Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN: DUY TRÌ SĨ SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.04 KB, 5 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH
Người viết: NGUYỄN THỊ QUỐC ÁI
Trường: TIỂU HỌC “A” CẦN ĐĂNG
A. Lí do chọn đề tài:
- Duy trì sĩ số là một công tác không kém phần quan trọng trong giảng
dạy nhất là các khối lớp một, hai, ở bậc tiểu học.
- Nếu vắng học hay đi học gián đoạn hoặc bỏ học sẽ ảnh hưởng lớn đến
chất lượng học tập của học sinh. Từ đó công tác phổ cập giáo dục cũng
không hoàn thành, dẫn đến cuộc sống văn minh xã hội không tốt. Vì vậy
là giáo viên đứng lớp tôi quyết tâm đưa công tác duy trì sĩ số lên hàng
đầu và qua nhiều năm thực hiện tôi đã thành công.
B. Phần nội dung:
I. Cơ sở lí luận:
Thầy giáo, cô giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn
hóa, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của con người mới.
Ngoài nhiệm vụ truyền thụ kiến thức cho học sinh, người giáo viên còn
có nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm,
biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện học tập, đạo đức. Để thực
hiện điều này giáo viên phải có thái độ tổ chức, điều khiển quá trình dạy
học, giáo dục phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm lý của từng đối
tượng.
Muốn công tác duy trì sĩ số thành công thì hoạt động của người giáo
viên phải mang tính nghệ thuật có tính sáng tạo, khéo léo đối với từng
học sinh, từng hoàn cảnh, phong cách giáo viên khi trình bày một vấn
đề đó phải có tính khoa học tạo được sự thu hút và thuyết phục mọi
người. Để cho học sinh mình trở thành một học sinh ngoan có tinh thần
học tập chuyên cần, thì trước hết người giáo viên biết đưa tập thể lớp
mình thành lớp tiên tiến, một tập thể giàu lòng nhân ái, biết yêu thương,
giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt.
II. Thực trạng của vấn đề:
- Trong công tác dạy và chủ nhiệm nhiều năm qua bản thân nhận thấy,


trong những năm gần đây tệ nạn xã hội bộc phát ngày càng nhiều dẫn
đến đạo đức của một số học sinh ngày càng sa sút. Việc học của một số
không ít học sinh giảm sút và dẫn đến bỏ học nhiều. Trong khi đó nhu
cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao. Vấn đề duy trì sĩ số là một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của các em. Do
đó tôi luôn đặt vấn đề này ngay ở đầu năm học khi mới nhận học sinh
vào.
- Trường học xây dựng sát dưới dốc cầu đường lộ lớn, xe cộ qua lại đông
đúc nên tai nạn cũng dễ xảy ra, đồng thời xã có nhiều dân tộc, hộ nghèo,
cận nghèo, ngưỡng nghèo còn đông, đa số gia đình cha mẹ đi làm ăn xa
trẻ phải sống với ông, bà lớn tuổi. Vì thế việc đến trường của trẻ cũng
không liên tục, thiếu sự quan tâm lúc trẻ đến trường cũng như ra về, thời
gian đầu tư cho trẻ học tập cũng hạn chế, nhất là có quan niệm học lớp
Một không sao năm nay học không được thì học tiếp những năm sau.
Từ đó dẫn đến kết quả học tập yếu kém, trẻ sinh ra nản học, vắng mặt
ngày càng nhiều rồi bỏ học giữa chừng. Ngoài ra còn một nguyên nhân
khá phổ biến là tình trạng nghiện và trốn học để chơi game, lướt web,
truy cập Internet. Chính vì vậy mà việc duy trì sĩ số hằng ngày trên lớp
là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục – đào tạo đặc biệt là giai
đoạn thực hiện phổ cập giáo dục hiện nay.
- Qua nhiều năm thực hiện tôi xin nêu ra một số biện pháp nhỏ của mình
áp dụng đã thành công.
III. Các biện pháp giải quyết:
- Vào đầu năm học khi nhận trẻ vào lớp, bản thân tôi trao đổi trực tiếp với
phụ huynh tìm hiểu về hoàn cảnh, cuộc sống của từng gia đình học sinh,
tính tình của mỗi trẻ. Khi tiếp xúc tôi hòa nhã nhẹ nhàng, khen và động
viên từng đối tượng sau mỗi hành vi mà học sinh làm được, kịp thời
trong mỗi tiết học cũng như sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần. Đưa ra
nhiều tiêu chí thi đua cộng với giải thưởng cho tổ, cho cá nhân để kích
thích hứng thú học sinh cùng học, cùng chơi, phân công kiểm tra chéo

lẫn nhau giữa các bạn cùng đường đi – cùng xóm – gần nhà. Từ đó bắt
thông tin kịp thời với phụ huynh khi trẻ không đến lớp cũng như lí do
vắng mặt. Trong các cuộc Đại hội phụ huynh học sinh đầu năm, họp
mặt giữa kì, cuối kì. Giáo viên đưa công tác duy trì sĩ số lên hàng đầu
rồi phân tích rõ cho các bậc cha, mẹ hiểu rõ những quyền lợi và tác hại
của việc học sinh đi học đều và không đều. Từ đó tạo nên mối quan hệ
chặt chẽ giữa giáo viên cộng tác với phụ huynh cùng thực hiện. Mỗi khi
có học sinh vắng thì có thông tin đến ngay hoặc giáo viên đến nhà để
nắm thực trạng. Đồng thời ngăn chặn sự bỏ học của các em kịp thời.
Đặc biệt vào cá giai đoạn nghỉ lễ, Tết, giữa kì đa số trẻ sẽ bị lười đến
lớp học lại, cha mẹ bận đi làm, ông, bà thì già ít quan tâm vì thế thời
điểm này công tác duy trì sĩ số của giáo viên phải hết sức chú trọng.
Tóm lại sự quan tâm thường xuyên của giáo viên chính là một biện pháp
tinh thần hết sức quan trọng, để hạn chế được tình trạng bỏ học của các
em một cách tốt hơn.
* Những việc làm cụ thể:
1. Tổ chức điều tra, nắm hoàn cảnh của từng học sinh.
Ghi lí lịch đầu năm: Ghi rõ họ và tên học sinh, họ và tên cha, mẹ,
nghề nghiệp (cha, mẹ), nơi ở, hoàn cảnh gia đình. Tìm hiểu thêm gia
đình có mấy người, anh, chị của trẻ làm gì. Năm học trước trẻ học ra sao
(Mẫu giáo trẻ có năng động hay không, tính tình thế nào), đạt thành tích
gì.
• Cụ thể năm qua:
Đầu năm học có 30 em, đa số là học sinh có cha mẹ đi làm ăn xa như
thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương; hai em thì mồ côi cha lẫn mẹ
sống với ngoại mà gia đình ngoại lại nghèo rất khó khăn, bản thân
của học sinh đó lại bị nhiễm HIV đang theo dõi; ba em thì cha mẹ
thôi nhau mỗi người có cuộc sống riêng khác để con cho nội, ngoại
nuôi nên thiếu sự quan tâm chăm sóc. Tôi đã nắm bắt tình hình cụ
thể ngay đầu năm nên kịp thời tìm ra giải pháp vận động mạnh

thường quân hỗ trợ giúp đỡ cho những đối tượng này. Việc làm trên
giúp tôi hoàn thành được công tác duy trì sĩ số ở cuối năm đồng thời
nâng cao hiệu quả giảng dạy – giáo dục tốt hơn.
2. Làm công tác quan hệ với gia đình và xã hội:
- Liên lạc thường xuyên với phụ huynh để phụ huynh nắm được thời
khóa biểu, lịch học của lớp cũng như tìm hiểu thói quen, tích cách của
học sinh mình, một khi đã hiểu được học sinh thì giáo viên có nhiều
biện pháp hơn để giúp học sinh mình siêng năng trong học tập cũng như
duy trì tính chuyên cần của các em. Khi có học sinh bỏ học giáo viên
thông báo ngay với Ban Giám Hiệu trường đồng thời sắp xếp thời gian
trực tiếp gặp phụ huynh học sinh để trao đổi, tìm ra giải pháp phối hợp
để đưa trẻ trở lại lớp. Việc làm này giúp cho học sinh trở nên chuyên
cần và tích cực hơn trong học tập, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà
trường và gia đình có hiệu quả đáng kể. Đối với phụ huynh tích cực
quan tâm đến tình hình học của con em, thì sẽ tích cực ủng hộ cho nhà
trường về nhiều mặt hoạt động khác nữa, chứ không riêng cho giải pháp
duy trì sĩ số. Sự cộng tác giúp cho nhà trường nâng cao được hiệu quả
giáo dục và chất lượng học tập của học sinh, tạo được cơ sở vật chất
ngày càng khang trang.
- Trong các buổi họp phụ huynh tôi luôn lắng nghe và nắm bắt nguyện
vọng của phụ huynh. Thông báo các nội dung liên quan đến học tập của
học sinh, chú ý đến các em nghèo, khó khăn vận động mạnh thường
quân lớp ủng hộ, kiến nghị cấp trên tìm cách giúp đỡ cho các em đó
như: áo, quần, sách, vở, đồ dùng học tập. Tổ chức thăm hỏi các em có
gia đình khó khăn, không may. Tuy việc làm nhỏ bé nhưng có giá trị
tinh thần lớn lao đã giúp họ vượt qua dễ dàng, tạo được tình cảm gắn
bó, thương yêu đoàn kết trong lớp.
- Gửi phiếu liên lạc, báo cáo kết quả học tập và tính chuyên cần hàng
tháng cho phụ huynh. Nhân lại ý kiến của phụ huynh để thực hiện tốt
công tác duy trì sĩ số này.

- Hiện nay môi trường giáo dục đã có không ít trường hợp học sinh
thường xuyên trốn học chơi game, lướt web, truy cập Internet dẫn đến
việc học sa sút, mất sĩ số hằng ngày, không hiểu bài, chán nản bỏ học
giữa chừng. Để hạn chế những trường hợp đó tôi đã phân công các em
cùng đường đi – cùng xóm theo dõi các bạn để báo cáo kịp thời. Đồng
thời đề ra biện pháp phối hợp với lực lượng xã hội (địa phương) ngăn
chặn ngay để các em thường xuyên đi học hơn góp phần duy trì sĩ số tốt
hơn. Trong kế hoạch tháng, tuần tôi đều đề ra cách thực hiện thăm hỏi,
trao đổi với một vài phụ huynh có học sinh có biểu hiện không tốt trong
học tập, đạo đức để kịp ngăn ngừa các hành vi tiêu cực.
3. Vận động học sinh bỏ học ra lớp:
Khi có học sinh bỏ học tôi liền tìm hiểu rõ nguyên nhân, hoàn cảnh gia
đình, trực tiếp đến nhà vận động học sinh trở lại lớp. Trường hợp khó
khăn sẽ nhờ lực lượng địa phương can gián. Từ đó tìm ra giải pháp thích
hợp để trẻ sớm trở lại trường, trong quá trình vận động học sinh tôi luôn
quan tâm đến mối quan hệ bạn bè của các em.
4. Tổ chức cán bộ lớp:
Để lớp đi vào nề nếp sớm, đầu năm tôi xây dựng một đội ngũ cán bộ
lớp, chọn những em khá nhanh nhẹn, năng động, đầy đủ uy tín có nhiều
bạn yêu thích. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng em đó. Bên
cạnh phân công các em kiểm tra chéo lẫn nhau, thường xuyên báo cáo
với giáo viên về các thông tin cần thiết hàng ngày. Giáo viên công bố
khen ngợi – động viên kịp thời trong tiết học và chủ nhiệm lớp. Từ đó
phát huy được tính tích cực, chuyên cần của học sinh được tốt hơn. Vì
đây là một biện pháp không kém phần quan trọng trong công tác chủ
nhiệm, trong quá trình giáo dục, giảng dạy.
5. Thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp:
Trong giờ sinh hoạt lớp tôi chuẩn bị kĩ nội dung, phân tích những mặt
ưu điểm thì khen, nghiêm khắc với các khuyết điểm – động viên. Tuyên
dương hoặc động viên các em hạn chế để cùng vươn lên, khích lệ nhau

học tập, tạo cho học sinh có bầu không khí “vui mà học – học mà vui”.
Giúp học sinh thấy được sự ấm cúng tình thâm, như gia đình. Mỗi buổi
học tôi đều có mặt trước 15 – 20 phút tập cho học sinh truy bài đầu giờ,
trao đổi với cán bộ lớp về tình hình học tập của các em.
* Hàng tuần tôi đều sơ kết theo biểu mẫu sau:
STT
Họ và tên
HS
Đúng
nội quy
lớp
Vắng
không
phép, có
phép
Đi học
trễ
Không
thuộc
bài
Điểm
10
Điểm
dưới 5
6. Phối hợp với giáo viên chuyên:
Phối hợp với giáo viên chuyên để nắm được tình hình, thái độ học tập
của trẻ cũng như sĩ số trong các tiết đó (Thể dục, Mĩ thuật). Đồng thời
phát hiện nâng cao các em có năng khiếu, cá biệt, hỗ trợ nhau trong
công tác chủ nhiệm và duy trì sĩ số lớp.
7. Vận động giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn:

Vận động mạnh thường quân đóng góp áo quần, sách vở các em đã học
năm trước cho các em nghèo năm nay. Những việc làm này tuy bé nhỏ
nhưng có tinh thần rất cao là động lực lớn mạnh cho các em học tập.
Các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn kết tương
trợ cao.
8. Sự phối hợp với đội trực:
- Liên hệ phối hợp với đội cờ đỏ chấm điểm theo dõi học sinh đi trễ, trốn
học ở ngoài lớp, sát cánh với cán bộ nhà trường để quản lý trẻ. Từ đó
công tác duy trì sĩ số càng chặt chẽ hơn.
- Do vậy người giáo viên thực hiện tốt duy trì sĩ số cần vận dụng các biện
pháp phải khéo léo, đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ và khoa học. Biết
phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: “Nhà trường – Gia đình – Xã
hội”. Biết động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời.
IV. Kết quả đạt được:
- Năm học 2009 – 2010 sĩ số: 34 em, cuối năm 32 em, giảm 2 em, tỉ lệ:
5,9% (bỏ học).
- Năm học 2010 – 2011 sĩ số: 32 em, cuối năm 31 em, giảm 1 em, tỉ lệ:
3,1% (bỏ học).
- Năm học 2011 – 2012 sĩ số: 30 em, cuối năm 30 em, đạt tỉ lệ 100%.
 Năm học 2011 – 2012 lớp có 30 em, giảm 1em. Vì nhà xa, cha mẹ đi
làm ăn xa mang trẻ theo, tôi đã kịp thời cùng lực lượng xã hội (địa
phương) đến nhà vận động, cuối cùng để bé lại cho ông bà ngoại đưa
rước trẻ đi học. Cuối năm tôi đã hoàn thành tốt công tác duy trì sĩ số và
chất lượng học tập của học sinh đạt cao hơn.
- Phần lớn các em có ý thức ham học và xem lớp học như gia đình của
mình.
- Các em tự giác học, giữ lớp sạch đẹp, thương yêu tương trợ nhau.
- Kết quả học tập ngày càng cao, số học sinh bỏ học không còn nữa.
C. Kết luận:
- Từ những kinh nghiệm thực tế cho thấy: Việc quan tâm tìm hiểu đời

sống kinh tế của học sinh, công tác tuyên truyền vận động học sinh và
gia đình để con em được học tập cùng với sự quan tâm của nhà trường,
xã hội thì tình trạng học sinh bỏ học ở địa phương ngày càng được khắc
phục tốt.
- Trong công tác chủ nhiệm bản thân gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng
kinh nghiệm nhỏ của mình và tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề luôn
hòa đồng, gần gũi học sinh, nắm bắt tình hình học sinh, xử lý kịp thời.
Tạo được điều kiện giúp đỡ lẫn nhau của phụ huynh và học sinh – nhà
trường – địa phương nên tôi đã hoành thành tốt nhiệm vụ chủ nhiệm
đảm bảo sĩ số lớp trong những năm qua.
Trên đây là một vài biện pháp nhỏ về duy trì sĩ số lớp, tôi xin trao đổi và rất mong
được sự đóng góp của các đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt hơn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×