Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

giao an ngu van 9 tu tuan 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.94 KB, 135 trang )

Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
Tuần 13.
Tiết: 1-2/ Tuần Ngày soạn: 18 / 11 /
2012
Tiết: 61,62 PPCT Ngày dạy:19 / 11 / 2012
VĂN BẢN: LÀNG
(Kim Lân)
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân- một đại diện của thế hệ nhà văn
đã có những thành côngằt giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp các yếu tố miêu tả,
biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân
Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện Việt nam hiện đại được sáng tác trong thời
kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt
trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
III- CHUẨN BỊ :
- GV:Tham khảo Bồi dưỡng ngữ văn 9 - SGV
- HS: Soạn bài -Trả lời câu hỏi chuẩn bị.
IV- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
A. Ổn định tổ - Kiểm tra
B. Bài mới : (Tiết 1)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm


hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- HS đọc chú thích * SGK- 171
- Giới thiệu nét khái quát về tác giả ?
Tác phẩm ?
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc
GV - HS kết hợp đọc kể tóm tắt từng
đoạn đến hết.
+ Phần đầu truyện tác giả giới thiệu về
hoàn cảnh phải rời làng đi tản cư và tính
hay khoe làng của ông Hai. Trước CM
ông khoe làng ông giàu, đẹp. Sau CM
ông khoe làng ông là làng kháng chiến
-> Tình yêu làng và tinh thần kháng
I- Đọc – tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm:
- Là nhà văn có sở trường về truyện
ngắn.
- Ông am hiểu và gắn bó với nông
thôn và nông dân
2.Đọc – giải thích từ khó.
( sgk)
3- Tóm tắt truyện :
- Truyện đã diễn tả chân thực, sinh
động tình yêu làng quê và lòng yêu
1
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
chiến.
+ Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo
giặc. Cuộc đấu tranh nội tâm giữa niềm
tự hào kiêu hãnh với sự thất vọng đau

xót, tủi hổ, nhục nhã về làng. Nỗi ám
ảnh nặng nề khiến ông Hai rơi vào tình
trạng nơm nớp, hoảng sợ, bế tắc và tuyệt
vọng -> Tình yêu làng được thử thách.
+ Tin làng Chợ Dầu phản bội được cải
chính, tâm trạng vui mừng phấn khởi
của ông Hai -> Niềm tự hào kiêu hãnh.
-Truyện nói về điều gì ở người nông
dân? nói trong hoàn cảnh nào?
* HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS
tìm hiểu văn bản.
- Hoạt động nhóm:
+ Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình
huống truyện như thế nào?
+ Tình huống ấy có tác dụng gì trong
việc bộc lộ chủ đề truyện?
. Đại diện nhóm trả lời?
. GV nhận xét, bổ xung thống nhất ý
kiến.
- Việc tạo tình huống trong tâm trí nhân
vật nhằm mục đích gì?
- Trong văn bản tác giả nhắc đến cuộc
sống của nhân vật ông Hai trong những
thời điểm nào?
-GV tâm trạng của gia đình ông hai ở
nơi tản cư như thế nào?
- Cảm xúc của ông Hai khi trò chuyện
với con?
- Từ đó em cảm nhận điều gì tấm lòng
ông Hai với làng quê?

- Diễn biến tâm trạng ông Hai được
phát triển như thế nào trong những
đoạn tiếp theo?
nước, tinh thần kháng chiến của người
nông dân thời kỳ kháng chiến chống
Pháp.

II- Đọc - hiểu nội dung :
1. Tình huống truyện:
- Ông Hai tình cờ nghe tin làng chợ
Dầu trở thành Việt gian theo Pháp
phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ
->Tạo nên thắt nút của câu chuyện gây
>< giằng xé tâm trí ông lão đáng
thương. Tạo điều kiện thể hiện tâm
trạng và phẩm chất nhân vật.
2- Diễn biến tâm trạng và hành động
của của nhân vật ông Hai:
* Đi tản cư:
- Buồn bực, dằn vặt nhớ nhung làng
- Đi nghe đọc báo ở phòng thông tin
=> Là người có lòng son sắc thuỷ
chung với làng quê, đất nước
(Tiết 2) - Chiều ngày 19/11
- GV cho HS đọc đoạn " một người đàn
bà… chỉ lại…( T165)
* Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin
làng theo giặc:
-“cổ nghẹn ắng lại, da mặt rân rân, lặng
2

Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
đi giọng lạc đi ”
-> Đó là một tin hết sức đột ngột, khiến
ông bàng hoàng sửng sốt.
-> Miêu tả nhân vật thấy tâm trạng xấu
hổ, uất ức.
- Cử chỉ:+ Lảng chuyện
+ Cười nhạt
+ Cúi mặt đi vì xấu hổ.
- Nhìn đàn con: Nghĩ đến sự hắt hủi
khinh bỉ của mọi người - > ông căm
giận dân làng.
- Nói chuyện với vợ: Bực bội đau đớn,
kìm nén.
- Không dám ra khỏi nhà, nghe ngóng
tình hình, lo lắng sợ hãi.
=> Diễn tả cụ thể diễn biến nhân vật
thấy đựơc nỗi ám ảnh nặng nề biến
thành sợ hãi thường xuyên trong ông
cùng với nỗi đau xót tủi hổ.
2. Tình yêu quê và tình yêu nước của
ông Hai:
- Cuộc xung đột nội tâm : Về làng ><
không về làng.
-> Tình yêu nước cao hơn tình yêu
làng.
- Cuộc trò chuyện với con
-> Thể hiện tình yêu làng sâu nặng, tấm
lòng thuỷ chung với kháng chiến, cách
mạng.

-> Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý
nhân vật sắc sảo -> Tình cảm yêu làng,
yêu nước của ông Hai hồn nhiên mà
sâu sắc.
III- Tổng kết :
3
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
1- Nội dung :
2- Nghệ thuật :
* Ghi nhớ : SGK 174.
V. Củng cố - dăn dò hs.
1. Củng cố.
- GV treo tranh
- HS trả lời: Bức tranh miêu tả cảnh nào?
- Nhận xét NT miêu tả tâm lí của tác giả?
2. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc lại nội dung truyện để nắm chắc nét cơ bản về NDNT đã phân tích.
- Chuẩn bị bài chương trình đại phương phần tiếng việt
+ Tìm một số từ ngữ ở các địa phương
+ Chuẩn bị bảng nhóm.
Tuần 13.
Tiết: 3/ Tuần Ngày soạn:18 / 11 / 2012
Tiết: 63 PPCT Ngày dạy:19 / 11 / 2012(buổi chiều)
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Bài 2: VĂN HỌC THANH HOÁ TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
(1945) ĐẾN NAY
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh:
- Thấy được các giai đoạn phát triển của văn học Thanh Hoá từ sau Cách mạng
Tháng Tám đến nay và những đóng góp cho sự phát triển của Văn học hiện đại
Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.

II. CHUẨN BỊ
4
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
- GV hướng dẫn và giao cho HS chuẩn bị ở nhà những nội dung tìm hiểu bài
(trang 34).
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra + Nội dung bài Quê hương, Luỹ tre xanh của Hồ DZếnh.
+ Việc chuẩn bị bài mới.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
5
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu
các giai đoạn phát triển của
văn học Thanh Hoá sau Cách
tháng Tháng Tám 1945.
- GV cho HS đọc mục I và gợi
ý để HS thấy được điều kiện
lịch sử, xã hội của Thanh Hoá
thời kỳ này và sự phát triển của
văn học.
- GV cho HS đọc một số câu ca
dao về dân công.
Hoạt động 2: - GV cho HS đọc
phần này (trang 23 - 28). Sau
đó nêu
I. GIAI ĐOẠN 1945 – 1954
1. Trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)
Thanh Hoá là vùng tự do, là căn cứ địa của văn

hoá kháng chiến. Đó là:
- Là nơi quy tụ lực lượng văn nghệ sĩ của cả nước
với những tên tuổi như Nguyễn Tuân, Hải Triều,
Chế Lan Viên (trang 21) - Quần Tín (Thọ Xuân).
- Là địa điểm bồi dưỡng thế hệ nhà văn hoá mới
của kháng chiến như Vũ Tú Nam, Trần Hữu
Thung, Minh Hiệu
2. Chất men kháng chiến và chất người xứ Thanh
là nơi sản sinh ra những tác giả "Mở đầu cho dòng
văn học cách mạng và kháng chiến của Thanh
Hoá".
- Đó là: Trần Mai Ninh (với Nhớ máu, tình sông
núi), Thôi Hữu (Lên Cấm Sơn, Lời cô lái đò),
Hồng Nguyên (Nhớ), Hữu Loan (Đèo Cả, Màu tím
hoa sim), Minh Hiệu (Mưa núi), Hà Khang (Có
một mùa chiêm) Tác phẩm chủ yếu là thơ Nội
dung: Chủ yếu thể hiện nhiệt tình cách mạng và
hừng
hực tinh thần kháng chiến với cảm hứng tráng ca
về Đất nước và Chiến sỹ. Đồng thời cũng dạt dào
chất hào hoa tiểu tư sản nhưng phơi phới vì ngọn
gió thời đại mà quyết liệt vì tráng chí tuổi trẻ đánh
giặc cứu nước.
- Có một bộ phận ca dao kháng chiến - ca dao dân
công, ào ạt, sôi nổi, lạc quan và đậm chất xứ
Thanh.
II. GIAI ĐOẠN 1955 – 1975
1. Chặng 1955 - 1964 (trang 23, 24)
6
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa

những chặng và một số tác
giả tiêu biểu.
Hoà bình lập lại, xây dựng cuộc sống mới. Các tác
giả và tác phẩm tiêu biểu.
- Cẩm Giang (Núi mường Hung - Dòng sông Mã được
phổ nhạc là Tình ca Tây Bắc)
- Hữu Loan (Hoa lúa)
- Nguyễn Thế Phương (truyện Đi bước nữa)
- Nguyễn Đức Hiền viết truyện lịch sử.
- Hoàng Tuấn Phổ, Định Hải, Xuân Sách, Hà Minh
Đức, Minh Hiệu
Nhìn chung ở chặng này, VHĐP Thanh Hoá chưa có
phong trào, chưa có cây bút định hình.
2. Chặng 1965 - 1975 (trang 24, 25, 26, 27)
Chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc.
- Có Mai Ngọc Thanh, Vương Anh, Anh Chi, Nguyễn
Ngọc Quế, Đào Phụng với thơ, truyện, ký
- GV dừng lại ở một số tác giả như Nguyễn Ngọc
Liễn, Đặng Ái, Minh Hiệu, Anh Chi, Triệu Bôn,
Nguyễn Bao, Định Hải, Văn Tâm
7
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
Hoạt động 3: - GV cho HS
đọc mục III (trang 28, 29,
30). GV nhấn mạnh một số
vấn đề cơ bản và một số tác
giả tác phẩm tiêu biểu.
III. GIAI ĐOẠN TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY
1. Lực lượng sáng tác: được bổ sung, tại chỗ.

- Thể loại: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết tăng mạnh.
Ký có xu hướng giảm.
2. Tính thời sự, mở cửa, đổi mới văn học khá
nhanh. Có sáng tác chuyên nghiệp và nghiệp dư. Xuất
hiện sự dễ dãi, ít đầu tư
3. Số lượng hội viên Hội nhà văn VN ngày càng nhiều
(khoảng 60 người là người Thanh Hoá).
4. Nhiều tác giả tiếp tục được định hình, có Kiều
Vượng, Từ Nguyễn Tĩnh, Mai Ngọc Uyển, Hoàng
Tuấn Phổ, Mạnh Lê (dừng lại nêu một số đặc điểm
sáng tác và đóng góp của các tác giả này).
5. Trong 15 năm về sau thì lớp cũ "già đi" lớp mới
kế cận chưa phát lộ, chưa định hình.
6. Sau Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Hữu Loan vẫn
không có sự xuất hiện đột xuất trừ trường hợp nhà thơ
Nguyễn Duy.
7. Văn học Thanh Hoá mở ra bề rộng, định hình tính
chuyên nghiệp. Thế mạnh là thơ và văn xuôi. Lý luận
phê bình còn yếu. Với bối cảnh thuận lợi, hy vọng văn
học Thanh Hoá sẽ tiếp tục khẳng định được mình và
phát triển.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Nắm vững các giai đoạn phát triển của văn học Thanh Hoá từ sau 1945 đến nay
- Những đóng góp của văn học Thanh Hoá.
- Chuẩn bị bài 3 (ba bài thơ của Nguyễn Duy)
Tuần 13.
Tiết: 4 Tuần Ngày soạn:18 / 11 / 2012
Tiết: 64PPCT Ngày dạy:21 / 11 / 2012
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM RONG VĂN BẢN TỰ
SỰ

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
8
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
- Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự
sự.
- Biết viết văn bẳn tự sự có đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự.
II- CHUẨN BỊ :
- Tham khảo một số kiến thức kỹ năng ngữ văn 9
- Đọc kỹ đoạn trích Làng của Kim Lân.
III- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
A. Ổn định tổ chức : Kiểm tra :
- Kiểm tra trong giờ.
B. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu khái niệm
-HS Đọc đoạn trích(SGK)
- Trong ba câu đầu ai nói với ai ? Tham
gia câu chuyện có ít nhất mấy người ?
Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò
chuyện trao đổi qua lại ?


- Câu “Hà, nắng gớm về nào ” ông Hai
nói với ai ? đây có phải là một đối thoại
không ? Vì sao ? Trong đoạn trích còn
câu nào kiểu này không ?
+ Câu “Chúng bay ăn miếng cơm hay
miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống
Việt gian bán nước để nhục nhã thế
này !”.
- Những câu như : “Chúng nó cũng là trẻ
con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng
bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn
nạn, bằng ấy tuổi đầu ” là những câu
I- Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc
thoại và độc thoại nội tâm trong
văn bản tự sự
1. Bài 1: Đoạn trích ( SGK- 176,177)
2. Nhận xét:
a- Sao bảo làng cơ mà ?
- Ấy thế thế đấy !
-> Có ít nhất 2 người, có lời trao và
lời đáp, nội dung hướng tới nhau,
hình thức là dấu gạch đầu dòng.
-> Đối thoại
b) - “Hà, nắng gớm về nào ”
-> Không phải đối thoại, nói không
hướng tới ai, không có đáp lại
-> Lời độc thoại.
c) - “Chúng tuổi đầu”
9
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa

hỏi ai ? Tại sao trước những câu này
không có dấy gạch đầu dòng như các
câu ở phần trên ?
- Các hình thức diễn đạt trên có tác
dụng như thế nào trong việc thể hiện
không khí của câu chuyện và thái độ của
mọi người ? Đặc biệt diễn biến tâm lý
ông Hai có được thể hiện rõ không ?
- HS: trả lời
- Từ xét các ví dụ và nhận xét rút ra kiến
thức về đối thoại, độc thoại và độc thoại
nội tâm ?
HS đọc ghi nhớ ( SGK)
- Hoạt động nhóm:
- Cách phân biệt ? Điều kiện sử dụng đối
thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ?
. Đại diện trả lời
. GV nhận xét.đưa ra định hướng.
+ Đối thoại : có hoàn cảnh giao tiếp
(không gian, thời gian, tình huống), có sự
hiện diện của những người tham gia giao
tiếp (từ 2 trở lên), có nhu cầu trao đổi
thông tin (hỏi đáp, tranh luân, trình bày.
Hình thức là dấu gạch đầu dòng hoặc dấu
“ ”.
+ Độc thoại : phải có hoàn cảnh giao
tiếp để nhân vật có nhu cầu tự bộc lộ,
không cần sự xuất hiện của người tham
gia giao tiếp, không có nhu cầu trao đổi
thông tin với người khác. Hình thức trình

bày tương tự như đối thoại (dấu gạch
hoặc dấu “ ”).
+ Độc thoại nội tâm : Như độc thoại
khác ở chỗ độc thoại chỉ diễn ra trong
suy nghĩ, về hình thức không cần dấu
hiệu gạch đầu dòng hay dấu “ ”.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn học
sinh làm bài tập
- Hoạt động nhóm :
- Phân tích tác dụng của hình thức đối
thoại trong đoạn trích truyện ngắn Làng
?
HS trả lời
GV đưa ra đáp án trên bảng phụ.
-> Hỏi chính mình, không thốt thành
lời.
-> Độc thoại nội tâm
d) Tác dụng :
- Tạo câu chuyện có không khí như
cuộc sống thật.
- Khắc hoạ tâm trạng nhân vật.
2- Ghi nhớ :
* Khái niệm :
- Đối thoại
- Độc thoại
- Độc thoại nội tâm
* Chú ý :
II- Luyện tập :
1- Bài 1 (178) :
- Tái hiện cuộc đối thoại làm nổi bật

tâm trạng chán chường, buồn bã, đau
khổ và thất vọng của ông Hai.
10
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
+ Cuộc đối thoại diễn ra không bình
thường giữa vợ chồng ông Hai.
+ Có 3 lượt trao (lời bà Hai) nhưng chỉ
có 2 lượt đáp. Lời đáp cụt lủn, gắt gỏng.
IV. Củng cố - dặn dò hs
1- Củng cố :
- Thế nào là đối thoại độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự? Tác dụng?
2- Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn làm bài tập 2 (179).
- Lập đề cương cho ba đề SGK ( 171)
Tuần 13.
Tiết: 5 Tuần Ngày soạn: 18 / 11 / 2012
Tiết: 65PPCT Ngày dạy: 21 / 11 / 2012
LUYỆN NÓI :TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI
TÂM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tẩmtong văn bản tự sự.
- Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội
tâm trong kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một
văn bản.

- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể
chuyện.
II- CHUẨN BỊ :
-GV: Tài liệu tham khảo - SGK - SGV
-HS: chuẩn bị đề bài 1,2,3 ( 179) - lập đề cương cho các đề đó.
III- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
A. Ổn định tổ chức - Kiểm tra.
Câu hỏi:Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trog văn bản tự
sự?
Đáp án: phần ghi nhớ ( SGK- 178)
B. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
11
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn làm bài
tập 1,2
- HS nhắc lại yêu cầu của bài tập 1 và 2
(179) ?Em đã làm được đến đâu ? Có gì
cần trao đổi ?
- Tâm trạng của em sau khi để xảy ra
một chuyện có lỗi với bạn ?
+ Tình huống xảy ra sự việc ? Kết
quả ?
+ Tâm trạng của em : diễn biến, mẫu
thuẫn, suy nghĩ đấu tranh nội tâm.
+ Xác định rõ miêu tả nội tâm. Có thể
trực tiếp có thể gián tiếp.
+ Buổi sinh hoạt diễn ra vào thời gian
nào ? ở đâu ? Ai điều khiển ? Không khí
sinh hoạt ra sao ?

+ Nội dung buổi sinh hoạt là gì ? Em
đã phát biểu về vấn đề gì ? Vì sao ?
+ Em đã lập luận như thế nào để
thuyết phục cả lớp “Nam là người bạn
tốt” ? (Yếu tố nghị luận).
* HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn học
sinh làm bài tập 3 luyện nói trước lớp
- Hoạt động nhóm :
- Các nhóm trình bày cá nhân, trao đổi
và thống nhất dàn bài trình bày trước
lớp.
GV đưa ra ý kiến.
+ Đóng vai Trương Sinh -> Ngôi thứ
nhất
+ Chú ý các sự việc và các nhân vật
sau:
. Trương Sinh đầu quân đi lính, để lại
người mẹ già và vợ trẻ.
. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ
Nương lo ma chay chu tất, chăm sóc con
chu đáo.
I- Hướng dẫn bài tập 1,2 (179)
1- Bài tập 1(179)
- Diễn biến sự việc.
- Tâm trạng.
2- Bài tập 2 (179) :

II- Luyện nói :
1- Xác định ngôi kể
2- Xác định cách kể, các chi tiết cần

kể.
3- Yếu tố nghị luận (suy luận của
Trương Sinh qua lời kể của con) và
miêu tả nội tâm (suy nghĩ của Trương
Sinh hối hận về sự đã rồi).
4- Thực hành :
12
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
. Giặc tan Trương Sinh về nghe lời
con, nghi vợ không chung thủy.
. Vũ Nương bị oan gieo mình tự tử.
. Một đêm Trương Sinh cùng con và
nghe lời con nói Bấy giờ mới tỉnh
ngộ.
- HS trình bày theo dàn ý chuẩn bị.
GV: Nhận xét, bổ sung sửa các lỗi:
+ Diễn đạt
+ chính tả
+ Dùng câu
+ Kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu
tả nội tâm.
IV. Củng cố - dặn dò.
1 - Củng cố :
- HS sửa lại các lỗi theo phần GV hướng dẫn.
- Đọc lại dàn bài
2- Hướng dẫn về nhà.
- Tập nói trước tập thể
- Soạn bài:Lặng lẽ Sa Pa.

Tuần 14.

Tiết: 1 Tuần Ngày soạn: 25 / 11 / 2012
Tiết: 66TPPCT Ngày dạy:26 / 11 / 2012
LẶNG LẼ SA PA
(Nguyễn Thành Long)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt nam hiện đại viết về
những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ
Sa Pa.
13
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ
quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
III- CHUẨN BỊ :
- GV:Tham khảo Bồi dưỡng ngữ văn 9. Bình giảng văn 9 - SGV- Bảng
phụ
- HS: đọc -Trả lời câu hỏi chuẩn bị.
IV- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
A. Ổn định tổ chức - Kiểm tra.
Câu hỏi: tình yêu làng yêu nước của ông Hai được thể hiện như thế nào?
Đáp án:
Phần 2 tiết 62
B. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm hiểu
chung về tác giả, tác phẩm ,
GV: cho HS đọc chú thích* ( 180)
HS đọc
GV nhấn mạnh một vài nét cơ bản về tác
giả, tác phẩm.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc
- HS đọc bài 1 lần.
- Hoạt động nhóm:
- Em có nhận xét gì về cốt truyện và các
nhân vật trong truyện?
- Truyện có những nhân vật nào ? Ai là
nhân vật chính ? được miêu tả như thế
nào?Nhân vật ông hoạ sĩ có vai trò ra
sao?
- Dù cốt truyện đơn giản nhưng hệ thống
nhân vật truyện rất phong phú : chính,
phụ, nhân vật được kể trực tiếp, có nhân
vật được nhắc đến gián tiếp nhưng tất cả
đều góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề
của truyện. Đó là chủ đề gì ?
I. Đọc – tìm hiểu chung:
1- Tác giả, tác phẩm :
- Nguyễn Thành Long
2. Đọc- giải thích từ khó
3. Cốt truyện, nhân vật:
- Ngôi kể- Ngôi thứ ba
- Cốt truyện: đơn giản tập chung vào
cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người

khách trên tuyến xe
- Nhân vật chính: anh thanh niên bức
chân dung qua cái nhìn và suy nghĩ
của ông hoạ sĩ.
4. Chủ đề :
Ca ngợi những con người lao động
mới đang ngày đêm lặng lẽ, âm thầm
làm việc, cống hiến hết mình cho sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩ xã hội ở
14
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
* HOẠT ĐỘNG 3 : Phân tích nhân vật
anh thanh niên.
GV cho HS đọc " Trong lúc mọi người->
khi đến"
- Là nhân vật chính của truyện nhưng
anh thanh niên có xuất hiện ngay từ đầu
không? Vì sao ?
- Chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng
đã gây ấn tượng cho các nhân vật khác,
khiến mọi người có những cảm nhận,
đánh giá, suy nghĩ cụ thể nào ?
+ Bác lái xe : “Tôi sắp giới thiệu vẽ
hắn”
+ Ông họa sĩ : “Là cơ hội hãn hữu cho
sáng tác”
+ Cô gái : hiểu thêm về cuộc sống.
miền Bắc trong những năm chiến
tranh phá hoại của để quốc Mĩ.
II- Đọc - hiểu nội dung VB :

1- Nhân vật anh thanh niên
+ Vị trí của nhân vật và cách miêu tả :
- Qua tình huống bất ngờ cuộc gặp gỡ
giữa các nhân vật.
- Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi
người hình ảnh anh thanh niên càng
rõ nét hơn.
V- Hướng dẫn về nhà :
- Suy nghĩ về các nhân vật không có tên cụ thể và nhan đề của truyện với nội
dung truyện.
- Chuẩn bị cho tiết thứ hai: văn bản- Lặng lẽ Sa Pa
Tuần 14.
Tiết: 2 Tuần Ngày soạn: 25 / 11 / 2012
Tiết: 67TPPCT Ngày dạy: 27 / 11 / 2012
LẶNG LẼ SA PA
(Nguyễn Thành Long)
I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
15
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt nam hiện đại viết về
những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ
Sa Pa.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
3. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ
quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
4. Kĩ năng:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
III- CHUẨN BỊ :
- GV:Tham khảo Bồi dưỡng ngữ văn 9. Bình giảng văn 9 - SGV
- HS: đọc -Trả lời câu hỏi chuẩn bị (tiếp)
IV- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra
Câu hỏi: Nêu chủ đề của truyện Lặng lẽ Sa Pa?
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nhân vật
anh thanh niên ( Tiếp)
- GV khái quát :
Nhân vật anh thanh niên chỉ xuất hiện
trong chốc lát trong cuộc gặp gỡ bất ngờ
với các nhân vật khác nhưng đã để lại cho
mọi người cảm nhận được rằng : “Trong
cái lặng im của Sa Pa Sa Pa mà chỉ
nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện
nghỉ ngơi, có những con người làm việc
và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Những
nét đẹp của anh là gì ?
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh
thanh niên ?
- Công việc đòi hỏi ở anh điều gì?
- Đối với anh điều gì là gian khổ nhất?
- Điều gì đã giúp anh vượt qua được
những khó khăn ấy ?
- Anh có suy nghĩ như thế nào về công
việc của mình? Tìm chi tiết thể hiện điều

đó?
- Ngoài công việc chính anh còn tìm niềm
1 . Nhân vật anh thanh niên ( Tiếp)
+ Những nét đẹp của anh thanh niên :
* Hoàn cảnh sống và làm việc rất khó
khăn: vắng vẻ, cô đơn.
=> Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác,
có tinh thần trách nhiệm.
- Gian khổ nhất: sự cô đơn vắng vẻ.
* Anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những
suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc :
- Yêu nghề, ý thức được công việc mình
làm.
- Có suy nghĩ đúng về công việc, về cuộc
sống.
16
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
vui ở những cộng việc nào khác?
- ở người thanh niên ấy còn có những nét
tính cách và phẩm chất rất đáng mến ?
đối với mọi người anh có thái độ như thế
nào?
- Bộc lộ phẩm chất gì qua cuộc trò truyện
ngắn ngủi?
- Khi hoạ sĩ muốn vẽ bức chân dung anh,
anh từ chối? Tại sao?
- Từ đó em có nhận xét gì về hình ảnh
anh thanh niên?
* HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích các nhân
vật khác .

- Kể tên các nhân vật khác? Họ được giới
thiệu ra sao ?
- Nhân vật hoạ sĩ già xuất hiện như thế
nào?

- Khi gặp anh thanh niên ông có suy nghĩ
gì?
- Cô kĩ sư được nói đến như nào?
- Một số nhân vật được nói đến qua lời
giới thiệu của anh thanh niên có vai trò
như
thế nào trong việc thể hiện chủ đề của
truyện?
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết
luyện tập.
- Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của
truyện ?

- Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, đọc sách,
trồng hoa
* Tính cách phẩm chất đáng mến :
- Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng
tình cảm của mọi người, khao khát được
gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người
- Khiêm tốn, thành thực.
=> Chân dung anh thanh niên với những
nét đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và
những suy nghĩ về cuộc sống về ý nghĩa
của công việc.
2- Những nhân vật khác:

+ Nhân vật ông hoạ sĩ già: Là người nghệ
sĩ có tâm hồn nhạy cảm, khao khát nghệ
thuật. Ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng
nét bút kí hoạ
=> Bức chân dung đẹp chứa đựng chiều
sâu tư tưởng
+ Cô kỹ sư: Tự hiểu thêm về cuộc sống và
con đường mình lựa chọn
+ Bác lái xe: Qua lời kể biết được những
nét sơ lượng về nhân vật chính.
- Một số nhân vật được xuất hiện gián tiếp
=> Họ tạo thành thế giới của những con
người miệt mài lao động khoa học lặng lẽ
mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì
cuộc sống mọi người.
III- Tổng kết :
* Ghi nhớ
V. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc lại tác phẩm nắm được những nét chính của nhân vật anh thanh niên.
- Ôn tập yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự chuẩn bị bài viết số 3.
Tuần 14.
Tiết: 3 Tuần Ngày soạn: 25 / 11 / 2012
Tiết: 68TPPCT Ngày dạy: 27 / 11 / 2012
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I-MỤC TIÊU :
17
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối

quan hệ giữa người kể chuyện và ngôi kể trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố khi đọc, viết và phân tích truyện.
3. Thái độ :
Có ý thức lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện thích hợp trong bài tự sự.
II- CHUẨN BỊ :
- Tham khảo Một số kiến thức kỹ năng ngữ văn 9.
- Trả lời câu hỏi chuẩn bị.
III- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
A. Ổn định tổ chức : Kiểm tra (không kiểm tra)
B. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV giới thiệu bài.
- Thế nào là tự sự ?
+ Tự sự là kể việc, kể người, tức là
phải đưa vào tác phẩm diễn biến của sự
việc hoặc cuộc đời của nhân vật. Vì vậy
ngoài các nhân vật, tình tiết sự việc, văn
bản tự sự còn có một nhân tố quan trọng
nữa : Người kể chuyện.
- Người kể chuyện là ai ? Hình thức xuất
hiện của người kể chuyện ?
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu vai trò
của người kể chuyện trong văn bản tự sự
-HS Đọc đoạn trích SGK 192
- Đoạn trích kể về ai ?Kể về sự việc gì ?
- Ai là người kể về các nhân vật và sự
việc trên ? Có phải là một trong ba
người đó không ? Tại sao ?
- Những câu : “Giọng cười nhưng đầy

tiếc rẻ”. “Những người con gái sắp xa ta,
không biết bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn
ta như vậy” là nhận xét của người nào,
về ai ?
- Em hiểu thế nào là người kể trong văn
bản tự sự?
- Trong đoạn văn trên tác giả chọn ngôi
I- Vai trò của người kể chuyện
trong văn bản tự sự :
1- Xét ví dụ :
- Kể về phút chia tay giữa người hoạ
sĩ, cô gái và anh thanh niên.
- Người kể không xuất hiện và vô
nhân xưng.
- Nhận xét của người kể chuyện về
anh thanh niên.
* Người kể:
- Người kể thường không xuất hiện
nhưng lại có mặt khắp nơi trong
truyện. Đó là người biết mọi việc,
hiểu hết mọi hành động tâm tư tình
cảm của các nhân vật và thường đưa
ra những nhận xét, đánh giá.
* Ngôi kể:
+ Ngôi thứ nhất
18
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
kể nào? vì sao em biết?
GV: trong truyện " Dế Mèn phiêu lưu kí"
ngôi kể nào? ai kể? Tại sao?

- Ngoài ra còn có ngôi kể nào?
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện
tập
- GV hướng dẫn bài tập 1 và 2 :
+ Bài 1 : so sánh đoạn trích ở mục I cách
kể của đoạn này có gì khác : -> Người kể
chuyện ở đoạn trích là ai ?
- Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì
so với ngôi kể ở đoạn trên ?
+ Bài 2 : Chọn 1 trong ba nhân vật là
người kể chuyện -> như vậy chuyển
người kể chuyện ngôi thứ ba giấu mặt
sang người kể ngôi thứ nhất xưng tên
hoặc xưng “tôi”. Lời văn sự kiện phải
phù hợp.
- Hoạt động nhóm :
Nhóm 1 + 2 : Bài tập 1 (193)
Nhóm 3 + 4 : Bài tập 2 (194)
GV định hướng:
+ Là tác giả ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”.
Chú bé Hồng trong cuộc gặp gỡ cảm
động với mẹ mình sau những ngày xa
cách.
+ Giúp người kể dễ đi sâu vào suy
nghĩ, tình cảm và miêu tả được những
diễn biến tâm lý tinh tế, phức tạp đang
diễn ra trong tâm hồn.
- Từ nhận xét ở bài tập 1 em có suy nghĩ
gì về ưu điểm và hạn chế của người kể

chuyện khi ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ
3 ?
- Tác giả tự kể
+ Ngôi thứ 3
+ Phối hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ
3
*- Ghi nhớ :
II- Luyện tập :
1- Bài 1 (193)
- Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể thứ
nhất và thứ ba.
- Hạn chế: Không diễn tả được nội
tâm nhân vật " người nghe" tính
khách quan không cao.
2- Bài 2 (194)
Đọc đoạn văn
+ Kể ngôi thứ nhất : Người kể (xưng
tôi) có thể trực tiếp kể những gì mình
nghe, thấy, trải qua, có thể nói trực
tiếp những tư tưởng, tình cảm suy
nghĩ của mình. Như là người trong
cuộc (người kể nhập vào một nhân
vật trong truyện) tăng tính chân thực,
thuyết phục như thật của câu chuyện.
+ Kể ngôi thứ ba : Người kể (tự
giấu mình đi) có thể linh hoạt, tự do
những gì diễn ra với nhân vật.
V- Hướng dẫn về nhà :
- Viết đề văn trên thành bài
- Soạn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

- Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi gợi ý cuối bài.
Tuần 14.
Tiết: 4-5 Tuần Ngày soạn: 25 / 11 / 2012
19
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
Tiết: 69-70TPPCT Ngày dạy: 28 / 11 / 2012
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I- MỤC TIÊU :
1- Kiến thức
Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả
nội tâm và nghị luận.
2- Kỹ năng :
Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày, đặc biệt kỹ năng dùng từ chính xác, sử dụng yếu
tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
3- Thái độ :
Tình cảm trân trọng và yêu quý bạn bè, người thân, ý thức vươn lên trong học tập
B- CHUẨN BỊ :
-GV: Đề bài - đáp án
- HS:Ôn tập văn tự sự có kết hợp các biện pháp nghệ thuật miêu tả nội
tâm,nghị luận.
IV- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
A- Ổn định tổ chức - Kiểm tra :
B- Bài mới :
I- Đề bài :
Kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình với một người thân
(ông bà, cha mẹ, anh chị, bạn bè )
II- Yêu cầu chung :
1- Nội dung chính :
- Kể một kỷ niệm đáng nhớ giữa em và người thân
- Đó là kỷ niệm gì ?

- Xảy ra vào thời điểm nào ?
- Câu chuyện diễn biến ra sao ?
- Tái sao lại đáng nhớ ?
2- Yêu cầu sử dụng các yếu tố :
- Miêu tả nội tâm
- Yếu tố nghị luận
- Tái hiện những tình cảm, nỗi xúc động, suy nghĩ chân thực về tình
anh em, bạn bè
II- Đáp án, biểu điểm :
1- Mở bài :(1 điểm)
20
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
- Giới thiệu về kỷ niệm đáng nhớ.
- Cần thông qua một tình huống cụ thể xảy ra khiến mình nhớ lại.
2- Thân bài: (8 điểm)
- Kể lại diễn biến sự việc :
+ Trình tự thời gian, không gian, ở đâu ? vào thời gian nào ?
+ Tình huống dẫn đến câu chuyện đáng nhớ.
+ Cách thái độ, cách sử sự của người thân đối với em : cử chỉ, điệu bbộ, lời
nói + Thái độ của em trước sự việc. Tại sao em cho là đáng nhớ. Kỷ niệm
đó đáng nhớ do bất ngờ hay tại sao?
+ Những tình cảm, suy nghĩ chân thực của em. Chú ý diễn tả bằng miêu tả
nội tâm
- Sự suy nghĩ thấu đáo của em về bước đường học tập và rèn luyện của
mình trước tình cảm người thân. (sử dụng yếu tố nghị luận).
3- Kết bài:(1 điểm)
- Mong muốn, mơ ước của mình
- Lời hứa với chính mình.
V- Hướng dẫn về nhà.
- Đọc kỹ Làng, Lặng lẽ Sa Pa,

- Chuẩn bị bài: Chiếc lược ngà
Tuần 15 .
Tiết: 1 Tuần Ngày soạn: 29 / 11 / 2012
Tiết: 71TPPCT Ngày dạy: 03 / 12 / 2012
CHIẾC LƯỢC NGÀ
(Nguyễn Quang Sáng)
I- MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
- Giúp học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của
cha con ông Sáu. Hiểu rõ nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật xây
dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật và tình huống truyện, rút ra chủ đề của truyện.
3. Thái độ :
- Trân trọng tình cảm của các nhân vật.
II- CHUẨN BỊ :
- GV: SGK - Tư liệu tham khảo
- HS: Trả lời câu hỏi chuẩn bị.
III- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
21
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
A. Ổn định tổ chức : Kiểm tra:
- Câu hỏi: Nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ Sa Pa được giới
thiệu như thế nào?
Đáp án: phần 1 mục III tiết 67
B. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn tìm
hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- GV: cho HS đọc chú thích SGK

- Em có hiểu biết gì về tác giả?
- Hoàn cảnh sáng tác?
GV định hướng
+ Lối viết của NQS giản dị, mộc mạc
nhưng sâu sắc đậm đà bản chất Nam Bộ
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- HS đọc
- GV cùng HS tóm tắt cốt truyện ?
+ Ông Sáu đi kháng chiến, khi có dịp
trở lại thăm nhà thì con gái đã lên 8 tuổi.
+ Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo
trên má làm ông không giống với bức
ảnh chụp chung với má mà bé Thu biết.
+ Đến khi em nhận ra cha thì cũng là
lúc ông Sáu phải ra đi.
+ Vào căn cứ, nhớ lời con, ông Sáu đã
làm được một cây lược bằng ngà voi để
tặng con nhưng ông đã bị hy sinh trong
một trận càn.
+ Trước khi nhắm mắt ông chỉ còn kịp
trao cây lược cho người bạn.
-GV: Truyện kể chủ yếu tập trung vào
hai nhân vật nhằm nói lên điều gì ?
- Ngợi ca tình cha con sâu nặng là
một chủ đề không mới nhưng thành
công của NQS là đã khai thác biểu hiện
tình cha con trong tình huống độc đáo ?
Tình huống đó là gì ?
- Nhận xét tình huống ?


I . Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1- Tác giả : Sinh 1932. Tham gia hai
cuộc kháng chiến chống Pháp - Mĩ.
Sáng tác văn học ở nhiều thể loại.
2. Tác phẩm: Viết 1966 khi tác giả
hoạt động ở chiến trường Nam Bộ
II- Đọc – Tìm hiểu chung
1- Đọc :
2 Tóm tắt truyện
- Tình cha con sâu nặng và cao đẹp
trong cảnh ngộ éo le của cuộc chiến
tranh.
3- Tình huống truyện :
- Hai tình huống
+ Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 8
năm xa cách, bé Thu không nhận cha.
Đến lúc em nhận ra biểu lộ tình cảm
thì ông Sáu lại phải ra đi.
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả
tình yêu thương và mong nhớ đứa con
vào làm chiếc lược, nhưng chưa gửi
được thì ông đã hi sinh.
22
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
* HOẠT ĐỘNG 2 : Phân tích diễn
biến tâm trạng nhân vật bé Thu
GV:Diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu
chia làm mấy giai đoạn?đó là những
giai đoạn nào?

GV:Gặp ba lần đầu thái độ và hành
động của Thu ra sao ?
+ Nghe tiếng gọi tên mình Thu “giật
mình tròn mắt nhìn ngơ ngác lạ lùng”
-> thắc mắc, muốn hỏi, nó xúc động và
hoảng sợ “mặt tái đi chạy kêu
thét ”.
- Thu cư xử như thế nào với ông Sáu
trong 3 ngày ?( HĐ, cử chỉ, lời nói)
- Nét tính cách nổi bật của Thu là gì ?
GV định hướng:
+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông
tìm cách vỗ về, gần gũi. Nhất quyết
không gọi “ba” :
. Má doạ đánh -> gọi ăn cơm và chắt
nước cơm đều nói trống không.
. Bác Ba nói mẫu -> cũng không gọi.
. Bí đến mức “nhăn nhó muốn khóc”
vẫn tự làm.
+ “Hắt trứng cá” -> phản ứng quyết
liệt trước sự quan tâm.
+ “Bị đòn” -> không khóc -> “Bỏ về
nhà bà ngoại”.
- Phản ứng của bé Thu theo chiều
hướng nào ?
- Phản ứng đó chứng tỏ điều gì?
III- Tìm hiểu nội dung :
1- Bé Thu, tình cảm của người con
a) Thái độ và hành động trước khi
nhận cha :

- Nghe gọi: +Giật mình, ngơ ngác
+ Tái mặt đi, hoảng sợ
=> Diễn tả tâm lí: ngạc nhiên, bất ngờ,
sợ hãi
- Xa lánh, không chịu gọi ba.
=> Tính cách nổi bật là bướng bỉnh,
ương ngạnh.
-> Phản ứng tâm lý tự nhiên, thể hiện
cá tính mạnh mẽ - > việc làm không
đáng tránh.
IV. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc lại văn bản
- Tìm hiểu thái độ và hành động của bé Thu khi nhận cha và tình cảm ông
Sáu với con.
Tuần 15 .
Tiết: 2 Tuần Ngày soạn: 29 / 11 / 2012
Tiết: 72TPPCT Ngày dạy: 04 / 12 / 2012
CHIẾC LƯỢC NGÀ (TIẾP)
(Nguyễn Quang Sáng)
23
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
I- MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
- Giúp học sinh cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của
cha con ông Sáu. Hiểu rõ nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật xây
dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật và tình huống truyện
3. Thái độ :
- Trân trọng tình cảm của các nhân vật.

II- CHUẨN BỊ :
-GV: SGK - Tư liệu tham khảo - Bình giảng văn 9
- HS: Trả lời câu hỏi (tiếp)
III- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
A. Ổn định tổ chức : Kiểm tra:
Câu hỏi: Nêu tình huống truyện " Chiếc Lược Ngà"
Đáp án: Phần 3 mục II tiết 71
B. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1: GV giới thiệu bài
- Tìm hiểu tiếp diễn biến tâm lí nhân vật
bé Thu
GV cho HS đọc " Thôi… đến hết trang
198"
- Bé Thu theo ngoại về vào sáng hôm
sau, điều gì đột ngột, bất ngờ nhất đối với
mọi người đã xảy ra ?
- Tìm những chi tiêt miêu tả tình cảm
của Thu với ba ?
- Vì sao bé Thu lại có thái độ và hành
động như thế?
- Nhờ đâu mà Thu có sự thay đổi đó?
- Tính cách của Thu thể hiện qua diễn
biến tâm lý và hành động ?
- Trước cảnh tượng đó mọi người có thái
độ như thế nào ? Thử giải thích vì sao ?
HS trả lời
- Qua diễn biến tâm lý bé Thu em có suy
nghĩ gì về nhà văn ?
HS trả lời.

* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tình cảm
của ông Sáu.
- Tình cảm của ông Sáu cũng được nhà
b) Thái độ và hành động khi nhận
cha :
- “Kêu thét lên Ba chạy xô tới
ôm chặt cổ ba làn tóc nói trong
tiếng khóc hôn giữ chặt vai
run run ”
-> Lòng kính trọng, sự ân hận và
mong muốn được bên cha.
- Tình cảm yêu thương cha sâu sắc,
mạnh mẽ nhưng dứt khoát rạch ròi,
có nét cá tính hồn nhiên, ngây thơ.
=>Tác giả am hiểu tâm lí trẻ thơ diễn
tả sinh động, tấm lòng yêu mến chân
trọng tình cảm trẻ thơ.
2- Ông Sáu và tấm lòng của người
cha :
a) Khi về thăm nhà :
24
Trường THCS Nam Tiến Gv: Vũ Thái Hòa
văn miêu tả ở hai thời điểm và sự việc
khác nhau ? (về thăm nhà và ở căn cứ)
- Khi được về thăm nhà và gặp con ông
Sáu đã thể hiện tình người cha trong
những chi tiết miêu tả nào ?
- Qua những chi tiết miêu tả đó em hình
dung tâm trạng ông Sáu ra sao ?
- Thái độ của bé Thu đã không đáp ứng

niềm mong đợi của người cha. Ông Sáu
phản ứng như thế nào trong những tình
huống đó ?
- Lúc ở căn cứ nỗi day dứt ám ảnh ông
nhiều ngày là gì ? Lời dặn của con đã
thúc đẩy ông như thế nào ?
- Ông làm chiếc lựoc đó như thế nào?
- Chi tiết nào chứng tỏ ông dồn hết tâm
trí vào cây lựơc?
HS tìm chi tiết
- Cây lược đó có ý nghĩa như thế nào?
- Cử chỉ cuối cùng trước lúc hy sinh của
ông Sáu cho chúng ta hiểu tình cảm của
ông như thế nào ?
* HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét nghệ thuật
đặc sắc của truyện
- Hoạt động nhóm :
Nhóm 1 +2 : Nhận xét về cốt truyện
(Liệt kê các yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý).
Nhóm 3 + 4 : Nhận xét về người kể
chuyện (ai là người kể chuyện, ngôi thứ
mấy ? Ngôi kể đó có tác dụng gì)
* HOẠT ĐỘNG 5 : Hướng dẫn học sinh
tóm tắt nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
- Tóm tắt nội dung ? Nghệ thuật ?
- “Tình cha nôn nao nhảy thót
nói lập bập run run ba đây con ”
-> Nỗi khát khao gặp con, người cha
tràn đầy yêu thương hạnh phúc.
- “đứng sững lại mặt sầm lại tay

buông gãy”
-> Vừa thất vọng, vừa bất lực. Tâm
trạng đau khổ tột cùng
b) Khi ở căn cứ :
- Làm chiếc lược ngà, dồn hết tâm trí
vào cây lược
-> Là tình cảm, là tấm lòng, là yêu
thương mà ông gửi gắm cho con.
3- Nghệ thuật đặc sắc :
- Cốt truyện đầy tính bất ngờ nhưng
hợp lý. Cốt truyện có giá trị tố cáo
chiến tranh.
- Người kể chuyện kể lại khách quan
và bày tỏ sự đồng cảm với các nhân
vật
IV- Tổng kết :
* Ghi nhớ
SGK 198
IV - Củng cố - Hướng dẫn về nh à.
- Nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Tình cảm cha con được thể hiện như thế nào?
- Đọc lại để nắm chắc nội dung cơ bản
- Ôn tập thơ truyện hiện đại.
Tuần 15.
Tiết: 3 Tuần Ngày soạn: 29 / 11 / 2012
Tiết: 73TPPCT Ngày dạy: 04 / 12 / 2012
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×