Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

nghiên cứu phòng trừ bệnh héo xanh cây bầu do vi khuẩn raltoniasolanacearum gây ra bằng biện pháp ghép tại xã nhuận đức, củ chi tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.18 KB, 52 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Thông tin chung:
Tên đề tài: Nghiên cứu phòng trừ bệnh héo xanh cây bầu do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum gây ra bằng biện pháp ghép tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm đề tài: Chu Trung Kiên
Năm sinh: 1979 Nam/Nữ: nam
Học vị: thạc sĩ Chuyên ngành: BVTV Năm đạt học vị: 2011
Chức vụ (nếu có): Phó phòng NC Bảo Vệ Thực Vật
Tên cơ quan đang công tác: Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam
Địa chỉ cơ quan: 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, Tp.HCM
Điện thoại cơ quan: 08.39104027 Fax: 08.38297650
Địa chỉ nhà riêng: 59/9 đường 48, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức,
TPHCM
Điện thoại nhà riêng: 0837273574 DTDĐ: 0983.509.167
E-mail:
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ
Điện thoại: (08) 38.233.363 – (08) 38.230.780 Fax: (08) 38.244.705
E-mail: Website: www.khoahoctre.com.vn
Địa chỉ: Số 1 Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí
Minh
Số tài khoản: 94690.01000.36 tại Kho bạc Nhà nước Q.1 – TP. HCM
Mã số thuế: 0301744926
Thời gian thực hiện đề tài: 2010-2012
Kinh phí đƣợc duyệt: 79,55 triệu đồng
Kinh phí đã cấp: 67 triệu đồng theo TB số: TB-SKHCN ngày / /

2



2. Mục tiêu và nội dung đề tài
2.1 Mục tiêu: (Theo đề cương đã duyệt)
- Đánh giá thực trạng bệnh héo xanh cây bầu do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum gây ra tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh
- Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây bầu bằng
biện pháp ghép ngọn cây bầu thương phẩm trên gốc cây bầu kháng bệnh
2.2 Nội dung: (Theo đề cương đã duyệt và hợp đồng đã ký
Công việc dự kiến
Công việc đã thực hiện
Nội dung 1: Điều tra thực trạng sản
xuất bầu tại xã Nhuận Đức, huyện
Củ Chi
- Điều tra thực trạng sản xuất bầu tại
xã Nhuận Đức
- Điều tra thực trạng bệnh héo xanh vi
khuẩn hại bầu tại xã Nhuận Đức
Nội dung 2: Nghiên cứu phòng trừ
bệnh chết dây bằng biện pháp ghép
- Thí nghiệm chọn gốc ghép tốt, có tỷ
lệ sống sau ghép cao
- Thí nghiệm phòng trừ bệnh chết dây
bằng biện pháp ghép sử dụng 2 – 3
giống bầu thương phẩm ghép trên 02
giống gốc bầu kháng
Nội dung 3: Xây dựng quy trình
trồng bầu bằng cây ghép
- Xây dựng quy trình ghép và quy
trình trồng bầu bằng cây ghép

- Thử nghiệm quy trình trồng bầu
bằng cây ghép
Nội dung 1: Điều tra thực trạng sản
xuất bầu tại xã Nhuận Đức, huyện
Củ Chi
- Điều tra thực trạng sản xuất bầu tại
xã Nhuận Đức
- Điều tra thực trạng bệnh héo xanh vi
khuẩn hại bầu tại xã Nhuận Đức
Nội dung 2: Nghiên cứu phòng trừ
bệnh chết dây bằng biện pháp ghép
- Thí nghiệm chọn gốc ghép tốt, có tỷ
lệ sống sau ghép cao
- Thí nghiệm phòng trừ bệnh chết dây
bằng biện pháp ghép sử dụng 2
giống bầu thương phẩm ghép trên 02
giống gốc bầu kháng
Nội dung 3: Xây dựng quy trình
trồng bầu bằng cây ghép
- Xây dựng quy trình ghép và quy
trình trồng bầu bằng cây ghép
- Thử nghiệm quy trình trồng bầu
bằng cây ghép

3

2.3 Sản phẩm của đề tài
- Báo cáo khoa học
- Giải pháp phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn hại bầu hiệu quả





























4

Chƣơng I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.1.1 Ngoài nước:
1.1.1.1 Lịch sử ghép rau và vai trò của cây rau ghép
* Lịch sử ghép rau:
Trên thế giới, ghép rau đã được thực hiện từ nhiều thế kỷ qua, đến nay kỹ
thuật này đã được áp dụng phổ biến trong sản xuất ở nhiều quốc gia. Theo Lee và
Oda (2003), kỹ thuật ghép để tạo ra quả bầu lớn hơn bằng cách tăng số lượng rễ
và ngọn thông qua ghép nhiều gốc đã được mô tả trong sách cổ Trung Hoa từ thế
kỷ 5 và ở Hàn Quốc từ thế kỷ 17. Từ cuối năm 1920 đến 1930, kỹ thuật ghép dưa
hấu trên cây bầu dài (Lagenaria siceraria) được khuyến cáo nhanh chóng đến
nông dân qua các trương trình khuyến nông ở Nhật Bản, sau đó ở Hàn Quốc
(Oda, 2002). Nghiên cứu ghép dưa leo cũng được bắt đầu từ năm 1920, nhưng
không được thương mại rộng rãi cho đến năm 1960 (Sakata và cs., 2008). Đối
với cây họ cà (Solanaceae) gồm cà tím (Solanum melongena L.) được ghép trên
gốc cà bát đỏ (Solanum integrifolium) từ năm 1950 (Oda, 1999), ghép cà chua
(Lycopersicon esculentum Mill) được thương mại từ năm 1960 (Lee và Oda,
2003). Sau đó, phát triển nhanh chóng để trở thành công nghệ bảo vệ cây trồng
trong nhà vòm và nhà màng, ghép rau đã trở thành công cụ cốt yếu để hạn chế
bệnh hại phát sinh từ đất và dịch hại khác. Vào năm 1990, gần 60% số ruộng và
nhà màng của Nhật Bản trồng dưa xạ (Cucumis melo L.), dưa hấu, dưa leo, cà
chua, và cà tím được trồng bằng cây ghép và 81% cây ghép được trồng ở Hàn
Quốc (Lee, 1994). Những năm gần đây, hơn 500 triệu cây ghép được trồng hàng
năm ở Nhật Bản (Kobayashi, 2005). Ở Mỹ, cà chua được ghép trên gốc cà độc
dược (Datura stramonium L.) từ hơn 60 năm trước để hạn chế tuyến trùng nốt
sần (Meloidogyne spp.) (Lowman và Kelly, 1946) và có 40 triệu cây cà chua
ghép được trồng trong năm 2002 và 2006 tại khu vực Nam Mỹ (Kubota and
5


McClure, 2008) và hơn 90% cây dưa hấu trồng ở Tây Ban Nha được ghép
(Mohamed Besri, 2006). Cho đến nay, nhiều nước ở Châu Âu, Trung Đông, Nam
Phi, Trung Mỹ và các quốc gia Châu Á khác (ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc) đã
chấp nhận công nghệ này và diện tích trồng cây ghép tăng lên nhanh chóng trong
2 thập kỷ qua (Kubota and McClure, 2008).

* Mục đích ghép rau:
Mục đích chính của việc sử dụng cây giống ghép là: 1) đạt được khả năng
kháng với bệnh hại phát sinh từ đất và tuyến trùng, 2) tăng năng suất và chất
lượng, và 3) cải thiện lý tính của cây để tăng khả năng thích nghi với điều kiện
môi trường bất lợi (Kubota and McClure, 2008).
Tasahashi (1984) báo cáo rằng 68% trường hợp mất năng suất rau ở Nhật
Bản ở vụ trồng tiếp theo gây ra bởi bệnh hại và tuyến trùng trong đất. Để đất sạch
bệnh có thể không bao giờ đạt được, nên biện pháp ghép đã trở thành một kỹ
thuật cần thiết để sản xuất liên tục rau ăn quả trong nhà kính. Một trong những
lợi ích chính của việc ghép là kiểm soát nhiều loài bệnh hại như bệnh héo cây do
nấm Fusarium spp., nấm Phamopsis sclerioides và nấm Monosprascus
cannonballus. Ghép cây để kiểm soát bệnh héo do nấm Fusarium phổ biến ở một
số quốc gia ở Địa Trung Hải và Nam Á. Ở Morocco việc ghép dưa hấu trên bí đỏ
(Cucurbita spp.) còn được thực hiện để kiểm soát các loài tuyến trùng bướu rễ
Meloidogyne spp. gây hại cây bầu bí (Mohamed Besri, 2006). Ở Nhật Bản, việc
ghép rau được thực hiện để kiểm soát các bệnh hại trong đất như là bệnh héo cây
do nấm Fusarium spp. trên cây họ bầu bí (Curcubitaceae) như dưa lê, dưa hấu,
và bệnh héo vi khuẩn ở họ cà (Solanaceae) như cà chua, ớt, (Oda, 1993). Tại
Thổ Nhĩ Kỳ, dưa hấu được ghép trên gốc bầu dài (Lagenaria siceraria), mướp
khía (Luffa), bí đao (Benincasa) để tăng khả năng kháng với nấm Fusarium
oxysporum f. sp. niveum nòi 0, 1 và 2 (Yetisir và cs., 2003).
Ở Morocco, năng suất trung bình của cây ghép cao hơn rất nhiều so với
cây không ghép, năng suất dưa lê và dưa hấu ghép cao hơn 44% và 48% so với
không ghép (Mohamed Besri, 2006). Tại Thổ Nhĩ Kỳ, năng suất quả dưa hấu

ghép trên gốc bầu dài tăng 21-112% so với không ghép (Yetisir và cs., 2003). Ở
6

Đài loan, năng suất khổ qua ghép trung bình đạt 82-127 tấn/ha so với năng suất
trung bình 16 tấn/ha của khổ qua không ghép (Yi-Sheng Lin, 2004).
Đã có nhiều báo cáo trái chiều về sự thay đổi chất lượng quả của cây
ghép. Sự khác nhau của các kết quả báo cáo có thể được cho là một phần do môi
trường sản xuất, loại gốc ghép sử dụng và ngày thu hoạch khác nhau. Bởi vì việc
ghép có ảnh hưởng đến ngày ra hoa và thu hoạch (Davis và cs., 2008). Theo
Yetisir và cs. (2003), chất lượng quả dưa hấu ghép trên bầu dài (Lagenaria
siceraria) chỉ khác biệt nhỏ so với không ghép, trong khi chất lượng quả dưa hấu
ghép trên gốc bí ngô (Curcubita) thấp hơn không ghép. Chất lượng quả chín
không bình thường được báo cáo đối với cây dưa lê mùa đông (Cucumis melo L.
var. inodorus) như giảm lượng chất hòa tan, các sọc màu xanh bền, quả lên men,
thịt quả xơ, và mất vị (Chung, 1995; Kamiya và Tamura, 1964; Kautsika-Sotiriou
và Traka-Mavrona, 2002; Lee, 1989; Lee và cs., 1998 và Muramatsu, 1981).
Perkins và cs. (2008) cho rằng ghép dưa hấu làm tăng hàm lượng Lycopene và
Caroten tổng số đến 20%, Amino acids đặc biệt là Citrolin tăng 35%.
Ngoài ra, dưa hấu còn được ghép phổ biến để tăng khả năng hấp thu dinh
dưỡng khoáng (Pulgar và cs., 2000), cải thiện khả năng chống chịu nhiệt độ thấp
(Bulder và cs., 1990), nhiệt độ cao (Rivero và cs., 2003), thiếu sắt trong đất chứa
đá vôi (Romero và cs., 1997), cải thiện khả năng chịu mặn của cây (Yetisir và
Uygur, 2010), tăng hấp thu dinh dưỡng (Ruiz và cs., 1997) và cải thiện sự sử
dụng nước (Cohen và Naor, 2002).
* Nguyên nhân gây ra ảnh hưởng của gốc ghép đến ngọn ghép
Các giống ngọn ảnh hưởng cuối cùng đến kích thước, năng suất và chất
lượng quả trên cây ghép, nhưng sự ảnh hưởng của các gốc ghép có thể làm thay
đổi mạnh mẽ hơn các đặc tính này (Davis và cs., 2008). Có rất nhiều lý do cho
thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả mà cơ bản nhất là
sự không tương thích của cây ghép gây ra sự phát triển mạnh hay yếu của ngọn

ghép, dẫn đến làm hạn chết sự lưu thông nước và dinh dưỡng qua vết ghép làm
héo cây. Sự không tương thích có thể bị ảnh hưởng bởi sự khác nhau về mô và
cấu trúc, các đặc tính sinh lý và sinh hóa, tình trạng phát triển của gốc và ngọn
ghép, các phytohormon, và môi trường. Nói chung, sự tương thích của cây ghép
7

có liên quan đến mối quan hệ về phân loại thực vật (Davis và cs., 2008). Sự
tương thích về sinh lý cũng có thể xảy ra như là kết quả của sự thiếu chấp nhận
của tế bào, các phản ứng của vết ghép, sự hiện diện của chất điều hòa sinh
trưởng, hoặc sự tương thích của các độc chất (Andews và Marquez, 1993). Hầu
hết các báo cáo về cây ghép đề nghị rằng những thay đổi của ngọn ghép được
kiểm soát bởi gốc ghép thông qua kiểm soát việc hấp thu, tổng hợp, và vận
chuyển nước, muối khoáng và các hormon cây trồng (Lee và Oda, 2003). Do đó,
sự lựa chọn gốc ghép phụ thuộc vào ngọn ghép được sử dụng và mục đích của
người trồng như bầu dài (Lagenaria siceraria) chỉ được sử dụng làm gốc ghép
cho cây dưa hấu và không thật phù hợp với cây dưa lê, cây bí đỏ (Cucurbita
ficifolia) sở hữu tính chống chịu rất tốt với điều kiện nhiệt độ đất thấp là giống
gốc ghép phù hợp với cây dưa leo trồng trong nhà kính và được sử dụng như là
gốc ghép trồng trong mùa đông (Mohamed Besri, 2006).
1.1.1.2 Bệnh héo vi khuẩn hại cây trồng
Vi khuẩn Ralstonia solanacearum là một trong những tác nhân gây bệnh
rất nghiêm trọng và phổ biến trên nhiều loài cây trồng ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, thiệt hại về năng suất do bệnh gây ra là rất lớn: cà chua 15 – 35%,
khoai tây 35 - 60%, lạc 30 – 65% (Hayward, 1994). Vi khuẩn Ralstonia
solanacearum có phạm vi ký chủ rất rộng, gây hại trên 400 loài thực vật thuộc
trên 80 họ (Seal và Elphiinstone, 1994), có thể tồn tại trong hạt giống, đất, và
vùng rễ của các cây không phải là ký chủ trong một thời gian dài (Janse, 1998;
Seal và Elphiinstone, 1994).
Đặc điểm gây hại của vi khuẩn Ralstonia solanacearum: vi khuẩn xâm
nhiễm vào cây qua rễ, vết thương do vi sinh vật trong đất gây hại như tuyến

trùng. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhiễm vào cây qua vết chích hút của côn trùng,
vết thương do quá trình chăm sóc cây tạo ra và có thể gây bệnh cho cây trồng
trên đất đã mang nguồn bệnh hoặc nước tưới cho cây đã nhiễm vi khuẩn (Janse,
1996). Khi xâm nhiễm vào cây vi khuẩn nhân nhanh số lượng trong các bó mạch
làm chậm quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và gây hại của vi khuẩn Ralstonia
8

solanacearum từ 24
0
C - 35
0
C. Vi khuẩn lây lan theo nguồn nước tưới và có thể
tồn tại trong đất và ở những lớp đất sâu (> 75cm) trong nhiều năm.
Trên khoai tây, cây nhiễm bệnh có tán lá kém phát triển, màu vàng và héo.
Ban đầu, chỉ phần chóp lá bị héo và có thể phục hồi vào ban đêm. Sau đó triệu
chứng héo không phục hồi và cây bị chết. Bó mạch của cây có màu xám hoặc
nâu, cắt ngang thân và đặt vào cốc nước quan sát sẽ thấy dịch vi khuẩn tiết ra từ
bó mạch (Elphiinstone, 2004). Ở củ nhiễm bệnh, khi cắt ngang sẽ xuất hiện
những vân tròn có màu vàng hoặc nâu sáng lúc mới nhiễm bệnh, sau đó vân
chuyển sang màu nâu sậm.
Các nghiên cứu của Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường đại học Florida và
Wisconsin, Hoa kỳ đã chỉ ra rằng bệnh héo rũ vi khuẩn thường xảy ra ở những
nơi đất thấp thuộc vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Một nhóm phụ của vi khuẩn
Ralstonia solanacearum được gọi là chủng 3 nòi sinh học 2 (viết tắt là R3bv2)
tấn công những cây trồng ở các khu vực cao hơn hoặc những vùng ôn đới. R3bv2
phá hại rất nặng trên khoai tây ở những vùng cao nhiệt đới của châu Phi, châu Á
và châu Mỹ La Tinh.
Cây bầu đã được chứng minh là cây ký chủ mới của vi khuẩn Ralstonia
solanacearum. Các dòng vi khuẩn phân lập được từ cây nhiễm bệnh đã xác định

là vi khuẩn Ralstonia solanacearum chủng 1, nòi sinh học 1 (Gao, 2007; Jin và
cs., 2007). Triệu chứng bệnh ban đầu với các lá phía trên ngọn bắt đầu héo sau
đó lan ra toàn bộ cây. Cây chết trong khoảng 7 đến 14 ngày sau khi triệu chứng
lá bị héo xuất hiện.
1.1.2 Trong nước:
Ở Việt Nam, bệnh héo xanh vi khuẩn do Ralstonia solanacearum gây ra
được đánh giá là một trong những bệnh nguy hiểm đối với nhiều loại cây trồng,
đặc biệt cây họ cà; cây họ đậu, họ bầu bí và nhiều cây trồng khác. Bệnh gây hại
khoảng 20 – 40% diện tích các vùng trồng khoai tây, 25 – 45% đối với cà chua
và 20 – 30% đối với cây lạc, bệnh cũng gây hại đối với cà bát, gừng, thuốc lá và
vừng (trích dẫn bởi Viện bảo vệ thực vật, 2007).
9

Tại các tỉnh phía Nam, bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum gây thiệt hại nghiêm trọng tại các vùng chuyên canh dưa hấu ở
hầu hết các tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Tại các vùng chuyên canh dưa hấu của
huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành tỉnh Trà Vinh bệnh gây thiệt
hại năng suất từ 30 – 50 % trong vụ Đông – Xuân 2003 - 2004, cá biệt có những
ruộng bệnh gây thiệt hại năng suất đến 100%. Tại các vùng dưa hấu của tỉnh
Đồng Tháp, Bến Tre, Long An,… bệnh gây thiệt hại năng suất từ 25 – 30% (Ngô
Quang Vinh và Chu Trung Kiên, 2006).
Những năm gần đây, việc nghiên cứu các giải pháp phòng trừ bệnh héo xanh
do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra đối với cây trồng đã được các nhà
khoa học Việt Nam đặc biệt quan tâm, trong đó giải pháp chọn giống kháng
bệnh, biện pháp sinh học và canh tác rất được các nhà khoa học chú trọng nghiên
cứu, nhưng hiệu quả phòng trừ bệnh và khả năng ứng dụng rộng rãi trong sản
xuất của mỗi giải pháp là rất khác nhau. Cho tới nay, việc chọn tạo ra các giống
cây trồng kháng bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra trong
nước vẫn chưa có kết quả nào được công bố. Bên cạnh đó, hiệu quả của giải pháp
sinh học mà chủ yếu là sử dụng các chất kích kháng, chế phẩm sinh học trong

phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum vẫn còn nhiều hạn
chế. Kết quả nghiên cứu của Viện Bảo Vệ Thực Vật (2007) cho thấy: chế phẩm
BE (Có nguồn gốc từ Bacillus vallismortis) và BC (Bacillus subtilis) có thể hạn
chế được bệnh héo xanh vi khuẩn trên khoai tây ở ngoài đồng ruộng, nhưng hiệu
quả phòng trừ chỉ ở mức dưới 50%. Ngoài 2 giải pháp nêu trên, giải pháp canh
tác mà cụ thể là biện pháp ghép (ghép cà chua, ớt, dưa hấu,…) đã được các nhà
khoa học nghiên cứu thành công và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
Kết quả nghiên cứu của Viện KHKT NN Miền Nam (2002 – 2004) cho thấy:
ghép ngọn cà chua thương phẩm trên giốc cà chua, cà tím kháng với vi khẩn
Ralstonia solanacearum (thường là các giống cà chua hoang dại, không có giá trị
thương phẩm) có khả năng hạn chế bệnh héo xanh trên 95%. Ghép ngọn dưa hấu
Hắc Mỹ Nhân 777 và An Tiêm 95 trên giống bầu gốc ghép B1 và B2 hạn chế
100% số cây bị chết do Ralstonia solanacearum gây ra, và chất lượng quả không
giảm so với không ghép (Ngô Quang Vinh và Chu Trung Kiên, 2006). Đến nay,
10

nhờ ứng dụng kỹ thuật ghép mà diện tích cà chua, dưa hấu, … của tỉnh Lâm
Đồng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng
Tàu, không những được đảm bảo và ngày càng có chiều hướng tăng lên.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về bệnh héo xanh do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum gây ra trên cây bầu, tuy nhiên những thành công trong
việc nghiên cứu giải pháp ghép nhằm hạn chế tác hại của vi khuẩn Ralstonia
solanacearum gây bệnh héo xanh trên cây cà chua, dưa hấu, ớt,… của Viện
KHKT Nông Nghiệp Miền Nam trong những năm qua là cơ sở khoa học tin cậy
cho việc thực hiện nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh trên cây bầu.




















11

Chƣơng II
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

2.1 Điều tra thực trạng sản xuất bầu tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
- Điều tra thực trạng sản xuất bầu và bệnh chết cây bầu vụ Đông Xuân 2010-
2011 và vụ Hè Thu năm 2011 tại 30 hộ trồng bầu xã Nhuận Đức
- Phương pháp: sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn người trồng bầu
- Các chỉ tiêu điều tra chính: thời vụ, mật độ trồng, phân bón, sâu bệnh hại và
biện pháp phòng trừ, hiệu quả kinh tế của cây bầu.
2. 2 Nghiên cứu phòng trừ bệnh chết cây bằng biện pháp ghép
2.2.1 Thí nghiệm chọn cặp ghép tốt, có tỷ lệ sống sau ghép cao
- Địa điểm thí nghiệm: tại xã Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
- Thời gian: 11/2010
- Vật liệu giống thí nghiệm:


Stt
Tên giống
Ký hiệu
Nguồn gốc
Giống gốc
1
Giống bầu B1
G1
ARVDC
2
Giống bầu B2
G2
ARVDC
3
Giống mướp M1
G3
ARVDC
4
Giống bí rợ trái dài
G4
Ct. Đại Địa
5
Giống bí sáp Chánh Phong
G5
Ct. TNHH Nông nghiệp
Chánh Phong
Giống ngọn
1
Giống bầu F1 449

N1
Công ty Cổ phần Phát
Triển và Đầu Tư Nhiệt Đới
2
Giống bầu F1 6168
N2
Công ty TNHH Hạt giống
Tân Lộc Phát


12

- Phương pháp: thí nghiệm 2 yếu tố gồm 5 giống gốc và 2 giống ngọn được bố
trí hoàn toàn ngẫu nhiên (Completely Randomized Design, CRD), 3 lần lặp
lại, mỗi ô cơ sở 30 cây.
- Phương pháp thu thập số liệu: tại thời điểm 10 ngày sau ghép đếm số cây còn
sống của mỗi ô để tính tỷ lệ phần trăm cây ghép sống.
- Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ cây sống (%) = (số cây sống/30 cây điều tra) x 100
2.2.2 Thí nghiệm phòng trừ bệnh chết cây bằng biện pháp ghép
- Địa điểm thí nghiệm: Ấp Bầu Trăn, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
- Thời gian thí nghiệm: 11/2010 – 3/2011
- Vật liệu giống thí nghiệm:

Stt
Tên giống
Ký hiệu
Nguồn gốc
Giống gốc
1
Giống bầu B1

G1
ARVDC
2
Giống bầu B2
G2
ARVDC
Giống ngọn
1
Giống bầu F1 449
N1
Công ty Cổ phần Phát
Triển và Đầu Tư Nhiệt Đới
2
Giống bầu F1 6168
N2
Công ty TNHH Hạt giống
Tân Lộc Phát
- Phương pháp thí nghiệm: bố trí 2 thí nghiệm tương ứng với 2 giống bầu ngọn
được ghép trên 2 giống bầu gốc ghép B1 và B2, thiết kế thí nghiệm theo kiểu
khối hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design, RCBD) với
3 lần lặp, mỗi ô cơ sở 50m
2
tương ứng 100 cây.
- Phương pháp thu thập số liệu: khi bệnh bắt đầu xuất hiện, theo dõi số cây bị
bệnh trên ô định kỳ 10 ngày/lần.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Tỷ lệ bệnh chết cây (%) = (số cây bị bệnh/100 cây điều tra) x 100
+ Năng suất (tấn/ha): (năng suất quả của ô x 10.000m
2
)/50m

2


13

2.3 Xây dựng và thử nghiệm trồng bầu bằng cây ghép
2.3.1 Xây dựng quy trình ghép bầu và trồng bầu bằng cây ghép (Phụ lục)
- Cơ sở xây dựng quy trình ghép bầu: quy trình ghép bầu được xây dựng trên cơ
sở kế thừa quy trình ghép dưa hấu trên gốc bầu của Phòng Nghiên Cứu Kỹ
Thuật Canh Tác, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam ban
hành.
- Cơ sở đề xuất quy trình trồng bầu ghép: quy trình ghép bầu được xây dựng
dựa trên kết quả điều tra kinh nghiệm của nông dân trồng bầu tại xã Nhuận
Đức, huyện Củ Chi và quy trình trồng bầu của Công ty TNHH Hạt giống Tân
Lộc Phát và Công ty Cổ phần Phát Triển và Đầu Tư Nhiệt Đới có chỉnh sửa,
bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật trồng cây bầu ghép.
2.3.2 Thử nghiệm quy trình trồng bầu ghép
- Địa điểm thử nghiệm: Ấp Bầu Trăn, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
- Thời gian thử nghiệm: 2/2012 – 6/2012
- Vật liệu giống thử nghiệm:

Stt
Tên giống
Ký hiệu
Nguồn gốc
Giống gốc
1
Giống bầu B1
G1
ARVDC

Giống ngọn
1
Giống bầu F1 449
N1
Công ty Cổ phần Phát
Triển và Đầu Tư Nhiệt Đới
2
Giống bầu F1 6168
N2
Công ty TNHH Hạt giống
Tân Lộc Phát
- Phương pháp bố trí thử nghiệm: bố trí 2 thử nghiệm diện rộng tương ứng với 2
giống bầu ngọn được ghép trên giống bầu gốc ghép B1. Mỗi thử nghiệm được
thiết kế không lặp lại, diện tích lô cơ sở là 500m
2
tương ứng 1000 cây.
- Phương pháp thu thập số liệu: khi bệnh bắt đầu xuất hiện, điều tra định kỳ 10
ngày/lần tại 5 điểm ngẫu nhiên trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm điều tra
50m
2
, cố định điểm điều tra.
14

- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Tỷ lệ bệnh chết cây (%) = (số cây bị bệnh/100 cây điều tra) x 100
+ Năng suất (tấn/ha): (năng suất quả của điểm điều tra x 10.000m
2
)/50m
2


2.4. Phƣơng pháp xử lý thống kê
Phân tích ANOVA đối với các thí nghiệm và T-test đối với các thử nghiệm
diện rộng bằng phần mềm SAS 9.3.1

























15


Chƣơng III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều tra thực trạng sản xuất bầu tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
3.1.1 Hiện trạng sản xuất bầu tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Kết quả điều tra 30 hộ trồng bầu tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi cho
thấy hầu hết các hộ trồng bầu 1 vụ/năm, mật độ trồng từ 14.000 – 20.000 cây/ha,
trong đó có 46,67% số hộ trồng với mật độ 20.000 cây/ha, 10% số hộ trồng với
mật độ 16.000 cây/ha và 43,33% số hộ trồng với mật độ 14.000 cây/ha. So với
mật độ cây bầu được các công ty cung ứng hạt giống khuyến cáo, mật độ cây bầu
trồng tại xã Nhuận Đức dày hơn từ 3,5 – 5 lần (Bảng 3.1). Nguyên nhân là do,
nông dân Nhuận Đức có tập quán trồng cây bầu trước hoặc sau khi trồng các cây
rau cùng họ bầu bí (Cucurbitaceae) như khổ qua, dưa leo, mướp hoặc bí đao
chanh để tận dụng màng phủ, giàn cắm nhằm giảm chi phí làm đất, làm giàn và
mua màng phủ, theo nông dân mặc dù chi phí mua hạt giống tăng nhưng ít hơn
nhiều so với chi phí mua mới màng phủ, làm đất, làm giàn, Ngoài ra, nông dân
thường trồng bầu với mật độ rất dày như một giải pháp đảm bảo có thu nhập từ
trồng bầu vì số lượng cây bầu bị bệnh virus và chết cây không cho thu hoạch rất
lớn.

Bảng 3.1: Mật độ cây bầu trồng vụ Đông Xuân 2010 -2011 và vụ Hè Thu năm
2011 tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
Stt
Số hộ áp dụng
Tỷ lệ
(%)
Mật độ
(cây/ha)
Mật độ tăng so
với khuyến cáo

*

(lần)
1
14
46,67
20.000
5
2
3
10,00
16.000
4
3
13
43,33
14.000
3,5
Tổng số hộ điều tra là 30, dấu (*) cho biết mức mật độ trồng được nhà sản xuất
giống khuyến cáo là 4.000 cây/ha.
16

Kỹ thuật bón phân và loại phân bón sử dụng của nông dân trồng bầu tại xã
Nhuận Đức là khá giống nhau, hầu hết các hộ sử dụng phân bò bón lót với lượng
từ 3.000 - 5.000 kg/ha, phân NPK 20-20-15 và NPK 16-16-8 được sử dụng bón
thúc với lượng N và P
2
O
5
bằng nhau từ 138,8 – 176,4 kg/ha, K

2
O từ 96,9 – 120,7
kg/ha, trung bình lượng phân khoáng sử dụng cho cây bầu tại xã Nhuận Đức là
148,74 ± 11,66 kg N/ha; 148,74 ± 11,66 kg P
2
O
5
/ha và 103,09 ± 7,56 kg
K
2
O/ha (Bảng 3.2) được chia thành 5 lần bón, bắt đầu từ 7 - 10 NST và kết thúc
khi cây bầu được 70 - 75 NST. Như vậy, lượng phân khoáng được áp dụng trên
cây bầu trồng tại xã Nhuận Đức tương tự như lượng phân phón khuyến cáo sử
dụng trên cây dưa leo và khổ qua, thành phần NPK áp dụng là khá hợp lý, tuy
nhiên lượng phân này cao hơn lượng phân của quy trình kỹ thuật trồng bầu do
các công ty hạt giống khuyến cáo.

Bảng 3.2: Lượng phân khoáng áp dụng trong sản xuất bầu vụ Đông Xuân 2010 -
2011 và vụ Hè Thu năm 2011 tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
Stt
Phân bón nguyên
chất

Mức thấp
(kg/ha)
Mức cao
(kg/ha)
Trung bình
(kg/ha)
1

N
138,8
176,4
148,74 ± 11,66
2
P
2
O
5
138,8
176,4
148,74 ± 11,66
3
K
2
O
96,9
120,7
103,09 ± 7,56
Tổng số hộ điều tra là 30, N là đạm nguyên chất, P
2
O
5
là lân nguyên chất, K
2
O là
kali nguyên chất. Lượng phân bò bón lót từ 3000–5000 kg/ha. Số lần bón thúc/vụ
là 5 lần.

Kết quả điều tra cho thấy, chi phí sản xuất cho 1 ha bầu từ 56,25 – 91,00

triệu đồng/vụ, tổng thu từ 63,00 – 150,00 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận thu được
từ -4,67 – 72,00 triệu đồng/ha/vụ (Bảng 3.3). Như vậy, lợi nhuận thu được từ
trồng bầu khá cao, tuy nhiên mức lợi nhuận thu được là rất khác nhau giữa các hộ
(29,625 ± 19.854 triệu/ha/vụ), nguyên nhân chủ yếu là do mức độ bệnh virus và
chết cây bầu xảy ra ở các thời điểm trồng và giữa các ruộng của các hộ là khác
nhau.
17

Bảng 3.3: Hiệu quả kinh tế cây bầu trồng vụ Đông Xuân 2010 -2011 và vụ Hè
Thu năm 2011 tại Nhuận Đức, huyện Củ Chi
Stt
Mức
Chi phí đầu tư
(1000 đồng)
Tổng thu
(1000 đồng)
Lãi
(1000 đồng)
1
Mức thấp
56.250
63.000
- 4.667
2
Mức cao
91.000
150.000
72.000
3
Trung bình

72.460 ± 9.646
102.085 ± 24.024
29.625 ± 19.854
Tổng số hộ điều tra là 30

3.1.2 Tình hình sâu, bệnh hại cây bầu tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
Kết quả điều tra 30 hộ trồng bầu vụ Đông Xuân 2010 - 2011 và vụ Hè Thu
năm 2011 cho thấy có 5 loài sâu hại chính gây hại trên cây bầu, trong đó Sâu
xanh 2 sọc trắng (Diaphania indica), Bọ trĩ (Thrips palmi), Bọ phấn trắng
(Bemisia tabaci) xuất hiện khá sớm từ 15 - 25 NST và phổ biến tương ứng ở
80%, 75% và 60% số hộ điều tra. Nông dân đã sử dụng các loại thuốc BVTV
như Vertimec 1.8EC, Tập kỳ 1.8EC để phun trừ Sâu xanh 2 sọc trắng, phun
Confidor 100SL, Actara 25WG, Oncol 20EC để trừ Bọ trĩ và phun Actara
25WG, Supracide 40EC trừ Bọ phấn trắng. Rầy mềm (Aphis sp.) và Ruồi đục lá
(Liriomyza sp.) có xuất hiện, nhưng muộn hơn ở một số ít ruộng và được nông
dân phun trừ bằng Actara 25WG, Monster 40EC và Trigard 100SL (Bảng 3.4a).
Ngoài ra, có năm loại bệnh chính xuất hiện và gây hại tại 40 – 100% số hộ
điều tra, trong đó bệnh chết cây do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây chết
cây từ 35 – 58% số cây tại 100% số hộ điều tra, bệnh bắt đầu xuất hiện khi cây
bầu ở giai đoạn từ 35 – 50 NST. Bệnh sương mai do nấm Pseudoperonospora
cubensis và phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea gây ra bắt đầu xuất hiện ở
giai đoạn cây bầu được 20 NST và gây hại nhẹ ở 90% và 85% số hộ điều tra.
Bệnh chết cây con do nấm Fusarium sp., Rhizoctonia solani, và bệnh nứt thân
xì mủ do nấm Mycosphaerella melonis gây ra xuất hiện khi cây bầu được 3 NST
và 20 NST, gây hại nhẹ ở 40% và 50% số hộ điều tra. Các bệnh hại cây bầu do
nấm ký sinh thực vật gây ra được nông dân phun phòng trừ bằng các loại thuốc
18

BVTV trừ nấm như Ridomil 72WP, Mancozeb 80WP, Thane M 80WP, Anvil
5SC, Validacin 5L, Derosal 50SC, Viroxyl 58BTN, Bavistin 50FL, Topsin M

70WP, Carbenda 50SC và Metaxyl 25WG. Bệnh chết cây gần như không có giải
pháp phòng trừ, rất ít nông dân sử dụng Kasumin 2L và Bavistin 50 FL phun
phòng nhưng không có hiệu quả (Bảng 3.4b).
Như vậy, có 10 loài sâu, bệnh chính xuất hiện và gây hại trên cây bầu,
trong đó Bọ phấn trắng là côn trùng gây hại được nông dân rất quan tâm phòng
trừ do xuất hiện thường xuyên trên ruộng ngay từ khi cây còn nhỏ và sớm xuất
hiện trở lại sau mỗi lần phun thuốc BVTV phòng trừ. Bọ phấn vừa gây hại trực
tiếp trên cây, đồng thời là môi giới truyền virus gây bệnh khảm lá và chùn ngọn
dẫn đến cây sinh trưởng kém và phần lớn không cho thu hoạch quả. Bên cạnh bọ
phấn trắng, bệnh chết cây được nông dân xem là bệnh hại nghiêm trọng nhất trên
cây bầu, gây chết toàn bộ cây. Những ruộng bị bệnh sớm và nặng cây bầu bị chết
hàng loạt từ khi cây chưa cho thu hoạch nên thiệt hại năng suất thường rất lớn,
trong khi giải pháp phun thuốc BVTV hóa học áp dụng không mang lại hiệu quả.
Ngoài ra, một số loài sâu, bệnh hại khác cũng xuất hiện trên ruộng được nông
dân phòng trừ hiệu quả bằng các loại thuốc BVTV nên mức độ gây hại không
nhiều. Các loại thuốc BVTV được nông dân sử dụng có trong danh mục các loại
thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo Thông tư số 36/2011/TT-
BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn và đúng đối tượng dịch hại được nhà sản xuất khuyến cáo.
19

Bảng 3.4a: Sâu hại chính trên cây bầu trồng vụ Đông Xuân 2010 -2011 và vụ Hè Thu năm 2011 tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
Stt
Tên côn trùng gây hại
Tên khoa học
Tỷ lệ ruộng
bị nhiễm
(%)
NST
Loại thuốc phòng trừ

1
Sâu xanh 2 sọc trắng
Diaphania indica
80
15-25
Vertimec 1.8EC, Tập kỳ 1.8EC
2
Bọ trĩ
Thrips palmi
75
15-25
Confidor 100SL, Actara 25WG, Oncol 20EC
3
Bọ phấn trắng
Bemisia tabaci
60
20-25
Actara 25WG, Supracide 40EC
4
Rầy mềm
Aphis sp.
20
20-30
Actara 25WG, Monster 40EC
5
Ruồi đục lá
Liriomyza sp.
15
25-30
Trigard 100SL

Tổng số hộ điều tra là 30, NST là ngày sau trồng.








20

Bảng 3.4b: Bệnh hại chính trên cây bầu trồng vụ Đông Xuân 2010 -2011 và vụ Hè Thu năm 2011 tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi
Stt
Tên bệnh hại
Nguyên nhân gây bệnh
Tỷ lệ
ruộng bị
nhiễm (%)
NST
Tỷ lệ
hại
(%)
Loại thuốc phòng trừ
1
Héo xanh
Ralstonia solanacearum
100
35-50
35-58
Kasumin 2L, Bavistin 50 FL

2
Nứt dây xì mủ
Mycosphaerella melonis
50
20-37
nhẹ
Bavistin 50FL, Topsin M 70WP, Carbenda 50SC
3
Sương mai
Pseudoperonospora
cubensis
90
20-25
nhẹ
Ridomil 72WP, Mancozeb 80WP, Thane M80WP
4
Phấn trắng
Sphaerotheca fuliginea
85
20-56
nhẹ
Anvil 5SC, Validacin 5L, Derosal 50SC, Viroxyl
58BTN
5
Chết cây con
Rhizoctonia solani,
Fusarium sp.
40
3
nhẹ

Metaxyl 25WG
Tổng số hộ điều tra là 30, NST là ngày sau trồng.



21

3.2 Nghiên cứu phòng trừ bệnh chết cây bằng biện pháp ghép
3.2.1 Thí nghiệm chọn giống gốc ghép có tỷ lệ sống sau ghép cao
Kết quả thí nghiệm chọn gốc ghép tốt được ghi nhận ở Bảng 3.5 cho thấy
2 giống bầu F1-449 và F1-6168 ghép trên 5 giống gốc cho tỷ lệ cây ghép sống từ
62,78 – 85,00% ở thời điểm 10 ngày sau ghép, trong đó giống bầu gốc ghép B1
và B2 cho tỷ lệ cây ghép sống tương ứng 85,00% và 82,22% cao hơn rất có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01) so với các giống gốc ghép khác, không có sự khác biệt
trong thống kê giữa hai giống bầu F1-449 và F1-6168 ghép trên 5 giống gốc thí
nghiệm.

Bảng 3.5: Tỷ lệ phần trăm (%) cây ghép sống ở thời điểm 10 ngày sau ghép
Giống gốc
Giống ngọn
Trung bình gốc
N 1
N 2
G 1
85,56
84,44
85,00
a

G 2

82,22
82,22
82,22
a
G 3
73,33
72,22
72,78
bc
G 4
65,56
66,67
66,11
c
G 5
62,22
63,33
62,78
c
Trung bình ngọn
73,78
73,77

Các trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p
< 0,01 với các giống gốc ghép; CV = 5,94. G1 là giống bầu gốc ghép B1, G2 là
giống bầu gốc ghép B2, G3 là giống mướp M1, G4 là Giống bí rợ trái dài, G5
giống bí sáp F1 Chánh Phong, N1 là giống bầu F1 449, N2 là giống bầu F1 6168.

Như vậy, các giống gốc ghép khác nhau dẫn đến tỷ lệ cây ghép sống sau
ghép cũng khác nhau, giống bầu gốc ghép B1 và B2 có đặc điểm thân khá đặc (lỗ

thân nhỏ), chậm hóa xơ nên diện tích tiếp xúc với ngọn ghép lớn, thân mềm,
chứa nhiều nhựa nên vết ghép kín và dễ liền do đó ngọn ghép sớm phục hồi và
phát triển, vì vậy tỷ lệ sống cao. Các giống gốc ghép là mướp, bí rợ, bí sáp có đặc
điểm thân rỗng, nhiều xơ nên diện tích tiếp xúc với ngọn ghép nhỏ, vết ghép
thường hở nên chậm liền do đó ngọn ghép dễ bị héo và chậm phục hồi nên tỷ lệ
22

cây ghép sống thấp. Ngô Quang Vinh và Chu Trung Kiên (2006) cho biết giống
dưa hấu Hắc mỹ nhân 777 và An tiêm 95 ghép trên giống bầu gốc ghép B1 hoặc
B2 cho tỷ lệ cây ghép sống > 95% và > 85%, trong khi đó tỷ lệ cây ghép sống
khi được ghép trên cây bí rợ, bí sáp và bí đao chanh là < 70%. Trên thế giới, bầu
dài (Lagenaria siceraria) là một trong những loài bầu được sử dụng làm gốc
ghép cho dưa hấu và cho thấy tỷ lệ tương thích cao với dưa hấu (Lee, 1994; Oda,
1995; Yetisir và Sari, 2003). Trong điều kiện nhà màng, tỷ lệ cây dưa hấu ghép
sống khi ghép trên gốc bầu cao hơn các giống bí đỏ (Khankahdani và cs., 2012),
tỷ lệ dưa hấu ghép trên 21 giống bầu dài sống đạt 83 – 100% (Karaca Fatih và
cs., 2011). Kết quả nghiên cứu của Davis và cs. (2008) cho thấy sự sống của cây
ghép phụ thuộc vào sự tương thích giữa gốc ghép và ngọn, bị ảnh hưởng bởi sự
khác nhau về mô và cấu trúc, các đặc tính sinh lý và sinh hóa, tình trạng phát
triển của gốc và ngọn ghép, các phytohormon, và môi trường. Nói chung, sự
tương thích của cây ghép có liên quan đến mối quan hệ về phân loại thực vật.

3.2.2 Nghiên cứu phòng trừ bệnh chết cây do vi khuân Ralstonia solanacearum
gây ra bằng biện pháp ghép
Kết quả thí nghiệm phòng trừ bệnh chết cây do vi khuẩn Ralstonia
solanacearum gây ra bằng biện pháp ghép được ghi nhận ở Bảng 3.6 cho thấy ở
những ô trồng giống bầu F1-449 không ghép có số cây chết trung bình là 3,33%
so với 0% ở những ô trồng giống bầu F1-449 ghép trên các giống bầu gốc ghép
B1 và B2 ở thời điểm 40 NST. Đến thời điểm 50 NST, có 1,33% và 2,00% số
cây bầu giống F1-449 được ghép trên giống bầu gốc ghép B1 và B2 bị chết tương

ứng, trong khi đó tỷ lệ cây bầu không ghép bị chết là 10% và có sự khác biệt rất
có ý nghĩa (p < 0,01) giữa những ô có ghép và ô không ghép. Ở thời điểm 80
NST, số cây bầu ghép bị chết tương ứng là 3,67% và 6,33% thấp hơn rất có ý
nghĩa (p < 0,01) so với 34,33% ở ô không ghép.
Ở một thí nghiệm khác, những ô trồng giống bầu F1-6168 ghép trên giống
bầu gốc ghép B1 và B2 có số cây bị chết thấp hơn rất có ý nghĩa thống kê (p <
0,01) so với ô trồng cây bầu không ghép ở các thời điểm theo dõi.
23

Như vậy, giống bầu F1-449 và F1-6168 ghép trên giống bầu gốc ghép B1
và B2 đã làm giảm mạnh số cây bầu bị chết do vi khuẩn Ralstonia solanacearum
gây ra. Trước đó, Ngô Quang Vinh và Chu Trung Kiên (2006) đã báo cáo ghép
giống dưa hấu Hắc mỹ nhân 777 và An tiêm 95 trên giống bầu gốc ghép B1 và
B2 dưa hấu không bị chết cây do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và nấm
Fusarium sp. gây ra so với 46,99% và 64,36% số cây bị chết ở giống Hắc mỹ
nhân 777 và An tiêm 95 trồng không ghép.

Bảng 3.6: Tỷ lệ cây bầu ghép chết do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra
trong vụ Đông Xuân 2010-2011
Nghiệm thức
Tỷ lệ bệnh (%)
40 NST
50 NST
60 NST
70 NST
80 NST
N1/G1
0
1,33
b

2,00
b

3,00
b
3,67
b
N1/G2
0
2,00
b
3,67
b
4,33
b
6,33
b
N1
3,33
10,00
a
18,33
a
28,00
a
34,33
a
Pro.

0,0054

0,0004
0,0006
0,0004
CV
(%)

22,05
10,71
12,98
10,74
N2/G1
0
0,67b
1,67b
2,67b
4,00b
N2/G2
0
0,67b
2,67b
4,67b
5,67b
N2
2,00
7,67a
15,33a
25,67a
33,33a
Pro.


0,0004
0,0004
0,0003
0,0004
CV(%)

14,79
9,63
10,74
11,43
Các trung bình cùng ký tự không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p
= 0,01 qua phép thử Duncan. Số 0 được chuyển thành 1/4n trước khi chuyển đổi
các số liệu xử lý thống kê sang arsin (x)
1/2
. NST là ngày sau trồng. N1/G1 là
giống bầu F1-449/giống bầu B1, N1/G2 giống bầu F1-449/giống bầu B2, N2/G1
là giống bầu F1-6168/giống bầu B1, N2/G2 là giống bầu F1-6168/giống bầu B2,
N1 là giống bầu F1-449 và N2 là giống bầu F1-6168 không ghép.

24

Ở những ô thí nghiệm trồng giống bầu F1-449 và F1-6168 không ghép có
tỷ lệ bệnh chết cây cao hơn nhiều lần so ở những ô trồng bầu có ghép dẫn đến
năng suất quả ở những ô không ghép thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,05) qua phép thử
Duncan so với những ô trồng cùng giống bầu được ghép trên giống bầu gốc ghép
B1 và B2 (Hình 3.1). Các kết quả nghiên cứu trước đó của Ngô Quang Vinh và
Chu Trung Kiên (2006) cho biết ghép giống dưa hấu Hắc mỹ nhân 777 và An
tiêm 95 trên giốc bầu gốc ghép B1 và B2 cho năng suất cao hơn so với dưa hấu
không ghép từ 14,1 – 15,4 tấn/ha và 23,8 – 24,4 tấn/ha do dưa hấu ghép không bị
bệnh chết cây. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, năng suất dưa hấu ghép trên gốc bầu tăng 21 -

112% (Yetisir Halit và cs., 2003), chất lượng quả tương tự như đối chứng không
ghép (Karaca Fatih và cs., 2012). Ở Morocco, năng suất dưa lê và dưa hấu ghép
cao hơn 44% và 48% so với không ghép (Mohamed Besri, 2006). Ở Đài loan,
năng suất khổ qua ghép trung bình đạt 82-127 tấn/ha so với năng suất trung bình
16 tấn/ha của khổ qua không ghép (Yi-Sheng Lin, 2004).
Giá trị thu được từ mỗi ha trồng giống bầu F1-449 và F1-6168 ghép trên
giống bầu gốc ghép B1 và B2 đạt > 124 triệu đồng/vụ cao hơn mức 86 triệu
đồng/ha/vụ và 94 triệu đồng/ha/vụ của cùng giống bầu trồng không ghép tương
ứng. So với trồng bầu không ghép, trồng bầu ghép cho lợi nhuận tăng thêm > 29
triệu đồng/ha/vụ tương đương với mức MRR > 880% (Phụ lục).



25


Hình 3.1: Năng suất cây bầu ghép trồng vụ Đông Xuân 2010-2011. Trong cùng
một thí nghiệm, các cột có cùng ký tự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức
xác suất p = 0,05 qua phép thử Duncan. N1/G1 là giống bầu F1-449/giống bầu
B1, N1/G2 giống bầu F1-449/giống bầu B2, N2/G1 là giống bầu F1-6168/giống
bầu B1, N2/G2 là giống bầu F1-6168/giống bầu B2, N1 là giống bầu F1-449 và
N2 là giống bầu F1-6168 không ghép.

3.3 Thử nghiệm trồng bầu bằng cây ghép
Các kết quả thí nghiệm cho thấy giống bầu gốc ghép B1 và B2 có khả
năng chống chịu với bệnh chết cây do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra
tương đương nhau, do đó thử nghiệm diện rộng quy trình trồng bầu ghép được
tiến hành trên giống bầu gốc ghép B1. Kết quả thử nghiệm cho thấy ở thời điểm
60 NST, lô trồng giống bầu F1-449 và F1-6168 ghép trên giống bầu gốc B1
không bị bệnh chết cây, trong khi tỷ lệ bệnh chết cây ở những lô trồng bầu không

ghép là > 7%. Tại thời điểm 70 NST, tỷ lệ bệnh chết cây ở những lô trồng bầu
ghép là < 1% thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,05) qua trắc nghiệm T-test so với tỷ lệ
bệnh chết cây là > 16,38% ở những lô trồng bầu không ghép. Đến 80 NST, ở
những lô trồng bầu ghép tỷ lệ bệnh chết cây là < 4% thấp hơn rất có ý nghĩa (p
<0,01) qua trắc nghiệm T-test so với tỷ lệ bệnh chết cây là > 27% ở những lô
không ghép (Bảng 3.7).
Thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2

×