Công tác chủ nhiệm duy trì sĩ số đến cuối năm đạt 100%
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
DUY TRÌ SỈ SỐ ĐẾN CUỐI NĂM HỌC ĐẠT 100%
I- Đặt vấn đề:
“ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
khôn, chính là nhờ phần lớn công học tập của các em”
HỒ CHÍ MINH
Qua lời dạy của Bác Hồ cho chúng ta thấy rằng việc học tập của tất cả
các em học sinh rất cần thiết và quan trọng. Vừa là giáo viên dạy lớp , vừa
là giáo viên chủ nhiệm , tôi rất coi trọng việc duy trì sỉ số , không để học
sinh bỏ học giữa chừng
Nhiều năm trăn trở, suy nghĩ sử dụng nhiều biện pháp, phương pháp
nhằm hạn chế học sinh bỏ học dang dở. Trong các năm qua, tôi đã thực
hiện một số biện pháp khá thành công trong công tác chủ nhiệm duy trì sỉ
số , cuối năm 2008 – 2009 đạt 100%
Trong năm học này, tôi sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp đã thực hiện
và có bước cải tiến
II- Nội dung , biện pháp giải quyết:
1.Quá trình phát triển kinh nghiệm :
Trước đây , trong công tác giảng dạy tôi chưa thật sự coi trọng đến việc
duy trì sỉ số. Vì Chưa tìm hiểu rõ hoàn cảnh , cá tính của từng học sinh .
Thông thường học sinh bỏ học giữa chừng là con gia đình nghèo , thiếu
sự quan tâm của gia đình , các em mới lần đầu tiên vào trường có biểu hiện
sợ sệt , còn ham chơi chưa chịu học . Những học sinh có biểu hiện như trên
tôi thường sử dụng các biện pháp như : nhắc nhở , giáo dục , động viện ,
khuyến khích các em trong học tập , trong sinh hoạt , kết hợp với gia đình
để động viên các em cố gắng đi học đều . Biện pháp tôi nêu cũng có khi
chưa thực hiệu quả đối với lớp tôi dạy. Chưa tìm được biện pháp hữu hiệu
nào
Từ năm 2004 – 2005 đến nay tôi đã thực hiện các biện pháp sau :
- Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm , tìm hiểu hoàn cảnh từng học sinh ,
nhất là những học sinh thường nghĩ học không lý do . Liên hệ chặt chẽ với
gia đình và khóm (ấp) để tạo điều kiện cho các em đến lớp học đầy đủ.
- Theo dõi thường xuyên những em có biểu hiện suy giảm về học tập ,
nghĩ học một ngày là tôi đến gặp gia đình, động viên em đến lớp không để
em nghĩ học quá lâu.
- Vận dụng thích hợp các biện pháp dạy học đối với học sinh hay đi trễ
có biểu hiện sợ sệt , ít tập trung trong học tập , học yếu kém . Dù nghĩ một
ngày tôi cũng tìm hiểu nguyên nhân , động viên khích lệ , không dọa nạt ,
khắc khe mà từ tốn khuyên bảo.
- Những học sinh thường không thuộc bài và làm bài tập đầy đủ , thì tôi
bảo em thuộc bài đến kèm . Bởi vì những em này nếu không thuộc bài
nhiều lần sẽ mất căn bản đâm ra chán nản và có nguy cơ bỏ học. Không để
các em này nghỉ học , cần quan tâm nhiều hơn , nếu cần đến nhà gặp gia
đình trao đổi tìm hiều nguyên nhân và động viên em học bài , làm bài tập
đầy đủ , đi học đều , theo dõi đôn đốc việc học tập cho các em . Mạnh dạn
dạy chậm so với chương trình , dạy ít mà chắc , không chán nản khi em
chưa đạt kiến thức chuẩn . Cần kiên nhẫn hướng dẫn dạy bảo , không nóng
vội hay bực bội la mắng đối với những em này . Vì thường các em này hay
Trần Thanh Tú Trường Tiểu học Long Hưng
1
Công tác chủ nhiệm duy trì sĩ số đến cuối năm đạt 100%
mặc cảm , thích được khen dù là việc rất nhỏ . Nếu có thời gian nên trao
đổi trò chuyện , xem em như người gần gũi thân thương , dạy bảo em
thành người tốt , người có ích cho xã hội , cho đất nước , các em cố gắng
vươn lên trong học tập để đáp lại tình thương đó và không còn chán nản
nghĩ học .
- Trong cách đối xử càng thêm thận trọng hơn như lời nói phải trong
sáng , rõ ràng , không lắp lững hoặc khó nghe , nói lời hay, ăn mặc giản dị
gần gũi với ngành và học sinh , đầu tóc gọn gàng. Giáo viên chủ nhiệm cần
thể hiện tốt là một tấm gương cho học sinh noi theo.
- Trong công tác chủ nhiệm nếu trong nhà trường tổ chức lễ là tôi đăng
kí cho học sinh tham gia , bởi qua những trò chơi trong các buổi lễ giúp cho
các em vui tươi , phấn chấn , giảm bớt sự căng thẳng , đối với những em
rụt rè , nhút nhát . Thông qua các trò chơi các em mạnh dạn hơn , các em
cảm thấy thích đi học hơn là nghỉ học ở nhà .
VD: Ở lớp một nhà trường tổ chức trò chơi kéo co vào các ngày lễ hàng
năm . Những ngày này tôi đăng kí cho lớp tham gia , tạo không khí vui chơi
cho lớp .
- Cần thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh , trao đổi nói
chuyện để nắm rõ hoàn cảnh , về cá tính các em hơn . Từ đó đặt ra kế
hoạch , biện pháp nhằm ngăn ngừa , tránh tình trạng học sinh bỏ học giữa
chừng .
Qua những biện pháp thực hiện , lớp tôi phụ trách nhiều năm gần đây
đã chuyển biến khá rõ rệt về việc duy trì sỉ số đến cuối năm học , năm nào
cũng đạt 100% , không có trường hợp học sinh bỏ học giữa chừng . Nhưng
chất lượng học sinh lên lớp chưa cao lắm , cụ thể kết quả như sau:
Năm học 2004 – 2005 “ Đạt thành tích chống lưu ban , bỏ học ”,
không có học sinh bỏ học giữa chừng , năm học 2005 – 2006 DTSS đến
cuối năm học 100% , 2006 – 2007 DTSS đến cuối năm học đạt 100% ,
2007 – 2008 DTSS đến cuối năm học đạt 100% , 2008 – 2009 DTSS đến
cuối năm học đạt 100% , 2009 – 2010 đến cuối năm học không đạt . Vì gia
đình không cho em đi học , lí do sức khỏe quá yếu , nay đau , mai bệnh làm
đơn xin nghỉ học .
Theo tôi việc duy trì sỉ số đến cuối năm học không có học sinh bỏ học
giữa chừng là sự kết hợp giữa nhà trừơng – gia đình và xã hội. Trong đó kết
hợp tốt giữa nhà trường , gia đình và giáo viên trong việc duy trì sỉ số, mà
giáo viên giữ vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì sỉ số đến cuối năm
học. Là giáo viên chủ nhiệm , thì phải cố gắng học hỏi , tìm tòi và nghiên
cứu biện pháp mới và vận dụng sáng tạo, thích hợp với từng trường hợp cụ
thể , làm giảm đi học sinh bỏ học giữa chừng . Tìm hiểu rõ cá tính , đặc
điểm hoàn cảnh của học sinh ngay từ khi bắt đầu năm học, tìm các biện
pháp thích hợp để hạn chế việc học sinh bỏ học giữa chừng
2. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
Những năm 2004 trở về trước , năm học nào tôi cũng có hai em hoặc
ba em học sinh bỏ học giữa chừng , do chưa có những biện pháp khắc phục
nào phù hợp. Nhưng từ năm học 2004 – 2005 trở về đây lớp tôi phụ trách
không có học sinh bỏ học giữa chừng.
Kinh nghiệm tôi đạt được , tôi đem tâm sự với các bạn đồng nghiệp
trong khối, trường nhằm có thêm nhiều lớp không còn học sinh bỏ học giữa
chừng.
Trần Thanh Tú Trường Tiểu học Long Hưng
2
Công tác chủ nhiệm duy trì sĩ số đến cuối năm đạt 100%
Những kết quả tôi đạt được là do tôi nhớ câu “ Tất cả vì học sinh thân
yêu ”. Trong giảng dạy nhiều lúc các em làm tôi không hài lòng và khi đến
nhà vận động học sinh trở lại lớp học , phụ huynh các em có thái độ làm tôi
không được vui , nhưng tôi vẫn kiên trì , không nóng vội, biểu hiện thái độ
từ tốn , ôn hòa để thuyết phục . Bởi vì việc dạy học là lâu dài, không phải
một ngày , một bữa là xong như Bác thường dạy “ Vì lợi ích mười năm
trồng cây , Vì lợi ích trăm năm trồng người ”.
Ngoài ra kết quả tôi đạt được còn nhờ có sự giúp đỡ của ban giám hiệu
nhà trường và các thầy, cô giáo trong trường tôi đang công tác . Được đa
số phụ huynh học sinh giúp đỡ và quan tâm đến việc học tập của con em
mình , nên lớp tôi phụ trách không có học sinh bỏ học giữa chừng
Tuy nhiên , có khi giáo viên gặp khó khăn là học sinh nghỉ học , giáo
viên đến nhà vận động trở lại lớp học , phụ huynh không cho con đi học . Vì
sức khỏe học sinh quá yếu và xin năm sau học lại .
Bài học kinh nghiệm cho việc duy trì sỉ số như sau:
- Giáo viên chủ nhiệm phải có chuyên môn vững vàng , tác phong sư
phạm chững chạc . Có sự đầu tư vất vả để xây dựng kế hoạch duy trì sỉ số .
- Phải biết quí mến trẻ, không nóng vội , không xem nhẹ học sinh mà
phải biết quí trọng học sinh .
- Không tự cao , tự đại mà phải lắng nghe ý kiến , nguyện vọng của
học sinh và phụ huynh .
- Có tính kiên nhẫn , lòng vị tha , không cố chấp , biết cư xử đúng lúc ,
đúng nơi .
- Những yếu tố trên chính là mục tiêu ở việc xây dựng trường thân
thiện – học sinh tích cực .
- Phải thường xuyên tìm tòi học hỏi và có chọn lọc những điều tốt và
phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục . Vận dụng sáng tạo và phù hợp
các biện pháp đối với từng học sinh.
- Giáo viên rèn chữ đẹp cũng là một yếu tố thu hút phụ huynh và học
sinh trong học tập .
- Tham gia đầy đủ các hoạt động trong nhà trường , các hoạt động vui
chơi giúp các em cảm nhận niềm vui khi đến trường .
III- Kết luận:
Để đạt được thành công trong việc duy trì sỉ số. Ta cần phải nâng cao
tay nghề , nâng cao phẩm chất tác phong sư phạm , nhất là nâng cao về
mặt nhận thức , biết vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với tình hình
học sinh lớp mình chủ nhiệm , biết thu hút phụ huynh học sinh và tham gia
vào các hoạt động đoàn thể trong nhà trường . Sống trung thực , hòa nhã
với mọi người .
Đối với học sinh phải gần gũi , thương yêu quí trọng các em, không
nóng vội và phải công bằng trong nhận xét đánh giá xếp loại . Phải đối xử
tốt với tất cả các em học sinh.
Sử dụng đúng lúc , kịp thời các biện pháp với từng trường hợp cụ thể ,
lúc nghiêm khắc , lúc mềm dẻo . Không quá khắc khe , nóng vội mà phải
kiên nhẫn từ từ khuyên bảo , tránh trù dập .
Duy trì sỉ số còn là niềm tin vững chắc cho các em học sinh trong lớp .
Các em sẽ có tình bạn bền chặt , có nghĩa thầy trò tròn đầy là hành trang
quý báu cho các vào đời .
Trần Thanh Tú Trường Tiểu học Long Hưng
3