Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận môn thị trường tài chính QUẢN LÝ QUỸ FUND MANAGEMENT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.51 KB, 21 trang )

Giảng viên : TS. Hồ Viết Tiến
Lớp : Ngân hàng Đêm 4 – K21
Nhóm thực hiện :
1. Nguyễn Thị Châu Loan
2. Nguyễn Thị Cẩm Tú
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HỆ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BỘ MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ














Đề tài thuyết trình:
QUẢN LÝ QUỸ
FUND MANAGEMENT
TP. Hồ Chí Minh, 11/2012
Nhóm 4-NH Đêm- K21
1
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
QUẢN LÝ QUỸ


FUND MANAGEMENT
A. TÓM TẮT
UK là trung tâm quản lý quỹ lớn nhất ở Châu Âu, chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ
xét về phạm vi toàn cầu. Ngành công nghiệp quản lý quỹ ở Anh phục vụ một
lượng lớn các khách hàng trong nước và nước ngoài và thu hút những quỹ lớn ở
nước ngoài. London là trung tâm quản lý quỹ quốc tế dẫn đầu.
Những tài sản truyền thống dưới sự quản lý của các công ty quản lý quỹ quốc tế đã
tăng nhẹ trong năm 2011 đến mức kỷ lục 79.80 nghìn tỷ đô la (biểu đồ 1 và 2).
The CityUK ước tính rằng các quỹ gia tăng trên mức 5% trong 3 quý đầu tiên
năm 2012 đến mức 84.1 nghìn tỷ đô la và có thể tăng trưởng đến mức 85.2 nghìn
tỷ đô la vào cuối năm. Tài sản hưu trí chiếm khoẳng 40% tổng các quỹ, phần còn
lại chia đều cho quỹ tương hỗ và quỹ bảo hiểm. Cùng với các quỹ truyền thống
(quỹ đầu tư quốc gia, quỹ đầu cơ, quỹ cổ phiếu không niêm yết và quỹ hoán đổi
danh mục) và quỹ kinh doanh tài sản cá nhân, tài sản của những công ty quản lý
quỹ quốc tế ước tính khoảng 120 nghìn tỷ đô la.
Mỹ duy trì nguồn của các quỹ lớn nhất trong năm 2011, chiếm gần phân nửa các
tài sản quản lý truyền thống khoảng hơn 36 nghìn tỷ. Anh là trung tâm lớn thứ 2
thế giới và lớn nhất ở Châu Âu chiếm khoảng 8% tổng số giao dịch toàn cầu
(bảng 1), tương đương với Nhật Bản cũng chiếm khoảng 8% trong tổng số.
Nhóm 4-NH Đêm- K21
2
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
B. QUẢN LÝ QUỸ TOÀN CẦU
Theo theCityUK ước tính, tổng tài sản của ngành kinh doanh quản lý quỹ khoảng
118 nghìn tỷ vào cuối năm 2011, tăng nhẹ so với 1 năm trước (biểu đồ 1).
Tổng tài sản của ngành quản lý quỹ toàn
cầu bao gồm:
• Các quỹ truyền thống -
Conventional funds (quỹ hưu trí,
quỹ tương hỗ, và các công ty bảo

hiểm) tổng cộng 79.8 nghìn tỷ đô la
Mỹ vào cuối năm 2011. TheCityUK
ước tính số tài sản đó đã gia tăng
lên mức 84.1 nghìn tỷ đô la Mỹ vào
chín tháng đầu năm 2012.
• Các quỹ phi truyền thống -
Alternative funds (quỹ đầu cơ, quỹ
cổ phiếu không niêm yết, quỹ hoán đổi danh mục và quỹ đầu tư quốc gia )
với hơn 10 nghìn tỷ đô la tài sản.
• Quỹ đầu tư tài sản cá nhân- Private wealth funds với 42 nghìn tỷ đô la Mỹ
tài sản. khoảng 1/3 trong số đó là sự kết hợp của các phương thức quản lý
đầu tư khác.
Nhóm 4-NH Đêm- K21
3
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
Sự gia tăng nhỏ trong tài sản quản lý vào năm 2011, cho thấy 1 sự sụt giảm
trong mức tăng trưởng mạnh mẽ đã thấy ở 2 năm trước đó, là do sự sụt giảm lớn
trong thị trường vốn trong nửa cuối năm và khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Mặc
dù một số quỹ đưa ra những công cụ mà giảm thiểu tổn hại trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế, nói chung, ngành quản lý quỹ đã phục hồi nhanh chóng từ sự sụt
giảm trong tài sản quản lý từ lúc bắt đầu của cuộc khủng hoảng tín dụng. Phần lớn
sự phục hồi đến từ những hoạt động của thị trường hơn là nhờ vào những dòng
vốn mới.
I. CONVENTIONAL FUNDS – QUỸ TRUYỀN THỐNG
Quỹ truyền thống của ngành
quản lý tài sản toàn cầu đã tăng nhẹ
trong năm 2011 đạt tới mức kỷ lục
79,8 nghìn tỷ USD. Theo TheCityUK
ước tính mức tăng 5% trong ba quý
đầu tiên ủa năm 2012 lên đến 84,1

nghìn tỷ USD và có thể tăng tới
khoảng 85,2 nghìn tỷ USD vào cuối
năm nay. Tài sản của quỹ hưu trí
chiếm gần 40% tổng số, phần còn lại
quỹ tương hỗ và các quỹ bảo hiểm
gần như bằng nhau (Biểu đồ 2, Bảng
1).
Theo số liệu cuối năm 2011, Hoa
Kỳ là nước có mức quỹ truyền thống
thuộc quản lý lớn nhất so với các
nước khác, chiếm gần một nửa so với
tổng số của thế giới. Tiếp theo là Anh
với 8,3% , rồi đến Nhật Bản (7,6%)
Nhóm 4-NH Đêm- K21
4
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
và Pháp (2,8%). Bảng xếp hạng dựa trên nguồn gôc tài sản đã làm giảm thứ hạng
của nướcAnh vì phần lớn giá trị của các quỹ được quản lý ở Anh là đại diện cho
các khách hàng nước ngoài. Số lượng quỹ được quản lý tại Anh là lớn nhất châu
Âu. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã thể hiện mức độ tăng trưởng mạnh nhất
trong những năm gần đây. Nhiều công ty quản lý quỹ đã bắt đầu quan tâm nhiều
hơn đến các nước như Trung Quốc và Ấn Độ vì tiềm năng tăng trưởng tại các
nước này rất lớn.
Trong các nước, Anh có tỷ lệ các quỹ so với GDP cao nhất (272% vào năm 2011),
tiếp theo là Mỹ (241%).Trung bình toàn cầu là 116% (Biểu đồ 3).
1. Quỹ hưu bổng - Pension
funds
1
:
Tài sản quỹ hưu bổng toàn cầu

đạt $31,5 nghìn tỷ vào cuối năm 2011
theo ước tính của TheCityUK dựa
trên dữ liệu OECD
2
. Mỹ vẫn là thị
trường lớn nhất với $17,6 nghìn tỷ,
gần 60% so với tổng giá trị thế giới.
Anh là trung tâm lớn thứ hai với 10%
so với tổng giá trị thế giới, tiếp theo
là Nhật Bản và Hà Lan với mỗi nước
khoảng 5%. Khối lượng lớn tài sản hưu bổng ở Mỹ đã phản ánh quy mô to lớn của
thị trường nội địa. Hệ thống lương hưu của nước Anh với tài sản tương đương với
123% GDP trong năm 2011, lớn hơn so với hầu hết các nền kinh tế lớn của châu
Âu khác.
2. Quỹ bảo hiểm- Insurance funds:
1
Xem định nghĩa quỹ hưu trí ở phần phụ lục
2
Tham khảo phụ lục
Nhóm 4-NH Đêm- K21
5
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
TheCityUK ước tính các công ty bảo hiểm đã nắm giữ khoảng $ 24,4 nghìn tỷ
của các quỹ vào cuối năm 2011. Khoảng bốn phần năm so với tổng số là từ chính
sách bảo hiểm dài hạn và phần còn lại là từ các chính sách chung, chẳng hạn như
sức khỏe, tài sản và bảo hiểm tai nạn. Trong thập kỷ qua, quỹ bảo hiểm đã tăng
trưởng nhanh ở châu Âu hơn là ở Mỹ. Quỹ bảo hiểm nhân thọ cũng tăng trưởng
nhanh hơn so với phi nhân thọ. Các công ty quản lý quỹ bảo hiểm tại Anh đạt
khoảng $,8 nghìn tỷ, cao hơn so với bất kỳ quốc gia châu Âu khác.
3. Quỹ tương hỗ -Mutual Funds

3
:
Tài sản của các quỹ tương hỗ tăng
giảm 4% trong năm 2011 đến $23,8
nghìn tỷ. Sau một khởi đầu tăng
trưởng mạnh mẽ, các quỹ này đã
giảm trong quý thứ ba nguyên nhân
chủ yếu là do kết quả của sự sụt giảm
trong thị trường chứng khoán trong
giai đoạn đó (Biểu đồ 4). Nửa năm
đầu 2012 giá trị tài sản của quỹ tăng
đến $24,7 nghìn tỷ vào cuối tháng
sáu. Hầu hết các quỹ tương hỗ được
quản lý tại một vài quốc gia. Mỹ là
nguồn quỹ lớn nhất chiếm một nữa giá trị tài sản quỹ tương hỗ thế giới. Quỹ tương
hỗ của Anh cũng giảm trong năm 2011, giảm 4% tương ứng đến $ 817 tỷ. Các
trung tâm quỹ tương hỗ quan trọng khác bao gồm Pháp, Luxembourg, Úc, Ý và
Nhật Bản
Khách hàng tổ chức chiếm phần lớn trong quỹ. Có những khác biệt đáng kể giữa
các nước trong tỷ lệ nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư bán lẻ. Ví dụ ở Pháp, khu
3
Xem định nghĩa quỹ tương hỗ ở phần phụ lục
Nhóm 4-NH Đêm- K21
6
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
vực bán lẻ chiếm hơn một nửa giá trị quỹ. Mặt khác, các nhà đầu tư tổ chức lại là
nguồn lớn nhất của các quỹ ở Mỹ, Anh và Nhật Bản.
II. ALTERNATIVE FUNDS – QUỸ PHI TRUYỀN THỐNG:
Quỹ phi truyền thống: đạt hơn $10 nghìn tỷ vào cuối năm 2011. Quỹ bao
gồm: quỹ đầu cơ (hedge funds), quỹ cổ phiếu không niêm yết (Private Equity

Funds – PEF, qũy hoán đổi danh mục (Exchange Traded Fund – ETF) và quỹ kinh
doanh tài sản quốc gia (Sovereign Wealth Funds– SWF) (các chủ đề này được bao
quát chi tiết hơn trong các báo cáo khác của TheCityUK).
1. Hedge funds – Quỹ
Hedge - quỹ đầu cơ
4
: giá trị tài sản
quản lý của quỹ này đạt 1.902 tỷ
USD tại cuối năm 2011 (Biểu đồ 5).
Mặc dù giảm 3% so với năm trước
nhưng sau hai năm tăng trưởng liên
tiếp tài sản của quỹ đã tăng khoảng
1/4. Tài sản vẫn dưới mức đỉnh của
năm 2007 nhưng tổng thể đã tăng
237% trong thập kỷ qua. Số lượng
các quỹ đầu tư đạt hơn 9.800 vào
cuối năm 2011, với những quỹ mới
ra đời đã vượt qua khả năng thanh
toán của quỹ cho năm thứ hai liên
tiếp. Số liệu trong nửa năm đầu
4
Tham khảo thêm về quỹ đầu cơ tại phần phụ lục
Nhóm 4-NH Đêm- K21
7
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
2012 cho thấy các quỹ đầu tư toàn cầu đã tiếp tục tăng trưởng với mức 5% trong
tài sản trong giai đoạn này.
London là trung tâm tập trung các nhà quản lý quỹ đầu cơ lớn thứ hai sau New
York. Trong năm 2011, London chiếm 18% tổng tài sản quản lý của quỹ đầu cơ
toàn cầu, tăng gần gấp đôi trong thập niên qua (Biểu đồ 6). Anh là trung tâm lớn

nhất châu Âu cho việc quản lý các quỹ tương hỗ. Vào cuối năm 2011, hơn bốn
phần năm các khoản đầu tư quỹ tương hỗ của châu Âu đạt $ 395 tỷ được quản lý
bởi các nước ngoài nước Anh.
2. Qũy cổ phiếu không niêm yết– Private equity Funds
5
Theo TheCityUK ước tính, có
khoảng 246 tỷ đô la của quỹ cổ phiếu
không niêm yết được đầu tư trên toàn
cầu trong năm 2011, giảm 6% so với
năm trước và chỉ bẳng khoảng hai
phần ba đỉnh cao năm 2006 và 2007.
Sau một khởi đầu mạnh mẽ, hoạt
động mua bán chậm lại vào nửa cuối
năm 2011 do những lo ngại về nền
kinh tế toàn cầu và cuộc khủng hoảng
nợ ở Châu Âu. Theo TheCityUK ước
tính chỉ có 93 tỷ đô la đầu tư trong
nửa đầu năm 2012, nguyên nhân do
suy giảm kinh tế tiếp tục kéo dài.
Năm 2012, quỹ cổ phiếu không niêm
yết sẵn sàng cho đầu tư ("dry
powder") khoảng 949 tỷ đô la vào
cuối Q1-2012, giảm khoảng 6% so
với cùng kỳ năm trước. (Biểu đồ 7)
5
Tham khảo về quỹ góp vốn tư nhân trong phần phụ lục
Nhóm 4-NH Đêm- K21
8
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
3. Các quỹ đầu tư quốc gia - Sovereign wealth funds (SWFs)

6

Tài sản quản lý của SWFs vào năm 2011 là 4,8 nghìn tỷ đô la, tăng 9% so
với năm trước (Biểu đồ 8). SWFs tài trợ bởi các hoạt động xuất khẩu hàng hóa,
chủ yếu là xuất khẩu dầu mỏ, chiếm 56% tài sản. Còn lại được tài trợ bởi tài sản
chuyển giao chính thức từ dự trữ ngoại hối, và trong một số trường hợp từ thặng
dư ngân sách của chính phủ, dự trữ
lương hưu và doanh thu tư nhân hóa.
Ngoài ra còn có thêm 7,2 nghìn tỷ đô la
được đầu tư vào các phương tiện đầu tư
quốc gia khác, chẳng hạn như các quỹ
lương hưu và quỹ phát triển.
4. Quỹ hoán đổi danh mục
– Exchange traded funds (ETFs)
7

Tài sản đầu tư vào ETF trong
2011 tăng 3%, đạt 1.351 tỷ đô la, gần
gấp đôi giá trị tài sản quản lý ba năm
trước đó. Số liệu mới nhất quý 3 năm
2012 cho thấy tài sản tăng tới 1.644 tỷ
USD. Dòng vốn vào ETF Mỹ tăng gần
1/3, trong đó dòng vốn từ châu Á tăng
gần 40%. Mặc khác, dòng vốn từ Châu
Âu có xu hướng đi xuống hơn 40%,
phần lớn do kết quả của cuộc khủng
hoảng nợ khu vực đồng euro và sự
không chắc chắn về những thay đổi
trong pháp lý.
6

Tham khảo về quỹ đầu tư tài sản quốc gia tron phần phụ lục
7
Tham khảo về quỹ hoán đổi danh mục trong phần phụ lục
Nhóm 4-NH Đêm- K21
9
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
Tốc độ tăng trưởng trong hai năm qua phần lớn là kết quả của sự gia tăng
số lượng sản phẩm được cung cấp, gia tăng phạm vi của các loại tài sản, tiếp thị
tốt hơn, và những thay đổi pháp lý ở Mỹ và châu Âu cho phép các quỹ đầu tư
nhiều hơn vào ETF. Các nhà đầu tư có tổ chức ( Institutional investors) là những
người đằng sau hầu hết của sự gia tăng trong tài sản ngành công nghiệp ETF kể từ
khi quỹ đầu tiên được vào năm 1993 tại Mỹ và năm 2000 tại châu Âu, nhưng các
nhà đầu tư nhỏ lẻ đang trở nên tích cực hơn.
Vào năm 2011 có 3.011 số quỹ ETF, trong đó số lượng quỹ ETF niêm yết ở Châu
Âu là 1.232 và Mỹ là 1.098. Năm 2011, Mỹ chiếm khoảng 70% giá trị tài sản quản
lý của quỹ ETF toàn cầu, Châu Âu chiếm 1/5.

Khoảng 70% tài sản đầu tư ETF
toàn cầu vào cổ phiếu, 17% vào lợi tức cố định – Fixed income, còn lại là vào
hàng hóa.

Sàn chứng khoán NYSE và Nasdaq chiếm phần lớn 85% khối lượng
giao dịch vào năm 2011, sau đó là sàn chứng khoán London là 3% và sàn chứng
khoán Frankfurt của Đức - Deutsche Borse là 2% (Hình 10)
III. QUÝ KINH DOANH TÀI SẢN CÁ NHÂN (PRIVATE WEALTH
FUNDS)
Báo cáo hàng năm của World
Wealth năm 2012 được xuất bản
bởi Merrill Lynch Capgemini ước
tính rằng trong năm 2011, giá trị

của các quỹ quản lý cho 11 triệu
những người có lượng tài sản lớn
trên thế giới (high net worth
individuals – HNWIs
8
) – là những
người có hơn 1 triệu USD tài sản có
thể đầu tư trên toàn thế giới đã giảm
1,7% còn 42,0 nghìn tỷ USD (Biểu
8
HNWI là viết tắt của cụm từ High Net Worth Individuals - những người có lượng tài sản
lớn trên thế giới. Người thuộc nhóm HNWI phải có từ 1 triệu USD trở lên là tài sản có
Nhóm 4-NH Đêm- K21
10
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
đồ 11). Điều này xảy ra sau hai năm tăng trưởng mạnh, tài sản của HNWIs tăng
gần 1/3. Sự biến động cao trong thị trường toàn cầu, sự suy giảm trên thị trường
chứng khoán toàn cầu và điều kiện kinh tế vĩ mô đầy thách thức đã làm giảm nhẹ
giá trị tài sản HNWIs trong năm 2011.
Mỹ, Nhật Bản và Đức chiếm 53% số lượng HNWI trên thế giới vào cuối
năm 2011, tăng nhẹ so với năm trước. Số lượng HNWIs ở châu Á-Thái Bình
Dương, tăng 1,6% lên 3,37 triệu người, lần đầu tiên hơn Bắc Mỹ, sau khi vượt qua
châu Âu lần đầu tiên trong năm 2010. HNWIs ở Bắc Mỹ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất
trong tài sản của HNWI.
Sự sụt giảm giá trị tài sản của HNWIs toàn cầu trong năm 2011 chủ yếu
phản ánh các khoản lỗ phát sinh giữa những nhóm tài sản cao hơn. Số lượng
những người có tài sản siêu lớn - Ultra HNWIs
9
trên thế giới giảm 2,5% trong
năm 2011 còn 100.000, và tài sản của họ đã giảm 4,9% sau khi tăng 11% trong

năm trước. Theo Boston Consulting Group, trong báo cáo hàng năm Global
Wealth 2012, ước tính tổng giá trị tài sản được quản lý cho tất cả các nhà đầu tư
tăng lên 1,9% năm 2011 lên 122,8 nghìn tỷ USD. Theo BCG, tăng trưởng toàn cầu
trong tài sản tư nhân đang được chi phối một cách nhanh chóng bởi những nền
kinh tế đang phát triển chứ không phải là những nước trưởng thành truyền thống.
Xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tới.
IV. CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ (MANAGERS OF FUNDS)
Số liệu mới nhất cho thấy tài sản thuộc quyền quản lý của 500 công ty quản
lý quỹ lớn nhất thế giới tăng 4% trong năm 2010 lên 64,7 nghìn tỷ USD (Biểu đồ
12). Quỹ thuộc phạm vi quản lý của top 500 có khả năng tiếp tục phục hồi trong
năm 2011 song song với sự gia tăng giá trị tài sản toàn cầu thuộc phạm vi quản lý
để đầu tư vào ngành công nghiệp. Công ty thuộc sở hữu của Mỹ (US ownedfirms)
nắm giữ phần lớn trong tổng số tài sản được quản lý trong năm 2010 với 48%, tiếp
theo là các công ty của Pháp và Đức với 8% và các doanh nghiệp Vương quốc
khả năng đầu tư.
9
Ultra HNWIs – những cá nhân có số tài sản tài chính vượt quá 30 triệu USD.
Nhóm 4-NH Đêm- K21
11
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
Anh 7%. Tỷ lệ tài sản được quản lý bởi các công ty ở các nước đang phát triển đạt
khoảng 4%.
Những công ty quản lý độc
lập chiếm khoảng một nửa tổng tài
sản của 500 công ty quản lý quỹ lớn
nhất, với phần còn lại chia đều cho
các công ty bảo hiểm và ngân hàng.
Ngành công nghiệp trên thế giới đã
trở nên tập trung hơn trong thập kỷ
qua. Tỷ lệ tài sản của 20 công ty

quản lý quỹ lớn nhất trong top 500
tăng 41% trong năm 2010 từ 37% và
38% trong nhiều thập kỷ trước.
Hoạt động M&A trong ngành công nghiệp quản lý quỹ tăng kể từ khi bắt
đầu cuộc suy thoái kinh tế. Các công ty quản lý tài sản đã làm giảm số lượng các
quỹ tương hỗ (mutual funds) và các sản phẩm mà họ cung cấp trong một nỗ lực để
giảm chi phí và các quỹ đã được
sáp nhập, thanh lý. Một xu hướng
lớn là trào lưu thoái vốn của các
ngân hàng khỏi các công ty con
quản lý tài sản của họ. Điều này
một phần là do những thay đổi quy
định làm ảnh hưởng đến các ngân
hàng bằng cách tạo ra các hạn chế
về sở hữu hoặc đầu tư vào các quỹ
đầu cơ (hedge funds) và các quỹ cổ
phiếu không niêm yết (private
equity funds).
Nhóm 4-NH Đêm- K21
12
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
Trong tháng 6 năm 2009 Barclays Global Investors đã chấp nhận 13.5 tỷ
USD của BlackRock, là thỏa thuận quản lý tài sản lớn thứ 2 từ trước đến giờ và
tạo ra công ty quản lý quỹ lớn nhất của thế giới, lớn hơn 75% so với State Street
Global và Allianz Group - là nhà quản lý lớn nhất tiếp theo (Bảng 3). Giao dịch
M&A lớn gần đây liên quan đến các công ty Vương quốc Anh bao gồm việc mua
lại Evolution của Investec Asset Management, mua doanh nghiệp khách hàng cá
nhân Baring Asset Management của Societe Generale Private Banking Hambros,
và mua Cavanagh Wealth Management và Allenbridge Group của công ty quản lý
tài sản đóng.

V. PHÂN BỔ TÀI SẢN (ASSET ALLOCATION)
Phân bổ tài sản khác nhau đáng kể trên thế giới. Tại Anh, Mỹ và Úc (Biểu
đồ 13), tỷ lệ của các quỹ đầu tư vào cổ phiếu nhìn chung cao hơn so với ở các
nước khác mặc dù lượng tiền đầu tư
vào chứng khoán đã dần dần được
giảm trong trung hạn do việc đa dạng
hóa danh mục đầu tư. Sự hấp dẫn rủi
ro trong hai năm qua đã khuyến khích
các nhà đầu tư đầu tư nhiều hơn vào
thị trường chứng khoán, thị trường
mới nổi và các khoản đầu tư thay thế
10
, ngược với xu hướng trung hạn.
Các nhà đầu tư Vương quốc Anh nắm
giữ 42% danh mục đầu tư của họ vào
cổ phiếu năm 2011 (Bảng 6), với 38% trong thu nhập cố định và 8% bằng tiền
mặt. Đầu tư bất động sản chiếm hầu hết phần còn lại.
10
Khoản đầu tư thay thế (alternative investment) là khoản đầu tư không đầu tư vào ba loại tài sản truyền
thống, đó là chứng khoán, trái phiếu, tiền mặt; thông thường các khoản đầu tư thay thế bao gồm Quỹ đầu
tư mạo hiểm, sàn hàng hóa, bất động sản, hợp đồng phái sinh
Nhóm 4-NH Đêm- K21
13
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
Những nhà đầu tư tổ chức vẫn còn thận trọng hơn trong vòng 2 năm tới, tập
trung vào việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ cả về kỳ hạn tài sản và khu
vực địa lý. Hiện đã có một sự thay đổi từ năm 2010 từ việc đầu tư vào quỹ quản lý
chủ động sang thụ động
11
do phí quản lý cao và hiệu suất kém. Điều này có thể

tiếp tục khi các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn liên quan đến chi phí. Việc
sử dụng các sản phẩm được quản lý với chi phí thấp một cách thụ động như ETFs
có thể tiếp tục phát triển.
11
Tham khảo phần phụ lục
Nhóm 4-NH Đêm- K21
14
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
PHỤ LỤC- GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
1. Pension funds- Quỹ hưu trí: trong bối cảnh chính phủ các quốc gia ngày
càng khó khăn, sợ rằng về lâu dài không thể trả nổi tiền lương hưu cho
người dân, nên cho phép tư nhân lập ra các quỹ lương hưu nhằm đề phòng
rủi ro. Các công ty sẽ trích một phần tiền lương (ví dụ 20% lương mỗi
tháng) của nhân viên để bỏ vào quỹ hưu trí, quản lý quỹ sẽ tích góp hoặc
đầu tư sinh lợi (vào chứng khoán, trái phiếu, quỹ hỗ tương…). Tiền mang
đi đầu tư có thể mang về lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng cao vì vậy nhân
viên thường phân tán rủi ro bằng cách chia nhỏ số tiền để bỏ vào nhiều
quỹ hưu trí khác nhau.
2. OECD: là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development), thành lập
năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20
thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới
như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu. Hiện nay, số thành viên của OECD
là 30 quốc gia, gồm Mỹ, Canada, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp,
Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Nhật Bản, Phần Lan, Úc, New
Zealand, Hàn Quốc, Mexico, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa
Slovakia.
Mục tiêu ban đầu của OECD là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở
các nước thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở

rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công
nghiệp. Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia
sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát
triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường.
Nhóm 4-NH Đêm- K21
15
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
3. Mutual funds- Qũy tương hỗ: Là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư
nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, hợp
đồng option, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường
phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại chứng khoán
tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục
đầu tư đa dạng và có một sự quản lý chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ
hội được hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải
chịu lỗ nếu như đầu tư không thành công. Tổng tài sản ròng của quỹ (net
asset valua) được tính toán theo từng ngày. Mỗi quỹ tương hỗ đều tiến
hành đầu tư theo danh mục đã xác định rõ từ đầu trong các bản cáo bạch.
Tuy nhiên các nghiên cứu đều cho thấy phần lớn các quỹ đầu tư đều không
đạt được mục tiêu. Quỹ tương hỗ đã ngày càng trở nên phổ biến trong vòng
20 năm qua. Phương thức đầu tư vốn chẳng mấy được chú ý này bỗng trở
nên vô cùng hấp dẫn. Khoảng hơn 80 triệu người Mỹ, và một nửa số hộ gia
đình đầu tư vào các quỹ tương hỗ. Điều đó có nghĩa là chỉ tính riêng nước
Mỹ thôi cũng đã có tới hàng nghìn tỉ đô la được đầu tư vào các quỹ này.
Các quỹ tương hỗ không bao giờ đầu tư tuỳ tiện. Mỗi quỹ đều tìm
kiếm các sản phẩm phù hợp với chiến lược đầu tư của họ. Có ba loại quỹ
tương hỗ:
• Quỹ cổ phiếu, còn được gọi là quỹ cổ phiếu, đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu.
• Quỹ trái phiếu đầu tư chủ yếu vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu
chính phủ.
• Quỹ thị trường tiền tệ thực hiện các khoản đầu tư ngắn hạn để ấn định giá

trị mỗi cổ phiếu ở giá 1$.
4. Hedge funds- quỹ đầu cơ: Hedge fund là loại quỹ đầu tư tương đối đóng
kín (không công khai, minh bạch - transparence - như các tổ chức kinh doanh
đã trở nên thành công, các puplic company). Luật pháp Mỹ chỉ cho phép các
Nhóm 4-NH Đêm- K21
16
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
Accredited Investtor (nhà đầu tư có đăng ký) hoạt động trong Hedge Fund
(Accredited Investtor: là những cá nhân rất giàu có, tài sản cá nhân ít nhất là
1 triệu đô-la, hoặc các công ty, các quỹ đầu tư ). Khác với các quỹ đầu tư
thông thường như multual fund, brokerage firm luôn bị kiểm soát chặt chẽ
bởi luật, và các cổ đông, các Hedge Fund tránh được các kiểm soát đó, do đó
họ có thể tiến hành các hoạt động đầu tư rất mạo hiểm và sinh lời cao.
Từ đó, nó thường sử dụng những chiến thuật đầu tư phi truyền thống (hơi
ma mãnh và dùng nhiều kỹ xảo tài chính để đạt hiệu quả cao, như: short
selling, futures, derivatives ). Khác với các quỹ đầu tư thông thường vốn
dùng cách làm ăn dài lâu - "go long" - như mua các cổ phiếu, trái phiếu , để
hưởng lợi từ cổ tức hay cổ phiếu lên giá, các hedge fund thường lợi dụng các
thị trường đang biến động để mua nhanh, bán nhanh - gọi là "short selling" -
để kiếm lợi nhuận cao, nhưng cũng rất rủi ro nếu yếu kinh nghiệm và thiếu
thông tin. Nhìn chung, các quỹ đầu tư dạng Hedge Fund thường được đăng ký
ở một nước và được quản lý ở một nước khác.
5. Private equity funds- Quỹ góp vốn tư nhân: Thực chất PEF là một công ty
đóng kín gồm các chuyên gia kinh doanh hàng đầu trong tất cả lãnh vực, còn
vốn thì của một vài cổ đông rất lớn (từ những gia đình siêu giàu có, các quỹ
đầu tư dư thừa vốn, các ngân hàng, và gần đây là các Sovereign Wealth Fund
của các chính phủ) cần sinh lợi cao hơn là mua trái phiếu hay mua cổ phiếu.
Điểm mạnh của sự kết hợp này là, kinh nghiệm kinh doanh và phát hiện cơ
hội tuyệt vời của các chuyên gia cộng với đồng vốn lớn, chấp nhận mạo hiểm
để kiếm lời cao, do vốn lớn nên chấp nhận chịu đựng dài hạn, không cần sinh

lãi ngay lập tức nên họ rất mạnh tay làm những cú táo bạo để gặt hái lớn.
Quan trọng hơn cả là vì họ là công ty tư nhân, không phải là công ty đại
chúng nên không cần minh bạch, không phải đảm bảo giải trình cho cổ đông
hàng quý về mức độ lời lãi
Nhóm 4-NH Đêm- K21
17
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
Về mặt lịch sử, hồi cuối thập niên 70, hoạt động chính của các private
equity là mua các cổ phần của các công ty tư nhân để sau đó bán lại với giá
cao hơn theo hình thức đầu tư mạo hiểm vào các công ty nhỏ, có ý tưởng mới
và phát triển nhanh. Nhưng, ngày nay, chỉ còn khoảng 1/5 đầu tư của họ dành
cho các công ty mới này, phần lớn đã chuyển hết sang việc mua các thương
hiệu lớn đã có sẵn. Tất cả giúp cho PEF trở thành một công cụ tài chính kinh
doanh đáng nể. Và với sức mạnh đáng nể đó các PEF chỉ chuyên tập trung
vào việc mua đứt hay thôn tính các công ty đã có sẵn tên tuổi, đôi khi rút nó ra
khỏi thị trường chứng khoán, chia cắt, tái cấu trúc lại, rồi lại bán ra thị trường
để kiếm lợi nhuận rất cao
6. Sovereign wealth funds- Quỹ đầu tư tài sản quốc gia: Do hiện tượng bùng
nổ của cải trong vài thập niên qua, nên tài sản của nhiều quốc gia (đặc biệt là
các nền kinh tế mới nổi) tăng vọt. Khác với thông lệ cũ, tiền bạc dư thừa
thường được đổi thành quý kim như vàng hay ngoại tệ mạnh rồi cất trong
ngân khố phòng khi "hoạn nạn", thường gọi là dự trữ quốc gia, nay, các quốc
gia đã thành lập các quỹ nhằm kinh doanh khai thác nguồn dự trữ đó, hoặc
gây ảnh hưởng kinh tế, chính trị phục vụ các mục tiêu quốc gia Các quỹ này
hoạt động như các quỹ đầu tư tài chính, có tên gọi là "Sovereign Wealth
Fund". Nguồn gốc của quỹ này xuất phát chủ yếu từ 3 nguồn:
1/ Từ thặng dư mậu dịch ở các nước châu Á.
2/ Từ petrodollar (đô-la có do dầu mỏ lên giá).
3/ Từ các quỹ hưu trí quốc gia
Sự phát triển hoạt động của các quỹ SWF trên thế giới đang tiếp tục có những

xu hướng phát triển đa dạng và một số ngày càng mang tính chất chiến lược
quốc gia có toan tính chính trị. Điều này cho thấy một thời kỳ mới của sự cạnh
tranh gay gắt giữa các tập đoàn đa quốc gia của các nước phát triển Phương
Nhóm 4-NH Đêm- K21
18
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
Tây và các nước đang phát triển có quy mô lớn đầy tham vọng như Trung
Quốc, Ấn Độ.
7. Exchange trade funds- Qũy hoán đổi danh mục: là một hình thức quỹ đầu
tư thụ động mô phỏng diễn biến của một Chỉ số, một Hàng hóa hoặc một Rổ
cổ phiếu và có chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch như một cổ phiếu niêm yết
trên một sàn giao dịch. Về cơ bản, các quĩ ETF thường lựa chọn danh mục
đầu tư mô phỏng theo các chỉ số chứng khoán như S&P 500, Hang Seng
Index…, theo một ngành nào đó (ví dụ: năng lượng, công nghệ…), hoặc theo
các loại hàng hóa như vàng hoặc dầu mỏ…
Quỹ ETF có đặc thù của quỹ mở (trên thị trường sơ cấp) và quỹ đóng (trên
thị trường thứ cấp). Chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch thanh toán như cổ
phiếu và cùng với hệ thống giao dịch cổ phiếu nhờ đó nhà đầu tư có thể giao
dịch chứng chỉ quỹ mọi lúc trong phiên giao dịch.
Chứng chỉ quỹ ETF là một công cụ hết sức phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại
các thị trường phát triển như TTCK Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, HongKong, Đài
Loan bởi nó tập hợp được các ưu điểm cũng như giải quyết được các nhược
điểm của cả quỹ đóng lẫn quỹ mở.
Có hai kỹ thuật mô phỏng chỉ số cơ sở của một ETF: mô phỏng dựa vào thị
trường giao ngay (spot-market based replication) và mô phỏng dựa vào giao
dịch hoán đổi (swap-based replication).
Nếu theo thị trường giao ngay, việc mô phỏng được thực hiện chủ yếu bằng
cách mua toàn bộ chứng khoán theo cơ cấu của chỉ số cơ sở (gọi là mô phỏng
hoàn toàn – full relpication). Trong trường hợp không thể mua toàn bộ chứng
khoán cơ sở (có thể do chi phí quá cao hay do một số chứng khoán cơ sở

không có tính thanh khoản), việc mô phỏng có thể được thực hiện bằng cách
lấy mẫu (sampling replication) hoặc tối ưu hóa (optimization replication) để
nắm giữ một phần danh mục chứng khoán cơ sở sao cho vẫn đạt được mục
tiêu tối thiểu hóa sai số mô phỏng của ETF.
Nhóm 4-NH Đêm- K21
19
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
Việc mô phỏng chỉ số cơ sở còn có thể được thực hiện dựa vào giao dịch hoán
đổi. Bằng cách này, một hợp đồng hoán đổi sẽ được thực hiện giữa quỹ ETF
và một đối tác (thường là một ngân hàng đầu tư), theo đó, quỹ chấp nhận trả
cho đối tác mức sinh lợi của rổ chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ và nhận lại
từ phía đối tác mức sinh lợi của chỉ số cơ sở. Trong trường hợp này, rổ chứng
khoán mà quỹ nắm giữ sẽ không bao gồm tất cả các chứng khoán của chỉ số cơ
sở mà danh mục của rổ sẽ được mô tả trong hợp đồng hoán đổi. Kỹ thuật mô
phỏng dựa vào giao dịch hoán đổi này có thể xem như là quỹ ETF thực hiện
thuê ngoài (outsourcing) bằng cách nhờ đối tác của mình mô phỏng thay. Ví
dụ sau sẽ minh họa một cách đơn giản nhất kỹ thuật này.
ETF không hoàn toàn là một công cụ đầu tư an toàn với lợi nhuận thấp và
chắc chắn, nhưng cũng không phải là một sản phẩm rủi ro hứa hẹn lợi nhuận
cao. Đây là một dạng đầu tư tương tự như đầu tư danh mục nhưng có chi phí
thấp và suất sinh lời ngang với mức sinh lời của thị trường. Nhà đầu tư cần
cân nhắc về mục tiêu đầu tư để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Trong khi ETFs có một số đặc điểm cơ bản giống với các quỹ tương hỗ, tuy
nhiên vẫn có những khác biệt quan trọng trong hoạt động và cấu trúc. ETFs
tương tự như các quỹ tương hỗ vì cả hai công cụ này đều kết hợp chứng khoán
với nhau giúp cho nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các quỹ ETFs
mua bán trong suốt ngày giao dịch, giống như một cổ phiếu, trong khi các quỹ
tương hỗ chỉ giao dịch khi kết thúc ngày tại mức giá giá trị tài sản ròng. Hầu
hết ETFs theo dõi một chỉ số cụ thể và do đó có chi phí hoạt động thấp hơn so
với các quỹ tương hỗ đầu tư một cách tích cực. Các nhà đầu tư mua và bán cổ

phiếu ETF trên thị trường chứng khoán thông qua một đại lý môi giới, giống
như với bất kỳ các loại cổ phiếu khác. Ngược lại, cổ phiếu quỹ tương hỗ không
được niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng chúng được mua và bán
thông qua một loạt các kênh phân phối
Nhóm 4-NH Đêm- K21
20
GVHD: TS Hồ Viết Tiến
8.

Passive investment - đầu tư thụ động và active investment - đầu tư chủ
động:
Chiến lược đầu tư chủ động là chiến lược luôn chú trọng sử dụng các chỉ
số kinh tế, tài chính, cùng các công cụ khác nhau để đưa ra các dự báo về thị
trường và định giá chứng khoán, từ đó mua bán chứng khoán một cách chủ
động để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với việc chỉ mua và nắm giữ chứng
khoán.
Chiến lược đầu tư thụ động mua và nắm giữ (buy - and - hold), nhà đầu tư
sẽ mua và nắm giữ chứng khoán trong một thời gian dài, trong suốt thời gian
đó, họ hầu như không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh một cách tối thiểu danh
mục đầu tư. Các nhà đầu tư theo đuổi chiến lược thụ động thường đa dạng
hóa danh mục đầu tư nhằm làm cho DMĐT của mình khớp với một chỉ số
chứng khoán nào đó
9. Fixed income market: thị trường thu nhập cố định (thị trường trái phiếu/
thị trường tiền tệ ) Thuật ngữ này dùng trong trường hợp chứng khoán trả
theo tỷ lệ lợi nhuận cố định. Đó là loại công phiếu, trái phiếu công ty, đô thị
trả lãi suất cố định khi đáo hạn và chứng khoán ưu đãi trả cổ tức cố định. Các
đầu tư như thế thuận tiện trong thời gian lạm phát thấp, nhưng không bảo vệ
sở hữu chủ chống lại việc giảm sức mua trong giai đoạn lạm phát gia tăng, bởi
vì trái chủ hay cổ đông của chứng khoán ưu đãi chỉ nhận được số lãi hay cổ
tức như đã ấn định trong khi giá hàng hoá tăng lên.

Nhóm 4-NH Đêm- K21
21

×