Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

chuyên đề thực tập_báo cáo công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại ubnd xã hoàng hoa thám, huyện ân thi, hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.46 KB, 52 trang )

Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

LỜI NÓI ĐẦU
Trong mọi chế độ xã hội, mọi thời đại, yếu tố con người quyết định sự
tồn vong phát triển của xã hội đó và thời đại đó, con người phát triển thông
qua lao động, lao động đã phát minh ra sáng kiến để cải tiến kỹ thuật nhằm
tăng năng suất lao động để đạt hiệu quả kinh tế cao. Với chi phí của người lao
động bỏ ra thì việc bù đắp lại sự cống hiến trí lực, thế lực của họ, người sử
dụng lao động phải trích ra một khoản kinh phí để trả cho người lao động đó
là tiền lương, tiền cơng. Tiền lương ( tiền cơng ) là vấn đề thường xuyên nhà
quản lý, người sử dụng lao động phải quan tâm hàng đầu, nó có ý nghĩa to lớn
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội , của nền kinh tế ở tầm vi mô,
cũng như vĩ mô.
* Tiền lương là nguồn thu chủ yếu của cán bộ cơng chức, viên chức, nó
trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng để quản lý lao động nhằm phục vụ cho
việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
* Tiền lương trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, mà đặc biệt trong
lĩnh vực hành chính nguồn trang trải chủ yếu từ ngân sách nhà nước, đây là
khoản chi ngân sách không trực tiếp sản xuất mang tính chất tiêu dùng hết sức
cần thiết, khơng thể thiếu được.
* Như vậy tiền lương là một khoản chi quan trọng không thể thiếu được
đối với đời sống xã hội, nó khơng những có ý kiến về kinh tế mà cịn có ý
nghĩa về mặt chính trị. Từ đó cho ta thấy được việc quản lý tiền lương trong
lĩnh vực hành chính sự nghiệp là một vấn đề có vị trí quan trọng trong q
trình quản lý ngân sách Nhà nước nói chung.
Ở mỗi một doanh nghiệp, mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp ( HCSN),
sự quan tâm của nhà quản lý trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
cho người lao động thì nó phản ánh rõ nét về sự phát triển hay không phát
SV : Nguyễn Viết Đạm



1

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

triển của doanh nghiệp, đơn vị. Đối với đơn vị HCSN, tiền lương, tiền công là
một khỏan chi trả không nhỏ của hoạt động chi thường xuyên. Người quản lý
lao động, quan tâm chăm lo việc chi trả tiền lương, tiền cơng kịp thời, đúng
chế độ, chính sách quy định của cơ quan đơn vị, thì nó làm động lực thúc đẩy,
khuyến khích người lao động hồn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao.
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương, tiền công là sự cụ thể hóa của
q trình phân phối của cải vật chất mà chính người lao động làm ra. Do đó
việc xây dựng ngạch, bậc lương, thang lương, bảng lương và hình thức trả
lương, trả công hợp lý để sao cho tiền lương, tiền công vừa là khoản thu nhập
đẻ người lao động đảm bảo đời sống vật chất lẫn tinh thần, đồng thời tiền
lương tiền công trở thành một động lực để động viên, khuyến khích người lao
động làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả hơn.
Thấy được vị trí , tầm quan trọng của tiền lương, tiền công cũng như
công tác tổ chức quản lý, hạch toán chi trả tiền lương, tiền cơng và các hoạt
động tài chính khác tại đơn vị. Bản thân đã nghiên cứu những vấn đề có liên
quan đến đề tài này.
Qua đợt thực tập tại UBND xã Hoàng Hoa Thám đề tai đã giúp cho bản
thân tơi hiểu rõ về cơng việc hạch tốn kế tốn tiền lương, tiền cơng và các
khoản trích nộp theo lương ở UBND xã Tiền Phong. Với khả năng nhận thức
và hiểu biết của mình trong cơng việc nghiệp vụ tài chính, kế tốn khơng

tránh được những thiếu sót hạn chế, kính mong được sự góp ý, bổ sung của
thầy giáo, cô giáo để đề tài được đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn.

SV : Nguyễn Viết Đạm

2

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
TIỀN CƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
I. NHIỆM VỤ KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG.
1. Khái niện, bản chất, ý nghĩa của tiền lương
Lao động phải hoạt động chân tay, trí óc của con người, sử dụng các
công cụ lao động để biến đổi đối tượng lao động thành những sản phẩm có
ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường,
tính chất quyết định lao động của con người với quá trình lao động sản xuất
phản ánh rõ rệt nhất.
Theo Các Mác " Cái mà con người ta mua bán như mua bán hàng hóa
khơng phải là lao động mà là sức lao động ". Vì vậy khi sức lao động trở
thành hàng hóa thì bản thân nó mang giá trị, khi người lao động bỏ ra khoảng
thời gian và công sức để tạo ra giá trị sản phẩm thì họ sẽ nhận lại được khoản
thù lao, giá trị đó dưới dạng tiền lương, tiền cơng.

Vậy, tiền lương ( tiền công ) là phần thù lao lao động, biểu hiện bằng
tiền mà người sử dụng lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất
lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp , đơn vị.
Về bản chất thì tiền lương ( tiền công ) là biểu hiện bằng tiền của giá
cả, sức lao động. Tiền lương, tiền công là nguồn thu nhập của người lao động.
Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động dùng tiền lương, tiền cơng để làm
địn bẩy kinh tế, khuyến khích người lao động làm việc có năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế.
Đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động thì tiền lương, tiền cơng
là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp,
SV : Nguyễn Viết Đạm

3

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

người sử dụng lao động phải biết sử dụng lao động sao cho hiệu quả nhất, để
tiết kiệm chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm. Đối với người lao động,
tiền lương, tiền cơng là người thu nhập chính, chủ yếu để ni sống họ, là
nguồn động lực kích thích ựư hăng say trong lao động, sản xuất, phát huy
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để làm tăng năng suất lao động tạo nên mối quan
hệ hài hòa giữa người lao động và doanh nghiệp, người sử dụng lao động, xóa
bỏ sự ngăn cách làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, đơn vị
cơng tác.
2. Khái niệm nguồn hình thành và sử dụng quỹ BHXH, BHYT,

KPCĐ
2.1 Quỹ BHXH
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ
sở đóng vào quỹ BHXH.
Hàng tháng đơn vị, người sử dụng lao động phải trích lập quỹ BHXH
theo tỷ lệ quy định của Luật BHXH số 71 - 2006/ QHII ngày 29/ 6 / 2006 của
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 20 %. Trong đó 15%
là người sử dụng lao động (đơn vị ) phải nộp còn 5 % trừ vào thu nhập hàng
tháng ( lương cơ bản ) của người lao động.
2.2 Qũy BHYT
Quỹ BHYT được sử dụng để thanh tốn các khoản tiền khám, chữa
bệnh, viện phí, thuốc thang....cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh
đẻ, quỹ này được hình thành bằng cách trích lập theo tỷ lệ trên tổng số tiền
lương cơ bản của người lao động là 3 %, trong đó người lao động trích từ thu
nhập của mình ( lương ) ra để nộp 1%, còn lại 2% là người sử dụng lao động.
2.3 Kinh phí cơng đồn
SV : Nguyễn Viết Đạm

4

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

Để có kinh phí cho người hoạt động cơng đồn phục vụ cho việc chi

tiêu, hoạt động nhằm chăm lo bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Quỹ cơng
đồn được trích lập từ 1 % lương cơ bản của người lao động và 2 % của đơn
vị, người sử dụng lao động. Hàng tháng người lao động phải trích 1 % từ quỹ
( lương ) của mình nộp đồn phí cơng đồn cịn 2 % người sử dụng lao động
trích nộp lên cơng đồn cấp trên đến 31 / 12 hàng năm cơng đồn cấp trên
trích lập 1 / 3 của 2 % đó trả lại cho cơng đồn cấp dưới để phục vụ cho hoạt
động của cơng đồn cấp dưới.
3. Quỹ tiền lương và yêu cầu quản lý quỹ tiền lương trong đơn vị
ngân sách xã.
* Tiền lương được định nghĩa như sau : " Tiền lương là biểu hiện
bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá trị yếu tố sức lao động mà người sử
dụng lao động phải trả cho người lao động, phải tuân thủ theo chế độ chính
sách của nhà nước ban hành.
Quỹ tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân, biểu hiện bằng tiền
mà nhà nước dùng để phân phối cho công nhân viên chức theo số lượng chất
lượng lao động của mỗi người đã cống hiến cho xã hội.
* Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
Tiền lương danh nghĩa : Là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người lao
động được nhận từ người sử dụng lao động. Căn cứ vào hợp đồng lao động
giữa hai bên. Trên thực tế các mức lương người lao động được hưởng đều là
đồng lương danh nghĩa, lợi ích mà người lao động nhận được ngoài việc phụ
thuộc đồng lương danh nghĩa cịn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa, dịch vụ và
thuế mà người lao động sử dụng đồng lương của mình để chi tiêu mua sắm
hoặc đóng thuế.

SV : Nguyễn Viết Đạm

5

Lớp KTLT1 - K3H



Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

Tiền lương thực tế : Tiền lương thực tế là lượng hàng hóa, dịch vụ có
thể mua sắm được từ tiền lương của mình sau khi đã chiết khấu các khoản
đóng góp theo quy định của Nhà nước.
3.1 Vai trị của tiền lương trong hoạt động thường xuyên
Tiền lương là khoản thu nhập của người lao động và nhằm đảm bảo chi
phí phục vụ cho việc tái sản xuất sức lao động. Đây là yêu cầu tối thiểu của
đồng tiền lương để nuôi sống người lao động. Khi người sử dụng lao động
quan tâm chi trả đồng tiền lương cho người lao động đúng với chính sức lao
động của người lao động bỏ ra kịp thời , thì tác động ảnh hưởng tốt đến công
việc, nhiệm vụ được giao, người lao động sẵn sàng nhận và hòan thành tốt.
3.2 Tiền lương tối thiếu và các mức lương
* Tiền lương tối thiểu được xem là cái ngưỡng cửa để căn cứ từ đó mà
xây dựng các mức tiền lương tạo thành chế độ tiền lương của một cơ quan,
đơn vị nào đó hoặc chế độ tiền lương thống nhất chung của một quốc gia là
căn cứ để hoạch định chế độ, chính sách tiền lương của nó dựa vào các yếu tố
sau để xây dựng chế độ tiền lương.
- Mức sống bình quân đầu người của một nước
- Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng
- Loại lao động và điều kiện lao động
* Tiền lương tối thiểu điều chỉnh trong đơn vị
Nhằm đáp ứng nhu cầu cá thể trả lương cao hơn trong những đơn vị
hành chính sự nghiệp của nhà nước thực hiện hạch toán và tự chủ tài chính
phải dựa vào các yếu tố tiết kiệm chi thường xuyên, tận thu các nguồn thu mà
pháp luật cho phép, đặc biệt là các đơn vị HCSN được phép hoạt động tài

chính có thực. Có thể tính mức lương của một lao động theo công thức sau:

SV : Nguyễn Viết Đạm

6

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

Tlmin = 540.000 ( K1 + K2 ) trong đó mức lương tối thiểu : 540.000 đồng,
K1 là hệ số điều chỉnh theo mức lương, K2 là phụ cấp đặc thù.
3.3 Các yêu cầu trong công tác tổ chức tiền lương
* Yêu cầu của tổ chức tiền lương : Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao
động tăng tích lũy và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
người lao động ( công chức, viên chức ). Đây là yêu cầu quan trọng nhất
nhằm đảm bảo thực hiện đúng chức năng và vai trò của tiền lương trong đời
sống xã hội. Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp thái độ, tác phong, động cơ, ý
thức của công chức viên chức, người lao động muốn tăng hiệu quả, chất
lượng cơng tác, việc thanh tốn chi trả phải kịp thời, chính xác, rõ ràng, minh
bạch.
* Các cơ sở nguyên tắc của tổ chức tiền lương
Công chức, viên chức được nhà nước sử dụng lao động tuyển dụng vào,
sắp xếp công việc theo chuyên môn đã được đào tạo đúng ngành, đúng nghề
đào tạo, ngạch lương. Bậc lương được xếp cho từng công chức , viên chức
phải phù hợp đúng chế độ, quy định của nhà nước, đến niên hạn sẽ được nâng
bậc lương nếu cơng chức, viên chức hồn thành nhiệm vụ, trường hợp đặc

biệt có thể nâng lương trước thời hạn và ngược lại có thể kéo dài thêm thời
gian nâng bậc lương khi công chức, viên chức vi phạm kỷ luật. Đây là một
nguyên tắc cơ bản trong việc thanh tốn, đảm bảo sự cơng bằng , bình đẳng
trong việc chi trả lương.
Tiền lương được trả cho công chức, viên chức được điều chỉnh mức
lương tối thiểu tăng dần nguyên do . Mặt bằng đời sống kinh tế xã hội được
nâng lên về trình độ chun mơn, năng lực công tác của công chức, viên chức
không ngừng được cải tiến, chế độ, thời gian làm việc được sắp xếp hợp lý,
khoa học, hiệu quả công tác được nâng lên.

SV : Nguyễn Viết Đạm

7

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

Mối quan hệ hợp lý về tiền lương của công chức, viên chức chuyên
môn hoặc công chức, viên chức chuyên trách được bổ nhiệm phải dựa vào các
yếu tố sau để làm căn cứ :
+ Trình độ bằng cấp chuyên môn của mỗi công chức, viên chức
+ Điều kiện ngành nghề, lĩnh vực công tác.
Điều kiện lao động khác nhau thì chế độ tiền lương khác nhau, việc chi
trả thanh tốn tiền lương có thể cùng ngạch bậc, ngành nghề như nhau nhưng
thu nhập có thể khác nhau, do vị trí khu vực được quan tâm cơng tác. Để
khuyến khích người lao động đến công tác ở những địa phương vùng sâu,

vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo sự tương quan hài hịa giữa các
ngành nghề, loại hình kinh tế, phân công lao động, công chức, viên chức hợp
lý, đảm bảo ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế.
3.4 Các khoản trích theo lương
Ngồi tiền lương, tiền cơng, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, bảo
vệ sức khỏe quan tâm đến đời sống tinh thần của cơng chức, viên chức. Theo
chế độ tài chính hiện hành, Luật Nhà nước, cơ quan đơn vị cịn phải trích theo
lương một số khoản kinh phí đó là : BHXH, BHYT,KPCĐ. Các khoản này
bao gồm người sử dụng lao động và người lao động đều phải trích lập quỹ
theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước và hàng tháng phải nộp vào
BHXH, BHYT,KPCĐ các khoản trích lập đó.
II. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
Tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động không chỉ
người lao động quan tâm, mà cơ quan đơn vị người sử dụng lao động đều phải
đặc biệt quan tâm. Nó ảnh hưởng đến trực tiếp đến năng suất, chất lượng lao
động hiệu quả công tác và ý thức xây dựng đơn vị. Đối với kế tốn tiền lương
và các khoản trích theo lương phải trung thực, phản ánh số liệu chính xác kịp
SV : Nguyễn Viết Đạm

8

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

thời và tham mưu cho nhà quản lý, thủ trưởng đơn vị, về thời gian và chất

lượng công tác của người lao động. Trích lập bảng lương, bảng chấm cơng,
quản lý chặt chẽ việc thanh tốn quỹ tiền lương. Tính tốn chính xác, kịp thời
các khoản trích theo lương từ lương của người lao động như : BHXH,
BHYT,KPCĐ. Định kỳ hàng tháng, hàng quỹ phải đối chiếu cân đối giữa thu
và nộp quỹ BHXH, NHYT,KPCĐ với cơ quan quản lý.
Mỗi cơ quan, đơn vị HCSN đều được nhà nước chi trả, đầu tư hợp lý
theo từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, nhà nước ưu tiên phát triển lĩnh
vực nào thì lĩnh vực đó được đầu tư, được phát triển nhân lực.
Thực hiện chế độ tiền lương luôn gắn liền với cải cách hành chính, đảm
bảo sự tương quan hài hịa giữa các ngành nghề, loại hình kinh tế, phân công
lao động, công chức, viên chức hợp lý, đảm bảo ổn định chính trị, tăng trưởng
kinh tế.
3.4 Các khoản trích theo lương
Ngồi tiền lương, tiền cơng, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, bảo
vệ sức khỏe quan tâm đến đời sống tinh thần của công chức, viên chức. Theo
chế độ tài chính hiện hành, Luật Nhà nước, cơ quan đơn vị cịn phải trích theo
lương một số khoản kinh phí đó là : BHXH, BHYT,KPCĐ. Các khoản này
bao gồm người sử dụng lao động và người lao động đều phải trích lập quũ
theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước và hàng tháng phải nộp vào
BHXH, BHYT, KPCĐ các khoản trích lập đó.
II- NHIỆM VỤ CỦA KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
Tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động không chỉ
người lao động quan tâm, mà cơ quan đơn vị người sử dụng lao động đều phải
đặc biệt quan tâm. Nó ảnh hưởng đến trực tiếp đến năng xuất,c hất lượng lao
động hiệu quả công tác và ý thức xây dựng đơn vị. Đối với kế toán tiền lương
SV : Nguyễn Viết Đạm

9


Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

và các khoản trích theo lương phải trung thực, phản ánh số liệu chính xác kịp
thời và tham mưu cho nhà quản lý, thủ trưởng đơn vị, về thời gian và chất
lượng cơng tác của người lao động. Trích lập bảng lương, bảng chấm công,
quản lý chặt chẽ việc thanh tốn quỹ tiền lương. Tính tốn chính xác, kịp thời
các khoản trích theo lương từ lương của người lao động như : BHXH, BHYT,
KPCĐ. Định kỳ hàng tháng, hàng quý phải đối chiếu cân đối giữa thu và nộp
quỹ BHXH, BHYT,KPCĐ với cơ quan quản lý.
Người lao động khi được nâng lương điều chỉnh mức lương, kế toán
phải trực tiếp cơ quan cấp trên quản lý ngành mình để đối chiếu , điều chỉnh
kịp thời từ mức lương được nâng, được điều chỉnh tăng thêm thì phải lập các
loại bảng trích lập quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ để chiết khấu vào lương của
người lao động.
III - QŨY TIỀN LƯƠNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA QUỸ TIỀN
LƯƠNG
1. Quỹ tiền lương
Là khoản tiền mà đơn vị, người sử dụng lao động phải trả cho người
lao động trong một khoảng thời gian nhất định bao gồm lương cơ bản, phụ
cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp vượt khung, phụ cấp đặc thù... đơn
vị căn cứ vào thang lương, bậc lương và mọi khỏan phụ cấp do nhà nước quy
định để lập bảng lương thanh tốn cho người lao động được chính xác, kịp
thời.
2. Các khoản tiền lương
Theo Nghị định 235 / HĐBT ngày 19 / 9 / 1985 của Hội đồng Bộ

trưởng ( nay là Chính phủ ) quỹ tiền lương bao gồm các khoản sau đây :
Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo thời gian có thưởng,
lương khốn.
Tiền lương trả cho người lao động trong hoạt động thường xuyên
SV : Nguyễn Viết Đạm

10

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ làm việc do
nguyên nhân khách quan, cụ thể : Điều động đi làm nhiệm vụ mới do nhà
nước quy định, hoặc nghỉ phép, hoặc đi đào tạo nâng cao.
+ Tiền phụ cấp tăng ca, phụ cấp chức vụ.
+ Các khỏan tiền lương có tính chất thường xun
+ Các khoản tiền trợ cấp BHXH cho người lao động trong thời gian ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động.
3. Quỹ BHXH,BHYT,KPCĐ
3.1 Quỹ BHXH
Nguồn hình thành : Quỹ BHXH từ quỹ tiền lương của người lao động
và người sử dụng lao động ( cơ quan đơn vị ). Qua bảng thanh toán lương,
phụ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật. Theo chế độ kế toán hiện
hành, tổng số tiền BHXH phải nộp hàng tháng là 20% lương cơ bản, trong đó
5 % trích từ quỹ lương thu nhập theo tháng của người lao động, còn 15 %
người sử dụng lao động căn cứ theo mức lương cơ bản hàng tháng của người

lao động để trích nộp cho người lao động.
Phạm vi thu chi quỹ BHXH : Hàng tháng đơn vị, người sử dụng lao
động phải nộp toàn bộ số thu 20% nộp vào tài khoản cơ quan BHXH các
khoản thanh toán chi trả cho người lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, tử tuất... và mang sổ BHXH của người lao động đến cơ quan BHXH
nơi mình thực hiện giao dịch để ký xác nhận số chi trả của người lao động.
3.2 Quỹ bảo hiểm y tế
Nguồn hình thành : Từ quỹ tiền lương của người lao động và người sử
dụng lao động qua bảng lương thanh toán hàng tháng theo quy định của Pháp
luật. Theo chế độ kế toán hiện hành, tổng số tiền BHYT phải nộp hàng tháng

SV : Nguyễn Viết Đạm

11

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

là 3% trên tổng quỹ lương cơ bản của người lao động trong tháng đó. Trong
đó 2 % người sử dụng lao động đóng, 1% người lao động phải đóng.
Phạm vi thu chi quỹ BHYT : Phục vụ chi trả cho người lao động khi
gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, thai sản... gồm tiền thuốc men , viện phí.
3.3 Kinh phí cơng đồn
Nguồn hình thành : Nguồn kinh phí này được tạo lập từ thu nhập của
người lao động thơng qua bảng lương cơ bản hàng tháng trích 1 % để đóng
đồn phí cơng đồn. Cịn cơ quan đơn vị người sử dụng lao động phải căn cứ

vào bảng lương hàng tháng của người lao động phải trích 2 % để nộp vào quỹ
cơng đồn. Cuối năm đến ngày 31 / 12 cơng đồn cấp trên căn cứ vào tổng
quỹ lương của đơn vị mà Phịng Tài chính - kế hoạch, Phịng nội vụ đã duyệt
để tính tổng mức thu KPCĐ của cơ quan đơn vị cấp dưới nộp lên, từ đó cơ
quan cấp trên ( huyện, tỉnh ) trích trả lại cho cơng đồn cơ sở 1 / 3 số tiền
KPCĐ mà cơng đồn cơ sở nộp lên để cơng đồn cơ sở chi hoạt động .
Phạm vi chi tiêu quỹ cơng đồn : Phục vụ cho hoạt động thường xuyên
như khen thưởng, văn nghệ, thể dục thể thao, thăm hỏi đồn viên cơng đồn,
hội nghị sơ kết, tổng kết quý, năm...
IV - HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, TIỀN CƠNG VÀ TRỢ CẤP
BHXH PHẢI TRẢ.
1. Hạch tốn lao động
Là hạch toán số lượng lao động tại đơn vị cả về mặt số lượng, chất
lượng từng loại lao động theo tính chất cơng việc chun mơn, trình độ, chức
vụ, vị trí của người lao động. Việc hạch tốn này do Phịng Tài chính - Kế
hoạch, Phịng nội vụ huyện quản lý, theo đó đơn vị cơ sở chỉ chịu trách nhiệm
theo dõi, quản lý thu chi, cấp phát theo quy định.
2. Hạch toán thời gian lao động
SV : Nguyễn Viết Đạm

12

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

Là hạch toán việc sử dụng quỹ thời gian lao động đối với người lao

động ở từng bộ phận, phòng ban qua bảng chấm công mà thủ trưởng đơn vị
giao cho văn phòng ủy ban theo dõi. Hàng tháng họp cơ quan đơn vị, bảng
chấm cơng đó được thơng qua trước hội nghị. Cuối kỳ, cuối năm làm căn cứ
để đề bạt, xem xét nâng lwong bình bầu cá nhân xuất sấưc, khen, kỷ luật.
3. Tiền lương và trợ cấp BHXH
Cuối tháng, trên cơ sở các tài liệu hạch toán ngày cơng, thời gian làm
việc và các chính sách xã hội về lao động và BHXH do nhà nước quy định mà
đơn vị được áp dụng. Kế toán lập biểu tiền lương và tiền BHXH phải trả cho
người lao động.
Việc tính tốn tiền lương theo thời gian, tiền lương theo chi phí phải trả
cho người lao động được tính cụ thể chi tiết cho từng người lao động. Sau đó
tổng hợp theo từng bộ phận, phòng, ban lập thành một bảng lương tháng cho
cả đơn vị, hàng tháng theo lịch nhận trợ cấp của Kho bạc Nhà nước, kế toán
lập lệnh chi tiền kèm bảng kê chứng từ chi, bảng kê chi ngân sách cùng thủ
quỹ ngân sách trực tiếp kho bạc nhà nước nơi mình giao dịch, rút tiền mặt về
nhập quỹ, sau đó căn cứ vào bảng lương phụ cấp để chi trả cho người lao
động.
Bảng thanh toán BHXH, trước khi thực hiện giao dịch Kho bạc nhà
nước thì kế tốn phải lập lệnh chi tiền cho mẫu C3 - 02 bằng chuyển khoản
kèm theo bảng kê chi ngân sách đúng theo mục lục ngân sách chuyển số tiền
BHXH phải nộp của cả người sử dụng lao động và người lao động để chuyển
cho cơ quan BHXH nơi mình giao dịch.
Trường hợp đơn vị HCSN có thu thì tiền thưởng, tiền tăng thêm ngồi
lương, kế tốn lập bảng thanh tốn riêng, khơng gộp vào bảng thanh tốn
lương phụ cấp của tháng đó.

SV : Nguyễn Viết Đạm

13


Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

Tiền lương , tiền chi trả BHXH của người lao động phải kịp thời, chính
xác. Khi nhận các khỏan lương, phụ cấp người lao động phải kiểm tra các
khoản được hưởng, các khoản chiết trừ...và có trách nhiệm ký nhận đầy đủ
vào bảng lương thanh tốn hàng tháng.
Việc tính tiền lương và trợ cấp BHXH được biểu hiện qua sơ đồ
sau :

Chứng từ hạch

Chứng từ về BH

Chứng từ về

toán kế tốn

(BH trả thay lương)

tiền thưởng

Tiền lương tính

Tiền lương tính


theo thời gian

theo sản phẩm

Bảng thanh

Bảng chiết trích

Bảng thanh

Bảng thanh

tốn lương

lương, BH

tốn BHXH

toán tiền

Bảng thanh toán tiền lương và BH ( Chi trả, khấu trừ )

Mẫu chứng từ được áp dụng theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết
định 1141 / TC/ CĐKT ngày 01 / 11 / 1995 của Bộ Tài chính.
Đối với người lao động nghỉ phép vẫn được hưởng lương, phần lương
này đơn vị hạch toán vào chi thường xuyên được Nhà nước chi trả.
V- KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG, BHXH, BHYT VÀ
KPCĐ
SV : Nguyễn Viết Đạm


14

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

1. Các chứng từ sử dụng :
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của các cơ quan đơn
vị thường áp dụng các chứng từ sau :
- Bảng chấm cơng ( Mẫu C01- H )
- Bảng thanh tốn tiền lương ( mẫu C)2 - H )
- Bàng thanh toán tiền lương ( Mẫu C34 - SN )
- Hợp đồng giao khốn cơng việc ngồi giờ ( mẫu C06 - H )
- Giấy báo làm việc ngoài giờ ( mẫu C05 - H )
- Giấy đi đường ( Mẫu C07 - H )
- Phiếu báo điều tra tai nạn lao động ( mẫu C08 - H )
- Bảng thanh tốn tiền cơng làm thêm ngịai giờ ( mẫu C41 - SN ).
- Sổ chi tiết ( mẫu S43 - H )
- Sổ tổng hợp chi ngân sách ( mẫu )
- Sổ Nhật ký - sổ cái ( mẫu S01 - H )
- Giấy đề nghị thanh toán
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy thanh toán tạm ứng
- Phiếu chi
2. Tài khoản sử dụng
Kế toán tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ sử dụng tài khoản 111,112,
8142, 8192 theo mục lục ngân sách của chế độ tài khoản ngân sách xã.

- Kế toán tiền lương
+ Rút kho bạc nhập quỹ
Nợ TK 111
SV : Nguyễn Viết Đạm

Số tiền lương phụ cấp của người lao động được
15

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Có TK 112

Trường cao đẳng hóa chất

trả trong tháng

+ Khi thanh tốn tiền lương cho người lao động
Nợ TK 814

Số tiền lương phụ cấp thực chi người lao động

Có TK 111

đã nhận

Cuối tháng đối chiếu số chi ngân sách để trả lương phụ cấp cho người
lao động phải khớp đúng và có xác nhận của kho bạc.

Tài khoản 111 : Số tiền lương phụ cấp phải trả cho công chức, viên
chức từ kho bạc nhập quỹ.
Bên nợ : Số tiền lương, tiền công rút kho bạc nhập quỹ về chưa chi trả.
Bên có : Số tiền lương, phụ cấp đã xuất quỹ tiền mặt được thanh toán
cho người lao động.
Số dư bên nợ : Tiền công phụ cấp rút kho bạc về nhập quỹ chưa chi trả
hết cho người lao động.
- Kế tốn trích nộp theo lương
+ Tài khoản sử dụng : TK 1121 : Tiền gửi ngân sách tại kho bạc
Khi thanh toán tiền BHXH, BHYT cho người lao động ghi :
Nợ TK 8142
Có TK 1121

Chi ngân sách qua Kho bạc
Nộp 2 % BHXH, 3% BHYT, 2% KPCĐ

Số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ được tính trả theo mục lục ngân sách
Nhà nước.
+ BHXH mà người lao động đóng 5 %

005 1301 10701

+ BHXH mà người sử dụng lao động đóng 20 %

005 1301 10601

+ BHXH mà người lao động đóng 1 %

005 1301 10702


+ BHYT mà người sử dụng lao động đóng 2 %

005 1301 10602

+ KPCĐ mà người sử dụng lao động đóng 2 %

005 1301 10603

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở ngân sách xã có liên
quan đến các tài khoản khác như : TK331, TK311.
PHẦN II
SV : Nguyễn Viết Đạm

16

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở UBND XÃ
HỒNG HOA THÁM
I - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA UBND XÃ HOÀNG HOA THÁM
Tiền Phong là một xã chuyên về sản xuất nông nghiệp, địa bàn nằm xa
trung tâm huyện Ân Thi 10 km về phía nam với tổng diện tích đất tự nhiên
922,6 ha, trong đó đất nơng nghiệp 468,17 ha, đất trồng cây hàng năm
397,876 ha, đất trồng lúa 384,57 ha, đất trồng cây hàng năm khác 15,30 ha.

Dân số 4587 người, số hộ 1450 hộ.
Số lao động phân bổ :

3.862 người

+ Lao động nông nghiệp

3.449 người

+ Lao động phi nông nghiệp

413 người

Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2007 : 7,1 triệu đồng / người /
năm, ước tính năm 2008 : 8,5 triệu đồng / người / năm.
* Tổ chức bộ máy
Theo Nghị định 121 - CP / NĐ - CP năm 2003 cán bộ xã, phường được
phân ra làm 2 loại.
+ Công chức chuyên trách ( dân cử )
1. Ơng : Nguyễn Văn Hồng

Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã

2. Ơng : Trần Văn Kỳ

Phó BT Đảng bộ- Chủ tịch UBND xã

3. Ông : Nguyễn Văn Lý

Đảng ủy viên - Phó chủ tịch UBND xã


4. Ơng : Qch Văn Thường

Phó bí thư ĐU - TT Đảng

5. Ơng : Ng Đình Thi

Phó chủ tịch HĐND xã

6. Ơng : Nguyễn Văn Đàn

Chủ tịch Hội ND xã

7. Ông : Nguyễn Văn Khéo

Chủ tịch MTTQ xã

8. Ơng : Ng Ngọc Thanh

Bí thư Đồn xã

9. Ơng : Ng Ngọc Loan

Chủ tịch Hội CCB xã

10. Bà : Ng Thị Xuyên

Chủ tịch Hội PN xã

SV : Nguyễn Viết Đạm


17

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

* Cơng chức chun mơn ( tuyển dụng )
1. Ơng : Nguyễn Văn Tiệm

Xã đội trưởng

2. Ông : Nguyễn Đức Thắng

Trưởng cơng an xã

3. Ơng : Nguyễn Thế Vinh

Tư pháp

4. Ông : Nguyễn Văn Hướng

Văn phòng - Thống Kê

5. Ông : Nguyễn Văn Hoạt

Văn hóa


6. Bà : Nguyễn Thị Nhung

Kế tốn ngân sách xã

7. Ơng : Nguyễn Đăng Hướng

Địa chính

8. Ông : Nguyễn Văn Giáo

Xây dựng cơ bản

Và cán bộ bán chuyên trách từ xã đến thôn .
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương thực hiện các
nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quản lý của UBND huyện Ân Thi và các
quy định của pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là một
cấp ngân sách cuối trong hệ thống cấp ngân sách Nhà nước. Nguồn ngân sách
để chi trả cho bộ máy quản lý xã. Mỗi năm Nhà nước đều tính bình qn
860.000.000 đồng, năm 2008 dự tốn 940.000.000 đồng.
Tổng thu ngân sách năm 2007

= 900.000.000 đồng

Tổng chi ngân sách năm 2007

= 875.000.000 đồng

Trong đó chi thường xuyên


= 875.000.000 đồng

Chi đầu tư phát triển
Nguồn chi đầu tư phát triển chủ yếu dựa vào tiền cấp quyền sử dụng
đất và chương trình mục tiêu từ huyện, tỉnh thực hiện Nghị quyết HĐND xã
nhiệm kỳ 2004 - 2009 đến nay cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm đã
hoàn chỉnh.
Việc tổ chức bố trí cơng việc theo các chức danh hợp với ngành nghề
đào tạo, năng lực công tác.
II - TỔ CHỨC BỘ MÁY, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỘ
MÁY KẾ TOÁN
SV : Nguyễn Viết Đạm

18

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

1. Tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách xã Hồng Hoa Thám gồm
- 01 Kế tốn ngân sách xã
- 01 Thủ quỹ ngân sách
2. Chức năng, nhiệm vụ
Hạch toán kế toán là bộ phận cần thiết quan trọng của hệ thống quản lý
kinh tế, tài chính có vai trị tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm sốt
hoạt động, cùng với sự phát triển và đổi mới của nền kinh tế, hệ thống kế tốn
khơng ngừng được hồn thiện và phát triển góp phần tích cực vào việc tăng

cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia. Trong cơng tác
quản lý tài chính ngân sách xã Luật ngân sách Nhà nước và hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật đã hướng dẫn công tác hạch tốn kế tốn ngân sách xã.
Ngịai ra Luật kế tốn đã được Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 17 / 6 / 2003 cùng với Nghị định số 128 / 2004 / NĐ - CP do
Chính phủ ban hành ngày 31 / 5 / 2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước
đã giúp cho hệ thống văn bản quản lý trong lĩnh vực tài chính nói chung và
lĩnh vực ngân sách và tài chính xã nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn.
Để quy định và hướng dẫn đồng bộ các văn bản pháp lý trong lĩnh vực
Ngân sách và tài chính xã và luật kế tốn - Bộ tài chính đã ban hành quy định
số 94 / 2005 / QĐ - BTC ngày 21 / 12 / 2001 và quy định số 208 / 2003 / QĐ BTC ngày 15 / 12 / 2003.
2.1 Chức năng
Kế toán ngân sách và tài chính xã là việc thu nhập xử lý kiểm tra, giám
sát phân tích và cung cấp thơng tin về tồn bộ hoạt động kinh tế - tài chính
của xã gồm : Hoạt động thu - chi ngân sách và các hoạt động tài chính khác
của xã. Kế tốn ngân sách xã phải tổ chức cơng tác kế tốn theo Luật kế toán
Nghị định 128 / 2004 / NĐ- CP ngày 31 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy
SV : Nguyễn Viết Đạm

19

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong lĩnh

vực kế toán nhà nước các văn bản pháp luật hiện hành và chế độ kế tốn này.
2.2 Nhiệm vụ của tài chính và kế toán ngân sách xã
* Phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác trung thực và hệ thống các khoản
thu chi ngân sách, thu chi hoạt động tài chính khác và thu chi các quỹ công
chuyên dùng của xã.
* Thu nhập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu - chi ngân sách các
quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sự
nghiệp tình hình quản lý và sử dụng tài sản cơng do xã quản lý và các hoạt
động tài chính khác ở xã.
* Thực hiện kiểm tra, kiểm sốt tình hình dự toán thu - chi các quy định
về tiêu chuẩn định mức, tình hình quản lý sử dụng các quỹ cơng chun dụng.
Các khoản thu đóng góp của dân, tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phận
trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã.
* Phân tích tình hình thực hiện dự tốn thu - chi ngân sách, tình hình
quản lý và sử dụng tài sản của xã, tình hình sử dụng các quỹ cơng chun
dụng cung cấp thơng tin, số liệu tài liệu kế tốn tham mưu, đề xuất với UBND
- HĐND xã các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã
hội trên địa bàn xã.
* Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết tốn ngân sách xã trình ra
HĐND xã phê duyệt, phục vụ cơng khai tài chính trước nhân dân theo quy
định của Pháp luật và gửi Phòng Tài chính - kế hoạch huyện để tổng hợp vào
Ngân sách Nhà nước.
2.3 Chức năng của kế tốn
Kế tốn có chức năng giúp Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện cơng
tác kế tốn thống kê và thơng tin kinh tế trong xã. Thực hiện kiểm tra, kiểm
soát việc tuân thủ các chế độ chính sách tài chính - kế toán của nhà nước tại
SV : Nguyễn Viết Đạm

20


Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

xã và Nghị quyết của HĐND xã về ngân sách tài chính quản lý hoạt động thu
chi ngân sách và tài chính khác ở xã.
2.4 Nhiệm vụ của kế tốn
Tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn phù hợp điều kiện hoạt động yêu
cầu và trình độ quản lý của xã
Tổ chức việc lập dự toán và việc thực hiện dự toán thu - chi, việc chấp
hành các định mức, tiêu chuẩn Nhà nước tại xã. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm
sốt thu chi tài chính của các bộ phận trực thuộc xã Tiền Phong.
Thực hiện bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán và việc sử dụng tài liệu kế
toán lưu trữ theo quy định.
Thực hiện hướng dẫn các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính, kế tốn
của nhà nước trong xã, phân tích đánh giá tình hình dự toán thu - chi ngân
sách xã.
2.5 Thủ quỹ
Chịu trách nhiệm quản lý xuất, nhập quỹ tiền mặt đôn đốc, tận thu các
khỏan nợ phải thu. Hàng ngày phải cập nhật sổ quỹ tiền mặt đối chiếu quỹ
tiền mặt hiện tồn quỹ cuối ngày so với sổ sách kế toán.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán UBND xã Hồng Hoa Thám

Chủ tài khoản

Kế tốn


Thủ quỹ

2.6 Mã số đơn vị sử dụng Ngân sách
Tài khoản thu ngân sách - tài khỏan chi ngân sách
SV : Nguyễn Viết Đạm

21

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

- Mã số đơn vị SDNS

440329437

- Tài khoản thu ngân sách

741012943000

- Tài khoản chi ngân sách ( Chi thường xuyên )

3310100043000

- Tài khoản chi ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản 331030043000
III - LUẬT KẾ TỐN, HÌNH THỨC KẾ TOÁN, CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TỐN

1. Sổ kế tốn
Xã mở sổ kế tốn theo phương pháp kế toán kép, để ghi chép nghiệp vụ
kế toán phát sinh, lưu trữ tồn bộ số liệu kế tốn và làm cơ sở lập báo cáo tài
chính.
2. Hình thức kế tốn
Hình thức kế tốn theo phương pháp " Kế toán kép " Nhật ký - Sổ cái.
3. Sổ nhật lý sổ cái có đầy đủ các yếu tố sau :
- Ngày tháng ghi sổ
- Số liệu ngày tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Số liệu tài khoản ghi nợ, số liệu tài khoản ghi có của nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.
- Tên các tài khoản kế toán, mỗi tài khoản kế tốn có tài khoản ghi nợ,
tài khoản ghi có, số lượng các cột tên nhật ký sổ cái nhiều hay ít phục thuộc
vào số lượng tài khỏan áp dụng của xã
- Số tiền ghi nợ và số tiền ghi có của từng tài khoản
4. Sổ kế toán chi tiết
- Phản ánh tài khoản cấp I, tài khỏan cấp II
SV : Nguyễn Viết Đạm

22

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

- Ngày, tháng ghi sổ

- Số hiệu, ngày tháng chứng từ
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
5. Chứng từ kế tốn
Mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh có liên quan đến ngân sách và
hoạt động tài chính của xã đều phải lập chứng từ kế tốn. Mọi số liệu ghi trên
sổ chứng từ kế toán đều phải có chứng từ kế tốn, chứng minh chứng từ kế
toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính. Chứng từ kế
tốn phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời và chính xác theo nội dung quy
định trên mỗi chứng từ, nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính. Tên chgứng từ
khơng viết tắt, khơng tẩy xóa, sửa chữa, khi viết phải dùng bút mực, số và chữ
viết liên tục, chứng từ kế toán phải lập đủ số liên quy định cho mỗi chứng từ.
+ Nội dung chứng từ kế toán
- Tên và số hiệu chứng từ
- Ngày tháng năm lập chứng từ
- Tên địa chỉ của cá nhân, đơn vị lập chứng từ kế tốn
- Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, số lượng, đơn giá thành tiền ghi
bằng số và bằng chữ.
- Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên
quan đến chứng từ kế tốn
+ Luân chuyển chứng từ
- Lập, tiếp nhận chứng từ kế toán
- Kiểm tra và ký chứng từ kế toán
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán
- Sắp xếp bảo quản chứng từ kế toán
SV : Nguyễn Viết Đạm

23

Lớp KTLT1 - K3H



Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

6. Hệ thống tài khoản
6.1 Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế
Hệ thống tài khoản kế tốn ngân sách và tài chính xã gồm 19 tài khoản
cấp I, trong đó có 11 tài khoản bắt buộc mà UBND xã đang áp dụng. Còn 8
tài khoản hướng dẫn áp dụng cho những xã có nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liene quan.
Tài khoản cấp I gồm 3 chữ số thập phân, tài khoản cấp II gồm 4 chữ số
thập phân, tài khỏan cấp 3 gồm 5 chữ số thập phân.
7. Danh mục sổ kế toán theo phương pháp kế toán kép.
- Nhật ký sổ cái ( Mẫu S01 - X )
- Sổ quỹ tiền mặt ( Mẫu S01a - X )
- Sổ Nhật ký thu - chi quỹ tiền mặt ( Mẫu S026 - X)
- Sổ tiền gửi kho bạc ( Mẫu S03 - X )
- Sổ thu ngân sách xã ( Mẫu S04 - X )
- Sổ chi ngân sách xã ( Mẫu S05 - X )
- Sổ tổng hợp thu ngân sách xã ( Mẫu S06a- X )
- Sổ tổng hợp chi ngân sách xã ( Mẫu S06b - X)
- Sổ theo dõi các quỹ công chuyên dùng của xã ( Mẫu S07 - X )
- Sổ phải thu ( mẫu S08 - X )
- Sổ phải trả ( Mẫu S09 - X )
- Sổ theo dõi các khoản thu hộ, chi hộ ( Mẫu S10 - X )
- Sổ tài sản cố định ( Mẫu S11 - X )
- Bảng tính hao mòn tài sản cố định ( Mẫu S12 - X )
- Sổ theo dõi thu chi hoạt động tài chính khác ( Mẫu S13 - X )

- Sổ theo dõi thu chi hoạt động tài chính khác ( Mẫu S13 - X )
- Sổ theo dõi các khoản tạm ứng của kho bạc ( Mẫu S14 - X )
- Sổ theo dõi các khỏan đóng góp của dân ( Mẫu S15 - X )
SV : Nguyễn Viết Đạm

24

Lớp KTLT1 - K3H


Chuyên đề thực t ập tốt nghiệp

Trường cao đẳng hóa chất

- Sổ theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản ( Mẫu S18 - X )
8. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế tốn hình thức chứng từ ghi sổ.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ

Bảng tổng hợp

Sổ kế toán

chứng từ kế toán

Chi tiết

Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng


Nhật ký - sổ cái

từ ghi sổ

Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chính
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu cuối tháng

IV- THỰC TẾ CƠNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI UBND XÃ HOÀNG
HOA THÁM
1. Nguyên tắc trả lương

SV : Nguyễn Viết Đạm

25

Lớp KTLT1 - K3H


×