Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

giáo án mĩ thuật 6,7,8,9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.63 KB, 39 trang )

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh.
2. Kỹ năng
- HS biết cách tìm, chon cảnh đẹp và vẽ được tranh về đề tài phong cảnh quê hương.
3. Thái độ
- HS thêm yêu quý quê hương và tự hào về nơi mình đang sinh sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Sưu tầm một số tranh phong cảnh và tanh tĩnh vật của các hoạ sĩ trong và ngoài
nước.
- Một số ảnh về phong cảnh quê hương và tranh của HS năm trước.
2.Học sinh
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra: Đánh giá 5 bài vẽ trang trí túi xách.
2. Bài mới Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung
đề tài :( 9 phút)
GV: Dùng ảnh về phong cảnh quê hương
giới thiệu một cách ngắn gọn về đặc
điểm của một số vùng miền trên đất nước
Việt nam. Có thể cho HS hát một bài hát
về quê hương ( Có nội dung tả về phong
cảnh)
GV: Cho HS xem một số tranh phong cảnh
và đặt câu hỏi để HS thấy ở mỗi bức
tranh thể hiện phong cảnh của mỗi vùng
miền khác nhau.
(?) Sự khác nhau giữa tranh phong cảnh với


tranh sinh hoạt, chân dung.?
HS: Tranh phong cảnh chủ yếu là vẽ về
cảnh, Tranh sinh hoạt chủ yếu vẽ về con
người.
GV: Các em hãy cho biết địa phương mình
có cảnh đẹp nào không? Nếu em vẽ thì
I. Tìm và chọn nội dung đề tài
- Một dãy phố.
- Một góc chợ.
- Một con sông
- Phong cảnh làng mạc.
Giảng
9A: / /2010
9B: / /2010
Tiết 5 - Bài 5 : Vẽ tranh
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
trong trang có những cảnh gì đặc trưng?
HS: Thảo luận về tranh phong cảnh quê
hương để các em thấy được đặc điểm của
đề tài này.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ ( 6 phút)
(?) Có thể vẽ tranh phong cảnh theo mấy
bước, đó là những bước nào?
HS: trả lời
(?) Có thể vẽ tranh phong cảnh bằng những
cách nào.
- Vẽ trực tiếp ngoài thiên nhiên
- Vẽ theo ký hoạ.
- Vẽ theo trí nhớ, trí tưởng tượng.
GV: Gợi ý cho HS cách vẽ màu có tương

quan đậm nhạt.
GV :Cho HS xem một số tranh của HS năm
ngoái vẽ để HS thấy được sự phong phú về
cách thể hiện.
Lưu ý là trong tranh phong cảnh không nhất
thiết màu phải giống như thực.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài:( 22 phút)
GV: Có thể cho HS vẽ ngoài trời (phong
cảnh làng quê, miền núi, phố xá )
Khi tố chức vẽ ngoài trời cho HS vẽ
theo nhóm để dễ kiểm tra, theo dõi.
VD: Một nhóm vẽ ở phía Nam, một nhóm
vẽ ở phía Bắc
GV: Gợi ý cho HS cách vẽ tranh như đã
hướng dẫn, chú ý đến tìm hình ảnh sao
cho rõ đặc điểm, bố cục có trọng tâm,
màu sắc trong sáng.
HS : Làm bài cá nhân hoặc theo nhóm.
II. Cách vẽ tranh
- Chọn hình ảnh tiêu biểu phù
hợp với nội dung.
- Tìm bố cục, sắp xếp các mảng
hình chính, phụ.
- Vẽ màu theo cảm nhận riêng.
Chú ý tới đậm nhạt của màu
sắc và không gian chung của
cảnh vật.
III. Thực hành
- Em hãy vẽ một bức tranh đề tài
phong cảnh quê hương.

- Giấy A4
- Màu tự do.
3. Đánh giá kết quả học tập:( 6 phút)
- Gv chọn một số bài tương đối hoàn chỉnh , gim lên bảng cho HS nhận xét.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng về hình dáng túi xách; hoạ tiết; cách phối màu.
- Gv bổ sung và tóm tắt nội dung chính, động viên HS khá và nhắc nhở HS còn chưa
làm bài song.
4. Hướng dẫn về nhà:( 1 phút)
- Làm tiếp bài tập ở lớp (Nếu chưa xong)
- Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh các miền.
- Chuẩn bị giấy vẽ, màu, chì.
- Đọc trước bài số 5.
Giảng
9A: / /2010
9B: / /2010
Tiết 6 - Bài 6. Thường thức mĩ thuật
CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu sơ lược về chạm khắc gỗ đình làng Việt nam.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, tư duy, so sánh, thảo luận nhóm.
3. Thái độ
- HS có thái độ yêu quý, giữ gìn, trân trọng các công trình văn hoá lịch sử của quê
hương, Đất nước.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sưu tầm các tranh ảnh về chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
- Bảng phụ,sưu tầm tranh chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam.
2. Học sinh

- SGK, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra: không.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
khái quát về đình làng Việt nam
GV: Trình bày ngắn gọn Bắc, Trung,
Nam mỗi làng, xã có một ngôi đình
riêng.
GV: giới thiệu hình ảnh về ngôi đình
làng Việt Nam.
HS : Quan sát.
(?) Đình làng thuộc thể loại kiến trúc gì?
là nơi để làm gì?
(?) Kiến trúc đình làng có đặc điểm gì
(?) Nêu tên một số đình làng tiêu biểu
I. Vài nét khái quát về đình làng Việt nam.
- Đình là nơi thờ thành hoàng làng, là ngôi
nhà chung, nơi hội họp giải quyết các công
việc của làng, xã và lễ hội hàng năm.
- Thuộc thể loại kiến trúc dân gian làng xã,
mộc mạc, khoẻ khoắn, sinh động kết hợp
chạm khắc trang trí.
- Đình làng là niềm tự hào của người dân đối
với quê hương (đi vào tiềm thức con người:
cây đa, bến nước, sân đình)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
một vài nét về nghệ thuật chạm khắc
gỗ đình làng:

GV: Sử dụng phương pháp thuyết trình,
giảng giải thông qua ĐDDH
GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
tìm hiểu.
HS : Chia nhóm thảo luận, cử nhóm
trưởng, thư kí.
GV: nêu câu hỏi cho các nhóm.
CH nhóm1: Thời Lê có nhiều các bức
chạm khắc gỗ ở đình làng, hãy cho
biết nội dung của các bức chạm
khắc đó là gì?
CH nhóm 2 : Cách chạm khắc như thế
nào?
CH nhóm 3: Chạm khắc gỗ đình làng có
vẻ đẹp như thế nào?
CH nhóm 4: Chạm khắc đình làng là
dòng nghệ thuật gì? được ai sáng tạo
lên?
HS : trình bày thảo luận, đại diện nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
GV: Phân tích một số tác phẩm trong
SGK. Dùng máy chiếu hắt phóng to
tranh
- Cảnh sinh hoạt của người dân (đình
Thổ Tang)
- Uống rượu
HS: Quan sát
VD: Đình Bảng (Bắc Ninh), Thổ Tang (Vĩnh
Phúc); Thổ Hà (Bắc Giang);
Chu Quyến, Tây Đằng (Hà Tây).

II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.
- Nội dung của các bức chạm khắc diễn tả
cuộc sống hàng ngày của con người (vui
chơi, đi cày, uống rượu, chọi gà, hình các
cô tiên, )
- Cách chạm khắc dứt khoát, khoẻ khoắn,
phóng khoáng tạo nên độ nông sâu (có
độ sáng tối, lung linh huyền ảo)
- Mộc mạc, giản dị; cách tạo hình khoẻ
khoắn, mạch lạc, tự do thoát khỏi những
chuẩn mực chặt chẽ, khuôn mẫu của
nghệ thuật cung đình, mang đậm đà bản
tính dân gian và bản sắc dân tộc
- Đình làng là một dòng nghệ thuật dân
gian đặc sắc, độc đáo trong kho tàng Mỹ
thuật cổ Việt nam được những người nghệ
nhân nông dân sáng tạo nên

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chạm
khắc gỗ đình làng:
GV: cho HS quan sát lại những tác
phẩm chạm khắc gỗ đình làng.
GV: Đặt câu hỏi về nội dung và đặc
điểm của nghệ thuật chạm khắc
đình làng
.
III.Một vài đặc điểm chạm khắc gỗ đình
làng.
- Các bức chạm khắc chủ yếu là phản ánh
những sinh hoạt của nhân dân trong cuộc

sống thường nhật.
- Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khoẻ
khoắn, phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn
sáng tạo của người nông dân.

3. Đánh giá kết quả học tập.
GV : nêu câu hỏi bài tập củng cố bài :
Bài tập 1 : Nội dung chủ yếu của các bức chạm khắc gỗ đìn
A. Phản ánh cuộc sống của các Thành hoàng được thờ tại đó.
B. Phản ánh tâm tư tình cảm của các nghệ nhân .
C. Phản ánh phong cảnh làng xã.
D. Phản ánh những sinh hoạt của nhân dân trong cuộc sống thường nhật.
Bài tập 2 : Đình làng thuộc thể loại kiến trúc :
A. Kiến trúc cung đình.
B. Kiến trúc dân gian.
C. Kiến trúc dân gian làng xã.
D. Kiến trúc tôn giáo.
Bài tập 3 : Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng thể hiện :
A.Chạm khắc rất tinh xảo.
B.Chạm khắc mộc mạc.
C. Chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn.
D. Chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn và phóng khoáng.
HS trả lời.
GV KL , nhận xét nếu đáp án và nhữn nội dung chính cần ghi nhớ.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài và học bài SGK.
- Chuẩn bị giấy vẽ, que đo, dây dọi, chì tẩy cho bài sau.
- Đọc trước bài 7/ 78 SGK.
Giảng
9A: / /2010

9B: / /2010
Tiết 7 – Bài 7: Vẽ theo mẫu.
VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG
( Tượng thạch cao – Vẽ hình )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu biết thêm về tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người.
- Nắm được các bước vẽ tượng chân dung
2. Kỹ năng
- HS làm quen với cách vẽ tượng chân dung và vẽ được hình với tỉ lệ các phần
chính gần giống mẫu.
3. Thái độ
- HS thích vẽ tượng chân dung, yêu thích thể loại tranh chân dung.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tượng chân dung thạch cao nam hoặc nữ ( tượng đầu người có phần đầu và
phần cổ, đế).
- Hình hướng dẫn cách vẽ.
- Một số bài vẽ tượng chân dung của hoạ sĩ và HS năm trước.
2. Học sinh
- Sưu tầm ảnh, chụp chân dung trong sách báo. giấy vẽ, bút chì, tẩy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra : ( 3 phút ) Em hãy nêu nội dung và tính nghệ thuật của chạm khắc gỗ
đình làng?
2. Bài mới.
Hoạt động Thầy- Trò Nội Dung
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
GV: giới thiệu một số nét về tượng thạch cao để
HS thấy được : Tượng là tác phẩm nghệ thuật
điêu khắc, tượng chân dung gồm có : tượng đầu ,

tượng bán thân tượng toàn thân.
( ?): Em hãy kể tên các chất liệu làm tượng mà
em biết?
( ?) Em hãy kể tên các bức tượng mà em biết và
cho biết chất liệu của bức tượng đó?
HS trả lời
GV: nhận xét bổ sung.
Gợi ý HS quan sát hình a,b,c, trang 78 SGK và
cho biết vị trí của các bức tượng đó?
GV: Kết luận
Giới thiệu mẫu vẽ và chỉ ra cho HS thấy sự khác
nhau của hình dáng tượng ở những vị chí mà các
em vẽ.
Gợi ý HS quan sát nhận xét.
I. Quan sát, nhận xét
+ Cấu trúc của tượng : đầu, cổ, đế

GV KL bổ sung theo từng hướng nhìn của HS.
Giới thiệu một số bài vẽ tượng chân dung với các
tỉ lệ khuôn mặt khác nhau cho HS quan sát .
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ hình
- Yêu cầu HS quan sát và xem hình gợi ý
cách vẽ H a,b,c,d,tr. 79 SGK .
GV hướng dẫn HS cách sử dụng và công dụng
của que đo, dây dọi trong vẽ hình ( đối với
những vật mẫu có cấu trúc phức tạp như vẽ
tượng là rất cần thiết)
GV giới thiệu bằng cách phác nhanh các bước vẽ
hình lên bảng hoặc thông qua đồ D DH để HS tự
tìm ra cách vẽ tượng :

HS quan sát
Sau khi HS tự nêu cách vẽ GV bổ sung và hướng
dẫn trên tượng mẫu để các em rõ hơn, nhấn
mạnh: Vẽ đồ vật hay vẽ tượng điều phải vẽ từ
bao quát đến chi tiết.
GV : giới thiệu một số bài vẽ tượng của HS và
hoạ sĩ.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài
Khi HS thực hành , GV gợi ý các em:
- Vẽ đúng theo hướng nhìn mẫu: chính diện ,
nhìn trái hay nhìn phải.Từ đó tìm khung hình
chung sẽ có tỉ lệ giống nhau ở các góc nhìn.
- Ước lượng tỉ lệ chính.
- Ước lượng tỉ lệ phần tóc, mũi, trán, miệng,
- Vẽ phác các nét chính.
- Nhìn mẫu vẽ chi tiết sao cho giống mẫu, nét
vẽ cần có sự thay đổi về đậm nhạt.
Theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng trong
cách dựng hình. Lưu ý các em vẽ hoàn toàn trên
lớp không vẽ ở nhà.
HS : làm bài cá nhân và hoàn thành hình vẽ tại
lớp.
tượng.
+ Tỉ lệ của đầu, cổ, đế tượng ( ước
lượng )
+ Tỉ lệ phần tóc, trán , mũi ,
cằm của tượng
II. Cách vẽ hình
+ Ước lượng tỉ lệ của hình vẽ so
với khổ giấy.

+ Vẽ phác tỉ lệ khung hình chung.
+ Ước lượng và xác định tỉ lệ của
các phần đầu, cổ ,đế tượng.
+ Ước lượng tỉ lệ các bộ phận và vẽ
phác các nét chính.
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết
III. Thực hành
- Em hãy vẽ hình tượng trên bảng,
khổ giấy A4- vẽ chì.
3. Đánh giá kết quả học tập:
- GV chia lớp thành những nhóm nhỏ theo các hướng vẽ , tự nhận xét bài nhau và tìm ra
các bài đạt và chưa đạt gim lên bảng.
- HS chia nhóm nhận xét bài nhau và gim bài lên bảng.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét các bài trên bảng về:
+ Bố cục : hình vẽ phù hợp với khổ giấy.
+ Hình vẽ: hình dáng chung và tỉ lệ của các phần.
- HS nhận xét theo cách hiểu của mình.
- GV bổ sung động viên HS .
4. Hướng dẫn về nhà:
- Không vẽ tiếp ở nhà .
- Tập quan sát các độ đậm nhạt ở các vật dạng hình cầu, hình hộp
- Đọc trước bài 8/ 81- SGK.
Giảng
9A: / /2010
9B: / /2010
Tiết 8 – Bài 8: Vẽ theo mẫu.
VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG
( Tượng thạch cao – Vẽ đậm nhạt )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

- HS nhận ra các độ đậm nhạt chính, vẽ được các mảng đậm nhạt của tượng ( ở
mức độ đơn giản)
2. Kỹ năng
- HS vẽ được ba độ đậm nhạt chính để bước đầu tạo được khối và ánh sáng ở
hình vẽ.
3. Thái độ
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của đậm nhạt trong tạo khối.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Tượng chân dung thạch cao nam hoặc nữ ( tượng đầu người có phần đầu và
phần cổ, đế).
- Hình hướng dẫn các bước vẽ đậm nhạt.
- Một số bài vẽ tượng chân dung của hoạ sĩ và HS năm trước.
2. Học sinh
Sưu tầm ảnh, tranh chân dung trong sách báo, giấy vẽ, bút chì, tẩy.
- Bài vẽ hình giờ trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra : ( 2 phút ) Kiểm tra bài vẽ hình giờ trước .
2. Bài mới
Hoạt động Thầy- Trò Nội Dung
HĐ1:(7 phút ) Hướng dẫn HS quan sát nhận
xét đậm nhạt:
GV: giới thiệu một số bài vẽ tượng đã hoàn
thành để HS nhận xét về đậm nhạt nhằm hướng
các em vào nội dung bài học – Yêu cầu HS lên
bày mẫu như bài trước.
GV điều chỉnh ánh sáng theo một hướng.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu và tìm ra các độ
đậm, đậm vừa và nhạt ở mẫu.
I. Quan sát- nhận xét


GV nhận xét bổ sung để HS nhận thấy:
+ ở mỗi vị trí độ đậm, đậm vừa, nhạt và sáng
không giống nhau về hình mảng và sắc độ.
+ Độ đậm nhạt của tượng phụ thuộc vào nguồn
chiếu sáng.
HĐ2:(8 phút ) Hướng dẫn HS cách vẽ đậm
nhạt:
- Yêu cầu HS quan sát và xem hình gợi ý cách
vẽ đậm nhạt trong SGK
- Gv hướng dẫn cụ thể cách phác chì, .
Yêu cầu HS quan sát tập phác nét chì ra nháp
cho đều tay và nêu lại cách vẽ đậm nhạt.
GV nhận xét và chỉ ra ở hình minh hoạ để HS
thấy cách phác mảng đậm nhạt và cách vẽ đậm
nhạt:
+ phác các mảng.
+ Cách vẽ đậm nhạt:
. Vẽ độ đậm trước.
. Vẽ độ nhạt sau( so sánh với độ đậm )
. Vừa vẽ vùa nhìn mẫu để so sánh và tìm ra các
độ đậm nhạt sao cho hợp lí.
. Dùng nét vẽ để vẽ đậm nhạt bằng cách đan
xen các nét chì với nhau tránh di chì
GV chỉ cụ thể các mảng ánh sáng trên tượng
cho HS quan sát.
HĐ3:( 20 phút) Hướng dẫn HS làm bài:
Khi HS thực hành , GV gợi ý các em:
- Vẽ đúng theo hướng nhìn mẫu: điều chỉnh lại
bài vẽ hình cho phù hợp.

- Phác các mảng độ dậm, đậm vừa, nhạt.
- Các mức độ đậm nhạt.
- Cách vẽ đậm nhạt.
Chú ý hơn đến các HS dựng hình còn yếu và
còn lúng túng khi vẽ đậm nhạt.
Lưu ý các em vẽ hoàn toàn trên lớp không vẽ ở.
II. Cách vẽ đậm nhạt
1: Xác định các mảng đậm nhạt
- Cổ, mặt ,bệ của tượng
2: Phác các mảng theo cấu trúc của
vật
3: Vẽ đậm nhạt
- Sử dụng nét chì đan chéo vào nhau
từ đậm đến nhạt
- Quan sát điều chỉnh mẫu vật sao
cho sát mẫu vật.
III. Bài tập thực hành
- Vẽ đậm nhạt tượng chân dung
- Chất liệu chì đen
3. Đánh giá kết quả học tập:( 6 phút)
- GV chia lớp thành những nhóm nhỏ theo các hướng vẽ , tự nhận xét bài nhau và
tìm ra các bài đạt và chưa đạt gim lên bảng.
- HS chia nhóm nhận xét bài nhau và gim bài lên bảng.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét các bài trên bảng về:
+ Phác các mảng đậm nhạt.
+ Các mức độ đậm nhạt.
+ Cách vẽ đậm nhạt.
- HS nhận xét và chọn ra bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng của mình
- GV bổ sung động viên HS , nhận xét tiết học.
4. Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút)

- Xem lại bài trong SGK.
- Chuẩn bị cho bài 9: Tìm tranh ảnh đơn giản có thể làm mẫu vẽ phóng to.
Giảng
9A: / /2010
9B: / /2010
Tiết 9 – Bài 9 : Vẽ Trang Trí
TẬP PHÓNG TRANH ẢNH

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết cách phóng tranh ảnh bằng hai cách phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
- HS phóng được tranh ảnh đơn giản.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng bố cục, vẽ hình, vẽ màu chính xác theo tranh mẫu.
3. Thái độ
- HS có thói quen quan sát và làm việc kiên trì chính xác.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số tranh ảnh mẫu và tranh ảnh được phóng từ mẫu.
- Một số bài vẽ HS năm trước.
- Thước kẻ , bút chì, màu vẽ.
2. Học sinh
- Hình mẫu, bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị hình mẫu của HS.( 1 phút)
2. Bài mới:
Hoạt động Thầy- Trò Nội Dung
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét( 6
phút)
GV: nêu một số tác dụng của việc phóng tranh

ảnh trong cuộc sống và trong học tập VD:
phóng tranh ảnh bản đồ phục vụ cho các môn
học , làm báo tường, phục vụ lễ hội
GV cho HS quan sát một số tranh cổ động cỡ
to và nhỏ, yêu cầu HS cho biết người ta phóng
to tranh ảnh lên nhằm mục đích gì?
HS Quan sát, trả lời.
Gv:Có những tranh ảnh quá nhỏ không phù
hợp với mục đích sử dụng vì quá bé và mờ lên
người ta dùng biệt pháp phóng to ra cho phù
I: Quan sát- nhận xét
hợp.
GV cho HS xem hai hình phóng bằng 2 cách
kẻ ô vuông và kẻ đường chéo giới thiệu đây là
2 cách phòng đơn giản và chính xác nhất
HS quan sát.
. Muốn phóng to và tương đối chính xác được
tranh ảnh cần phải dựa vào các cách nêu
trên,nếu không thì hình phóng sẽ bị sai lệch.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách phóng tranh ảnh
( 9 phút)
Cách 1. Kẻ ô vuông:
Gv chọn một tranh ảnh đơn giản dùng thước kẻ
kẻ cách theo chiều dọc và ngang( số ô vuông
có thể lẻ hoặc chẵn và có thể dư một cạnh)
- phóng to tỉ lệ ô vuông lên khổ giấy to hơn
hình mẫu( phóng to lên bao nhiêu lần thì nhân
tỉ lệ ô vuông gấp bấy nhiêu lần)
- Dựa vào hình mẫu và ô vuông vừa kể để
phóng to hình.

Cách 2. kẻ ô theo đường chéo:
Gv chọn hình mẫu đơn giản để kẻ ô theo đường
chéo( yêu cầu HS quan sát thêm cách kẻ ô
đường chéo H3-4/ SGK tr.84)
Lấy giấy phóng và kẻ các đường trục , các
đường chéo như hình mẫu.
- Nhìn mẫu dựa vào các đường chéo ngang,
chéo dọc, để phác hình theo tranh ảnh mẫu.
GV thao tác nhanh và yêu cầu HS theo dõi để
lắm được cách phóng chính xác hiệu quả.
- Gọi 2 HS lên thử kể ô theo 2 cách vừa hướng
dẫn từ ảnh mẫu ra khổ lớn hơn.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
GV kết luận, nhận xét các thao tác của HS.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài:( 22 phút)
Yêu cầu HS lựa chọn tranh ảnh phóng đơn giản
trong SGK hoặc hình đã chuẩn bị kể ô và
phóng.
HS chọn hình mẫu, có thể làm bài theo nhóm
từ 2-3 em.
Làm bài dưới sự hướng dẫn của GV
GV giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước
cho HS quan sát cách chọn hình và kẻ ô.
- Hướng dẫn HS kẻ bằng bút chì không kẻ bằng
bút mực hoặc bút bi.
II. Cách phóng Tranh, ảnh:
Cách 1. Kẻ ô vuông:
- Đo chiều ngang, chiều cao của
hình định phóng, sau đó kẻ các ô
vuông bằng nhau.

- Tăng kích thước tranh lên bao
nhiêu thì tăng tỉ lệ ô vuông lên
bấy nhiau lần.
- Dựa vào ô để vẽ hình.
Cách 2. kẻ ô theo đường chéo:
- Kẻ các đường chéo hình chữ nhật
vào hình mẫu.
- Đặt tranh mẫu vào góc phía trái
bên dưới tờ giấy.
- Dùng thước kẻ kéo dài đường
chéo của tranh, lấy điểm bất kì
trên đường chéo kẻ đường song
song với khổ giấy ta sẽ có tỉ lệ
hình mới đồng dạng
- Kẻ ô như hình mẫu và dưah vào
hình kẻ để vẽ hình.
III. Thực hành:
- Tự chọn tranh, ảnh mà em yêu thích
và phóng to.
- Khổ giấy A4
- Chất liệu bút chì
- Ước lượng độ lớn của hình định phóng và dự
kiến bố cục trên tờ giấy để xác dịnh tỉ lệ phóng
bao nhiêu lần.
- Khi kẻ ô vuông nếu có phần lẻ ở tranh mẫu
thì phần lẻ ở bản mẫu cũng phải đồng dạng với
phần lẻ ở bản mẫu.
- Kẻ ô theo tỉ lệ đã phóng, nhìn mẫu dựa vào ô
đã kẻ để phóng hình bằng bút chì.
- Sửa chữa hoàn chỉnh hình, vẽ màu( nếu hình

mẫu có màu ) trong khi HS thực hành GV đến
từng bàn quan sát bổ sung hướng dẫn.
3. Đánh giá kết quả học tập:( 6 phút)
- Gv chọn một số bài làm đúng cách và một số bài còn sai tỉ lệ , gim lên bảng cho HS
nhận xét.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
- Gv bổ sung và tóm tắt nội dung chính, động viên HS khá và nhắc nhở HS còn chưa
làm bài song.
4. Hướng dẫn về nhà
Giảng
9A: / /2010
9B: / /2010
Tiết 10 - Bài 10 Vẽ tranh đề tài
` ĐỀ TÀI LỄ HỘI
( Bài kiểm tra 1 tiết )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu ý nghĩa và nội dung của nội dung một số lễ hội của nước ta.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài lễ hội .
2. Kỹ năng
- Khai thác nội dung, bố cục, vẽ hìmh và vẽ màu
3. Thái độ
- HS yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số tranh ảnh về lễ hội các vùng miền.
- Một số bài HS năm trước vẽ về đề tài lễ hội.
2. Học sinh
- Giấy vẽ , bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
III. KIỂM TRA

1. Đề bài:
- “ Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài lễ hội
- khổ giấy A4- màu tự do”
- Chất liệu: Tự do
- GV giới thiệu một số ảnh về các lễ hội của các vùng miền Việt Nam như lễ hội
đền Hùng, lễ hội Tây Nguyên, Lễ hội Lồng Tông ở Chiêm Hoá
- HS quan sát nhận ra những đặc điểm chung và riêng của từng lễ hội từ đó chọn
nội dung cho sát với đề tài.
- Lưu ý HS về đặc điểm của từng vùng miền và ý nghĩa của các cuộc lễ hội đó
để lựa chọn vẽ hình cho đúng.Sau đó giới thiệu thêm một số tranh HS năm trước cho
HS quan sát học hỏi và rút kinh nghiệm.
2. Đáp án:
a. Bố cục:( 2 điểm)
- Các hình mảng hài hoà, hợp lí , không có mảng hình quá to hoặc quá nhỏ.
- Sắp xếp hài hoà giữa phần nền và hình ảnh.
b. Hình ảnh:(4 điểm)
- Hình ảnh tiêu biểu thể hiện rõ nội dung.
- Hình ảnh phù hợp giữa các mảng chính và phụ.
- Các hình ảnh không rời rạc, đơn điệu, không sao chép dập khuôn.
- Biết chắt lọc và có sự sáng tạo trong vẽ hình, rõ đặc điểm của nội dung Lễ hội.
c. Màu sắc:( 4 điểm)
- Màu tươi sáng làm rõ trọng tâm bức tranh.
- Vẽ màu không lem nhem, kín tranh.
- Giữa các màu đặt cạnh nhau hợp lí không tương phản mạnh.
3. Củng cố
- GV: Thu bài vẽ của học sinh
- Nhận xét giờ kiểm tra.
4. Hướng dẫn về nhà
- HS: Chuẩn bị bài sau
- Giấy A4

- Tranh trang trí hội trường
- Màu vẽ.



Giảng
9A: / /2010
9B: / /2010
Tiết11 - Bài 11 : Vẽ Trang Trí
TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu một số kiến thức sơ lược về trang trí hội trường.
- Nắm được các bước trang trí hội trường
2. Kỹ năng
- Rèn HS vẽ được phác thảo trang trí hội trường.
- Vẽ hình và vẽ màu.
3. Thái độ
- HS thấy được vẻ đẹp và sự cần thiết của trang trí hội trường.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số tranh, ảnh về trang trí hội trường.
- Một số bài trang trí hội trường của HS năm trước.
- Hình hướng dẫn trang trí hội trường .
2. Học sinh
- Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị đồ dùng của HS.( 1 phút)
2. Bài mới:
Hoạt động Thầy - Trò Nội Dung

HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:( 8
phút)
GV gợi ý HS nhớ lại các buổi lễ , ngày hội …
thường có hội trường.
Giới thiệu một số bài trang trí hội trường và yêu
cầu HS xem tranh ảnh về trang trí hội trường
SGK.
HS Quan sát tranh, ảnh.
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo phiếu
học tập.
HS Chia thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng- thư kí.
CH:
N1-3: Hội trường là gì? ở trường ta có hội trường
không? Em đã thấy ở đâu có hội trường?
N2-4: Trang trí hội trường gồm những gì? hình
mảng nào chiếm diện tích lớn nhất?
I. Quan sát- nhận xét:
- Trang trí hội trường tuỳ thuộc
vào nội dung buổi lễ, thường có
phông, khẩu hiệu, cờ hoa, cây
cảnh, bàn ghế…
Yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK và thảo
luận trong 3 phút.
Sau khi các nhóm trao đổi GV cho đại diện các
nhóm trình bày trả lời lên bảng.Yêu cầu các
nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét , tóm tắt SGK/89.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách trang trí hội
trường ( 7 phút):
GV cho HS xem một số VD khác nhau về cách

trang trí hội trường : Trang trí đối xứng và không
đối xứng.
- Gợi ý HS chọn nội dung trang trí hội trường(
Dự thảo, lễ kỉ niệm, ngày hội , )
- Tìm hiểu tiêu đề( cần xúc tích ngắn gọn,
đúng nội dung)
- Tìm các hình ảnh cần cho nội dung( cờ, ảnh
hoa )
- Phác thảo các mảng: cờ , bục, chữ
- Tìm màu cụ thể.
Yêu cầu HS đọc những điều cần lưu ý khi trang
trí hội trường trong SGk và quan sát các bước
trang trí trên hình hướng dẫn.
HĐ3:Hướng dẫn HS làm bài:( 22 phút)
GV Hướng dẫn HS làm bài theo nhóm trên giấy
A3 hoặc làm bài cá nhân trên giấy A4
GV gợi ý HS làm bài:
+ Tìm nội dung.
+ Tìm hình ảnh.
+ Bố cục hình mảng.
+ Thể hiện chi tiết.
+ Vẽ màu.
Trong quá trình HS vẽ bài GV quan sát hướng
dẫn thêm.
HS Làm bài dưới sự hướng dẫn của GV.
II. Cách trang trí:
- xác định nội dung.
- Chọn kiểu chữ và các hình ảnh
cần thiết.
- Sắp xếp hoàn thiện và hình và

màu.
III. Thực hành:
- “Em hãy vẽ phác thảo một trang
trí hội trường
- Nội dung tự chọn”
- Khổ giấy A4( Màu tự do)

3. Đánh giá kết quả học tập:( 6 phút)
- GV chọn một số bài làm đúng cách và một số bài còn chưa rõ nét , gim lên bảng cho
HS nhận xét.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
- GV bổ sung và tóm tắt nội dung chính, động viên HS khá và nhắc nhở HS còn chưa
làm bài xong.
4. Hướng dẫn về nhà:( 1 phút)
- Làm tiếp bài nếu chưa song.
- Chuẩn bị bài sau: Sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc ít người, thổ cẩm




Giảng
9A: / /2010
9B: / /2010
Tiết 12 - Bài 12. Thường thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT
CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS hiểu sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam.

- HS thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tìm hiểu các loại hình nghệ thuật của dân tộc ít người ở Việt Nam
3. Thái độ
- HS có thái độ trân trọng yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của
dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1: Giáo viên
- Sưu tầm các tranh ảnh, bài viết nói về nghệ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam
-VD: nhà sàn , nhà rông, nhà mồ và tượng nhà mồ; tháp Chăm và điêu khắc Chăm.
2. Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh bài viết có liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra: ( ? ) Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là thành tựu mĩ thật nào
của Việt Nam ?
( GV giới thiệu một số hình ảnh về chạm khắc gỗ đình làng Việt nam.)
2. Bài mới:
HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét khái
quát về các dân tộc ít người ở Việt Nam:( 8
phút)
GV đặt câu hỏi gợi ý vào bài:
- Trên đất nước Việt Nam có bao dân tộc anh
em sinh sống?( 54 dân tộc)
- Mối quan hệ của các dân tộc Việt nam trong
quá trình dựng nước và giữ nước?
- Hãy tìm những đặc điểm chung của cộng
đồng các dân tộc Việt nam?-
GV giới thiệu sơ lược về một số nền văn hoá
tiêu biểu được giới thiệu trong bài.
I. vài nét khái quát:

- Gồm 54 dân tộc anh em
- Thể hiện tình đoàn kết, nhất trí.
- Ngoài những đặc điểm chung
thì mỗi dân tộc đều có những nét
riêng về văn hoá tạo nên sự
phong phú cho nền văn hoá dân
tộc Việt Nam.
HĐ2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu một số loại
hình và đặc điểm của mĩ thuật các dân tộc ít
người ở Việt Nam:(27 phút)
A. Thảo luận nhóm
Gv nêu câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1: Tranh thờ và thổ cẩm.
Nhóm 2; Nhà rông và tượng nhà mồ Tây nguyên
Nhóm 3: Tháp Chăm và điêu khắc Chăm
Nhiệm vụ chung là các nhóm sẽ tìm hiểu một số
nét tiêu biểu và đặc điểm của 3 loại hình trên?
Các nhóm thảo luận trong 5 phút.
HS Chia làm 3 nhóm .Các nhóm đọc thông tin
SGK thảo luận theo câu hỏi nhóm.
HS Các nhóm trình bày.
GV chiếu các kết quả thảo luận cho các nhóm
nhận xét chéo nhau.
HS Nhóm khác nhận xét , bổ sung.
GV kết luận.
B.Tìm hiểu các loại hình nghệ thuật dân tộc ít
người :
1. Tranh thờ và thổ cẩm :
a. Tranh thờ :
GV giới thiệu hình ảnh về tranh thờ

( ?)Em hãy cho biết tranh thờ có nhiều ở dân tộc
nào ? chất liệu để vẽ ?
( ?) Tranh thờ phản ánh điều gì ?
HS trả lời.
GV kết luận : *Tranh thờ: là tranh phản ánh ý
thức hệ lâu đời của đồng bào dân tộc nhằm
hường thiện răn đe cái ácvà cầu may mắn
phúc lành cho mội người.
b. Thổ cẩm :
GV giới thiệu các hình nảh về thổ cẩm của các
dân tộc
HS quan sát.
( ?) Thổ cẩm có ở nhữmh dân tộc nào ?
( ?) Qua những hình ảnh trên em thấy thổ cẩm
có ý nghĩa như thế nào với các dân tộc ít người ?
HS trả lời
GV kết luận .
* Thổ cẩm: là nghệ thuật trang trí trên vải đặc
sắc, được thể hiện bằng bàn tay khéo léo tinh
II. một số loại hình và đặc điểm
của mĩ thuật các dân tộc ít
người ở Việt nam :
1. Tranh thờ và thổ cẩm :
a. Tranh thờ :
- Phản ánh ý thức hệ, hướng
thiện và răn đe cái ác, cầu may
mắn .
- chất liệu lấy từ tự nhiên.
- Tranh thờ phổ biến ở dân t5ộc
Dao, Hmông, Cao lan, tày

b. Thổ cẩm :
- Thổ cẩm là hình thức trang trí
trên vải dùng để may trang phục
lễ hội, đồ dung sinh hoạt của các
dân tộc như : Tày, Nùng, Thái,
Hmông, Ê- đê, Chăm…
xảo của những người phụ nữ dân tộc.
Hoa văn trang trí thường là những hình ảnh
quen thuộc như: dãy núi, chim muông được
thêu bằng chỉ trên nền vải đậm.
Dựa vào các câu trả lời của HS , GV trình bày,
kết luận:
2. Nhà Rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên:

a. Nhà rông:
GV giới thiệu hình ảnh nhà rông Tây nguyên.
HS quan sát
( ?)Nhà rông là nơi để làm gì ? hình dáng như
thế nào ? chất liệu ?
HS trả lời
GV kết luận
-Là ngôi nhà trung của buôn làng, được làm
bằng gỗ,mái lợp cỏ tranh hoặc lá cây và cao.
- Nhà rông được trang trí bằng nhiều hoạ tiết cả
bên trong lẫn bên ngoài.
b. Tượng nhà mồ:
GV giới thiệu hình ảnh tượng nhà mồ Tây
nguyên
HS quan sát ;
( ?) Chất liệu làm bằng gì ?

( ?) Cách tạo hình của tượng ?
HS trả lời.
GV kết luận :
được những người dân Tây Nguyên dùng dìu
đẽo trực tiếp từ khúc gỗ về đề tài người và vật
được đặt sung quanh ngôi mộ người đã khuất
thể hiện sự mong muốn làm vui lòng người đã
khuất.
3.Tháp Chăm và điêu khắc Chăm:

a. Tháp Chăm:
GV giới thiệu các hình ảnh về Tháp Chăm và
thánh địa Mĩ Sơn.
HS quan sát
(?)Hãy diễn tả hình dáng của tháp? Tháp được
xây dựng bằng gì?
HS trả lời
GV kết luận:
- Có cấu trúc hình vuông nhiều tầng được xây
bằng ngạch cứng được trang trí bằng rất nhiều
2. Nhà Rông và tượng nhà mồ
Tây Nguyên:
a. Nhà rông:
- Là ngôi nhà chung của buôn
làng.
- Hình dáng cao to, rộng, nóc nhà
cao.
- Làm từ chất liệu tre , gỗ, lá …
được trang trí đẹp.
b. Tượng nhà mồ :

- Chất liệu làm bằng gỗ
- cách tạo hình vừa cổ xưa vừa
hiện đại, tạo khôi đơn giản mang
tính cách điệu cao
3.Tháp Chăm và điêu khắc
Chăm:
a. Tháp Chăm:
- Tháp Chăm có nhiều tầng thu
nhỏ dần lên cao.
- Xây bằng gặch và được trang
trí nhiều hoa văn.
hình ảnh VD: sgk/97.
b. Điêu khắc Chăm:
GV giới rhiệu các hình ảnh về điêu khắc Chăm/
HS quan sát
(?)Cách tạo hình của điêu khắc Chăm?
HS trả lời
GV kết luận
- Chủ yếu là tượng tròn và phù điêu giầu tính
hiện thực và mang đậm dấu án tôn giáo.
Trong quá trình chốt kiến thức GV giảng giải
giới thiệu thêm những phần mở rộng SGK.
b. Điêu khắc Chăm:

- Tượng, phù điêu giầu tính
hiện thực mang dấu ấn tôn
giáo.
- Cách tạo khối giản dị tính
khái quát cao.
3. Đánh giá kết quả học tập:(6 phút)

GV đặt câu hỏi , bài tập ;
Hãy chọn câu đúng :
1.Tranh thờ của đồng bào dân tộc chất liệu được làm từ đâu ?
A. Đá
B. Phẩm nhuộm
C. Thiên nhiên.
2.Nhà Rông có hình dáng như thế nào ?
A. Cao ,rộng
B. Cao, to, nóc nhà cao.
C. Là nơi sinh hoạt chung của buôn làng.
3. Nét đẹp của tượng nhà mồ tây nguyên là gì ?
A. Nét chạm khắc đơn giản.
B. Thể hiện tình cảm của người sống đối với người đã khuất.
C. Vừa cổ xưa, vừa hiện đại, mang đậm dấu ấn dân tộc.
4.Tháp Chăm có gì đặc biệt :
A. To cao.
B. Trang trí đẹp.
C. Làm bằng gạch có nhiều tầng và thu nhỏ dần lên cao.
trả lời.
GV bổ sung , kết luận những ý chính của bài.
4. Hướng dẫn về nhà:(1 phút)
- Đọc và học bài SGK.
- Sưu tầm những hình ảnh liên quan đến bài.
- Quan sát các dáng người , đọc trước bài 13.
Giảng
9A: / /2010
9B: / /2010
Tiết 13 - Bài 13.Vẽ theo mẫu.
TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU

1. kiến thức
- HS hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động.
- HS biết cách vẽ dáng người và vẽ được dáng người ở một vài tơ thế: đi, đứng
, ngồi
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, vẽ phác nét, tỉ lệ của dáng người
3.Thái độ
- HS thích quan sát và tìm hiểu các hoạt động sung quanh của con ngưòi.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số tranh, ảnh có các dáng hoạt động của con người.
- Bài vẽ về đề tài sinh hoạt của HS.
- Hình gợi ý cách vẽ.
2. Học sinh
- Sưu tầm tranh, ảnh các dáng hoạt động của con người.
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra : KT bài vẽ cuả HS .
2. Bài mới:
Hoạt động Thầy- Trò Nội Dung
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
( 7phút)
GV:giới thiệu một số hình ảnh để HS nhận ra
các tư thế của con người khi hoạt động .
HS quan sát.
- Hình dáng của con người thay đổi khi nào?
I. Quan sát- nhận xét:
- Tư thế đầu, mình, chân, tay khi con người
vận động như thế nào?
Gv yêu cầu HS quan sát H1 tr 99 để nhận ra

những tư thế các bộ phận của con người.
Gv gợi ý HS tìm ra tỉ lệ các bộ phận, đồng
thời chỉ ra cho HS thấy đường trục của các
bộ phận.
Gv cho HS xem trang vẽ với những hoạt
động khác nhau của các nhân vật: đi , đứng,
ngồi
HS quan sát
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ dáng người:
- Gv đặt câu hỏi để HS suy nghĩ về cách
vẽ:Muốn vẽ được dáng người đúng, cần phải
làm như thế nào?
HS trả lời.
- Gv tóm tắt bổ sung:
.
Gv hướng dẫn cụ thể từng bước bằng cách
minh hoạ trực tiếp trên bảng cho những HS
còn yếu về dựng hình rõ về cách vẽ hơn.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài:
GV chọn lựa một số em vẽ khá ở lớp lên
đứng mẫu cho các bạn với các tư thế : đi,
ngồi, chạy
Cho HS vẽ ngoài sân trường những dáng
chạy, nhẩy
Gv quan sát chung và gợi ý một số em yếu
về cách:
+ Cách quan sát khái quát hình dáng ở mọi
tư thế;
+ Cách vẽ khái quát;
+ Cách vẽ nét cụ thể;

+ Cách lựa chọn và sắp xếp hình dáng thay
đổi trên phần giấy để bài vẽ thêm sinh động.
+Nhìn mẫu vẽ chi tiết sao cho giống mẫu,
nét vẽ cần có sự thay đổi về đậm nhạt.
Theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng
trong cách dựng hình.
HS: Tự di chuyển chỗ ngồi để quan sát mẫu
II. Cách vẽ dáng người:
+ Cần quan sát dáng người định vẽ: đi
. đứng
+ Vẽ phác nét chính của tư thế vận
động của đầu, thân, tay, chân
+ Vẽ các nét để diễn tả, quần áo
+ Nhìn mẫu , sửa hình cho đúng
III: Thực hành:
- Vẽ một hoặc hai dáng người khi
hoạt động
- Vẽ bằng chì.
- Khổ giấy A4, vẽ cá nhân.
3. Đánh giá kết quả học tập:
- GV chia lớp thành những nhóm nhỏ theo các hướng vẽ , tự nhận xét bài nhau và
tìm ra các bài đạt và chưa đạt .
- HS chia nhóm nhận xét bài nhau .
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét các bài về:
+ Bố cục : hình vẽ phù hợp với khổ giấy.
+ Hình vẽ: dõ đặc điểm hình dáng hình dáng chung và tỉ lệ của các phần.
- HS nhận xét theo cách hiểu của mình.
- GV bổ sung động viên HS .
4. Hướng dẫn về nhà:
- Về tập quan sát và vẽ một số dáng khác nhau.

- Sưu tầm tranh ảnh về lực lượng vũ trang .
- Đọc trước bài 14/ 101- SGK.
Đề bài kiểm tra 15 phút
Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu đúng trong các câu sau đây:
1.Tranh thờ của các dân tộc ít người có ý nghĩa:
A. Hướng thiện. B. Răn đe cái ác và cầu may mắn.
C. Cầu phúc lành cho mọi người. D. 3 ý trên.
2.Tranh thờ được vẽ bằng chất liệu:
A. Sơn dầu. B. Thiên nhiên
C. Bột màu. D. Phẩm nhuộm.
3. Thổ cẩm là nghệ thuật:
A. Trang trí trên mành tre. B. Trang trí trên vải.
C. Trang trí trên gốm sứ . D.Trang trí trên quần áo.
4. Đề tài trang trí trên thổ cẩm được cách điệu từ:
A. Các hình ảnh của các đồ vật hàng ngày của các dân tộc.
B. Các hình ảnh cách điệu từ con người.
C. Khái quát, cách điệu, đơn giản hoá từng những hình ảnh ngoài thiên nhiên.
D. Cả 3 ý trên.
5,Tháp Chăm là công trình kiến trúc bằng chất liệu:
A. Đá B. Gạch cứng. C. Xi măng. D. Đất nung.
6.Mĩ Sơn là quần thể kiến trúc gồm trên.( ).lớn nhỏ.
A. 60 di tích đền tháp. B. 61 di tích đền tháp.
C. 62 di tích đền tháp, D. 63 di tích đền tháp.
7. Bức phù điêu Vũ nữ Trà Kiệu, thế kỉ X ở tỉnh:
A. Khánh Hoà . B. Quảng Bình. C. Quảng Nam. D. Ninh
Thuận.
8. Em hãy nối cột A với cột B cho phù hợp:
Cột A kết
quả
Cột B

1 Điêu khắc Chăm.
2 . Tượng nhà mồ Tây Nguyên.
3. Thổ cẩm.
4 . Nhà rông Tây Nguyên
1
2
3
4
a. Là công trình kiến trúc độc đáo với nóc
nhà rất cao.
b. Được thể hiện rất nhiều trên y phục
quần áo của các dân tộc.
c. Thể hiện mong muốn của người sống là
làm vui lòng người chết.
d .Chủ yếu là tượng tròn và phù điêu với
cách tạo khối tròn, căng, nhịp điệu uyển
chuyển, đấy gợi cảm.
Câu Đáp án Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
D
B
B
C

B
B
C
1-d
2-c
3-b
4-a
1
1
1
1
1
1
1
0,75
0,75
0,75
0,75
Họ và tên:
Lớp 9 KIỂM TRA 15 PHÚT.
Môn: Mĩ Thuật
Điểm Lời phê của thầy cô


Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu đúng trong các câu sau đây:
1.Tranh thờ của các dân tộc ít người có ý nghĩa:
A. Hướng thiện. B. Răn đe cái ác và cầu may mắn.
C. Cầu phúc lành cho mọi người. D. 3 ý trên.
2.Tranh thờ được vẽ bằng chất liệu:
A. Sơn dầu. B. Từ thiên nhiên. C. Bột màu. D. Phẩm nhuộm.

3. Thổ cẩm là nghệ thuật:
A. Trang trí trên mành tre. B. Trang trí trên vải.
C. Trang trí trên gốm sứ . D.Trang trí trên quần áo.
4. Đề tài trang trí trên thổ cẩm được cách điệu từ:
A. Các hình ảnh của các đồ vật hàng ngày của các dân tộc.
B. Các hình ảnh cách điệu từ cuộc sống của con người.
C. Khái quát, cách điệu, đơn giản hoá từng những hình ảnh ngoài thiên nhiên.
D. Cả 3 ý trên.
5,Tháp Chăm là công trình kiến trúc bằng chất liệu:
A. Đá B. Gạch cứng. C. Xi măng. D. Đất nung.
6.Mĩ Sơn là quần thể kiến trúc gồm ( ).lớn nhỏ.
A. 60 di tích đền tháp. B. 61 di tích đền tháp.
C. 62 di tích đền tháp, D. 63 di tích đền tháp.
7. Bức phù điêu Vũ nữ Trà Kiệu, thế kỉ X ở tỉnh:
A. Khánh Hoà . B. Quảng Bình. C. Quảng Nam. D. Ninh
Thuận.
8. Em hãy nối cột A với cột B cho phù hợp:
Cột A kết
quả
Cột B
1 Điêu khắc Chăm.
2 . Tượng nhà mồ Tây Nguyên.
3. Thổ cẩm.
4 . Nhà rông Tây Nguyên
1
2
3
4
a. Là công trình kiến trúc độc đáo với nóc
nhà rất cao.

b. Được thể hiện rất nhiều trên y phục
quần áo của các dân tộc.
c. Thể hiện mong muốn của người sống là
làm vui lòng người chết.
d .Chủ yếu là tượng tròn và phù điêu với
cách tạo khối tròn, căng, nhịp điệu uyển

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×