Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

khảo sát các hình thức tập hợp thanh niên công nhân các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất vào sinh hoạt tập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 161 trang )

1
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH ĐOÀN TP.HỒ CHÍ MINH



CHƯƠNG TRÌNH VƯỜN ƯƠM SÁNG TẠO KH - CN TRẺ




B
B
Á
Á
O
O


C
C
Á
Á
O
O


N
N
G
G
H


H
I
I


M
M


T
T
H
H
U
U


(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu ngày 29 tháng04 năm 2009)


KHẢO SÁT CÁC LOẠI HÌNH VÀ CÁCH THỨC TẬP HỢP
THANH NIÊN CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



Chủ nhiệm đề tài:
TH.S NGUYỄN ĐỨC LỘC
Cơ quan chủ trì:
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRẺ

Thời gian thực hiện đề tài: 12 tháng
Kinh phí được duyệt: 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng chẵn)

Mục tiêu:
- Nhằm nhận diện thực trạng hoạt động các tổ chức đòan thể dành cho
thanh niên công nhân tại khu chế xuất, khu công nghiệp với nhữ
ng việc làm được
cũng như chưa làm được, xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của công nhân.
- Đề xuất các loại hình cũng như cách thức tập hợp thanh niên công nhân
vào sinh hoạt tập thể hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống văn hóa vật chất và tinh
thần, đồng thời là chỗ dựa tinh thần cho thanh niên công nhân xa quê đang làm việc
tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
2
MỤC LỤC
DẪN LUẬN Số trang
1. Lý do – mục đích nghiên cứu 7
2. Mục tiêu của đề tài 10
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 11
4. Giả thuyết nghiên cứu 11
5. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề 12
- Về địa bàn nghiên cứu 12
- Về phương pháp – kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 13

CHƯƠNG 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU THANH NIÊN CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP –
KHU CHẾ XUẤT TP.HCM
1.1. Các khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu 20
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài 32
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 37

1.4 Đặc điểm về đội ngũ công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp - khu
chế xuất TP.HCM. 40
1.4.1 Đặc đ
iểm về tuổi tác 40
1.4.2 Đặc điểm quê quán, thành phần xuất cư 42
1.4.3 Đặc điểm chuyên môn tay nghề 43
3
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP –
KHU CHẾ XUẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Đời sống vật chất của công nhân 50
2.1.1 Điều kiện sống 50
2.1.2 Thời gian làm việc 54
2.1.3 Thu nhập và chi tiêu 57
2.2 Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân 73
2.2.1. Thời gian rảnh rỗi và các hoạt động văn hóa tinh thần 75
2.2.2. Nhận diện nhu cầu nâng cao ch
ất lượng cuộc sống của công nhân 84

CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẬP HỢP THANH NIÊN TẠI CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT TP.HCM
3.1.
Thực trạng nhu cầu của thanh niên tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể. 90
3.2. Thực trạng và cách thức họat động của các tổ chức chính trị xã hội tại
các khu công nghiệp tập trung – khu chế xuất 92
3.2.1. Tổ chức Công đoàn 94
3.2.2. Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh 104
3.2.3. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 120
3.2.4. Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam 123

3.3 Thực trạng và cách thức tập hợp thanh niên vào các nhóm không chính
thức tại các khu công nghiệp tập trung – khu chế xuấ
t 129
3.3.1. Các nhóm không chính thức quan hệ hàng ngang 130
3.3.2 Các nhóm không chính thức quan hệ hỗn hợp 136
KẾT LUẬN 143
PHỤ LỤC 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO 157


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
BGĐ Ban giám đốc
BBTLN Biên bản Thảo luận nhóm
BBPVS Biên bản Phỏng vấn sâu
CLB Câu lạc bộ
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Đoàn TNCS HCM Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
ENDA Tổ chức hành động vì môi trường và sự phát triển
Hội LHTNVN Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam
Hội LHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ
KCN-KCX Khu công nghiệp – Khu chế xuất
KCNTT-KCX Khu công nghiệp tập trung – khu chế xuất
NXB Nhà xuất bản
NXB CTQG Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

PRA phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng
đồng

Q. 7 Quận 7
Q.12 Quận 12
Q.Thủ Đức Quận Thủ Đức
Sở KHCN TP.HCM Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học Phổ thông
TNCN Thanh niên Công Nhân
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm KHXH và
NV

Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn
XHCN Xã hội chủ nghĩa
UBND Ủy ban nhân dân
5
Mục lục bảng số liệu
Soá trang
Bảng 1.1: Độ tuổi Thanh niên Công Nhân 41
Biểu đồ 1.1: Đặc điểm tay nghề của công nhân 44
Biểu đồ 1.2: Trình độ học vấn 45
Biểu đồ 2.1: Hiện anh/chị đang sống ở 51
Biểu đồ 2.2: Số người ở chung 52
Bảng 2.1: Mối quan hệ với người ở chung 52
Bảng 2.2: Phương tiện đi làm 53
Bảng 2.3: Số ngày làm tính trung bình tuần 55
Bảng 2.4: Số giờ làm việc tính trung bình mỗi ngày 55
Biể

u đồ 2.3: Thu nhập trung bình 68
Bảng 2.5: Tiền nhà trọ(VNĐ) 59
Bảng 2.6: Tiền ăn 60
Bảng 2.7: Tiền sinh hoạt cá nhân 61
Bảng 2.8: Tiền giải trí 62
Bảng 2.9: Tiền chi cho hội họp liên hoan sinh nhật 62
Bảng 2.10: Tiền học 63
Bảng 2.11: Tổng chi (VNĐ) 64
Bảng 2.12: Thu trừ Chi (VNĐ) 65
Biểu đồ 2.4: Số lượng đình công tại Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2007 67
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ đình công t
ại Việt Nam theo loại hình doanh nghiệp từ năm
1995- 2007 68
Biểu đồ 2.6: Đình công tại Việt Nam theo loại hình doanh nghiệp từ năm
1995- 2007 69
Bảng 2.13: Diễn biến lương tối thiểu ở Pháp 71
Biểu đồ 2.7: Lương tối thiểu của người lao động đối với doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ năm 1996, 1997
đến 1-1-2008 72
Bảng 2.14: Nguyên nhân cần nhận được sự
giúp đỡ của hàng xóm, họ hàng 73
Bảng 2.15: Nguyên nhân cần nhận được sự giúp đỡ của bạn bè 73
Bảng 2.16: Nguyên nhân cần nhận được sự giúp đỡ của
Tổ chức chính trị xã hội 73
Bảng 2.17: Mức độ tăng ca 76
Bảng 2.18: Thời gian ranh rỗi trong một ngày 77
Bảng 2.19: Các hội thi văn nghệ/ thể thao nhân các ngày lễ lớn 78
Bảng 2.20: Các buổi dã ngoại, tham quan du lịch 79
Bảng 2.21: Mức độ tổ chức các hội thi văn nghệ/ thể thao nhân các ngày lễ lớn 79
6

Bảng 2.22: Mức độ tổ chức các buổi dã ngoại, tham quan du lịch 80
Bảng 2.23: Những việc thường làm trong thời gian rảnh rỗi 81
Bảng 2.24: Xếp loại nhu cầu ưu tiên của công nhân Q.7 85
Bảng 2.25: Xếp loại nhu cầu ưu tiên của công nhân Q. Thủ Đức 85
Bảng 2.26: Xếp loại nhu cầu ưu tiên của công nhân Q. 12 86
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả tham gia sinh hoạt tập thể của công nhân 95
Bảng 3.2: Tổng hợp k
ết quả công nhân tham gia Công đoàn 98
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả công nhân nhờ đến sự giúp đỡ của Công đoàn khi gặp
khó khăn 98
Biểu đồ 3.1: Thể hiện sự tham gia của tổ chức Công đoàn trong các hoạt động 100
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia Đoàn Thanh niên 105
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia sinh hoạt Đoàn - Hội trong
thời gian rãnh rỗi trước đây 106
Bảng 3.6: T
ổng hợp kết quả công nhân tham gia sinh hoạt Đoàn - Hội thời gian
trước đây 107
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả tương tác công nhân tham gia sinh hoạt Đoàn -
Hội thời gian trước đây và hiện tại 107
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam 120
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia Hội Liên Hiệp Thanh Niên 123
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia các tổ ch
ức chính thức theo 3
địa bàn khảo sát 126
Bảng 3.11: Tổng hợp Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc
tổ chức các chương trình chia theo từng khu vực 127
Bảng 3.12: Hiện nay anh/chị có tham gia chơi hụi 130
Bảng 3.13: Tỉ lệ Nam – nữ tham gia chơi hụi 131
Bảng 3.14: Hình thức chơi hụi 133

Bảng 3.15: Tổng hợp kết quả công nhân tham gia các tổ chức phi chính thức
theo 3 địa bàn khảo sát 135
Bảng 3.16: Tổng hợp k
ết quả đánh giá của công nhân về Lợi ích mà Tổ chức
Công Đoàn mang lại 137
Bảng 3.17: Tổng hợp kết quả đánh giá của công nhân về Lợi ích mà Hội đồng
hương mang lại 138

7
DẪN LUẬN
1. Lý do – mục đích nghiên cứu :
Cùng với sự nghiệp đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã có sự trưởng
thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Tính đến cuối năm 2005, tổng số công
nhân lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã lên
đến 11,3 triệu người. Trong đó doanh nghiệp nhà nước là 1,84 triệu, công nhân
trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước 2,95 triệu, tăng 6,86 lầ
n; 1,3 triệu công
nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,3 lần;
doanh nghiệp cá thể 5,29 triệu, tăng 1,63 lần so với 1995
1
. Công nhân làm việc
trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 70,9%, ngành dịch vụ và thương
mại chiếm 24,3%, các ngành khác chiếm 4,8%. Riêng các cơ sở kinh tế cá thể công
nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại chiếm 66,67%;
33,33% còn lại làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
2

Tuy nhiên, nhìn vào đời sống công nhân hiện nay tại các đô thị lớn ở Việt
Nam, có lẽ những công nhân Việt Nam trước đây cũng không thể lường hết những
khó khăn mà công nhân ngày nay đang gặp phải. Nếu như trước kia người công

nhân Việt Nam còn có “hậu phương” là mảnh vườn, miếng đất để phòng kế mưu
sinh thì người công nhân ngày nay đa phần phải rời xa quê hương đến tập trung tại
các khu công nghiệp, khu ch
ế xuất trong sự bơ vơ, thiếu thốn… và hành trang của
họ trong cuộc mưu sinh không có gì khác hơn là những ước mơ đổi đời, nhưng thực
tế của họ chỉ là cuộc sống tạm bợ của lớp nghèo thành thị. Họ là “giai cấp xã hội
hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán sức lao động của mình, chứ không phải sống
bằng lợi nhuận của bấ
t cứ tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ,
sống và chết, toàn bộ sự sống của họ đều phụ thuộc vào số cầu người lao động, tức
là vào tình hình chuyển hướng tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những sự biến
động của cuộc cạnh tranh không có gì ngăn nổi”
3
. Diễn biến phức tạp của cuộc
khủng hoảng kinh tế hiện nay (cuối năm 2008 đầu năm 2009) lại đặt công nhân vào
những tình thế khó khăn, vất vả hơn bao giờ hết. Danh phận lịch sử đã từng được
trao vào tay họ với quan niệm giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong tiến
trình phát triển của lịch sử hiện đại đang bị thách thức trước những v
ất vả của cuộc
sống.

1
Số liệu Viện nghiên cứu công nhân - Công đoàn Việt Nam, năm 2006
2
Số liệu Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng. Tổng Cục thống kê 2006
3
C.Mac va Ph. Ăngghen: Sđd, 1994 tr.4
8
Chính vì vậy, vấn đề thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế
xuất hiện nay đang là vấn đề được chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội

đều quan tâm. Điều này càng thể hiện rõ khi Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh đã
ra nghị quyết 08 – NQ/TU về công tác thanh niên trong tình hình hình mới và đã có
nhiều phương án đầu tư, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề phát triển lực
lượng thanh niên công nhân về
mọi mặt. Nâng chất các chương trình hoạt động
dành cho Đoàn viên – Thanh niên trong thời kỳ đổi mới, trong đó, hoạt động Đoàn
TN CSHCM– Hội LHTNVN giữ vai trò căn bản. Từ thực tế đó, Thành Đoàn thành
phố Hồ Chí Minh đã thành lập Đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất để quan
tâm, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần của công nhân.
Đặc biệt, từ ngày 14 đến ngày 22 – 1 – 2008, tại Thủ đô Hà Nội, Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa X cũng đã họp và đưa ra nghị
quyết lần thứ 6 về việc “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” để thấy rằng vấn đề giai cấp
công nhân là một trong những quan tâm hàng đầu của hệ thống chính trị xã hội Việt
Nam hiện nay.
Mặc dù đã có những ngh
ị quyết, chỉ thị quan tâm đặc biệt đến giai cấp công
nhân nhưng qua khảo sát nghiên cứu của các nhà khoa học, cũng như qua sách báo
cho thấy đa phần đối tượng công nhân đang bơ vơ không thuộc tổ chức nào. Bởi
xuất thân của họ là những thanh niên rời quê hương ở miền Bắc, miền Trung và
miền Tây Nam bộ vào thành phố mưu sinh và làm việc trong các công ty vốn nước
ngoài vốn chỉ quan tâm đến hiệu qu
ả sản xuất và lợi nhuận, tuyệt nhiên không quan
tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của người công nhân. Thực tế là, đa
phần công nhân xuất thân từ các vùng nông thôn, lên thành phố lao động kiếm sống,
kỹ năng nghề nghiệp không được trang bị, mà hầu hết là lao động chân tay, cộng
với đời sống văn hóa tinh thần nghèo nàn. Trong khi đó,
“Tổ chức công đoàn trong nhà
máy (nếu có) cũng chỉ là hình thức. Công đoàn không có khả năng bảo vệ hay chăm lo cho công
nhân vì công đoàn ở Việt Nam không có sức mạnh thực tế như là Hàn Quốc hay Nhật Bản. Hầu hết

doanh nghiệp nước ngoài không có và họ cũng không muốn tổ chức công đoàn hay bất cứ tổ chức
nào của nước ta tồn tại trong nhà máy của họ. Công đoàn rất dễ dàng bị
vô hiệu hóa ở các doanh
nghiệp tư nhân. Sau giờ làm việc về nhà trọ họ cũng biết bá víu vào ai; chính quyền địa phương
coi họ là người ở nhờ, thậm chí họ bị coi là nguyên nhân gây ra mọi phiền toái cho địa phương.
Mặc dù công nhân nhập cư là người mang nhiều lợi ích cho thành phố này, nhưng đã từ lâu thành
9
phố coi họ là người tạm trú, không có một chính sách nào ngang bằng địa phương (cư trú, học
hành, chữa bệnh, mua xe, điện nước…) chứ không nói đến ưu tiên”
4

Các tổ chức chính trị xã hội khác như: Đoàn TNCS HCM, Hội LHTN, Hội
LHPN…mặc dù đã có sự quan tâm đến đối tượng này nhưng cũng đang gặp lúng
túng trong việc tìm ra cách thức tập hợp thanh niên công nhân. Qua số liệu của
Đoàn các khu công nghiệp khu chế xuất TP.HCM về trường hợp khu chế xuất Tân
Thuận, hiện này khu chế xuất Tân Thuận có khoảng 56.000 công nhân trên tổng số
114 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai. Trong khi đó v
ề công tác xây dựng tổ
chức tại đây vào thời điểm hiện nay (tháng 8/2007) thì Đoàn các khu công nghiệp
khu chế xuất mới thành lập được 5 chi đoàn với tổng số 133 đoàn viên. Theo một
cán bộ Đoàn các khu công nghiệp khu chế xuất thì đây là một cố gắng rất lớn của tổ
chức Đoàn nhưng về lâu dài tính bền vững của các chi đoàn được thành lập tại khu
chế xu
ất không cao. Bởi có những vấn đề khó khăn của công nhân như thời gian
(các doanh nghiệp tăng ca), nơi cư trú không ổn định, thu nhập thấp, nhất là người
công nhân nhận thấy tham gia tổ chức đoàn mình được lợi gì trong khi áp lực mưu
sinh luôn đè nặng tâm lý của những thanh niên xa quê này. Theo số liệu khảo sát tại
6 khu công nghiệp – khu chế xuất ở TP.HCM vào giữa năm 2005 của nhóm nghiên
cứu do TS Phạm Đình Nghiệm chủ trì ch
ỉ có 32,7% thanh niên công nhân lựa chọn

các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ nơi họ đang làm việc đứng ra
tổ chức các chương trình văn hóa tinh thần. Điều này các tổ chức đoàn thể chính
thức chưa đủ sức hút thanh niên đến với tổ chức mình.
Như thế, công nhân tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đa phần
là những người không có tổ chức hay nói các khác các tổ
chức chính thức của thanh
niên đang gặp lúng túng việc xác định mô hình tập hợp thanh niên để chăm lo đời
sống văn tinh thần cho công nhân.
“Điều này làm cho họ bơ vơ càng bơ hơn, đương nhiên là
họ sẽ rơi vào thảm cảnh trầm trọng hơn khi có những rủi ro xảy ra như tai nạn lao động mất việc,
mất việc làm, đau ốm, hay sinh con nhỏ, hết tiền. Nói một cách khác vốn xã hội (social capital) của
họ rất nghèo và mạng liên kết xã hội (social network) của họ rất mỏng. Vì vậy người công nhân
mất phương h
ướng, sa vào nhậu nhẹt, tình dục tự do, đánh nhau là chuyện dễ hiểu, bởi vì họ có
biết làm gì sau giờ làm việc, không có gia đình bên cạnh, không có tổ chức nào đóng vai trò hướng
dẫn, kiểm soát điều tiết, hay ít ra là có một tổ chức làm chỗ dựa về mặt tinh thần.”
5
Chính vì
vậy, thời gian gần đây tại các khu công nghiệp, khu chế xuất bắt đầu xuất hiện các
tổ chức phi chính thức của công nhân nhằm chia sẻ, tương hỗ những lúc họ gặp khó

4
Nguyễn Minh Hòa, “Vai trò của tổ chức trong việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần trong các khu công
nghiệp tập trung tại TP.HCM”, kỷ yếu Hội thảo khoa học Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân tại các
KCX – KCN TP.HCM, tháng 12 năm 2005, trang 87
5
Nguyễn Minh Hòa, tlđd, trang 89
10
khăn như hội đồng hương, các CLB, Đội, nhóm sở thích… Đây cũng là một xu
hướng tất yếu của người công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế

xuất vốn luôn bấp bênh, cần đến một tổ chức làm chỗ dựa tinh thần mỗi khi gặp khó
khăn, túng thiếu.
Có thể nói, thực tiễn xã hội Việt Nam đang trong quá trình đổi mới kinh tế,
ngành nghề thay đổi, nhưng sự
thay đổi trong các đoàn thể, các hình thức tập hợp
không theo kịp với với yêu cầu phát triển, ngành nghề. Một chừng mực nào đó,
chính các tổ chức đoàn thể cũng thoát ly với thanh niên. Bởi cơ cấu, tầng lớp xã hội
thay đổi, phong phú, đa dạng nhưng tổ chức tập thanh niên chưa đủ, chưa phù hợp
với cuộc sống, nhu cầu thanh niên, chưa thật sự hấp dẫn, thu hút.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi một nguồn nhân lực trẻ cao
về trí tuệ, vững vàng về chuyên môn, làm chủ khoa học kỹ thuật công nghệ, trong
sáng về đạo đức, lối sống và cường tráng về sức khoẻ. Công tác đoàn kết, tập hợp
thanh niên phải góp phần tạo nên nguồn nhân lực đó, do đó càng có vai trò cấp bách
và cần thiết. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
đoàn kết, tập hợp thanh niên có hiệu
quả?.
Như thế, việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho các lọai hình và cách
thức tập hợp thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là một
việc cần kíp trong lúc này nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề bức thiết mà
thực tiễn xã hội đang đặt ra.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Nhận diện thực trạng hoạt động các tổ ch
ức đoàn thể dành cho thanh niên
công nhân tại khu chế xuất, khu công nghiệp với những việc làm được cũng như
chưa làm được, xuất phát từ nhu cầu nguyện vọng của công nhân.
- Đề xuất các loại hình cũng như cách thức tập hợp thanh niên công nhân vào
sinh hoạt tập thể hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống văn hóa vật chất và tinh
thần, đồng thời là chỗ dựa tinh thần cho thanh niên công nhân xa quê đang làm việc
tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
11

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Thực tiễn cho thấy việc tập hợp thanh niên công nhân trong các doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở các khu nhà trọ đang là
công tác hết sức thiết thực và cần thiết đối với các tổ chức đoàn thể trong tình hình
hiện nay. Những vấn đề về tập hợp thanh niên đã và đang nảy sinh những vấn đề
phức tạp và đ
a dạng. Việc nghiên cứu Nghiên cứu các loại hình và cách thức tập
hợp thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có một ý nghĩa
nhất định trong việc nhận diện thực trạng họat động của các tổ chức đoàn thể dành
cho công nhân và tìm mô hình giải pháp thích hợp cho việc tập hợp thanh niên thật
sự hiệu quả và hấp dẫn.
Mặt khác, những kết quả nghiên cứu cũng có mộ
t ý nghĩa nhất định trong
việc góp phần giúp cho các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn TNCSHCM và Hội
LHTN Việt Nam… có thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn trong việc đề
xuất, triển khai các mô hình hoạt động phù hợp với đời sống thanh niên công nhân
tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc điều chỉnh, sửa đổi điều lệ cho phù hợp
với tình hình, bối cảnh kinh tế – xã hộ
i nước ta đang nảy sinh mà các tổ chức đoàn
thể của thanh niên đang lúng túng giữa thực tiễn xã hội, nhu cầu giới trẻ và điều lệ
của tổ chức quy định.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Một thực tế, không có ai sống mà không có sự liên hệ và nhận biết người
khác. Hay đơn giản hơn, hầu như mỗi người đều tham gia vào các nhóm xã hội.Tuy
nhiên, những khảo sát nghiên cứu tr
ước đây đều phản ánh một lực lượng lớn công
nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất không tham gia bất cứ tổ chức nào. Phải
chăng hiện trạng này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
a. Chất lượng cuộc sống công nhân là trở ngại đối với công nhân trong
việc tham gia các đoàn thể xã hội. Khi các điều kiện vật chất và tinh

thần (mức thu nhập, chi tiêu, thời gian làm việc ) không đáp ứng
mức sống cơ bản của công nhân.
b. Các tổ chức chính trị xã hội được pháp luật Việt Nam chính thức
thừa nhận như Đoàn TNCSHCM, Hội LHTN, Hội LHPN… đang
lúng túng trong việc tìm ra cách thức tập hợp thanh niên công nhân
tại các khu công nghiệp, khu chế xuất một cách hiệu quả và hấp dẫn.
Các tổ chức đoàn thể nói chung chưa đa dạng về cách thức tổ chức,
12
nội dung, mô hình sinh hoạt để thật sự hấp dẫn để thu hút như đòi
hỏi của thanh niên.
c. Hiện nay, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất bắt đầu xuất hiện
các loại hình tập hợp thanh niên công nhân không chính thức tỏ ra
hiệu quả và thiết thực nhằm chia sẻ, tương hỗ những lúc họ gặp khó
khăn như hội đồng hương, các CLB, Đội, nhóm sở thích…Tuy
nhiên, chúng mới dừ
ng ở quy mô nhỏ, không có điều kiện nhân rộng
mô hình.
5. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề :
Viết về đời sống công nhân có khá nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết khoa học
và cả những bài phóng sự, phần nào phản ánh những khía cạnh khác nhau về đời
sống công nhân. Trong chuyên khảo này, nhóm nghiên cứu mong muốn tiếp cận
nghiên cứu trường hợp, quá đó thực hiện được các mục tiêu và những giả thuyế
t đặt
ra.
- Về địa bàn nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tại ba
quận trong thành phố: (1) quận 7, (2) quận 12, và (3) quận Thủ Đức. Sở dĩ, chúng
tôi chọn địa bàn nghiên cứu như vậy vì mỗi quận có một đặc điểm riêng và mang
tính đại diện cho các loại hình các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP.HCM. Việc
tiến hành khảo sát cùng lúc tại ba quận giúp chúng tôi có được sự so sánh, đối chiếu
giữ

a các địa bàn đồng thời từ đó có thể khái quát được bức tranh chung về các hình
thức tập hợp thanh niên công nhân vào sinh hoạt tâp thể và hiệu quả của các hình
thức này.
(1) Quận 7 là nơi có KCN-KCX đầu tiên của thành phố: KCX Tân Thuận,
các phong trào, hoạt động dành cho công nhân hiện nay đã đi vào chiều
sâu và tạo được tiếng vang. Tại các khu nhà trọ đã có sự xuất hiện của chi
hội thanh niên nhà trọ, chi hội nhà trọ văn hóa; tại KCX Tân Thu
ận đã có
Đoàn Thanh niên của KCX
(2) Quận Thủ Đức: hiện nay, quận Thủ Đức là quận tập trung đông nhất các
khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp lẫn về số lượng công nhân trên địa
bàn thành phố. Đặc biệt, do là một khu vực giáp với tỉnh Bình Dương nên
việc quản lý còn khó khăn huống chi kể đến việc tổ chức các hoạt động
cho công nhân.
(3) Quận 12, khu vực đang trong quá trình chuyển hóa từ
nông thôn sang
thành thị với việc hình thành các công ty, xí nghiệp trong thời gian gần
13
đây. Các nhà máy, xí nghiệp chỉ mới thành lập nên còn manh mún, nhỏ
lẻ, chưa tập trung, số lượng thanh niên công nhân còn tương đối ít và rải
rác. Đi lên từ một vùng ngoại thành, nên quận 12 chưa “bắt nhịp” kịp với
sự gia tăng của các cơ sở sản xuất, số lượng công nhân đến sinh sống vì
vậy hình thức quản lý còn khá “lỏng lẻo” và các hoạt động dành cho công
nhân vẫn chưa kịp định hình.
- Các cuộc khả
o sát đã tiến hành: Thời gian tiến hành khảo sát đề tài tại địa
bàn nghiên cứu được diễn ra từ tháng 3/2008 đến tháng 8/2008. Trong đó tháng 3 và
4/2008, chúng tôi tiến hành tập trung khảo sát các thông tin định lượng qua bản hỏi,
kết hợp với quan sát đời sống của thanh niên công nhân tại các khu nhà trọ và hỏi ý
kiến một số công nhân về ý tuởng có một “Hội công nhân”. Từ tháng 6 đến tháng

8/2008, nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu, thực hiện công cụ
đánh giá
nhanh PRA đồng loạt tại ba địa bàn. PRA được thực hiện dựa trên các số liệu khảo
sát bước đầu chúng tôi xử lý và tổng hợp trong suốt tháng 5/2008. Thời gian tiến
hành khảo sát tương đối thể hiện được đời sống công nhân, vì tháng 3/2008 đến
tháng 4/2008 là vừa vào dịp Tết, số lượng đơn đặt hàng tại các xí nghiệp khá nhiều
buộc công nhân phải tăng ca thường xuyên, tháng 6 và 7 được coi như là thời gian
“nghỉ giữ
a năm” của Công nhân vì lúc này lượng hàng tuơng đối vừa phải, không
phải làm tăng ca liên tục như đầu năm hay cuối năm trước Tết.
- Về phương pháp – kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu: Đề tài sử dụng
các phương pháp như quan sát – tham dự, phương pháp thu thập thông tin định
lượng và định tính, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp nghiên cứu lịch sử
được xét dưới hai phương diện là đồng đạ
i và lịch đại và phương pháp đánh giá
nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA). Trong đó chú trọng vào thực hiện hai
phương pháp định lượng và định tính.
- Phương pháp quan sát – tham dự là phương pháp đặc thù của ngành Nhân
học, buộc người nghiên cứu phải sống, làm việc và nghiên cứu cùng đối tượng
nghiên cứu trong một thời gian dài. Nhà nghiên cứu trở thành một phần của cuộc
sống hàng ngày tại cộng đồng, tham gia càng nhiều càng tốt vào công việ
c và cuộc
sống của dân. Trên thực tế, việc thực hiện sự hòa nhập hoàn toàn là việc rất khó
thực hiện. Vì nhiều điều kiện khách quan nên nhóm nghiên cứu không thể cùng
sống và làm việc với đối tượng nghiên cứu nên trong quá trình thực hiện điền dã tại
các khu công nghiệp - khu chế xuất. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng tiếp cận cộng
sống của công nhân không chỉ qua các cuộc phỏng vấn mà còn thông qua sự hiệ
n
diện của mình trong cuộc sống của họ (through simple “presence” in their lives).
14

Với phương pháp này, chúng tôi cố gắng thực hiện thông qua việc đến địa bàn vào
những thời gian khác nhau như: ngày cuối tuần và các ngày khác trong tuần vào
điểm khác nhau để có thể nắm bắt thông tin một cách tốt nhất và chính xác nhất
nhằm phục vụ tốt cho quá trình phân tích của đề tài.
Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, chúng tôi gặp nhiều vấn đề khó
khăn từ cả thanh niên công nhân lẫn chủ nhà trọ. Trước hết, sự xuất hi
ện của nhóm
nghiên cứu một phần nào đó gây ra sự xáo trộn trong cuộc sống của họ, dù rằng
chúng tôi luôn tạo ra sự thoải mái trong tiếp xúc và gặp gỡ một cách vui vẻ. Thứ hai
là đa phần thanh niên công nhân đều rất ngại tiếp xúc với nhóm nghiên cứu. Họ tò
mò về chúng tôi và đối với một số người thì sự có mặt của chúng tôi là mối đe dọa
đối với trật tự sống hàng ngày củ
a họ. Bởi lẽ, họ sợ rằng chúng tôi là nhà báo, là
người của chính quyền địa phương hay người của công ty điều tra họ. Công nhân sợ
rằng nếu tiếp xúc hoặc cung cấp các thông tin cho chúng tôi, thì có thể họ sẽ bị đuổi
việc nếu nói về công ty không được tốt, hoặc làm khó dễ về vấn đề ở trọ đối với
chính quyền địa phương. Đây là vấn đề
về tâm lý của thanh niên công nhân mà tất
cả các địa bàn chúng tôi thực hiện đều gặp phải. Do đó, chúng tôi rất khó thuyết
phục được họ là chúng tôi không phải đến để điều tra, đánh giá hay viết báo, mà là
để tìm hiểu chia sẻ với họ về cuôc sống và kinh nghiệm hàng nghày. Để khắc phục
tình trạng này, chúng tôi gần như phải giải thích với chủ nhà trọ, với từng trường
hợp công nhân chúng tôi tiếp xúc về
mục đích nghiên cứu. Đặc biệt, vận dụng
“nguyên lý hạt nhân” - tiếp cận với một vài công nhân có uy tín để từ đó họ làm một
“tuyên truyền viên – tâm lý viên” về mục đích nghiên cứu, trấn an tinh thần cho các
thanh niên công nhân khác. Quá trình điền dã tại ba địa bàn chúng tôi đã tiến hành
viết nhật ký điền dã Nhân học với hai loại sổ: Nhật ký đầy đủ (Fullnote) và Phương
pháp và trải nghiệm bản thân củ
a nhà nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu

(Journal). Qua đó thấy rõ được những động thái xã hội trong đời sống công nhân mà
các phương pháp khác không thực hiện được.
- Phương pháp thu thập thông tin định lượng bằng điều tra bảng hỏi nhằm
thu thập thông tin trên diện rộng nhằm tăng tính đầy đủ, chính xác và khách quan
của đề tài. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 300 phiếu phỏng vấn định lượng, phân bổ
theo 3 khu vực
đặc thù cư trú của công nhân như trên đã trình bày. Trong đó phân
bổ mỗi quận 100 phiếu. Mỗi quận lại chọn hai phường theo tiêu chí một gần trung
tâm khu công nghiệp, một phường ngoài diên. Ở Cấp phường chúng tôi lại tiếp tục
chọn hai khu phố và tiến hành chọn mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên có hệ thống
theo danh sách công nhân tạm trú tại các địa phương cung cấp. Tuy nhiên, chúng tôi
15
cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình chọn mẫu. Chúng tôi đã phải nhờ đến
các cán bộ Đoàn ở địa phương để giúp liên hệ với các chủ nhà trọ. Hầu hết, khi có
“người của chính quyền” thì ít nhiều các chủ nhà trọ đều đã tạo điều kiện cho chúng
tôi làm việc tại khu trọ của mình nhưng vô hình chung nhóm nghiên cứu trở thành
“người của chính quyền đến điều tra” trong mắt đối t
ượng nghiên cứu của đề tài:
Thanh niên công nhân. Chính vì vậy, công nhân thường có thái độ e dè, đề phòng
khi chúng tôi tiếp xúc với họ. Điều này, gây khó khăn cho chúng tôi không những
trong khi thực hiện phương pháp thu thập thông tin định lượng mà còn gặp trở ngại
khi thu thập thông tin định tính và tiến hành thực hiện phương pháp đánh giá nhanh
có sự tham gia của cộng đồng (PRA).
Cô L chủ nhà trọ tiếp chúng tôi với vẻ mặt khó chịu và không muốn cộng tác,
không biết nguyên nhân có phải là do V, – PBT Đoàn phường giới thiệu và cô
không muốn dính dáng tới chính quyền? Năn nỉ một lúc lâu – V. phải nói là do anh
T. – Bí thư Đoàn phường giới thiệu xuống , với một thái độ “cực kỳ miễn cưỡng”
cô cũng đưa số đăng ký khách nghỉ trọ và nói: “muốn làm gì thì làm đi, tui không
biết gì hết, đó - ngồi đ
ó mà chép chứ không được xách sổ này đi đâu hết”. Trong

lúc đó, chồng cô L., ngồi phía trong nói vọng ra: “làm gì mà làm, không làm gì hết,
ở đây có làm gì phạm pháp hay gì đâu, ở đây công nhân đi làm tối ngày không có ở
nhà đâu mà làm, đi qua mấy khu khác làm đi, ở đây không có gì cho làm đâu.
(Trích sổ nhật ký điền dã - Journal, Chu Phạm Minh Hằng, phường Tân Thuận
Tây, Quận 7)
Bởi thế nên khi chúng tôi tiếp xúc với bạn công nhân nào đó thì có những người
xung quanh còn nói vọng theo: “chết mày chưa?”, “tr
ốn đi tụi bay ơi, coi chớ tới
phiên mình đó”, “mày lại hỏi thử có tên mình không mày, lỡ có tao, mày làm dùm
tao với”, “điều tra cái gì chớ, công nhân tăng ca nhiều chết mẹ đi mà có thấy tăng
lương đâu, điều tra gì đóng cửa đi tụi bay, coi chớ tới lượt mình đó”, thậm chí
“trốn đi tụi bây, quay phim mai lên tivi đó”, “chị ơi, thằng này là tội phạm trốn trại
nè, chị gặp nó
đi. (Trích sổ nhật ký điền dã - Journal, Huỳnh Thị Dịu Duyên, Quận
12, tháng 4/2008)
Riêng 25 phiếu tại khu lưu xá (địa bàn Quận Thủ Đức) “hành trình tiếp cận”
với công nhân quả thật rất vất vả. Do khu lưu xá này trực thuộc công ty Nissel nằm
trong khu chế xuất Linh Trung nên nằm trong sự quản lý của công ty Nissel và Ban
quản lý của khu chế xuất Linh Trung. Có lẽ việc tiếp cận phỏng vấn công nhân là
một vấn đề nhạy cảm đối với các cơ quan quản lý ở đây nên mỗi khi chúng tôi tiếp
xúc với những người có thẩm quyền để xin danh sách hay tiến hành tiếp cận phỏng
vấn công nhân là hết sức khó khăn.
Để tiếp xúc được với những người có thẩm quyền ở đây chúng tôi được cấp một
giấy giới thiệu của Thành Đoàn thành phố, nhưng họ rất e ngại trong việc giúp đỡ
16
chúng tôi nên chúng tôi cứ phải đi lòng vòng hết nơi này đến nơi khác, xin hết giấy
giới thiệu này đến giấy giới thiệu khác. Khi đến Ban quản lý Khu chế xuất thì chỉ
đi chỗ này rồi lại chỗ kia, cuối cùng lại bị đòi giấy giới thiệu của ban quản lý các
khu Chế xuất, khu Công nghiệp thành phố. Ngay cả khi có giấy giới thiệu của Ban
quản lý các khu Chế xuất, khu Công nghiệp thành phố chúng tôi cũ

ng không thể
thuận lợi để tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, phỏng vấn. (Nguyễn Quốc Thiệp,
Báo cáo tổng kết nghiên cứu định lượng, Quận Thủ Đức)
Đối với những mẫu thực hiện tại các khu nhà trọ, nhóm nghiên cứu đã
nhiều lần phải cập nhật danh sách các đối tượng phỏng vấn. Do sự biến đổi liên tục
của các đối tượng trong mẫu với nhiều lý do như: chuyển nhà, chuyển phòng, nghỉ
làm…nên danh sách mẫu luôn có sự thay đổi. Có những trường hợp, chúng tôi
chọn mẫu từ danh sách của chủ nhà trọ mà theo lời chủ nhà trọ là “mớ
i cập nhật”
nhưng khi chọn mẫu và tiến hành thì quá nửa trong số đó đã chuyển đi nơi khác.
Từ kinh nghiệm một vài lần buộc phải lập danh sách và chọn mẫu lại, nhóm nghiên
cứu đã thực hiện hai giải pháp. Một là, chọn mẫu trên danh sách được cập nhật gần
nhất, có những khu nhà trọ, để lấy được mẫu, chúng tôi phải đi từng phòng, gõ cửa
để xin tên, tuổi, ngh
ề nghiệp sau đó tổng hợp lại và chọn mẫu và khảo sát ngay sau
đó. Bên cạnh đó, chúng tôi còn khắc phục bằng cách khi tiến hành chọn mẫu, chọn
thêm một số mẫu “dự phòng” để thay thế khi các mẫu chính không thể thực hiện
được (chuyển đi, không đáp ứng đủ quy định chọn mẫu về thời gian làm việc…).
Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp buộc phải đổ
i mẫu vì một số nguyên nhân
khách quan như: đối tượng nghiên cứu không muốn tiếp xúc dù đã cố gắng thuyết
phục, nghề nghiệp thực chất không phải là công nhân nhưng vẫn khai báo khi đăng
ký tạm trú là công nhân…
Nhìn chung, việc thực hiện 300 bảng hỏi khảo sát định lượng trên ba địa
bàn ba quận đạt được yêu cầu đặt ra của đề tài, đảm bảo tính đại diện về trình độ
học vấn, thu nh
ập, điều kiện sống, hình thức giải trí của thanh niên công nhân. Các
kết quả thu được đã khái quát được cái “khung” cơ bản về đời sống công nhân, vì
vậy chúng tôi tiếp tục dùng phương pháp thu thập thông tin định tính để tìm hiểu,
thu thập thêm các thông tin phục vụ yêu cầu đề tài.

- Phương pháp thu thập thông tin định tính: là phương pháp thu thập thông
tin thông qua các dữ liệu thành văn và các dữ liệu phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn
nhóm để lấy thông tin t
ừ các đối tượng nghiên cứu bằng các cuộc đối thoại có chủ
định. Phương pháp này sẽ được thực hiện cùng với việc thực hiện phương pháp
quan sát – tham dự trong quá trình nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã
thu thập các dữ liệu thành văn từ các Quận Đoàn, Đoàn phường, Hội liên hiệp thanh
17
niên của Quận, Đoàn khu chế xuất - khu công nghiệp để có những số liệu căn bản
về những hoạt động, những mô hình dành cho công nhân cũng như mức độ tham
gia của họ.
Phỏng vấn sâu trong đề tài này cũng được nhóm nghiên cứu thực hiện. Phỏng
vấn sâu và trò chuyện là một trong những phương pháp quan trọng của ngành Nhân
học. Nhà nghiên cứu phải hỏi về cuộc sống và kinh nghiệm củ
a đối tượng nghiên
cứu để biết được họ đã nhìn nhận và trải nghiệm cuộc sống mưu sinh như thế nào?
Vai trò các tổ chức đoàn thể đối đời sống của họ ra sao? Tuy nhiên, phương pháp
này hoàn toàn khác với phương pháp thu thập thông tin định lượng với những câu
hỏi được soạn sẵn theo cấu trúc, mà phương pháp này chủ yếu ở dạng câu hỏi mở.
Chính vì vậy, chúng tôi thường biế
n những cuộc phỏng vấn sau thành những cuộc
trò chuyện bình thường, nhằm tránh sự căng thẳng cho đối tượng được nghiên cứu.
Thông qua các cuộc trò chuyện, công nhân dễ dàng trình bày ý kiến, đưa ra những
góp ý cho những mô hình, hoạt động hỗ trợ công nhân cũng như nói lên được nhu
cầu thực của mỗi công nhân. Từ phỏng vấn sâu, chúng tôi đã cụ thể hóa quá trình
sinh sống làm việc, những cột mốc đáng nhớ củ
a công nhân qua công cụ vẽ sơ đồ
đường mưu sinh (Timelife).
Chúng tôi thực hiện 5 cuộc thảo luận nhóm tập trung trên địa bàn 3 quận. Các
buổi thảo luận được gợi mở với những câu hỏi về đời sống công nhân để các cộng

tác viên dễ dàng bày tỏ ý kiến thảo luận với câu hỏi chính: Công nhân cần nhận
được sự hỗ trợ gì cho đời sống của bản thân hiện nay? Hình thức tập hợ
p thanh niên
công nhân nào sẽ phù hợp và hiệu quả
Bên cạnh đó, trong khi thực hiện các mẫu định lượng, nhóm nghiên cứu cũng
đã phỏng vấn công nhân về một tổ chức dành riêng cho công nhân, tổ chức này nên
làm gì, hoạt động thế nào và liệu công nhân có tham gia hay không…chúng tôi đã
nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản hồi tích cực. Đồng thời, khi khảo sát, làm
việc thì tại mỗi quận chúng tôi đều viết nhật ký điền dã để
làm tư liệu định tính. Các
tư liệu này vừa cung cấp thông tin về mặt phương pháp vừa dùng để so sánh đối
chiếu giữa ba quận, vừa thể hiện mối quan hệ tương tác giữa người nghiên cứu và
cộng đồng nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA):
PRA là một công cụ đặt biệt hữu ích trong công tác phát triển cộng đồng nói chung
và đây là một phương pháp trao quyền cho ngườ
i dân để quyết định các công việc
của cộng đồng. Nhóm nghiên cứu thực địa đã sử dụng các phương pháp được áp
dụng trong các nghiên cứu tham dự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định
18
lượng trong suốt nghiên cứu để đánh giá các nhu cầu, nguồn lực, các tổ chức chính
trị xã hội, chính thức và phi chính thức tác động đến đời sống công nhân. Nhóm
nghiên cứu đã đặt ra tiêu chí đối với các cộng tác viên tham gia vào phương pháp
PRA: nhóm nam nữ công nhân từ 6 đến 10 người, chưa lập gia đình, dưới 30 tuổi để
thực hiện các công cụ sau:
a) Phân loại ưu tiên: tiến hành khảo sát 5 cuộc phân loại ưu tiên – 2 cuộc ở

Quận Thủ Đức, 1 cuộc ở Quận 7 và 2 cuộc ở Quận 12. Với câu hỏi đặt ra:
“Những vấn đề nào cần ưu tiên để nâng cao chất lượng đời sống của công
nhân”, các câu trả lời được các cộng tác viên tham gia sắp xếp theo thứ tự

ưu tiên từ cao xuống thấp dần nhằm cho thấy được nhu cầu, mức độ cấp
bách cần giải quyết của vấn
đề mà công nhân đang phải đối mặt về cả đời
sống vật chất lẫn tinh thần.
b) Cây vấn đề: nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện công cụ cây vấn đề
với 5 nhóm công nhân tại ba quận. Tuy nhiên, theo nhận định của chúng
tôi, phương pháp này không mang lại nhiều hiệu quả trong việc thu thập
thông tin.
c) Biểu đồ Venns: công cụ được thực hiện nhằm tìm hiểu các tổ chứ
c, cá
nhân nào tác động đến đời sống công nhân, qua đó có thể biết được quan
hệ xã hội của công nhân đồng thời đánh giá được vai trò của Đoàn - Hội
trong đời sống của họ. 5 lần thực hiện tại 3 quận cung cấp cho nhóm
nghiên cứu những thông tin để tìm ra nhũng điểm cơ bản, giống nhau và
những điểm khác biệt do điều kiện sống của công nhân 3 khu vực.
-
Phương pháp so sánh đối chiếu cũng được thực hiện trong quá trình
nghiên cứu nhằm tiến hành so sánh những hoạt động các mô hình tập hợp thanh
niên tại các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất trên địa bàn 3 quận, giữa
2 phường của hai quận và giữa hai khu phố của một phường.
Điều kiện về ăn ở, cơ sở hạ tầng ở khu phố 4 tốt hơn khu phố 3: phòng trọ sạch sẽ,
thoáng mát hơn chứ không ẩm thấp, thiếu ánh sáng như các khu nhà trọ ở khu phố
3. Mặc dù cùng là hai nơi tập trung các khu nhà trọ nhưng khu phố 3 lại nhộn nhịp
đông vui hơn khu phố 4, vì một điều là ngay giữa khu phố 3 có một ngôi chợ và
xung quanh nó còn có các dịch vụ như café, quán t
ạp hoá, các quán ăn, quán chè,
quán billard, … vì thế, đến khu phố 3 vào buổi tối , tôi đã ngỡ ngàng vì ở đây
không khác gì một “phố đi bộ”. (Trích nhật ký điền dã - Journal, Phan Thị Kim
Liên, Quận Thủ Đức, tháng 05/2008)
Đây được xem là phương pháp đem lại nhiều hiệu quả trong quá trình so sánh

19
để cho thấy được không gian cư trú và điều kiện sống của thanh niên công nhân từ
đó giải thích các yếu tố nguyên nhân, thực trạng hoạt động và học hỏi kinh nghiệm
từ các mô hình hỗ trợ công nhân hiệu quả của các địa bàn khác đặc biệt là những
nơi có phong Đoàn – Hội mạnh trong thành phố.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử là một trong những pháp nghiên cứu,
phân tích dưới góc độ lịch đại. Sử d
ụng phương pháp này, chúng tôi hướng đến mục
đích tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của tổ chức đoàn thể tại các khu
công nghiệp – khu chế xuất để tìm ra những bước tiến triển và những yếu tố tác
động đến tính hiệu quả các họat động đoàn thể. Cụ thể, chúng tôi có nghiên cứu các
thông tin định tính là các tư liệu thành văn từ các Đoàn phường, Quận đoàn, đoàn
Khu công nghiệp – khu chế xuấ
t…qua đó, chúng tôi sẽ có những cứ liệu lịch sử để
phân tích và lý giải những vấn đề nghiên cứu được trong quá trình thực hiện điền dã
thu thập tài liệu.
Ngoài những phương pháp vừa nêu, chúng tôi còn thực hiện những báo cáo
ngắn về tình hình khảo sát, thực hiện đề tài; bài tổng kết, tự đánh giá, bài báo khoa
học về vấn đề quan tâm của từng thành viên sau khi thực hiện phương pháp định
lượng và khi nghiên c
ứu thực địa… tất cả đều nhằm khai thác tối đa lượng thông tin
có giá trị cung cấp cho đề tài.
20
CHƯƠNG 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM
THANH NIÊN CÔNG NHÂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP –
KHU CHẾ XUẤT TP.HCM

1.1 Các khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định là phải nắm rõ các

khái niệm, bản chất các vấn đề liên quan đến đề tài, nhằm có thể thống nhất được
quan điểm nghiên cứu thông qua thao tác hóa khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.
Trước tiên, chúng tôi xin được trình bày từ các khái niệm có tính bao quát tạo nền
cho cơ sở lý luận, sau đến là các khái niệm liên quan đến các tổ chức tập h
ợp thanh
niên tại Việt Nam.
- Hệ thống xã hội: Thuật ngữ hệ thống xã hội quy cho mạng lưới các mối
quan hệ xã hội liên kết con người nhưng tính nhận dạng chung kém hơn và tương
tác xã hội ít hơn so với một tập thể xã hội điển hình. Hệ thống xã hội cũng giống
như một tập thể xã hội, nói cách khác, liên kết con người trong mối quan hệ. Nhưng
không gi
ống như thành viên tập thể, những quan hệ này liên kết bằng một hệ thống
thường mang ít ý nghĩa tư cách thành viên. Ngoài ra, không như tập thể, một hệ
thống mang con người vào sự tiếp xúc thỉnh thoảng với nhau. Sau cùng, hệ thống
không có biên giới rõ ràng, như các tập thể thường có. Một tập thể có thể chọn hình
thức “nhóm bạn bè”, nhưng hệ thống được mô tả tốt hơn như đ
ang mở rộng ra bên
ngoài từ một cá nhân giống như một “mạng xã hội” trong đó hầu hết mọi người đều
liên kết bằng cách gián tiếp qua người khác.
- Cộng đồng xã hội: Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử
dụng một cách tương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương
đối khác nhau về quy mô,
đặc tính xã hội. Danh từ cộng đồng được sử dụng cho các
đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng, hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc
tính xã hội chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, thân phận xã hội.
Chính vì vậy, khái niệm cộng đồng được hiểu dưới nhiều chiều kích khác nhau như:
cộng động, tập thể, nhóm …và ở Việt Nam khái niệm
được sử dụng khá phổ biến là
làng – xã, thôn, ấp …cũng được xem như loại hình cộng đồng. Năm 1887, nghiên
cứu chuyên biệt về cộng đồng đầu tiên đã được nhà xã hội học Đức F.Tonnies thực

hiện là “cộng đồng và xã hội” - Community and Society (Gemeinschaft und
21
Gesellschaft), trans. and ed. C.P. Loomis. (first published in 1887; New York,
1963). Các luận điểm của ông được coi là lý luận kinh điển trong lịch sử xã hội học.
Trong quan niệm này, khái niệm cộng đồng đã được cụ thể hoá, thao tác hoá từ góc
độ xã hội học. Ông chia các xã hội ra làm hai mô hình: cộng đồng tính
(Gemeinschaft) và hiệp hội tính (Gasellschaft). Theo F.Tonnies, một cộng đồng
gồm các đặc trưng sau:
“Thứ nhất, Những quan hệ xã hội nào mang tính chất tinh thần, thân
thiện, mang độ cố kết có ý nghĩa tự nhiên thì đấy là tính cộng đồng. Thứ hai là tính bền vững. Tính
cộng đồng được khẳng định theo dòng chảy của lịch sử. Thời gian có một vai trò là yếu tố kết dính
các thành viên trong cộng đồng. Thứ ba là tính cộng đồng khi được xét từ quan điểm đánh giá và vị
thế xã hộ
i của các thành viên xã hội thì đó là vị thế xã hội được gán sẵn nhiều hơn là vị thế phấn
đấu mà có được. Cuối cùng, tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ là quan niệm cơ bản và mang cả
hai đặc trưng: dòng họ là huyết thống và dòng họ trở thành khuôn mẫu văn hóa của sinh hoạt cộng
đồng”
(Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang, 2000 :13)
Cộng đồng theo quan niệm Mác-xít là : “Mối liên hệ qua lại giữa các cá
nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của các thành viên có sự giống
nhau về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp thành cộng
đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự
g
ần gũi giữa họ về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất, sự
tương đồng về điều kiện sống cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục
tiêu và phương tiện hoạt động”
6
. Các cộng đồng xã hội bao gồm toàn bộ các trạng
thái và các hình thức tồn tại có thể có của các cá nhân dưới hình thức tồn tại của
chúng, thể hiện được cái chất xã hội của con người, theo Mác, bản chất này là tổng

hoà các quan hệ xã hội. Các quan hệ này thể hiện trong hệ thống các mối liên hệ xã
hội, trong trao đổi hoạt động qua lại. Tất cả các hình thức tự tổ chức mà chúng ta đã
biết của con người đều là các kiểu cộng đồng, chỉ khác nhau ở phạm vi không gian-
thời gian và nội dung các lợi ích liên kết chung. Đó là các hình thức tổ chức gia
đình, cư dân, các cộng đồng được xếp theo thứ hạng xã hội, theo nghề nghiệp, tộc
người, theo lãnh thổ quốc gia và cuối cùng, loài người nói chung. Trong khi đó,
Charles Horton Cooley (1864 – 1929), quan niệm cộng đồng như là dạng thức Tập
thể xã hội và nhóm: Hầ
u như không có ai sống mà không có sự liên hệ và nhận biết
người khác. Hay đơn giản hơn, hầu như mỗi người đều tham gia vào các nhóm xã
hội. Mỗi tập thể xã hội được định nghĩa là tập thể có từ hai người trở lên có một
mức độ nhận biết chung và tương tác với nhau thường xuyên. Cho dù các tập thể xã
hội có hình thức gì đi nữa cũng gồm những người có chung nhận thức v
ề tư cách
thành viên nhận thức về tính chất cá nhân của mình, thì thành viên trong các tập thể

6
Viện Thông tin khoa học xã hội. Cái mới trong khoa học xã hội. Triết học và xã hội học. Số 13/1990. Xã
hội học và thời đại. Tr. 19.
22
xã hội cũng nghĩ về bản thân họ như một “chúng ta” đặc biệt. Theo ông, chắc chắn
tập thể xã hội có một ảnh hưởng thuyết phục về cách mỗi người trong số chúng ta
nên suy nghĩ và hành động như thế nào. Điều này phản ánh thực tế rằng con người
thường đánh giá và quyết định bằng cách tính đến người khác và thường sử dụng
tập thể xã hội dành cho m
ục đích này. (John J.Macionis 2004 : 227)
Theo Lương Hồng Quang, nghiên cứu về cộng đồng là “nghiên cứu các đặc
trưng văn hóa biểu thị qua các mặt: Tôn giáo – tín ngưỡng, phong tục tập quán, cách
giao tiếp ứng xử, khả năng chinh phục thiên nhiên, khả năng sáng tạo nghệ thuật,
tính cách tâm lý của cư dân trong cộng đồng” (Lương Hồng Quang, 1997 :18).

Cộng đồng (community) là “một nhóm người cư trú trên một khu vực địa lý riêng
biệt và làm việc trong những đi
ểm tập trung cùng mối quan tâm và hoạt động như:
thương mại, học vấn, tôn giáo, giải trí, sự thịnh vượng và hoạt động chính trị…”
7
.
- Tập thể xã hội và nhóm: Hầu như không có ai sống mà không có sự liên
hệ và nhận biết người khác. Hay đơn giản hơn, hầu như mỗi người đều tham gia vào
các nhóm xã hội. Mỗi tập thể xã hội được định nghĩa là tập thể có từ hai người trở
lên có một mức độ nhận biết chung và tương tác với nhau thường xuyên. Cho dù
các tập thể xã hội có hình thức gì đi nữa cũng g
ồm những người có chung nhận thức
về tư cách thành viên nhận thức về tính chất cá nhân của mình, thì thành viên trong
các tập thể xã hội cũng nghĩ về bản thân họ như một “chúng ta” đặc biệt.
Dĩ nhiên, hiểu theo nghĩa rộng nhất, mọi người trong xã hội rất rộng khác với
mọi tập thể. Nhưng, thẳng thắn mà nói, các nhà xã hội học không xét một xã hội
tổng thể như
một tập thể xã hội bởi lẽ hầu hầu hết thành viên trong xã hội không
quen biết nhau hoặc tương tác với người khác thường xuyên.
Trong nghiên cứu khoa học xã hội vấn đề cơ bản đặt ra khi nghiên cứu các tổ
chức xã hội thực chất là nghiên cứu về nhóm xã hội. Bởi lẽ, nhóm là khâu trung
gian giữa xã hội và cá nhân. Các cá nhân tạo thành nhóm, các nhóm tạo thành xã
hội. Các cá nhân tiến hành các hoạt động xã hội trong môi trường của nhóm hay
ngược l
ại xã hội quản lý các cá nhân thông qua các nhóm. Như vậy, như thế nào là
nhóm? Nhóm được phân loại như thế nào? Nhóm có chức năng gì?
Theo J.P. Chaplin, trong cuốn từ điển tâm lý: “Nhóm (nhóm xã hội) là sự tập
hợp các cá nhân mà ở đó họ có một số đặc điểm chung hoặc cùng theo đuổi một
đích giống nhau”
8

Còn theo Edgar H. Schein, nhóm là một cộng đồng của con

7
The American peoples encyclopedia – 5
th
(trang 337)
8
J.P.Chaplin, Dictiobary of Psychology, New York 1968, Tr. 462
23
người mà ở đó các thành viên có sự tương tác lẫn nhau, có sự hiểu biết lẫn nhau và
tự ý thức về nhóm của mình.
9

Trong khi đó các nhà tâm lý học Lawrence J. Servery, John C. Brigham và
Barry R. Schenker: “Nhóm là một tập hợp của hai hay nhiều người, giữa các thành
viên có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau về hành vi. Nhóm là đơn vị tồn tại một
cách tổ chức, các thành viên viên của nhóm có cùng chung lợi ích và mục đích”
10
.
Từ những định nghĩa trên ta có thể đúc kết nhóm xã hội như là những tổ chức
xã hội trong đó tập hợp từ hai cá nhân trở lên, có cùng chung các mối quan hệ về lợi
ích và mục đính. Trong đời sống xã hội Việt Nam, khái niệm Đoàn – Hội cũng được
xem là những nhóm xã hội. Hay nói đúng hơn là các tổ chức chính trị xã hội.
- Đoàn - Hội: Khái niệm này được dùng cả trong cơ
cấu làng xã Việt truyền
thống và cả trong cơ cấu tổ chức chính quyền nhà nước hiện nay cũng nhắc đến như
một loại hình tổ chức chính trị xã hội. Trong cơ cấu làng Việt truyền thống người ta
thường nhắc đến các khái niệm như: Phe, hội, phường. Đây là một dạng tổ chức
hoàn toàn dựa trên lòng tự nguyện tham gia của cá nhân. Theo Nguyễn Từ Chi: “từ
“Hội” được dùng để chỉ những tổ chức mà trong đó một số nam thành viên cùng

làng, cùng xã tập hợp lại với nhau thuần về mục đích vui chơi, giải trí: tập luận võ
nghệ (“hội võ), tập và diễn chèo (“hội chèo”) ” (Nguyễn Từ Chi, 1996:227).
Từ “Hội” đối với cơ cấu tổ chức chính trị xã hội của nhà nước và được pháp
luật thừa nhận, theo nghị định 88 /2003/NĐ-CP c
ủa chính phủ nước CHXHCN Việt
Nam “Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội” thì Hội được quy định trong
Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng
ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên,
hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợ
p pháp của hội
viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan. Hội có các tên gọi khác nhau: Liên hiệp hội,
Tổng hội, Liên đoàn, Hiệp hội, Câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác
theo quy định của pháp luật.
- Phân loại nhóm xã hội: Hiện nay, các r
ất nhiều cách để phân loại nhóm xã
hội, hay tổ chức xã hội khác nhau, tùy vào cách tiếp cận của mỗi người. Trong

9
E.H.Chein, Organizational Psychology, 1965, Tr.67
10
Severy, Brigham, Schlenker, A Comtemporary introduction to social psychology, New York, 1976, Tr.
339.
24
nghiên cứu này, nhóm nhiên cứu lựa chọn cách phân loại của Edgar H.Schein khi
phân thành 2 loại nhóm: Nhóm chính thức và và nhóm không chính thức:
a. Nhóm (Tổ chức) chính thức: là những nhóm được thành lập nên nhằm
thực hiện các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến hoạt
động của tổ chức hay xã hội. Theo thời gian nhóm chính thức có thể phân thành hai

loại là: Nhóm chính thức lâu dài và nhóm chính thức nhất thời. Nhóm chính thức
lâu dài là những nhóm tồn tại trong khoảng thời gian lâu dài (hoặc v
ĩnh viễn), chẳng
hạn như các tổ chức chính trị xã hội như: Đoàn TNCSHCM
11
, Hội Liên hiệp
Thanh niên (LHTN
)
12
, Công Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
13
… Tại Việt
Nam, tổ chức chính trị xã hội: là tổ chức được pháp luật nhà nước thừa nhận. Các
tổ chức này có cơ cấu tổ chức, tôn chỉ họat động, điều lệ chặt chẽ và phù hợp với
quan điểm hệ thống chính trị của quốc gia. Các tổ chức này thường phân thành
nhiều cấp quản lý theo chiều dọc. Ở Việt Nam, các tổ ch
ức chính thức thường được
gọi chung là các tổ chức chính trị xã hội nằm trong hệ thống chính trị của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nước. Theo sách “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn
kiện Đại hội X của Đảng” (Nxb CTQG, H, 2006) định nghĩa: Hệ thống chính trị là
một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm các tổ chức, các thiết chế


11
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của Thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập , lãnh đạo và rèn luyện . Đoàn bao gồm những Thanh Niên tiên tiến, phấn
đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Theo Điều lệ Đoàn TNCSHCM thì hệ
thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp:
1. Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và Chi Đoàn).

2. Cấp Huyện và tương đương.
3. Cấp Tỉnh và tương đương.
4. Cấp Trung ương.
Cụ thể hơn, Chi Đoàn là tổ chức nhỏ nhất trong hệ thống tổ chức Đoàn, trực tiếp đoàn kết – tập hợ
p lực lượng
thanh thiếu niên có đủ tố chất cần thiết , cùng nhau hoạt động vì mục đích chung mà tổ chức Đoàn đề ra. Đơn vị có từ hai
Chi Đoàn trở lên và có tối thiểu 30 Đoàn Viên thì được thành lập Đoàn cơ sở. Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi
Đoàn.
12
Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam: Theo điều lệ Hội LHTN VN được Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội
LHTN Việt Nam lần thứ V thông qua ngày 25 tháng 02 năm 2005 thông qua thì Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt
Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh
và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội LHTN Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của
n
ước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Hội LHTN Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên đoàn
Thanh niên Dân chủ Thế giới. Hội LHTN Việt Nam được tổ chức ở: (1)Trung ương, (2) Tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và tương đương. (3) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. (4) Xã, phường, thị trấn và
tương đương. Tổ chức cơ sở của Hội bao gồm các chi h
ội, câu lạc bộ, đội, nhóm và các hình thức tập hợp thanh niên
được Uỷ ban Hội các cấp thành lập theo địa bàn dân cư, trong trường học, cơ quan, doanh nghiệp; nghề nghiệp; sở thích
và các nhu cầu chính đáng khác của thanh niên. Uỷ ban Hội các cấp được thành lập tổ chức cơ sở.
13
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Hội là
thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, thành viên của Liên đoàn
các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp Hội các nước Đông Nam Á). Hội tham gia tích cực trong các hoạt động vì hòa bình,
đoàn kết hữu ngh
ị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Mục đích hoạt động là vì sự bình đẳng, phát triển
của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ. Hệ thống tổ chức gồm bốn cấp: (1)
Trung ương; (2)Tỉnh/thành phố trực thuộc TW; (3) Huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương; (4)
Xã/ph

ường/thị trấn và tương đương (gọi là cấp cơ sở).

25
quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong việc thực hiện, tham gia thực
hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra các quyết định chính trị.
Hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức, các thiết chế với tư cách là chủ
thể của các quyết định chính trị. Các chủ thể có tính vật chất, có bộ máy, có tư
cách pháp lý. Hệ thống có tính hợp pháp, là hệ thống t
ổ chức được Hiến pháp,
pháp luật quy định, được xã hội, Nhà nước thừa nhận, không đối lập với Nhà
nước, pháp luật, chế độ chính trị hiện hành. Tính hợp pháp giúp cho việc phân biệt
với những tổ chức, thiết chế đối lập với chế độ, Nhà nước, pháp luật. Các tổ chức,
thiết chế trong hệ thống có mục đích, chức năng thực hiện, tham gia thự
c hiện
quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị; thực hiện hoặc tham gia vào các quyết
định chính trị, vào việc thực hiện cá chính sách quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng
để phân biệt các tổ chức của hệ thống chính trị với các tổ chức có mục đích hoặc
chức năng kinh tế - xã hội rất đa dạng khác.
Hệ thống bao gồm các bộ phận cấu thành có quan hệ
mật thiết với nhau và
có vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận hành của các quá trình chính trị, thể hiện ở
các cấp khác nhau (Trung ương, địa phương, cơ sở). Giữa các bộ phận cấu thành
hệ thống, bao giờ cũng có một bộ phận giữ vai trò nòng cốt, hạt nhân, làm động
lực thúc đẩy và dẫn dắt cả hệ thống vận động theo một mục tiêu hoặc một phương
hướng xác
định. Đây là bộ phận hạt nhân lãnh đạo cả hệ thống chính trị.
Cấu trúc của hệ thống chính trị rất đa dạng, nhưng cơ bản bao gồm ba bộ
phận: Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân.
Đoàn thể nhân dân là những tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân giữ vai
trò rất quan trọng trong việc thực thi quyền lực chính trị, là cơ s

ở chính trị của
Đảng cầm quyền, được Nhà nước bảo trợ, hoạt động tuân theo luật pháp, nhưng
mang tính tự nguyện, tự chủ và tự quyết; lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân
vào đời sống chính trị, đảm nhận những công việc mà Nhà nước không làm được
hoặc làm kém hiệu quả.
b. Nhóm (Tổ chức) không chính thức: là tổ chức xuất phát từ nhu cầu lợi
ích của từng nhóm cá nhân trong xã hộ
i nhằm giải quyết những nhu cầu của chính
mình, như hội đồng hương, đồng niên, các câu lạc bộ, đội, nhóm cùng sở thích
14
,

14
Câu lạc bộ, đội nhóm được xem là hình thức tổ chức tập hợp một nhóm người tự nguyện, có cùng chung sở thích, mục
đích, cùng tham gia sinh hoạt, hoạt động đáp ứng nhu cầu của bản thân và góp phần phục vụ lợi ích chung của đơn vị, xã
hội qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên thanh niên. Ngoài ra, còn có các dạng câu lạc bộ, đội,
nhóm có tính tổ chức do Đoàn, Hội thành lập. Đi
ều hành, hướng dẫn hoạt động trong các câu lạc bộ, đội nhóm là Ban chủ
nhiệm câu lạc bộ, hoặc Ban điều
hành đội, nhóm do tập thể tín nhiệm bầu lên. Đây là những người có uy tín, trách
nhiệm, có năng lực tổ chức hoạt động, đã trải qua hoạt động đoàn thể. Câu lạc bộ, đội nhóm có quy chế hoạt động,

×