Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Dạy học phân hóa đối tượng môn Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 18 trang )


MÔN

ÂM NHẠC

I- NHẬN ĐỊNH VỀ DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC TRONG THỜI GIAN QUA
1- Đối với giáo viên :
a) Ưu điểm :
- Số lượng giáo viên chuyên trách Âm nhạc gần như đầy đủ. Ở các trường thiếu
giáo viên nhạc, Phòng GDĐT cho thỉnh giảng hay bố trí dạy liên trường.
- Giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để giúp học sinh
tích cực, chủ động thực hiện các nội dung theo mục tiêu bài soạn đề ra.
- Chất lượng giờ học chuyển biến tích cực thể hiện qua từng tiết học. Các phong
trào văn nghệ tại đơn vị, địa phương cũng góp phần nâng cao kiến thức âm nhạc cho
thầy và trò.
- Trong tiết dạy, giáo viên có đầu tư vào bài dạy, thể hiện sự tự tin, phát huy
tính sáng tạo trong phương pháp, trong ứng xử tình huống sư phạm.
- Bài soạn đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Hầu hết bài soạn có lồng ghép
các nội dung cần tích hợp, phân hoá đối tượng học sinh.
- Giáo viên chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học trong các tiết dạy.
- Tiến trình tiết dạy hợp lí, sử dụng nhiều hình thức tổ chức lớp học và phương
pháp dạy học đặc trưng của bộ môn, có chú ý phân hoá đối tượng học nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Một số giáo viên mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng.
b) Khuyết, nhược điểm :
- Một số ít giáo viên chưa thể hiện việc phân hoá đối tượng trong bài soạn cũng
như trong tiết dạy. Chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học.
- Một số bài soạn chưa thể hiện cụ thể nội dung hoạt động của thầy, trò; chưa
phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp mình.
- Một số giáo viên còn lúng túng trong sử dụng trang thiết bị dạy học, sử dụng
nhạc cụ (đàn Organ) cũng như hướng dẫn động tác vận động phụ họa (ĐTVĐPH).


- Chưa xây dựng vững chắc hoặc kế thừa nền nếp dạy học bộ môn, từ đó khi tổ
chức các hoạt động như thảo luận nhóm, trò chơi,… chưa tự nhiên và kém hiệu quả.
Đặc biệt, mối quan hệ học tập giữa học sinh và học sinh chưa được khai thác tốt.
- Tay nghề giáo viên nhìn chung chưa đồng đều, nhất là về khả năng sử dụng
nhạc cụ.
- Thiết bị dạy học (đàn Organ “LK55” - đàn Piano KTS - kèn Melodion - nhạc
cụ gõ) chưa được khai thác sử dụng hợp lý, gây lãng phí; còn nhiều bất cập trong quản
lý và điều hành sử dụng thiết bị dạy học môn Âm nhạc tại nhiều đơn vị.
2- Đối với học sinh :
a) Ưu điểm :
- Hầu hết học sinh đều thích thú học tập và tham gia tích cực các hoạt động Âm
nhạc.
- Các em tự trang bị bộ gõ khi học (thanh phách, xúc xắc, song loan…).
- Các em mạnh dạn trong việc tham gia trò chơi, biết sáng tạo động tác đơn
giản cho bài hát được học.


2
b) Khuyết, nhược điểm :
- Năng lực cảm thụ và tiếp thu Âm nhạc có sự khác biệt giữa các em học sinh
vùng thuận lợi và khó khăn.
- Đại đa số các em học sinh chưa qua mẫu giáo (nhất là các em dân tộc) gặp
khó khăn trong thời gian đầu dạy hát truyền khẩu.
- Học sinh khối 4, 5 ở một số đơn vị chưa được học TĐN đúng theo quy trình.

II- DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC THEO HƯỚNG CÓ PHÂN HOÁ ĐỐI TƯỢNG
HỌC SINH
1- Quan điểm chung về soạn giảng môn Âm nhạc :
- Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần, trẻ em tham gia ca hát và
được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và chính bản thân. Những hình

tượng âm nhạc, âm thanh của bài hát tác động trực tiếp vào cảm xúc, từ đó giúp cho
việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức cho
các em.
- Trình độ văn hoá âm nhạc là một bộ phận nhỏ để tạo thành một trình độ văn
hoá chung ở mỗi cấp học, bậc học. Trình độ văn hoá âm nhạc được tạo nên bởi một
quá trình tập hát, nghe nhạc và những hiểu biết mang tính phổ thông về âm nhạc.
- Người có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định không đòi hỏi phải hát hay, đàn
giỏi mà chủ yếu căn cứ vào năng lực cảm thụ, tiếp thu âm nhạc và tích cực tham gia
các hoạt động âm nhạc như : nghe - xem, tập đàn, tập hát và biết rung động trước thế
giới âm nhạc.
- Vì là môn học mang tính nghệ thuật đòi hỏi người thầy đôi lúc phải thoát khỏi
những ràng buột từ bản thân, khi lên lớp phải toàn tâm và biết rõ trọng trách, nhiệm vụ
được giao.
- Việc xử lý tình huống trong dạy học môn Âm nhạc là không hạn chế. Tính
thuyết phục qua mỗi tiết học là thước đo của lòng kiên trì luyện tập, làm mẫu chính từ
người “Thầy”.
- Học sinh tiểu học và nhất là học sinh khối lớp 4-5 phải được học, được vui
chơi và hiểu được Âm nhạc là món ăn tinh thần trong đời sống con người.
2- Soạn giảng theo hướng có phân hoá đối tượng học sinh :
- Trong một lớp học, học sinh dù ở cùng một độ tuổi nhưng vẫn luôn có những
khác biệt nhất định về thể chất, sở thích, tính cách, năng lực, trình độ phát triển tư
duy… Trẻ em làm nhiều việc giống nhau bởi lẽ chúng đều là những con người và
chúng đều là những đứa trẻ nhưng giữa chúng vẫn có những nét khác biệt cơ bản.
Chính vì những điểm chung này mà tạo nên loài người và những khác biệt tạo nên các
cá nhân. Trong một lớp học phân hóa, sự tương đồng của các học sinh được thừa nhận
và coi như điều hiển nhiên, còn những khác biệt là nhân tố quan trọng để lựa chọn nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy và học.
- Giáo viên cần nắm vững kiến thức trọng tâm của mỗi bài học cũng như quy
trình dạy cho từng nội dung khác nhau, từ đó thiết kế các hoạt động phù hợp với các
đối tượng học sinh. Khi soạn bài, cần lựa chọn câu hỏi gì, bài tập nào cho ai; khi nào

sử dụng câu hỏi, bài tập trong sách, khi nào phải soạn câu hỏi khác để phù hợp với
trình độ học sinh. Xác định là ngoài đối tượng học sinh bình thường, phải chỉ ra cho

3
được câu hỏi nào, bài tập nào dành cho học sinh giỏi (HSG), học sinh yếu (HSY) và
phải thể hiện trên kế hoạch bài học.
- Trong thực tế, học sinh giỏi thường được giáo viên gọi và trả lời nhiều lần,
học sinh yếu ít khi được giáo viên gọi. Vì thế, đối tượng này dần dần bị lãng quên và
trở thành đối tượng
“ngồi bên lề lớp học”
. Dạy học theo hướng có phân hoá đối tượng
học sinh phải khắc phục biểu hiện này.
- Việc phân hóa đối tượng trong dạy học môn Âm nhạc tiểu học nói chung
cũng như ở khối lớp 4-5 phải được giáo viên xem xét và cụ thể hóa vào phương pháp
lên lớp, phải áp dụng tùy vào tình hình thực tế của đơn vị, từng lớp, nhóm, cá nhân,
với mục tiêu sao cho tất cả các em “được học và học được” tránh áp đặt, dàn trải dẫn
đến mất thời gian và phản tác dụng.
- Sau từng tiết dạy, giáo viên ghi chép ngay những nội dung, cách làm chưa đạt
mục tiêu bài dạy có phân hoá để tiếp tục trao đổi khi họp tổ chuyên môn, từ đó điều
chỉnh việc soạn giảng cho phù hợp hơn.

3- Một số ví dụ cụ thể về soạn giảng theo hướng có phân hoá đối tượng học sinh :
a) Học hát :
- Tuần 1 : Quê hương tươi đẹp - dân ca Nùng (lớp 1)
Hoạt động 1:
· HS giỏi : hát thuộc lời ca và hát đúng giai điệu.
· HS yếu : hát theo giai điệu bài hát.
- Tuần 6 : Tìm bạn thân (lớp 1)
Hoạt động 1:
· HS giỏi : hát thuộc lời 1 và lời 2.

· HS yếu : hát thuộc lời 1.
- Tuần 9 : Ôn hát Lý cây xanh (lớp 1)
Tập nói thơ theo tiết tấu
Hoạt động 2:
· HS yếu : hát và vận động đơn giản theo bài hát.
Hoạt động 3:
· HS giỏi : tập nói thơ theo tiết tấu.
- Tuần 14 : Sắp đến tết rồi (lớp 1)
Hoạt động 2:
· HS giỏi : hát và gõ đệm theo phách, tiết tấu (cuối bài).
· HS yếu : hát và gõ đệm theo bài hát.
- Tuần 21 : Bài Cùng múa hát dưới trăng (lớp 3)
· HS giỏi : hát kết hợp gõ đệm theo phách.
· HS yếu : hát kết hợp với gõ đệm theo bài hát (không phân biệt phách mạnh
nhẹ) hoặc chỉ gõ đệm (không hát) cho các bạn khác hát.
- Tuần 16 : Học bài hát tự chọn (lớp 5)
Bài hát tự chọn chỉ học 1 tiết/bài do thời gian khá ngắn các em cùng lúc không
thể tiếp thu tốt về nội dung cũng như tính nghệ thuật của bài hát. Có thể giáo viên
hướng các đối tượng cơ bản đạt được yêu cầu sau:

4
· HS giỏi : hát theo giai điệu và đúng lời ca. Hiểu được nội dung bài học và
kết hợp gõ đệm theo 1 hoặc 2 kiểu gõ đệm (Nhịp – Phách) cả 3 lời bài hát, ví dụ bài
hát “Lễ tốt nghiệp” nhạc Hàn Quốc lời Việt của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.
· HS yếu : hát theo giai điệu và đúng lời ca kết hợp gõ đệm lời 1 (hoặc 1 lời
các em yêu thích trong 3 lời hát đã được học).
b) Ôn tập :
- Tuần 12 : Cộc cách tùng cheng (lớp 2)
· HS giỏi : giao việc về nhà tìm động tác vận động phụ họa (ĐTVĐPH) để
hướng dẫn cho nhóm thực hiện (nếu có tổ chức hoạt động nhóm để sáng tác

ĐTVĐPH) hoặc cho các em lần lượt trình bài động tác của mình tìm được trước lớp.
· HS yếu : hướng dẫn cụ thể từng động tác (có thể trích chọn hoặc sử dụng
toàn bộ động tác của học sinh giỏi) để cả lớp thực hiện.
- Tuần 9 : Trên ngựa ta phi nhanh (lớp 4)
· HS giỏi : cho các em thành lập riêng 1 nhóm (giỏi) để sáng tác ĐTVĐPH.
· HS yếu : được giáo viên theo dõi, giúp đỡ sau đó thống nhất hoàn thiện động
tác từ nhóm HS giỏi cho cả lớp.
- Tuần 3 : Nội dung 1 - Ôn tập bài hát “Reo vang bình minh” (lớp 5)
Để phân hóa được nội dung ôn tập các bài hát, giáo viên cần làm tốt khâu dặn
dò ở tiết trước để học sinh có bước chuẩn bị tự thực hành theo khả năng của mình. Ví
dụ :
· HS giỏi :
+ Điều hành, hướng dẫn nhóm thực hiện hát kết hợp ĐTVĐPH sáng tạo theo
sức của mình, phù hợp với nội dung bài hát vừa học.
+ Biểu diễn cá nhân hát kết hợp ĐTVĐPH, các bạn khác (các đối tượng còn
lại) nhìn và thực hành lại theo mẫu.
· HS yếu : tham gia cá nhân hát theo giai điệu và đúng lời ca kết hợp gõ đệm
theo nhịp.
c) Truyện kể âm nhạc :
- Tuần 16 : Cá heo với âm nhạc (lớp 3)
· HS giỏi :
+ Em hiểu biết gì về cá heo?
+ Lợi ích của cá heo?
+ Ngoài khả năng nghe được âm nhạc, ngoài thực tế, em còn nhận thấy cá heo
có khả năng nào nữa?
· HS yếu :
+ Chuyện gì đã xảy ra ở vùng biển Bắc cực?
Ở bài này, có thể phân hóa đối tượng theo nhóm :
- Một là : Khi đặt câu hỏi để tìm hiểu nội dung câu chuyện, câu hỏi đối với nhóm
học sinh giỏi thì ta đặt câu hỏi có nội dung khó học sinh cần phải tư duy. Đối với

nhóm học sinh yếu ta có thể đặt câu hỏi đơn giản hơn, ngắn hơn, có thể chia nhỏ câu
hỏi.
+ Chuyện gì đã xảy ra ở vùng biển Bắc cực? (Nhóm học sinh yếu)

5
+ Một thủy thủ trên tàu đã nghĩ cách gì để dẫn đàn cá heo ra biển? (Nhóm học
sinh giỏi)
- Hai là : Khi kể, đối với nhóm học sinh giỏi có thể cho các em kể toàn câu
chuyện theo tranh. Đối với nhóm học sinh yếu nên cho các em kể 1 đoạn theo tranh.
+ Nhóm học sinh yếu kể tranh 1








+ Nhóm học sinh giỏi kể tranh 4, 5 và cả truyện








- Tuần 16 : “Thần đồng âm nhạc” (lớp 2)
· HS giỏi :
+ Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào?

+ Chỉ vị trí nước Áo trên bản đồ.
+ Hãy nhìn tranh kể lại toàn câu chuyện.
· HS yếu :
+ Khi đến chiếc cầu, Vôn-phơ-găng làm gì?
+ Chú bé viết bản nhạc trong vòng mấy phút?
+ Lúc xãy ra câu chuyện, Vôn-phơ-găng mấy tuổi?
+ Nhìn tranh kể từng đoạn câu chuyện.
- Tuần 30 : “Chàng Óoc-phê và cây đàn Lia” (lớp 3)
· HS giỏi :
+ Tiếng đàn của anh ra sao?
+ Anh thuyết phục ông lão đưa đò và Diêm Vương bằng cách nào?
· HS yếu :
+ Chàng Óoc-phê là một thanh niên thế nào?
+ Vì sao vợ anh chết?
d) Tập đọc nhạc (TĐN):
- Tuần 5 : Bài tập cao độ và tiết tấu (hoạt động 2) (lớp 4)
· HS giỏi : mở rộng thêm nốt trắng được hiểu là 2 phách = 2 nốt đen = 4 nốt
nốt móc đơn, mỗi nốt đen được hiểu là 1 phách.

6
Nốt trắng h= 2 phách = q+ q= e+ e+ e+ e
· HS yếu : biết tên nốt – hình nốt và độ dài của nốt trắng = 2 nốt đen.
Nốt trắng h= q+ q
- Tuần 31 : Ôn 2 bài TĐN số 7, 8 - Hoạt động 1 và 2 (lớp 4)
· HS giỏi : thực hành đọc nhạc ghép lời kết hợp gõ đệm theo nhịp và tiết tấu
lời ca cả 2 bài TĐN.
· HS yếu : chỉ đọc đúng tên nốt nhạc hoặc đọc đúng cao độ và trường độ (một
cách tương đối) kết hợp ghép lời ca 1 trong 2 bài TĐN.
* Lưu ý về tập đọc nhạc :
- Lớp 4 : yêu cầu chung thường là đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca.

· HS giỏi : thực hiện đúng yêu cầu chung.
· HS yếu : chỉ đọc đúng tên nốt nhạc hoặc đọc đúng cao độ và trường độ (một
cách tương đối).
- Lớp 5 : yêu cầu chung thường là đọc đúng cao độ, trường độ, ghép lời ca và gõ
phách theo bài TĐN.
· HS giỏi : thực hiện đúng yêu cầu chung hoặc cao hơn.
· HS yếu : chỉ đọc đúng tên nốt hoặc đọc đúng cao độ và trường độ (một cách
tương đối). Không yêu cầu gõ đệm.

III- KẾ HOẠCH BÀI HỌC THAM KHẢO
1- Lớp 1 :
Tuần 11
Bài :

Nhạc: Phi-líp-pen-cô
Lời: Việt Anh
I. Mục tiêu
- Biết hát theo giai điệu và lời 1 bài hát.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết gõ đệm theo phách.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên : đàn Organ, bản đồ thế giới (nước Nga), nhạc cụ gõ (thanh phách, song
loan, mõ, trống), bảng (ghi lời ca), tranh, đếm nhịp 1-2, Rhythm: 039, Tempo: 090,
Giọng: pha trưởng.
- Học sinh : thanh phách…
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Mở đầu :

- Ổn định lớp.
- KTBC : Lý cây xanh




- Hát đúng lời ca (2 HSY)
- Hát –VĐPH (HSG)

7

- Nhận xét bài cũ
- Giới thiệu bài (GV treo tranh minh họa):
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
tranh.
Giới thiệu nội dung tiết học.
2. Hoạt động :
a. Hoạt động 1 : Dạy hát (Lời 1)
- Cho HS nghe cả bài hát.
- Hát mẫu lời 1.
- Hướng dẫn HS đọc trơn lời ca và đọc lời
ca theo tiết tấu (Hd học sinh đọc 3 lần).
- Hướng dẫn HS hát từng câu, liên kết câu
… (Cho HS tự phát hiện giai điệu câu 1-
2, 3-4).
- GV quan sát HSY để phát hiện và sửa
sai kịp thời.

- GV kết luận.
* Trò chơi hát theo âm : a, u, i, o …

b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn gõ đệm theo
phách.
- Giáo viên thực hiện mẫu.
Trông kia đàn gà con lông vàng…
x x x x…
- GV hướng dẫn HS thực hiện…





- GV kết luận.
3. Kết thúc :
Củng cố - dặn dò - nhận xét

Giáo dục HS biết ngoan, chăm học, chăm
làm…
- Lớp hát (vận động) theo bài hát Lý cây
xanh.





Lắng nghe.
Lắng nghe.
Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

Luyện tập hát : lớp, nhóm, cá nhân ….
Với nhiều hình thức : hát nối tiếp, hát

đuổi…
+ HSG : hát đúng lời 1 (cao độ và trường
độ)
+ HSY : hát theo giai điệu và lời ca.

HS hát âm theo yêu cầu của giáo viên.
Quan sát.


Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên .
Luyện tập hát : lớp, nhóm, cá nhân ….
+ HSG : Hát gõ đệm theo yêu cầu của
giáo viên, trình bày theo hình thức đơn ca,
song ca.
+ HSY : Gõ đệm theo bài hát với hình
thức nhóm, lớp…
Nhận xét.

- HS K-G thực hiện (cá nhân 1-2 em)
- Lớp hát và gõ đệm theo phách (1 HSG
thực hiện trước lớp).
2- Lớp 2 :

Tuần 12
Ôn tập bài hát


Nhạc và lời: Phan Trần Bảng

I. Mục tiêu

-Biết hát theo giai điệu và đúng lời bài hát.
-Thuộc lời bài hát. (HSG)
-Biết hát kết hợp động tác phụ hoạ.

8
-Tập biểu diễn bài hát. (HSG)
II. Chuẩn bị
-Một số nhạc cụ gõ (song loan, mõ, thanh phách, trống…).
-Nhạc cụ quen dùng.
-ĐTVĐPH: động tác 1 (Sênh) : vỗ tay, đầu nghiêng sang phải. ĐT2 (Thanh la)
: tay trái cầm thanh la, tay phải cầm dùi gõ, nghiêng sang phải. ĐT3 (Mõ) : 1 tay
chống hông, 1 tay chỉ ra phía trước. ĐT4 (Trống) : 2 tay như cầm dùi đánh trống. ĐT
5 : nghiêng sang phải rồi sang trái kết hợp với nhún chân và vỗ tay.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Mở đầu :
Ổn định
-Nhắc dụng cụ học tập
-Khởi động giọng


-Lớp chuẩn bị bộ gõ.
-C - D - E - G (Đô-Rê-Mi-Son)
Kiểm tra bài cũ
-Gợi ý HS nhớ lại bài hát:
GV đàn giai điệu 1 câu trong bài.
-Giáo viên đệm đàn cho 1 HSG hát lại bài hát.



-Nhận xét-tuyên dương

-Bài hát: Cộc cách trùng cheng.
(Tác giả: Phan Trần Bảng)
-Cả lớp nghe lại giai điệu và nhẩm
theo bài hát.
2. Hoạt động :
GV giới thiệu bài và ghi tựa.

-1HS lặp lại
a. Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Cộc cách
tùng cheng

-GV đệm đàn

-GV nhận xét
-Cả lớp hát 2 lần (1 hát trơn, 1 kết
hợp gõ đệm theo tiết tấu)
-Lớp nhận xét
-Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu hát nối tiếp
(kết hợp gõ đệm) mỗi nhóm 1 câu, riêng câu
cuối cả lớp hoà giọng.
-GV nhận xét
-Từng nhóm hát kết hợp với gõ đệm
theo âm thanh của từng nhạc cụ mình
đang giữ.
-Lớp nhận xét
-Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện (phụ trách
nhạc cụ khác nhau, nếu có) để biểu diễn hát
nối tiếp và hoà giọng trước lớp.


-GV kết luận.
-Thực hiện theo yêu cầu.


-Lớp nhận xét
b. Hoạt động 2 : Hát kết hợp VĐPH
-Chia nhóm (4-5HS) sáng tác động tác phụ
hoạ theo sự gợi ý động tác của giáo viên (GV
theo dõi giúp đỡ nhóm chưa thực hiện được).

-Học sinh thực hiện theo sự hướng
dẫn của giáo viên

-Lần lượt các nhóm thi đua biểu diễn
trước lớp.
-Nhận xét, tuyên dương

-Giáo viên thống nhất động tác cho cả lớp.
-GV nhận xét
-Nhận xét, đóng góp ý kiến cho
nhóm bạn.
- Học sinh thực hiện.
c. Hoạt động 3 : Tập biểu diễn
-GV gọi 4 HSG có chuẩn bị ĐTVĐPH ở nhà.
- HSY có thể chỉ nhún chân
-Nhóm biểu diễn, cả lớp theo dõi.

9
-Nhận xét, rút kinh nghiệm. -Nhận xét

3. Kết thúc :
-Cho học sinh nhắc lại tên bài hát và tác giả.
-GV đệm đàn cho lớp hát lại bài hát

-1 HSY nhắc lại tên bài hát
-HSG hát+gõ đệm theo bài hát.
-HSY hát 1 đoạn hoặc cả bài.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò tiết học sau.


3- Lớp 3 :
Tuần 16
Kể chuyện âm nhạc


Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi

I. Mục tiêu
- Biết nội dung câu chuyện. Qua đó, các em biết âm nhạc còn tác động tới một
số loài vật.
- HS biết tên gọi các nốt nhạc và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc (HSG).
- Giáo dục HS biết yêu quý và bảo vệ loài vật.
II. Chuẩn bị
- Đàn Ogan. Bộ tranh kể chuyện : Cá heo với âm nhạc
- Giấy A4 (hoặc trình chiếu) ghi tên 7 nốt nhạc phóng to phục vụ trò chơi “Bảy
anh em”.
- Học sinh : thanh phách…
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu


Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Mở đầu :
- Cho HS luyện thanh
- Kiểm tra hs bài hát : Ngày mùa vui
- Nhận xét :
Giới thiệu bài:
Cho học sinh xem 1 đoạn video clip về cá heo.


2 HS hát

2. Hoạt động :
a. Hoạt động 1 : Kể chuyện âm nhạc
Giáo viên kể chuyện
- GV kể lần 1 cả câu chuyện
- GV kể lần 2 kết hợp tranh ảnh:



Học sinh theo dõi cả lớp

Tranh 1
Ở vùng biển Bắc cực trời rét đậm. Băng giá ngày
càng nhiều, diện tích mặt nước chưa đóng băng dần
dần bị thu hẹp lại. Đàn cá heo sống trong khu vực đó
vùng vẫy và có nguy cơ chết vì băng giá.
Làm thế nào để cứu chúng bây giờ? Tàu phá băng
được phái đến. Tàu làm việc liên tục nhưng kết quả
không được là bao. Những tảng băng được phá
nhanh chóng liền lại vì trời quá lạnh. Tàu đành phải

quay về.

10

Tranh 2
Những người ở đây thay nhau cuốc những tảng
băng để cố giữ lại diện tích nước cho đàn cá bơi lội
vì chúng không thể sống trong nước đóng băng, cứ
chừng vài phút lại phải nhô lên mặt nước để thở.
Chúng chậm chạp dần và một số con yếu sức đã bị
chết.

Tranh 3
Giữa lúc này, tàu phá băng quay trở lại sau khi
máy bay thăm dò dẫn đi theo con đường hợp lý nhất.
Tàu đã vào được với đàn cá và đang loay hoay tìm
cách dẫn chúng đi ra biển. Đàn cá bơi vẫy ríu rít…
nhưng nhất định không chịu bơi theo con kênh do
tàu phá băng dẫn ra biển.

Tranh 4
Lúng túng mãi, mọi người tưởng như đành bỏ
cuộc thì một thủy thủ chợt nhớ ra rằng cá heo rất
nhạy cảm với âm nhạc. Anh ta liền mở băng nhạc và
giữa biển khơi mênh mông trắng toát của miền bắc
cực, tiếng nhạc vút lên như lay động không gian bao
la.

Tranh 5
Sự căng thẳng của mọi người như tan biến hết và

đàn cá cũng như reo vui với tiếng nhạc. Đủ các loại
nhạc vui buồn được phát ra. Nhưng chỉ khi nghe
nhạc cổ điển, nhất là khi nghe những giai điệu đẹp
của nhạc sĩ Trai-cốp-xki thì đàn cá tỏ ra rất thích thú.
Tiếng nhạc đã làm cho đàn cá heo say mê bơi theo
con tàu ra biển thoát khỏi vùng băng giá nguy hiểm.

Đàm thoại

Câu 1 : Chuyện gì đã xảy ra ở vùng biển Bắc cực?
(HSY)
Trời rét đậm biển bị đóng băng
đàn cá heo sống trong khu vực
đó có nguy cơ bị chết vì băng
giá.
Câu 2 : Tàu phá băng và mọi người đã làm việc
như thế nào ? (HSG)
Tàu phá băng và mọi người đã
làm việc tích cực nhưng không
có hiệu quả.
Câu 3 : Một thủy thủ trên tàu đã nghĩ gì để dẫn
đàn cá heo ra biển? (HSG)
Dùng âm nhạc để cứu đàn cá
vì anh biết cá heo rất nhạy cảm
với âm nhạc.
Câu 4 : Khi nghe nhạc của Trai–cốp–xki đàn cá
heo như thế nào? (HSG)
Tỏ ra thích thú và bơi theo con
tàu ra biển thoát khỏi vùng
băng giá nguy hiểm.

Câu 5 : Cuối cùng đàn cá heo được cứu thoát nhờ
đâu? (HSY)

Nhờ âm nhạc
Giáo viên Kết luận : Âm nhạc không chỉ có ảnh
hưởng đối với con người mà còn tác động tới cả
một số loài vật.

11

Hc sinh tp k chuyn (T chc nhúm)
Phõn nhúm, giao nhim v
- Nhúm 1 : Tranh 1
- Nhúm 2 : tranh 2, 3
- Nhúm 3 : tranh 4, 5


Nhúm tho lun trong thi
gian 3
Ph



Giaựo vieõn nhaọn xeựt chung.
Nhúm trỡnh by trc lp +
nhn xột
HS yu k 1 bc tranh
Hc sinh bỡnh thng k
2
bc tranh

Hc sinh gii k c cõu
chuyn.
Qua cõu chuyn cỏc em hóy cho bit cỏ heo cú c
im gỡ?
Rt nhy cm vi õm nhc
nht l nhc c in ca nhc
s Traicpxki.
Giỏo dc : Cỏ heo l loi vt thụng minh, rt nhy
cm vi õm nhc v d thng. Chỳng ta cn phi
bo v chỳng.

Nghe nhc
Cho hc sinh xem on video clip tỏc phm H
thiờn nga 4 con thiờn nga nh ca nhc s Trai
cpxki

HS xem clip v nghe nhc.
Trũ chi õm nhc : 3 phỳt gia tit
Cho hc sinh nghe giai iu 1 cõu trong bi hỏt
Mỳa vui. yờu cu hc sinh nờu ỳng tờn bi hỏt, v
hỏt.
HS tham gia theo yờu cu.
b. Hot ng 2 :
b.1. Gii thiu tờn nt nhc
* Cỏc nt nhc cú tờn gi : ụ - Rờ - Mi - Pha -
Son - La - Si
+ Trũ chi 1 : 7 anh em
* Gi 7 HS mi em mang mt nt nhc theo th
t: ụ - Rờ - Mi - Pha - Son - La Si. Gi HS thỡ
phi bit núi tờn ca mỡnh theo th t.

Giỏo viờn gi tờn nt no thỡ em mang tờn nt
nhc ú hụ Cú v núi tip: Tờn tụi l (theo
nt nhc ó quy nh), ri gi tay lờn cao. Ai núi sai
tờn mỡnh l thua cuc, giỏo viờn gi em khỏc thay th
v tip tc chi.
GV gi tờn nhanh hn v cỏc em xng tờn cng
phi nhanh ỳng tờn mỡnh m nhn
b.2. Gii thiu v trớ nt nhc trờn khuụng nhc



HS quan sỏt.


HS tham gia chi trũ chi.









HS theo dừi.
3. Kt thỳc :
Cho hc sinh nhc li tờn 7 nt nhc
Ch v núi tờn nt nhc trờn khuụng (HSG)

HS thc hin.

12

Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết sau : học hát dành
cho địa phương “Em là bông lúa Điện Biên”.
HS lắng nghe.
Nhận xét tiết học


4- Lớp 5 :
Tuần 11
Tập đọc nhạc số 3


Nghe nhạc
I. Mục tiêu
Hát kết hợp vận động phụ họa bài hát đã học.
+ Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 3
+ Nghe bài hát “Mái trường nơi học bao điều hay” – Bùi Anh Tôn
II. Chuẩn bị
Giáo viên : Nhạc cụ, băng và máy nghe nhạc mẫu. Ảnh các nhạc cụ Saxophone,
Trompette, Clarinet, Flute. Học sinh : thanh phách

BẢNG PHỤ (nếu cần, học sinh có thể xem trong sách)

1. Luyện tập tiết tấu :
@ qq\h\eeee\h“
@ qee\qq\qq\h\qq\h“

2. Luyện tập cao độ :
&=r==s==t==v==w==!


3. Tập đọc nhạc số 3 :

Tôi hát Son La Son
(Vũ Thanh)
&=2==V====V==!===f==!===F=====G====F=====G===!====f===!
Son Son Son. Tôi hát Son La Son.
&===R====B====C==!==T====R==!===S===T==!===b==!===V====V==!==b===.
Bè trầm tôi hát Đô Rê Mi Đô. Múa hát nào.




13

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

- Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Mở đầu :
a) Hát kết hợp vận động phụ họa theo nhóm - Giáo viên kết
hợp nhận xét tuyên dương.
b) Nhắc lại tên các loại nhạc cụ nước ngoài đã học ở tiết 10.
* HSG nghe và nói tên nhạc cụ.
2. Hoạt động :

- 1 đến 2 nhóm thực
hành trên lớp.
- HS trả lời từng phần.

TĐN số 3 “Tôi hát Son La Son” - Vũ Thanh
a. Hoạt động 1 :
Tập đọc nhạc số 3
Dạy học theo quy trình (phần chuẩn bị trên)

- Giới thiệu bài TĐN số 3 kết hợp cho học sinh nghe mẫu 1
lần.
- Học sinh nói : tên nốt - hình nốt - ô nhịp - nốt cao - nốt
thấp. Giáo viên kết hợp luyện tập cao độ và tiết tấu theo
quy trình như sau :
- Hỏi : Bài TĐN viết ở nhịp mấy? có những hình nốt nào?
Có mấy dòng nhạc? Bao nhiêu ô nhịp? (HSY)
- Hỏi : Các em nghe giai điệu bài TĐN số 3 và có cảm
nhận như thế nào? (HSG)
- HS lắng nghe.

- HS chú ý và HS thực
hiện theo hướng dẫn.

- HSY trả lời.

- HSG phát biểu.
* Luyện tập cao độ :
- Chỉ vài nốt nhạc, yêu cầu học sinh đọc tên của các nốt
nhạc theo yêu cầu của bài tập cao độ: C-D-E-G-A (Đô-Rê-
Mi-Son-La).
- Hỏi : Bài tập cao độ có bao nhiêu nốt nhạc, gồm những
nốt nhạc nào? Giáo viên đàn bắt nhịp cho học sinh nghe và
tập cao độ theo thang âm (lên xuống 2 lần).


- Cả lớp đọc.


- HS lắng nghe và trả
lời cá nhân.
Chuyển ý : Tiết tấu trên là hình mẫu để các em thực
hành tốt bài TĐN số 3.

* Dạy Tập đọc nhạc số 3 :
- Tập đọc nhạc : Giáo viên đàn mẫu giai điệu cả bài và
hướng dẫn học sinh tập từng câu theo quy trình.
- Giáo viên đàn (có thể đọc mẫu nhằm hỗ trợ HSY nếu có)
từng câu một và cho học sinh đọc lại, mỗi câu cho học sinh
đọc lại từ 2 đến 3 lần để thuộc và nắm vững bài học (HS
khá, giỏi có thể bỏ qua bước đọc mẫu).

- HS đọc tên nốt…

- HS thực hiện nhóm,
cá nhân.
- Cho học sinh nhận xét bạn – Thầy tuyên dương chung.
- Sau khi tập xong, giáo viên cho học sinh đọc cả bài và
ghép lời bài TĐN số 3.
- Thầy đệm đàn và yêu cầu các tổ chuẩn bị và cử đại diện
lên bảng đọc lại (HSG).
- Giáo viên nhận xét hoạt động 2.
- HS thực hành theo
nhiều hình thức.
- HSG thực hiện.


- Học sinh lắng nghe.
b. Hoạt động 2 :
Nghe nhạc
Tác phẩm thiếu nhi có lời

14

Mái trường nơi học bao điều hay
Nhạc sĩ: Bùi Anh Tôn
- Giáo viên giới thiệu ảnh tác giả và tác phẩm.
- Giáo viên cho học sinh nghe bài hát lần 1 (nêu câu hỏi để
học sinh nắm được hình thức trình bày và cảm nhận sơ lược
về tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật…)
- HS lắng nghe.
- Học sinh nghe, quan
sát và trả lời.
- Cho học sinh nghe lần 2 (Hệ thống câu hỏi và gợi ý cho
học sinh trả lời để nâng cao năng lực cảm thụ - Giáo dục
thái độ nhằm phát triển khả năng âm nhạc cho học sinh).
- HS nghe, chú ý – kết
hợp trả lời cá nhân.
- Giáo viên trình bày lại bài hát và yêu cầu học sinh hát theo
nhạc nền kết hợp vỗ tay theo nhịp (phần nâng cao thể hiện
tính phân hóa và thân thiện).
- Cả lớp thực hiện
(làm quen bài hát).
3. Kết thúc :
- Đệm đàn cho học sinh thực hành đọc nhạc ghép lời và gõ
đệm theo nhịp lại bài TĐN số 3.
- Khen những em hát tốt, biểu diễn tốt trong giờ học; nhắc

nhở những hạn chế.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại và chuẩn bị tiết học sau.

- Cả lớp và 1 cá nhân.
- HS lắng nghe và ghi
nhớ.

MỘT SỐ LƯU Ý

1. Giáo viên cần nắm vững các quy trình về dạy học hát, dạy ôn tập, kể chuyện
âm nhạc, dạy tập đọc nhạc… trước khi lên lớp.

2. Đối với các bài hát và bài tập đọc nhạc (TĐN), giáo viên không phải chép bài
lên bảng, học sinh sử dụng sách Âm nhạc để học (trừ đối với học sinh lớp 1, học kỳ I).
3. Mỗi đầu tiết học, giáo viên nên cho học sinh khởi động giọng hay luyện thanh
để mở khẩu hình bằng một chuỗi âm thanh hoặc hát 1 đoạn, 1 bài hát đã học.
Ví dụ:
&==r====t====v====y===!

Đồ Mi Son Đố
Hay : À A A Á (nguyên âm “a”)
Mì Mi Mi Mí (phụ âm “m”)
Tuy nhiên, để học sinh xướng âm tốt các nốt này, giáo viên cần cho học sinh
xướng âm theo thang âm Đồ-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si-Đố. Sau đó là Đồ-Mi-Son-Đố.
4. Khi dạy hát, giáo viên cần cho học sinh đọc trơn nội dung bài hát (để luyện đọc
từ khó), kế đến đọc theo tiết tấu trước khi dạy hát từng câu.
5. Dấu hiệu để giúp học sinh nhận biết để gõ nhịp và gõ phách :
- Gõ nhịp : gạch chân chữ nằm ở phách mạnh.
- Gõ phách : đánh dấu x dưới chữ đầu tiên của mỗi phách.
- Gõ tiết tấu : để trơn, không có dấu hiệu.

Giáo viên cho học sinh gạch chân hoặc đánh dấu x vào sách nhạc.



15











































16

6. Hướng dẫn cách gõ các loại nhạc cụ gõ :

Nhạc cụ Phách mạnh Phách yếu
Thanh phách Gõ mặt phách Gõ sống phách
Trống Gõ mặt trống Gõ tang trống
Song loan Ấn mạnh Ấn nhẹ
Mõ Gõ mặt trên Gõ bên hông

7. Gõ đệm đối với bài TĐN : nên áp dụng sau khi ghép lời ca (thông thường là
“gõ phách” và tùy vào đối tượng, giáo viên có thể thay đổi kiểu gõ).
8. Đối với lớp 4, lớp 5, sau khi học TĐN, giáo viên cho học sinh về nhà chép một

câu hoặc cả bài (tùy đối tượng) vào vở chép nhạc hay vở ô ly do học sinh tự kẻ dòng
nhạc. Các vùng đặc biệt khó khăn có thể không thực hiện.
9. Đối với kể chuyện âm nhạc, sau khi học sinh hoàn thành kể từng đoạn và cả
câu chuyện, cuối tiết, giáo viên không phải củng cố lại câu chuyện nữa (sẽ mất thời
gian). Giáo viên có thể hỏi lại tên câu chuyện hay nội dung được học kèm theo.
10. Hàng ngày, giáo viên cần tập cho học sinh hát có nhún chân theo nhịp của bài
hát. Hai tay có thể chống hông, lưng bàn tay áp vào hông, lòng bàn tay hướng ra sau.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐTVĐPH ĐƠN GIẢN

Các thế tay, chân cơ bản

Sáu thế tay :

§ Thế 1 : Hai tay bắt chéo trước ngực, thẳng ức, hai bàn tay dựng thẳng, ngón cái
khép vào giữa bàn tay, lòng bàn tay hướng ra phía ngoài của thân người.
§ Thế 2 : Hai cánh tay đưa cao ngang vai, khuỷu tay hơi gập vào một chút (5
o
),
bàn tay mở hướng lên.
§ Thế 3 : Hai bàn tay đưa vào, lên cao tạo thành hình ô-van, hai bàn tay mở
hướng lên phía trên, các ngón tay chạm nhau thành vòng khép kín.
§ Thế 4 : Từ trên cao, tay trái xoay cổ tay đưa ra phía trước mặt xế 45
o
, khuỷu tay
hơi co lại, tay phải vuốt nhẹ đưa xuống thấp xế hông phải, khuỷu tay hơi co, bàn tay
cong, lòng bàn tay hướng ra phía ngoài của thân người (thế này, có thể thay đổi vị trí,
tay phải cao, tay trái thấp).
§ Thế 5 : Tay trái mở ngang với vai, khủy tay hơi co, lóng bàn tay hướng lên. Tay
phải đưa thẳng cùng chiều vai phải, cổ tay dựng thẳng, lóng bàn tay hướng ra phía

ngoài của thân người.
§ Thế 6 : Tay trái giữ nguyên ở vị trí cao, xế trước mặt, tay phải vuốt lên phía
trước ngực, khuỷu tay co hướng phía tay trái.

Sáu thế chân :

§ Thế 1 : Hai bàn chân mép gót chạm nhau, lòng bàn chân và mũi chân mở thành
hình chữ V.
§ Thế 2 : Một chân làm trụ, chân kia đặt lên phía trước của chân trụ (mũi chân trụ
chạm gót chân kia) tạo thành một đường thẳng.
§ Thế 3 : Một chân làm trụ, chân kia đặt gót bàn chân sát gan bàn chân trụ hướng
mũi chân ra phía ngoài của thân người.
17

§ Thế 4 : Một chân làm trụ, chân kia để ký sau chân trụ (nửa bàn chân trên đặt
sau gót chân trụ) gót rời khỏi mặt sàn.
§ Thế 5 : Một chân làm trụ, chân kia vắt chéo qua chân trụ cách nhau một bàn
chân, mũi chân trụ đối diện với gót chân kia.
§ Thế 6 : Một chân làm trụ, chân kia đặt nửa bàn chân trên sát gan bàn chân trụ,
gót chân nhấc khỏi mặt sàn.

Giới thiệu động tác múa sinh hoạt đơn giản bài “Múa vui”, của nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước (Lớp 2) :
Chia thành từng cặp, đứng vòng tròn, tay phải khoác vào nhau. Tay trái chống lên
hông.
1. “Cùng nhau múa xung quanh vòng, cùng nhau múa cùng vui.”
2. “Cùng nhau múa xung quanh vòng, vui cùng nhau múa đều.”












Cùng nhảy chân sáo vòng quanh nhau, đến câu 2 thì đổi tay và nhảy ngược lại.

3. “Nắm tay nhau, bắt tay nhau” (quay lại đối diện, nắm lấy tay nhau, đá chéo
chân trái rồi đá chéo chân phải).















18

4. “Vui cùng vui múa ca”











Hai người cầm tay nhau, lộn một vòng theo hình minh họa

5. “Nắm tay nhau, bắt tay nhau” (quay lại đối diện, nắm lấy tay nhau, đá chéo
chân trái rồi đá chéo chân phải) như câu 3.
6. “Vui cùng vui múa đều.”
Động tác như câu 4 nhưng quay vòng ngược lại.


TỔ BỘ MÔN ÂM NHẠC TỈNH AN GIANG

×