Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng thể và khả thi bảo vệ nguồn nước sông sài gòn đảm bảo an toàn cấp nước cho thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 229 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TPHCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI BVTN VÀ MT VIỆT NAM
VIỆN NƯỚC VÀ CN MÔI TRƯỜNG




BÁO CÁO NGHIỆM THU

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP TỔNG THỂ VÀ KHẢ THI BẢO VỆ
NGUỒN NƯỚC SÔNG SÀI GÒN ĐẢM
BẢO AN TOÀN CẤP NƯỚC CHO
THÀNH PHỐ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : GSTS. LÂM MINH TRIẾT


















THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12/2008
iii

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ lưu vực hồ Dầu Tiếng đến ngã ba sông Đồng Nai
có tổng chiều dài khoảng 280km đi qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Tp.HCM.
Nguồn nước sông Sài Gòn có vai trò quan trọng đối với việc cung cấp nước sinh hoạt
và công nghiệp cho Tp.HCM, Tây Ninh và Bình Dương. Sông Sài Gòn còn được sử
dụng cho tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy, hoạt động du lịch với cảnh
quan đô thị ven sông
Với mục tiêu chính là đảm bảo an toàn chấ
t lượng nước sông Sài Gòn cho mục
đích cấp nước của thành phố, các nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào các vấn
đề sau :
• Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn qua các năm;
• Xác định các nguồn gây ô nhiễm, tính toán tải lượng ô nhiễm chính nước sông
Sài Gòn, bao gồm nguồn tự nhiên và nhân tạo để tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm
đặc thù nước sông Sài Gòn;
• Nghiên cứu các ảnh hưởng của chất lượ
ng nước sông Sài Gòn đến hoạt động của
nhà máy nước Tân Hiệp và thực nghiệm giải pháp công nghệ cải tiến dây chuyền
công nghệ xử lý của nhà máy đồng thời chúng tôi cũng xem xét khả năng thay thế
nguồn nước thô của Nhà máy trong trường hợp chất lượng nước sông Sài Gòn tại
trạm bơm Hòa Phú ngày càng ô nhiễm;
• Trên cơ sở các số liệu điều tra và nghiên cứu ở trên, chúng tôi đã đề xuất các gi

ải
pháp trước mắt và lâu dài bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn cho mục đích cấp
nước; và
• Định hướng các nội dung nghiên cứu giai đoạn 2.

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vii
Chương 1 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH BỨC XÚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4
1.4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.4.1. Cách tiếp cận 5
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu 5
1.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 6
1.5.1. Các cơ quan phối hợp chính 7
1.5.2. Danh sách tham gia chính 7
Chương 2 9
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG
SÀI GÒN 9


2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN 9
2.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN LƯU VỰC 11
2.2.1. Các đơn vị hành chính trong lưu vực sông Sài Gòn 11
2.2.2. Điều kiện phát triển kinh tế của vùng 13
2.3. Vai trò của nguồn nước sông Sài Gòn đối với sự phát triển KT-XH của 3 tỉnh, thành phố trên lưu
vực sông 26

2.4. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài 29
Chương 3. 32
HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN .32
3.1. TỔNG QUAN CHẤT LƯƠNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ NHÀ MÁY
NƯỚC TÂN HIỆP 32

3.1.1. Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Sài Gòn tại cửa lấy nước của trạm bơm Hòa Phú 33
3.1.2. Ảnh hưởng và tiêu chuẩn của Fe và Mn trong nước cấp 36
3.2. CÁC CHẤT Ô NHIỄM ĐẶC THÙ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU CẤP NƯỚC 37
3.2.1 Khảo sát lấy mẫu 37
3.2.2. pH trong nước sông Sài Gòn 38
3.2.3 Ôxy hòa tan – ( DO ) trong nước sông Sài Gòn 39
ii

3.2.4 Độ đục 41
3.2.5. Tổng photpho (TP) trong nước sông Sài Gòn 41
3.2.6. Tổng Nitơ (TN) trong nước sông Sài Gòn 42
3.2.7. Đánh giá N-NH
4
theo độ sâu và dọc sông Sài Gòn 42
3.2.8. Nồng độ Mangan (Mn) trong nước sông Sài Gòn 43
3.2.9. Nồng độ sắt (Fe) trong nước sông Sài Gòn 46
3.2.10. Đánh giá tình trạng nhiễm vi sinh trên sông Sài Gòn 48

3.2.12. Nồng độ kim loại nặng 50
3.2.13. Dầu mỡ 52
3.3. NGUYÊN NHÂN VÀ NGUỒN GÂY Ô NHIỄM 53
3.3.1. Nguồn tự nhiên 53
3.3.2. Khảo sát xói mòn đất lưu vực sông Sài Gòn bằng kỹ thuật hạt nhân để xác định nguồn Mn, Fe trong
nước sông 56

3.3.3. Nguồn nhân tạo 73
3.4. Dự báo khả năng gia tăng và xuất hiện chất ô nhiễm lên sông Sài Gòn 112
3.5. Vấn đề xâm nhập mặn sông Sài Gòn 113
3.5.1. Giới thiệu chung về mô hình MIKE11 113
3.5.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho mô hình 115
3.5.3. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình 123
3.5.4. Tính toán dự báo xâm nhập mặn 124
3.6. PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG SÀI GÒN 131
3.7. ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DONH NGHIỆP
TRÊN LƯU VỰC 132

3.7.1. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Sài Gòn có khả năng gây ô nhiễm môi trường132
3.7.2. Thực trạng tình hình chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên lưu
vực sông Sài Gòn 132

3.7.3. Công tác phát hiện, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng quản lý và bảo vệ môi trường 136
3.7.4. Đánh gía, nhận xét về việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
trên lưu vực sông Sài Gòn 138

Chương 4 142
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA DIỄN BIẾN THẤT THƯỜNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG SÀI GÒN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CẤP NƯỚC CỦA NHÀ MÁY TÂN
HIỆP 142


4.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHÀ MÁY NƯỚC TÂN HIỆP 142
4.1.1. Lịch sử hình thành Nhà máy nước Tân Hiệp 142
4.1.2. Công xuất và công nghệ xử lý nước 144
4.1.3. Hoạt động của NM nước Tân Hiệp 144
4.2. PHÂN TÍCH NHỬNG ẢNH HƯỞNG CỦA DIỆN BIẾN THẤT THƯỜNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG SÀI GÒN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY NƯỚC 146

4.2.1. Ảnh hưởng đến công nghệ xử lý 146
4.2.2. Ảnh hưởng đến quản lý vận hành 146
4.2.3. Ảnh hưởng đến công xuất xử lý 146
4.2.4. Ảnh hưởng đến chi phí vận hành 147
4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG AN TOÀN CỦA NHÀ MÁY NƯỚC TÂN HIỆP 147
4.3.1. Quá trình tự khắc phục của nhà máy 147
4.3.2. Giải pháp bảo đảm an toàn hoạt động của nhà máy nước Tân Hiệp 147
4.4. CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG HỢP CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐẦU VÀO KHÔNG
ỔN ĐỊNH 148
4.4.1. Các thực tiễn áp dụng công nghệ xử lý nước cấp bậc cao giảm thiểu TOC và ammonia 149
4.4.2. Phương pháp và nội dung nghiên cứu 151
iii

4.4.3. Kết quả chạy mô hình 156
4.4.4. Đề xuất cải tiến công nghệ xử lý cho NMN Tân Hiệp khi chất lượng nguồn nước thô nhiễm
Ammonia, chất hữu cơ và Mangan 167

4.5. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CÓ THỂ THAY THẾ NGUỒN NƯỚC THÔ CHO NHÀ MÁY NƯỚC
TÂN HIỆP 170

4.5.1. Đánh giá về các nguồn nước 170
4.5.2. Nghiên cứu sơ bộ phương án thay thế nguồn nước thô cho nhà máy nước Tân Hiệp 179

Chương 5 187
BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SÔNG SÀI GÒN
BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NHU CẦU CẤP NƯỚC 187

5.1. CÁC GIẢI PHÁP TRƯỚC MẮT 187
5.1.1. Tăng cường kiểm soát hoạt động công nghiệp 187
5.1.2. Đối với hoạt động nông nghiệp 188
5.1.3. Đối với hoạt động dân cư 188
5.1.4. Công tác phối hợp trao đổi thông tin 189
5.1.5. Giải pháp bảo đảm hoạt động Nhà máy nước Tân Hiệp 189
5.1.6. Phối hợp với các đơn vị quản lý trong lưu vực (Tp.HCM, Tỉnh Tây Ninh, Bình Dương) trong việc
trao đổi thông tin kiểm soát nguồn nước lưu vực sông Sài Gòn 189

5.2 GIẢI PHÁP LÂU DÀI 190
5.2.1. Củng cố, tăng cường khung pháp lý và thể chế quản lý lưu vực sông Sài Gòn 190
5.2.2. Hạn chế ô nhiễm từ khu công nghiệp 191
5.2.3. Qui hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho các khu đô thị 193
5.2.4. Kiểm soát mặn của công trình thượng lưu 194
5.2.5. Thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý môi trường 195
5.2.6. Phát triển mô hình hóa trong quản lý lưu vực 196
5.2.7. Hoàn thiện mạng lưới quan trắc chất lượng nước 197
5.2.8. Đối với nhà máy nước Tân Hiệp, dự án khai thác nước 197
Chương 6 199
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN II 199
6.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG 199
6.2. NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU 200
6.2.1. Mục tiêu 200
6.2.2. Nội dung 201
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 203
KẾT LUẬN 203

KIẾN NGHỊ 204
PHỤ LỤC 206
TÀI LIỆU THAM KHẢO 217
iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIẾT
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
BVMT Bảo vệ môi trường
COD Nhu cầu oxy hóa học
CSDL Cơ sở dữ liệu
DO Oxy hòa tan
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
K/CCN Khu/cụm công nghiệp
KCN/KCX Khu công nghiệp/khu chế xuất
KHCN Khoa học công nghệ
KHCNMT Khoa học công nghệ môi trường
KT-XH Kinh tế - xã hội
LV Lưu vực
LVS Lưu vực sông
MĐTL Mật độ tốn lưu
NM Nhà máy
NMN Nhà máy nước
SG Sài Gòn
SS Chất lơ lửng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNMT Tài nguyên môi trường
Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

UBND Ủy ban nhân dân


v

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2-1 Các đơn vị hành chính trong lưu vực sông Sài Gòn 12
Bảng 2.2. Thống kê các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2007 13
Bảng 2.3. Các KCX/KCN đã đi vào hoạt động tại TPHCM 14
Bảng 2.4. Các KCN đã có chủ trương thành lập, đang triển khai tại TPHCM 15
Bảng 2.5. Các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương 16
Bảng 2.6. Các Cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương 17
Bảng 2.7. Các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh 19
Bảng 2.8. Các Cụm công nghiệp tỉnh Tây Ninh 19
Bảng 2.9. Quy mô các KCN/KCX TPHCM tới 2025 21
Bảng 2.10. Quy hoach các KCN tỉnh Bình Dương đến 2020 22
Bảng 2.11. Quy hoạch các CCN tỉnh Bình Dương đến 2020 23
Bảng 2.12. Quy hoạch các K/CCN tỉnh Tây Ninh đến 2020 24
Bảng 2.1.3. Một số đề tài/dự án/nhiệm vụ có liên quan đến bảo vệ nguồn nước sông
Sài Gòn 29

Bảng 3.1. Các số liệu đặc trưng về chất lượng nước sông Sài Gòn tại khu vực Bến
Than từ 1992 – 2000 33

Bảng 3.2. Các số liệu đặc trưng về chất lượng nước sông Sài Gòn tại trạm bơm Hòa
Phú (khu vực Bến Than) từ tháng 2/2004 – 4/2004 33

Bảng 3.3. Chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn năm 2005- 2008 34
Bảng 3.4. Kết quả tính toán xói mòn 69
Bảng 3.5. Kết quả tính lượng hòa tan Fe và Mn trong nước sông với tỷ lệ khác nhau

71

Bảng 3.6. Phân bố các KCN-KCX hiện có trên lưu vực sông Sài Gòn 74
Bảng 3.7. Phân bố các CCN hiện có trên lưu vực sông Sài Gòn 76
Bảng 3.8. Các KCN-KCX trên lưu vực sông Sài Gòn dự kiến qui hoạch đến năm
2010-2020 76

Bảng 3.9. Các CCN trên lưu vực sông Sài Gòn dự kiến qui hoạch đến năm 2010-2020
77

Bảng 3.10. Đặc trưng ngành nghề sản xuất của các KCN-KCX và CCN hiện có trên
lưu vực sông Sài Gòn 79

Bảng 3.11. Hiện trạng xử lý nước thải các KCN-KCX tại TPHCM 82
Bảng 3.12. Hiện trạng xử lý nước thải các KCN-KCX tại Bình Dương 84
vi

Bảng 3.13. Các doanh nghiệp đang xả thải vào sông Sài Gòn địa phận Tỉnh Bình
Dương 85

Bảng 3.14 Tải lượng ô nhiễm từ nguồn công nghiệp trong điều kiện không có
HTXLNT 88

Bảng 3.15. Tổng tải lượng ô nhiễm KCN và Cơ sở sản xuất chính thải nước thải vào
lưu vực sông Sài Gòn 91

Bảng 3.16. Tổng tải lượng ô nhiễm KCN –KCX thải vào lưu vực sông Sài Gòn 92
Bảng 3.17 Tổng hợp tải lượng ô nhiễm KCN và Cơ sở sản xuất chính thải nước thải
vào lưu vực sông Sài Gòn khu vực lân cận trạm bơm 93


Bảng 3.18. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư thải vào
sông Sài Gòn 97

Bảng 3.19. Tổng tải lượng chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt lưu vực sông Sài
Gòn năm 2005, 2010, 2020 100

Bảng 3.20. Tính toán nguồn thải Nông nghiệp 103
Bảng 3.21. Thông số thủy vận b và h trên sông Sài Gòn 106
Bảng 3.22. Khẩu độ và tĩnh không của các cầu trên sông Sài Gòn 107
Bảng 3.23. Kết quả dự báo khối lượng hàng hóa và hành khách cụm cảng TP. HCM
(Dự báo của Đoàn nghiên cứu JICA – Nhật Bản – 2002) 107

Bảng 3.24. Danh mục cảng – khu cảng Sài Gòn trên sông Sài Gòn 109
Bảng 3.25. Vị trí các trạm đo lưu lượng và thời gian quan trắc 121
Bảng 3.26. Độ mặn trung bình cực đại tháng (g/l) tại biên hạ lưu 122
Bảng 3.27. Ranh giới xâm nhập mặn 0,25 g/l; 1,0 g/l; 4,0 g/l các phương án tính toán
128

Bảng 4.1. Các quá trình và hiệu quả xử lý tương ứng 150
Bảng 4.2. Các thông số nước thô nhân tạo của thí nghiệm 1 153
Bảng 4.3. Các thông số nước thô nhân tạo của thí nghiệm 2 154
Bảng 4.4. Phương pháp và thiết bị phân tích 155
Bảng 4.5. Kết quả phân tích thí nghiệm theo các vận tốc lọc và nồng độ Mn đầu vào
khác nhau 156

Bảng 4.21. Chất lượng nước thô của khu vực Hóc Môn 173
Bảng 4.22. Kinh phí đầu tư giai đoạn 1 183
Bảng 4.23. Kinh phí đầu tư giai đoạn 2 184
Hình 5.1. Từng bước mô hình hoá công tác quản lý lưu vực sông 197
Bảng 6.1. Định hướng nội dung nghiên cứu giai đoạn 2 201


vii

DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1. Diễn biến chất lượng nước sông SG tại cửa lấy nước Hòa Phú 2005-2008 1
Hình 3.2. pH nước sông Sài Gòn tại trạm Phú Cường từ năm 2000 – 2007 38
Hình 3.3. pH tại các trạm quan trắc sông Sài Gòn từ năm 2007 - 2008 38
Hình 3.4 Diễn biến DO dọc sông Sài Gòn theo độ sâu 39
Hình 3.5 Nồng độ DO tại các trạm quan trắc sông Sài Gòn từ năm 2007 - 2008 40
Hình 3.6 Diễn biến TP dọc sông Sài Gòn 41
Hình 3.7. Diễn biến tổng Nitơ dọc sông Sài Gòn 42
Hình 3.8. Diễn biến N-NH4 dọc sông Sài Gòn theo độ sâu 42
Hình 3.9. Diễn biến N-NH4 nước mặt sông Sài Gòn và kênh rạch, 5/2008 43
Hình 3.10. Nồng độ Mangan tổng theo các độ sâu 44
Hình 3.11. Tỉ lệ giữa Mn tổng và Mn hòa tan trên sông Sài Gòn, 2005 và 2006 46
Hình 3.12. So sánh nồng độ Mn tổng và Mn hòa tan trên kênh rạch và sông SG 46
Hình 3.13. Xu hướng biến đổi pH, DO, Mn và Fe của nước mặt sông Sài gòn 47
Hình 3.14. Diễn biến Fe trong tầng nước mặt dọc sông Sài Gòn (5/2008). 47
Hình 3.15. Xu hướng biến đổi pH, DO, Mn và Fe của nước mặt sông Sài Gòn và
kênh rạch (5/2008) 48

Hình 3.16. Mức vượt tiêu chuẩn Coliform tại trạm Phú Cường, 2000 – 2007 48
Hình 3.17. Mức vượt tiêu chuẩn Coliform tại các trạm quan trắc sông Sài Gòn từ
năm 2007 – 2008 49

Hình 3.18. Nồng độ TSS tại các trạm quan trắc sông Sài Gòn, 2007 - 2008 50
Hình 3.19. Tần suất phát hiện kim loại nặng tại trạm Phú Cường, 2000 - 2007 51
Hình 3.20. Nồng độ Dầu Mỡ tại trạm Phú Cường từ năm 2000 – 2007 52
Hình 3.21. Nồng độ Dầu Mỡ tại các trạm quan trắc sông Sài Gòn, 2007 - 2008 52
Hình 3.22. Hàm lượng Mn trong nước sông SG (từ thượng lưu về hạ lưu) 63

Hình 3.23. Hàm lượng Fe trong nước sông Sài Gòn (từ thượng lưu về hạ lưu) 63
Hình 3.24. Hàm lượng Cs-137 theo chiều sâu tại vị trí SM7 64
Hình 3.10. Phân bố tải lượng ô nhiễm vào sông Sài Gòn khu vực gần trạm bơm Hòa
Phú 1

Hình 3.11. Các khu du lịch trong lưu vực sông Sài Gòn (Hà,2006) 105
Hình 3.12. Các cảng trong lưu vực sông Sài Gòn (Ha,2006) 108
Hình 3.13. Vị trí các điểm khai thác cát hay bãi đổ cát trên sông Sài Gòn (Hà, 2006).
111

viii

Hình 3.14. Vùng nghiên cứu 115
Hình 3.15. Sơ đồ tính toán thuỷ lực – xâm nhập mặn sông Sài Gòn 119
Hình 3.16. Phân vùng chất lượng nước sông Sài Gòn 1
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước nhà máy 1
Hình 4.2. Một số công nghệ được ứng dụng trong xử lý nước cấp 151
Hình 4.3. Mô hình thí nghiệm lọc cát đen (DS3), mô hình lọc than hoạt tính 152
Hình 4.4 Hiệu suất khử Ammonia, CODMn, Fe, Mn theo các vận tốc lọc với nồng độ
Mn đầu vào 0,1 – 0,2 mg/l 158

Hình 4.5. Hiệu suất khử Ammonia, CODMn, Fe, Mn theo các vận tốc lọc với nồng độ
Mn đầu vào 0,2 – 0,3 mg/l 158

Hình 4.6 Hiệu suất khử Ammonia, CODMn, Fe, Mn theo các vận tốc lọc với nồng độ
Mn đầu vào 0,3 – 0,4 mg/l 159

Hình 4.7 Biến thiên nồng độ CODMn theo các vận tốc lọc và nồng độ Mn đầu vào
khác nhau 160


Hình 4.8 Biến thiên nồng độ Ammonia theo các vận tốc lọc và nồng độ Mn đầu vào
khác nhau 160

Hình 4.10. Biến thiên nồng độ Fe theo các vận tốc lọc và nồng độ Mn đầu vào khác
nhau 161

Hình 4.11. Biến thiên nồng độ Mn theo các vận tốc lọc khác nhau 162
Hình 4.12 Biến thiên nồng độ CODMn tại vận tốc lọc 5 m/h khi Mn đầu vào thay đổi
từ 0,1 – 0,4 mg/l 163

Hình 4.13. Biến thiên UV 254 tại vận tốc lọc 5 m/h khi Mn đầu vào thay đổi từ 0,1 –
0,4 m 163

Hình 4.14. Biến thiên nồng độ ammonia tại vận tốc lọc 5 m/h khi Mn đầu vào thay
đổi từ 0,1 – 0,4 mg/l 164

Hình 4.15 Biến thiên nồng độ N-NO2 tại vận tốc lọc 5 m/h khi Mn đầu vào thay đổi
từ 0,1 – 0,4 mg/l 164

Hình 4.16 Biến thiên nồng độ N-NO3 tại vận tốc lọc 5 m/h khi Mn đầu vào thay đổi
từ 0,1 – 0,4 mg/l 165

Hình 4.17. Quy trình công nghệ của nhà máy nước Tân Hiệp hiện nay 167
Hình 4.18: Quy trình cải thiện khi hàm lượng mangan cao trong nguồn nước thô .168
Hình 4.19. Quy trình cải thiện khi hàm lượng ammonia cao trong nguồn nước thô 169
Hình 4.20. Quy trình công nghệ đề nghị cho nhà máy nước Tân Hiệp khi hàm lưọng
COD, Coliform và ammonia cao 169

1


Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ VÀ KHẢ THI BẢO
VỆ NGUỒN NƯỚC SÔNG SÀI GÒN ĐẢM BẢO AN TOÀN CẤP NƯỚC
CHO THÀNH PHỐ
Chủ nhiệm đề tài : GS.TS. LÂM MINH TRIẾT
Cơ quan chủ trì : VIỆN NƯỚC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Cơ quan quản lý : SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TPHCM
Thời gian thực hiện : 2/2008 – 9/2008
Kinh phí được duyệt : …………………………………………….
Kinh phí đã cấp : theo TB số: …… TB-SKHCN ngày /


2

1.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH BỨC XÚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ lưu vực hồ Dầu Tiếng đến ngã ba sông Đồng
Nai có tổng chiều dài khoảng 280km đi qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và
Tp. HCM. Nguồn nước sông Sài Gòn có vai trò quan trọng đối với việc cung
cấp nước sinh hoạt và công nghiệp cho thành phố Hồ Chí Minh với nhà máy
nước Tân Hiệp công suất 300.000 m
3
/ngđ và nguồn nước cấp của hai tỉnh Tây
Ninh và Bình Dương. Sông Sài Gòn còn được sử dụng cho tưới tiêu, nuôi trồng
thủy sản, giao thông thủy, hoạt động du lịch với cảnh quan đô thị ven sông.
Sông Sài Gòn đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các loại nước thải sinh hoạt,
công nghiệp, một phần chất thải rắn, chất thải nguy hại ( từ hoạt động nông

nghiệp chứa dư lượ
ng phân bón, thuốc trừ sâu ) … đã và đang làm gia tăng
mức độ ô nhiễm trên sông Sài Gòn.
Chất lượng nước sông Sài Gòn diễn biến phức tạp, một số chỉ tiêu cơ bản
vượt nhiều lần so với quy định. Thời gian qua, sự kiện cá chết hàng loạt trên
đầu nguồn sông Sài Gòn có nguyên nhân trực tiếp từ ô nhiễm đến mức độc hại
gây chết cá.
Ô nhiễm nước sông Sài Gòn đặc biệt xuất hiện dạ
ng ô nhiễm của Mn,Fe,
NH
3
,độ đục, coliform … làm giảm chất lượng nước nguồn gây khó khăn cho
việc xử lý nước cấp của nhà máy nước Tân Hiệp. Báo cáo của Tổng công ty Sài
Gòn cho thấy tình hình ô nhiễm nước sông Sài Gòn ngày càng gia tăng đến
mức báo động. Các số liệu quan trắc chất lượng nước ở thượng và hạ nguồn
sông Sài Gòn cho thấy các chỉ tiêu về độ đục, mangan tăng 4 – 7 lần so với
năm 2005, amonia tăng 10 lần, coliform có lúc tăng đến 50 lầ
n. Riêng trong 3
tháng (6, 7, 8) năm 2007 các chỉ tiêu trên tiếp tục tăng gấp đôi so với cùng kỳ
năm 2006.
Diễn biến ngày càng xấu về chất lượng nước sông Sài Gòn, đặc biệt tại
trạm bơm Hòa Phú – trạm bơm cấp 1 bơm nước thô phục vụ cho nhà máy nước
Tân Hiệp đang đe dọa nghiêm trọng cho hoạt động an toàn của nhà máy nước
Tân Hiệp và an toàn cấp nước cho thành phố. Trước tình hình đó, UBND
TpHCM vừa chỉ
đạo cho Sở Kế hoạch đầu tư không cấp phép cho các ngành
nghề có khả năng gây ô nhiễm sông Sài Gòn tại khu vực lấy nước thô của nhà
3

máy nước Tân Hiệp đồng thời chỉ đạo Sở TNMT phối hợp với Sở KHCN triển

khai đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát toàn diện về các nguồn gây ô nhiễm, tính
chất ô nhiễm trên toàn lưu vực sông Sài Gòn có ảnh hưởng đến vị trí thu nước
thô và đề xuất các giải pháp xử lý.
Một vấn đề quan trọng cần được quan tâm là mức độ nhiễm mặn trên sông
Sài Gòn, với xu thế ngày càng tăng lên của mự
c nước biển tòan cầu, với những
đợt triều cường mang tính lịch sử thì biên mặn sẽ ngày càng dịch chuyển về
phía thượng lưu sông Sài Gòn, đặc biệt trong mùa kiệt sẽ đe dọa trực tiếp đến
các nhà máy cấp nước khai thác nước sông Sài Gòn.
Với những điều bức xúc trên đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
tổng thể và khả thi bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn đảm bả
o an toàn cấp nước
cho thành phố” là hết sức cần thiết nhằm giải quyết vấn đề nóng bỏng trước
mắt về an toàn chất lượng nước sông Sài Gòn cho mục đích cấp nước và lâu dài
hướng đến sự phát triển bền vững của lưu vực sông Sài Gòn và bảo tồn cảnh
quan đô thị ven sông.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất có cơ sở khoa học và thực t
ế các giải pháp tổng hợp và khả thi bảo
vệ nguồn nước sông Sài Gòn bảo đảm an toàn cấp nước cho thành phố.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Làm rõ hiện trạng và diễn biến ô nhiễm sông Sài Gòn (đến 5/2008 )với
các chỉ tiêu đặc trưng ảnh hường đến hoạt động của nhà máy nước Tân
Hiệp (phạm vi liên quan đến nhà máy nước);
2. Xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm đặc thù ảnh hưởng đến chấ
t
lượng nước sông Sài Gòn ;
3. Đề xuất có cơ sở khoa học các giải pháp bảo vệ nguồn nước sông Sài
Gòn phục vụ an toàn cho mục đích cấp nước và các mục đích khác ;

4. Đề xuất các giải pháp khả thi cải thiện và vận hành công nghệ xử lý bảo
4

đảm được công suất và hiệu quả xử lý của NMN Tân Hiệp;
5. Đề xuất các định hướng nghiên cứu của giai đoạn 2.
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Hiện trạng và diễn biến ô nhiễm sông Sài Gòn đến tháng 5/2008 (khoanh
vùng phạm vi liên quan đến nhà máy nước Tân Hiệp);
2. Tổng quan đánh giá nhận xét về các đề tài dự án bảo vệ nguồn nước sông
Sài Gòn (mục đích kế thừa những kết quả
đã nghiên cứu cần thiết phục vụ
đề tài);
3. Xác định có cơ sở khoa học và thực tiễn về nguyên nhân gây ô nhiễm đặc
thù ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Sài Gòn với mục đích cấp nước;
4. Nhiễm mặn nước sông Sài Gòn và đề xuất các giải pháp ngăn mặn;
5. Dự báo khả năng gia tăng ô nhiễm nước sông Sài Gòn và các biện pháp
trước mắt và lâu dài;
6.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp bách bảo vệ nguồn nước sông Sài
Gòn phục vụ an toàn cho cấp nước thành phố;
7. Hiện trạng hoạt động của NM nước lấy nước thô từ sông Sài Gòn – NMN
Tân Hiệp;
8. Đánh giá hiện trạng việc chấp hành Luật BVMT đối với các doanh nghiệp
trên lưu vực sông Sài Gòn và đề xuất giải pháp;
9. Nghiên cứu đề xuất về mặt kỹ thuậ
t và công nghệ bảo đảm hoạt động an
toàn cho NM nước Tân Hiệp;
10. Đánh giá ,so sánh về khả năng có thể thay thế nguồn nước thô cho NMN
Tân Hiệp.
5


1.4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Cách tiếp cận
• Cách tiếp cận tổng hợp: thường được áp dụng phổ biến trong các nghiên
cứu về môi trường và lưu vực sông liên quan đến điều kiện tự nhiên, KT-XH,
môi trường ,tài nguyên nước, các mối quan hệ lẫn nhau giữa đất – nước, hệ sinh
thái thủy vực trên lưu vực sông liên quan đến các địa phương trên lưu vực;
• Cách tiếp cận m
ục tiêu: nghiên cứu môi trường LVS dựa trên mục tiêu
thống nhất chung giữa các địa phương trên LV, giữ gìn và bảo vệ nguồn nước,
cảnh quan sông nước đặc trưng cho mục đích sử dụng chung lâu dài và ổn định.
Hài hòa những lợi ích của từng địa phương và giải quyết các bất đồng trong sử
dụng và bảo vệ nguồn nước;
• Tiếp cận cộng đồng với các bên có liên quan: bảo v
ệ nguồn nước sông SG
có liên quan đến các địa phương trên lưu vực (Tp.HCM, Tây Ninh, Bình
Dương), có thể có các lợi ích khác nhau và nhiệm vụ BVMT LVS khác nhau và
trong quá trình BV nguồn nước sông Sài Gòn cần có sự cam kết của mỗi địa
phương và thống nhất những nội dung cần thực hiện;
• Trong sự bảo vệ nguồn nước có sự tham gia của cộng đồng (người dân,
doanh nghiệp,đoàn thể …) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi cộ
ng đồng nhận
thức đầy đủ trách nhiệm của mình tham gia BV nguồn nước bằng những hành
động tự giác cụ thể và thiết thực.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài này là:
• Thu thập xử lý số liệu hiện có: thu thập số liệu từ các viện, trường, sở,
ngành,… liên quan đến lưu vực sông Sài Gòn, đặc điểm tự nhiên và quy luật
phát triển KT-XH
đồng thời thu thập xử lý và kế thừa các đề tài dự án, số liệu

nghiên cứu về sông Sài Gòn;
• Các mô hình dự báo diễn biến xâm nhập mặn, lan truyền ô nhiễm: đề tài sẽ
ứng dụng các mô hình toán để nghiên cứu và dự báo xâm nhập mặn và lan
6

truyền ô nhiễm trên sông Sài Gòn làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo
vệ nguồn nước sông Sài Gòn cho mục đích cấp nước;
• Phương pháp khảo sát, thu mẫu, phân tích đánh giá chất lượng nước, đất và
nước thải: được tiến hành theo các phương pháp tiêu chuẩn trong TCVN và
hướng dẫn của Bộ KHCN&MT trước đây đồng thời có tham khảo các phương
pháp Tiêu chuẩn của Mỹ;
• Phương pháp khảo sát thực địa: áp dụng để tiến hành xác định các nguồn
xả thải, hiện trạng tài nguyên môi trường trên lưu vực, hiện trạng công nghệ và
các giải pháp đang được áp dụng để xử lý nước tại NMN Tân Hiệp, …;
• Phương pháp hệ thông tin địa lý – GIS: được áp dụng để lưu trữ thông tin,
xử lý thông tin và thể hiện tập bản đồ số hóa về đặc điểm môi trường tự nhiên,
KT-XH. Các b
ản đồ được lập theo tỷ lệ 1:100.000 bằng các phần mềm chuyên
dụng: ARCVIEW, MAP-INFO, ARC-INFO kết hợp sử dụng các ảnh vệ tinh
Landsat do các cơ quan chuyên ngành cùng cấp và từ internet;
• Phương pháp điều tra: các phiếu điều tra sẽ được thiết kế nhằm thu thập
thông tin trực tiếp từ các nguồn thải (cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp). Các
phiếu này sẽ đánh giá đúng về hiện trạ
ng các nguồn thải trên lưu vực và các giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm do chủ nguồn thải áp dụng;
• Phương pháp đánh giá tác động môi trường: các tác động do lan truyền
chất ô nhiễm đến chất lượng nước sông Sài Gòn sẽ được dự báo và đánh giá dựa
trên các phương pháp lập bảng kiểm tra, ma trận, mô hình,…
• Phương pháp thực nghiệm: được áp dụng để nghiên cứu thực nghiệm cải
tiến quy trình công ngh

ệ xử lý nước tại nhà máy nước Tân Hiệp thích hợp trong
những trường diển biến chất lượng nước sông Sài Gòn ngày càng xấu.
1.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện: 2/2008 – 9/2008
Cơ quan quản lý : SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TPHCM
Cơ quan chủ trì : VIỆN NƯỚC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Chủ trì Đề tài : GS.TS. Lâm Minh Triết
7

Thư ký Đề tài : ThS. Lê Việt Thắng
1.5.1. Các cơ quan phối hợp chính
• Viện Nước và Công nghệ môi trường – WETI;
• Sở TNMT TPHCM – Chi cục bảo vệ môi trường;
• Sở TNMT Bình Dương;
• Sở TNMT Tây Ninh;
• Tổng công ty cấp nước Sài Gòn – NMN Tân Hiệp;
• Cục cảnh sát môi trường;
• Khoa MT & BHLĐ – ĐH Tôn Đức Thắng;
• Khoa MT – ĐH Bách Khoa;
• TT Hạt nhân TPHCM;
• Các phòng thí nghiệm :
- PTN Viện Môi trường &Tài nguyên;
- PNT VITTEP;
- PTN Viện QH Thủy lợ
i miền Nam.
- PTN Viện Nước & Công nghệ Môi trường ( Weti )
1.5.2. Danh sách tham gia chính
TT Họ và Tên Học vị Ngành chuyên môn Đơn vị công tác
1 Lê Việt Thắng ThS.NCS Kỹ thuật MT ĐH TĐT
2 Nguyễn Đình Tuấn PGS.TS Kỹ thuật MT

CCBVMT TpHCM
3 Nguyễn Thị Vân Hà Th.S Quản lý MT ĐH BK
4 Nguyễn Thanh Hùng Th.S Kỹ thuật MT Viện MT&TN
5 Nguyễn Kiên Chính - TT Hạt Nhân
6 Phạm Đức Nghĩa Th.S Thủy lợi
Viện Thủy lợi
miền Nam
7
Nguyễn Thị Thanh
Mỹ
Th.S NCS
Sử dụng &bảo vệ tài
nguyên môi trường
Viện MT&TN
8 Nguyễn Phước Dân PGS.TS Kỹ thuật MT ĐH BK
9 Lê Hoàng Minh Th.S Kinh tế MT Cục CSMT
8

10 Nguyễn Hoàng Th.S Kỹ thuật MT STNMT Tây Ninh
11 Nguyễn Thị Hạnh Th.S Kỹ thuật MT
STNMT Bình
Dương
12 Nguyễn Chương Th.S Cấp thoát nước Tổng
CTy CN SG
13 Bùi Thanh Giang KS Cấp thoát nước NMN Tân Hiệp
14 Đoàn Thị Ngọc Linh CN Kỹ thuật MT Weti

9

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LƯU
VỰC SÔNG SÀI GÒN

2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN
2.1.1. Vị trí
Sông Sài Gòn khởi nguồn từ các suối và rạch ở biên giới Việt Nam -
Campuchia (vùng đồi núi huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, có độ cao trên 200
m), chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí
Minh rồi hợp lưu với sông Đồng Nai tại Nam Cát Lái (ngã ba Đèn Đỏ), sau đó
đổ ra sông Nhà Bè.
Về vị trí địa lý, sông Sài Gòn nằm trong khoảng từ 10
0
40’ đến 12
0
00’ vĩ
độ Bắc và từ 106
0
10’ đến 106
0
40’ kinh độ Đông.
2.1.2. Ranh giới và diện tích lưu vực
Lưu vực sông Sài Gòn được xác định dựa trên con sông Sài Gòn là một
nhánh sông đổ về nhánh chính sông Đồng Nai. Diện tích lưu vực sông Sài Gòn
trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 4.500 km
2
(có tài liệu ghi 4.710 km
2
), bao gồm
một phần đất của tỉnh Tây Ninh, một phần đất của tỉnh Bình Dương, một phần

đất của tỉnh Bình Phước và một phần lớn đất của thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3. Đặc điểm sông ngòi
Tổng chiều dài dòng chính của sông Sài Gòn khoảng 280 km. Dòng chảy
hàng năm của sông Sài Gòn đổ vào sông Đồng Nai là 2,96 tỷ m
3
. Ở thượng lưu
sông có công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) với dung tích 1,45 tỷ
m
3
, diện tích mặt nước 27.000 ha. Phía hạ lưu là nơi tập trung nhiều cảng, khu
công nghiệp, khu dân cư…. Thượng lưu sông tương đối hẹp, đến hồ Dầu Tiếng
10

sông mở rộng 100 m và chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua Thủ Dầu
Một (tỉnh Bình Dương) đến thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 200 km và
chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Bề rộng của sông Sài Gòn tại
thành phố Hồ Chí Minh thay đổi từ 225 m đến 370 m và độ sâu tới 20 m.
Lưu lượng nước bình quân của sông là 85 m/s, lòng dẫn hẹp nhưng sâu,
ít khu chứa. Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, lưu lượng trung bình khoảng 54
m
3
/s, các chi lưu chính của sông như :
– Sông Thị Tính: giới hạn phụ lưu ở Bến Cát, Thuận An (tỉnh Bình
Dương);
– Tống Lê Chân: giới hạn phụ lưu ở Tân Châu (tỉnh Tây Ninh), Bến Cát
(tỉnh Bình Dương);
– Cầu Dây: giới hạn phụ lưu ở Tân Châu, Dương Minh Châu (tỉnh Tây
Ninh).
Phía thượng nguồn là hồ Dầu Tiếng xây dựng tháng 4/1981 và bắt đầu vận
hành năm 1985. Hồ có diện tích l

ưu vực khoảng 2700 km
2
trong đó phần trên
lãnh thổ Campuchia là 316 km
2
. Diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình
thường là 270 km
2
và 110 km
2
ứng với mực nước chết. Chất lượng nước sông
Sài Gòn chịu ảnh hưởng của điều tiết nước từ hồ Dầu Tiếng ở thượng nguồn và
ảnh hưởng triều ở hạ nguồn nên diễn biến khá phức tạp.
2.1.4. Đặc điểm địa hình – địa mạo
Trong lưu vực này có đủ các dạng địa hình: địa hình đồi núi, địa hình đồi,
địa hình dốc thoải, địa hình chuyển tiếp giữa vùng đồi gò và bưng trũng và địa
hình đồng bằng. Đặc trưng địa hình như sau :
• Hướng dốc bắc-nam; đông-tây và tây-đông;
• Dạng đồi gò: tập trung ở phía bắc, 50-100m (Bà Đen 900m), 25%;
• Dạng bằng, cao xen đồng bằng hẹp: tập trung ở trung lưu, 10-50m,
55%;
• Dạng trũng thấp : nằm ven sông Sài Gòn, 0,5-10m, 20%.
11

2.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất trong lưu vực này gồm 5 nhóm đất chính :
• Đất xám : 264.208 ha (50,06%)
• Đất đỏ vàng : 81.214 ha (17,85%)
• Đất phèn : 18.559 ha (4,08%)
• Đất phù sa : 14.937 ha (3,28%)

• Đất dốc tụ : 12.131 ha (2,66%)
2.1.6. Đặc điểm khí hậu – khí tượng
Lưu vực sông Sài Gòn bao gồm vùng đất của 4 tỉnh/thành phố nên mang
tính chất khí hậu của của 4 tỉnh/thành phố (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước
và Tp.HCM).
Nhiệt độ
• Trung bình năm : 25-270c, t
ăng từ bắc-nam
• Trung bình cao nhất : 28-290c (IV-V)
• Trung bình thấp nhất: 24-260c (XII-I)
Mưa
• Trung bình năm (TSN): 1930 mm
• Mùa mưa : V-XI (85-90%); cao nhất tháng IX,X
• Mùa khô : XII-IV (15%); thấp nhất tháng I,II
2.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN LƯU VỰC
2.2.1. Các đơn vị hành chính trong lưu vực sông Sài Gòn
Lưu vực sông Sài Gòn bao gồm 02 (hai) huyện thuộc tỉnh Tây Ninh, 05
(năm) huyện thuộc tỉnh Bình Dương, một huyện thuộc Bình Phước và 17 (mười
bảy) quận huy
ện thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 2.1 liệt kê các đơn vị
12

hành chính cùng với diện tích của từng đơn vị này trong vùng lưu vực sông Sài
Gòn.
Bảng 2-1 Các đơn vị hành chính trong lưu vực sông Sài Gòn
Tỉnh Quận-HuyệnDiện tích (km
2
)
TX. Thủ Dầu Một 87,88
Bến Cát

588,37
Dĩ An 60,30
Thuận An 84,26
Bình Dương
Dầu Tiếng 719,84
Bình Phước
Lộc Ninh 1240,50
Quận 1 7,73
Quận 2 49,74
Quận 3 4,92
Quận 4 4,18
Quận 5 4,27
Quận 6 7,19
Quận 7 35,69
Quận 10 5,72
Quận 11 5,14
Quận 12 52,78
Q. Bình Thạnh 20,76
Q. Gò Vấp 19,74
Q. Phú Nhuận 4,88
Q. Tân Bình 38,45
H. Củ Chi 434,5.
H. Hóc Môn 109,18
Tp Hồ Chí Minh
Thủ Đức 47.76
Dương Minh Châu 606,46
Tây Ninh
Tân Châu 956,75
Tổng số 5196,99
13


2.2.2. Điều kiện phát triển kinh tế của vùng
1. Các chỉ số phát triển chung
Trong năm 2007, tình hình KT-XH của 03 tỉnh/thành trên lưu vực có
nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng và phát triển khá trên nhiều lĩnh vực.
Các chỉ tiêu chủ yếu đạt được trong năm 2007 cụ thể như sau :
Bảng 2.2. Thống kê các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2007
Tỉnh/thành Chỉ tiêu Đơn vị
TP.HCM Bình
Dương
Tây Ninh
GDP tỷ đồng 228.795 85.875,2 14.962.836
GDP bình quân đầu người triệu
đồng
- 21 -
Cơ cấu kinh tế
Công nghiệp % 46,4 64,4 29,10
dịch vụ %. 52,5 29,2 39,11
nông lâm nghiệp % 1,1 6,4 36,79
Giá trị sản xuất công nghiệp tỉ đồng 106.159 65.878 9.774.876
Giá trị dịch vụ tỉ đồng 120.028 17.604,8 4.310.778
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy
sản
tỉ đồng 2.608 2.392,4 9.881.302
Kim ngạch xuất khẩu triệu
USD
- 5.060,2 488,3
Thu hút đầu tư nước ngoài triệu
USD
- 2322 98,94

Thu ngân sách tỉ đồng 83.435 7.633,94 3.023.472
Chi ngân sách tỉ đồng - 2.925,047 2.895.597

Nguồn : Sở TNMT 03 tỉnh/thành trên lưu vực
14

2. Khái quát hiện trạng phát triển công nghiệp
a. Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2007, công nghiệp thành phố trong những tháng đầu năm vẫn tồn tại
những khó khăn của năm trước đối với một số ngành như: ngành thực phẩm đồ
uống tăng chậm do việc quy hoạch lại các đơn vị sản xuất rượu bia, việc ký kết
hợp đồng xuất khẩu sữa gặp khó khă
n, xuất khẩu thuỷ sản sụt giảm bởi các áp
đặt hàng rào kỹ thuật, ngành may gặp khó khăn ở thị trường Mỹ, ngành da giày
bị kiện phá giá ở thị trường châu Âu, giá cả tăng làm giảm sức cạnh tranh.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt được 341.521 tỷ đồng, tăng 13,6% so với
năm 2006. Trong đó, khu vực nhà nước 18.832 tỷ đồng, chiếm 5,5%; khu vực
dân doanh 130.162 tỷ đồng, chiếm 38,1% khu v
ực có vốn đầu tư nước ngoài
130.544 tỷ đồng, chiếm 38,2%. Các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng
cao là: sản xuất ô tô, thiết bị điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử, nhựa,…
Các khu công nghiệp : Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2008 toàn thành
phố đã có 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp được thành lập thu hút 1.131
dự án đầu tư còn hiệu lực với t
ổng vốn đầu tư đăng ký là 4,076 tỷ USD, trong
đó đầu tư nước ngoài 463 dự án, vốn đầu tư là 2,437 tỷ USD; đầu tư trong nước
668 dự án, vốn đầu tư là 24.587,68 tỷ đồng, tương đương 1,639 tỷ USD. Hiện
nay, có tổng cộng 927 dự án trong nước và nước ngoài đang hoạt động với tổng
vốn đầu tư đăng ký là 2,879 tỷ USD và tổng số lao động 255.203 người, trong
đó, lao động n

ữ là 163.201 người, chiếm tỷ lệ 65%. Danh sách các KCN/KCX
tại thành phố được trình bày trong bảng 2.3 và 2.4.
Bảng 2.3. Các KCX/KCN đã đi vào hoạt động tại TPHCM
Số
TT

Tên khu
công nghiệp
Giai
đoạn
Quận
Huyện
Tổng
Diện tích
(ha)
1 Tân Thuận 7 300,00
2 Linh Trung 1 62,00
3 Linh Trung 2
Thủ Đức
61,70
15

4 Bình Chiểu Thủ Đức 27,34
1 177,80
5 Tân Tạo
Mở rộng
Bình Tân
204,50
1 Bình Tân 203,00
6 Vĩnh Lộc

Mở rộng Bình Chánh 56,00
7 Hiệp Phước 1 Nhà Bè 332,00
1 Tân Phú 110,00
8 Tân Bình
Mở rộng Bình Tân 24,10
9 Tân Thới Hiệp 12 29,40
10 Lê Minh Xuân Bình Chánh 100,00
11 Tây Bắc Củ Chi 1 Củ Chi 207,00
1 42,58
12 Cát Lái II
2
2
69,07
Tổng cộng 2.006,49
Nguồn: Chi cục BVMT TPHCM, 6/2008

Bảng 2.4. Các KCN đã có chủ trương thành lập, đang triển khai tại TPHCM
Số
TT
Tên khu
công nghiệp
Giai
đoạn
Quận
Huyện
Tổng
Diện tích (ha)
1 Phong Phú Bình Chánh 148,40
2 Tân Phú Trung Củ Chi 543,00
3 Tây Bắc Củ Chi Mở rộng Củ Chi 173,00

4 Phú Hữu 9 162,00
5 Hiệp Phước Giai đoạn 2 Nhà Bè 630,00
6 Khu công nghệ cao 9 913,16
Tổng Cộng 2.569,56
Nguồn: Chi cục BVMT TPHCM, 6/2008
Như vậy, hiện tại trên địa bàn thành phố có 11 KCN là Tân Thuận, Linh
Trung 1, Linh Trung 2, Bình Chiểu, Tân Bình, Tân Thới Hiệp, Tây Bắc Củ
Chi, Cát Lái II, Tân Phú Trung, Phú Hữu, Khu công nghệ cao nằm trong lưu
vực sông Sài Gòn với tổng diện tích 2.631,18 ha.

×