I. SƠ LƯỢC VỀ MÓNG CÁI
Móng cái là địa đầu phía đông bắc của tỉnh Quảng ninh, cũng là địa
đầu phía đông bắc Việt nam có 70 km đường biên giới trên bộ tiếp giáp
với tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc. phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phái tây
giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp huyện Cô Tô và phía bắc giáp biên
giới việt Nam- Trung Quốc.
Thành phố Móng Cái hiện nay có diện tích đất tự nhiên 516,55 km2,
trải rộng từ 107010’ đến 108005’ kinh độ đông và từ 210 10’ đến 21040’vĩ
độ bắc. 85 % diện tích là đất liền, trong đó 71% diện tích tự nhiên là đồi
và núi xen kẽ các thung lũng, sông suối, bãi biển, thấp dần từ bắc đến
nam. Xã vùng cao Hải Sơn có dãy Pan Nai với đỉnh cao nhất là 710m.
15% diện tích của thành phố là đảo đã tạo thành nhiều của đầm, vũng,
bãi, thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Đảo Vĩnh thực là
một dãy núi dài chạy dài gần 20 km từ đông sang tây, cách đất liền trên
2 km tạo thành vịnh lớn, đỉnh cao nhất là 170m.Tổng dân số năm 2006
gần 8 vạn người gồm 5 dân tộc anh em: Kinh, Dao, Tày , Sán chay và
Hoa.
II. TÊN GỌI MÓNG CÁI QUA CÁC THỜI KÌ
Tên Móng Cái bắt nguồn từ cái tên “Mang Nhai”. “ Mang” là tên dòng sông,
là xuất xứ từ tên sông “ thác Mang” của địa phương, lúc bấy giờ tren dòng
sông có một ngọn thác đổ xuống, dòng thác chảy mạnh dữ dội, uốn khúc
giống như con rắn hổ mang khổng lồ nên gọi là sông “thác Mang”. Còn “
Nhai” xuất phát từ “ Cái” có nghĩa là chợ. Do chữ Nôm của ta thiếu âm nên
viết “ Mang Cai” thành Mang Nhai tức là chợ bên sông Mang. Khi người
Pháp đến phiên âm ra là Mon Cai, sau này ta viết thành Móng Cái cho Việt
hóa 2. Trải qua các giai đoạn lịch sử, Móng Cái ngày nay được hình thành
bởi quá trình chia ra, hợp lại của nhiều thời kỳ và có những tên gọi khác
nhau.
Về địa lý hành chính, theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương
mục thì Móng Cái xa xưa được gọi là trấn Triều Dương. Đến đời Lý Thái Tổ
năm Thuận Thiên thứ 14 được gọi là châu Vĩnh An. Đời Trần Thiên Ứng
Chính Bính thứ 11(1242) gọi là lộ Hải Đông. Đời hậu Lê năm Thuận Thiên thứ
1(1426) gọi là Yên Bang(Đông Đạo). Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) được gọi
là Yên Bang. Năm Hồng Đức thứ 21(1490)gọi là xứ, trấn Yên Bang. Thời Lê
Trung Hưng(1509- 15160), để tránh phạm húy nên gọi là Yên Quang. Thế kỷ
XVII, gọi là châu Vạn Ninh và thế kỷ XVIII gọi là châu Mang Nhai
Nhà thờ Móng Cái xưa
III. ĐÔ THỊ MÓNG CÁI VÀ VẠN NINH XƯA
( Theo địa chí tỉnh Quảng Ninh)
Đô thị Móng Cái nằm trên ngã ba sông Ka Long và sông Bắc Luân, tiếp
giáp với biên giới Trung Quốc. Bờ nam bên này là đô thị Móng Cái của Việt
Nam, bờ bắc bên kia là đô thị Đông Hưng của Trung Quốc. Chỗ ngã ba sông,
là một dòng thác chảy dữ dội uốn khúc như một con rắn hổ mang, lòng sông
trơ ghềnh đá và trải rộng nên có tên là sông Mang hoặc sông Thác Mang.
Đầu thời Nguyễn, thời Gia Long, biên giới hai nước định lại, lui xuống phía
Nam, nửa tổng Kiến Diên và phố An Lương thành đất nhà Thanh. Để khẳng
định không chịu lùi nữa, các quan triều Nguyễn lấy tên vua Gia Long thay tên
sông Thác Mang. Để tránh phạm húy vua Gia Long gọi trệch đi là sông Ca
Long và người Pháp viết là Ka Long.
Còn Vạn Ninh ở cách nội thị Móng Cái 8km về phía Nam. Vạn Ninh nay là
một xã có 4 thôn: Bắc, Trung, Đông, Nam. Thôn Đông, thôn Trung và thôn
Nam giáp biển. Ở đây có một hệ thống bến thuyền như bến Vạ Rạt(thôn
Đông), bến cây gạo(thôn Trung), bến Dóc(thôn Trung), bến Đá Chồng. Nay
Vạn Ninh là một xã chủ yếu sống bằng nông nghiệp, một phần đánh bắt, nuôi
trồng hải sản, làng xóm giống các làng quê.Tên cổ của Vạn Ninh là làng Bần,
làng Đồng Chùa, nhưng ca dao cổ lại đã từng ghi nhận là phố Vạn Ninh:
Cầm bằng bác mẹ chẳng sinh
Thì em xuống phố Vạn Ninh cho rồi
Như vậy Vạn Ninh và Móng Cái là hai nơi, một phố phường buôn bán giáp
biên giới và một bến cảng cũng chủ yếu giao lưu buôn bán.
Vùng biên giới Việt – Trung từ lâu đời đã diễn ra các hoạt động buôn bán,
trao đổi hàng hóa giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng
bởi những lý do về địa hình, rừng núi hiểm trở nên các hoạt động buôn bán
trao đổi hàng hóa nói trên thường chỉ diễn ra tại biên giới 4 tỉnh: Lào cai,
Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam.
Chính sử triều Nguyễn cho biết một số cửa thông thương giữa thương
nhân hai nước Việt- Trung tại tỉnh Quảng Yên, mà quan trọng hơn cả là “Cửa
ải Thác Mang” tức Móng Cái ngày nay.Sách Đại Nam nhất thống chí chép:
Cửa ải Thác Mang ở xã Vạn Xuân, cách châu Hải Ninh hai dặm về phía Bắc,
giáp đồn phủ Đông Hưng, ở nơi phân giới với Khâm Châu nước Thanh.
Phàm hai nước có công văn đều do cửa ải này giao đệ, đi đến tỉnh(tức đô thị
Quảng Yên) phải mất 8 ngày đường bộ. Lại có ải Bạch Thạch, ải Thôn Thiên,
ải Hoàn Trúc, ải Bương, ải Lý Lê, đều ở xã Yên Lương, tiếp giáp động Tư Lặc
nước Thanh, cũng là đường buôn bán của người phương Nam, phương Bắc
qua lại” Sách Đại Nam nhất thống chí còn cho biết thêm về sự sầm uất của
địa điểm Móng Cái: “Phố Thác Mang ở châu Vạn Ninh, người nước Thanh tụ họp
buôn bán, nhà ngói như bát úp, cũng là nơi phồn thịnh. Lại có các phố Yên Lương,
Yên lạc, Na Tiền, Mã Tế, Đại Hoàng, Lạc Tú, Đầm Hà”.
Cũng như nhiều thương cảng khác trên đất nước ta, thương cảng Vạn
Ninh, ngoài số lái buôn người Việt đến ở hoặc đi lại buôn bán còn có khá
đông thương nhân là người Hoa. Người Hoa sang nước ta, ngoài số nông
dân, ngư dân di cư sang sinh sống lâu dài ở nhiều vùng nông thôn, hải đảo
còn có những người sang buôn bán sinh sống ở các thành phố và làm môi
giới trung gian mua hàng, bán hàng cho thuyền buôn Trung Quốc và các
nước khác.
Theo ngô Thì Sĩ thì ở Đàng Ngoài, đến thế kỷ XVIII có khoảng 3,6 vạn
người Hoa ở rải rác nhiều nơi, hoặc buôn bán, hoặc khai mỏ, hoặc làm ruộng,
nhưng phần lớn buôn bán ở các thành phố, thị tứ, thương cảng và khai mỏ ở
vùng thượng du.
Năm 1717, chúa Trịnh Cương quy định những Hoa kiều mới sang “ ai đi
đường thủy thì cho phép cư trú ở Vạn Triều, ai đi đường bộ đến thì cho phép
cư trú ở dinh Điêu Diêu. Còn những ai từ trước cư trú đã lâu ở các phố xá
như Mao Điền(Hải Dương), phố Bắc Kạn(Thái Nguyên), phố Kỳ Lừa(Lạng
Sơn), phố Vạn Ninh(An Quảng) và phố Mục Mã(Cao Bằng) đều cho phép
được cư trú như cũ.
Năm 1764, chúa Trịnh Doanh quy định lại một lần nữa: Những thương nhân
trung Quốc sang biên giới chỉ được ở Vân Đồn, Vạn Ninh(An Quảng), Càn
Hải, Hội Thống(Nghệ An), Triều Khẩu(Thanh Hóa).
Tình hình buôn bán tại các cửa quan xung quanh đô thị Móng Cái- Vạn Ninh
vào nửa đầu thế kỷ XIX được mở rộng và tiền thuế được triều đình nhà
nguyễn quy định rõ. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết địa điểm cụ thể
của từng nơi: “ Cửa An Lương ở xã An Lương, cách châu Vạn Ninh 57 dặm về
phía Đông có một nhánh ở xã Vạn Xuân, châu Vạn Ninh”. Tiền thuế thường niên
ở cửa quan này được sách Hội Điển cho biết như sau:
“ Tiểu ngạch thuế cửa An Lương, châu Vạn Ninh, tỉnh Quảng Yên, có một cửa
chính, một cửa phụ ở An Dương:
+ Gia Long năm năm thứ 18(1819) là 7.500 quan
+ Thiệu Trị năm thứ 4(1844) định giá trung bình cả năm là 8.000 quan, tháng
nhuận thêm 1 tháng, cộng 8.666 quan, lệ nộp nửa bạc nửa tiền”.
Bên cạnh những quy định về ngạch thuế cửa quan, triều Nguyễn còn đưa ra
nhiều thể lệ đánh thuế thuyền buôn các nước đến buôn bán ở Việt Nam.
Dưới thời Gia Long, đối với các thuyền buôn của Trung Quốc, về nguyên tắc
nhà Nguyễn tỏ ra ưu đãi đánh thuế nhẹ hơn các thuyền buôn phương Tây.
Sách Hội Điển chép rõ mức thuế đánh vào các thuyền buôn từ các tỉnh của
Trung Quốc như sau: “Thuyền buôn Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải thì
mỗi chiếc tiền thuế cảng và tiền nộp các lễ nộp thay bằng tiền, cộng 4.000 quan.
Tiền các lễ dâng vua 546 quan 5 tiền. Tiền lễ quan cai tàu(thuyền Quảng Đông 355
quan, thuyền Phúc Kiến 290 quan). Tiền thuế cảng và tiền các lễ: cơm nước, xem
xét, sai phái(thuyền Quảng Đông 3098 quan 5 tiền, thuyền Phúc Kiến 3163 quan 5
tiền)”
Dưới triều Minh Mạng(1820 – 1840), triều đình quy định lại ngạch thuế các
thuyền buôn nước ngoài, không đánh đồng loạt như trên.Năm 1820, quy
định đánh thuế thuyền buôn căn cứ ở chiều rộng của lòng thuyền, từ tỉnh
nào của Trung Quốc sang và đến buôn bán ở miền nào, tỉnh nào của Việt
Nam. Thí dụ nếu: “thuyền buôn từ phủ Quảng Châu, phủ Triều Châu - châu Nam
Hùng, phủ Huệ Châu, phủ Phúc Kiến rộng 25 thước đến 14 thước(từ 6,1 – 3,5m)
mà đến buôn ở Vạn Ninh(thuộc Quảng Yên, Bắc Thành) thì mỗi thước (0,40m) tiền
thuế là 120 quan”.
Sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép khá nhiều cửa quan và tấn sở, tức
những trạm kiểm soát hàng hóa và thu thuế trên đất liền giáp biên giới Việt –
Trung thuộc châu Vạn Ninh và trên nhiều hòn đảo, nhiều bến sông theo
đường thủy vào sâu trong đất liền.
Mặc dù thương cảng Vạn Ninh đã có một thời gian dài thuyền buôn các
nước, nhất là thuyền buôn Trung Quốc, ra vào buôn bán khá nhộn nhịp sầm
uất, thì từ đầu thế kỷ XX đến nay, thương cảng “vang bóng một thời” ấy cũng
chỉ là những bến thuyền nhỏ nhoi, để chiều chiều một vài con thuyền lẻ loi về
đậu. Nguyên nhân căn bản dẫn đến “cái chết dần dần” của thương cảng Vạn
Ninh chính là tọa lạc bên cạnh cửa sông Thác Mang, một con sông vốn không
rộng, lưu lượng nước không lớn, nhiều ghềnh thác, cửa sông lại thường
xuyên bị phù xa bồi lấp. Ngày nay, tại bến Vạn Ninh xưa, khi thủy triều xuống,
chúng ta có thể lội xa bờ hàng chục mét. Điều đó cho thấy Vạn Ninh có lẽ mãi
mãi giống như Vân Đồn, không có đủ những điều kiện cần thiết để phục hồi
lại vị trí của một thương cảng ở thời hiện đại. Từ lâu, vị trí thương cảng xưa
của Vạn Ninh đã được dịch chuyển đến cảng Thọ Xuân thuộc đô thị Móng Cái.
Cảng Thọ Xuân trên sông Ka Long, rất gần biên giới, thuận tiện nhiều mặt
nhưng tàu lớn không vào được. Trở ngại đó được khắc phục bằng sự hình
thành cảng chuyển tải Vạn Gia.
Cảng Vạn Gia bên đảo Vĩnh Thực hội đủ những điều kiện để trở thành một
thương cảng có khả năng tiếp nhận những con tàu trọng tải lớn. Thương
cảng Vạn Gia sẽ tiếp tục truyền thống sầm uất của cảng Hội Điển. Vạn Gia
chỉ cách Vạn Ninh 4 km đường biển. Vào ngày đẹp trời, trời yên, biển lặng,
có thể đứng từ Vạn Ninh nhìn khá rõ bến thuyền Vạn Gia. Như vậy ở một
mức độ nhất định có thể nói rằng: Vạn Ninh không “mất” đi mà “hóa thân”
thành Vạn Gia. Về thực chất cả Vạn Ninh lẫn Vạn Gia, từ xưa cho tới nay vẫn
đóng vai trò là một thương cảng vệ tinh của đô thị Móng Cái. Đô thị cổ -
trung đại Móng Cái với một vị trí đặc biệt thuận lợi về mặt kinh tế thương
mại ngày càng phát triển, đổi mới và hưng thịnh.
Góc phố Móng Cái xưa
IV. MÓNG CÁI
NHỮNG MỐC SON CHÓI LỌI
- Cuối năm 1942, Mặt trận Việt Minh huyện Móng Cái được thành lập
- Ngày 07- 05- 1946, UBHC Cách mạng lâm thời Móng Cái được thành lập.
- Ngày 19- 10- 1946, thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt nam huyện Móng Cái.
- Ngày 02- 08- 1954, giải phóng thị xã Móng Cái.
- Ngày 05- 02- 1989, thực hiện chủ trương “mở cửa biên giới” của Đảng và Nhà
nước.
- Ngày 17- 04- 1994, thông cầu hữu nghị quốc tế Bắc Luân.
- Ngày 18- 09- 1996, Thủ tướng ban hành Quyết định 675/TTg với các cơ chế ưu
đãi đặc biệt để Móng Cái phát triển, và ngày 19- 04- 2001Thur tướng Chính phủ
ban hành quyết định 53/TTg thực hiện một số chính sách đối với khu kinh tế cửa
khẩu biên giới.
- Ngày 20- 07- 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 52/NĐ- CP thành lập thị xã
Móng Cái.
- Ngày 27- 12- 2001, tổ chức lễ cắm mốc Quốc giới đầu tiên trên biên giới đất liền
tại cửa khẩu Quốc tế Móng Cái.
- Ngày 04-01-2002, Chủ tịch Nước ban hành Quyết định phong tặng Danh hiệu
Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp cho nhân dân, cán bộ
và LLVT thị xã Móng Cái.
- Ngày 09-06-2004, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số
19- QĐ/TU về phát triển thị xã Móng Cái đến năm 2015, xây dựng thị xã thành
thành phố hiện đại, đô thị loại III trước năm 2010.
Ngày 08-06-2007, Bộ xây dựng đã có quyết định 864/QĐ- BXD công nhận Thị xã
Móng Cái là đô thị loại III.
- Ngày 15-12-2007, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nghị Quyết số
13/2007/NQ-HĐND về việc thông qua đề án thành lập Thành phố Móng Cái trực
thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 24-09-2008, Chính phủ đã ban hành nghị định số 03/NĐ-CP thành lập thành
phố Móng cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Móng Cái xưa
V. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÓNG CÁI XƯA
Đường phố Móng Cái xưa
Phố bên sông
Cầu Bắc Luân xưa
Cầu Bắc Luân xưa
VI. DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG MÓNG CÁI
Địa danh Móng Cái được cả nước biết tới qua nhiều di tích lịch sử văn hóa
truyền thống. Những di tích đình, đền, chùa, miếu nghè, nhà thờ có từ lâu
đời, trải qua thăng trầm của lịch sử, các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ
nước: Đình Trà Cổ(thế kỷ XVI), đình Vạn Ninh(XI), đình làng Bầu- Quảng
Nghĩa(thế kỷ XV), chùa Xuân Lan- Hải Xuân(thế kỷ XVII), nhà thờ Tràng Lộ-
Trà Cổ(cuối 1914), nghè thờ thành hoàng Bình Ngọc, miếu thờ xã Vĩnh
Thực(năm 1921)…và bia kỷ niệm nơi đồng chí Trần Phú xuất dương.
1. TRÀ CỔ - NGÔI ĐÌNH CỔ BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG.
Đình làng Trà Cổ nằm bên trái đường theo trục đường chính, đình thuộc thôn
Nam Thọ.
Theo các tư liệu lịch sử ghi lại, vào đầu thế kỷ XV, cuộc chiến tranh Trịnh -
Mạc đã khiến nhân dân vùng Đông Bắc, nhất là quê hương của nhà Mạc là
vùng Nghi Dương, Kiến Thuỵ (Hải Phòng) điêu đứng, nhiều gia đình phải tha
hương đi tìm vùng đất mới sinh sống. Trong số đó có 12 gia đình dân chài
quê ở Đồ Sơn đã lên thuyền đi về phía đông bắc. Họ đã dừng chân tại Trà Cổ
ngày nay để sinh cơ, lập nghiệp.
Đình Trà Cổ
Đình Trà Cổ
Cái tên Trà Cổ ra đời là tên ghép của 2 làng Cổ Trai và Trà Hương với ý nghĩa
luôn nhớ về quê hương Đồ Sơn của mình. Sau khi đặt chân lên đảo, sáu gia đình
nhìn thấy cảnh nơi đây hoang vu đã buồn chán và nói rằng:
“Ở đây ăn bổng lộc gì
Lộc sú thì chat, lộc si thì già”
Và thế là sáu gia đình tìm cách trở về với quê hương cũ, sáu gia đình còn lại thì
quyết tâm xây dựng một cuộc sống mới nơi đây. Họ nói:
“Ở đây vui thú non tiên,
Tháng ngày ngày lọc nước lấy tiền nuôi nhau”
Thế rồi ngày ngày họ khai phá miền đất mới, vừa đánh bắt vừa khai phá dần
dần họ tạo lập được xóm làng. Ban đầu từ sáu ngôi nhà đơn sơ, rồi trở thành một
xóm làng trù phú. Đến thời hậu Lê xóm làng ấy đã phát triển thành một vùng quê
ổn định, là nơi cư trú với một tổ chức xã hội ổn định với một nếp sống cao hơn
xóm ấp. Như nhiều làng quê khác trên đất nước Việt Nam, ngôi đình làng đã
được nhân dân góp công góp của xây dựng lên. Theo lời kể của nhân dân địa
phương thì sau khi xây dựng, các cụ tiên công ở đây đã về quê cũ tại Đồ Sơn xin
chân hương để rước các vị thành hoàng ở đó là Khổng Lộ, Giác Hải, Nhân Minh,
Huyền Quốc, Quảng Trạch. Đồng thời tôn hai vị thần là Ngọc Sơn (Thần Núi) và
Bạch Điểu Tước (Thần Chim) lên làm thành hoàng của làng.
2. CHÙA VẠN LINH KHÁNH.
Chùa Vạn Linh Khánh( còn gọi là chùa Nam Thọ hay chùa Ông) tại phường
Trà Cổ. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng vào năm 1775(đời vua Lê Cảnh
Hưng). Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộngtreen 5.000m2. Trong chùa có
nhiều cây Chay cổ thụ, dấu tích của rừng Chay khoảng 700 năm trước. Chùa
còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa thuần túy của một ngôi chùa Việt và là nơi sinh
hoạt tâm linh không chỉ của người dân trong vùng mà còn là nơi đông đảo du
khách thập phương đến Trà Cổ.
Trong chùa có trên 50 pho tượng lớn nhỏ, trong đó có Phật Di Lặc, Phật Bà 12
tay, Quan Âm Thị Kính. Đây là ngôi chùa khá nổi tiếng của vùng biên giới Đông
Bắc. Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 26-1-1999.
Những ngày lễ chính: (theo âm lịch)
+ 01/01: Lễ Mẫu
+ 09/01: Lễ Ngọc Hoàng Thượng Đế
+ 09/02: Lễ Đức Phật Quan Âm
+ 15/04: Ngày phật đản
+ 19/09: Lễ Đức Phật Quan Âm
+ 17/11: Lễ Phật A Di Đà
3. CHÙA XUÂN LAN.
Chùa Xuân Lan thuộc thôn Trung, xã Hải Xuân, huyện Hải Ninh, cách biên giới Việt
Trung khoảng 3 km, cách thị xã Móng Cái 2 km. Chùa Xuân Lan hay còn gọi là chùa
Đá tại xã Hải Xuân. Chùa được xây dựng cách đây hơn 400 năm. Cột, xà được xây
dựng bằng đá phiến, gian ngoài có 8 cột cái và 12 cột quân, gian sau có 4 cột cái và
2 cột quân. Chùa được xây dựng chủ yếu bằng đá nơi người dân nơi đây gọi là
chùa Đá.
Điều đặc biệt lưu ý là, đến nay chùa còn lưu giữ được một số tượng Phật rất
lớn (trong đó có 5 pho tượng thời Lê). Ngoài hệ thống tượng Phật, chùa còn lưu
giữ được một số mảng chạm khắc gỗ với những đường nét tinh vi sắc sảo mang
phong cách thời Lê. Qua đây, có thể khẳng định rằng, ngôi chùa được xây dựng
từ cuối thời Hậu Lê, đầu thời Nguyễn, cách ngày nay khoảng trên ba thế kỷ.
Xuất phát từ ý niệm của người dân nông nghiệp trong vùng, ngôi chùa là trung
tâm văn hoá của làng, hầu hết mọi sinh hoạt có tính chất xã hội của cộng đồng
đều được diễn ra ở chùa. Mặt khác, do nhu cầu sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng
của người dân trong vùng ngày càng cao nên nhân dân đã đóng góp công của để
xây dựng lên ngôi chùa này và nó đã được lưu giữ như hiện nay.