Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

sản xuất thử và ứng dụng chiết xuất tảo spirulina báo cáo nghiệm thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 55 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TT KHOA HỌC TP & DDƯD

…………HÏI …………









BÁO CÁO NGHIỆM THU

SẢN XUẤT THỬ VÀ ỨNG DỤNG
DỊCH CHIẾT XUẤT TẢO SPIRULINA

CHỦ NHIỆM DỰ ÁN: TS.BS Nguyễn Thị Minh Kiều.











THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


THÁNG 10 NĂM 2009


TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
Dự án “Sản xuất thử và ứng dụng dịch chiết xuất tảo Spirulina” được tiến hành trên cơ sở
tham khảo kết quả đề tài nghiên cứu nước ngoài về công nghệ bổ sung tảo Spirulina làm thực
phẩm dinh dưỡng cho các đối tượng có tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Mục tiêu của dự án là hoàn thiện công nghệ chiết xuất dịch tảo giàu đạm, đưa dịch chiết xuất
tảo vào các sản ph
ẩm lỏng nhằm bổ sung đạm, nguyên liệu từ nguồn thực vật vào khẩu phần ăn
hàng ngày.
Nội dung dự án gồm 3 phần:
- Phần 1: Xây dựng tiêu chuẩn kỷ thuật của tảo bột Spirulina đưa vào sản xuất dịch chiết.
Dựa vào tiêu chuẩn kỷ thuật Việt Nam, tiêu chuẩn Codex của các dạng bột khô có hàm lượng
đạm cao, đồng thời tham khảo bảng phân tích thành phần tảo bộ
t của các nhà cung ứng, chúng
tôi xây dựng tiêu chuẩn kỷ thuật cho nguyên liệu tảo bột Spirulina, đây là cơ sở cho việc đánh
giá và chọn lựa nguồn nguyên liệu tảo bột trước khi đưa vào sản xuất.
- Phần 2: Hoàn thiện công nghệ sản xuất dịch chiết xuất tảo quy mô 200 lít/ ngày
Xác định công nghệ chiết xuất để thu hồi dịch chiết xuất tảo có thành phần đạm và hiệu suất
chiết ổn định
Bằng phương pháp enzyme, chúng tôi khảo sát chọn loại và xác định tỉ lệ enzyme phù hợp để
thu được dịch chiết xuất tảo Spirulina có hàm lượng đạm cao và ổn định nhất.
Kế đến, hoàn thiện công nghệ chiết xuất quy mô 200 lít/ngày, xây dựng tiêu chuẩn kỷ thuật
cho dịch chiết tảo và tính hạn sử dụng.
- Phần 3: Xây dựng công thức và công nghệ phối trộn sirô tảo đ
i từ dịch chiết xuất.
Vì dịch chiết xuất có mùi vị lợ tanh của nước biển khó uống, nên được phối hợp với nước
trái cây tự nhiên có vị chua để tạo ra sản phẩm sirô tảo trái cây.
Sản phẩm sirô tảo – tắc là sản phẩm được ưa thích nhất qua đánh giá hội đồng cảm quan và

được chọn là sản phẩm đưa ra thị trường theo kênh phân phối của công ty Katina – một công ty
đ
ang có kênh phân phối dòng sản phẩm sirô trái cây tự nhiên.
Thời gian bảo quản sản phẩm sirô tảo - tắc ở điều kiện nhiệt độ thường là sáu tháng.
Dự án đã tận dụng được nguồn nguyên liệu quý giàu đạm, giàu chất chống oxy hóa để tạo
một loại nước uống giải khát bổ dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và phòng ngừa
bệnh tật. Bằng trang thiết bị trong nước, tạo sản phẩm vừa có giá thành phù hợp với người Việt
Nam, vừa có chất lượng dinh dưỡng trong thị trường nước giải khát hiện nay.
Th
ế nhưng, do điều kiện nghiên cứu hạn chế nên hàm lượng chất chống oxy hóa chưa thể xác
định trong dịch chiết xuất.
Tóm lại, trên cơ sở dự án này, việc định hướng phát triển dòng nước giải khát chức năng có
lợi sức khỏe thay cho nước giải khát chỉ có đường và gas là điều cần thiết cho xã hội, góp phần
phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến ăn uống đang ngày càng gia tăng nh
ư tiểu đường, thừa
cân, béo phì…

I


ABSTRACT

The “Pilot and Applied production on Spirulina extract” project has been carried out according
to the results of foreign researches about Spirulina supplement process on food for nutritional
deficiency population.

The aim of the project is to complete the process of extracting high-protein Spirulina, apply it to
liquid productions in order to add high protein and vegetable material to daily intake.

The project consists of 3 sessions.

1. Session 1: Setting up technical standard for Spirulina powder to produce Spirulina
extract.
Based on Viet Nam technical standard; Codex Standard of high protein powders and the powder
composition table of suppliers, we built a technical standard for Spirulina powder material. This
leads to a foundation on evaluating and choosing Spirulina powder source before applying to
production.

2. Session 2: Completing Spirulina extract production technology with the scale of 200
liters/day.
Defining extractive technology to get high protein and producibility extraction
By using Enzyme method, we chose and defined a suitable enzyme in order to get the Spirulina
extract with the highest rate in protein and producibility.
After that, we completed the extract production technology with the scale of 200 liters/day and
defined the expiry date.

3. Session 3: Setting up formula and process of mixing Spirulina syrup from Spirulina
extract.

We combined Spirulina extract with sour fruit juice to make Juice Spirulina syrup
Citrus Fruit Juice-Spirulina syrup is considered the most favorite product by the Perceptual
Assembly and it is chosen to be put on the market by Katina Company, which is currently
distributing natural fruit syrup products.
The self-life of Citrus Fruit Juice-Spirulina syrup lasts to 6 months.
The project took full advantages of high protein and antioxidant material to produce a nutrient
drink, which can improve public health and prevents diseases.
With domestic equipment we wish to make an adequate production in both quality and price but
due to some research limits, the antioxidant rate could not be defined on the extract.

To conclude, based on this project, developing healthy beverage which can be replaced sugar
and gas contained one is a need to the society and it is also an element contributes to the

prevention of increasing eating diseases as diabetes, overweight and obese,…

II


MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt dự án I
ABSTRACT II
Mục lục III
Danh sách các chữ viết tắt VI
Danh sách bảng VI
Danh sách hình VII

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài 1
2. Mục tiêu dự án 1
3. Nội dung thực hiện 1
4. Sản phẩm của dự án 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 3
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
1.3 Tính cấp thiết của dự án 3
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung 1: Khảo sát nguyên liệu tảo bột Spirulina đưa vào sản xuất dịch chiết xuất5
2.1.1 Mục đích 5
2.1.2 Phương pháp thực hiện 5
2.1.3 Cơ sở tài liệu để xây dựng tiêu chuẩn kỷ thuật cho tảo bột 5
2.1.3.1 Các tiêu chuẩn kỷ thuật Việt Nam, Codex của các dạng bột khô
có hàm lượng protein cao 5

2.1.3.2 Tham khảo bảng phân tích tảo bộ
t Spirulina từ nhà cung cấp 7
2.2 Nội dung 2: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất dịch chiết xuất tảo
quy mô 200 lít/ ngày 9
2.2.1 Mục đích 9
2.2.2 Phương pháp chiết xuất 9
2.2.3 Tiến hành thực nghiệm 9
2.2.3.1 Thực nghiệm 1: Chọn lựa enzyme và khảo sát các điều kiện xúc tác để đạt
hiệu xuất chiết cao và ổn định 9
2.2.3.2 Thực nghiệm 2: Khảo sát thời gian bảo qu
ản và tính hạn sử dụng
của dịch chiết xuất tảo 10
2.3 Nội dung 3: Xây dựng công thức và công nghệ phối trộn sirô tảo đi từ
III


dịch chiết xuất tảo 11
2.3.1 Khảo sát cảm quan của sirô tảo đi từ dịch chiết xuất 11
2.3.1.1 Bước 1 : Khảo sát loại hương trái cây tự nhiên và tỉ lệ phối trộn thích hợp
với dịch chiết xuất tảo 11
2.3.1.2 Bước 2: Đánh giá cảm quan 2 loại sirô tảo hương tắc và tảo hương
chanh dây 11
2.3.2 Khảo sát thời gian bảo quản và tính hạn sử
dụng của sirô tảo – tắc 13
2.4 Đăng ký công bố sản phẩm sirô tảo – trái cây 14
2.5 Tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm 14
2.6 Tổ chức phân phối sản phẩm 14
2.7 Tài liệu hướng dẫn sử dụng sirô 15

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả nội dung 1: Tiêu chuẩn nguyên liệu tảo bột Spirulina đưa vào sản xuất
dịch chiết xuất 16
3.2 Kết quả nội dung 2: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất dịch chiết xuất tảo
quy mô 200 lít/ ngày 17
3.2.1 Kết quả thực nghiệm 1: Khảo sát các điều kiện xúc tác của enzym để đạt
hiệu xuất chiết cao và ổn định 17
3.2.2 Kết quả thực nghiệm 2: Khảo sát thời gian bảo quản và tính hạn sử dụng
của dịch chi
ết xuất tảo 17
3.2.3 Quy trình chiết xuất dịch tảo quy mô 200 lít /ngày 19
3.2.4 Công nghệ chiết xuất dịch tảo quy mô 200 lít /ngày 20
3.2.5 Tiêu chuẩn cơ sở của dịch chiết xuất tảo 21
3.3 Xây dựng công thức và công nghệ phối trộn sirô tảo đi từ dịch chiết xuất tảo 22
3.3.1 Kết quả cảm quan của sirô tảo đi từ dịch chiết xuất 22
3.3.1.1
Kết quả bước 1: Khảo sát loại hương trái cây tự nhiên và tỉ lệ phối trộn
thích hợp với dịch chiết xuất tảo 22
3.3.1.2 Kết quả bước 2: Đánh giá cảm quan 2 loại sirô tảo hương tắc và tảo
hương chanh dây 22
3.3.2 Thời gian bảo quản và hạn sử dụng của sirô tảo – tắc 24
3.3.3 Quy trình phối trộn si rô tảo 25
3.3.4 Công nghệ phối trộ
n 26
3.3.5 Công thức si rô tảo 27
3.3.6 Kết quả tiêu chuẩn si rô tảo 27
3.4 Kết quả đăng ký công bố sản phẩm sirô tảo – trái cây 28
3.5 Kết quả tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm 28
IV



3.6 Tổ chức phân phối sản phẩm 28
3.7 Tài liệu hướng dẫn sử dụng sirô 29
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận 30
4.2 Đề nghị 30
PHỤ LỤC 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
QUYẾT TOÁN KINH PHÍ DỰ ÁN 45
V


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
w/w Weight/weight

DANH SÁCH BẢNG
SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG
2.1 Tiêu chuẩn tham khảo Codex đối với sản phẩm bột Protein đậu nành
(Codex Stan 175-1989)
5
2.2 Tiêu chuẩn tham khảo Codex đối với sản phẩm Protein bột mì
(Codex Stan 163-1987, REV.1-2001)
5
2.3 Tiêu chuẩn tham khảo Việt Nam đối với sản phẩm sữa bột (TCVN
5538 : 2002)
6
2.4 Bảng phân tích tảo bột Spirulina của công ty cổ phần nước khoáng
Vĩnh Hảo
7

2.5 Bảng phân tích tảo bột Spirulina của Công ty Tảo Việt 8
2.6 Bảng phân tích tảo bột Spirulina của Công ty Vedan 8
3.1 Tiêu chuẩn nguyên liệu tảo bột Spirulina đưa vào sản xuất dịch chiết
xuất
16
3.2 Kết quả khảo sát các điều kiện xúc tác của enzym 17
3.3 Tiêu chuẩn cơ sở của dịch chiết xuất tảo 21
3.4 Kết quả bảng điểm thu được khi đánh giá cảm quan hai loại sirô tảo
– tắc và tảo – chanh dây.
22
3.5 Công thức si rô tảo 27
3.5 Kết quả tiêu chuẩn si rô tảo 27
VI


DANH SÁCH HÌNH
SỐ TÊN HÌNH ẢNH TRANG
3.1 Biểu đồ khảo sát thời gian bảo quản dịch chiết xuất tảo 18
3.2 Sơ đồ chiết xuất dịch tảo quy mô 200 lít /ngày 19
3.3 Sơ đồ công nghệ chiết xuất dịch tảo quy mô 200 lít /ngày 20
3.4 Biểu đồ khảo sát thời gian bảo quản sirô tảo 24
3.5 Sơ đồ quy trình phối trộn si rô tảo 25
3.6 Sơ đồ Công nghệ phối trộn si rô tảo 26





VII


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài
Tên đề tài: SẢN XUẤT THỬ VÀ ỨNG DỤNG DỊCH CHIẾT XUẤT TẢO SPIRULINA
Chủ nhiệm dự án: TS.BS Nguyễn Thị Minh Kiều.
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khoa Học Thực Phẩm và Dinh Dưỡng Ứng Dụng
Thời gian thực hiện dự án: Từ 12/2006 đến 6/2009
Tổng kinh phí được duyệt: 280.000.000đ (thu hồi 75% tổng kinh phí)
Kinh phí được cấp: 180.000.000đ theo TB số 299/TB-SKHCN ngày 22/12/2006
2. Mục tiêu dự án
- Tận dụng nguồn nguyên liệu quý giàu đạm, giàu chất chống oxy hóa để tạo một loại nước uống
giải khát bổ dưỡng, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
3. Nội dung thực hiện
Giai đoạn 1: từ tháng 12/2006 đến tháng 02/2009 kinh phí 180.000.000đ. Thời gian giám định:
24/2/2009
Gồm những nội dung sau:
- Khảo sát nguyên liệu tảo Spirulina đưa vào sản xuất
- Nghiên cứu hoàn thi
ện công thức và công nghệ sản xuất dịch chiết xuất tảo Spirulina quy mô
nhỏ
- Khảo sát thời gian bảo quản và hạn sử dụng của dịch chiết xuất tảo.
- Tổ chức sản xuất thử
- Báo cáo nghiệm thu giai đoạn 1
Giai đoạn 2: từ tháng 11/2008 đến tháng 06/2009, kinh phí 100.000.000đ
Gồm những nội dung sau:
- Đăng ký công bố sản phẩm sirô tảo – trái cây
- Tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm đi từ dịch chiết xuất tảo
- Tổ chức phân phối sản phẩm
- Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng sirô
- Báo cáo tổng kết nghiệm thu

4. Sản phẩm của dự án
- Bảng tiêu chuẩn kỷ thuật nguyên liệu tảo bột Spirulina đưa vào sản xuấ
t
- Hoàn thiện công thức và công nghệ sản xuất dịch chiết xuất tảo Spirulina quy mô 200lít/ngày
- Hạn sử dụng của dịch chiết xuất tảo
- Tổ chức sản xuất thử 6 mẻ, mỗi mẻ 50 lít
- Công thức và công nghệ phối trộn sirô tảo Spirulina – Tắc
- Công bố si rô tảo Spirulina – Tắc: Giấy công bố sản phẩm số 1428/2009/YTLĐ-CNTC


2
- Tổ chức hội thảo ngày 03/04/2009 với chủ đề: TẢO SPIRULINA – BỔ SUNG SAO CHO
HIỆU QUẢ? để giới thiệu sản phẩm.
- Phân phối sản phẩm theo kênh phân phối công ty K-Tina
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng si rô tảo: “Thức uống pha chế từ tảo Spirulina”
- Báo cáo tổng kết nghiệm thu: Cuốn báo cáo nghiệm thu và đĩa CD


3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, tảo Spirulina đã được nghiên cứu từ năm 1977 với đề tài cấp nhà nước do Viện sinh
học Công nghệ Quốc Gia chủ trì và đưa vào ứng dụng nuôi thử nghiệm ở vùng suối khoáng Vĩnh hảo
(Bình Thuận). Một số nghiên cứu khác nuôi và sử dụng giống tảo này cũng được tiến hành ở Hà Nội, Hà
tây, Hà Bắc. Nhóm nghiên cứu đề tài “Công nghệ sạch sản xuấ
t tảo Spirulina và dẫn chất dùng trong
dinh dưỡng, dược phẩm và mỹ phẩm” đã triển khai sản xuất tảo Spirulina tại TP. Hồ Chí Minh để cung
cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Và đã có hơn mười chế phẩm chứa Spirulina dạng viên
được sản xuất trong nước như: Linavina, Lactogil (Mekophar), Linafort (Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ
em), Genules SpilinA (Labo. Helvinam), Mebilina F (Mebiphar), Spirulina F (Fito Pharma), Supermilk

(Mekopharma); dạng cốm có cốm bổ; dạng thực phẩm có bột dinh dưỡng Enalac bổ sung t
ảo. Đặc biệt
trong những tháng giữa năm 2005 đến nay, các chế phẩm mới chứa táo Spirulina, dạng viên lần lượt ra
đời như Công ty Tảo Việt có viên Spirulina (100% là tảo), Spical (kết hơp tảo với canxi và vitamin D3),
Spifit (kết hợp tảo với Chitosan). Công ty Vinh Phong có Angel life Spirulina (100% là tảo). Công ty
Thương Bích có Spirulina Hawaiian (100% là tảo). Nhìn chung, trên thị trường chỉ mới phổ biến dạng
viên như thuốc, còn dạng thực phẩm như thức ăn, thức uống thì ít.
Bên cạ
nh, đề tài “Nghiên cứu nuôi cấy vi khuẩn lam Spirulina giàu Selen sinh học”
4
của chủ nhiệm
đề tài là thạc sỹ Lê Văn Lăng đã được báo cáo nghiệm thu vào tháng 8/2006, mở hướng cho sự ra đời
của loại tảo giàu chất Selen.
Ngoài ra, một số sách viết về lợi ích của tảo Spirulina trong cả lĩnh vực dinh dưỡng và dược liệu
được xuất bản tại Việt Nam
5,6
.
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Về nghiên cứu thực nghiệm, nhiều nghiên cứu trên thế giới về tảo Spirulina đã cho thấy hiệu quả
kháng virus, kháng ung thư, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, giảm tình trạng đái tháo đường,
tăng tạo máu, tăng hấp thụ sắt, khử độc ở thận, cải thiện vi khuẩn đường ruột….của tảo
7-9
.
Đồng thời, trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thực phẩm dinh dưỡng, ở các nước đều hướng đến sử
dụng tảo Spirulina như một thành phần dinh dưỡng bổ sung trong các công thức phục hồi suy dinh
dưỡng cho trẻ em hay người lớn suy dinh dưỡng, biếng ăn, suy kiệt, thiếu máu, thiếu kẽm, vi chất,…
Các dạng bổ sung có nhiều dạng khác nhau: dạng viên, flake, bột, nước uống, sirô, nước cốt trái cây,…,
kế
t hợp một số thảo dược thành dòng thực phẩm xanh “green food”. Chẳng hạn như: Spiruline Star
(công ty Stralife tại Mỹ), Dic Spirulina Extract 720.

Mặt khác, Spirulina còn được nghiên cứu sử dụng trong những sản phẩm giảm mỡ trong máu, tăng
cường miễn dịch, bảo vệ tế bào, phòng ngừa bệnh ung thư, đái tháo đường, chống lão hóa
10-12

Sự đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm bổ sung tảo tại các nước đã giúp tận dụng sử dụng được
nguồn nguyên liệu quí mà thiên nhiên ban cho con người, để cung cấp các sản phẩm tiện lợi cho cộng
đồng trong việc nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
1.3 Tính cấp thiết của dự án
Trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển, ngành thực phẩm cũng phát triể
n không ngừng và ngày
càng đa dạng, đặc biệt là ngành công nghệ đồ uống. Các loại nước giải khát có các thành phần mang lại
đạm, năng lượng, vitamin, khoáng chất…cho cơ thể bên cạnh tính chất dinh dưỡng thông thường đang
được người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn thay thế cho nước giải khát chỉ có đường và gas. Do đó,
mục tiêu của dự án là sản xuất ra một loại nước giải khát theo tiêu chí có lợi sức khỏe thông qua các
dưỡng chất l
ấy từ thiên nhiên.
Tảo Spirulina với thành phần đạm cao (60 – 70%), và các chất dinh dưỡng quý như Gamma
Linolenic Acid (GLA), các phytonutrient là các chất chống oxy hóa mạnh, các vitamin, khoáng
chất,…,lại có sẵn trong thiên nhiên, do đó thích hợp để sử dụng làm thực phẩm theo tiêu chí có lợi sức
khỏe, bổ sung đạm và chất chống oxy hóa.

4
Ở dự án này, chúng tôi thiết kế sản phẩm dạng sirô tảo trái cây với sự cung cấp đạm thực vật từ
nguồn tảo Spirulina, năng lượng bổ sung từ đường, và một số chất dinh dưỡng quí khác từ nguồn trái
cây tự nhiên.


5
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung1: Khảo sát nguyên liệu tảo bột Spirulina đưa vào sản xuất dịch chiết xuất

2.1.1 Mục đích
Xây dựng tiêu chuẩn kỷ thuật cho tảo bột Spirulina, làm cơ sở đánh giá và chọn lựa nguồn nguyên
liệu đưa vào sản xuất dịch chiết xuất tảo.
2.1.2 Phương pháp thực hiện
Đối với bột tảo Spirulina chưa có tiêu chuẩn kỷ thuật Việ
t Nam và tiêu chuẩn Codex. Vì vậy chúng
tôi dựa vào tiêu chuẩn kỷ thuật Việt Nam, Codex của các dạng bột khô có hàm lượng protein cao và thu
thập bảng phân tích thành phần tảo bột Spirulina của các nhà cung cấp để xây dựng tiêu chuẩn kỷ thuật
cho nguồn nguyên liệu.
2.1.3 Cơ sở tài liệu để xây dựng tiêu chuẩn kỷ thuật cho tảo bột
2.1.3.1 Các tiêu chuẩn kỷ thuật Việt Nam, Codex của các dạng bột khô có hàm lượng protein
cao
Bảng 2.1: Tiêu chu
ẩn tham khảo Codex đối với sản phẩm bột Protein đậu nành (Codex Stan 175-
1989)
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Protein %
≥ 50
2 Lipid % Tùy thuộc mỗi công nghệ
3 Độ ẩm % ≤10
4 Tro % 8
5 Chất xơ % 5
6 Carbohydrate, chất béo, sản phẩm
protein khác, Vitamin và khoáng chất,
muối, thảo môc và gia vị
Không yêu cầu
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn tham khảo Codex đối với sản phẩm Protein bột mì (Codex Stan 163-1987,
REV.1-2001)
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Protein %

≥ 60
2 Lipid % Tùy thuộc công nghệ
3 Độ ẩm % ≤10
4 Tro % 10
5 Chất xơ % 5
6 Carbohydrate, chất béo, sản phẩm
protein khác, Vitamin và khoáng chất,
muối, thảo môc và gia vị, enzymes
Không yêu cầu

6
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn tham khảo Việt Nam đối với sản phẩm sữa bột (TCVN 5538 : 2002)
• Các chỉ tiêu lý - hoá của sữa bột
Mức yêu cầu
Tên chỉ tiêu
Sữa bột
nguyên chất
Sữa bột đã
tách một phần
chất béo
Sữa bột gầy
1. Hàm lượng nước, % khối lượng,
không lớn hơn
5,0 5,0 5,0
2. Hàm lượng chất béo, % khối lượng 26 - 42 1,5 - 26
≤ 1,5
3. Hàm lượng protein, tính theo hàm
lượng chất khô không có chất béo, %
khối lượng
34 34 34

4. Độ axit,
o
T, không lớn hơn 20,0 20,0 20,0
5. Chỉ số không hoà tan, không lớn hơn 1,0/50 1,0/50 1,0/50
• Hàm lượng kim loại nặng của sữa bột
Tên chỉ tiêu Mức tối đa
1. Asen, mg/kg 0,5
2. Chì, mg/kg 0,5
3. Cadimi, mg/kg 1,0
4. Thuỷ ngân, mg/kg 0,05
• Chỉ tiêu vi sinh vật của sữa bột
Tên chỉ tiêu Mức cho phép
1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 g
sản phẩm
5.10
4
2. Nhóm coliform, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10
3. E.Coli, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 0
4. Salmonella, số vi khuẩn trong 25 g sản phẩm 0
5. Staphylococcus aureus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10
6. Clostridium perfringen, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 0
7. Baccilius cereus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 10
2
8. Nấm men và nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 g sản
phẩm
10



7

2.1.3.2 Tham khảo bảng phân tích tảo bột Spirulina từ nhà cung cấp
Bảng 2.4: Bảng phân tích tảo bột Spirulina của công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Protein % 69,13
2 Lipid % 2,16
3 Glucid % 5,64
4 Độ ẩm % 8,45
5 Tro % 7,2
6
β - caroten
% 0,12
7 Pb mg/kg 0
8 As mg/kg 0,08
9 Ca % 0,13
10 K % 1,65
11 Vitamin B1 mg/kg 250,99
12 Na % 0,65
13 Tổng số vi khuẩn hiếu khí CFU/g 1,5.10
3
14 Coliform CFU/g Không phát hiện
15 E.Coli CFU/g Không phát hiện
16 Staphylococus aureus MPN/g 0
17 Clostridium perfringens CFU/g Không phát hiện
18 Salmonella /25g CFU/g Không phát hiện


8
Bảng 2.5: Bảng phân tích tảo bột Spirulina của Công ty Tảo Việt
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Protein % 66,4

2 Lipid % 4
3 Glucid % 10,9
4
β - caroten
mg/kg 442
5 Pb mg/kg 4,2
6 As mg/kg 2,1
7 Tổng số vi khuẩn hiếu khí CFU/g 2,5.10
3
8 Coliform CFU/g Không phát hiện
9 E.Coli CFU/g Không phát hiện
10 Staphylococus aureus MPN/g Nhỏ hơn 3
*
11 Clostridium perfringens CFU/g 3.10
1
12 Salmonella /25g CFU/g Không phát hiện
(*) Theo AOAC 2002 (987.09), lượng Staphylococus aureus có trong 1g mẫu
nhỏ hơn 3 được xem như không phát hiện
Bảng 2.6: Bảng phân tích tảo bột Spirulina của Công ty Vedan
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Protein % 64,9
2 Lipid % 1,6
3 Glucid % 18,6
4 Độ ẩm % ≤12


9
2.2 Nội dung 2: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất dịch chiết xuất tảo quy mô 200 lít/
ngày
2.2.1 Mục đích

Với thành phần đạm cao của tảo, mục đích của nghiên cứu là xác định công nghệ chiết xuất để thu hồi
dịch chiết xuất tảo có thành phần đạm và hiệu xuất chiết ổn định
2.2.2 Phương pháp chiết xuất
Phá vỡ màng tế bào t
ảo bằng enzym; dùng dung môi nước để hòa tan các chất dinh dưỡng có trong tế
bào chất; dùng thiết bị lọc để tách dịch chiết ra khỏi xác tế bào tảo.
2.2.3 Tiến hành thực nghiệm
2.2.3.1 Thực nghiệm 1: Chọn lựa enzyme và khảo sát các điều kiện xúc tác để đạt hiệu xuất
chiết cao và ổn định
• Cơ sở sử dụng enzyme: dựa trên đặc tính của màng tế bào tảo Spirulina không có thành vách tế

bào cứng cố định bằng cellulose, mà thành tế bào là peptido- glycan nhạy cảm với các tác nhân
thủy giải như lysozyme, nhóm nghiên cứu đã chọn enzym loại proteinase (Alcalase
®
) để phân
hủy vách tế bào tảo. Alcalase
®
được cung cấp từ công ty EAC
• Phương pháp chiết: tham khảo phương pháp chiết xuất đạm từ tảo Spirulina theo United States
Patent References và đặc tính hóa sinh của proteinase trong Alcalase để xây dựng quy trình thực
nghiệm như sau:
Quy trình thực nghiệm:
a. Khuấy trộn bột tảo Spirulina với nước theo tỉ lệ 1:10 (w/w) cho đến khi bột tảo hòa tan hoàn toàn.
b. Gia nhiệt dung dịch thu được từ (a) lên nhiệt độ 60
o
C. Giữ cố định nhiệt độ này và điều chỉnh pH
của dung dịch trong khoảng 7 – 7,2
c. Khi đạt đến pH mong muốn (7 – 7,2), cho enzyme vào dung dịch (b) với nồng độ khác nhau:
0,1%,0,15%, 0,2%, 0,25%, 0,3%, 0,35%, 0,4%, 0,45%, 0,5%. Vẫn giữ ổn định nhiệt độ ở mức
60

o
C trong thời gian 30 phút
d. Tiếp tục gia nhiệt lên đến 80
o
C và giữ nhiệt độ cố định trong thời gian 25 phút
e. Để nguội
f. Điều chỉnh pH dung dịch 4,5 – 5 bằng acid citric thực phẩm.
g. Tiến hành lọc toàn bộ dung dịch thu được từ (d) qua hệ thống vải lọc
h. Rửa bã 1 lần (thể tích nước rửa = thể tích nước hòa tan)
i. Thu hồi dịch chiết xuất tảo
j. Chiết rót vào chai, hấp thanh trùng

10
2.2.3.2 Thực nghiệm 2: Khảo sát thời gian bảo quản và tính hạn sử dụng của dịch chiết xuất
tảo
● Chuẩn bị mẫu:
- Số mẫu: 18
- Thể tích mỗi mẫu: 200ml
- Dịch tảo sau chiết xuất được rót vào chai thủy tinh, đậy bằng nắp khoén và hấp tiệt trùng ở
120
o
C trong 20 phút, làm nguội bằng nước lạnh
● Xác định điều kiện bảo quản
- Chọn 3 dạng bảo quản: bảo quản lạnh, nhiệt độ thường và gia tốc nhiệt.
- Lưu 6 mẫu ở nhiệt độ bảo quản lạnh 5
0
C (Nhóm 1, N1), 6 mẫu lưu ở nhiệt độ thường 25
0
C
(Nhóm 2, N2) và 6 mẫu lưu ở nhiệt độ 40

0
C (Nhóm 3, N3)
- Kiểm tra sự thay đổi cảm quan của N1, N2 & N3 bằng phương pháp cho điểm
- Kiểm tra sự biến đổi vi sinh trong thời gian bảo quản.
● Phương pháp kiểm tra
- Hội đồng cảm quan: 3 người đã được huấn luyện về đặc tính dịch chiết xuất
- Mô tả thang điểm của 3 chỉ tiêu: màu sắc, mùi, trạng thái. Thang điểm tăng dần từ 0 đến 5
điểm (0: kém nhất; 5: tố
t nhất)
Màu sắc Mùi Trạng thái
Đặc điểm Điểm số Đặc điểm Điểm số Đặc điểm Điểm số
Nâu vàng 0 Mùi hắc khó chịu 0 Đóng cặn 0
Vàng nâu 1 Mùi tanh nồng 1 Tách lớp 1
Vàng nhạt 2 Mùi tanh 2 Bắt đầu tách lớp 2
Xanh ánh vàng 3 Mùi hơi tanh 3 Hơi huyền phù 3
Xanh lá cây nhạt 4 Mùi thơm nhẹ của tảo 4 Đồng nhất, không
trong
4
Xánh lá cây đậm 5 Mùi thơm đặc trưng
của tảo
5 Đồng nhất, trong
suốt
5


11
2.3 Nội dung 3: Xây dựng công thức và công nghệ phối trộn sirô tảo đi từ dịch chiết xuất tảo
2.3.1 Khảo sát cảm quan của sirô tảo đi từ dịch chiết xuất
Dịch tảo có mùi vị đặc trưng của tảo Spirulina rất khó uống, vì vậy cần phải bổ sung các hương tự
nhiên chiết xuất từ trái cây để nâng cao giá trị cảm quan của sản phẩ

m. Sản phẩm sau phối trộn phải có
hương thơm nhẹ của trái cây nhưng không làm mất đi mùi đặc trưng của tảo.
Các bước khảo sát :
- Khảo sát loại trái cây và tỉ lệ phối trộn thích hợp với dịch chiết xuất tảo
- Đánh giá cảm quan 2 loại sirô tảo hương tắc và tảo hương chanh dây
2.3.1.1 Bước 1 : Khảo sát loại nước trái cây tự nhiên và tỉ lệ ph
ối trộn thích hợp với dịch chiết
xuất tảo
- Qua cảm quan sơ bộ, những loại trái cây có vị chua, hương mạnh được nhận thất át vị tanh của
tảo như: chanh dây, tắc, dứa, táo.
- Lập hội đồng cảm quan nhóm nghiên cứu 5 người
- Đánh giá cảm quan mẫu phối trộn dịch chiết xuất tảo với 4 loại nước trái cây tự nhiên : chanh
dây, tắc, dứa, táo.
- Tỉ l
ệ phối trộn 1/1 ở các mẫu
- Dùng phương pháp cho điểm chỉ tiêu về mùi.
- Chuẩn bị mẫu: 4 mẫu
- Thể tích mẫu: 20ml
- Thang điểm: từ 0 đến 4 điểm (0: không thơm chút nào, 4: rất thơm)
+ Mô tả thang điểm
Mức độ thơm Điểm số
Mùi quá nồng khó chịu 0
Mùi không thơm, kém hấp dẫn 1
Ít thơm mùi trái cây hoặc ít mùi tảo 2
Thơm đặc trưng của trái cây có
quyện tảo rất dễ chịu
3
Rất thơm đặc trưng của trái cây có
quyện tảo rất dễ chịu
4

Dùng 2 loại nước trái cây có điểm cao nhất phối vào dịch chiết xuất tảo để tiến hành đánh giá cảm
quan trên hội đồng cảm quan mở rộng ở bước 2.
2.3.1.2 Bước 2: Đánh giá cảm quan 2 loại sirô tảo tắc và sirô tảo chanh dây
Dựa vào kết quả cảm quan ở bước 1 đánh giá cảm quan đối với hội đồng cảm quan mở rộng hai
sản phẩm: Sirô tảo – tắc và sirô t
ảo – chanh dây để lựa chọn sản phẩm phù hợp đưa ra sản xuất thử.
 Lập hội đồng đánh giá cảm quan mở rộng
- Chủ tịch hội đồng
- Thư ký hội đồng

- Thành viên đánh giá: + Đã từng sử dụng sirô trái cây.

12
+ Cùng một nhóm tuổi để tránh sự khác biệt về ngưỡng cảm nhận
+ Đã qua huấn luyện cơ bản về đánh giá cảm quan thực phẩm
Dựa trên các tiêu chuẩn thành viên, chọn 20 sinh viên năm cuối khoa công nghệ thực phẩm của
trường Đại Học Nông Lâm.
 Các bước thực hiện
- Mã hóa mẫu:
+ Sản phẩm Sirô tảo – tắc: 823
+ Sản phẩm sirô tảo – chanh dây: 374
- L
ập phiếu đánh giá cảm quan:
Sử dụng hệ điểm tối đa 20, xây dựng trên một thang thống nhất gồm 6 bậc (từ bậc 0 đến bậc 5
điểm)
+ 0 điểm: ứng với chất lượng không đạt
+ Từ 1 – 5 điểm: Ứng với mức chất lượng tăng dần
+ 5 điểm: Ứng với mức chất lượng tốt nhấ
t
- Lập phiếu chuẩn bị thí nghiệm

- Số lượng nhóm đánh giá: 5 nhóm, mỗi nhóm 4 người
- Huấn luyện, giải thích cho các nhóm trước khi thử.
- Mỗi thành viên của nhóm sẽ được nhận 2 mẫu đã mã hóa để đánh giá, sau khi thử mỗi mẫu sẽ
tráng miệng bằng nước.
- Ghi thông tin đánh giá vào phiếu cảm quan và nộp lại cho thư ký hội đồng.
 Mô tả thang đi
ểm
Điểm số chất
lượng
5 4 3 2 1 0
Chỉ tiêu: Mùi
Trái cây
quyện tảo
rất dễ chịu
Trái cây
quyện tảo
khá dễ chịu
Trái cây
quyện tảo
dễ chịu
Trái cây
quyện tảo
kém dễ chịu
Trái cây
quyện tảo
không dễ chịu
Mùi khó
chịu
Chỉ tiêu:
Màu

Màu trái
cây có ánh
xanh rất
đặc trưng
của tảo
Màu trái
cây có ánh
xanh khá
đặc trưng
của tảo
Màu trái
cây có
ánh xanh
đặc trưng
của tảo
Màu trái cây
có ít ánh
xanh đặc
trưng của
tảo
Màu trái cây
không có ánh
xanh của tảo
Màu quá
xấu
Chỉ tiêu: Độ
ngọt chua
Độ ngọt
chua rất
vừa

Độ ngọt
chua khá
vừa
Độ ngọt
chua vừa
Ít chua hoặc
Ít ngọt
Quá chua
hoặc quá ngọt
Vị khó
chịu
Chỉ tiêu: Hậu
vị
Rất ngon Khá ngon Ngon Kém ngon Không ngon Rất dở
Độ yêu thích
Rất thích Khá thích Thích Kém thích Không thích Rất ghét


13
2.3.2 Khảo sát thời gian bảo quản và tính hạn sử dụng của sirô tảo
Mẫu sirô tảo tắc được chọn vì có thang điểm cao nhất.
● Chuẩn bị mẫu:
- Số mẫu: 12
- Thể tích mỗi mẫu: 500ml
- Sirô tảo – tắc thành phẩm rót vào chai, đóng nắp và dán màng co
● Xác định điều kiện bảo quản
- Chọn 2 dạng bảo quản: nhiệt độ thường và gia tốc nhiệt.
- Lưu 6 mẫu ở nhiệt độ thường 25
0
C (Nhóm 1, N1) và 6 mẫu lưu ở nhiệt độ 40

0
C (Nhóm 2, N2)
- Kiểm tra sự thay đổi cảm quan của N1, N2 bằng phương pháp cho điểm.
- Kiểm tra sự biến đổi vi sinh trong thời gian bảo quản.
● Phương pháp kiểm tra
- Hội đồng cảm quan: 3 người đã được huấn luyện về đặc tính sirô Tảo – tắc
- Mô tả thang điểm của 3 chỉ tiêu: màu sắc, mùi, trạng thái. Thang điểm tăng dần từ 0 đến 5
điểm (0: kém nhất; 5: tốt nh
ất)
Màu sắc Mùi Trạng thái
Đặc điểm Điểm số Đặc điểm Điểm số Đặc điểm Điểm số
Nâu sẫm 0 Mùi khó chịu 0 Phân lớp, sủi bọt
khí bề mặt
0
Vàng sẫm màu 1 Không thơm có quyện
mùi hơi nồng
1 Tách lớp và có hiện
tượng lên men
1
Vàng, mất ánh
xanh của tảo
2 Không có mùi thơm 2 Bắt đầu tách lớp 2
Vàng chanh hơi
tái
3 Tắc quyện tảo kém
thơm
3 Hơi đục, lợc cợn
đều trong chai
3
Màu vàng chanh

tắc hơi có ánh
xanh của tảo
4 Tắc quyện tảo khá
thơm
4 Đồng nhất, hơi lợn
cợn
4
Màu vàng chanh
tắc có ánh xanh
của tảo
5 Tắc quyện tảo rất thơm 5 Đồng nhất 5

14
2.4 Đăng ký công bố sản phẩm sirô tảo – trái cây
- Phân tích các chỉ tiêu sản phẩm sirô tảo Spirulina – tắc với các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn phải đạt quy
định.
- Có giấy phép kinh doanh, nhà xưởng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh ATTP
Do Trung tâm Khoa Học Và Thực Phẩm Dinh Dưỡng Ứng Dụng không có chức năng kinh doanh
nên công ty TNHH K-TINA đứng tên công bố và phân phối sản phẩm.
2.5 Tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm
Phối hợp Hội Dinh Dưỡng Thực Phẩm TP.HCM để tổ chức buổi hội thảo:
- Chủ đề: TẢO SPIRULINA – BỔ SUNG SAO CHO HIỆU QUẢ?
- Nội dung hội thảo: gồm ba phần
 Nội dung 1: Dưỡng chất và ứng dụng tảo Spirulina – Ths. DS Lê Văn Lăng - Khoa dược
– Đại Học Y Dược Tp.HCM
Báo cáo đưa ra những cơ sở khoa học về giá trị dinh dưỡng được xem là độc
đáo và hiếm có của
tảo Spirulina với hàm lượng protein và khoáng chất cao. Có thể sử dụng tảo Spirulina làm nguồn
cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng, người mắc bệnh nặng hoặc cho người chỉ đơn
thuần muốn sử dụng cho nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày. Bởi vì tính hiệu quả của tảo Spirulina nên

chúng ta cần có những sản phẩm đi từ tảo Spirulina để người tiêu dùng dễ dàng sử d
ụng trong thực
đơn mỗi ngày.
 Nội dung 2: Thực đơn bổ sung tảo Spirulina hiệu quả - TS.BS Nguyễn Thị Minh Kiều -
Trung tâm Khoa Học Thực Phẩm Và Dinh Dưỡng ứng Dụng.
Hướng dẫn phương thức bổ sung tảo Spirulina vào khẩu phần ăn hàng ngày một cách khoa học
trên cơ sở phân tích dữ liệu thành phần dinh dưỡng của tảo.
Giới thiệu thực đơn các loại nước giải khát sử dụ
ng sirô tảo Spirulina đi từ dịch chiết xuất tảo.
 Nội dung 3: Minh họa thực đơn thức uống bổ sung tảo - Trung tâm Khoa Học Thực
Phẩm Và Dinh Dưỡng Ứng Dụng.
- Giới thiệu một số công thức nước uống bổ sung tảo: nước ép tảo dâu, nước tảo xanh, nước ép tảo
xoài, nước ép tảo táo, sirô Spirulina – chanh giấy, sirô Spirulina – sữa tươi, sirô Spirulina – trà
Lipton
- Giới thiệu sản phẩm sirô tả
o Spirulina – tắc đi từ dịch chiết xuất tảo, đây là một dạng sản phẩm
mang tính chất nước giải khát có lợi cho sức khỏe với hàm lượng đạm cao từ 1,8 – 2g/100ml.
2.6 Tổ chức phân phối sản phẩm
 Phân phối theo kênh phân phối sản phẩm sirô trái cây của công ty Katina.
- Cửa hàng chuyên bán sản phẩm tại các khu du lịch Đà lạt: 4 cửa hàng: Đồi Mộng Mơ, Dinh Bảo
Đại, Thung Lũng tình Yêu, H
ồ Tuyền Lâm.
- Đại lý tạp hóa bán lẻ: Hà Nội, Hội An, Kiên Giang, TP.HCM
 Phân phối theo kênh phân phối tại các canteen bệnh viện của công ty Vina 4H
- Phân phối tại 3 điểm bán ở canteen bệnh viện

15
2.7 Tài liệu hướng dẫn sử dụng sirô
- Tên: Thức Uống Pha Chế Từ Tảo Spirulina
- Tác giả: Nhóm nghiên cứu – Dự án “Sản Xuất Thử Và Ứng Dụng Dịch Chiết Xuất Tảo Spirulina”.

- Tài liệu gồm các nội dung:
+ Lời mở đầu
+ Mục lục
+ Các phương pháp pha chế và trang trí cocktail cơ bản
+ Giới thiệu một số công thức pha chế thức uống sử dụng sirô t
ảo Spirulina.

16
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả nội dung 1: Tiêu chuẩn nguyên liệu tảo bột Spirulina đưa vào sản xuất dịch chiết
xuất
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn nguyên liệu tảo bột Spirulina đưa vào sản xuất dịch chiết xuất
● Chỉ tiêu cãm quan
STT Chỉ tiêu Yêu cầu
1 Màu Màu xanh lục của tảo
2 Mùi Mùi tanh của tảo
3 Vị Lợ của tảo biển
4 Trạng thái Bột khô, không có chất lạ
● Chỉ tiêu hóa lý
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Protein % ≥60
2 Lipid % 1 - 4
3 Glucid % 5 - 10
4 Độ ẩm % ≤10
5 Tro % 8 - 10
6
β - caroten
mg/kg ≥200
7 Pb ppm ≤0,2
8 As ppm ≤0,1

9 Thủy ngân ppm ≤0,05
● Chỉ tiêu vi sinh
STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Tổng số vi khuẩn hiếu khí CFU/g ≤10
3
2 Coliform CFU/g ≤10
3 E.Coli CFU/g 0
4 Staphylococus aureus CFU/g ≤3
5 Clostridium perfringens CFU/g 0
6 Tổng số tế bào nấm men, nấm
mốc
CFU/g ≤10


17
3.2 Kết quả nội dung 2: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất dịch chiết xuất tảo quy mô
200 lít/ ngày
3.2.1 Kết quả thực nghiệm 1: Khảo sát các điều kiện xúc tác của enzym để đạt hiệu xuất chiết
cao và ổn định
Hiệu suất chiết của Alcalase với 9 nồng độ khác nhau: 0,1%, 0,15%, 0,2%, 0,25%, 0,3%, 0,35%,
0,4%, 0,45%, 0,5%.
Số mẫu thử cho mỗi nồng độ: 5 mẫu
Bảng 3.2: Kế
t quả khảo sát các điều kiện xúc tác của enzym
Nồng độ
Enzyme
Đạm g/100ml Hiệu suất %
0% 0,60 ± 0,19 20 ± 6,2
0,1% 0,86 ± 0,15 28,6 ± 5,0
0,15 % 0,97 ± 0,13 32,2 ± 4,4

0,2% 1,10 ± 0,17 36,6 ± 5,8
0,25% 1,31 ± 0,12 43,7 ± 3,9
0,3%
1,81 ± 0,10 60,2 ± 3,2
0,35% 1,80 ± 0,07 59,9 ± 2,3
0,4% 1,78 ± 0,11 59,5 ± 3,8
0,45% 1,8 ± 0,14 59,9 ± 4,6
0,5% 1,78 ± 0,11 59,9 ± 3,6
Kết luận: chọn nồng độ 0,3% là nồng độ cho hiệu suất chiết cao nhất.
3.2.2 Kết quả thực nghiệm 2: Khảo sát thời gian bảo quản và tính hạn sử dụng của dịch chiết
xuất tảo
 Vi sinh
Thời gian bảo quản
Chỉ tiêu Mẫu
Ban
đầu
1
Tuần
1,5
Tuần
2
Tuần
2,5
Tuần
3
Tuần
Nhóm 1 0 0 0 0 0 0
Nhóm 2 0 0 0 0 0 0
Tổng số vi sinh vật
hiếu khí

Nhóm 3 0 0 0 0 0 0
Nhóm 1 0 0 0 0 0 0
Nhóm 2 0 0 0 0 0 0
E.coli, số vi khuẩn
trong 1ml sản phẩm
Nhóm 3 0 0 0 0 0 0
Nhóm 1 0 0 0 0 0 0
Nhóm 2 0 0 0 0 0 0
Coliforms, số vi khuẩn
trong 1ml sản phẩm
Nhóm 3 0 0 0 0 0 0
Nhóm 1 0 0 0 0 0 10
Nhóm 2 0 0 0 0 10 10
Tổng số nấm men –
nấm mốc, số khuẩn lạc
trong 1ml sản phẩm
Nhóm 3 0 0 0 0 10 100
 Cảm quan
- Điểm tổng hợp của mỗi chỉ tiêu là điểm bình quân của 3 người đánh giá.
- Điểm tổng hợp của mỗi mẫu là điểm bình quân của 3 chỉ tiêu.
Tuần 0 1 1,5 2 2,5 3
Nhóm 1 5 4,7 4,6 4,4 4,4 4,2
Nhóm 2 5 3,1 2,4 1,7 0,9 0,6
Nhóm 3 5 2,5 0,8 0,6 0,3 0,2

×