Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

bài tập quản trị chiến lược những lựa chọn chiến lược và kỳ tích samsung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 16 trang )

NHỮNG LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ KỲ TÍCH SAMSUNG
TÁC GIẢ : JI PYEONG GIL
o
GV : HOÀNG LÂM TỊNH
o
NHÓM :
BÙI THỊ PHALEL
TRẦN ĐÌNH NHẬT PHƯƠNG
NGUYỄN HUY HOÀNG
NGUYỄN NGỌC NAM
PHẠM HOÀNG DIỄN
NGUYỄN TẤN PHÁT
DIẾP VĂN PHỤNG
ĐẶNG PHƯỚC QUANG
NỘI DUNG :

CHƯƠNG I : CHIẾN LƯỢC CỦA SAMSUNG

CHƯƠNG II : NĂM ĐỔI MỚI MANG TÍNH BƯỚC NGOẶT

CHƯƠNG III : TRIẾT LÝ KINH DOANH

CHƯƠNG IV : NHỮNG THÁCH THỨC

CHƯƠNG V : NHỮNG THÀNH TỰU NHẢY VỌT
GIỚI THIỆU

Samsung là tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc với hơn 400,000 công nhân trên toàn thế giới

Kinh doanh đa ngành nghề gồm: đồ điện tử, hóa chất, thương mại, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, xây dựng, chế
biến thực phẩm…



Samsung đóng góp 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và 20% GDP Hàn Quốc

Năm 2012, Samsung đạt doanh thu 187,8 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế là 22,3 tỷ USD

Samsung hiện đứng đầu toàn cầu về thị phần của các sản phẩm như tivi, màn hình, điện thoại di động, DRAM…
CHIẾN LƯỢC
CỦA SAMSUNG
1.BÁN
DẪN
2.SỐ
HÓA
3.THIẾT
KẾ
4. LCD
5. ĐIỆN
THOẠI

6.TÀI
TRỢ
THỂ
THAO
CHƯƠNG I : CHIẾN LƯỢC CỦA SAMSUNG

1/ Lựa chọn bán dẫn

Tháng 12/1976, Samsung mua lại 50%cổ phần của công ty Bán dẫn Hàn Quốc với giá 500 nghìn USD.

Năm 1983, Samsung khởi động dự án 64K DRAM và trở thành nước thứ 3 trên thế giới phát triển thành
công sản phẩm này.


Năm 1990 – 1991, Samsung quyết định đầu tư cho phiến bán dẫn 8 inches. Lúc này thế giới vẫn lấy
phiến bán dẫn 6 inches làm chuẩn và thị trường bán dẫn DRAM đang đóng băng với quy mô toàn cầu.

Năm 1993, Samsung là doanh nghiệp đầu tiên chính thức đưa dây chuyền sản xuất bán dẫn 8 inches đi
vào hoạt động và trở thành công ty đứng đầu thế giới về lĩnh vực dung lượng bộ nhớ.

2/ Số hóa

Khi các đối thủ cạnh tranh đang còn mải miết với analogue TV thì Samsung đã có chỗ đứng vững chắc
tại thị trường digital TV.

Xây dựng hệ thống hội tụ số (digital convergence).

Xây dựng hệ thống kinh doanh kỹ thuật Digital e-company.

Năm 2002, Samsung đánh bại SONY – vốn là niềm kiêu hãnh của Nhật Bản - và đi trước các đối thủ
cạnh tranh trong việc tạo dựng hệ thống ‘Global e-Process’ dựa trên nền tảng Internet.

3/ Thiết kế

Năm 1996 là năm “cách mạng về mẫu thiết kế” và là năm khai sinh tôn chỉ kinh doanh đề cao mẫu mã
của Samsung

Với dự đoán thế kỉ 21 là ‘thời đại của văn hóa’ và là thời đại mà ‘sở hữu trí tuệ’ sẽ quyết định giá trị của
doanh nghiệp

Năm 2005, Samsung lại đưa ra các cải cách về thiết kế với các yêu cầu cụ thể sau:

Xây dưng bản sắc giao diện người dùng – UI và thiết kế sáng tạo


Tìm kiếm nhân tài thiết kế xuất sắc

Tạo lập văn hóa tổ chức và sáng tạo tự do

Củng cố hạ tầng cơ sở kỹ thuật

4/ LCD :
Di dời dây chuyền sản xuất LCD về Samsung Electronics. Trình diện sản phẩm TFT-LCD 14 tại triển lãm màn hình LCD quốc tế. 1995 sản xuất hàng loạt panel 10.4 inches và bị
thua lỗ. Đi tiên phong trong việc phát triển công nghệ 12.1 inches trong khi Toshiba và Dell vẫn tập trung vào công nghệ 11.3 inches. Bắt tay vào phiến bán dẫn 8 inches trong khi các
công ty khác tập trung vào phiến bán dẫn 6 inches và thu được thành công lớn. 1998 Hãng điều tra thị trường DisplaySearch cho hay Samsung đứng đầu thế giới về thị phần tại thị
trường LCD cỡ lớn từ 10 inches trở lên. Năm 2004 Samsung lập kỷ lục khi lần đầu tiên tung ra thị trường sản phẩm TV LCD 46 inches.

5/ Điện thoại di động
1986 Samsung bắt đầu phát triển điện thoại di động. Tận dụng cơ hội Olympic 1988 tổ chức tại Seoul mẫu SH-100 nâng cấp thành dòng điện thoại VIP. 1995 đưa ra slogan “Mạnh
mẽ trên địa hình Hàn Quốc. Anycall”, áp dụng cường độ sóng 8W và giải pháp angten điện thoại phù hợp với lãnh thổ đồi núi của Hàn Quốc đánh bại các đối thủ cạnh tranh nước
ngoài.Cuối tháng 6/2007 Apple giới thiệu iPhone thì ngay lập tức tạo nên làn sóng iPhone mạnh mẽ thì năm 2009 Samsung tung ra Galaxy S để làm dịu cơn sóng iPhone. Galaxy S
đánh dấu bước chuyển mình của Samsung trở thành công ty điện tử duy nhất dám cạnh tranh với Apple.

6/ Tài trợ thể thao
1996 Samsung khởi công xây dựng tổ hợp ORS làm không gian nghỉ ngơi phục vụ cho đại gia đình Olympic. 1997 Samsung đánh bại Motorola để trở thành nhà tài trợ của Olympic.
Giành quyền đăng cai thế vận hội Olympic Pyeongchang 2018 về cho Hàn Quốc. Hỗ trợ thành công lễ rước đuốc Olympic đi qua hơn 1000 thành phố và hâm nóng bầu không khí
ngay trước thềm lễ khai mạc Olympic bằng hoạt động quảng bá bằng xe ô tô “Samsung Caravan”, quảng cáo có lắp màn hình LED. Hoạt động này không những thực hiện được ý đồ
quảng bá cho Olympic mà còn giúp thương hiệu Samsung càng được in dấu trong lòng công chúng toàn cầu. Tại lễ khai mạc vị thế thương hiệu của Samsung được nâng lên đỉnh cao
và dòng sản phẩm mới nhất của Samsung là Galaxy S3 cũng xuất hiện tại đây.
1.TUYÊN BỐ KINH
DOANH MỚI
2.ĐỔI MỚI CON
NGƯỜI
3.ĐỔI MỚI VĂN

HÓA DOANH
NGHIỆP
4.CÔNG TY
BÁN DẪN
TOÀN CẦU
5.ĐỔI
MỚI SẢN
PHẨM
CHƯƠNG II : NĂM ĐỔI MỚI MANG TÍNH BƯỚC NGOẶT
1. Tuyên bố kinh doanh mới : công bố lần đầu ở Frankfurt. Đưa ra thông điệp “Hãy thay đổi tất cả trừ vợ và con cái của bạn”
2. Đổi mới con người :triết lý “doanh nghiệp là con người”. Phát triển hệ thống đào tạo chuyên nghiệp như : đào tạo định hướng đặc biệt cho nhân
viên mới, chính sách chuyên gia địa phương đào tạo người Samsung nằm vùng ở địa phương, Samsung MBA cho các lãnh đạo.
3.Tiến hành thay đổi ý thức để tiến tới văn hóa doanh nghiệp hàng đầu :
xem thất bại như thử thách. “Samsung men” không ai biết sợ thất bại, thậm chí thất bại nhiều hơn, sớm hơn người khác Thi hành chính sách “công
thưởn tội thưởng” nhằm khuyến khích tinh thần dám làm và dám thất bại. Đề ra học thuyết khủng hoảng để cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong
tương lai từ đó trù bị những tình huống xấu nhất để có thể đứng vững trước khủng hoảng.
4. Tiến tới công ty bán dẫn toàn cầu :12/1974 mua lại công ty bán dẫn, 1977 sản xuất thành công bóng bán dẫn, 1983 sản xuất thành công 64K
DRAM, 2007 thành công 64GB NAND Flash, 2012 sản xuất đại trà chip DDR4 DRAM 4GB dây chuyền công nghệ 20 nano độc chiếm vị trí số 1
thế giới về chip bán dẫn.
5. Đổi mới sản phẩm :Sản phẩm tập trung vào chất lượng, thậm chí cực đoan về vấn đề này. Sự kiện “lễ thiêu hủy sản phẩm lỗi” tại nhà máy
Samsung electronics tại Gumi ngày 9/3/1995 (150.000 sản phẩm các loại).
Luôn đổi mới và sáng tạo mẫu mã mới, sản phẩm mới để phòng thủ trước những thay đổi trong tương lai, đi trước đối thủ về tầm nhìn chiến lược.
Đẩy mạnh công nghệ sản xuất thiết bị phi bộ nhớ chuẩn bị cho sự phát triển tất yếu của smartphone và tablet.
TRIẾT LÝ KINH DOANH
“HÃY THAY ĐỔI TẤT CẢ TRỪ VỢ
VÀ CON CÁI BẠN”
“HÃY BỎ QUA SỐ LƯỢNG ĐỂ
TẬP TRUNG CHO CHẤT LƯỢNG”
1.KINH DOANH TRÙ BỊ :
CHUẨN BỊ CHO THỜI

ĐẠI KỸ THUẬT SỐ VÀ
TOÀN CẦU HÓA
2.KINH DOANH KẾ
HOẠCH : DỰ ĐOÁN
LÀN SÓNG MỚI
3.KINH DOANH TẤN
CÔNG : TỐC CHIẾN TỐC
THẮNG
4.KINH DOANH ĐỔI
MỚI: KHỦNG HOẢNG
LÀ CƠ HỘI ĐỂ ĐỘT PHÁ
5.KINH DOANH CHIẾN
LƯỢC : THẬN TRỌNG
KHẮT KHE HƠN NỮA
CHƯƠNG III : TRIẾT LÝ KINH DOANH
1. Điểm mấu chốt trong kinh doanh trù bị là đề ra “đạt mục tiêu lớn – vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu. “Nếu ta không thay đổi phù hợp với thời đại quốc tế
thì vị trí số 2 sẽ thành 2,5. Chúng ta phải cố gắng làm tốt như hiện tại thì mới có thể vươn lên vị trí 1,5.”. Thực hiện chính sách chuyên gia địa phương nhằm nâng cao
năng lực toàn cầu hóa.
2.”Thời đại mà mỗi người đều sở hữu một thiết bị đầu cuối nhất định sẽ tới. Cần phải tập trung và quan tâm hơn tới chiếc điện thoại” là định hướng cho samsung tập
trung vào lĩnh vực điện thoại và công nghệ bán dẫn. “Con đường sống cho Hàn Quốc, một đất nước thiếu tài nguyên thiên nhiên, không gì khác ngoài việc bắt tay vào
phát triển ngành công nghệ cao như bán dẫn”,
3 Khái niệm “thời gian” là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất. “ Hãy tấn công và đừng bao giờ do dự” – “Vì chúng ta không có thời gian để suy nghĩ. Hãy
khẩn trương đưa mọi việc vào quỹ đạo, chạy thật nhanh đưa sản phẩm tốt ra thị trường thế giới và biến chúng trở thành số 1”. Họ phải ứng phó nhanh hơn “ 0.1 giây” so
với các doanh nghiệp khác trong khoảnh khắc đối mặt với khủng hoảng đã giúp samsung vượt lên dẫn trước mặc dù ban đầu Samsung luôn bị tụt hậu phía sau. Chỉ mất
sáu tháng để hoàn thành nhà máy sản xuất bán dẫn. Đi trước một bước trong ngành sản xuất màn hình tinh thể lỏng. Nhờ sự tăng tốc này mà Samsung chiếm lĩnh thị
trường màn hình thế giới (qua mặt Sony).
4. “Gió thổi càng mạnh thì diều càng bay cao. Hãy coi nguy cơ là động cơ, coi khủng hoảng là bước đệm để trở nên lớn mạnh hơn”. Tạo nên huyền thoại anycall và sự
kiện “thiêu hủy sản phẩm lỗi”
5. “Trong tương lai mười năm tới, phần lớn các lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm tiêu biểu của Samsung sẽ biến mất. Vì thế chúng ta phải bắt đầu lại.” “Tươn lai của
Samsung phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mới, kỹ thuật mới và Samsung phải tìm ra động lực tăng trưởng mới”. Quyết định đầu tư vào 5 lĩnh vực mới : pin mặt trời,

pin ô tô, LED, dược sinh học và thiết bị y tế. “Tư duy đa chiều”.”Có thể tụt hậu trong công nghệ analog nhưng nhất định tiên phong trong công nghệ digital
THÁCH THỨC
3.KHỦNG HOẢNG
KINH TẾ THẾ GIỚI
1.LÀ CÔNG TY HẠNG 2
2.LÀ KẺ ĐẾN SAU
TRONG CÔNG NGHỆ
4. MANG “CĂN BỆNH
SAMSUNG” TRẦM
TRỌNG
5.KHẢ NĂNG LÃNH
ĐẠO BỊ NGHI NGỜ
CHƯƠNG IV : NHỮNG THÁCH THỨC
1.
1) Là công ty hạng hai : năm 1987 tổng giá trị vốn hóa thị trường là 1.000 tỷ won. Được
biết đến như là một thương hiệu bình dân với những sản phẩm đồ điện giá rẻ.
2) Là kẻ đến sau trong công nghệ :cách biệt hơn 10 năm về trình độ phát triển kỹ thuật so
với Nhật Bản và Mỹ. Chưa thể sản xuất ra một chiếc tivi hoàn chỉnh, chưa nắm trong tay bất
cứ một kỹ thuật nào về bán dẫn, tụt hậu trong công nghệ analogue. Không đủ tư cách cạnh
tranh với các đại gia như Sony, Toshiba, Sharp, NEC, Hitachi.
3) Khủng hoảng tài chính tiền tệ IMF đổ bộ vào Hàn Quốc năm 1997 : nhiều tập đoàn phá
sản như : KIA Motors, thép Hanbo Nợ nước ngoài khổng lồ. Thị trường chứng khoán
và đồng Won rớt giá. Nền kinh tế thế giới tăng trưởng thấp.
4) Căn bệnh Samsung : bệnh quan liêu, bệnh lãng phí, thiếu kế hoạch, thiếu triệt để và thiếu
tính cụ thể. Không phân biệt nổi vi mô và vĩ mô. Bê bối trong sản xuất nổi tiếng với sự kiện
“dao cạo máy giặt”.
5) Khả năng lạnh đạo bị nghi ngờ : Cái bóng quá lớn của người cha. Thất bại trong dự án
thu mua Công ty Micro Five và dự án liên doanh với Pai Osa của Pháp.
THÀNH TỰU
NHẢY VỌT

1.TẬP ĐOÀN
HÀNG ĐẦU
4.QUAN LIÊU
THÀNH VĂN HÓA
DN HÀNG ĐẦU
3.SAMSUNG
QUẢN LÝ THÀNH
SAMSUNG SÁNG
TẠO
2.TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI TOÀN
CẦU
CHƯƠNG V : NHỮNG THÀNH TỰU NHẢY VỌT
1) Từ doanh nghiệp hạng 2 trở thành doanh nghiệp hàng đầu

• Sau khi tuyên bố chiến lược kinh doanh mới tại Frankfurt – Đức năm
1994, Samsung đã hoàn toàn đạt được mục tiêu từ hạng 2 trở thành doanh
nghiệp số 1. Từ 1 tỷ đô la tổng giá trị vốn hóa thị trường thành 303 tỷ đô la,
tăng gấp 303 lần trong vòng 25 năm. Năm 2010 (kinh tế vẫn còn khủng hoảng)
doanh thu đạt 258 tỷ, lợi nhuận đạt 27,6 tỷ đô la. Là công ty sản xuất chíp bán
dẫn, LCD và điện thoại di động hàng đầu thế giới. Là nhà thầu chính xây dựng
tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (cao 818m).
2) Một doanh nghiệp trách nhiệm xã hội toàn cầu vì sự thịnh vượng chung.

• Samsung đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong dịch vụ hỗ trợ thiếu
nhi như dịch vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em ở vùng nghèo thông qua việc xây
dựng nhà trẻ Samsung

• Tham gia vào xã hội của doanh nghiệp, có thể truyền tải được hình ảnh
tốt đẹp về doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà phân tích, cổ

đông, ngôn luận, báo chí…
3) Từ Samsung quản lý thành Samsung sáng tạo

• Để trở thành một doanh nghiệp có tính sáng tạo, Samsung đang thực
hiện các chế độ như tự do về trang phục đi làm và tự do về thời gian
làm việc

Coi nhân viên của mình là số 1 thế giới. Từ đó mà tâm thế, suy nghĩ và
khí chất của nhân viên cũng khác đi

Sáng tạo ra Galaxy Note điện thoại di động mới mà chưa một doanh
nghiệp nào trên thế giới từng làm thử và tạo ra một khái niệm mới cho
điện thoại di động. Tivi màn hình phẳng và Smart tivi nổi tiếng toàn
cầu của Samsung đang giữ kỷ lục vị trí số 1 trong suốt sáu năm liền…
4)Từ chủ nghĩa quan liêu cho đến văn hóa doanh nghiệp hàng đầu
•)
Văn hóa giao tiếp tự do, văn hóa thảo luận – nơi không chỉ có chỉ thị từ
một phía mà được thảo luận từ hai phía, văn hóa hội nghị tự do – nơi
mọi người có thể thoải mái trình bày ý tưởng của mình, văn hóa báo
cáo nơi tình hình công việc được truyền đi một cách nhanh chóng và
chính xác, văn hóa khuyến khích và bỏ qua những thất bại lần đầu để
cho mọi người không cảm thấy nhụt chí hay văn hóa thử thách giúp
cho mọi người dám thử thách một cách dũng cảm với những mục tiêu
có vẻ liều lĩnh… chính là văn hóa của doanh nghiệp hàng đầu
•)
Ban lãnh đạo luôn tôn trọng đối với nhân viên, sự quan tâm đối với
nhân viên, hình ảnh và hành động ứng xử với nhân viên như những
người bạn đã khiến cho tất cả các nhân viên cảm nhận được niềm tự
hào và sự gắn kết trong công ty của họ…từ đó họ tạo ra nền văn hóa
làm việc chăm chỉ, coi việc của công ty như là việc của chính mình

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN!!!

×