Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

báo cáo đánh giá hiện trạng và đề xuất phương hướng, các biện pháp đẩy mạnh sự phát triển ứng dụng robot ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 86 trang )



ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ











BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, CÁC BIỆN PHÁP
ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG ROBOT
Ở VIỆT NAM














HÀ NỘI – TP HỒ CHÍ MINH
5/2010

2
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG
HƯỚNG, CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN
ỨNG DỤNG ROBOT Ở VIỆT NAM

NỘI DUNG

Mở đầu
I. Phân tích đánh giá hiện trạng
II. Nhu cầu và triển vọng
III. Phƣơng hƣớng phát triển ứng dụng robot ở Việt Nam
IV. Các biện pháp khả thi
V. Đề xuất mô hình và biện pháp mang tính chất trọng điểm để thúc đẩy
hoạt động nghiên cứu và ứng dụng robot trong giai đoạn 2011 - 2015














3
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG
HƯỚNG, CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN ỨNG
DỤNG ROBOT Ở VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

Báo cáo đánh giá hiện trạng và đề xuất phƣơng hƣớng, các biên pháp
đẩy mạnh sự phát triển ứng dụng robot ở ta, gồm 4 nội dung sau:
1. Phân tích đánh giá hiện trạng
2. Nhu cầu và triển vọng
3. Phƣơng hƣớng phát triển ứng dụng robot ở Việt Nam
4. Các biện pháp khả thi
5. Đề xuất mô hình và biện pháp mang tính chất trọng điểm để thúc đẩy
hoạt động nghiên cứu và ứng dụng robot trong giai đoạn 2011 - 2015
Các nội dung 1, 2 và 5 đƣợc xây dựng chủ yếu trên cơ sở các báo cáo
chuyên đề kết quả khảo sát ở khu vực Phía Nam, ở khu vực Miền Trung (do
PGS.TS. Lê Hoài Quốc chủ trì) và ở khu vực Phía Bắc (do GS.TSKH.
Nguyễn Thiện Phúc chủ trì).
Các nội dung 3 và 4 do GS.TSKH. Nguyễn Thiện Phúc chủ biên.










4
I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

Robot đƣợc áp dụng nói chung ở hầu hết các ngành công nghiệp, nhƣng
chủ yếu là trong các ngành chế tạo thiết bị, sản xuất phụ tùng, dây chuyền lắp
ráp. Vì thế cần thiết tìm hiểu, khảo sát các ngành công nghiệp nhƣ ngành cơ
khí, ngành điện tử, ngành công nghệ thông tin và ngành cơ điện tử. Đó là
những ngành liên quan nhất đến sự phát triển robot ở trong nƣớc.
Qua quá trình khảo sát tình hình liên quan đến robot ở một số cơ sở sản
xuất kinh doanh và một số ngành sản xuất nói trên, các đoàn khảo sát đã có
nhận định nhƣ sau:
Ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, có ba nguồn cung cấp
robot cho các lĩnh vực sử dụng khác nhau.
o Nguồn nhập khẩu nguyên chiếc từ các công ty chế tạo ở nƣớc
ngoài. Đây là nguồn chiếm số lƣợng cao nhất, ta có thể bắt gặp ở các
công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (công ty Fujitsu – KCN Biên Hòa II,
Công ty Showa – KCN Amata, ) hay công ty có ý định trang bị quy mô,
chính quy các dây chuyền tự động có robot (Công ty VinaSamsung –
KCN Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM, Công ty Intel, Khu CNC TP.
HCM, ). Các robot nhập có giá thành cao nên chỉ gặp ở các doanh
nghiệp lớn. Đã có nhiều doanh nghiệp làm đại lý, dịch vụ cung cấp, bảo
trì robot của các hãng chế tạo nổi tiếng trên thế giới cũng nhƣ ở Đông Á.
Nhánh Robotics của công ty đa quốc gia ABB đã đặt văn phòng ở Việt
Nam nhằm bắt đầu các công tác tiếp thị, đào tạo chuẩn bị cho sự phát
triển của ngành robot ở Việt nam.
o Nguồn cung cấp thứ hai là sử dụng robot đã qua sử dụng thu gom
từ các nhà máy ở nƣớc ngoài. Ý tƣởng này xuất phát từ giá bán các robot
đƣợc thãi ra sau quá trình sử dụng ở các nƣớc phát triển rất thấp nhƣng
còn có thể sử dụng đƣợc sau khi tân trang, phục hồi. Một số Việt kiều ở


5
các nƣớc có tiếp cận với nguồn cung cấp đã đặt quan hệ với trong nƣớc
nhằm phát triển các sản phẩm này.
o Nguồn cung cấp thứ ba là các đề tài/dự án nghiên cứu ứng dụng
khoa học, những sản phẩm đặt hàng cho các nhà khoa học kỹ thuật, các
đơn vị nghiên cứu, sản xuất trong nƣớc. Nhóm này rất đa dạng về chủng
loại, nhiệm vụ. Các đề tài nghiên cứu này có thể xuất phát từ yêu cầu
thực tế nhƣ robot crane cho Truyền hình Việt nam hay robot xếp kính
cho nhà máy của Viglacera hay các dạng robot an ninh. Có các đề tài
nghiên cứu công nghệ mới nhằm đón đầu phát triển hay cho đào tạo và
có những đề tài nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh quá trình sản xuất, chế tạo robot
trong nƣớc nhƣ các sản phẩm của chƣơng trình robot hay tự động hóa
của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm robot lấy sản phẩm nhựa, robot
hàn Đây chính là nguồn cung cấp chính các robot nội địa cho sản xuất,
hiện nay chƣa có một doanh nghiệp chế tạo cũng nhƣ lắp ráp robot cho
thị trƣờng trong nƣớc.
Qua khảo sát một số công ty ở khu vực miền Trung trong hầu hết các lĩnh
vực sản xuất, qua tìm hiểu các nhà cung cấp thiết bị cho công nghiệp, cũng
nhƣ thông qua các thông tin nhận đƣợc từ đồng nghiệp và các cán bộ kỹ thuật
ở các nhà máy sản xuất. Nhìn một cách tổng quát, ta có thể khẳng định rằng
hiện nay chƣa có một cơ sở sản xuất nào ở khu vực miền Trung đã ứng dụng
Robot công nghiệp trong sản xuất, chỉ riêng tại Nhà máy bia Dung Quốc -
Quảng Ngãi có sử dụng robot gắp chai tự động. Tuy nhiên, đứng về một khía
cạnh nào đó xem xét Robot nhƣ một tay máy điều khiển tự động, thì các tay
máy này đã ứng dụng nhiều trong các công đoạn của các lĩnh vực sản xuất
đặc biệt là các dây chuyền sản xuất sử dụng công nghệ PLC và CNC, nhƣng
mức độ linh hoạt của tay máy kiểu này còn thấp.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở đào tạo Đại học và Cao đẳng đã đƣa Robot
công nghiệp vào giảng dạy. Trƣờng Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng đã
đƣa môn học Robot công nghiệp vào giảng dạy từ năm 1995, năm 2000 đã


6
trang bị một hệ thống CIM trong đó có Robot công nghiệp cung cấp phôi liệu
và lấy sản phẩm từ các máy gia công CNC. Kể từ năm 2002 Đài truyền hình
Việt Nam phát động cuộc thi Robocon do ABU tổ chức, phong trào nghiên
cứu khoa học về Robot và chế tạo Robot tham gia cuộc thi trong sinh viên
ngày càng mạnh lên. Nhiều mô hình Robot do sinh viên nghiên cứu và chế tạo
đạt đƣợc những kết quả nhất định, tuy nhiên mới đạt đƣợc về mặt ý tƣởng
sáng tạo và còn hạn chế nhiều về công nghệ chế tạo Robot. Để áp dụng vào
thực tế thì cần phải đầu tƣ nhiều và cần xét đến nhiều khía cạnh khác nhau,
trong đó đóng vai trò quan trọng là nhu cầu sử dụng cần thiết của các ngành
sản xuất trong công nghiệp.
Tại Việt nam, việc sử dụng robot cũng đã đƣợc ghi nhận khá nhiều trong
các nhà máy do nƣớc ngoài đầu tƣ và rải rác ở một số doanh nghiệp trong
nƣớc. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm khoa học kỹ thuật và công
nghiệp, ngoài bản thân là một đơn vị sản xuất lớn của Việt nam, thành phố
còn cung cấp thiết bị, dịch vụ và nhân sự cho các khu công nghiệp của các
tỉnh phía nam, đặc biệt là ở các tỉnh phụ cận nhƣ Đồng nai, Bình dƣơng, Tây
ninh, Long an, Bà rịa Vũng tàu, đang là một trung tâm nghiên cứu và ứng
dụng robot. Ở Việt nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, có ba
nguồn cung cấp robot cho các lĩnh vực sử dụng khác nhau.
Nguồn cung cấp đầu tiên là nhập khẩu nguyên chiếc từ các công ty chế
tạo ở nƣớc ngoài. Trƣờng hợp này chiếm số lƣợng cao nhất, gặp ở các công ty
có vốn dầu tƣ nƣớc ngoài hay công ty có ý định trang bị quy mô, chính quy
các dây chuyền tự động có robot. Các robot nhập có giá thành cao nên chỉ gặp
ở các doanh nghiệp lớn. Đã có nhiều doanh nghiệp làm đại lý, dịch vụ cung
cấp, bảo trì robot của các hãng chế tạo nổi tiếng trên thế giới cũng nhƣ ở
Đông Á. Nhánh Robotics của công ty đa quốc gia ABB đã đặt văn phòng ở
Việt nam nhằm bắt đầu các công tác tiếp thị, đào tạo chuẩn bị cho sự phát
triển của ngành robot ở Việt nam.


7
Nguồn cung cấp thứ hai là sử dụng robot đã qua sử dụng thu gom từ
các nhà máy ở nƣớc ngoài. Ý tƣởng này xuất phát từ giá bán các robot đƣợc
thãi ra sau quá trình sử dụng ở các nƣớc phát triển rất thấp nhƣng còn có thể
sử dụng đƣợc sau khi tân trang, phục hồi. Một số Việt kiều ở các nƣớc có tiếp
cận với nguồn cung cấp đã đặt quan hệ với trong nƣớc nhằm phát triển các
sản phẩm này. Nếu các máy CNC đã qua sử dụng đƣợc chào đón và phát huy
tác dụng ở các doanh nghiệp chế tạo cơ khí vừa và nhỏ, các robot cũ đƣợc sử
dụng rất ít trong các doanh nghiệp. Có hai lý do để các robot đã qua sử dụng
này không đƣợc sử dụng phổ biến: thị trƣờng robot bé và chọn lọc hơn máy
công cụ; đội ngũ bảo dƣỡng, dịch vụ chƣa phát triển làm việc sử dụng chúng
kém hiệu quả. Có thể thấy đây là một nguồn cung cấp tiềm năng, cho phép
nâng cao hiệu quả sản xuất ở những ngành nghề mũi nhọn (nhƣ chúng ta đã
làm đƣợc với công nghệ khuôn mẫu) với giá thành thấp khi chúng ta khắc
phục yếu kém này bằng cách đầu tƣ, nâng cao năng lực của công nghệ robot
trong nƣớc. Việc sử dụng các robot đã qua sử dụng chính là tập dƣợt cho các
doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ khi thấy đƣợc hiệu quả.
Nguồn cung cấp thứ ba là các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học,
những sản phẩm đặt hàng cho các nhà khoa học kỹ thuật, các đơn vị nghiên
cứu, sản xuất trong nƣớc. Nhóm này rất đa dạng về chủng loại, nhiệm vụ. Các
đề tài nghiên cứu này có thể xuất phát từ yêu cầu thực tế nhƣ robot crane cho
Truyền hình Việt nam hay robot xếp kính cho nhà máy của Viglacera hay các
dạng robot an ninh. Có các đề tài nghiên cứu công nghệ mới nhằm đón đầu
phát triển hay cho đào tạo và có những đề tài nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh quá trình
sản xuất, chế tạo robot trong nƣớc nhƣ các sản phẩm của chƣơng trình robot
hay tự động hóa của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm robot lấy sản phẩm
nhựa, robot hàn Đây chính là nguồn cung cấp chính các robot nội địa cho
sản xuất, hiện nay chƣa có một doanh nghiệp chế tạo cũng nhƣ lắp ráp robot
cho thị trƣờng trong nƣớc. Các nhóm nghiên cứu này không có trang bị cũng


8
nhƣ đầu tƣ bài bản, dài hơi cho sản xuất robot làm cho các sản phẩm này chỉ
dừng ở mức nghiên cứu hay đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt.
Cũng nhƣ ở khu vực Miền Trung, ở phía Nam và phía Bắc tình trạng
đầu tƣ trang bị robot còn lác đác chỉ dùng chủ yếu cho giảng dạy và dùng thử
nghiệm ở một vài công đoạn sản xuất nhƣ ở phân xƣởng hàn. Tuy nhiên,
tƣơng tự nhƣ ở một số nƣớc khác trong dây chuyền lắp ráp xe máy đang có
nhu cầu lớn tổ chức thành dây chuyền lắp ráp có sử dụng robot, nhwgn cần có
sự tác động của Nhà nƣớc cho toàn ngành này.
+ Trong giai đoạn các năm 2001 – 2005 trên toàn quốc có không ít hơn
67 công ty vào ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy và
năm cao nhất lắp ráp 2,2 triệu xe máy các loại. Theo số liệu tháng 9/2005 tổng
kinh phí đầu tƣ là 9.000 tỷ đồng VN, trong đó các công ty trong nƣớc chiếm
3.200 tỷ đồng.
Các dây chyền lắp ráp xe máy của 4 công ty do nƣớc ngoài đầu tƣ nhƣ
VMEP, Honda, Yamaha và Suzuki là tƣơng đối hiện đại.
+ VMEP đạt mức 70% phụ tùng nội địa hóa cho động cơ và năm 2004
đã xuất khẩu 18.000 động cơ. Năm 2005 Honđa đã bắt đầu cơ sở dây chuyền
sản xuất động cơ xe máy. Năm 2006 Yamaha đã đầu tƣ một nhà máy mới sản
xuất hộp số bánh răng và xylanh động cơ xe máy để xuất sang Nhật.
+ Từ năm 1996, nhà máy sản xuất phụ tùng và động cơ xe gắn máy của
Công ty Sufat ở Hƣng Yên có nhiều dây chuyền lắp ráp động cơ 250.000
chiếc/năm và dây chuyền lắp ráp xe máy 170.000xe/năm
Có nhiều công ty TNHH cũng có dây chuyền lắp ráp xe máy với quy
mô nhỏ từ các phụ kiện chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và
Thái Lan. Các công ty này chủ yếu ở Hà Nội, Hƣng Yên, Hải Phòng, Đồng
Nai, Bình Dƣơng và Tp Hồ Chí Minh.
+ Tổng công ty công nghệ ô tô Việt Nam đã xây dựng dây chuyền công
nghệ chế tạo và lắp ráp xe khách chất lƣợng cao phù hợp với điều kiện Việt

Nam. Công trình đã đoạt giải nhì Vifotec – 2004.

9
+ Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)
đã bắt đầu xây dựng nhà máy ô tô hiện đại nhất Việt Nam tại Thanh Hoá với
vốn đầu tƣ lên đến 30 triệu USD.
+ Công ty cơ khí Cổ Loa có dây chuyền sản xuất và lắp ráp hộp số ô tô.
Dây chuyền có 8 nguyên công lắp ráp hộp số ô tô. Loại hộp số ô tô nặng
khoảng 85kg.
+ Năm 2007, công ty đóng tài Bạch Đằng đã khởi công xây dựng nhà
máy lắp ráp động cơ tàu thuỷ Mitsubishi đã lắp ráp 2 loại động cơ với kinh
phí khoảng 26 tỷ đồng VN.
+ Công ty Vikyno là công ty TNHH một thành viên Máy nông nghiệp
Miền Nam thuộc Tổng công ty Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) là nơi
sản xuất và lắp ráp động cơ diesel công suất từ 5HP đến 3OHP theo công
nghệ của Kubota (Nhật Bản). Hiện nay đang sản xuất động cơ diesel RV165-
2 với kích cỡ 800 x 500 x480mm và nặng 135kg. Công ty này đang tiếp cận
một phƣơng thức tổ chức sản xuất tiên tiến FMS (Flexible Manufacturing
System)

PHÁC HỌA HÌNH ẢNH THỊ TRƯỜNG ROBOT VIỆT NAM

* Ứng dụng robot Công nghiệp ô tô (Automotive Industry)
- Các xí nghiệp sản xuất và lắp ráp
(Assembler and producer enterprise)
- Chế tạo phụ tùng ô tô (Automobile parts maker):

10





Một vài số liệu ứng dụng robot trong công nghiệp ô tô
* Trên 20 robot đƣợc lắp đặt trong dây chuyền sản xuất ô tô ở VAMA motor,
Ford, Kumbo
* Các khâu chủ yêu đƣợc sử dụng robot: Hàn và sơn
* Dây chuyền lắp ráp ô tô tải dùng robot ở Bỉm Sơn của VEAM đang đƣợc
lắp ráp.
* Dự báo trong giai đoạn 2 có thể đạt 1 triệu chiếc/năm (tƣơng tự nhƣ ở Thái
Lan) và sẽ sử dụng 2100 robot trong công nghiệp sản xuất ô tô

11


* Ứng dụng robot trong Công nghiệp xe máy
( Motocycle Industry)
- Các xí nghiệp sản xuất và lắp ráp
Assembler and producer enterprise
- Công nghiệp phụ trợ
(Supportimg Industry)



12

* Ứng dụng robot trong công nghiệp nhựa (Plastic industry)
Các hình ảnh bên cạnh là dây chuyền ép nhựa sản xuất phụ tùng ô tô xe
máy của Honda Việt Nam và Công ty nhựa Hà Nội.





* Ứng dụng robot trong công nghiệp thực phẩm và nước giải khát (Food
and beverage industry)
Hình ảnh bên là phân xƣởng chiết chai tại nhà máy bia Hà Nội và ảnh
dƣới là robot bốc xếp chai

13




* Robot trong hệ thống thiết bị đào tạo Training equipment
Hình ảnh ở dƣới là phòng thí nghiệm CIM ở ĐHKT Thái Nguyên,
ĐHBK – HN và ĐHSP Kỹ thuật Hƣng Yên.

14





* Ứng dụng robot trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (Consumer
goods industry)

15

Phục hồi chi tiết máy bằng hàn

Phục hồi chi tiết lớn bằng phun phủ



Kim khí Thăng Long







16
II. NHU CẦU VÀ TRIỂN VỌNG

1. Ngành công nghiệp ô tô xe máy và nhu cầu dùng robot
1.1. Đánh giá ngành công nghiệp xe máy ở ta
1.1.1. Phân tích thị trường xe máy ở ta
Hiện nay trên thị trƣờng có 2 loại xe máy:
Scooter là loại bánh nhỏ, điều khiển tay ga đang đƣợc cho là hợp với
thị hiếu của nhiều ngƣời tiêu dùng ở đô thị. Loại xe này đƣợc nhập ngoại theo
dạng CBU (completed bcuilt unit) và lắp ráp ở Việt Nam. Giá tiền bán khoảng
trên 1000USD đến 2000 USD.
Loại thứ 2 là xe máy “sang số” (gear motocycle) hầu hết đƣợc sản xuất
và lắp ráp trong nƣớc, tỷ lệ nội địa hóa cũng cao. Các hãng sản xuất thƣờng
cải tiến, thay đổi thiết kế để khách hàng có nhiều khả năng chọn lựa. Giá tiền
bán từ vài ba trăm đến hơn 1000 USD và giá khá chênh lệch giữa sản phẩm
của công ty trong nƣớc và công ty liên doanh.
Sơ đồ sản xuất xe máy ở Việt Nam có thể mô tả trên hình sau:
Hình 1. Sơ đồ sản xuất xe máy ở Việt Nam











Điều tra
thị trƣờng
Nguồn
nhân lực
Máy móc
thiết bị
Ngƣời sử dụng
khai thác
Nhập khẩu

Nguyên
vật liệu
Khuôn cối,
phụ tùng
Sản xuất
tại chỗ
Nghiên cứu
thiết kế, thử
nghiệm

Tiếp thị
phân phối

Công nghiệp
Sản xuất xe máy

17
Bảng 1. Cơ cấu giá thành và lợi nhuận tính trung bình trên sản phẩm
(Đơn vị: %)

Nhóm công ty
Nhật Bản
Nhóm công ty
Đài Loan
Nhóm Công ty
Trung quốc và
VN
Nghiên cứu và
phát triển
8
5
3
Sản xuất phụ tùng
54
64
77
Lắp ráp và thử
nghiệm
7
7
3
Tiếp thị và dịch
vụ buôn bán

10
8
6
Bảo dƣỡng
1
1
-
Hoạt động xã hội
2
-
-
Đóng góp vào
ngâng sách quốc
gia
8
7
6
Lợi nhuận
10
8
5

Nhƣ thế, qua phân tích thị trƣờng xe máy ở ta, có thể đi đến các nhận
xét sau:
1. Công nghiệp sản xuất phụ tùng ở ta có vai trò quyết định đến ngành
công nghiệp xe máy nói chung. Nó chiếm đến khoảng 70% trong cơ
cấu giá thành. Công nghiệp này đều do các công ty trong nƣớc đảm
nhiệm. Các cơ quan nhà nƣớc lại không có chủ định nào trong việc tổ
chức, hỗ trợ cho hệ thống này phát huy sức mạnh cộng đồng, mà để họ


18
bƣơn chải đơn lẻ và phải phụ thuộc quá nhiều vào các công ty nƣớc
ngoài.
2. Vấn đề nghiên cứu và phát triển đối với khu vực công nghiệp sản xuất
phụ tùng hầu nhƣ chƣa đặt ra, mặc dầu nó ý nghĩa quan trọng trong
việc làm chủ công nghệ sản xuất xe máy, kể cả hiện nay và trong tƣơng
lai. Nhƣ trong bảng 1 về cơ cấu giá thành, cũng thấy nƣớc nào đầu tƣ
cho R&D cao hơn thì lợi nhuận cũng cao hơn.
1.1.2. Về vấn đề nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm
Nhƣ đã nêu trong bảng trên hiệu quả của các công việc “khảo sát thị
trƣờng, nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm chiếm một phần không nhỏ trong
cơ cấu giá thành.
Các công ty liên doanh thƣờng căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công
ty mẹ (headquarter) và vào kết quả khảo sát thị trƣờng bản địa để đƣa ra các
loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
Các công ty nội địa lại thƣờng chọn giải pháp cải tiến hoặc bắt chƣớc
những mẫu xe máy nổi tiếng trên thị trƣờng. Nhƣng việc này cũng có phần
hạn chế vì lo ngại sẽ vi phạm bản quyền. Còn hầu hết nhƣ các công ty này
không có ý định tự tổ chức ra bộ phận nghiên cứu R&D của mình. Có thể là
do hạn chế vốn liếng, nhƣng nguyên nhân chủ yếu là chƣa thấu hiểu rằng đầu
tƣ vào đây mới tạo ra “chiến lƣợc cạnh tranh” hiệu quả cho công ty của mình.
1.1.3. Nhận xét
Phân tích các số liệu và các biểu đồ dƣới đây có thể đi đến các nhận xét
sau:
1. Giao thông ở nƣớc ta gắn bó rất nhiều với xe máy. Số lƣợng xe máy
tăng trƣởng hàng năm và đến năm 2020 là năm phấn đấu trở thành
nƣớc công nghiệp thì “xe máy” vẫn là phƣơng tiện giao thông tiêu biểu.
Bởi thế vấn đề “xe máy” không thể không đƣợc quan tâm đặc biệt ở ta.
2. Tuy là một đất nƣớc có tỷ lệ sử dụng xe máy cao nhất, nhƣng xe máy
chủ yếu lại là nhập ngoại. Nếu trƣớc đây “nhập nguyên chiếc” là chính,


19
thì bƣớc tiến hiện này là “nhập linh kiện” để lắp ráp trong nƣớc là chủ
yếu. Ngoài những quyết sách về kinh doanh, cần có chiến lƣợc đầu tƣ
khoa học công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh trong lắp ráp phải
đƣợc đặt ra nhƣ một nhiệm vụ hàng đầu của công nghiệp xe máy ở
nƣớc ta.
3. Trong những năm tiếp theo để đáp ứng nhu cầu thƣờng xuyên và nâng
cao về phƣơng tiện giao thông tiêu biểu này Việt Nam cần làm chủ
công nghệ sản xuất xe máy hiện đai. Muốn thế cần đầu tƣ chiến lƣợc về
khoa học công nghệ cho các ngành kỹ thuật liên quan. Trong đó có vấn
đề về tự động hóa sản xuất, bao gồm việc tự động hóa kho tàng, vận
chuyển trong xƣởng sản xuất.
4. Các xí nghiệp sản xuất phụ tùng xe máy có mặt ở nhiều nơi trên đất
nƣớc, tuy chỉ ở quanh các khu vực có cơ sở lắp ráp xe máy và đều
chuyên môn hóa, nhƣng thực tế đã hình thành một hệ thống trong nƣớc
cung cấp phụ tùng cho các cơ sở lắp ráp xe máy. Hệ thống đó không
những có nhiệm vụ đảm bảo phụ tùng xe máy cho các cơ sở lắp ráp, mà
còn trách nhiệm hiện thực chủ trƣơng “nội địa hóa” là từng bƣớc làm
chủ công nghệ sản xuất xe máy. Vì thế vai trò tác động của nhà nƣớc,
trƣớc hết là của các cơ quan quản lý khoa học của nhà nƣớc nên thể
hiện sự chủ động có tính chiến lƣợc của mình.
5. Nên nhanh chóng hình thành trung tâm nghiên cứu và phát triển
(R&D) về xe máy. Đối với một công ty riêng lẻ thì có thể tổ chức ra
một trung tâm nhƣ thế là quá sức, nhƣng đối với cả hiệp hội xe máy thì
hết sức cần thiết và hoàn toàn khả thi, nếu tính tới việc huy động lực
lƣợng đông đảo cán bộ khoa học.
6. Trong số các lĩnh vực khoa học công nghệ có thể tác động hiệu quả cho
sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng xe mày là áp dụng
công nghệ tự động sản xuất linh họat. Trong đó có các nội dung quan

trọng nhƣ môđun hóa, robot hóa, tự động hóa xuất nhập kho và vận

20
chuyển trong xí nghiệp. Trƣớc mắt phấn đấu nâng cao trình độ công
nghệ để có thể cung cấp cho cơ sở sản xuất các sản phẩm dạng từng
cụm nhƣ những môđun hợp thành xe máy.
7. Nhiều vấn đề khoa học đã đƣợc nghiên cứu thành công trong nƣớc cần
đƣợc tổ chức vận dụng cho ngành công nghiệp xe máy. Ví dụ nhƣ áp
dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao độ bền bề mặt chi tiết xe máy,
công nghệ hiện đại thiết kế, chế tạo khuôn cối v.v. Đó cũng là những
vấn đề khoa học kỹ thuật có thể tác động thiết thực cho công nghiệp
sản xuất phụ tùng xe máy hiện nay ở ta.
8. Một chuyên đề khoa học công nghệ đang hết sức hấp dẫn ngành công
nghiệp ô tô, chắc chắn đến lúc sẽ thu hút cả ngành công nghiệp xe máy.
Đó là chuyện xe lai (hybrid) lúc chạy xăng, lúc chạy điện. Vì thế,
không những đƣa lại lợi ích lớn về môi trƣờng mà lƣợng xăng tiết kiệm
đƣợc (trung bình từ 10 lít/100km xuống còn 3 lít/100km) là rất lớn,kéo
theo nhiều hiệu quả kinh tế - xã hôi khác. Để khai thác đƣợc ý tƣởng áp
dụng hệ thống lai (hybrid system) cho xe máy, trƣớc hết là phải làm sao
cho bản thân xe tự động giám sát đƣợc hoạt động của động cơ nói riêng
và của toàn bộ xe máy nói chung để tự động ra quyết định lúc nào thì
chuyển sang chạy điện từ nguồn ắcquy chính do động cơ xăng có lúc đã
nạp điện cho nó trong quá trình chạy xe.
1.2. Nhu cầu sử dụng robot
Công nghiệp xe máy Việt Nam
* 54 nhà sản xuất xe máy trong nƣớc, đáp ứng 97% nhu cầu nội địa
* Ƣu thế của thị trƣờng trong nƣớc
- Tổng đầu tƣ của nƣớc ngoài trên 400 triệu USD
- Mức nội địa hóa: 80 – 90%
- Tổng sản lƣợng năm 2007: 2 triệu chiếc

(theo kế hoạch năm 2008: 2,5 triệu chiếc
* Tăng cƣờng đầu tƣ của nƣớc ngoài trong các năm 2007 - 2009

21
- Honda: 60 triệu USD, mở rộng sản xuất lên mức 1,5 triệu chiếc/năm
- Yamaha: Đầu tƣ thêm nhà máy mới 45 triệu USD nâng mức sản
lƣợng lên 1 triệu chiếc/năm
- Piaggio: 30 triệu USD, xây dựng nhà máy 50.000 chiếc/năm, mức nội
địa hóa 50 – 60%.

Dây chuyền sản xuất Vespa LX 125

Công nghiệp phụ tùng xe máy Việt Nam
* Hợp tác với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã hình thành và phát triển tốt ngành
công nghiệp sản xuất phụ tùng cho mô tô xe máy ở trong nƣớc
* Cung cấp 80 – 90% phụ tùng cho công nghiệp sản xuất lắp ráp mô tô xe
máy
* Xuất khẩu trong năm 2005 đạt mức 70 triệu USD

22
* Hình thành 3 nhóm công nghiệp phụ trợ xe máy:
- Nhóm kim khí: đáp ứng gần 100% yêu cầu trong nƣớc
- Nhóm chất dẻo – cao su: đáp ứng đủ 100% yêu cầu nội địa, ngoài ra
còn xuất khẩu
- Nhóm điện – điện tử: đáp ứng khoảng 60 – 70% nhu cầu trong nƣớc
và có một số mặt hàng xuất khẩu
Nhu cầu về robot trong công nghiệp xe máy (tính cho mức sản lƣợng
2,5 triệu xe máy/năm)
Công việc
Số robot cần có

Số robot sử dụng
Hàn hồ quang
300
215
Sơn phủ
100
4
Đúc khuôn
50

Gia công/ uốn ép
50
-
Làm đồ nhựa/ cao su
50
-
Lắp ráp
50
-
Tổng
600
219

Từ các số liệu trên đây có thể nhận xét rằng trong thời gian những năm
sắp tới công nghiệp ô tô, xe máy của Việt Nam sẽ phải đƣợc quan tâm đặc
biệt. Vấn đề về dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và nhất là chế tạo
phụ tùng trong nƣớc phải là công nghiệp đƣợc hiện đại hóa.
Muốn vậy chúng ta cần đầu tƣ chiến lƣợc về khoa học công nghệ cho
các ngành kỹ thuật liên quan. Trong đó có vấn đề về công nghệ tự động sản
xuất linh hoạt mà hạt nhân của nó là vấn đề robot hóa. Ngày nay việc ứng

dụng robot không phải chỉ để tiết kiệm chi phí lao động mà đã trở thành
phƣơng tiện rất hiệu quả để đạt thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trƣờng quốc

23
tế. Phƣơng tiện đó phải đƣợc ngành công nghiệp ô tô, xe máy nắm vững và
phát huy kịp thời.



Robot hàn khung xe

24


1.3. Đầu tư cho công nghiệp xe máy Việt Nam
* Yamaha:
Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã tiến hành tổ chức lễ khởi công
xây dựng nhà máy sản xuất xe gắn máy số 2 tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà
Nội.
Nhà máy mới này có tổng diện tích 15ha, với tổng vốn đầu tƣ
43.065.000 USD, thuộc dự án mở rộng của Công ty Yamaha Motor Việt
Nam. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2008 và khi đi vào
hoạt động sẽ nâng công suất sản xuất xe máy của Yamaha Việt Nam lên 1,5
triệu xe/năm (nhà máy hiện nay của Yamaha tại Trung Giã - Sóc Sơn ( Hà
Nội ) có công suất tối đa đạt 700.000 xe.

25

Nhà máy Yamaha Motor Việt Nam


* Honda:
Tên công ty: Công ty Honda Việt Nam
Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa
Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và
Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.
Giấy phép đầu tƣ: Số 1521/ GP ngày 22 tháng 3 năm 1996: Sản xuất
lắp ráp xe máy. Đến ngày 15 tháng 3 năm 2005, Công ty Honda Việt Nam
nhận đƣợc Giấy phép đầu tƣ điều chỉnh số 1521/GPĐC, bổ sung chức năng
sản xuất lắp ráp ô tô.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và lắp ráp xe máy và phụ tùng xe
máy nhãn hiệu Honda; Sản xuất và lắp ráp ô tô dƣới 9 chỗ ngồi.
Vốn pháp định: 62.900.000 USD (theo Giấy phép Đầu tƣ)
Vốn đầu tƣ: 209.252.000 USD (theo Giấy phép Đầu tƣ)

×