Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN Duy trì sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.72 KB, 6 trang )

PHÒNG GD CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A/ L ời nói đầu :
Tình trạng học sinh bỏ học và đi học không đều là một vấn đề đáng quan tâm hiện
nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo đang ban hành các văn bản chỉ đạo về các cuộc vận động.
Và các đơn vị chủ quản - Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục cũng có nhiều công văn hướng
dẫn nhà trường theo đó thực hiện nhằm giảm đến mức thấp nhất tình trạng học sinh bỏ
học.Việc đánh giá thực chất chất lượng (dạy thật - học thật) thật ra không khó nhưng cái
khó là làm thế nào để duy trì được sĩ số, để học sinh có sức học yếu kém có cơ hội vươn
lên và không bỏ học. Đó mới là con đường không đơn giản.
B/ lý do chọn đề tài:
Thấy được những khó khăn trong công tác phổ cập tiểu học đúng độ tuổi của xã
nhà. Trình độ dân trí ở địa phương còn thấp, phong trào xã hội hóa giáo dục chưa cao,
kết hợp cùng chất lượng học tập của học sinh có nhiều hạn chế ở những năm gần đây,
gây nhiều trở ngạy cho phong trào xã hội hóa giáo dục ở địa phương, ảnh hưởng đến kết
quả giáo dục toàn diện của đơn vị.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp, là người trong cuộc, tôi luôn nghĩ rằng:“Duy trì sĩ số
học sinh lớp chủ nhiệm” là góp phần quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng
mắc trên.
I/ Thực trạng:
Điểm trường Cây Dương A thuộc xã Long Điền là một xã vùng sâu, vùng xa đời
sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với điều kiện
tiến bộ xã hội hiện nay đặc biệt là giao thông nông thôn.
Thu nhập thấp, thừa lao động phải xa quê hương đi nơi khác làm thuê kiếm sống.
Sự nhận thức về việc học của một bộ phận nhân dân còn rất nhiều hạn chế, chưa
hưởng ứng tích cực cho phong trào giáo dục địa phương.
Từ những thực trạng trên, là nền tảng, là nguyên nhân khiến học sinh bỏ học giữa
chừng ngày càng tăng.
a)Thuận lợi.
- Là giáo viên địa phương tôi dễ dàng nắm được thông tin ,hoàn cảnh của từng


em.
- Trường học được xây dựng khang trang.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
- Đa số các em đều ngoan hiền.
- Các em có đầy đủ dụng cụ học tập.
- Học sinh là người địa phương, đồng đều về tuổi nên dễ hoà đồng.
b) Khó khăn:
- Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cha mẹ đi làm ăn xa, ít quan tâm đến
các con.
- Một số em chưa chủ động trong học tập.
- Là lớp đại trà nên có nhiều trình độ kiến thức khác nhau.
- Là học sinh yếu nên trong việc tiếp thu bài học còn hạn chế dẫn đến các em
thường chán nản, không ham học.
II/ Nhiệm vụ và giải pháp:
Đúc kết kinh nghiệm từ những năm học qua tôi thấy rằng: Để hạn chế và không
có học sinh của lớp bỏ học giữa chừng, là giáo viên chủ nhiệm lớp cần thực hiện và thực
hiện thường xuyên 10 giải pháp sau đây:
1/ Thay đổi phương pháp dạy học:
Tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt theo hướng đổi mới hiện nay.
Phát huy được tính tích cực của học sinh, sử dụng nhiều các phương pháp “ lấy
học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn”.
Các đối tượng có nguy cơ bỏ học được quan tâm nhiều hơn, phân công giao việc
phù hợp.
2/ Trò chơi học tập:
Để phát huy cao độ sự hứng thú , phải thường xuyên tổ chức các trò chơi thu hút
các em tham gia.Tổ chức trò chơi phải có hứng thú, thu hút học sinh tham gia không chỉ
để khởi động mà có nội dung giáo dục.
Giáo viên phải sưu tầm và tự phát huy các trò chơi mới lạ hấp dẫn học sinh để
làm sao các em nghĩ rằng “ ngày mai sẽ đi học để được tham gia trò chơi”.
3/ Động viên khen thưởng:

Khen thưởng, động viên phải kịp thời, đúng lúc, đúng nơi. Trong quá trình thực
hiện cũng chú ý đến mặt trái của nó, tránh sự ỉ lại của học sinh. Đó là một phương pháp
đặc biệt quan trọng trong giáo dục học sinh tiểu học.
Đối với học sinh yếu, học sinh có nguy cơ bỏ học, khen thưởng là món quà quý
giá mà các em được hưởng.
4/ Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh:
Tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học chịu ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình - nhà
trường và xã hội. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, giáo viên chủ nhiệm là người trực
tiếp nắm rõ nhất. Do đó khi biết được các em cần gì? Sẽ làm gì? Và làm như thế nào?
Để chọn phương pháp giáo dục để đáp ứng kịp thời cho các em. Ở đây cũng đặt nặng
phương pháp động viên, khen thưởng nhiều hơn để đánh giá chính xác vào tâm lý lứa
tuổi.
5/ Quy trách nhiệm, phân công giao việc cho các em có trách nhiệm trước tập
thể:
Đây cũng là một biện pháp cần thiết trong các biện pháp làm cho học sinh đến
trường thường xuyên. Cụ thể cho các em có trách nhiệm với tập thể như giữ phấn, bông
lao bảng, chìa khóa tủ đồ dùng hoặc làm tổ trưởng điều khiển trò chơi v.v…
Có việc làm ,có trách nhiệm trước tập thể vừa giáo dục đạo đức và cũng là một
điều kiện buộc các em phải đến lớp thường xuyên.
6/ Điều tra kết quả học tập hằng ngày:
Thường xuyên cập nhật kết quả học tập của các đối tượng này để có biện pháp
giáo dục giúp đỡ kịp thời và hợp lí.
Kết quả học tập cũng tác động nhiều đến nguy cơ bỏ học giữa chừng. Do đóù,
giáo viên phải thường xuyên theo dõi ,dùng các phương pháp động viên, giao việc phù
hợp với năng lực và hạn chế không thông báo kết quả học tập của đối tượng trước tập
thể.
7/ Hỗ trợ cơ sở vật chất, đồ dùng học tập:
Là chính sách được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện thường xuyên trong
những năm gần đây, có hiệu quả rất lớn nhằm hạn chế một phần học sinh bỏ học.
Việc làm này rất cần thiết vì học sinh vùng đặc biệt khó khăn còn cần sự hỗ trợ

vật chất, đồ dùng học tập.
Hỗ trợ cơ sở vật chất đồ dùng học tập cũng là món quà khích lệ tinh thần, tạo điều
kiện cho các em gắn bó hơn với trường với lớp.
8/ Tìm hiểu đến các đối tượng, thành phần có tác động liên quan đến học sinh
đó:
Là trực tiếp tìm hiểu ở bạn học, bạn chơi, bạn thân, … để biết được các nguyên
nhân để có biện pháp giúp đỡ hợp lý, kịp thời.
Thông qua các đối tượng này cũng giúp cho giáo viên thông báo gián tiếp những
điều giáo viên cần và sẽ làm để cho các em duy trì được tính chuyên cần trong học tập.
9/ Liên hệ gia đình – làm công tác chủ nhiệm:
Đây là một biện pháp quan trọng không thể thiếu. Biện pháp này giúp giáo viên
hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý và các nguyên nhân khiến học sinh
bỏ học.
Gia đình học sinh là cầu nối liền nhịp giúp giáo viên giáo dục học sinh đạt hiệu
quả.
Vì vậy, làm công tác chủ nhiệm là biện pháp được đặc lên hàng đầu và thực hiện
thường xuyên mới hiệu quả.
10/ Tìm hiểu môi trường sinh hoạt, học tập, vui chơi bằng sự kết hợp 3 môi
trường: Nhà trường – gia đình – xã hội:
Ngoài các biện pháp trên, việc kết hợp 3 môi trường giáo dục là việc cần thiết
được ngành đặt ra.
Hiệu quả của biện pháp này rất thiết thực giúp giáo viên biết rõ hơn về mọi mặt
của học sinh. Đồng thời cũng nhận được sự hỗ trợ đặc biệt cho quá trình giáo dục.
III/ Hiệu quả tác dụng của đề tài:
Sau khi vận dụng các biện pháp trên, hiệu quả mang lại rất khích lệ, cụ thể kết
quả duy trì sĩ số học sinh được thống kê trong những năm học gần đây như sau:
THỐNG KÊ DUY TRÌ HỌC SINH
Năm học Lớp dạy
Tổng số học sinh Tỷ lệ
duy trì

Ghi chú
Đầu năm Cuối năm
2008-2009 2 18 18 100%
2009-2010 2 23 20
Theo cha mẹ đi làm
ăn xa
2010-2011 2 28
30 100%
C/ PHẦN KẾT LUẬN CHUNG:
I/ Bài học kinh nghiệm:
“Duy trì só số học sinh lớp chủ nhiệm” kết hợp tính chuyên cần của học sinh
tác động tích cực đến chất lượng học tập của lớp.
Học sinh đi học đều, hạn chế bỏ học sẽ tiếp thu lượng kiến thức liên tục tránh
bò hỏng kiến thức và giúp giáo viên thực hiện tốt và thành công các tiết ôn tập kiến
thức cũ.
Từ kết quả của đề tài, là bài học quý báu cho bản thân giúp cho hoạt động
giảng dạy, giáo dục học sinh cho những năm tiếp sau.
Vì mục tiêu “Nâng cao trình độ dân trí – đào tạo nguồn nhân lực - bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước” mà Đảng và ngành giáo dục đặt ra.
“ Tất cả vì học sinh thân yêu ” …. luôn ở tâm trí tôi. Tôi sẽ cố gắng duy trì hiệu quả
đạt được nhằm góp phần nhỏ bé vào công cuộc trồng người cho đòa phương, cho đất
nước.
II/ Hướng hoạt động trong thời gian tới:
Tiếp tục duy trì những kinh nghiệm, thành quả đạt được.
Xây dựng các kế hoạch cụ thể để thực hiện thành công những kinh nghiệm có
được, góp phần duy trì só số học sinh cho đơn vò.
Qua những kinh nghiệm của bản thân đã nêu trên, tôi nghó sẽ còn nhiều kinh
nghiệm quý báu nữa. Mong được sự đóng góp, bổ sung nhiệt tình của đồng nghiệp.
Qua đó chúng ta sẽ được nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay và đạt hiệu quả tốt hơn
trong công tác giảng dạy ở những năm tới.


Người viết



×