Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ chủ đề THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM PHÁI SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.79 KB, 15 trang )

BÁO CÁO
THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM PHÁI SINH
THÁNG 11/2012
Giáo viên hướng dẫn: Hồ Viết Tiến
Nhóm thực hiện: Nhóm 5, Lớp Ngân hàng Đêm 4 K21.
1. Nguyễn Ngọc Ngân Hà
2. Phạm Thị Ngọc Phương
3. Phạm Thị Ngọc Trân
4. Lê Phượng Vân

Báo cáo này xem xét sự phát triển tại các thị trường phái sinh trên toàn cầu. Ngành công
nghiệp này đã trải qua cải cách trong những năm gần đây, nhưng với kế hoạch điều tiết sau
khủng hoảng vẫn chưa được thực hiện trong những năm gần đây, có những lo ngại về việc
đạt được một sự cân bằng giữa tạo ra thị trường an toàn và chi phí cho việc tham gia vào
các thị trường này. Một sự cân bằng như vậy sẽ đảm bảo rằng các thị trường tiếp tục hoạt
động trên cơ sở hiệu quả về mặt kinh tế, đặc biệt liên quan đến việc quản lý các rủi ro kinh
doanh.
Xu hướng của thị trường phái sinh trên toàn thế giới đã diễn biến bất thường từ năm 2008:
giao thương được phục hồi trong năm 2010 và 2011 nhưng có khả năng sẽ giảm trong năm
2012. Khung biến động thu nhập ròng của ngân hàng Anh từ sản phẩm phái sinh đóng góp
tỷ lệ lớn vào thặng dư thương mại của các dịch vụ tài chính Anh.

Thị trường phái sinh T11/2012 1/15
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH GIAO DỊCH
Thị trường toàn cầu: Sản phẩm phái sinh cung cấp cho người sử dụng cả hai loại dịch vụ
tài chính và phi tài chính với các công cụ nhằm quản lý các rủi ro kinh doanh. Tương tự các
dịch vụ tài chính khác, hệ thống sản phẩm phái sinh đã trải qua cải cách sau cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008. Các nhà cung ứng và người sử dụng liên tục quan tâm đến các
công cụ tài chính phái sinh từ năm 2008 cùng với kế hoạch thay đổi các quy định trong thời
kỳ sau khủng hoảng vẫn còn được thực hiện, đã đạt được một sự cân bằng như đã nêu trong
phần giới thiệu ở trên.


Thị trường phái sinh OTC: Giá trị danh nghĩa của các hợp đồng phái sinh đang lưu hành
trên thị trường OTC đã giảm 8% xuống còn 648 nghìn tỷ USD tại thời điểm sáu tháng cuối
năm 2011. Giá trị danh nghĩa vẫn duy trì ở mức cao 673 nghìn tỷ USD tương đương thời kỳ
trước khủng hoảng vào tháng 06/2008. (Chart 1, Table 1). Giá trị danh nghĩa duy trì tương
đối ổn định kể từ cuối năm 2008 trái ngược với thời kỳ tăng trưởng bền vững của sản phẩm
phái sinh trên thị trường OTC trong vòng 15 năm trước đó. Các xu hướng gần đây được kết
nối với nhau theo hướng chuyển dịch theo mạng lưới và theo đối tác thanh toán bù trừ của
một số dạng hợp đồng, đặc biệt là CDS, sau những lo ngại về rủi ro hệ thống gây ra bởi một
số sản phẩm phái sinh OTC. Tổng giá trị rủi ro các hợp đồng trên thị trường đạt mức cao
nhất là 35,3 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2008, giảm xuống còn 19,5 nghìn tỷ USD vào
tháng 6/2011 trước khi đạt 27,3 nghìn tỷ USD vào tháng 12/2011.
Vương quốc Anh giữ vị trí trung tâm của hệ thống giao dịch phái sinh OTC toàn cầu, với tỷ
trọng 46% giá trị giao dịch sản phẩm phái sinh lãi suất OTC trong khảo sát tháng 4/2010
(Chart 2). Mỹ chiếm hơn 24% giá trị giao dịch, các thị trường lớn nhất tiếp theo là Pháp và
Nhật Bản. Giá trị giao dịch ngày càng tập trung vào thị phần của 10 doanh nghiệp lớn nhất
ở Anh, tăng từ 71% năm 2001 lên 92% trong năm 2010.
Sản phẩm phái sinh lãi suất vẫn là nền tảng của thị trường phái sinh OTC, chiếm 78% giá trị
danh nghĩa toàn cầu. Tỷ trọng các sản phẩm phái sinh khác bao gồm các hợp đồng ngoại
hối chiếm hơn 10% và hoán đổi rủi ro tín dụng chiếm 4,4%, đã giảm so với mức 7,0% trong
năm 2008. Xét về giá trị danh nghĩa, đồng Euro là đơn vị tiền tệ giao dịch trong các sản
phẩm phái sinh lãi suất đơn tệ lớn nhất, chiếm 36,6% vào cuối năm 2011; tiếp theo sau là
đồng Đô la Mỹ với 32,1%. Các loại tiền tệ giao dịch lớn khác là đồng Yên Nhật Bản 13,3%,
đồng Bảng Anh 8,6%.
Các sản phẩm phái sinh vận chuyển hàng hóa đã được thiết lập vững chắc trong thập kỷ
qua: được kinh doanh bởi số lượng nhà môi giới tàu biển tại Anh lên đến hơn 1,3 triệu lô
giao dịch trong năm 2010 và giảm xuống 1,2 triệu lô vào năm 2011. Số lượng người tham
gia trong các sản phẩm phái sinh năng lượng tăng trưởng mạnh mẽ trong giá trị giao dịch
các sản phẩm phái sinh OTC, tăng 56% lên 921 tỷ USD trong 1 năm tính đến tháng 6/2011.
Thị trường phái sinh T11/2012 2/15
Thị trường phái sinh niêm yết: giá trị giao dịch tăng 20% trong năm 2010 và 9% trong

năm 2011, đạt 2.160 nghìn tỷ USD, phục hồi từ mức thấp 1.662 nghìn tỷ USD trong năm
2009. Sự sụt giảm giá trị giao dịch hàng quý khoảng 425 nghìn tỷ USD trong 3 quý, từ Q4
2011 đến Q2 2012, nếu duy trì, kết quả sẽ giảm 20% trong giá trị giao dịch trong cả năm
2012 (Chart 3). Dựa trên giá trị giao dịch danh nghĩa, các sàn giao dịch lớn nhất trên thế
giới là CME Group, NYSE Liffe và Eurex.
London có vai trò quan trọng trên thị trường niêm yết sản phẩm phái sinh toàn cầu. Có
1.603 triệu hợp đồng được giao dịch trên thị trường phái sinh tại Anh trong năm 2011 hầu
như tương đương mức 1.604 triệu trong năm 2010. Khối lượng giao dịch trên các sàn giao
dịch Vương quốc Anh là xuống đến 749m trong nửa đầu năm 2012. Trong khi khối lượng
giao dịch tại NYSE Liffe nhiều khả năng sẽ giảm trong năm nay, cả hai sàn ICE Futures
Europe và London Metal Exchange có thể đạt số lượng hợp đồng giao dịch cao hơn trong
năm 2012 nếu tình hình giao dịch trong quý cuối duy trì mức khả quan như trong chín tháng
đầu năm nay.
NYSE Liffe dẫn đầu trong giao dịch các hợp đồng ngắn hạn lãi suất đồng Euro (STIRs),
chiếm 97% doanh thu sàn NYSE Liffe. Hơn 90% kinh doanh quốc tế trong hợp đồng tương
lai kim loại màu được giao dịch tại Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn. ICE Futures Europe
dẫn đầu trong giao dịch điện tử toàn cầu các sản phẩm năng lượng. Sàn European Climate
Exchange, một phần của ICE Futures Europe, là thị trường trao đổi carbon hàng đầu ở châu
Âu đối với các hợp đồng tương lai và quyền chọn. CME Group, đã hoạt động tại London
trong hơn 30 năm, đang tìm cách củng cố vị thế của mình sau khi chi nhánh FSA thiết lập
một trụ sở tại thị trường phái sinh London.
Doanh thu ròng của các ngân hàng Anh từ giao dịch các sản phẩm phái sinh với khách
hàng ở nước ngoài đạt 10 tỷ bảng trong năm 2011, chiếm hơn 1/5 doanh số giao dịch dịch
vụ tài chính của Vương quốc Anh với hơn 46.7 tỷ bảng trong năm này.
CẢI CÁCH TOÀN CẤU QUY ĐỊNH CỦA THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM PHÁI SINH
Cuộc khủng hoảng tài chính đã tạo ra một sự thay đổi chuyên sâu các quy định và tiêu
chuẩn an toàn nhằm giảm thiểu nguy cơ thất bại của các công ty, nâng cao yêu cầu về vốn,
tăng cường quản trị, và giúp cho thị trường có thể đứng vững trước những cú sốc. Hệ thống
phái sinh đã công nhận các tiêu chuẩn mang tính toàn cầu trong quy tắc và từ đó hỗ trợ các
cải cách nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường và giảm rủi ro hệ thống. Tuy nhiên, hệ

thống này đã lặp lại mối quan tâm của De Larosière Group rằng việc chạy theo quá nhiều
quy định sẽ làm chậm đổi mới tài chính và từ đó làm giảm mức tăng trưởng kinh tế xét
trong nền kinh tế rộng lớn hơn.
Thị trường phái sinh T11/2012 3/15
Trong bối cảnh này, hệ thống này liên quan đến việc thực hiện các quy định EU khác nhau
mà khởi đầu đưa ra một lịch trình cho các nhà cung cấp và người sử dụng các sản phẩm
phái sinh sẽ phức tạp, tốn kém, nặng nề và sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản thị trường,
tính năng và sự lựa chọn. Các công ty toàn cầu cũng sẽ có các yếu tố trong phạm vi tác
động của Đạo luật Dodd-Frank Mỹ đến các hoạt động bên ngoài nước Mỹ, và nhiều khả
năng chịu ảnh hưởng bởi pháp luật của các nước khác nơi họ đang tiến hành kinh doanh.
Ưu tiên cho các nhà cung cấp và người sử dụng các sản phẩm phái sinh dù có hay không có
cơ cấu quản lý mới sẽ đạt được một sự cân bằng đích thực giữa một bên là các giải pháp ổn
định thị trường và, mặt khác, nhằm đảm bảo cho người sử dụng đủ sự đa dạng và lựa chọn
trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ quản lý rủi ro với chi phí hợp lý: là chìa khóa
để khuyến khích tăng trưởng kinh tế và phục hồi mậu dịch.
Các nhà chức trách đang nghiên cứu việc nhân rộng các điểm mạnh của danh mục thị
trường các sản phẩm phái sinh trên thị trường OTC. Những điểm mạnh này bao gồm minh
bạch giá, điều hành đa phương, và thanh toán bù trừ giữa các đối tác trung tâm. Tuy nhiên,
điều quan trọng là các cải cách không ảnh hưởng đến vai trò quan trọng của thị trường OTC
trong việc giúp các công ty quản lý rủi ro tiềm ẩn phức tạp của mình và tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển các hợp đồng và thị trường mới; trong việc cung cấp môi trường nhỏ và
đặc trưng hơn, không phù hợp để thực hiện điều hành đa phương, có thể tồn tại và phát
triển; và trong việc cung cấp các giải pháp quản lý rủi ro tùy chọn đối với những rủi ro cụ
thể trên cơ sở chi phí hiệu quả và quy định quản lý tốt.
Thị trường phái sinh T11/2012 4/15
TỔNG QUAN CÁC KHÍA CẠNH CỦA THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH
Dữ liệu thị trường phái sinh OTC toàn cầu chủ yếu được thu thập ra từ thống kê của Bank
for International Settlements (BIS) thông qua khảo sát định kỳ 6 tháng những người tham
gia trên các thị trường chính, và định kỳ ba năm đối với ngân hàng trung ương.
I. Khảo sát định kỳ 6 tháng của BIS đ1ôi với thành viên của các thị trường lớn

Về quy mô thị trường: Các chỉ số của hoạt động trên thị trường OTC đã chỉ ra các xu
hướng khác nhau trong những năm gần đây:
● Giá trị danh nghĩa: Như đã đề cập trong phần tổng quan, tổng giá trị danh nghĩa của hợp
đồng phái sinh OTC đang lưu hành giảm 8% từ 707 nghìn tỷ USD vào tháng 6/2011 xuống
còn 648 nghìn tỷ USD vào tháng 12/2011, mặc dù trước đó có bước nhảy vọt trong nửa đầu
năm 2011 từ 601 nghìn tỷ USD vào tháng 12/2010 (Chart 1). Vào cuối năm 2011, giá trị
danh nghĩa vẫn duy trì mức 672 nghìn tỷ đô la trong năm 2008.
Thị trường phái sinh T11/2012 5/15
● Giá trị rủi ro các hợp đồng trên thị trường:
Tổng giá trị rủi ro của thị trường phái sinh
OTC đã giảm 45% xuống còn 19,5 nghìn tỷ
USD vào giữa năm 2011 từ mức cao nhất 35
nghìn tỷ USD vào cuối năm 2008, trước khi
tăng 40% lên 27,3 nghìn tỷ USD vào trong
nửa cuối năm 2011 (Chart 4).
● Giá trị rủi ro sau khi bù trừ giữa các bên:
giá trị rủi ro sau bù trừ có xu hướng chuyển
dịch theo tổng giá trị rủi ro thị trường. Rủi ro
sau bù trừ giảm 41% từ mức cao nhất 5,0
nghìn tỷ USD vào cuối năm 2008 xuống còn
3,0 nghìn tỷ USD trong tháng 6/2011 trước
khi tăng 31% lên mức 3,9 nghìn tỷ USD vào
cuối năm 2011 (Chart 4).
Theo các loại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường: Phái sinh lãi suất chiếm đa số
hoạt động giao dịch trên thị trường phái sinh OTC dựa trên giá trị danh nghĩa. Tỷ trọng giá
trị danh nghĩa của phái sinh lãi suất đã tăng từ 72% vào cuối năm 2008 đến 78% vào cuối
năm 2011 (Table 2). Tỷ trọng của sản phẩm phái sinh dựa trên các hợp đồng ngoại hối đã
nhích lên khoảng từ 8% đến 10% so với cùng kỳ. Tỷ trọng của hợp đồng hoán đổi rủi ro tín
dụng (CDS) giảm hơn một phần ba từ 7,0% xuống còn 4,4% trong giai đoạn từ 2008 đến
2011. Tỷ trọng của các sản phẩm phái sinh gắn với vốn tương đối ổn định ở mức khoảng

1% trong những năm gần đây, trong khi tỷ trọng của hàng hóa đã bị đẩy xuống còn 0,5%.
Thị trường phái sinh T11/2012 6/15
Theo cấu trúc đơn vị tiền tệ giao dịch: Đồng Euro và đồng Đô la Mỹ được sử dụng rộng
rãi trong các giao dịch phái sinh lãi suất đơn tệ với tỷ trọng tương ứng 36,6% và 32.1%
trong tháng 12/2011 (Table 3). Tỷ trọng của cả hai loại tiền tệ này đã giảm nhẹ trong những
năm gần đây, trong khi đồng Bảng Anh tăng từ 6,8% lên 8,6% trong ba năm tính đến tháng
12/2011. Các loại tiền tệ chính khác là đồng Yên Nhật Bản với 13,3%: Krona Thụy Điển và
Franc Thụy Sĩ chỉ chiếm hơn 1% và các loại tiền tệ còn lại là 5,9%, tăng từ mức 4,4% của
ba năm trước đó.
II. Khảo sát định kỳ 3 năm của BIS đối với các ngân hàng trung ương: (Tháng 4/2010,
đợt khảo sát tiếp theo sẽ vào tháng 4/2013)
Sáu cuộc khảo sát định kỳ 3 năm trên toàn thế giới đã được thực hiện từ năm 2005, gần đây
nhất vào tháng 4/2010, dự kiến cuộc khảo sát tiếp theo sẽ thực hiện vào tháng 4/2013. Giá
trị giao dịch bình quân hàng ngày trên toàn cầu của sản phẩm phái sinh lãi suất OTC tăng
24% trong giai đoạn từ tháng 4/2007 đến tháng 4/2010, sự tăng trưởng lớn này dường như
cũng đã xảy ra trong nửa đầu giai đoạn này, như giá trị danh nghĩa chỉ ra rằng việc giao
dịch đạt đến đỉnh cao trong nửa cuối năm 2008. Khảo sát định kỳ 3 năm thực hiện trong
tháng 4/2010 đã được thu hẹp chỉ còn tập trung vào phái sinh lãi suất OTC, nhưng với tỷ
Thị trường phái sinh T11/2012 7/15
trọng chiếm ¾ thị trường tất cả sản phẩm phái sinh OTC dựa trên giá trị danh nghĩa, đưa ra
một chỉ số tổng thể tốt về các xu hướng trong tổng doanh thu sản phẩm phái sinh OTC.
Vị trí địa lý: kinh doanh quốc tế sản phẩm phái sinh lãi suất OTC tập trung rất nhiều ở Anh
và Mỹ, theo kết quả điều tra BIS (Table 4). Tỷ trọng của Vương quốc Anh trong giá trị giao
dịch toàn cầu tiếp tục tăng từ 44,0 % năm 2007 lên 45,8% trong tháng 4/2010. Thị phần của
Vương quốc Anh đã tăng 10% so với mức 35,2% vào năm 2001. Tỷ trọng của Mỹ tương
đối ổn định vào khoảng 24% trong ba cuộc khảo sát từ năm 2004 mặc dù cao hơn hơn 17%
trong năm 2001. Các trung tâm chính khác trong năm 2010 là Pháp chiếm 7%, Nhật Bản,
Thụy Sĩ và Singapore chiếm khoảng 3% mỗi nước. Tỷ trọng của Đức giảm hơn một nửa từ
4,2% còn 1,8%.
Đối tượng tham gia thị trường: Điểm nổi bật trong phân tích theo đối tượng tham gia thị

trường toàn cầu là sự gia tăng hơn nữa tỷ trọng của các tổ chức phi tài chính từ 5% trong
năm 2001 lên 9% trong năm 2007 và 11% trong năm 2010 (Chart 5). Các định chế tài chính
chính đại diện cho 13 nền kinh tế lớn có sự sụt giảm tỷ trọng từ 47% xuống còn 44% trong
giai đoạn 2007-2010, trong khi các tổ chức tài chính khác ổn định hơn, chiếm khoảng 45%.
Trong khi các tổ chức phi tài chính càng ngày càng tăng trưởng nổi bật ở Anh, sự tăng
trưởng trong tỷ trọng của các định chế tài chính lớn của Anh chiếm từ 50% đến 54% của giá
trị danh nghĩa của Anh có xu hướng ngược với thị trường toàn cầu. Căn cứ vào đó cho thấy
Vương quốc Anh chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị giao dịch, cho thấy Anh có thể chiếm hơn
Thị trường phái sinh T11/2012 8/15
một nửa khối lượng giao dịch toàn cầu giữa các nhà định chế tài chính lớn, phản ánh bản
chất toàn cầu của thị trường tài chính ở London.
III. Các sản phẩm khác trên thị trường phái sinh OTC:
Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS):
Trong CDS, một bên cam kết thanh toán cho
một bên khác một khoản phí cố định trong trao
đổi để đảm bảo rằng nếu một trái phiếu khi vỡ
nợ sẽ được mua lại. Một sự kết hợp mạng lưới,
tập trung thanh toán bù trừ và giảm sút góp
phần làm giảm 48% trong giá trị danh nghĩa
các hợp đồng CDS đang lưu hành trên toàn thế
giới từ 58 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2007
xuống còn 30,3 nghìn tỷ USD vào cuối tháng
6/2010. Xu hướng giảm sút trong giá trị danh
nghĩa của CDS vẫn tiếp tục, giảm còn 28,6
nghìn tỷ USD trong vòng 18 tháng cho đến hết
năm 2011 (Chart 7). Sự suy giảm trong giá trị
thị trường toàn cầu của CDS thậm chí còn
nhiều hơn, giảm gần 3/4 từ 5,12 nghìn tỷ USD
vào cuối năm 2008 xuống 1,34 nghìn tỷ USD vào giữa năm 2011, mặc dù nửa quý sau tăng
lên 1,59 nghìn tỷ USD vào tháng 12/2011.

Thị trường phái sinh T11/2012 9/15
Sản phẩm phái sinh vận chuyển: Một số lượng lớn nhà ký gửi hàng hóa Anh đã đang sử
dụng các sản phẩm phái sinh vận chuyển hàng hóa để tự bảo hiểm hoặc nắm trước xu
hướng giá cước vận tải. Theo Baltic Exchange ước tính, số lượng lô giao dịch như Hợp
đồng kỳ hạn vận tải (Forward Freight Agreements - FFAs) trên thị trường phái sinh OTC đã
giảm từ mức cao nhất 2,1 triệu lô trong năm 2008 xuống khoảng 1,4 triệu lô trong năm
2009 và 2010, và còn 1,3 triệu lô trong năm 2011 (Chart 8). Trong năm 2012, khối lượng
giao dịch là 0,75 triệu lô trong tám tháng từ tháng 8, như vậy là có khả năng chỉ đạt 1,2 triệu
lô trong cả năm 2012.
Thị trường hàng hóa khô, chẳng hạn ngũ cốc và than đá, đã chiếm chỉ hơn 3/4 số lượng hợp
đồng giao dịch kể từ năm 2009, với giao dịch tàu chở dầu, chủ yếu là dầu, chiếm phần còn
lại. Giao dịch phái sinh sản phẩm khô chiếm tỷ trọng lớn là do có tỷ trọng chi phí vận
chuyển trong tổng chi phí của thị trường hàng hóa cao hơn.
Thị trường phái sinh T11/2012 10/15
Sản phẩm phái sinh năng lượng: Có rất nhiều người hiện chủ động tham gia kinh doanh
các công cụ phái sinh tài chính liên quan đến năng lượng, bao gồm các nhà sản xuất dầu mỏ
và khí đốt, các sản phẩm phụ trội, các nhà máy lọc dầu và các ngành công nghiệp tiêu dùng
khác, các ngân hàng đầu tư và các quỹ đầu cơ. Cuộc khảo sát hàng năm của FSA đối với
các công ty môi giới trên thị trường năng lượng trong 1 năm tính đến cuối tháng 7/2011 cho
thấy rằng, ngoài ngoại lệ trong giao dịch phái sinh liên quan đến khí thải và năng lượng của
Vương quốc Anh, cả hai khối lượng và giá trị giao dịch đều tăng trong 6 nhóm hàng hóa
được khảo sát (Table 5).
Khối lượng giao dịch năng lượng và khí đốt Châu Âu và khí đốt Vương quốc Anh đều tăng
chỉ hơn 1/4 trong cuộc khảo sát hàng năm mới nhất trong khi khối lượng giao dịch than đã
tăng 2%, khí thải giảm 13% và năng lượng của Anh giảm 29%. Qua việc tăng giá, từ
khoảng 15% đối với khí đốt và khí thải Châu Âu đến 60% đối với năng lượng của Anh,
đóng góp vào giá trị đang ngày càng tăng trưởng của thị trường phái sinh năng lượng, đã
tăng 56% từ 592 tỷ USD trong năm 2010 lên 921 tỷ USD trong năm 2011.
SÀN GIAO DỊCH SẢN PHẨM PHÁI SINH
Giao dịch trao đổi quốc tế

Việc so sánh dựa trên giá trị danh nghĩa của doanh thu cho thấy chỉ số hầu như chính xác về
khối lượng giao dịch, mặc dù giao dịch quốc tế dễ so sánh dựa trên cơ sở của số lượng hợp
Thị trường phái sinh T11/2012 11/15
đồng giao dịch hơn. Tuy nhiên, việc so sánh dựa trên số lượng hợp đồng có thể chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi kích thước hợp đồng được lựa chọn tùy sàn giao dịch. Kích thước hợp
đồng nhỏ tăng số lượng hợp đồng được giao dịch, là điểm đặc trưng của các sàn giao dịch ở
Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico và Brazil, trong đó tài khoản cá nhân chiếm lượng tỷ trọng giao
dịch lớn.
Giá trị danh nghĩa: của thị trường niêm yết phái sinh ở mức 57 nghìn tỷ USD, ít hơn 1/10
của thị trường phái sinh OTC.
Giá trị giao dịch: Giá trị giao dịch tăng 20% trong năm 2010 và tăng 9% trong năm 2011,
đạt 2.160 nghìn tỷ USD, từ mức thấp điểm 1.662 nghìn tỷ USD trong năm 2009. Giá trị
giao dịch đã được khôi phục gần với thời điểm cao nhất trước đó là 2.287 nghìn tỷ USD
trong năm 2007 (Chart 9). Giá trị giao dịch hàng quý đã giảm từ khoảng 580 nghìn tỷ USD
trong 3 quý đầu năm 2011 xuống còn trong khoảng từ 418 nghìn tỷ USD đến 428 nghìn tỷ
Thị trường phái sinh T11/2012 12/15
USD trong 3 quý từ quý 4/2011 đến quý 2/2012 (Chart 3). Nếu giao dịch được duy trì ở
mức độ này, tổng giá trị giao dịch cả năm của sàn giao dịch có thể là thấp hơn 20% trong
năm 2012.
Giá trị giao dịch của sàn giao dịch sản phẩm phái sinh tập trung chủ yếu từ Bắc Mỹ và Châu
Âu, chiếm khoảng 90% giao dịch theo giá trị trong những năm gần đây. Theo dữ liệu của
BIS, 50% Giá trị giao dịch trong năm 2011 đến từ sàn giao dịch Bắc Mỹ, 38% từ châu Âu,
10% từ Châu Á/Thái Bình Dương và 2% tại các khu vực khác của thế giới (Chart 9).
Sàn giao dịch lớn nhất là CME Group, bao
gồm Chicago Mercantile Exchange, Chicago
Board of Trade và New York Mercantile
Exchange. Sàn NYSE Liffe lớn thứ hai dựa
trên giá trị giao dịch, tiếp theo là Eurex (Chart
10).
Thị trường phái sinh T11/2012 13/15

Số lượng hợp đồng giao dịch: Số lượng các hợp đồng được thực hiện thông qua các sàn
giao dịch sản phẩm phái sinh trên toàn thế giới tăng 11% lên mức kỷ lục 25,0 tỷ hợp đồng
trong năm 2011 từ mức 22,4 tỷ trong năm 2010 (Table 6). Nửa đầu năm 2012 đã chứng
kiến sự sụt giảm trong số lượng giao dịch còn 11,0 tỷ hợp đồng, do đó tính hết năm, số
lượng hợp đồng giao dịch có thể giảm hơn 10% so với năm 2011.
Dựa vào địa điểm sàn giao dịch, Mỹ chiếm 33% số lượng hợp đồng giao dịch trong năm
2011, tiếp theo là Hàn Quốc 16%, Ấn Độ 15% và Đức 8%. Sàn giao dịch tại Anh tăng 6%
(Table 6). Giao dịch phát triển nhanh chóng tại các thị trường mới nổi, với thị phần của các
hợp đồng giao dịch toàn cầu trên các sàn giao dịch tại các nền kinh tế BRIC tăng từ 10%
năm 2005 lên 30% trong năm 2011.
Korea Futures Exchange, với 3,9 tỷ hợp đồng là sàn giao dịch lớn nhất dựa trên số lượng
hợp đồng (Table 7). Theo sau đó là CME Group đạt 2,8 tỷ, National Exchange of India 2,2
Thị trường phái sinh T11/2012 14/15
tỷ, và Eurex 2,0 tỷ. Về sản giao dịch tại Anh, NYSE Liffe lớn thứ sáu dựa trên số lượng hợp
đồng, trong khi ICE Futures Europe đứng thứ 21 và London Metal Exchange đứng thứ 27.

Thị trường phái sinh T11/2012 15/15

×