loại nguyên vật liệu để tạo
điều kiện dễ dàng cho quản lý và bảo quản.
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt
Nam
1.3.1. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận đã trở thành mục đích cuối cùng
của sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng
được quan tâm. Vì thế các doanh nghiệp đều ra sức tìm con đường giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm. Tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam cũng vậy, vì
tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm khoảng 60-75% trong tổng giá thành sản xuất sản
phẩm, do đó nguyên vật liệu cần được quản lý thật tốt để đem lại hiệu quả kinh doanh
tốt nhất cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng nguyên vật liệu một cách
tiết kiệm, hợp lý và sản phẩm làm ra có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo sẽ tạo
mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý nguyên vật liệu càng
khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với vai trò như vậy nên trong Công
ty yêu cầu quản lý nguyên vật liệu được được đặt ra trong tất cả các khâu từ khâu thu
mua, dự trữ và bảo quản đến khâu sử dụng.
- Trong khâu thu mua: Do Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam phải thường
xuyên tiến hành thu mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất
sản phẩm và các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Vì vậy, trong khâu thu mua vừa phải
quản lý chặt chẽ về khối lượng, quy cách, chủng loại và giá cả vừa phải kịp thời cho
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu gây gián
đoạn hoạt động trong doanh nghiệp.
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 10
Chuyên đề thực tập
- Trong khâu dự trữ và bảo quản: Để quá trình sản xuất được liên tục phải dự trữ
nguyên vật liệu đầy đủ, không gây gián đoạn sản xuất nhưng cũng không được dự trừ
quá lượng cần thiết gây ứ đọng vốn, tốn diện tích. Đồng thời phải thực hiện đầy đủ chế
độ bảo quản theo tính chất lý hoá học của vật liệu giảm thiểu tình trạng nguyên vật liệu
bị hư hỏng, mất mát, giảm chất lượng.
- Trong khâu sử dụng: Doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá
nguyên vật liệu có trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy trong quá trình sử dụng phải
tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu
trong sản xuất kinh doanh phải đảm bảo sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả.
1.3.2. Các bước thực hiện quản lý nguyên vật liệu
- Tiếp nhận nguyên vật liệu
Là bước chuyển giao trách nhiệm giữa người đi mua nguyên vật liệu và người quản
lý nguyên vật liệu. Do đó, khi tiếp nhận nguyên vật liệu thì thủ kho ở mỗi kho phải
kiểm tra chính xác về mặt số lượng, chất lượng cũng như những biến động về giá…
dưới sự chứng kiến của người bàn giao nguyên vật liệu sau đó mới nhập kho.
- Kiểm tra nguyên vật liệu về mặt số lượng
Là việc làm thường xuyên đối với mỗi thủ kho ở mỗi kho. Các thủ kho sẽ phản ánh
kịp thời, phát hiện và xử lý những trường hợp nguyên vật liệu tồn đọng lâu ngày trong
kho, do đó Công ty tính đúng và đủ số lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất và xác
định số lượng nguyên vật liệu còn tồn đọng rồi mới cho nhập số nguyên vật liệu thiếu
để tránh tình trạng ứ đọng nguyên vật liệu gây ứ đọng vốn.
- Cấp phát nguyên vật liệu
Là hình thức chuyển nguyên vật liệu từ kho xuống các bộ phận sản xuất. Cấp phát
nguyên vật liệu một cách chính xác, kịp thời cho các bộ phận sản xuất sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để tận dụng triệt để công suất của máy móc thiết bị và thời gian lao động của
công nhân.
1.3.3. Vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận Công ty trong việc tổ chức quản
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 11
Chuyên đề thực tập
lý nguyên vật liệu
1.3.3.1. Phòng kĩ thuật với công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu cho sản
xuất
Định mức là việc trong quá trình sản xuất, mỗi Công ty xác định một lượng nguyên
vật liệu nhất định là bao nhiêu để hoàn thành một công việc nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình sản xuất, gia công hàng hóa. Việc xây dựng định mức cần phải dựa
trên cơ sở khoa học và sự tính toán chặt chẽ nhằm tiết kiệm một cách tối đa nguyên vật
liệu đầu vào mà vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam là may gia
công xuất khẩu nên trong thực tế việc xây dựng định mức nguyên vật liệu chính trong
Công ty thường dựa nhiều vào tài liệu do Công ty thuê gia công cung cấp. Sau đó, tài
liệu này sẽ được chuyển về phòng kĩ thuật để kiểm tra độ chính xác. Nếu Công ty thuê
gia công đưa ra định mức là thấp quá so với định mức của Công ty thì Công ty sẽ
thương lượng với khách hàng để tăng định mức ở mức độ phù hợp. Nếu không được
chấp nhận thì hợp đồng sẽ không được ký kết.
Với những đơn hàng mà bên thuê gia công không có tài liệu về định mức nguyên
vật liệu, các đơn hàng xuất khẩu trực tiếp hoặc với các vật liệu phụ, nhiên liệu…, việc
xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sẽ do phòng kỹ thuật của Công ty đảm
nhận và trực tiếp thực hiện. Công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu
được tiến hành dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ vào định mức của ngành
- Căn cứ vào thành phần, chủng loại, quy cách của sản phẩm
- Căn cứ vào việc thực hiện định mức các kỳ trước và tham khảo kinh nghiệm của
các công nhân trực tiếp sản xuất
Dựa vào các căn cứ trên, phòng kỹ thuật tiến hành xây dựng hệ thống định mức tiêu
dùng nguyên vật liệu phù hợp với thực tiễn sản xuất của Công ty. Để tăng cường công
tác quản lý nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất một cách chặt chẽ, sau khi phòng
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 12
Chuyên đề thực tập
kỹ thuật đã xây dựng xong định mức, giám đốc Công ty xem xét lại và ký duyệt bảng
định mức vật liệu dùng cho sản xuất. Trên cơ sở định mức, các cán bộ thiết kế, sản
xuất tại phân xưởng sẽ thiết kế sản phẩm sao cho đảm bảo theo định mức hoặc cố gắng
giảm bớt định mức nhằm đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu nhưng vẫn đạt chất lượng
sản phẩm theo quy định.
Nhìn chung, trong công tác quản lý nguyên vật liệu, phòng kỹ thuật của Công ty là
bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu sao cho phù
hợp với đặc điểm, quy cách phẩm chất của từng loại sản phẩm.
1.3.3.2. Phòng kinh doanh với công tác thu mua nguyên vật liệu
Phòng kinh doanh của Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam có nhiệm vụ là chủ
động tìm kiếm bạn hàng, nguồn hàng và trực tiếp ký kết hợp đồng, các đơn đặt hàng
với các đối tác có nhu cầu, hoàn thành các thủ tục giấy tờ xuất nhập khẩu để thực hiện
đơn hàng. Để thực hiện nhiệm vụ thu mua nguyên vật liệu phòng kinh doanh của Công
ty có lập một tổ là tổ cung ứng. Tổ này chính là bộ phận trực tiếp thực hiện công tác
thu mua nguyên vật liệu.
Tổ cung ứng thường làm các công việc sau:
- Từ các đơn đặt hàng, hợp đồng sản xuất mà Công ty ký kết tổ tiến hành xác định
các nguyên vật liệu cần dùng, tính toán số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng.
- Sau khi xác định các loại nguyên liệu và số lượng cũng như yêu cầu về chất lượng
vật liệu, tổ cung ứng tiến hành tìm nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của Công ty.
- Thực hiện các giao dịch, thương lượng về giá cả, sổ lượng vật liệu cần cung ứng
và thời gian, phương thức giao hàng.
- Đặc biệt để đảm bảo vật liệu đầu vào đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, trong
quá trình thu mua bộ phận cung ứng đặc biệt chú ý theo dõi và kiểm tra chất lượng vật
tư mua vào. Do vậy, hầu hết các loại vật liệu trước khi nhập kho nguyên liệu, hay trước
khi giao nhận đều được kiểm nghiệm chất lượng trước thông qua một ban kiểm
nghiệm.
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 13
Chuyên đề thực tập
Bên cạnh đó tổ cung ứng cũng phải theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện các
đơn đặt hàng ( đơn đặt hàng mua vật liệu) và tình hình thanh toán cho các nhà cung
cấp.
Tóm lại, với nhiệm vụ thu mua nguyên vật liệu, tổ cung ứng phải đảm bảo sao cho
vật liệu luôn được đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất đầy đủ về số lượng và đạt
tiêu chuẩn về chất lượng. Nhưng cũng phải đảm bảo sao cho nguyên liệu thu mua
không quá dư thừa, bởi với đặc điểm của vật liệu tại Công ty, việc tồn kho nguyên liệu
trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng vật liệu như vải, chỉ bị mốc, hỏng không
còn đảm bảo chất lượng cho sản xuất. Điều đó sè gây tổn thất cho Công ty, làm giảm
hiệu quả hoạt động của Công ty.
1.3.3.3. Bộ phận kho với công tác bảo quản và kiểm kê nguyên vật liệu
Tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam, kho là nơi chứa đựng, bảo quản tất cả
nguyên vật liệu cho công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do vậy, cần tổ chức tốt
công tác quản lý tại kho. Hiện nay, bộ phận kho nguyên vật liệu của Công ty có hai
nhân viên bao gồm một thủ kho và một nhân viên kho nhận trách nhiệm quản lý. Chức
năng và nhiệm vụ đặt ra của bộ phận là:
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ số vật liệu, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, tài sản
cố định và hàng hoá do mình quản lý
- Theo dõi tình hình nhập, xuất kho vật liệu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng
quý, hàng năm
- Cùng với bộ phận kế toán tiến hành kiếm kê kho định kỳ.
Thực hiện tốt công tác quản lý tại kho sẽ giúp Công ty giảm thiểu tình trạng hao hụt,
hư hỏng nguyên vật liệu đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.3.3.4. Phòng kế toán và công tác hạch toán nguyên vật liệu
Công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty hiện nay do kế toán nguyên vật liệu –
công cụ dụng cụ đảm nhận. Kế toán nguyên vật liệu có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 14
Chuyên đề thực tập
tế của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu nhập – xuất – tồn kho.
- Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ. Hướng
dẫn, kiểm tra các bộ phận thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật
liệu.
- Kiềm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Phân bổ hợp
lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh
doanh.
- Phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất để Công ty
có biện pháp xử lý kịp thời.
Thực hiện tốt công tác kế toán nguyên vật liệu sẽ góp phần giúp quá trình quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung hay quản lý nguyên vật liệu nói
riêng được thực hiện tốt hơn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May Bắc
Hà Việt Nam
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam
2.1.1. Quy trình luân chuyển chứng từ nhập, xuất kho nguyên vật liệu
2.1.1.1. Đối với nhập kho nguyên vật liệu
*Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho
Trong kế toán, phiếu nhập kho được gọi là chứng từ thực hiện, vì nó chứng minh
nghiệp vụ về nhập kho. Phiếu nhập kho do kế toán hoặc người phụ trách lập khi muốn
cho vật tư, sản phẩm, hàng hóa nhập kho. Để nhập kho, phải có chứng từ thể hiện rõ
nguồn gốc của việc nhập kho để ghi sổ cho phù hợp (chứng từ nguồn). Chứng từ nguồn
về hàng tồn kho có nhiều loại, nhưng cơ bản bao gồm: Hóa đơn mua hàng, Hóa đơn
GTGT, Biên bản bàn giao sản phẩm sản xuất hoàn thành, giấy giữ hộ tài sản, Quy
trình luân chuyển chứng từ nhập kho như sau:
Bước 1: Người giao hàng (nhân viên phụ trách thu mua, nhân viên sản xuất của
doanh nghiệp hoặc người bán) đề nghị giao hàng nhập kho.
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 15
Chuyên đề thực tập
Bước 2: Ban kiểm nghiệm lập biên bản kiểm nghiệm rồi cho nhập kho vật tư, hàng
hóa… Ban kiểm nghiệm bao gồm thủ kho, kế toán vật tư, cán bộ phụ trách bộ phận,
người đề nghị giao hàng.
Bước 3: Kế toán vật tư hoặc phụ trách bộ phận sẽ tiến hành lập Phiếu nhập kho
theo hóa đơn mua hàng, phiếu giao nhận sản phẩm với ban kiểm nhận.
Bước 4: Người lập phiếu, người giao hàng và phụ trách bộ phận ký vào Phiếu nhập
kho.
Bước 5: Chuyển Phiếu nhập kho cho thủ kho tiến hành việc kiểm nhận, nhập hàng,
ghi sổ và ký Phiếu nhập kho.
Bước 6: Chuyển Phiếu nhập kho cho kế toán vật tư để ghi sổ kế toán.
Bước 7: Kế toán vật tư tổ chức bảo quản và lưu trữ phiếu nhập.
*Các bước trên được tiến hành cụ thể như sau:
- Dựa trên kế hoạch sản xuất, tình hình tồn kho và tiêu thụ sản phẩm của Công ty, bộ
phận cung ứng sẽ tính ra số nguyên vật liệu cần mua và lựa chọn nhà cung cấp nguyên
vật liệu, sau đó lập giấy đề nghị mua hàng. Sau khi giấy đề nghị mua hàng được xét
duyệt, bộ phận cung ứng sẽ cử cán bộ thu mua đi mua nguyên vật liệu và vận chuyển
về Công ty kèm theo hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
Ví dụ 4: Ngày 20/5/2014, Công ty mua 1000m vải lót 190T của Công ty TNHH
Thiên Phú với giá mua chưa thuế là 18.500đ/m, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền
Hóa đơn GTGT nhận được như sau
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 16
Chuyên đề thực tập
Biểu 2-1. Mẫu Hóa đơn GTGT
HÓA ĐƠN GTGT
Liên 2: Giao cho người mua
Ngày 20 tháng 5 năm 2014
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thiên Phú
MST: 0700534215
Địa chỉ: Xóm 12 xã Hòa Hậu huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam
Số tài khoản:102010001289587 ngân hàng công thương tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0351.3875 333
Họ tên người mua hàng:
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 17
Mẫu số 01GTKT3/001
Ký hiệu: GH/14P
Số: 0001656
Chuyên đề thực tập
Tên đơn vị: Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam
MST: 0700220931
Địa chỉ: Thanh Hà Thanh Liêm Hà Nam
Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản: 0011003110566
STT
Tên hàng hóa
dịch vụ
Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
1 Vải lót 190T m 10000 18.500 185.000.000
Cộng tiền hàng 185.000.000
Thuế GTGT Tiền thuế GTGT 18.500.000
Tổng cộng tiền thanh toán 203.500.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm linh ba triệu năm trăm ngàn đồng chẵn
- Sau khi hàng về Công ty, ban kiểm nghiệm tiến hành kiểm nghiệm vật tư. Kết quả
kiểm nghiệm sẽ được ghi vào Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Biểu 2-2. Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Đ/V: Công ty CP May Bắc
Hà Việt Nam
Đ/C: Thanh Hà, Thanh
Liêm, Hà Nam
Mẫu số 03 – VT
(Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
VẬT TƯ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Ngày 20 tháng 5 năm 2014
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0001656 ngày 20 tháng 5 năm 2014
- Ban kiểm nghiệm gồm có:
+Ông/ Bà: Nguyễn Nam Đại diện phòng kĩ thuật Trưởng ban
+Ông/ Bà: Nguyễn Ngọc Mai Đại diện phòng kế toán Ủy viên
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 18
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đã ký
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đã ký
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đã ký
Số: 69
Chuyên đề thực tập
+Ông/ Bà: Nguyễn Thị Hà Đại diện: Thủ kho Ủy viên
Đã kiểm nghiệm các loại:
ST
T
Tên, nhãn hiệu, quy
cách vật tư, sản
MS
Phương
thức
ĐV
T
Số
lượng
KQ kiểm nghiệm
Số lượng
đúng quy
cách
phẩm
chất
Số lượng
sai quy
cách
phẩm
chất
A B C D E 1 2 3
Vải lót 190T L190T Máy m 10000 10000
Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Vật tư đúng quy cách. Đạt tiêu chuẩn
- Căn cứ vào hóa đơn và biên bản kiểm nghiệm, lập phiếu nhập kho:
Biểu 2-3. Phiếu nhập kho
Đ/V: Công ty CP May Bắc
Hà Việt Nam
Đ/C: Thanh Hà, Thanh
Liêm, Hà Nam
Mẫu số 01 – VT
(Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 20 tháng 5 năm 2014
Số: 100
Họ tên người giao: Công ty TNHH Thiên Phú
Theo hóa đơn số 0001656 ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Công ty TNHH Thiên Phú
Nhập tại kho: Vật tư Địa điểm:
ST
T
Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật
MS
Đ
V
Số lượng Đơn
giá
Thành
tiền
Theo
chứng
Thực
nhập
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 19
Đại diện phòng Kế toán
(Ký, họ tên)
Đã ký
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Đã ký
Trưởng ban
(Ký, họ tên)
Đã ký
Nợ TK: 1521
Có TK: 3319
Chuyên đề thực tập
từ
A B C D 1 2 3 4
Vải lót 190T L190T m 10000 10000 18.500 185500000
Cộng 185000000
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm tám lăm triệu đồng chẵn
Số chứng từ gốc kèm theo: 02
Phiếu nhập kho được lập thành ba liên: Liên 1 lưu tại quyển gốc, Liên 2 thủ kho giữ
sau đó chuyển cho kế toán vật tư, Liên 3 người nhận vật tư giữ
2.1.1.2. Đối với xuất kho nguyên vật liệu
*Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho nguyên vật liệu
Phiếu xuất kho được gọi là chứng từ thực hiện, vì nó chứng minh cho nghiệp vụ về
xuất kho một loại hàng tồn kho nào đó. Phiếu xuất kho là do kế toán hoặc người phụ
trách viết khi muốn xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Khi xuất kho, phải căn cứ vào các
nguyên nhân xuất thông qua các chứng từ nguồn bao gồm: Lệnh xuất kho, phiếu xin
lĩnh vật tư, hóa đơn bán hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Quy
trình luân chuyển chứng từ xuất kho nguyên vật liệu như sau:
- Bước 1: Người đại diện cho bộ phận có nhu cầu về nguyên vật liệu lập giấy đề
nghị xuất kho (nguyên vật liệu)
- Bước 2: Chuyển cho giám đốc duyệt lệnh xuất.
- Bước 3: Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào đề nghị xuất hoặc lệnh xuất tiến hành
lập Phiếu xuất kho.
- Bước 4: Chuyển Phiếu xuất kho cho thủ kho tiến hành xuất nguyên vật liệu; sau
đó, ký vào Phiếu xuất kho rồi giao chứng từ lại cho kế toán nguyên vật liệu.
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 20
Ngày 20 tháng 5 năm 2014
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Đã ký
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Đã ký
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Đã ký
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Đã ký
Chuyên đề thực tập
- Bước 5: Khi nhận Phiếu xuất kho, chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt chứng từ
rồi ghi sổ kế toán.
- Bước 6: Trình Phiếu xuất kho cho giám đốc ký duyệt chứng từ, ký theo định kỳ.
- Bước 7: Kế toán vật tư sẽ tiến hành bảo quản và lưu giữ chứng từ
* Các bước trên được tiến hành cụ thể như sau
- Hàng tháng (hay khi có nhu cầu về vật liệu), bộ phận sử dụng lập giấy đề nghị xuất
vật tư. Giấy đề nghị xuất vật tư được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và
nhu cầu sản xuất từng bộ phận. Nếu giấy đề nghị này được kế toán trưởng hoặc giám
đốc sản xuất ký duyệt thì sẽ trở thành một chứng từ mệnh lệnh để lập phiếu xuất kho
Ví dụ 5: Ngày 21/05/2014 tại phân xưởng sản xuất 1 có nhu cầu xuất 4000m vải lót
190T cho sản xuất sản phẩm. Khi đó bộ phận này lập giấy đề nghị xuất vật tư theo mẫu
như sau:
Biểu 2-4. Giấy đề nghị xuất kho
Đơn vị: Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt Nam
Địa chỉ: Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam
GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO
Ngày 21 tháng 5 năm 2014
Ho và tên:
Bộ phận yêu cầu: Phân xưởng sản xuất số 1
Lý do xuất: Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất áo jacket
STT Tên hàng hóa, vật tư ĐVT Mã vật tư Số lượng Mã SPSX Ghi chú
1 Vải lót 190T m L190T 4000 AJ213
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 21
Số phiếu: 79
Người đề nghị
(Ký, họ tên)
Đã kí
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Đã kí
Chuyên đề thực tập
Dựa trên giấy đề nghị xuất vật tư đã được duyệt, bộ phận cung ứng lập phiếu xuất
kho và ghi số lượng yêu cầu. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho xuất vật tư và ghi số
lượng thực xuất vào phiếu. Cũng như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ở Công ty cùng
được lập thành ba liên: Liên 1 lưu tại quyến gốc, Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ
kho và sau đó chuyển cho kế toán, Liên 3: Người nhận vật tư giữ đê theo dõi ở bộ phận
sử dụng
Biểu 2-5. Mẫu Phiếu xuất kho
Đ/V: Công ty CP May Bắc
Hà Việt Nam
Đ/C: Thanh Hà, Thanh
Liêm, Hà Nam
Mẫu số 02 – VT
(Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 21 tháng 5 năm 2014
Số: 79
Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Hà Địa chỉ (Bộ phận): Phân xưởng may 1
Xuất tại kho: Vật tư Địa điểm: Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam
ST
T
Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật tư,
MS
Đ
V
Số lượng Đơn
giá
Thành
tiền
Theo
yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
Vải lót 190T L190T m 4000 4000 18500 74000000
Cộng 4000 4000 74000000
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Bảy mươi tư triệu đồng chẵn
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 22
Nợ TK: 1541
Có TK: 1521
Người nhận
hàng
(Ký, họ tên)
Đã kí
Chuyên đề thực tập
Số chứng từ gốc kèm theo: 02
2.1.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
2.1.2.1. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu được áp dụng
Với đặc điểm của một Công ty may có nhiều danh điểm nguyên vật liệu, với số
lượng chứng từ nhập xuất của mỗi loại khá nhiều, Công ty cổ phần May Bắc Hà Việt
Nam đã chọn hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Theo
phương pháp này, ở kho, thủ kho phải mở thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng; còn ở
phòng kế toán mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết vật liệu để theo dõi cả về số lượng và giá
trị.
- Tại kho: Hàng ngày, thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình nhập xuất
nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất. Cuối mỗi ngày tính ra lượng tồn
kho. Thủ kho chỉ theo dõi về mặt số lượng và mở thẻ kho theo từng danh điểm nguyên
vật liệu.
- Tại phòng kế toán: Hàng ngày, khi nhận được chứng từ nhập xuất kho nguyên vật
liệu do thủ kho chuyển lên, kế toán cộng sổ hay thẻ chi tiết tính ra tổng số nhập xuất
tồn sau đó đối chiếu với các thẻ mà thủ kho phụ trách. Căn cứ vào đó, kế toán sẽ lập
bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu
Sơ đồ 2-1. Hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 23
Ngày 21 tháng 5 năm 2014
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Đã kí
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Đã kí
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Đã kí
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Đã kí
Phiếu nhập,
xuất kho
Sổ Kế toán tổng hợp về vật
liệu (Bảng kê tính giá)
Chuyên đề thực tập
Chú thích:
Ghi hàng ngày: Đối chiếu:
Ghi cuối tháng:
2.1.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho
Tại kho, thủ kho sử dụng thẻ kho theo mẫu quy định của BTC để thực hiện ghi chép
tình hình nhập - xuất - tồn kho của nguyên vật liệu hàng ngày theo chỉ tiêu số lượng.
Thẻ kho được mở cho từng thứ, từng loại vật liệu và được sắp xếp theo nhóm đề thuận
tiện trong việc ghi chép và kiểm tra, đối chiếu với kế toán.
Hàng ngày, khi nhận chứng từ kế toán về nhập - xuất kho nguyên vật liệu ( phiếu
nhập kho, phiếu xuất kho) thủ kho tiến hành kiếm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng
từ. Sau đó, tiến hành thực nhập và thực xuất nguyên vật liệu, ghi số thực nhập - xuất
vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và thẻ kho.
Các chứng từ nhập - xuất kho, được thủ kho sắp xếp riêng theo từng loại vật liệu đế
định kỳ 5 - 10 ngày kế toán xuống kho lấy về phòng kế toán để hạch toán.
Ví dụ 6: Tháng 5 năm 2014, Vải lót 190T có tình hình như sau:
- Tồn đầu kì: 15000m, giá thực tế 277.500.000đ
- Xuất kho ngày 2/5 cho sản xuất theo phiếu xuất kho số 72: 8000m
- Xuất kho ngày 5/5 cho sản xuất theo phiếu xuất kho số 73: 5000m
- Nhập kho ngày 7/5 theo phiếu nhập kho số 96: 5000m, giá thực tế 92.500.000đ
(Hóa đơn GTGT số 0015985)
- Xuất kho cho sản xuất ngày 16/5 theo phiếu xuất kho số 76: 6000m
- Nhập kho ngày 20/5 theo phiếu nhập kho số 100: 10000m, giá thực tế
185.000.000đ (Hóa đơn GTGT số 0001656)
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 24
Thẻ kho
Sổ chi tiết nguyên
vật liệu
Bảng tổng hợp nhập – xuất –
tồn kho nguyên vật liệu
Ngày 31 tháng 5 năm 2014
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Đã ký
Chuyên đề thực tập
- Xuất kho cho sản xuất ngày 21/5 theo phiếu xuất kho số 79: 4000m
- Tồn kho cuối kì: 7050m, thừa 50m không rõ nguyên nhân
Căn cứ vào tình hình trên, thủ kho lập thẻ kho cho vải lót 190T theo mẫu như sau:
Biểu 2-6. Mẫu thẻ kho
Đ/V: Công ty CP May Bắc
Hà Việt Nam
Đ/C: Thanh Hà, Thanh
Liêm, Hà Nam
Mẫu số S09 – DNV
(Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
THẺ KHO
Ngày lập thẻ 20/5/2014
Tờ số: 45
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Vải lót 190T Đơn vị tính: m
Mã vật tư: L190T
ST
T
NT
SH chứng từ
Diễn giải
Ngày
nhập,
Số lượng
Ký xác
nhận
Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn
A B C D E F 1 2 3 4
1 1/5 Tồn đầu T5 15000
2 2/5 X72 Xuất cho SX 2/5 8000 7000
3 5/5 X75 Xuất cho SX 10/5 5000 2000
4 7/5 N96 Mua NK 15/5 5000 7000
5 16/5 X76 Xuất cho SX 16/5 6000 1000
6 20/5 N100 Mua NK 20/5 10000 11000
7 21/5 X79 Xuất cho SX 21/5 4000 7000
8 31/5 Thừa 31/5 50 7050
8 Cộng 15050 23000
9 31/5 Tồn cuối T5 7050
Nguyễn Quỳnh Hương – KT13B05 25
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Đã ký
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Đã ký