1
PHẦN MỞ ĐẦU
Tuyển chọn khoa học, huấn luyện khoa học và quản lý khoa học đã trở thành 3
yếu tố lớn quyết định trình độ thể thao hiện đại. Đào tạo nhà vô địch thế giới hiện
đại phải có đủ 3 điều kiện: huấn luyện khoa học trình độ cao, điều kiện (môi trường)
huấn luyện tối ưu hóa và điều kiện thiên bẩm ưu việt của cá nhân VĐV.
BS.Vêborich (Tiệp Khắc cũ): “Tuyển chọn là sự tìm kiếm những yếu tố ưu việt của
điều kiện thiên bẩm, phù hợp với từng môn thể thao của mỗi người được tuyển chọn
để bồi dưỡng có mục đích từ khi tuổi còn nhỏ”
Tiến sĩ Haley (CHDC Đức cũ): “Tuyển chọn là sự xác định chính xác khả năng
của một VĐV thiếu niên có thể thành công hay không trong việc tham gia tập luyện
một môn thể thao trong lực lượng hậu bị, đồng thời tham gia tập luyện và thi đấu để
giành được thành tích cao ở các giai đoạn huấn luyện tiếp theo”
Giáo sư Neeolmo (CHLB Đức cũ): Tuyển chọn chỉ là sự xác định được các
nhân tố thiên tài đó bằng cách trực tiếp hay gián tiếp.
Theo PGS.TS Trịnh Hùng Thanh – PGS.TS Lê Nguyệt Nga (1993) : Tuyển
chọn thể thao là biện pháp nhiều giai đoạn dựa chính vào khả năng của VĐV về
hình thái – chức năng – tâm lý, kể cả kỹ chiến thuật phù hợp với chuyên môn thể
thao. Tuyển chọn thể thao là tổng hòa các vấn đề y sinh học, tâm lý, sư phạm. Thể
thao là hiện tượng xã hội nên tuyển chọn thể thao phải phù hợp với vấn đề xã hội.
Theo PGS-TS Lâm Quang Thành (2000) : “Tuyển chọn VĐV là một quá trình
khoa học liên tục, gắn liền với quá trình huấn luyện khoa học và quá trình quản lý
khoa học của tiến trình đào tạo bồi dưỡng VĐV thể thao. Tuyển chọn khoa học,
huấn luyện khoa học và quản lý khoa học là 3 mặt hữu cơ của chỉnh thể khoa học
hóa đào tạo người tài, trong đó hai mặt tuyển chọn và huấn luyện gắn chặt hữu cơ
với nhau”
Từ những năm 1890 môn Canoeing đã được hình thành và phát triển tại Bắc Mỹ và
Châu Âu. Hiệp hội Canoe Áo, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển thành lập ra
INTERNATIONALE REPRASENTANTSCHAFT FUR KANUSPORT (IRK) tại
Cophenhaghen ngày 20 tháng 1 năm 1924.Đại hội tổ chức tại Stockhom từ ngày 7
đến 10 tháng 6 năm 1946 quyết định đặt tên liên đoàn là THE INTERNATIONAL
CANOE FEDERATION (ICF) – LIÊN ĐOÀN CANOE QUỐC TẾ
Hiện nay ICF có tổng cộng 149 Liên đoàn quốc gia là thành viên và liên đoàn
châu lục (Châu Phi, Mỹ, Á, Âu, Châu Đại Dương)
Môn Canoeing du nhập vào Việt Nam tương đối muộn từ năm 1997 do Hà Nội
khởi xướng.
- Ngày 28 tháng 7 năm 2003 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao
ký quyết định số: 1178/2003/QĐ- UBTDTT quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ thể thao thành tích cao I, trong đó có bộ môn
đua thuyền ở Trung Ương.
2
- Ngày 12 tháng 8 năm 2006 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao
ký quyết định số: 1043/ QĐ- UBTDTT về việc cử cán bộ phụ trách Bộ môn đua
thuyền.
- Ngày 3 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch ký
quyết định số: 1695/QĐ-BVHTTDL về việc bổ sung 9 nội dung Canoe nữ cho môn
đua thuyền Canoeing.
Môn Canoeing có trong chương trình thi đấu chính thức ở Việt Nam, SEA
Games, Asiad và Olympic.
Là môn thể thao mới được phát triển nhưng môn Canoeing đã đạt được nhiều
thành tích tương đối tốt trong các giải thi đấu khu vực Đông Nam Á, SEA Games.
Nổi bật nhất là thành tích:
- Tháng 12 năm 2003, SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam có 8 nước
tham gia thi đấu môn Canoeing, VĐV chúng ta đã giành được 4 HCV, 3 HCB, 5
HCĐ, thứ nhì toàn đoàn sau Indonesia. Trong thành tích của đoàn Việt Nam, nổi bật
nhất là nữ VĐV Đoàn Thị Cách đã có trong tay 1 HCV, 1HCB, 1 HCĐ
- Năm 2004, Đoàn Thị Cách được đặc cách tham gia vòng loại Olympic
Athens và lọt vào vòng bán kết ở nội dung 500m K1.
- Năm 2005 tại SEA Games 23 tổ chức ở Philippin Canoeing Việt Nam giành
được 1 HCV, 1HCB, 3HCĐ xếp hạng 3.
- Năm 2007 tại SEA Games 24 Canoeing Việt Nam giành được 3 HCV, 3
HCB, 1 HCĐ xếp hạng 3.
Tại TP.HCM môn Canoeing được bắt đầu tập luyện từ năm 2001. Số lượng
VĐV tham gia tập luyện ở thời điểm đông nhất là 31 người (26 nam, 5 nữ).
Thành tích tốt nhất VDV Canoeing đạt được:
- Tại giải vô địch trẻ năm 2009: với 4 HCV, 3 HCB xếp hạng 2 (14 đơn vị
tham gia)
- Tại giải vô địch quôc gia năm 2007: với 5 HCV, 4 HCB, 3 HCĐ xếp hạng 2
(13 đơn vị tham gia)
- Nhìn chung Canoeing Tp.Hồ Chí Minh thuộc đơn vị tương đối mạnh trong
toàn quốc. Tuy nhiên, thành tích năm 2008 và 2009 tại giải vô địch quốc gia bị giảm
sút nhiều. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu.
Qua 9 năm phát triển môn Canoeing tại TP.HCM, hàng năm các HLV đều tiến
hành tuyển chọn VĐV. Việc hồi cứu công tác tuyển chọn đã làm, kết hợp ứng dụng
các phương pháp tuyển chọn khoa học sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với công tác tuyển
chọn, huấn luyện sau này.
Để rút ngắn khoảng cách chuyên môn, xây dựng một lực lượng VĐV mạnh của
Thành phố đạt thành tích tốt trong các giải quốc gia và quốc tế cần rất nhiều giải
pháp đồng bộ. Trong đó công tác tuyển chọn khoa học là yếu tố quan trọng đầu tiên
góp phần hình thành một thế hệ mới VĐV Canoeing Thành phố.
3
CHƢƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƢỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN CANOEING,
VỀ TÀI NĂNG THỂ THAO VÀ TUYỂN CHỌN THỂ THAO.
1.1.1 TRÊN THẾ GIỚI :
Ở thế kỷ 19 có 2 loại Canoe cơ bản được những người chơi thể thao chấp
nhận: một loại Canoe có boong được đẩy đi bởi một mái chèo 2 đầu và một loại
Canoe hở được đẩy đi với một mái chèo một đầu. Loại Canoe có boong hiện đại
xuất hiện gần hạ lưu song Thames ở Anh vào cuối những năm 1850, đầu những
năm 60. Mô hình của nó là chiếc canoe có boong. Người Inuit Canada gọi nó là
“Kayak” và ngày nay cả thế giới công nghiệp hiện đại cũng gọi như vậy. Chiếc
thuyền canoe hiện đại, có boong hay còn gọi là Kayar được ông John MacGregor,
một luật sư Xcôt-len gan dạ truyền bá. Ở Canada một chiếc thuyền đơn giản hơn,
một chiếc canoe hở tạo bằng vỏ cây bulô, cây tuyết tùng trắng, rễ cây vân sam. Nó
là loại mô hình được sử dụng vào việc thiết kế ra canoe thanh lịch đóng từ gỗ mới
đốn. Nó trở thành khuôn mẫu cho một chiếc canoe làm bằng ván gỗ, bền và khỏe.
Tới những năm 1870, những chiếc thuyền bào trơn bùng nổ về số lượng trong các
xưởng đóng tàu ở khu vực Peterborough miền trung Canada.
Tới những năm 1890 thì hầu như đã thay thế bằng loại thuyền có boong tại Bắc
Mỹ, cả hai loại chèo một đầu và chèo hai đầu. Thuyền canoe có boong tồn tại ở Bắc
Mỹ dưới dạng thuyền buồm đua. Thuyền canoe hở được xuất sang các trung tâm tại
Châu Âu, nhiều nhất là Anh và Pháp từ đó lan rộng ra toàn Châu Âu. Đặc biệt là
nhiều người thích đi du lịch bằng thuyền canoe. Canoe hở bằng gỗ là loại thuyền
phát triển thành thuyền có kiểu dáng đẹp mà chúng ta gọi là thuyền đua C-1. (C-1
nói đến loại thuyền “Canada đơn chèo – Canadian Singles. Với sự chấp nhận rộng
khắp trên thế giới đối với loại thuyền canoe đua, “C-1” phổ biến hơn với nghĩa viết
tắt cho “Canoe đơn – Canoe Singles). Bản chất quan trọng nhất của môn Canoeing,
hình ảnh của chiếc thủy thuyền này như là một biểu tượng thống nhất giữa các nền
văn hóa và dân tộc. Và nó cũng giúp giải thích sự mở rộng đầy ấn tượng của Liên
đoàn Canoe Quốc tế tới hơn 100 nước trong quãng thời gian 75 năm.
TỔNG QUAN VỀ LIÊN ĐOÀN CANOE QUỐC TẾ - ICF
International Canoe Federation (ICF)
Với mục tiêu khuyến khích phát triển môn thể thao Canoeing và củng cố mối quan
hệ ràng buộc về tình bạn liên kết những người bạn cùng tham gia, Hiệp hội Canoe
Áo, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển thành lập ra INTERNATIONALE
REPRASENTANTSCHAFT FUR KANUSPORT (IRK) tại Cophenhaghen ngày 20
tháng 1 năm 1924.
4
Đại hội tổ chức tại Stockhom từ ngày 7 đến 10 tháng 6 năm 1946 quyết định đặt tên
liên đoàn là THE INTERNATIONAL CANOE FEDERATION (ICF) – LIÊN
ĐOÀN CANOE QUỐC TẾ.
ICF là tổ chức thế giới phi lợi nhuận, phi chính phủ vì môn thể thao canoe đa nội
dung và không hạn chế về thời gian.
ICF được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), Tổng hiệp hội các liên đoàn thể thao
quốc tế (GAISF), Hiệp hội các liên đoàn quốc tế vận hội mùa hè (ASOIF) công
nhận là tổ chức duy nhất quản lý môn thể thao canoe quốc tế.
TRỤ SỞ : Trụ sở hiện tại của ICF ở Lausanne – Switzerland…
ICF Website
BIỂU TRƯNG
Các liên đoàn thành viên:
Hiện nay ICF có tổng cộng 149 Liên đoàn quốc gia là thành viên và liên đoàn châu
lục (Châu Phi, Mỹ, Á, Âu, Châu Đại Dương)
Các môn thể thao thuộc ICF: hiện nay ICF có 9 môn thể thao
Đề tài nghiên cứu chỉ nằm trong nội dung thi đấu Canoe Sprint (Flat Water) – Đua
tốc độ.
Sự phát triển phong trào đua thuyền thế giới (từ năm 1936)
Năm 1936 đua thuyền được đưa vào nội dung thi đấu Olympic. Trong thế vận
hội Olympic và các giải vô địch thế giới, các nước châu Âu và đại diện là Hungari
và Đức đã dành được đại đa số huy chương vàng và các loại huy chương. Ngoài các
nước châu Âu, trình độ về đua thuyền của các nước như: Úc, Canada, và 1 số nước
Balan, Nga, Tây Ban Nha, Shovakia…
1. Các nƣớc mạnh có xu thế yếu hơn.
Các nước ở châu Âu có xu hướng tiến bộ rõ rệt, trong khi đó Hungari và Đức
không còn ưu thế tuyệt đối như trước ở vị trí dẫn đầu. Từ kết quả các cuộc tranh tài
lớn trên thế giới mấy năm gần đây có thể phát hiện thấy phong trào đua thuyền ở
các nước châu Âu như BaLan, Nga đang phát triển mạnh mẽ.
2. Thế lực môn bơi thuyền các nƣớc ngoài châu Âu.
Các nước ở châu Mỹ, châu Đại dương, châu Á, đang trỗi dậy. Cục diện thống trị
của châu Âu đang dần bị phá vỡ. Tiếp theo Canada, Úc, các nước Mỹ, New zealand,
Cuba, Tây Ban Nha, Mexico, Nam phi, Trung quốc, Nhật bản…
5
Căn cứ vào tình hình thực tế từng nước, đã chọn một vài cự ly làm điểm đột phá,
từ điểm nhân thành diện, nhanh chóng nâng cao trình độ môn đua thuyền của nước
mình. Trong đó sự tiến bộ của Cuba và Argentina là rõ nhất. Thí dụ đua thuyền
nam Cuba trong giải vô địch thế giới năm 1997 chỉ đạt 9 điểm, đến năm 1999 giành
được 1 huy chương bạc và 17 điểm. Tại Olympic Seney 2000 giành được 2 huy
chương bạc, đứng thứ 5 xếp theo tổng sắp huy chương. Năm 2001 trong giải vô
địch thế giới giành được 1 huy chương vàng, 1 huy chương đồng đạt 38 điểm (xem
bảng).
Bảng 1.1 : Thống kê số huy chƣơng môn TT Olympic trong
giải vô địch thế giới lần thứ 3:
STT
Tên nƣớc
Huy chƣơng
Vàng
Bạc
Đồng
Tổng số
1
Hungari
3
3
2
8
2
Đức
3
1
3
7
3
Balan
1
2
3
4
Cuba
1
-
1
2
5
Nga
1
-
1
2
6
Nauy
1
-
-
1
7
Pháp
1
-
-
1
8
Ý
1
-
-
1
9
Úc
-
1
-
1
10
Argentina
-
1
1
2
11
Tiệp Khắc
-
1
1
12
Tây Ban Nha
-
1
2
3
13
Rumani
-
-
1
1
14
Thụy Điển
-
-
1
1
3. Sự phát triển môn đua thuyền ngày càng phổ cập.
Cùng với sự phát triển của môn đua thuyền, số lượng các nước tham gia giải vô
địch thế giới môn thể thao ngày càng tăng, năm 1997 chỉ có 40 nước tham gia, năm
1997 có 46 nước, năm 1999 có tới 55 nước, năm 2001 tăng lên tới 76 nước tham
gia. Sự tranh đua ngày càng quyết liệt, giữa thắng và thua chỉ cách nhau gang tấc,
thậm chí vài cm.
4. Đội ngũ VĐV trẻ của môn đua thuyền.
VĐV trẻ hiện nay sẽ là quân chủ lực trong các cuộc tranh tài đua thuyền thế giới
sau 4 – 8 năm sau. Từ giải đua thuyền trẻ tổ chức tạo Braxin tháng 9 năm 2001 và
6
Nhật bản năm 2003 có thể thấy Hungari và Đức sẽ vẫn có thể duy trì vị trí dẫn đầu
nhưng sự chênh lệch với nhóm dưới bị thu hẹp. Trình độ môn đua thuyền của châu
Á, châu Đại dương, châu Mỹ la tinh và châu Phi trong một số cự ly sẽ được nâng
cao tương đối nhiều. Vị trí thống trị của châu Âu sẽ bị công kích lớn từ trước tới
nay chưa từng có.
5. Môn đua thuyền thế giới tiến vào giai đoạn đối kháng toàn diện đa nhân tố.
Sự khác biệt về thực lực giữa các tuyển thủ tham gia vào chung kết và các trận
đấu then chốt tại thế vận hội Olympic, các giải vô địch thể giới là không lớn. Các
yếu tố quyết định thành tích không chỉ là thể lực và kỹ thuật mà còn quyết định bởi
yếu tố tâm lý, và vận dụng chiến thuật và các yếu tố bên ngoài như: môi trường, khí
hậu, địa lý… Có thể nói phong trào đua thuyền đã bước vào giai đoạn đối kháng
toàn diện đa nhân tố.
Hàm lượng và mức độ vận dụng khoa học kỹ thuật trong huấn luyện sẽ trở
thành điểm phát triển mới. Trên cơ sở khai thác triệt để chức năng sinh học cơ thể
người, tác dụng lý luận khoa hoc và kỹ thuật TDTT sẽ được phát triển và thể hiện
đầy đủ, ứng dụng nguyên vật liệu mới, công nghệ mới, khoa học kỹ thuât cao để
chế tạo ra các dụng cụ, thiết bị đua thuyền sẽ tạo nên sự đổi mới nhanh chóng
không ngừng về trang thiết bị, dụng cụ đua thuyền, xúc tiến nâng cao tương đối
nhanh trình độ thể thao. Khoa học giáo dục, quản lý và cơ chế kích thích (vật chất
và tinh thần) sẽ phát huy năng lượng tâm lý cực đại của con người, thúc đẩy trình
độ tập luyện của VĐV không ngừng tiến bộ. Vận dụng cải tiến thiết bị và phương
pháp chẩn đoán, đánh giá trong lĩnh vực khoa học, y học TDTT sẽ nâng cao được
khả năng khống chế lượng vận động. Đồng thời với việc khai thác tối đa tiềm năng
cơ thể VĐV, lại có thể đề phòng chấn thương thể thao.
1.1.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MÔN CANOEING TẠI VIỆT NAM
Để chuẩn bị cho SEA Games 22 năm 2003 tổ chức tại Việt Nam, từ năm 1997
Lãnh đạo ngành thể thao Việt Nam đã quyết định đưa môn đua thuyền Canoeing
vào chương trình thi đấu tại SEA Games 22. Được sự giúp đỡ của ICF, ACC, và
SEACAF, Canoeing đã nhanh chóng phát triển tại Việt Nam, khởi đầu từ sở TDTT
Hà Nội nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội.
- Ngày 28 tháng 7 năm 2003 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao
ký quyết định số: 1178/2003/QĐ- UBTDTT quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ thể thao thành tích cao I, trong đó có bộ môn
đua thuyền ở Trung Ương.
- Ngày 12 tháng 8 năm 2006 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao
ký quyết định số: 1043/ QĐ- UBTDTT về việc cử cán bộ phụ trách Bộ môn đua
thuyền.
7
- Ngày 28 tháng 6 năm 2006 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao
ký quyết định số: 1132/ QĐ- UBTDTT về việc ban hành tiêu chuẩn phong đẳng cấp
VĐV các môn đua thuyền Canoeing và Rowing.
- Ngày 1 tháng 6 năm 2007 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao ký
quyết định: 1035/QĐ-UBTDTT về việc bổ nhiệm trưởng bộ môn đua thuyền.
- Ngày 3 tháng 12 năm 2007, Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch ký
quyết định số: 1695/QĐ-BVHTTDL về việc bổ sung 9 nội dung Canoe nữ cho môn
đua thuyền Canoeing.
Đến cuối năm 2009, cả nước có 325 VĐV của 18 đơn vị, địa phương đã
tham gia tập luyện .Hiện nay còn 218 VĐV (121 nam, 97 nữ) của 17 đại phương
đang tập luyện.
- Tháng 8 năm 1997 Liên đoàn đua thuyền Châu Á môn Canoeing tài trợ cho
Việt Nam 12 chiếc thuyền và cử một chuyên gia sang mở lớp huấn luyện và đào tạo
VĐV. Đây là môn đua thuyền mới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Tại SEA
Games 19 Việt Nam đã tham gia thi đấu môn Canoeing với mục đích hội nhập.
- Năm 1999, tại Giải vô địch Đông Nam Á lần thứ nhất tổ chức tại
Myanma,đội Canoeing Việt Nam đã giành được 1HCB, 13 HCĐ
- Tháng 9 năm 1999, Liên đoàn Canoe thế giới chính thức công nhận Liên
đoàn đua thuyền Việt Nam là một thành viên của mình.
- Năm 2000, Việt Nam đăng cai tổ chức Giải vô địch Đông Nam Á lần thứ 2.
Việt Nam đạt 1 HCV, 5HCB và 11 HCĐ.
- Năm 2001, Việt Nam tham gia Giải vô địch Đông Nam Á lần thứ 3 và vô
địch trẻ lần thứ nhất với thành tích 9 HCV, 10 HCB, 17 HCĐ.
- Tháng 12 năm 2003, SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam có 8 nước
tham gia thi đấu môn Canoeing, VĐV chúng ta đã giành được 4 HCV, 3 HCB, 5
HCĐ, thứ nhì toàn đoàn sau Indonesia. Trong thành tích của đoàn Việt Nam, nổi bật
nhất là nữ VĐV Đoàn Thị Cách đã có trong tay 1 HCV, 1HCB, 1 HCĐ, lúc cô vừa
tròn 19 tuổi.
- Năm 2004, Đoàn Thị Cách được đặc cách tham gia vòng loại Olympic
Athens và lọt vào vòng bán kết ở nội dung 500m K1. Đây không những là niềm tự
hào của cô VĐV 20 tuổi mà còn là tín hiệu vui cho môn Canoeing Việt Nam.
- Năm 2005 tại SEA Games 23 tổ chức ở Philippin Canoeing Việt Nam giành
được 1 HCV, 1HCB, 3HCĐ xếp hạng 3.
- Tháng 12 năm 2005 VĐV Trần Văn Long đạt HCB tại Giải vô địch trẻ Châu
Á.
- Năm 2007 tại SEA Games 24 Canoeing Việt Nam giành được 3 HCV, 3
HCB, 1 HCĐ xếp hạng 3.
8
- Cho tới năm 2009, Hà Nội vẫn là đơn vị dẫn đầu toàn quốc môn Canoeing về số
lượng VĐV cũng như số huy chương giành được trong các giải vô địch trẻ và vô
địch quốc gia.
1.1.3 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Môn Canoeing được VĐV bắt đầu tập luyện từ năm 2001
Số lượng VĐV tham gia tập luyện ở thời điểm đông nhất là 31 người (26 nam, 5
nữ)
Về thành tích thi đấu của VĐV Canoeing TP.HCM chúng ta có thể tóm tắt như sau:
Giải vô địch trẻ:
- Năm 2005: với 2 HCV, 5 HCB, 2 HCĐ xếp hạng 4 (12 đơn vị tham gia)
- Năm 2006: với 6 HCB, 8 HCĐ xếp hạng 4 (10 đơn vị tham gia)
- Năm 2007: với 6 HCV, 2 HCB, 5 HCĐ xếp hạng 2 (13 đơn vị tham gia)
- Năm 2008: với 1 HCB, 1 HCĐ xếp hạng 11 (14 đơn vị tham gia)
- Năm 2009: với 4 HCV, 3 HCB xếp hạng 2 (14 đơn vị tham gia)
Giải vô địch quốc gia:
- Năm 2005: với 3 HCV, 5 HCB, 2 HCĐ xếp hạng 2 (13 đơn vị tham gia)
- Năm 2006: với 1 HCV, 7 HCB, 3 HCĐ xếp hạng 6 (14 đơn vị tham gia)
- Năm 2007: với 5 HCV, 4 HCB, 3 HCĐ xếp hạng 2 (13 đơn vị tham gia)
- Năm 2008: với 1 HCV, 3 HCB,7 HCĐ xếp hạng 7 (13 đơn vị tham gia)
- Năm 2009: với 1 HCV, 4 HCB, 8 HCĐ xếp hạng 6 (15 đơn vị tham gia)
Nhìn chung Canoeing Tp.Hồ Chí Minh thuộc đơn vị tương đối mạnh trong toàn
quốc. Tuy nhiên, thành tích năm 2008 và 2009 tại giải vô địch quốc gia bị giảm sút
nhiều. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu.
Trong các VĐV Canoeing xuất sắc của TP.HCM, chúng tôi muốn giới thiệu đến các
bạn VĐV Trần Hữu Trí, Nguyễn Thị Hà, Phạm Khắc Chân.
Tại SEA Games 22 tổ chức tại Hà Nội, Trần Hữu Trí cùng với Nguyễn Văn Tri (Hà
Nội) đạt được HCĐ nội dung 500m K2.
Tại giải vô địch ĐNÁ năm 2004, 2 VĐV trên đạt được HCB nội dung 500m K2.
Hơn nữa, Trần Hữu Trí cùng với Nguyễn Đình Hải (Hà Nội) đạt được 1 HCV nội
dung 200m K2.
Tại SEA Games 23 năm 2005, Trần Hữu Trí cùng với Nguyễn Khánh Thành (Hà
Nội) đạt được HCB 500m K2.
VĐV Nguyễn Thị Hà cùng với Đoàn Thị Cách (Hà Nội) đạt được HCB nội dung
500m K2. VĐV Phạm Khắc Chân cùng với Nguyễn Mạnh Long (Hà Nội) đạt được
HCB nội dung 200m K2.
Qua 9 năm phát triển môn Canoeing tại TP.HCM, hàng năm các HLV đều tiến
hành tuyển chọn VĐV. Việc hồi cứu công tác tuyển chọn đã làm, kết hợp ứng dụng
các phương pháp tuyển chọn khoa học sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với công tác huấn
luyện sau này.
9
1.1.4 TÀI NĂNG THỂ THAO NHÌN TỪ NHIỀU GÓC ĐỘ
Tuyển chon khoa học, huấn luyện khoa học và quản lý khoa học đã trở thành
3 yếu tố lớn quyết định trình độ thể thao hiện đại. Giáo sư người Đức đã nói: “ đào
tạo nhà vô địch thế giới hiện đại phải có đủ 3 điều kiện; huấn luyện khoa học trình
độ cao, điều kiện (môi trường), huấn luyện tối ưu hóa và điều kiện thiên bẩm ưu
việt của cá nhân VĐV. Giá trị và vị trí của tuyển chọn khoa học trong thể thao thành
tích cao đã được các nhà khoa học khẳng định.
Cạnh tranh trong thể thao thành tích cao là cạnh tranh về nhân tài.
Một khái niệm về tài năng được nhiều nhà khoa học thừa nhận : tài năng là
một tổ hợp các điều kiện thuận lợi bên trong và bên ngoài để tạo ra khả năng đạt
thành tích vượt trội trong lĩnh vực hoạt động nhất định, dù những thành tích đó có
thể vẫn ở mức độ đã đạt được của xã hội tại thời điểm đó.
Ở góc độ tâm lý học thể thao, quan niệm về tài năng thể thao như sau :
Tài năng thể thao là sự phối hợp ổn định, sáng tạo và hiệu quả các năng lực
của cá nhân với các điều kiện thuận lợi bên ngoài trong hoạt động thể thao để tạo ra
thành tích vượt trội, được xã hội thừa nhận và tôn vinh.
Tài năng nhìn từ chế độ đào tạo (Theo tài liệu đăng trên tạp chí TDTT) :
Theo tài liệu đã được công bố của nhà tài năng học Mỹ Renzulli (1985) đã
cho thấy các bằng chứng nổi tiếng nhất và cổ nhất cho đến nay có được đã khẳng
định rằng, việc lựa chọn tài năng phục vụ cho Nhà nước đã diễn ra ở Trung Hoa vào
khoảng 2.200 năm trước công nguyên. Theo nhà tài năng học người Đức,
K.K.Urban, sự hỗ trợ phát triển tài năng một cách có hệ thống đã diễn ra cách đây
khoảng 2500 năm.
Lần đầu tiên nhà triết học Trung Hoa là Khổng Phu Tử (551 – 479 trước
công nguyên) đề xuất với “sự phát triển có hệ thống những thanh thiếu niên có năng
khiếu đặc biệt”. Dưới thời Vua Hán Vũ Đế (140 – 87 trước CN), kế hoạch do
Khổng Tử đưa ra đã được thực hiện, theo đó những thanh thiếu niên có năng khiếu
trên trung bình được tuyển lựa vào đào tạo tại triều đình. Ở đây, tất cả các hình thức
tưởng tượng sáng tạo – đặc biệt là sáng tác thơ văn, được đánh giá cao. Họ được
nhà nước ưu đãi, tôn vinh và được coi như là những người bảo đảm cho sự giàu
mạnh, trường tồn của đất nước.
Việc tích cực tìm kiếm những người có tiềm lực để đào tạo thành tài năng
nhằm phục vụ cho sự phát triển của quốc gia đang là quốc sách của các nước phát
triển cũng như các nước đang phát triển.
Từ những năm 1958 ở Mỹ đã có đạo luật về tuyển chọn và đào tạo học sinh
tài năng bậc phổ thông. Năm 1960, Mỹ từ bỏ việc giáo dục động loạt mà chủ trương
phá triển tối đa tài năng của từng cá nhân ở mọi lĩnh vực và học đặc biệt quan tâm
10
đến tài năng thể thao. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã thành lập Vụ liên bang về
Đào tạo trẻ em tài năng. Trẻ em từ 2 – 3 tuổi được thử qua các test phát hiện năng
khiếu cao như test Stanford – Binet, test Raven và các test đo IQ khác.
1.1.4.1 Tài năng nhìn từ góc độ gene :
Các nhà khoa học Anh và nhiều quốc gia khác đã tìm ra một số gene và yếu
tốt đặc biệt có liên quan đển khả năng hoạt động thể chất ở con người :
- Phát hiện ra gene ACTN3 (alpha – actinin – 3):
Mọi việc chỉ thực sự bắt đầu khi một nhà khoa học Anh tên là Kathryn North
tiến hành nghiên cứu về một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh con người
(neuromuscular) với hy vọng tìm ra nguyên nhân và cách điều trì bệnh. Khi nghiên
cứu về ACTN3, ông đã phát hiện thấy rằng nó có khả năng kiểm soát quá trình sản
sinh protein trong các cơ và có thể chính là thành phần tích cực tác động đến các
hoạt động của các cơ trong cơ thể của con người.
Các nhà khoa học đã rút ra kết luật : Chính alpha – actinin – 3 là nhân tố đã
làm nên tài năng của các vận động viên thể thao.
Giải mã tính năng thể thao :
Cũng theo nghiên cứu, thì mỗi người đều có hai bản sao của mỗi loại gene
ACTN3, song ở một số người còn có những loại gene khác, chẳng hạn như R577X
(có khả năng ngăn chặn các cơ trong quá trình đọc mã gene ACTN3). Nếu ở một
người nào đó có hai bản sao của gene R577X, thì có nghĩa là họ không thể sản sinh
ra protein alapha – actinin – 3. Ước tính có khoảng 18% số người trên thế giới
không thể tạo ra được loại protein này và họ thực hiện mọi hoạt động thể chất khá
khó khăn. Trong thực tế, còn tồn tại một loại gene thứ hai có tên gọi ACTN2 (alpha
– actinin 2) giúp bù đắp lại phần nào những khiếm khuyết về thể chất. Tuy nhiên, ở
những người có bản sao gene ACTN3 hoạt động tích cực vẫn là những người có
khả năng thể thao tốt hơn cả. Hiệu quả hoạt động ở những người này thậm chí có
thể đạt đến mức tuyệt đối.
Tại Viện nghiên cứu thể thao Australia, người ta đã lấy khoảng 400 mẫu
gene của các VĐV thể thao có thành tích ở mức trung bình để tiến hành các cuộc so
sánh. Kết quả là ở những người này, đa số đều chỉ có ACTN2 và bị thiếu hai phiên
bản gene ACTN3. Do đó, dù có nỗ lực và kiên trì tập luyện đến đâu, học cũng
không thể trở thành những “tài năng” thể thao đỉnh cao. Trái lại, ở những VĐV
được coi là “tài năng” hơn cả, họ có đầy đủ chức năng của phiên bản gene ACTN3.
Như vậy, theo các nhà khoa học thì không nghi ngờ gì về việc chính gene ACTN 3
là nhân tốt tạo nên “tài năng” của các VĐV thể thao, đặc biệt là các VĐV điền kinh.
Các yếu tố liên quan đến hoạt động thể chất ở con người:
Trong quá trình đi tìm lời giải về mối quan hệ giữa gene và tài năng của con
người, các nhà khoa học Anh và nhiều quốc gia khác đã tìm ra một số gene và yếu
tốt đặc biệt có liên quan đến khả năng hoạt động thể chất ở con người như sau :
11
Gene ACTN3 còn được coi là loại gene tốc độ, có tác dụng thúc đẩy hoạt
động của các cơ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bradykinin beta 2 receptor (BDKBR2) là loại gene tăng cường sự dẻo dai và
sức bền của cơ thể - loại gene cực kỳ hữu ích đối với các VĐV chạy xa (dài).
IGF – 1 là loại hormone có vai trò thúc đẩy quá trình phát triển của tế bào.
Những VĐV mà cơ thể có nồng động IGF – 1 ở mức cao, thường có sự phát triển
chiều cao rất nhanh chóng.
PEPCK – C : Thí nghiệm trên chuột đã cho thấy : khi nồng độ enzym có tên
gọi là phosphoenolypyruvate Carbonxykinases ( PEPCK – C) trong cơ thể cao, nó
thúc đẩy các cơ và hệ xương hoạt động rất tích cực. Loại enzym này giúp cơ thể sản
sinh ra ít acid lacic (vốn là nguyên nhân gây đau nhức cơ khi vận động), đồng thời
giúp đốt cháy nhiều chất béo trong cơ thể. Điều này đã giúp cho những con chuột
trở thành những “VĐV điền kinh” đích thực.
Myostanin : được tạo ra do quá trình cơ thể bị chấn thương hoặc nhiễm
khuẩn. Thực chất đây là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phá vỡ quá trình phát
triển các cơ trong cơ thể con người. Song sự đột biến của các gene dưới tác động
của việc nhiễm khuẩn hay bị chấn thương đôi khi lại có tác động ngược lại. Có lúc
nó lại chính là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của các cơ và đôi khi
chính nó lại tạo nên những điều kỳ diệu cho con người.
1.1.4.2 Tài năng dƣới góc độ tâm lý :
Gần đây, các quốc gia đang phát triển đã nhận thức rõ vai trò của người tài
đối với sự phát triển của đất nước nên cũng đã có những kế hoạch đầu tư cho công
tác đào tào tài năng. Tại hội nghị khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tháng 9 năm
1991 tại Thượng Hải và tháng 2 năm 1993 tại Tokyo bàn về vấn đề phát hiện và đào
tạo tài năng về toán, khoa học và công nghệ, thể thao.v.v. họ khuyên các nước trong
khu vực cần khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển tài năng để có thể tiến kịp
và thúc đẩy hội nhập vào thế giới hiện đại trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay.
Tài năng là một từ được nhắc đến trong rất nhiều bối cảnh khác nhau; đặc
biệt là nó thường xuyên được sử dụng để nói về những người nổi tiếng trong nghệ
thuật, trong thể thao, trong kinh doanh, trong học tập và nghiên cứu…
Với tác phẩm “Mật mã tài năng”, Daniel Coyle, một nhà báo có sách bán
chạy nhất (theo bình chọn của tờ New York Times) đã cung cấp cho những học
sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh, giáo viên, huấn luyện viên và những doanh nhân
– những cách thức mới để nhận diện bản chất đích thực của tài năng. Cuốn sách này
cho thấy tài năng được ươm trồng bằng cách khai thác một cơ chế hoạt động của bộ
não – mới được phát hiện – như thế nào. Rồi từ đó, nó cung cấp những công cụ giúp
các bạn phát huy tối đa tiềm năng của bản thân mình và của cả những người khác
nữa.
12
Daniel Coyle đã đi nhiều nơi trên thế giới để nghiên cứu và giải mã tài năng.
Ông cũng đã đến thăm các phòng thí nghiệm thần kinh học hiện đại – nơi đang
nghiên cứu về myelin – và trao đổi với các nhà khoa học.
Quá trình giải mã tài năng của Coyle, đặc biệt là những câu chuyện ông thu
thập được từ cuộc hành trình đến những cái nôi tài năng của thế giới : từ đội bóng
chày ở một hòn đảo nhỏ bé trên vùng biển Caribe cho dến một học viện âm nhạc bị
lãng quên ở vùng núi Adirondacks của tiểu bang New York, từ các nghiên cứu
trường hợp về những cầu thủ bóng đá giỏi nhất thế giới, những tên cướp nhà băng
khét tiếng, cho đến những nhạc công vĩ cầm, phi công chiến đấu, ca sĩ, VĐV trượt
ván…
Dựa trên những kết quả nghiên cứu thần kinh học hiện đại và nghiên cứu
trực tiếp ở những cái nôi tài năng đó, Coyle đã xác định được ba yếu tố cho phép
phát triển tài năng và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của con người trong thể thao,
nghệ thuật, âm nhạc, toán học, hoặc bất cứ lĩnh vực nào. Đó là :
1) Tập luyện chuyên sâu : Mọi người đều biết rằng thực tế là chìa khóa để
thành công. Nhưng cái mà mọi người chưa biết là có một dạng tập luyện cho phép
tăng tốc độ đạt được kỹ năng lên gấp mười lần so với tập luyện thông thường.
2) Đánh lửa : Chúng ta cần một chút động lực để bắt đầu. Nhưng cái gì thật
sự phân biệt thành công với thất bại? Có một thứ cao hơn sự cam kết – đó là niềm
đam mê, được một “tín hiệu điều khiển căn bản” kích hoạt – sẽ sản sinh ra ham
muốn sâu thẳm trong tâm thức của chúng ta. Vấn đề là cần biết cách làm thế nào để
tạo ra những tín hiệu kích hoạt, thắp lên niềm đam mê, khiến nó trở thành chất xúc
tác mạnh mẽ để phát triển kỹ năng.
3) Cách huấn luyện bậc thầy : Khám phá những bí quyết của các giáo viên,
giảng viên, huấn luyện viên hiệu quả nhất trên thế giới; khám phá bốn đức tính cho
phép họ - “những người nói thầm đầy tài năng” – đốt cháy lên niềm đam mê, truyền
cảm hứng cho tập luyện sâu và mang lại kết quả tốt nhất cho học trò của mình.
Ba yếu tố nói trên sẽ cùng nhau làm việc với bộ não của bạn đề hình thành
myelin – một vi chất thần kinh, chất dẫn truyền xung điện cho các tế bào não và
lượng meyelin trong não nói lên tốc độ và độ chính xác của các hành động và suy
nghĩ của bạn. Các nhà khoa học cho rằng myelin là nền tảng của mọi sự vĩ đại;
trong thực tế, nó là bí quyết để có được các kỹ năng thành thục. Lượng myelin trong
não không cố định từ khi con người được sinh ra, mà nó luôn phát triển. Và cũng
giống như bất cứ những gì có thể phát triển, nó cũng có thể được chúng ta ươm
trồng và nuôi dưỡng. Những nghiên cứu mới đã tiết lộ thêm nhiều điều thú vị về nó,
những điều thú vị nhất là myelin luôn phát triển để thích ứng với các hoạt động của
con người, và chúng ta có thể kiểm soát nó.
Cuốn “Mật mã tài năng” của Coyle cho thấy những cơ chế - đơn giản nhưng cực kỳ
mạnh mẽ - mà thông qua đó con người đạt được kỹ năng. Kết hợp các phân tích rõ
13
ràng, mạch lạc với các ví dụ sinh động về những con người bình thường đã đạt đến
sự vĩ đại, cuốn sách không chỉ thay đổi cách bạn suy nghĩ về tài năng, mà còn giúp
bạn vận dụng những kiến thức và công cụ hữu hiệu để biến những tiềm năng của
mình thành tài năng đích thực.
1.1.5 VỀ TUYỂN CHỌN THỂ THAO:
Tuyển chọn VĐV được nhiều nhà khoa học TDTT đề cập đến. Trong đó,
giáo sư tiến sĩ Buglacova (Liên Xô cũ) là chuyên gia đầu tiên đã công bố những kết
quả nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn về tuyển chọn VĐV Bơi trẻ. Cuốn
sách này đã được dịch sang tiếng Việt năm 1983. Trong tác phẩm của mình, tác giả
đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản nhất trong lĩnh vực tuyển chọn
VĐV trẻ. Nabatnhicova M.IA (1985) trong cuốn “ Quản lý và đào VĐV trẻ”, Philin.
V.P (1996) trong cuốn “Lý luận và phương pháp thể thao trẻ” cũng đề cập tới
những vấn đề quan trọng trong tuyển chọn và đào tạo VĐV.
Phòng nghiên cứu khoa học VĐV Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) trong cuốn
“ Sổ tay tuyển chọn khoa học VĐV Thành phố Quảng Châu” (2005) đã công bố tiêu
chuẩn và thang điểm tuyển chọn 13 môn thể thao.
“Phương pháp tuyển chọn tài năng thể thao” của Học viện thể dục thể thao Vũ Hán
(2003) đã đề cập toàn diện các nội dung: cơ sở lý luận, nội dung, phương pháp, tổ
chức quá trình tuyển chọn VĐV nhiều môn thể thao.
Trong những năm 80 – 90 của thế kỷ trước trên Bản tin khoa học TDTT, Thông tin
khoa học TDTT đã đăng tải nhiều bài báo về tuyển chọn VĐV như.
- Nguyễn Mậu Loan (1982): “Vấn đề phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng nhân
tài thể thao”. Năm 1983: “Vấn đề định hướng và tuyển chọn nhân tài thể thao.
- Phạm Sĩ Minh (1982): “Hệ thống tuyển chọn vào trường năng khiếu thể thao”
- Nguyễn Toán (1984): “ Mô hình tuyển chọn VĐV một số môn bóng”
- Bùi Thế Hiển (1987): “ Những công trình nghiên cứu về đề tài tuyển chọn
VĐV trẻ”
- Phạm Ngọc Viễn (1992): “ Một số vấn đề về tuyển chọn năng khiếu bóng đá”
- Phan Hồng Minh và CS (1996): “ Về tuyển chọn VĐV thể thao” ; “ Nội dung
và tiêu chuẩn tuyển chọn môn bóng chuyền” (1999)
Các sách có liên quan tới tuyển chọn thể thao như:
- Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga(1993): “ Cơ sở sinh học và sự phát triển
tài năng thể thao”; “Hình thái học và tuyển chọn thể thao” (1996)
- Nguyễn Thế Truyền và CS (2002): “ Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện
trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”.
Ngoài ra còn có tài liệu của Viện khoa học TDTT: Nguyễn Ngọc Cừ và CS
(1998): “ Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao (2 tập)”
Chúng ta có thể tham khảo một số công trình nghiên cứu sau đây:
14
1. Th.S. Hồ Việt (1999): “Nghiên cứu hiện trạng tuyển chọn VĐV bơi lội
TP. Hồ Chí Minh” luận văn thạc sĩ.
2. TS. Huỳnh Trọng Khải (2008): “Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận
động viên nam 13 – 15 tuổi môn xe đạp đường trường tại TP. Hồ Chí Minh” đề tài
khoa học cấp thành phố đã nghiện thu.
3. TS.Phạm Quang Bản (2008): “Nghiên cứu xây dưng tiêu chuẩn tuyển
chọn VĐV cầu lông các tuyến tại TP.Hồ Chí Minh” đề tài khoa học cấp thành phố
đã nghiện thu.
4. CN. Trương Ngọc Để (2009): “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển
chọn vận động viên môn TaeKwondo ở các giai đoạn huấn luyện trong hệ thống
đào tạo VĐV TP. Hồ Chí Minh.” đề tài khoa học cấp thành phố đã nghiện thu.
5. Th.S Võ Thanh Minh (2009): “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển
chọn về hình thái, chức năng và thể lực VĐV bơi lội lứa tuổi 9 – 12 ở TP. Mỹ Tho
trong giai đoạn huấn luyện ban đầu.” luận văn thạc sĩ.
1.2. ĐẶC ĐIỂM MÔN CANOEING.
Canoeing là môn thể thao dùng mái chèo không có điểm tựa theo quy tắc
nhất định đẩy các loại thuyền về phía trước. Canoeing là môn đua tốc độ trên mặt
nước với thể năng làm chủ đạo đồng thời có yêu cầu cao về kỹ thuật thể thao, được
chia làm 2 loại trên mặt nước tĩnh và mặt nước gập ghềnh. Trong đó môn Canoeing
trên mặt nước tĩnh trong Olympic có 12 bộ huy chương đơn, đôi, 4 người . Canoe
và Kayak. Cùng với môn Rowing, đua thuyền có 26 bộ huy chương, đứng thứ 3 về
tổng sắp huy chương trong thế vận hội Olympic, chỉ đứng sau môn điền kinh và bơi
lội.
“Đặc trưng môn thể thao”: - Từ này đã gây sự chú ý cho giới lý luận và thực
tiễn từ năm 1993. Nhận thức sâu sắc đặc trưng môn thể thao có lợi cho việc nâng
cao thành tích môn thể thao. Thế thì nhân tố quyết định thành tích môn thể thao là
gì ? Đó là năng lực thể thao (TT) của VĐV, nó bao gồm 5 yếu tố lớn : thể năng, kỹ
thuật, chiến thuật, tâm lý, trí tuệ. Do yêu cầu đặc biệt đối với VĐV các môn TT dẫn
tới sự khác biệt tương đối của năm yếu tố trên. Quá trình VĐV giành được thành
tích môn chuyên sâu đều là quá trình thể hiện tổng hợp năng lực thể thao được
chuyên môn hoá.
Đặc điểm môn chuyên môn đua thuyền là đa vi độ, lập thể hoá. Nó bao gồm
đặc trưng bản chất và đặc trưng tương quan. Đặc trưng mang tính bản chất chủ yếu
thể hiện ở năng lực thi đấu.
15
1.2.1 ĐẶC TRƢNG MANG TÍNH BẢN CHẤT – ĐUA TỐC ĐỘ :
Từ góc độ học thuyết thi đấu môn đua thuyền, VĐV thi đua tốc độ, tốc độ
trung bình toàn cự ly = tần số chèo trung bình x cự ly 1 lần chèo (bước chèo) trung
bình. Đặc trưng biểu hiện học thuyết thi đấu của VĐV đua thuyền căn cứ vào đặc
điểm tự thân, với kỹ thuật hoàn hảo, tần số chèo và cự ly một lần chèo (bước chèo)
đạt tới mức độ phù hợp nhất. Mức độ đó ta gọi là “hệ số biện chứng”.
Nguyên nhân gọi “Hệ số biện chứng” là khi tốc độ trung bình của VĐV
không đổi, tần số chèo và bước chèo có quan hệ ngược. Nhân tố quyết định tần số
chèo chủ yếu là loại hình thần kinh và loại hình sợi cơ. Nhân tố quyết định bước
chèo là trình độ sức mạnh chuyên môn tối đa và sức mạnh bền chuyên môn. Tiềm
lực của tần số chèo chịu ảnh hưởng tương đối lớn nhân tố di truyền, sự thay đổi hậu
thiên (ảnh hưởng huấn luyện) của tần số chèo tương đối nhỏ, ngược lại bước chèo
tương đối lớn. Do đó, muốn nâng cao bước chèo phải qua huấn luyện nâng cao trình
độ sức mạnh chuyên môn và sức mạnh bền chuyên môn. Trong thực tiễn huấn
luyện, HLV thường dùng phương pháp chèo thuyền cự ly dài ưa khí, chèo thuyền
có lực cản, biến tốc, bài tập sức mạnh trên cạn. Cần chú ý chất lượng huấn luyện
bước chèo giải quyết mối quan hệ giữa huấn luyện sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh
chuyên môn tối đa và sức mạnh bền. Chủ yếu là quan hệ giữa sức mạnh kéo chèo và
sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh chuyên môn tối đa.
1.2.2 ĐẶC TRƢNG THỂ HIỆN NĂNG LỰC THỂ THAO :
Mấu chốt của tuyển chọn khoa học VĐV là xây dựng được hệ thống chỉ tiêu
(test) phản ánh đặc trưng chuyên môn sâu. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu (test) khoa
học cần tiến hành nghiên cứu sâu nhân tố quyết định thành tích môn TT chuyên sâu,
tức là tiến hành phân tích về lý luận một cách hệ thống, toàn diện xoay quanh thành
tích môn chuyên sâu và năng lực thể thao. Đua thuyền Canoeing là môn thể thao thi
đấu lấy thể năng là chủ đạo. Thành tích thi đấu của VĐV chủ yếu được quyết định
bởi mức độ cao thấp của trình độ năng lực TT của VĐV. Chúng ta nhận thức đặc
trưng thể hiện năng lực TT qua các mặt dưới đây.
1) Từ yêu cầu hình thái với VĐV : Canoeing là môn TT có yêu cầu cao về
hình thái chuyên môn.
2) Từ yêu cầu về chức năng đối với VĐV. Canoeing là môn TT cung cấp
năng lực tổng hợp trên cơ sở cung cấp năng lượng ưa khí với cường độ cao.
3) Từ yêu cầu về tố chất đối với VĐV : Canoeing là môn TT sức mạnh bền
biểu hiện bằng tốc độ.
4) Từ góc độ kỹ thuật : Canoeing là môn TT chu kỳ có dụng cụ kết hợp giữa
người, thuyền và mái chèo.
Do đó, Canoeing là môn TT lấy thể năng làm cơ sở, có yêu cầu cao về kỹ
thuật chuyên môn. Yêu cầu chúng ta bằng cách tổng hợp, lập thể nghiên cứu sâu sắc
kết cấu và quan hệ đặc trưng chuyên môn.
16
Bảng 1.2 : Đặc trƣng thể hiện của năng lực thể thao chuyên môn canoeing
Cấu trúc
năng lực thể
thao
Tác dụng chính
Biểu hiện
chuyên môn
Hình thái
Tạo điều kiện lực học
1. Phù hợp yêu cầu môn hình hình
thái
Chức năng
Tạo cơ sở cung cấp năng
lượng
1. Chức năng hệ tim mạch
2. Trao đổi chất, cung cấp năng
lượng hệ cơ xương
Tố chất
Tạo nguồn cung cấp động
lực
1. Sức mạnh chuyên môn tối đa
quyết định tốc độ tuyệt đối.
2. Sức mạnh bền chuyên môn quyết
định tốc độ đều (trung bình)
Kỹ thuật
Thể hiện thể năng chuyên
môn bằng yêu cầu chuyên
môn
1. Tính kinh tế
2. Tính hiệu quả thực tế
Chiền thuật
Quy định tốc độ hợp lý
từng đoạn và toàn cự ly
Tổ hợp tối ưu tần số chèo và bước
chèo.
Tâm lý
Khắc phục khó khăn trong
tập luyện và thi đấu
Chịu khó chịu khổ tập luyện thi đấu
ngoan cường, hết sức
Qua bảng trên ta thấy : Tố chất chuyên môn, kỹ thuật có tác dụng quyết định; hình thái
chức năng có tác dụng cơ sở; chiến thuật tâm lý có tác dụng quan trọng. Sự thống nhất
của chúng tạo thành năng lực thể thao của VĐV và quyết định thành tích của họ.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NĂNG LỰC THỂ THAO CỦA VĐV
CANOEING ƢU TÚ
1.3.1 ĐẶC ĐIỂM NĂNG LỰC THỂ THAO
1.3.1.1 Đặc điểm hình thái
Giống như các môn thể thao khác, nhận thức của chúng ta về đặc điểm
chuyên môn môn đua thuyền cũng tuân theo quy trình nhận thức từ hiện tương tới
bản chất. Học giả InSSurin cho rằng, có thể trở thành VĐV đua thuyền ưu tú hay
không, hình thái cơ thể là yếu tố hạn chế quan trọng đầu tiên. Chúng ta phải thông
qua tập luyện làm cho hình thái cơ thể VĐV phù hợp yêu câu môn chuyên sâu. Ông
đã thiết kế từ 3 yếu tố là cơ thể lớn, nhỏ; tỷ lệ cơ thể thành phần cơ thể. Chính vì
vậy các học giả trong và ngoài nước đã tiến hành số lượng lớn nghiên cứu về hình
thái của VĐV đua thuyền.
17
Năm 1998, Nadori Laszho- học giả người Hunggari đã tiến hành đo đạc tỷ lệ
thành phần cơ thể của 220 VĐV nam các môn TT khác nhau, kết quả cho thấy tỷ lệ
phần trăm mỡ cơ thể VĐV đua thuyền thấp hơn môn xe đạp và 1 số môn khác; hàm
lượng (tỷ lệ cơ) thấp hơn VĐV môn bóng chuyền, bóng ném, bóng chày, đứng thứ
nhìn trong bảng xếp hạng; chất lượng xương thấp hơn VĐV môn xe đạp, Judo,
bóng đá. Từ phân tích trên cho thấy ngoại hình và chất lượng cơ thể VĐV đua
thuyền có đặc trưng môn TT chuyên sâu rất rõ rệt (bảng 1.3)
Bảng 1.3 : kết quả kiểm tra tỷ lệ thành phần cơ thể nam VĐV đua
thuyền (Nadori Laszho 1988)
STT
Môn thể thao
Xƣơng %
Cơ %
Mỡ %
± S
± S
± S
1
Đua thuyền
17.09 ± 0.73
48.85 ± 0.92
8.29 ± 1.31
2
Xe đạp
17.43 ± 0.89
47.93 ± 1.01
9.61 ± 1.06
3
Judo
17.34 ± 0.78
47.13 ± 1.25
10.15 ± 2.03
4
Năm môn TT hiện đại
16.97 ± 1.39
48.07 ± 1.40
9.34 ± 1.62
5
Bóng chày, BN, BC
16.99 ± 0.83
46.89 ± 1.50
10.70 ± 2.16
6
Bóng đá
17.16 ± 0.81
47.14 ± 1.39
9.80 ± 2.05
InSSrin, Bulgakova đã so sánh chiều cao và chất lượng xương của VĐV đua
thuyền với VĐV bơi trườn sấp cự ly ngắn và VĐV bơi ngửa, kết quả một lần nữa
chứng minh chiều cao và chất lượng xương của VĐV đua thuyền tốt hơn VĐV bơi.
Trong các VĐV thành tài môn chuyên đua thuyền có tỷ lệ cao nhất là các VĐV đã
từng tập luyện môn bơi lội. Điều này có lợi cho việc tạo cảm giác nước cho VĐV.
Nhưng ngoại hình của VĐV bơi lội ở mức độ nhất định có ảnh hưởng tới sự phát
triển trong tương lai của một số VĐV này. Có một số VĐV đua thuyền của Thượng
Hải trước đây đã tập luyện bơi lội. Họ giành được ngôi vô địch toàn quốc nhưng với
ngoại hình nhỏ và yếu, họ khó đạt tới trình độ cao nhất thê giới. Chúng ta cần lưu ý
điều này.
Có nhiều nghiên cứu của học giả Trung Quốc về hình thái của VĐV nước họ.
Trong nghiên cứu năm 2001, chiều cao VĐV nữ đua thuyền ưu tú của Trung Quốc
tập trung khoảng 171-176cm, chiều cao trung bình 174.1cm. Chiều cao của VĐV
nam tập trung trong khoảng 180-190cm, trong đó tập trung nhiều nhất từ 183-
186cm, chiếm tới 42.7%, chiều cao trung bình 183.2cm. Chiều cao trung bình VĐV
đua thuyền tham gia Olympic Sydney năm 2000: VĐV nữ là 172.6cm, Kayak nam
là 185.2cm, Canoe nam là 180.7cm.
X
X
X
18
Chúng ta cùng tham khảo bảng thống kê dưới đây:
Bảng 1.4 : Bảng thống kê lứa tuổi, chiều cao, cân nặng VĐV
đua thuyền tham gia Olympic từ năm 1992 tới 2000.
olympic
Kayak nam
Canoe nam
Canoe nữ
Tuổi
Chiều
cao
(cm)
Cân
nặng
(kg)
Tuổi
Chiều
cao
(cm)
Cân
nặng
(kg)
Tuổi
Chiều
cao
(cm)
Cân
nặng
(kg)
1992
184
81.2
182.5
81.1
171
65
1996
25.7
185
84.1
26.5
179.8
80.8
25.7
171.4
67.2
2000
25.9
185.2
86.4
27
180.7
81.9
25.9
172.6
66.3
(Nguồn: tài liệu nội bộ Liên đoàn đua thuyền thế giới 2001)
Các chỉ tiêu chính hình thái VĐV đua thuyền bao gồm: dài sải tay, dài tay tư
thế ngồi, dài tay tư thế quỳ, dài cẳng tay, rộng vai, vòng cánh tay co, vòng ngực,
vòng đùi, tỷ lệ lớp mỡ…
Các chỉ tiêu như dài sải tay, dài tay tư thế quỳ, dài tay tư thế ngồi…ở mức độ
nhất định có thể phản ánh được khả năng phát huy kỹ thuật động tác, còn trong
tuyển chọn nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế và đánh giá kỹ thuật tối ưu
– như biên độ động tác kỹ thuật, kết cấu động tác – Tác dụng giới hạn về mặt vật lý
do các điều kiện tiên thiên (bẩm sinh) quyết định. Ngay khi tuyển chọn đã chú ý tới
điều kiện tốt nhất về các chỉ tiêu hình thái học sẽ tạo tiềm lực lớn hơn cho sự phát
triển của VĐV đua thuyền sau này.
Năm 2001 khi tuyển chọn VĐV đua thuyền của Trung Quốc, tỷ lệ phần trăm
mỡ của VĐV nữ Kayak, nam Kayak và canoe là 15.26%, 11.72% và 11.15%. Kết
qủa nghiên cứu đối với VĐV một số nước khác cho thấy độ dày lớp mở dưới da
của VĐV đều thấp hơn VĐV các môn ưa khí, yếm khí, hỗn hợp ưa yếm khí, chỉ
khoảng 6%-10%. Rất rõ ràng, nếu so với VĐV các nước khác, tỷ lệ lớp mỡ dưới da
của VĐV Trung Quốc là cao. Từ đó cho thấy VĐV đua thuyền của Trung Quốc còn
thiếu chuyên môn cơ bản một cách khắc khổ, hệ thống cơ xương chưa được tối ưu
hóa, cản trở việc tiếp tục nâng cao năng lực thể thao, khó có thể trở thành VĐV cấp
thế giới. Nhưng đây cũng là khoảng trống cho VĐV tiếp tục tập luyện trong thời gian
tới.
1.3.1.2 Đặc điểm chức năng của VĐV Canoeing :
1) Đặc điểm cung cấp năng lượng :
Yêu cầu môn đua thuyền đối với chức năng cơ thể VĐV tập trung thể hiện ở
yêu cầu cao đối với hệ thống cung cấp năng lượng của cơ thể. Cự ly thi đấu môn
bơi thuyền tại Olympic là 500m và 1000m. Do giới tính và cự ly thi đấu khác nhau,
thời gian thi đấu của môn thể thao này từ 1 phút 30 giây tới 4 phút. Các môn thi đấu
19
không đưa vào Olympic do Liên đoàn đua thuyền thế giới quy định còn có cự ly
ngắn 200m và cự ly dài ma-ra-tông. Do đó, giống như môn điền kinh và bơi lội,
nhiều năm trở lại đây các nhà khoa học rất quan tâm tới việc nghiên cứu đặc điểm
quá trình cung cấp năng lượng trong môn đua thuyền.
Giám đốc kỹ thuật Liên đoàn đua thuyền quốc tế Szanto đã tiến hành nghiên
cứu sâu sắc sự chuyển đổi cung cấp năng lượng trong thời gian khác nhau và tỷ lệ
giữa chúng của 3 hệ thống cung cấp năng lượng, xây dựng nên đường biểu diễn
cung cấp năng lượng kinh điển cho môn thể thao này, và đã trở thành cơ sở lý luận
về đặc điểm cung cấp năng lượng môn đua thuyền.
Biểu đồ 1.1 : Tình hình sử dụng 3 hệ thống cung cấp năng lƣợng trong
môn đua thuyền (Szanto.1979)
Đua thuyền là môn thể thao lấy cung cấp năng lượng ưa khí cường độ cao
làm cơ sở với động tác kỹ thuật hợp lý đưa thuyền về phía trước. Tác dụng của sức
bền ưa khí thể hiện trên các mặt trong tập luyện và thi đấu. Trình độ sức bền ưa khí
cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát huy và vận dụng kỹ, chiến thuật khi
thi đấu. Liên đoàn đua thuyền thế giới đã công bố tỷ lệ cung cấp năng lượng ưa khí
và yếm khí trong thi đấu ở các môn cự ly khác nhau.
20
Bảng 1.5 : Nhu cầu oxy và trao đổi chất ƣa khí trong thi
đấu đua thuyền ở các cự ly khác nhau.
STT
Cự ly
(m)
Tiêu hao
oxy (lít)
Ƣa khí
(%)
Yếm khí
(%)
1
200
25
20
80
2
500
35
50
50
3
1000
50
65
35
4
2000
80
70
30
5
5000
180
90
10
10000
280
95
5
(Nguồn: Tài liệu nội bộ Liên đoàn đua thuyền thế giới.2001)
Từ phân tích quá trình thi đấu các cự ly khác nhau, tỷ lệ giữa cung cấp năng
lượng ưa khí và yếm khí sẽ thay đổi theo độ dài cự ly – theo quy luật tỷ lệ cung cấp
nâng lượng ưa khí sẽ tiếp cận đường thẳng tăng theo cự ly thi đấu. Trong thi đấu bơi
thuyền được chia làm 3 giai đoạn chính là xuất phát, bơi giữa quãng và rút về đích,
trong đó xuất phát và rút về đích đòi hỏi VĐV phải có khả năng yếm khí rất mạnh,
nhưng nhìn từ toàn cự ly thì tác dụng có tính quyết định là khả năng ưa khí của
VĐV. Cũng chính vì nhận thức được điểm này, Hungari – nước có truyền thống rất
mạnh về bơi thuyền – VĐV thanh thiếu niên nhiều năm đã tiến hành tập luyện và
thi đấu cự ly dài trên sông Đa-Núp, từ đó đã xây dựng được cơ sở sức bền ưa khí
hết sức vững chắc. Đây cũng chính là pháp bảo (phương pháp quý) quan trọng để
họ duy trì thế thượng phong trên thế giới trong môn TT này.
Cũng chính do nhận thức được tầm quan trọng của khả năng ưa khí, các
nước mạnh về môn đua thuyền đều tận lực nghiên cứu giá trị năng lực ưa khí của
VĐV đua thuyền. Họ đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá
trình độ khả năng ưa khí cũng như một số chỉ tiêu liên quan.
21
Bảng 1.6: Đặc điểm sinh lý của VĐV Canoe nam ƣu tú
(giá trị trung bình và độ lệch chuẩn)
* Ghi chú: 1. Máy chuyên dùng 1: “Máy đo công Phong động”
2. Máy chuyên dùng 2: “Máy đo công tay chân”
3. Máy chuyên dùng 3: “Máy đo công đua thuyền có thể điều chỉnh”
4. Máy chuyên dùng 4: “Máy đo công đua thuyền kayak”
5. Máy chuyên dùng 5: “Xe công suất thủ động tiêu chuẩn”
6. Máy chuyên dùng 6: “Máy đo công đua thuyền canoe”
STT
Nguồn tài liệu
Khách thể nghiên cứu
Phƣơng pháp kiểm
tra
Vo
2
max
ml/kg
Chiều cao
(cm)
Cân nặng
(kg)
1
Hahn, etal.1988
7 VĐV đua thuyền malaton
Máy chuyên dùng 1
58,9±5,2
180,2±5,2
78,9±10,7
Máy chuyên dùng 2
66,2±3,78
3 VĐV đua thuyền malaton
Máy chuyên dùng 3
43,77±2,89
178,8±2,6
80,0±6,7
Máy chuyên dùng 2
55,67±6,51
2
Freeman 1990
4 VĐV ưu tú các nước
Máy chuyên dùng 4
61,9±5,2
177,9±2,1
77,5±2,6
3
Lutoslawska,et.al.1990
6 VĐV đội tuyển quốc
gia Ba lan
Máy chuyên dùng 5
63,2±6,9
180,5±5,6
78,2±7,6
4
Fry and Mortom 1991
7 VĐV ưu tú các nước
Mornak cải tiến
59,22±7,11
179,9±5,04
81,1±10,3
5
Misigoj- Dủakovic and
Heimer 1992
18 VĐV Nam tư
Xe đạp công suất
60,0±7,2
178,6±4,91
75,1±6,4
11 VĐV Nam tư
Xe đạp công suất
61,6±4,4
180,1±7,7
80,2±9,0
6
Pelham and Hott,1995
7 VĐV Canada
Máy chuyên dùng 6
4,3±0,9 lít/phút
5 VĐV Canada
Máy chuyên dùng 6
4,0±0,9 lít/phút
22
Bảng 1.7: Đặc điểm sinh lý của VĐV đua thuyền kayak nữ ƣu tú (giá trị trung bình và độ lệch chuẩn).
Nguồn tài liệu
Khách thể nghiên cứu
Phƣơng pháp kiểm tra
Vo
2
max ml/kg
Chiều cao
(cm)
Cân nặng
(kg)
Shapiro and Kearmey 1987
8 VĐV Mỹ tham gia Olympic 1984
Máy chuyên dùng 7
53,5±1,5
66,7±4,3
Hahn, et.al.1988
2 VĐV đua thuyền malaton
Máy chuyên dùng 1
47,6±1,0
174,6±2,1
69,9±3,6
Máy chuyên dùng 2
52,8±1,5
Pendergast,et.al.1989
7 VĐV đội tuyển quốc gia Mỹ
xe đạp công suất
54,2±7,2
169,0±5,0
64,0±4,0
Máy chuyên dùng 8
43,3±10,0
Pelharn and Holt, 1995
6 VĐV cấp tỉnh Canada
Máy chuyên dùng 8
2,92±0,32 lít/phút
* Ghi chú: 1 + 2 :như trên
7: máy đo công tiêu chuẩn khống chế bằng tay
8: Máy đo công đua thuyền Kayak
23
Khi xem lại kế hoạch HL của đội tuyển đua thuyền Trung Quốc chuẩn bị cho
Olympic 1996, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng:
Năm 1994 chuẩn bị cho Asiad, trọng tâm phát triển sức mạnh và sức mạnh
bền lớn nhất yếm khí. Năm 1995: sức mạnh tối đa và sức mạnh tốc độ, xuất phát,
nửa trước cự ly. Năm 1996: HL phát triển toàn diện (tổng hợp) và khả năng môn
chính (một là tốc độ, hai là tốc độ tối đa, ba là sức bền tốc độ, bốn là hỗn hợp, năm
là yếm khí). Từ phương án này chúng ta không tìm thấy sức bền ưa khí, từ các cự ly
huấn luyện dưới nước không có nội dung bơi (chèo thuyền) dài, nội dung tìm thấy
là tốc độ, sức mạnh và huấn luyện yếm khí latat. Kết quả kiểm tra huấn luyện nước
rút cự ly ngắn làm cho VĐV Trung Quốc, hụt hơi ở phần cuối cự ly, làm mất huy
chương. Điều đáng tiếc là HLV Trung Quốc không nhận thức (ý thức) được điều
này. Ngược lại, bởi vì hạng tư tại Olympic 1996 của đội Trung Quốc là thành tích
tốt nhất trong lịch sử Olympic của môn đua thuyền Trung Quốc. Do đó, huấn luyện
năm 1996 được coi là một kinh nghiệm thành công và được ứng dụng vào công tác
huấn luyện sau này của đội tuyển quốc gia, cuối cùng dẫn tới sự trượt dốc lớn của
môn đua thuyền Trung Quốc ở Asiad năm 1998 và bài học đau đớn vô cùng tại
Olympic năm 2000.
Năm 2001, Hiệp hội đua thuyền Trung Quốc đã tổ chức nghiên cứu chuyên
đề về Đại hội TDTT Trung Quốc lần thứ 9. Kết quả phát hiện: khi so sánh thành
tích 12 cự ly thi đấu đua thuyền trước và sau Đại hội TDTT lần thứ 9, tốc độ nửa
sau cự ly đều giảm rõ rệt. Điều này, từ nhiều góc độ phản ánh huấn luyện sức bền
ưa khí chuyên môn của VĐV đua thuyền Trung Quốc là không đủ. Nguyên nhân
chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do HLV Trung quốc thiếu nhận thức hoàn chỉnh,
chính xác (chuẩn xác) về đặc điểm cung cấp năng lượng môn bơi thuyền trong thi
đấu. HLV Trung Quốc đã quá đơn thần chỉ căn cứ thời gian thi đấu và cung cấp
năng lượng hỗn hợp ưa khí và yếm khí, năng lực yếm khí cuối cùng quyết định kết
quả thi đấu. Do đó, trong thời gian dài huấn luyện, HLV Trung Quốc đã coi nhẹ
phát triển và bồi dưỡng khả năng ưa khí của VĐV. Trong khi đó đội Thượng Hải đã
giành thành tích rất tốt ở Đại hội TDTT lần thứ 9, kinh nghiệm thành công của
chính họ là trong chiến lược phát triển môn TT này đã rất chú ý tới phát triển khả
năng ưa khí của VĐV. Tới tuần thứ tư trước thi đấu, họ vẫn tập các bài tập chèo
thuyền ở cự ly dài. Điều này chứng minh họ nhận thức lại (đúng) đặc điểm cung cấp
năng lượng môn đua thuyền. Dẫn tới HLV chúng ta cần tăng cường nhận thức tác
dụng quan trọng của cung cấp năng lượng ưa khí đối với môn đua thuyền, xây dựng
được chỉ đạo huấn luyện lấy phát triển khả năng ưa khí làm hạt nhân, tìm tòi
phương pháp và phương tiện huấn luyện có hiệu quả nâng cao năng lực ưa khí của
VĐV. Công tác quan trọng nhất của đội tuyển quốc gia môn đua thuyền thành lập
năm 2001 là xác lập được tư tưởng chỉ đạo huấn luyện lấy sức bền ưa khí làm hạt
24
nhân. Năm 2002 vẫn kiên trì tư tưởng chỉ đạo trên, kết quả là môn đua thuyền
Trung Quốc ra khỏi vị trí thấp kém, đạt được 12 HCV cúp thế giới thi theo trạm, 1
HCB giải vô địch thế giới, và 8 HCV Asiad.
2) Đặc điểm hệ tim mạch :
1/ Công năng tim là chỉ số nhằm đánh giá sự đáp ứng của hệ tim mạch đối
với lượng vận động nhất định, còn gọi là chỉ số Ruffier – Phép thử hệ tim mạch. Tại
hội nghị Lux-xăm-bua 1956 người ta đã trình bày phương pháp thử hệ tim mạch để
đánh giá khả năng điều chỉnh tuần hoàn. So sánh với phép thử của Schellong và
Martinet người ta thấy cách thử này thuận tiện hơn vì chỉ cần đếm 3 lần mạch và
biến đổi nhờ công thử rồi tính thành chỉ số và đánh giá theo bảng chỉ số Ruffier.
Không cần đo huyết áp. Chỉ số này giống như thử nghiệm Martinet nhưng vận động
cường độ hơn, lượng vận động ít nhưng thuận tiện để kiểm tra và vẫn đủ cho hệ
thần kinh điều chỉnh được sự thích ứng của hệ tim mạch. Trong và ngay sau khi
thực hiện một lượng vận động đứng lên ngồi xuống 30 lần trong 30 giây, VĐV nào
có trình độ tập luyện tốt hơn thì nhịp tim tăng chậm hơn và khả năng phục hồi
nhanh hơn. Nghĩa là sau 1 đến 2 phút nhịp tim nhanh chóng trở lại sát với với nhịp
tim lúc nghỉ.
Đây là một phương pháp kiểm tra y học rất có giá trị cho ta lượng thông tin
tin cậy về trình độ tập luyện VĐV cũng như tuyển chọn.
Phương pháp kiểm tra này đơn giản, dễ thực hiện. Có thể thực hiện ngay trên
sân tập và không đòi hỏi phương tiện thiết bị hiện đại. Chỉ cần một đồng hồ bấm
giây và một máy đếm nhịp hoặc băng đài đếm nhịp là có thể kiểm tra được.
2/ Siêu âm là những rung động cơ giới có cùng bản chất với các âm thanh
nghe được (20Hz – 20 KHz) và có tần số từ 20 KHz – 1GHz. Tuy nhiên trong y học
người ta sử dụng tần số sóng từ 1 – 10 MHz. Sóng siêu âm chỉ lan truyền trong môi
trường vật chất có tính chun giãn và có thể biến dạng được.
Siêu âm là vô hại không có ảnh hưởng tới sức khỏe con người vì thế có thể
lặp đi lặp lại nhiều lần.
Khám siêu âm tim nói chung được thực hiện bằng 3 kỹ thuật chính: một bình
diện (M-mode), hai bình diện (2D), Doppler (xung, liên tục, màu).
* Siêu âm M-mode: là kiểu siêu âm cho biết vận động của cấu trúc được
thăm khám theo thời gian.
+ Mặt cắt qua thất: ghi dưới bờ tự do của van hai lá, theo chiều từ trước ra sau ta có
thể ghi được:
- Đường kính thất phải: bình thường 7-23mm.
- Độ dày vách liên thất: bình thường 6-11mm.
- Đường kính thất trái: tâm trương bình thường 38-56mm, tâm thu 22-
40mm.
25
- Độ dày thành sau thất trái: bình thường 6-11mm.
- Phân suất tống máu (EF) bình thường 60-80%.
- Phân suất co cơ thất trái (FS) bình thường 28-42%.
- Tỷ lệ chiều dày vách liên thất và thành sau thất trái tâm trương bình
thường 0,9 -1,3.
- Biên độ di động vách liên thất: 3-8mm
- Biên độ di động thành sau thất trái: 9-14mm.
+ Mặt cắt qua động mạch chủ đo các thông số: đường kính động mạch chủ 20-
37mm; biên độ mở van ở đầu kỳ tâm thu 16-25mm; đường kính nhĩ trái cuối tâm
thu 18-40mm.
* Siêu âm hai bình diện (2D): chùm tia siêu âm truyền theo đầu dò quét cấu
trúc tim ở góc chọn (30-90
o
) nó cho hình ảnh hai chiều theo góc quạt; giúp khảo sát:
hình thái và vận động của các van tim; đường kính các buồng tim, động mạch lớn;
độ dày cấu trúc echo cũng như vận động thành tim; diện tích lỗ van hai lá; thể tích
buồng thất (tính theo công thức toán học) và màng tim.
* Siêu âm Doppler tim: cho phép thực hiện thăm dò huyết động không chảy
máu, thu được thông tin: Kiểu của dòng chảy: tầng gặp trong tim bình thường, rối
gặp ở tim bệnh lý (hẹp, hở van tim); Hướng của dòng chảy: dương khi hướng tới
đầu dò còn âm nếu rời xa đầu dò; Thời gian của dòng chảy: nhờ cặp ghép với ECG;
Vận tốc tối đa của dòng chảy: qua đó tính được độ chênh áp và áp lực trong buồng
tim.
Tóm lại siêu âm tim giúp đánh giá:
o Bệnh lý van tim
o Bệnh cơ tim
o Bệnh mạch vành
o Bệnh màng ngoài tim
o Các khối u trong tim
o Đánh giá chức năng thất và huyết động bằng siêu âm Doppler.
o Bệnh tim bẩm sinh
3/ Điện tâm đồ :
Khái niệm
Điện tâm đồ (Eletrocardiography) là một đường cong ghi lại các biến thiên
của các điện lực do tim phát ra trong quá trình hoạt động co bóp của tim. Năm
1903, Einthoven lần đầu tiên ghi được sóng điện tim đồ bằng một điện kế có
khuyếch đại và nhạy cảm.
- Tim là một tổ chức cơ rỗng gồm 4 buồng có thành dày, mỏng khác nhau,
điều đó làm cho các sóng khử cực và tái cực cũng biến thiên khác nhau tuỳ theo các
phần của quả tim.