Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tiểu luận môn quản lý và điều hành tổ chức công_3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.85 KB, 10 trang )

Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn
A. LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi công cuộc đổi mới của nước ta đang bước vào giai
đoạn khẩn trương, toàn diện cùng với các chính sách phát triển kinh tế.
Đảng và Nhà nước đã ban hành một hệ thống chính sách cải cách hành
chính hướng vào phục vụ lợi ích và phát triển toàn diện con người. Cải
cách hành chính hiện là chính sách lớn được Đảng và Nhà nước hết sức
quan tâm chỉ đạo thực hiện. “ Cải cách hành chính ” được đánh giá là khâu
đột phá để đưa đất nước tiến nhanh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Trong công cuộc đổi mới vừa qua, cùng với những thành
tựu mà đất nước đã đạt được. Để phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng
nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, văn hóa trong tổ chức
công luôn luôn được chú ý .
Có thể thấy trong các quy chế, quy định, nội quy, điều lệ hoạt động
có tính chất bắt buộc mọi thành viên của cơ quan thực hiện, việc chuyển từ
chỗ bắt buộc sang chỗ tự giác thực hiện, nó còn được thể hiện thông qua
mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong công sở, chặt chẽ hay lỏng
lẻo, đoàn kết hay cục bộ. Xây dựng văn hoá trong tổ chức công trên nền
tảng văn hoá của dân tộc.
Biểu hiện hành vi điều hành và hoạt động của tổ chức công đó là:
Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc cao hay thấp.
Đây là vấn đề cần được quan tâm vì nó đánh vào ý thức của mỗi người
phải xem công việc của cơ quan như công việc của gia đình mình và có
trách nhiệm cao trong công việc. Có như vậy hiệu quả làm việc mới cao
được.
Hiện nay ở một số cơ quan, tinh thần tự quản tự giác của cán bộ
công chức còn thấp, có tính ỷ lại và đùn đẩy trách nhiệm…Mức độ áp dụng
các quy chế để điều hành kiểm tra công việc đã thật tốt hay chưa, việc áp
dụng đó như thế nào và tới đâu? Mức độ của bầu không khí cởi mở trong tổ
chức công. Ở đây đánh giá vào tâm lí của từng cá nhân trong tổ chức công,
Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 1


Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn
trên thực tế cho thấy, khi làm việc, nếu tinh thần thoải mái thì làm việc rất
hiệu quả, và ngược lại. Do vậy tạo bầu không khí cởi mở là vấn đề cần
được chú ý tới. Các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn
thành công việc theo chuẩn mực cao hay thấp. Có những trường hợp đề ra
chuẩn mực quá cao trong khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực
hiện thì mức độ hoàn thành công việc cụng không cao. Cho nên khi đề ra
các chuẩn mực cần chú ý tới điều kiện hoàn cảnh ở trong tổ chức đó. Các
biểu hiện hành vi của văn hoá trong tổ chức công rất đa dạng và phong phú
cần phải xem xét một cách tỉ mỷ mới có thể đánh giá hết được mức độ ảnh
hưởng của chúng tới năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả của hoạt
động.
Với chủ trương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính
trong giai đoạn hội nhập quốc tế của đất nước, văn hoá trong tổ chức công
hết sức cần thiết, sau khi học xong môn học “ Quản lý và điều hành tổ chức
công ” , xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, cùng với kiến thức được giảng
viên truyền đạt, thực tế của bản thân trong công việc hiện đang được giao
đảm trách quản lý tôi chọn đề tài: “ Phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá
tổ chức công và vai trò của văn hoá trong tổ chức công ” để làm tiểu luận
của môn học.
B. NỘI DUNG
Trong lịch sử phát triển loài người, xuất phát từ cách tiếp cận khác
nhau có khoảng hơn 300 định nghĩa về văn hoá, theo cách tiếp cận triết học
mác xít văn hoá là những vấn đề biến đổi của bản thân con người với tư
cách là sự hình thành lịch sử hiện thực của con người. Văn hoá là một hiện
tượng xã hội gắn liền với các hoạt động nhiều mặt của con người. nguồn
gốc của mọi hiện tượng, mọi quan hệ văn hoá đều gắn liền với hoạt động
sông của con người. Văn hoá được biểu thị như phương thức hoạt động,
người ở đó chứa đựng toàn bộ các sản phẩm vật chất và tinh thần của con
người cũng như năng lực phát triển của chính bản thân con người.

Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 2
Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn
Văn hoá là một trong những thứ mà ai cũng biết nhưng cực kỳ khó
nhận biết, văn hoá là tất cả những gì liên quan đến con người và do con
người tạo ra, là tập hợp các tri thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, phong tục và các năng lực thói quen khác mà con người với tư cách
là thành viên của xã hội tiếp thu được;
Văn hoá là tích cực, là những gì tốt đẹp, thậm chí hoàn hảo, là cái
gọi là giá trị, là tinh hoa của cộng đồng, dân tộc và cần được tôn vinh;
trước hết là hoạt động nhằm phát huy những nhu cầu và năng lực của con
người hướng tới chân, thiện, mỹ là những giá trị cơ bản nhằm nâng cao
phẩm giá con người, cũng từ các giá trị đã có văn hoá tạo nên ở mỗi con
người những tiềm năng tinh thần. Văn hoá là toàn bộ những hoạt động sáng
tạo và giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất
và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả
những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm
tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và
lao động.
Tổ chức công là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước có tư cách
pháp nhân thay mặt Nhà nước đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý xã hội bằng
các hình thức và phương pháp nhất định. Hoạt động của tổ chức công mang
tính quyền lực và được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước, hoạt động đó
được tuân theo thủ tục pháp luật quy định. Tổ chức công là tập hợp có tổ
chức, có mục tiêu hoạt động, có phương tiện vật chất để hoạt động và con
người được nhà nước bảo hộ để tổ chức công việc hành chính, quản lý đời
sống xã hội, là nơi soạn thảo xử lý các văn bản bảo đảm thông tin cho hoạt
động của bộ máy nhà nước, nơi phối hợp các bộ phận, cán bộ công chức
theo một cơ sở nhất định để thực hiệnchức năng quản lý nhà nước, phục vụ
nhân dân.
Văn hoá tổ chức là pha trộn riêng biệt của các giá trị, niềm tin,

trông đợi và chuẩn mực được hình thành và duy trì trong tổ chức, phù hợp
với chuẩn mực chung của xã hội, tạo nên một dấu ấn riêng biệt, giúp phân
Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 3
Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn
biệt tổ chức này vứoi tổ chức khác; là hệ thống những giá trị niềm tin, sự
mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu
chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết
không bị chất vấn về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi
người trong đó đều tuân theo khi làm việc. Văn hoá tổ chức công là một hệ
thống được hình thành trong quá trình hoạt động của tổ chức công, tạo nên
niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong tổ chức công,
ảnh hưởng đến cách làm việc trong tổ chức công và hiệu quả hoạt động của
nó.
Để hiểu rõ văn hoá trong tổ chức công thì phait năm rõ các yếu tố
cấu thành văn hoá tổ chức công:
- Yêú tố mục tiêu:.
Việc thực hiện văn hoá tổ chức công nhằm mục tiêu bảo đảm tính
trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các phòng, ban, của các cán bộ,
công chức, viên chức của tổ chức công; Xây dựng phong cách ứng xử
chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan trong hoạt động
công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ
xã hội của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao ý thức trách nhiệm của
cán bộ trong công tác phòng chống tham nhũng. Là căn cứ để cơ quan xử
lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử
sự trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội, đồng thời là
căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán
bộ, công chức, viên chức.
Tổ chức công đều đặt ra phương thức quản lý cần tiến hành để đạt

được mục tiêu sao cho hiệu quả. Ngoài việc đề ra mục tiêu thì các tổ chức
công cần đưa ra các phương pháp thích hợp để thực thi các mục tiêu đó.
Các phương pháp phải được thiết kế, chọn lựa sao cho thật khoa học và
hợp lí vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc. Không có
Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 4
Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn
phương pháp đúng đắn sẽ đi chệch mục tiêu, không đạt được chất lượng,
thậm chí còn gây nhiều tổn thất nghiêm trọng cho khu vực công do sử dụng
sai phương pháp. Chính vì vậy, đây là một điều quan trọng mà ta cần chú ý
giải quyết khi nói tới chất lượng của tổ chức công.
Bên cạnh đó mỗi tổ chức cần đưa một hệ thống đo lường chất lượng
,đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá mức độ chất lượng của cơ quan
mình. Trong quá trình đánh giá đó, nếu phát hiện có điểm nào yếu kém thì
sẽ đưa ra hướng giải quyết ngay. Hệ thống chỉ tiêu chuẩn đó phải được đảm
bảo tính rõ ràng, đầy đủ, khách quan để có thể đo lường về chất lượng một
cách chính xác nhất
- Yếu tố con ngưi :
Con người là những người làm trong tổ chức công, hưởng lương từ
ngân sách nhà nước, được xếp vào ngạch bậc nhất định phù hợp với trình
độ đào tạo, được sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi công vụ công
chức trong tổ chức công trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy
định. Con người trong tổ chức công là cầu nối Chính phủ với nhân dân, là
người đem chính sách, pháp luật của nhà nước tuyên truyền giải thích cho
nhân dân hiểu và thi hành cho đúng, đồng thời biết lắng nghe ý kiến phản
ánh của nhân dân về chính sách để góp ý với đảng, nhà nước đặt chính
sách, pháp luật thuế cho đúng, phù hợp với thực tiễn
Con người là công bộc của nhân dân, nghĩa là phục vụ các nhu cầu
nhân dân, của xã hội trong khuôn khổ pháp luật. Để phục vụ nhân dân nhà
nước trao quyền cho người làm trong tổ chức công để làm phương tiện
pháp lý để họ hoàn thành bổn phận công vụ của công chức do mình đảm

nhận.
- Yếu tố thể chế:
Hiệu lực của cơ chế quản lý ở đây được hiểu là cách thức kết hợp
các yếu tố, các quá trình trong tổ chức công để tạo ra chất lượng tốt. Nó
cũng bao gồm cả một hệ thống nguyên tắc cần tuân theo để hoạt động của
tổ chức công đi vào quy củ, theo một trật tự nhất định để khu vực này vận
Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 5
Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn
hành một cách hiệu quả. Hệ thống thể chế trong các cơ quan, đơn vị thuộc
tổ chức công cũng là vấn đề cần bàn tới. Thể chế có hoàn thiện, có đảm bảo
tính nghiêm minh được mọi cá nhân trong tổ chức tuân thủ thì kỉ luật trong
tổ chức công mới được đảm bảo. Từ đó mọi hoạt động của các tổ chức
công diễn ra một cách có hệ thống, theo chuẩn mực đã được đề ra, tạo điều
kiện cho việc nâng cao chất lượng của các cơ quan, đơn vị đó.
- Yếu tố giao tiếp:
Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên
chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải
thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết
công việc. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói
tiếng lóng, quát nạt.
Nghiêm cấm việc cán bộ, công chức, viên chức có hành vi, nhũng
nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân.
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải
xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội
dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.
- Yếu tố tài chính:
Trừ những tổ chức sự nghiệp có nguồn thu riêng thì tài chính của
mọi tổ chức thuộc khu vực công đều phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà
nước. Do vậy nguồn tài chính mà nhà nước có được là rất hạn hẹp. Việc sử
dụng nguồn tài chính đó để tiến hành các hoạt động của các tổ chức cần

được xem xét hợp lí, tránh việc thâm hụt ngân sách, lãng phí tiền bạc của
nhà nước, làm giảm hiệu quả chất lượng khu vực công.
- Yếu tố văn hóa tổ chức:
Nền tảng văn hóa của tổ chức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến đạo đức,
tác phong làm việc của các thành viên trong tổ chức thuộc khu vực công.
Vấn đề đạo đức và trách nhiệm của người quản lý và các thành viên trong
tổ chức là nhân tố tinh thần, tác động. Văn hóa trong tổ chức công là cách
ứng xử, giao tiếp, cách phối hợp thực hiện công việc giữa các thành viên
Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 6
Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn
trong tổ chức và giữa các nhân viên với công dân. Phải làm sao để nhân
viên trong tổ chức thấy rằng họ có cơ hội để làm việc tốt nhất. Họ tin rằng
ý tưởng của mình được tính đến, họ cảm thấy những đồng nghiệp của họ có
cam kết với chất lượng. Họ tạo ra một sự liên kết trực tiếp giữa công việc
của mình với sứ mệnh của tổ chức. Tạo được niềm tin giữa các thành viên
trong tổ chức với nhau và giữa khách hàng với tổ chức đặc biệt là coi trọng
vấn đề đạo đức công vụ, nhấn mạnh nền hành chính phục vụ nhân dân thì
hiệu quả cũng như chất lượng của khu vực công cũng theo đó mà tăng lên.
- Yếu tố công sở:
Tại các hội trường, phòng họp phải treo Quốc huy, Quốc kỳ, tượng
Bác Hồ được bố trí theo đúng nghi lễ quy định.
Biển tên cơ quan được đặt trước cổng chính, chữ to, rõ ràng để
người đi ngoài đường có thể phát hiện và đọc được. Biển tên cơ quan do
Bộ Nội vụ quy định.
Khu vực để phương tiện: Cán bộ, công chức, viên chức trong tổ
chức công và người đến giáo dịch, công tác phải có trách nhiệm để phương
tiện vào nhà để xe đạp, xe máy đã bố trí.
Công tác vệ sinh môi trường: Tất các cán bộ, công chức, viên chức
trong cơ quan phải có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong phòng làm
việc và trong cơ quan.

- Yếu tố thông tin:
Thông tin về sản phẩm hàng hóa, thông tin về các văn bản hành
chính, thông tin về các loại thủ tục ( các loại giấy tờ biểu mẫu, quy trình
thực hiện, thời gian giải quyết, phí và lệ phí…) khi được công khai sẽ tạo
điều kiện cho người dân thụ hưởng tốt hơn dịch vụ mà nhà nước cung cấp.
Trong tổ chức công, sự công khai thông tin là điều quan trọng không thể
thiếu.
- Yếu tố cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức rất quan trong trong tổ chức công. Sự phối hợp hoạt
động giữa các cơ quan, các bộ phận và các tổ chức khác nhau trong tổ chức
Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 7
Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn
công cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng. Các công việc, các
nhiệm vụ sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ, đạt mục tiêu khi có sự phối
hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa mọi tổ chức, cơ quan ở mọi lĩnh vực trong cả
một hệ thống rộng lớn của các tổ chức công. Công tác kiểm tra, kiểm soát
chất lượng công việc trong các tổ chức cần được tiến hành thường xuyên và
nghiêm túc xử lý các trường hợp vi phạm trong quá trình làm việc, tăng
tính nghiêm minh của tổ chức, đồng thời phải có chính sách khuyến khích,
khen hưởng các cá nhân, tổ chức có năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, có chính sách thu hút người tài vào làm việc. Đây đang là vấn
đề được quan tâm hiện nay. Trên cơ sở đó, chất lượng của tổ chức sẽ có cơ
hội để nâng cao. Ngược lại nếu không chăm lo công tác kiểm tra thì các
hành vi vi phạm, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực của tổ chức công sẽ vẫn
diễn ra, chất lượng của khu vực công giảm đi đáng kể. Còn nếu biết thu hút
người tài vào làm việc trong tổ chức công thì hiệu quả hoạt động sẽ tăng
lên nhiều lần.
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự
phát triển và tiến bộ xã hội. Vai trò văn hoá trong tổ chức công cũng vậy:
Đối với tổ chức công phải xây dựng được văn hóa trong tổ chức

công tiến bộ, văn minh, hiện đại từ đó góp phần tạo nên nề nếp làm việc
khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh
quan liêu, cửa quyền. Môi trường văn hóa trong tổ chức công tốt đẹp sẽ tạo
được niềm tin của cán bộ, công chức, viên chức với cơ quan, với nhân dân
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công.
Tạo động lực và tính tự giác của cán bộ, công chức, viên chức trong
công việc sẽ nâng cao.
Văn hóa trong tổ chức công cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn
lọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài, từ quá khứ đến tương lai
cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp tổ chức công tạo nên những
chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên.
Hướng các cán bộ, công chức, viên chức đến một giá trị chung, tôn trọng
Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 8
Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn
những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa trong tổ chức công. Đó
chính là làm cho cán bộ, công chức, viên chức hoàn thiện mình.
Mỗi kiểu văn hóa trong tổ chức công có vai trò khác nhau đối với
tiến trình phát triển của tổ chức công. Kiểu văn hóa quyền lực giúp tổ chức
công có khả năng vận động nhanh, tạo nên tính bền vững trong khi theo
đuổi mục tiêu của mình. Kiểu văn hóa vai trò giúp tổ chức công phát huy
hết năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, khuyến khích họ hăng say
với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của tổ chức công.
C. KẾT LUẬN
Xét về bản chất, mỗi một tổ chức có một thiết chế văn hóa riêng,
thiết chế văn hóa riêng ấy gọi là văn hoá tổ chức. Văn hóa của tổ chức
được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứ không phải
trong một cá nhân. Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối
sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ
chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách
hoặc ít nhất có một mẫu số chung.

Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử
của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó. Đồng thời,
văn hóa của tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ
chức đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Hình ảnh đó có thể do nhiều
yếu tố cấu thành nên. Vì thế, chỉ cần một yếu tố có sự thay đổi, thì về lý
thuyết, hình ảnh về tổ chức đó sẽ bị khác đi. Do đó, trên phương diện lý
thuyết, sẽ không có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể
giống nhau nhiều điểm.
Tóm lại: Văn hoá trong tổ chức công là hệ thống những giá trị niềm
tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các
cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả
thiết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà
mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc. Văn hoá trong tổ chức công
là một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động, tạo nên niềm
Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 9
Học Viện Hành chính Tiểu luận hết môn
tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc, ảnh hưởng đến cách làm
việc và hiệu quả hoạt động của nó.
Xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh không ngừng hoàn thiện tổ chức
công phát triển bền vững, nhanh chóng đạt hiệu quả cao. Thắng lợi của mỗi
tổ chức công không chỉ là mục tiêu kinh tế, chính trị hay xã hội mà trước
hết và hơn hết đó là văn hóa trong tổ chức công. Con người tác động đến
việc hình thành văn hóa trong tổ chức công thì đồng thời văn hóa trong tổ
chức công với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc
hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong
nó.


Học viên: Hoàng Quốc Việt Trang 10

×