Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại tp.hcm hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 283 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM
QUỸ TÁI CHẾ CHẤT THẢI TPHCM



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 1 – 4



Đề tài:











ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
VIỆC SỬ DỤNG BAO BÌ NYLON TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI
TIÊU THỤ BỀN VỮNG

Tp. HCM, Tháng11/2008
Nội dung:



CHUYÊN ĐỀ 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN MÔ HÌNH SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI
CHUYÊN ĐỀ 2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÚI NYLON
TRÊN THẾ GIỚI
CHUYÊN ĐỀ 3. PHÂN TÍCH TÁC HẠI CỦA TÚI NYLON ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ 4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NYLON
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH








BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 1:


NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN MÔ HÌNH SẢN
XUẤT VÀ TIÊU THỤ BỀN VỮNG TRÊN THẾ
GIỚI






Tp. HCM, Tháng11/2008

Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Trang
MỤC LỤC

1. TIÊU THỤ BỀN VỮNG 1
1.1. Định nghĩa tiêu thụ bền vững 1
1.2. Mối liên quan giữa tiêu thụ bền vững và sự phát triển của đất nước 1
1.3. Đối tượng tiêu thụ bền vững 2
1.4. Các sản phẩm và dịch vụ của tiêu thụ bền vững 2
1.5. Tiêu thụ bền vững và sản xuất bền vững 3
2. CÁC CÔNG CỤ TIÊU THỤ BỀN VỮNG 4
2.1. Thông tin sản phẩm 4
2.2. Ngăn chặn, giảm thiểu và tái chế chất thải 5
2.3. Nhận thức, giáo dục, và tiếp thị 6
2.4. Các hoạt động bền vững của cơ quan chính phủ 7
3. TIÊU THỤ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 10
3.1. Các vấn đề và thách thức 10
3.2. Hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững ở Việt Nam 11
4. KẾT LUẬN 14
1. TIÊU THỤ BỀN VỮNG
1

1.1. Định nghĩa tiêu thụ bền vững
Tiêu thụ là trọng tâm của quá trình sản xuất (bởi vì tiến hành sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ). Tuy nhiên, tiêu thụ ngày nay làm tiêu tốn một lượng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên mà rất
nhiều trong số đó đang bị sử dụng dưới mức bền vững. Chỉ trong 50 năm qua, lượng nước ngọt sử
dụng trên toàn cầu đã tăng gấp ba và nhiên liệu hóa thạch tiêu hao hết gấp 05 lần. Tài nguyên có
thể tái tạo đang bị đe dọa. Thiệt hại được tính toán không chỉ trong các hệ sinh thái bị phá hủy mà
còn là dịch bệnh và cảnh khổ cực của loài người. Do đó, tiêu thụ là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp
ảnh hưởng đến những vấn đề môi trường (chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất làm ô nhiễm
môi trường) và sự phát triển bền vững. UNEP định nghĩa tiêu thụ bền vững là “mang đến cho

người tiêu dùng cơ hội tiêu thụ những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách có
hiệu quả, trong khi giảm thiểu những tác động tiêu cực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Mục
đích cuối cùng của tiêu thụ bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống cho chúng ta và các thế hệ
sau, trong khi giảm thiểu những tác hại về mặt môi trường có liên quan”. Vì vậy, tiêu thụ bền
vững nắm giữ chìa khóa cho phép xã hội và cá nhân tiếp tục phát triển mà không phải hy sinh một
cách không cần thiết chất lượng các nhân tố cuộc sống hay những viễn cảnh lâu dài cho sự phát
triển bền vững. Ý nghĩa cốt lõi của tiêu thụ bền vững là đảm bảo nhu cầu tiêu dùng hiện tại mà
không làm tổn hại tới tiêu dùng trong tương lai.
Tiêu thụ bền vững không tự động chuyển thành “tiêu thụ ít hơn” mà là tiêu thụ có hiểu biết hơn, ít
tài nguyên hơn. Tiêu thụ bền vững có liên quan trực tiếp đến nhiều hướng ưu tiên phát triển khác
như giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, sức khỏe, giáo dục và bảo vệ môi trường. Tất cả những điều
này góp phần cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.2. Mối liên quan giữa tiêu thụ bền vững và sự phát triển của đất nước
Tiêu thụ bền vững thường được hiểu nhầm là công cụ đầu tiên nhằm giảm việc tiêu thụ quá mức ở
các quốc gia phát triển. Mục đích thực sự của tiêu thụ bền vững là phát triển các cơ hội tiêu thụ mà
cho phép đáp ứng nhu cầu nhưng không phát sinh các ảnh hưởng tiêu cực về mặt tài chính, xã hội
và môi trường. Điều này
đặc biệt được tìm thấy ở các quốc gia đang phát triển. Hầu hết các nước
phát triển đều có nhu cầu rõ ràng về xúc tiến tiêu thụ bền vững. Nhưng các quốc gia đang phát
triển có khuynh hướng đi theo con đường của các quốc gia phát triển và vẫn có cơ hội tránh những
vấn đề liên quan đến tiêu thụ quá mức.
Châu Á là một châu lục đông dân và có mức tăng trưởng dân số nhanh. Quỹ phát triển dân số Liên
hi
ệp quốc (UNFPA) dự kiến rằng dân số thế giới sẽ tăng 41% vào năm 2050, lên tới 8,9 tỉ người,
với hầu hết mức tăng trưởng xảy ra ở các nước đang phát triển của châu Á. Châu Á cũng có một
nền kinh tế tăng trưởng nhanh, với nhiều thị trường mở cửa và tỉ lệ đô thị hóa cao cùng với tuổi
thọ trung bình kéo dài. 684 triệu người tiêu thụ ở vùng châu Á - Thái Bình D
ương có mức thu
nhập cao trung bình hơn 7.000 đô la theo đầu người. Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia
chiếm 63% nhóm tiêu thụ này trong khu vực và chiếm 25% nhóm tiêu thụ này trên toàn thế giới.



1
Nguồn: Hertwich E. & Katzmayr M., 2003 ; UNEP, 2005.

Ngày nay, chỉ 26% dân số trong khu vực hài lòng với mức thu nhập cá nhân như vậy. Vì vậy, viễn
cảnh được thiết lập cho việc gia tăng đáng kể số lượng của họ nếu sự tăng trưởng kinh tế tiếp tục.
Cùng lúc đó, cũng có một nhu cầu mạnh mẽ cho các quốc gia phát triển có mức tiêu thụ trên đầu
người quá mức, áp dụng biện pháp để giảm mức tiêu thụ này tớ
i những mức bền vững hơn. Vì
vậy, tiêu thụ bền vững có liên quan tới các quốc gia phát triển và không phát triển, mặc dù họ tiếp
cận vấn đề từ những hướng khác nhau. Nhu cầu phấn đấu tiến tới tiêu thụ bền vững quan trọng
cho tất cả các quốc gia và tất cả mọi người, cả giàu lẫn nghèo.
1.3. Đối tượng tiêu thụ bền vững
Từ “người tiêu thụ” thường được hiểu là những cá nhân tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ. Tuy nhiên,
những công ty (công ty sản xuất cũng như công ty dịch vụ) và những tổ chức tư nhân và công
cộng, bao gồm cả chính phủ, cũng là những khách hàng tiêu thụ. Những cơ quan tiêu thụ như vậy
lớn hơn gấp nhiều lần người tiêu thụ cá nhân và có thể ảnh hưởng một cách đáng kể đến tình hình
thị trườ
ng đối với các sản phẩm và dịch vụ bền vững.
Tiêu thụ bất kì dịch vụ hay sản phẩm đặc biệt nào hầu như cũng liên quan đến một tỉ lệ lớn những
bên có liên quan. Ngoài chính bản thân những người tiêu thụ ra, thường có những nhà sản xuất,
những nhà phân phối, những người xử lý rác, người có thẩm quyền, nhà đầu tư,… mà tất cả có lợi
theo hướng này hoặc hướng khác trong việc làm thế nào tiêu thụ được hình thành. Thêm vào đó,
những người sản xuất, các tổ chức xã hội và chính phủ cũng có thể được xem như những khách
hàng tiêu thụ các nguyên liệu, dịch vụ và thông tin theo nhiều cách khác nhau. Do đó, các bên có
liên quan được trao cơ hội để tham gia tích cực, hay ít nhất là tác động những nỗ lực tiêu thụ bền
vững mà ảnh hưởng đến họ.
1.4. Các sản phẩm và dịch vụ của tiêu thụ bền vững
Tiêu thụ bền vững là một vấn đề xã hội gay gắt. Nó có thể có áp dụng cho tất cả các sản phẩm và

dịch vụ trong xã hội. Ngoài những sản phẩm như thực phẩm, quần áo, các sản phẩm vệ sinh, điện
thoại, và xe hơi, cũng như những dịch vụ như cho thuê chỗ ở, du lịch, giải trí, giáo dục, vệ sinh và
sức khỏe đề
u có liên quan đến những nỗ lực tiêu thụ bền vững.
Hầu hết mọi người có khuynh hướng hiểu “tiêu thụ” như thực phẩm chúng ta ăn và những đồ vật
chúng ta sử dụng. Điều này nhìn chung thì đúng. Tuy nhiên, mọi người không nên quên rằng
“những đồ vật mà chúng ta sử dụng” cũng bao gồm những dịch vụ như nhà cửa, vận tải, chăm sóc
sức khỏe, thông tin liên lạc, … Nó không thể luôn luôn rõ ràng là làm thế nào tiêu thụ bền vững có
thể được áp dụng cho các dịch vụ theo cách mà nó có thể được áp dụng cho sản phẩm. Ví dụ, tiêu
thụ bền vững áp dụng cho việc cung cấp nhà ở nên đưa đến kết quả là những ngôi nhà dễ bảo quản
hơn, tốt cho sức khỏe hơn khi sống và dễ phục hồi hơn. Tiêu thụ bền vững áp dụng cho các dịch
vụ sức khỏe nên dẫn đến kết quả là tạo điều kiện cho mọi người có cách tiếp cận tốt hơn đối với
các dịch vụ sức khỏe, thuốc rẻ hơn, và nâng cao kiểm soát việc sử dụng thuốc. Ngoài ra, tiêu thụ
bền vững cũng áp dụng cho lĩnh vực năng lượng, dẫn đến kết quả là các dịch vụ năng lượng được
cung cấp cho phần lớn dân số thì đáng tin cậy hơn và ít ô nhiễm hơn.
1.5. Tiêu thụ bền vững và sản xuất bền vững
Tiêu thụ được xem như một mặt của sản xuất. Nhiều câu trả lời làm thế nào các mô hình tiêu thụ
có thể bền vững hơn cũng được tìm thấy trong giai đoạn sản xuất thực tế. Thiết kế sản phẩm,
thông tin sản phẩm, và tái chế sản phẩm là tất cả những công cụ có liên quan đến nhà sả
n xuất và
người tiêu thụ sản phẩm. Do đó, tiêu thụ bền vững và sản xuất bền vững có liên quan chặt chẽ với
nhau, và cả hai tạo thành nền tảng chính trong khái niệm phát triển bền vững.
Các mô hình tiêu thụ bền vững là những mô hình tiêu thụ đáp ứng những nhu cầu căn bản của con
người trên toàn thế giới mà không ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của Trái đất. Trong h
ầu hết
các đất nước công nghiệp hóa, các mô hình tiêu thụ hiện tại là không bền vững bởi vì chúng cần
quá nhiều tài nguyên, tạo ra nhiều chất thải, và những ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển
mà không thể chấp nhận được. Trong nhiều quốc gia đang phát triển, các mô hình tiêu thụ là
không bền vững bởi vì tiêu thụ không đủ đáp ứng các nhu cầu cần thiết và cho phép con người
quyền tự do mong muốn. Chúng cũng có thể không bền vững do dựa trên sự khai thác quá mức tài

nguyên thiên nhiên và gây ra những tác dụng phụ như xói mòn và tạo muối trong đất. Từ viễn
cảnh của chúng ta, tiêu thụ bền vững đề cập đến các biện pháp để đạt được sự phân bố công bằng
tiêu thụ trên toàn thế giới và giảm thiểu ảnh hưởng môi trường. Tuy nhiên, không phải tất cả các
biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu của con người xem như tiêu thụ bền vững.
Theo các nhà kinh tế, mục đích của sản xuất là tiêu thụ. Sự đánh giá các ảnh hưởng xã hội và môi
trường của các hộ gia đình là cần thiết nhằm giải thích cho các ảnh hưởng trực tiếp của các hộ gia
đình, như sự phát nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu, và những ảnh hưởng không trực tiếp xảy ra
trong suốt quá trình sản xuất hàng hóa và phân phát dịch vụ đến các hộ gia đình, như việc phun
thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp và việc phát sinh khí thải từ các bãi chôn lấp.
Nếu tất cả các ảnh hưởng phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa hay phân phát sản phẩm và
tiêu thụ là giống nhau, thêm vào đó là những ảnh hưởng phát sinh trong quá trình tiêu thụ, thì nội
dung của tiêu thụ bền vững sẽ rất rộng. Điều này là không thực tế. Trong khi tiêu thụ và sản xuất
là hai mặt của cùng một đồng tiền thì vẫn có thể phân biệt giữa tiêu thụ bền vững và sản xuất bền
vững.
Chúng ta phân biệt những biện pháp hay hoạt động gọi là sản xuất hay là tiêu thụ. Rõ ràng hơn,
ảnh hưởng môi trường và xã hội của hộ gia đình có thể được giảm thiểu thông qua các biện pháp
sản xuất. Ví dụ, nếu sự phát sinh CO
2
của các quá trình sản xuất được giảm một nửa thì sự phát
sinh CO
2
của một hộ gia đình cũng sẽ giảm đi một nửa. Nếu những chiếc xe hơi mới, được trang
bị các bộ chuyển hóa xúc tác, thay thế cho những chiếc xe hơi cũ hơn không có bộ phận xúc tác,
thì sự phát sinh khí CO, NO
x
và VOCs do tiêu thụ sẽ giảm. Ví dụ đầu tiên là một trong những qui
trình sản xuất trở nên bền vững hơn, trong khi ví dụ thứ hai cho thấy sản xuất tự bản thân nó được
cải tiến. Không có ví dụ nào đòi hỏi bất cứ sự thay đổi nào về phần người tiêu dùng. Tất nhiên, có
thể có ảnh hưởng ràng buộc, vì giá của các sản phẩm có thể thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng
của các sản phẩm cũng như khả năng tài chính của người tiêu dùng. Những thay đổi về hiệu quả

sinh thái của các sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng tùy thuộc vào sản xuất bền
vững, thậm chí chúng còn giảm những ảnh hưởng trực tiếp của các hộ gia đình. Những ảnh hưởng
trực tiếp, trong bất kì trường hợp nào nên được đánh giá dựa trên nền tảng vòng đời. Tiêu thụ bền
vững bao gồm các biện pháp giảm thiểu các ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng hay đòi
hỏi họ phải hợp tác.
Những thay đổi trong hoạt động của người tiêu dùng và hành vi sử dụng là những ví dụ về tiêu thụ
bền vững. Một sự thay đổi trong khẩu phần ăn (thực phẩm theo mùa và ít thịt) là ví dụ về tiêu thụ
bền vững. Sự lựa chọn xe lai (xe hơi kết hợp động cơ vận hành bằng xăng, dầu với động cơ điện
nhằm tiết kiệm nhiên liệ
u và giảm khí thải) so với các xe sử dụng nhiên liệu xăng là một sự thay
đổi tương tự. Chúng ta bàn về tiêu thụ bền vững trong trường hợp người tiêu dùng quyết định việc
mua một sản phẩm xanh so với một sản phẩm thông thường. Việc sản xuất những sản phẩm này là
sản xuất bền vững. Vì vậy, chúng ta đạt được hai trong một.
2. CÁC CÔNG CỤ TIÊU THỤ BỀN VỮ
NG
2.1. Thông tin sản phẩm
2

Thông tin sản phẩm đóng vai trò quan trọng đến quyết định mua sắm của khách hàng. Do đó, bảo
vệ quyền lợi của khách hàng là đảm bảo khách hàng được tiếp cận với thông tin sản phẩm đáng tin
cậy và dễ hiểu về chất lượng, giá cả, sức khỏe, an toàn và các tác động về môi trường và xã hội.
Những nhà làm luật châu Á đã đưa ra 3 loại công cụ thông tin sản phẩm:
- Kiểm tra sản phẩm công bằng.
- Giấy chứng nhận sản phẩm độc lập.
- Dán nhãn sinh thái.
• Kiểm tra sản phẩm công bằng
Kiểm tra sản phẩm rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nó đóng vai trò
như một cầu nối giữa khách hàng, chính phủ, và người sản xuất nhằm đảm bảo rằng các thông tin
được cho đáng tin cậy và theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe và môi trường của quốc
gia. Thử nghiệm tương đối có thể có lợi cho khách hàng bởi vì nó cung cấp thông tin mà cho phép

họ sử dụng đồng tiền có giá trị hơn. Tuy nhiên, các kiểm tra ở châu Á chủ yếu tập trung vào các
khía cạnh chất lượng, cung cấp cho khách hàng thông tin về những khía cạnh được lựa chọn của
một sản phẩm.
Vì lí do này, cần có nhu cầu mở rộng những nỗ lực kiểm tra tập trung vào khía cạnh sức khỏe, an
toàn và hoạt động liên quan đến môi trường và xã hội. Đặc biệt, kiểm tra cho tiêu chuẩn bền vững
sẽ liên quan đến việc ki
ểm tra những vấn đề cùng với toàn bộ vòng đời sản phẩm (giai đoạn sản
xuất, tiêu thụ, và thải bỏ) hay dịch vụ. Kiểm tra sản phẩm là ưu tiên chính cho nhiều tổ chức khách
hàng, vì nó đẩy mạnh hơn sự tiếp cận thông tin sản phẩm cho khách hàng, và xác định những sản
phẩm không an toàn hay không phù hợp. Chính phủ có thể thực thi và khuyến khích trách nhiệm
người tiêu dùng bằng việc kiểm tra sản phẩm theo các chỉ thị bền vững, hoặc hỗ trợ các tổ chức
người tiêu dụng thực hiện. Một sự tiếp cận vòng đời sản phẩm trong kiểm tra rất quan trọng nhằm
hạn chế những kết quả sai lệch như các nghĩa vụ pháp lý về môi trường được chuyển từ một phần
trong chuỗi sản phẩm tới phần khác, hơn là thực sự được giải quyết. Hai yếu tố quan trọng trong
kiểm tra là những thử nghiệm so sánh và sự độc lập.


2
Nguồn: UNEP, 2005.
• Giấy chứng nhận sản phẩm độc lập
Ở châu Á, có nhiều lý do cần có giấy chứng nhận sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, người tiêu
dùng muốn đảm bảo rằng sản phẩm họ mua an toàn và không gây hại đến môi trường. Trong
những trường hợp khác, những nhà sản xuất được yêu cầu phải chứng minh sản phẩm họ có chất
lượng. Hầu hết các giấy chứng nhận sản phẩm thường đi kèm với con dấu hay nhãn hiệu. Một
thách thức chính cho việc chứng nhận sản phẩm là việc áp dụng phí cho nhà sản xuất. Và phí này
thường được chuyển cho người tiêu dùng vào thời điểm bán hàng. Vì vậy, những nhà máy qui mô
nhỏ hay trung bình trong khu vực phàn nàn rằng việc chứng nhận sản phẩm thường tạo ra một rào
cản thị trường đối với họ. Để vượt qua điều này, những nhà làm luật châu Á cần đảm bảo rằng
chứng nhận sản phẩm nhằm kêu gọi trách nhiệm đối với môi trường và xã hội, nhưng nó cũng có ý
nghĩa về mặt tài chính đối với người tiêu dùng cũng như đối với các nhà sản xuất tìm kiếm lợi

nhuận từ việc chứng nhận sản phẩm. Giấy chứng nhận này chắc chắn tạo ra một hình ảnh và danh
tiếng tốt hơn về các công ty và trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến kết quả làm gia tăng lợi
nhuận.
Để cân bằng và được chấp nhận rộng rãi, các tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận phải được triển khai
thông qua ban tham vấn, trong đó chiếm một tỉ lệ lớn các nhóm có chung lợi ích khi thực thi việc
cấp giấy chứng nhận. Ngoài ra, các quá trình này đặc biệt cũng bao gồm người tiêu dùng là những
người cuối cùng sử dụng các sản phẩm được chứng nhận. Một hệ thống chứng nhận chỉ có ý nghĩa
và thành công trọn vẹn khi đạt được sự thống nhất về các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
• Dán nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái là loại nhãn mác thông báo cho người tiêu dùng về tác động môi trường của sản
phẩm hay dịch vụ và cho phép họ phân biệt các sản phẩm có hại đối với môi trường và các sản
phẩm đáp ứng mục tiêu môi trường, thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu chất thải và
quản lý vòng đời sản phẩm. Ngoài ra, nhãn sinh thái còn hỗ trợ nhà sản xuất áp dụng phương pháp
sản xuất thân thiện môi trường.
Ở châu Á, nhãn sinh thái luôn đóng một vai trò quan trọng trong khung chính sách thực thi tiêu
thụ bền vững. Cấp nhãn sinh thái là phương pháp tự nguyện thông tin về tính chất thân thiện với
môi trường của sản phẩm hay dịch vụ theo các tiêu chí đặc biệt dựa trên sự xem xét vòng đời của
sản phẩm hay dịch vụ đó và được đánh giá bởi một cơ quan độc lập có thẩm quyền. Chương trình
cấp nhãn sinh thái là một trong các công cụ kinh tế nhằm cải thiện môi trường và được sử dụng để
tạo ra sở thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường.
2.2. Ngăn chặn, giảm thiểu và tái chế chất thải
3

• Ngăn chặn chất thải nhằm mục đích giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn. Điều này có thể
thực hiện trong giai đoạn sản xuất cũng như trong giai đoạn sử dụng sản phẩm. Giảm thiểu chất
thải bao gồm, ví dụ, cải tiến các công nghệ sản xuất, đổi mới nguyên liệu, cải tiến công thức sả
n
phẩm, và giảm thiểu hay tái chế bao bì. Ngăn chặn chất thải có thể là một phương pháp có tác
động mạnh đến việc khuyến khích tiêu thụ bền vững. Nhu cầu cho các hệ thống quản lý chất thải



3
Nguồn: UNEP, 2005.

bao gồm các giai đoạn tiêu thụ (và ngược lại) đã được các chuyên gia và người làm chính sách
châu Á xác nhận là cao nhất.
• Giảm thiểu chất thải đề cập đến nhiều công nghệ/hoạt động xử lý chất thải để lượng chất thải
còn lại cuối cùng được xử lý giảm tối thiểu. Giảm thiểu chất thải bao gồm giảm thiểu, phục hồi, tái
chế, làm phân compost, đốt (với những công nghệ sạch phù hợp và phục hồi năng lượng), và chôn
lấp. Nhiều quốc gia, ở châu Âu và một vài quốc gia ở châu Á đã áp dụng chính sách 3R như một
nguyên tắc hướng dẫn quản lý chất thải.
Để thực hiện những chiến lược ngăn chặn và giảm thiểu chất thải, cần có sự hợp tác của chính
phủ, nhà sản xuất và người tiêu thụ. Các chính phủ có thể đưa ra các khung chính sách và luật
nhằm cung cấp cho nhà sản xuất những động cơ để giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn. Ví dụ,
thay đổi các quy định về bao bì và áp dụng thuế sinh thái lên bao bì và các sản phẩm thải bỏ sẽ
khuyến khích các nhà sản xuất giảm sử dụng bao bì hay sử dụng bao bì phân hủy sinh học hoặc
bao bì có thể sử dụng lại. Hơn nữa, các chính phủ có thể can thiệp về mặt nhu cầu bằng cách cung
cấp thông tin đúng cho khách hàng về những sản phẩm ít bao bì và những sản phẩm thân thiện với
môi trường hơn.
• Lối sống người tiêu dùng châu Á cho thấy có một sự gia tăng trong việc tiêu thụ các sản phẩm
dễ thải bỏ, khẩu phần cá nhân và các sản phẩm có quá nhiều bao bì. Điều này làm gia tăng lượng
chất thải rắn phát sinh. Ngoài những nguyên tắc như trách nhiệm “thu hồi” của nhà sản xuất quan
trọng cho việc giảm chất thải thì người tiêu dùng cũng nên được khuyến khích đóng góp một vai
trò thiết thực. Ví dụ, người tiêu thụ phải có trách nhiệm bảo đảm các sản phẩm đã sử dụng được
đưa trở lại các nơi hồi phục. Cộng đồng có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các
chất hữu cơ phát sinh từ cộng đồng (chất thải thực phẩm, rác vườn) được làm phân compost và trả
về môi trường một cách an toàn. Kết quả, tái chế chất thải được xem như một phương tiện giảm
thiểu chất thải phát sinh bởi việc tiêu thụ không bền vững của các hộ gia đình ở châu Á.
2.3. Nhận thức, giáo dục, và tiếp thị
4


• Nâng cao nhận thức
Chính phủ có thể thực hiện các chiến dịch vận động nhằm nâng cao nhận thức người tiêu dùng vào
những vấn đề liên quan đến tiêu thụ bền vững. Ví dụ, việc sử dụng những công cụ thông tin khách
hàng như dán nhãn sinh thái nên được đi kèm với thông tin và chiến dịch nâng cao nhận thức để
giúp người tiêu dùng trong việc quyết định mua sắm của họ.
Các bài học kinh nghiệm trên thế giới đưa ra hai tính chất của vận động tốt là: có nguyên tắc và
phổ biến. Không có các nguyên tắc, nền tảng chính sẽ sụp đổ. Không phổ biến, vận động sẽ thiếu
tính hợp pháp và sự ủng hộ cộng đồng. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi phải có óc chiến lược
sắc bén; sự thấu hiểu về công nghệ giao tiếp; có mối quan hệ rộng, được kính nể trong cộng đồng;
và cam kết th
ảo luận dân chủ.
• Giáo dục người tiêu dùng


4
Nguồn: UNEP, 2005
Giáo dục người tiêu dùng đưa ra nhiều kiến thức và kĩ năng về việc làm thế nào để mua, đẩy
mạnh các ý kiến đóng góp, giải quyết vấn đề, và hành động. Giáo dục người tiêu dùng trong bối
cảnh tiêu thụ bền vững là trao cho họ quyền lựa chọn những sản phẩm bền vững dựa trên một sự
lựa chọn đã được thông báo hay quyền sử dụng những sả
n phẩm theo hướng bền vững hơn và giúp
người tiêu dùng nhận ra trách nhiệm của họ như một người công dân, cả ở địa phương và trên toàn
cầu. Khái niệm bền vững dựa trên 3 nền tảng: xã hội, môi trường và kinh tế. Theo truyền thống ở
châu Á, giáo dục bền vững cho người tiêu dùng tập trung chủ yếu vào các vấn đề môi trường,
nhưng các nhà tuyên truyền đã mở rộng sự tập trung c
ủa họ trên cả 3 nền tảng của khái niệm bền
vững.
Ngày nay, người tiêu dùng châu Á được khuyến khích nên xem xét các ảnh hưởng về xã hội và
môi trường trong quyết định mua hàng của họ. Mặc dù có nhiều tiến bộ bước đầu nhưng chính phủ

và các tổ chức người tiêu dùng không đặc biệt chú trong việc giáo dục người tiêu dùng. Hơn nữa,
các tổ chức người tiêu dùng châu Á đã xem thái độ thờ ơ và học vấn thấp của người tiêu dùng như
là những thách thức khi phát triển các chương trình giáo dục người tiêu dùng.
• Tiếp thị
Ở châu Á, có một sự công nhận mạnh mẽ rằng sự phát triển của các sản phẩm bền vững là
bước then chốt đầu tiên trước khi cân nhắc các giải pháp tiếp thị cho tiêu thụ bền vững. Sự đổi mới
và thiết kế sản phẩm sinh thái cần có sự ủng hộ của các ngành công nghiệp và chính phủ. Tuy
nhiên, những khía cạnh này có liên quan đến khía cạnh sản xuất trong chuỗi giá trị của sản phẩm.
Tiếp thị sản phẩm để khuyến khích tiêu thụ bền vững là cung cấp cho người tiêu dùng những
thông tin về sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà không làm thiệt hại môi
trường và kết cấu xã hội dọc theo chuỗi giá trị. Mặc khác, tiếp thị có ảnh hưởng trực tiếp đến khía
cạnh tiêu thụ. Tiếp thị sản phẩm khuyến khích tiêu thụ bền vững là cung cấp cho người tiêu dùng
các thông tin về sản phẩm hay dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà không làm thiệt
hại cấu trúc xã hội hay môi trường trong chuỗi giá trị. Tất cả sản phẩm đều có những thuộc tính: ví
dụ, giá cả, chất lượng, tiện ích, và vị trí mua bán. Tuy nhiên, ngày càng nhiều sản phẩm có cả
thuộc tính đạo đức. Ví dụ, người uống cà phê có thể mua cà phê nguyên hạt được trồng bằng phân
h
ữu cơ và mua trực tiếp từ những nhà nông được cấp giấy chứng nhận. Trách nhiệm xã hội của tập
thể, quảng cáo bền vững, đóng nhãn và dán nhãn sinh thái là những khía cạnh thích hợp cho việc
tiếp thị các sản phẩm tiêu thụ bền vững cho người tiêu dùng.
2.4. Các hoạt động bền vững của cơ quan chính phủ
5

Trong hầu hết các quốc gia, các cơ quan chính phủ và các cơ quan khác là những người mua hàng
hóa và dịch vụ lớn nhất từ những món hàng cơ bản đến các trang thiết bị công nghệ cao. Do đó,
việc mua sắm của họ là một trong những đòn bẩy chính ủng hộ sản xuất và tiêu thụ bền vững. Một
thị trường lớn được tạo ra theo cách này có thể là chìa khóa cho xu hướng hàng hóa và dịch vụ bền
vữ
ng hơn.
• Các cơ quan chính phủ thường mua với một số lượng lớn nên có vị trí trong việc thương thuyết

giá cả và đẩy các công ty chấp nhận đề nghị của họ.

5
Nguồn: UNEP, 2005
• Sự thu mua của các cơ quan chính phủ cũng có thể thúc đẩy sự đổi mới bền vững. Các cơ quan
chính phủ định rõ các điều kiện và các chi tiết cho các sản phẩm hay dịch vụ. Do đó, nhu cầu
có thể thúc đẩy nhà sản xuất và hướng những đổi mới của họ theo hướng bền vững hơn.
• Mua sắm cộng đồng có thể và cũng nên được thực hiệ
n theo một hướng rõ ràng, bằng cách đó
đặt ra một ví dụ về việc tiêu thụ có trách nhiệm ngân quỹ cộng đồng.
• Ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, năng lực mua sắm cộng đồng đặc biệt quan trọng.
Ước tính việc tiêu thụ của các cơ quan chính phủ thường chiếm khoảng 20-25% tổng số tiêu
thụ ở các quốc gia châu Á. Việc mua sắm ở qui mô này có thể có một ảnh hưởng mạ
nh đến
kinh tế và môi trường trong khu vực.
Hình 2.1 dưới đây giới thiệu tóm tắt các công cụ quản lý môi trường có thể được áp dụng để
hướng đến một nền sản xuất và tiêu thụ bền vững, trên quan điểm đánh giá toàn bộ vòng đời sản
phẩm.

Hình 2.1. Công cụ quản lý môi trường cho một xã hội tiêu thụ bền vững
Thiết kế sinh thái
Những sản phẩm không khuyến khích
Hệ thống dịch vụ sản phẩm
Phát triển sản phẩm
Thải bỏ Nguyên liệu
Sản xuất
Phân phối
Nhãn sinh thái
Thị trường xanh
Sản xuất xanh

Sử dụng hiệu
quả tài nguyên
Sản xuất sạch
hơn; ISO14001
Sử dụng
Mở rộng trách
nhiệm người sản
xuất
Cấm vật liệu độc
hại
Mua sắm công xanh
Cộng đồng bền vững
dựa trên phân tích vòng đời sản phẩm (Wei Zhao & Emilie Mazzacurati. 2007)
3. TIÊU THỤ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
3.1. Các vấn đề và thách thức
6

Hiện nay, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Việt Nam đang xảy ra rất nhanh. Nhiều khu
công nghiệp, trung tâm thương mại và đô thị mới đã và đang được xây dựng. Công nghiệp hóa và
đô thị hóa là hai quá trình xảy ra song song và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hai quá trình này
thúc đẩy sự tiêu thụ: tiêu thụ trong sản xuất và tiêu thụ cá nhân. Ngày nay, tiêu thụ ở Việt Nam
được đánh giá là không thích hợp và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng như:
Gia tăng tiêu thụ trong sản xuất không đi kèm với gia tăng các hiệu quả kinh tế bởi vì công nghệ
sản xuất không được cải tiến đúng mức. Ngoài ra, giá thành của các nguyên liệu, năng lượng khai
thác trong nước cũng như nhập từ ngoài vào ngày càng gia tăng nên gia tăng tiêu thụ sản xuất ở
Việt Nam tương ứng với giảm hiệu quả sản xuất trong nhiều năm quá.
Gia tăng tiêu thụ cá nhân ngày nay là không thích hợp so với mức sống và thu nhập của người
dân. Mô hình tiêu thụ của người dân được đánh giá là không những không phù hợp so với mức
sống mà còn tạo nên gánh nặng cho nền kinh tế và gây ô nhiễm môi trường.
Gia tăng tiêu thụ (tiêu thụ sản xuất và tiêu thụ cá nhân) đang gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm

môi trường ở Việt Nam đang gia tăng từ năm này đến năm khác. Đặc biệt ở các thành phố, nguyên
nhân chính gây ô nhiễm môi trường là sự phát triển sản xuất, gia tăng tiêu thụ sản xuất và tiêu thụ
cá nhân cùng với gia tăng lượng chất thải (rắn, lỏng, khí, nguy hại).
Tiêu thụ không phù hợp ở Việt Nam có thể trở thành rào cản cho sự hòa nhập kinh tế quốc tế.
Trong số các rào cản, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường là rào cản kỹ thuật mà các xí nghiệp Việt
Nam đang cố gắng vượt qua. Khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, các hóa chất
độc hại gây nên những ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường và sức khỏe con người tạo nên những
khó khăn cho các xí nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm của họ.
Theo các đánh giá trong và ngoài nước, nếu Việt Nam không có các biện pháp quản lý chất thải
phù hợp cùng với sự tăng trưởng GDP hàng năm 7 – 8% thì môi trường Việt Nam sẽ bị ô nhiễm
gấp 4 – 5 lần hiện nay vào năm 2020. Theo các chuyên gia WB
7
nếu Việt Nam không có biện
pháp bảo vệ môi trường thích hợp thì ô nhiễm công nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2010 sẽ tăng
3,8 lần, tương đương khoảng 14% tăng trưởng GDP. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm công nghiệp ảnh
hưởng đến sức khỏe con người ước tính khoảng 0,3% GDP và sẽ tăng lên 12% vào năm 2010.
Như các quốc gia khác trên thế giới, hầu hết chất thải ở Việt Nam phát sinh từ các hoạt động kinh
tế và gia đình, chủ yếu từ việc xây dựng các khu công nghiệp, trung tâm thương mại và khu đô thị.
Nhìn chung, ở Việt Nam, mỗi người thải ra khoảng 01kg chất thải rắn/ngày, trong đó chất thải đô
thị chiếm khoảng 80% (vào năm 2002, con số này khoảng 0,82kg/người/ngày), chất thải công
nghiệp chiếm khoảng 17% và phần còn lại là chất thải rắn đô thị (bao gồm chất thải công nghiệp,
ch
ất thải y tế và thuốc trừ sâu) (Nguyễn Danh Sơn, 2007).


6
Nguồn: Hertwich E. & Katzmayr M., 2003
Hầu hết chất thải rắn ở Việt Nam được xử lý bằng cách chôn lấp. Sự hiện diện của các bãi chôn
lấp ở các khu vực khác nhau đã và đang gây ra những vấn đề khẩn cấp về môi trường không chỉ
đối với cộng đồng xung quanh mà còn đối với những người ở trong khu vực chất thải được thu

gom. Nhìn chung, xử lý chất thải ở Việt Nam không đạt tiêu chuẩn và tạo nên các áp l
ực và thách
thức bảo vệ môi trường. Để giải quyết các vấn đề này, cần có thời gian và vốn để vượt qua. Hiện
tại ở Việt Nam, hơn 90% chất thải rắn được chuyển đến các bãi chôn lấp làm gia tăng gánh nặng
tìm kiếm địa điểm mới cho các bãi chôn lấp, các nguy cơ và nguy hiểm cho môi trường và sức
khỏe con người cũng lãng phí các nguyên liệu có thể tái chế và nguồn năng lượng cho sả
n xuất.
3.2. Hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững ở Việt Nam
Nguyễn Danh Sơn (2007) cho rằng: Tại Việt Nam, chính sách phát triển bền vững hướng đến các
nhu cầu tiêu thụ bền vững nhằm mục đích:
a. Khuyến khích xây dựng mô hình tiêu thụ (tiêu thụ sản xuất và tiêu thụ cá nhân) phù hợp
với kinh tế Việt Nam, các điều kiện văn hóa xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đáp
ứng các nhu cầu phát triển bền vững.
b. Sử dụng các công cụ kinh tế như thuế tiêu thụ để điều chỉnh các hành vi tiêu thụ không phù
hợp.
c. Thể chế hóa các tiêu chuẩn, tiêu chí về lối sống mới, đồng thời thể hiện mô hình tiêu thụ
hợp lý. Đây là sự cụ thể hóa yêu cầu của Chính phủ Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường trong
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể là xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về việc đánh
giá mức độ bảo vệ môi trường của các xí nghiệp, cơ quan, cá nhân, và gia đình.
d. Tạo thị trường cho chất thải: Thay đổi lối suy nghĩ chất thải là chất thải và phải được đem
đi chôn lấp thay vì sử dụng chất thải theo hướng tiết kiệm nhất trước khi thải chúng trở lại tự
nhiên. Điều đó có nghĩa là làm cho chất thải trở thành hàng hóa. Tạo thị trường cho chất thải trước
hết phải có chính sách cũng như các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo cung cầu.
Ở Việt Nam, chính sách quản lý chất thải hiện tại tập trung chủ yếu vào việc giải quyết chất thải
phát sinh mà không giảm thiểu chúng. Tuy nhiên hiệu quả của cách tiếp cậ
n này chỉ đạt mức độ
nhất định. Để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, tránh những tổn thất môi trường và nâng cao
hiệu suất sử dụng các nguồn tài nguyên hướng đến một nền sản xuất xuất và tiêu thụ bền vững,
việc xây dựng và thực hiện chiến lược SCP tại Việt Nam cần dựa trên phương pháp luận vòng đời
sản phẩm (life cycle thinking) (cũng xem hình H 2.1). Quan điểm này vượt qua sự tập trung truyền

thống lên nơi sản xuất và các quá trình sản xuất mà hướng đến những tác động kinh tế, xã hội và
môi trường của sản phẩm và dịch vụ trên toàn bộ vòng đời sản phẩm. Mục tiêu chính của suy nghĩ
vòng đời sản phẩm là giảm việc sử dụng tài nguyên của sản phẩm và giảm phát thải vào môi
trường cũng như cải thiện việc thực hiện kinh tế-xã hội của nó trong suốt vòng đời.
Hình 2.2 thể hiện một dạng mô hình của SCP: Lấy quan điểm vòng đời sản phẩm như trung tâm
của cách tiếp cận SCP. Mô hình dõi theo toàn bộ vòng đời của tất cả các hàng hóa và dịch vụ từ
việc khai thác tài nguyên qua quá trình sản xuất và tiêu thụ và trở lại vào môi trường dưới dạng
chất thải.
Từ đó, trong suốt vòng đời sản phẩm (quá trình thiết kế, sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ) càng ít phát
sinh chất thải càng ít chi phí xử lý, càng ít ô nhiễm môi trường và càng nâng cao hiệu suất sử dụng
tài nguyên. Có thể thấy rằng, tại Việt Nam, áp dụng cách tiếp cận 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và
tái chế chất thải) trong các hoạt động sản xuất và tiêu thụ là cần thiết trong quá trình phát triển
hướng đến SCP. Trước mắt cần tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên chính và sẽ mở rộng dần các
mục tiêu SCP trong tương lai.

















Hình 2.2. Tiếp cận tổng hợp cho sản xuất và tiêu thụ bền vững (Nguồn: UNEP, 2004)
Gợi ý cho các công cụ và hoạt động hỗ trợ
Chính sách Luật
pháp
Công cụ kinh tế
Xây dựng điển hình Nâng cao nhận thức
Thông tin
Giáo dục
Phá i
ể ồ hâ
l
Nhữn
g

gợ
i
ý
về các cách tiế
p
c

n
q
uản l
ý
môi
Sản xuất s

ch
Q

uản l
ý
nhà nước kiểu h
ợp
Thôn
g
tin sản
p
hẩm n
g
ười
H

thốn
g

q
uản l
ý
môi Tiế
p
c

n vòn
g

SẢN XUẤT
(CÔNG
NGHI


P
)

TIÊU THỤ
(XÃ HỘI)
CHẤT THẢI
& TÀI
NGUYÊN
(
MÔI


Các gợi ý cho việc xây dựng chiến lược sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCP) ở Việt Nam
Không có một mô hình chuẩn nào để xây dựng và thực hiện một chiến lược SCP cho một quốc
gia. Tùy thuộc vào điều kiện và các ưu tiên phát triển KT-XH và môi trường, vào đặc điểm văn
hóa, chính trị của quốc gia để thực hiện chương trình SCP. Thường thì nó được gắn kết trong
những chiến lược quốc gia khác như chiến lược phát triển bền vững.
Trong thực tế ở nhiều nước, hoạt động SCP được giám sát bởi ủy ban tư vấn hoặc hội đồng quốc
gia bao gồm rộng rãi các chuyên gia từ chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.
Nhóm công tác này thường là mở rộng của các hội đồng môi trường và phát triển bền vững quốc
gia có trước đó. Việc triển khai chương trình SCP do những nhóm liên đới chính đa ngành thực
hiện do bản chất đa ngành của các mô hình sản xuất và tiêu thụ và mối liên quan của rất nhiều các
nhân tố trong các vòng đời sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, các quan điểm và mục tiêu của chương
trình sẽ được ủng hộ rộng rãi.
Việc chọn các công cụ chính sách cho chương trình phụ thuộc lớn vào các mục tiêu và các ưu tiên
chính. Một số quốc gia thiên về các công cụ tự nguyện (voluntary) hơn là cưỡng chế (regulatory).
Một số nước khác dựa vào cả công cụ tự nguyện và truyền thống. Các công cụ tự nguyện có thể kể
như nhãn sinh thái (eco-labels), thiết kế sinh thái (eco-design) và các hệ thống quản lý môi trường
(EMS). Các công cụ truyền thống như các tiêu chuẩn, quy định cưỡng chế, giáo dục và tập huấn
cũng như các sắp xếp thể chế như mua sắm công bền vững cũng thường được sử dụng. Công cụ

kinh tế như thuế và trợ cấp cũng cần thiết.
Kinh nghiệm của các nước trong quá trình thực hiện SCP (Matthew Bentley, 2008), cho thấy:
• Đảm bảo các hành động liên quan đến chức năng chính của các cơ quan; chuẩn bị ngân sách
sẵn sàng trước khi đưa ra cam kết; và hành động phải gắn với một kết quả thực tế.
• Các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng được chọn lựa như những hành
động chủ yếu của chương trình SCP. Có thể một số giải pháp kinh tế như thuế, trợ cấp và định
giá có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những giải pháp này có khả năng không được chọn ưu tiên vì
không dễ được các nhà chính trị chấp thuận.
• Việc gắn kết những chính sách và các sáng kiến (initiatives) là một trong các thách thức chính
phải vượt qua.
• Việc thực hiện thực tế chương trình thì khó khăn hơn so với việc xây dựng nó. Nguồn tài lực
giới hạn và không muốn cam kết là hai vấn đề chính yếu.
• Việc phát triển một chương trình cần gắn kết dữ kiện được thu thập để hiện thực hóa các ưu
tiên và các tiếp cận chính sách.
• Một chương trình hoạt động hiệu quả cần phối hợp r
ộng rãi với các nhóm liên đới.
• Một số thành viên trong quá trình thực hiện chỉ quan tâm bảo vệ lợi ích của họ, do vậy đóng
góp của họ trong việc phát triển một tương lai bền vững hơn hoặc cam kết đối với những hành
động khác nhau thì rất mờ nhạt. Nên mời các nhóm liên đới như đại diện doanh nghiệp, tổ
chức thanh niên và báo đài.
4. KẾT LUẬN
Giống như các nước đang phát triển trong khu vực, Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề
môi trường nan giải. Chúng ta rất lo ngại khi môi trường tiếp tục suy giảm, thậm chí ở mức báo
động; đất bị suy thoái; chất lượng các nguồn nước xuống cấp; không khí đô thị đang bị ô nhiễm; tỷ
lệ phát sinh chất thải và mức độc hại gia tăng. Những vấn đề nan giải này càng trở nên trầm trọng
hơn do thiếu các nguồn lực tài chính, công nghệ, đô thị hóa và tăng dân số nhanh, vấn đề đói
nghèo chưa được giải quyết và các mô hình sản xuất và tiêu thụ không bền vững.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang phải trả giá cho những vấn đề môi trường bởi sản xuất và
tiêu thụ quá mức. Nguyên tắc quan trọng của phát triển bền vững là sự hài hòa giữa phát triển và
bảo vệ môi trường. Phát triển phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm và phát thải. Tuy nhiên, điểm

mấu chốt của vấn đề bảo vệ môi trường chính là tiêu thụ. Tiêu thụ quá mức là nguyên nhân cơ bản
tạo ra chất thải và các tác động đến môi trường và xã hội. Tiêu thụ thế nào để các tài nguyên tái
tạo có thể tái tạo được và giảm thiểu sự lãng phí các nguồn tài nguyên không tái tạo. Tiêu thụ bền
vững chính là cách phòng ngừa tốt nhất, đảm bảo lợi ích cho hiện tại và tương lai. Tiêu thụ bền
vững và quản lý chất thải tổng hợp bền vững là những khái niệm tương đối mới ở Việt Nam.
Phương pháp tiếp cận đúng và hiểu biết chính xác về các nguyên tắc tiêu thụ bền vững và quản lý
chất thải tổng hợp bền vững sẽ giúp Việt Nam lựa chọn và tìm ra các quản lý chất thải kinh tế nhất
và tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hertwich E. & Katzmayr M., 2003. Examples of Sustainable Consumption Review,
Classification and Analysis. Industrial Ecology Programme, report 5/2004.
2. Matthew Bentley, 2008. Planning for Change - Guidelines for National Programmes on
Sustainable Consumption and Production. UNEP.
3. Nguyen Danh Son, 2007. Sustainable Consumption in Vietnam – A point of view of Integrated
Sustainable Waste Management. Asian-Pacific Roundtable Conference. Hanoi
4. United Nations Environment Programme, 2005. Advancing Sustainable Consumption in Asia –
A Guidance Manual. Division of Technology, Industry and Economics.









BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ



TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÚI NYLON TRÊN
THẾ GIỚI







Tp. HCM, Tháng11/2008
Người thực hiện: Lê Thu Nga
Đơn vị: Quỹ Tái chế chất thải


MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
1. TỔNG QUAN VỀ TÚI NYLON 3
1.1 Thành phần 3
1.2 Ưu điểm 3
1.3 Nhược điểm 4
1.4 Các tác động đến môi trường 4
1.5 Việc tái chế túi nylon 6
2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÚI NYLON TRÊN THẾ GIỚI 7
2.1 Tình hình chung 7
2.2 Anh 7
2.3 Ấn Độ 8
2.4 Bangladesh 12
2.5 Bhutan 12
2.6 Canada 13
2.7 Châu Phi 13

2.8 Đài Loan 14
2.9 Đức 14
2.10 Hồng Công 14
2.11 Ireland 14
2.12 Israel 15
2.13 Mỹ 15
2.14 New Zealand 18
2.15 Nhật 18
2.16 Pháp 19
2.17 Singapore 19
2.18 Thổ Nhĩ
Kỳ 19
2.19 Trung Quốc 19
2.20 Úc 20
3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 24
4. KIẾN NGHỊ 25
Tài liệu tham khảo 27



LỜI NÓI ĐẦU


Hiện nay môi trường đang là vấn đề bức xúc của toàn nhân loại, mang tính chất toàn cầu được
toàn xã hội quan tâm. Khoảng 20 năm thời kỳ đổi mới và mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã tăng
trưởng khá nhanh. Tuy nhiên sự tăng trưởng kinh tế đã kéo theo sự suy thoái về môi truờng. Đồng
thời cũng chính từ sự phát triển nhanh chóng ấy đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm
trọng, đã làm biến động môi trường theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Trong đó, những vấn
đề đáng quan tâm do phát triển kinh tế-xã hội tác động đến môi trường theo hướng tiêu cực là: Đã
làm thay đổi hệ cân bằng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức cho phép; rừng

đầu nguồn không được bảo vệ; chất thải, nước thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh
hoạt ở cả đô thị và nông thôn đều không được xử lý triệt để; khí thải do giao thông vận tải ngày
càng nhiều đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của toàn xã hội
và phần nào đã tác động trở lại, hạn chế sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và
thành phố HCM nói riêng.
Thói quen đặt sự tiện lợi trước mắt lên hàng đầu của người dân mà thể hiện rõ nhất qua
việc sử dụng túi nylon thay cho các giỏ đi chợ xưa kia cũng góp một phần không nhỏ đến
tình hình ngày càng xuống cấp của môi trường ở nước ta, đặc biệt là trong khu vực nội
thành. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý môi trường là phải kiểm soát được tình
hình sử dụng túi nylon theo hướng giảm thiểu các tác động do nó gây ra cho môi trường,
điều đó cũng có nghĩa cần phải giảm thiểu lượng túi nylon được sử dụng và thải bỏ không
hợp lý. Muốn đề ra được những giải pháp thật khả thi cho vấn đề giảm thiểu túi nylon tại
Thành phố Hồ Chí Minh với điều kiện của Việt Nam thì ngoài việc nắm chắc thực trạng sử
dụng túi ở Thành phố, chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ tình hình quản lý việc sử dụng túi
nylon trên thế giới, nhờ vậy, trong một thời gian ngắn, ta vừa có thể học được những kinh
nghiệm quý báu của các nước vừa có thể vận dụng cho Việt Nam một cách hiệu quả nhất.
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về đối tượng mà ta quan tâm đó là túi nylon. Tìm
hiểu một số tác động của túi nylon đến môi trường như thế nào mà khiến nhiều người phải
quan tâm. Mục đích của chuyên đề này sẽ giúp chúng ta nắm được nguyên nhân sử dụ
ng,
tình hình sử dụng và tình hình quản lý túi nylon trên thế giới, để từ đó, so sánh với tình hình
ở Việt Nam, rút ra được những bài học kinh nghiệm và đề ra được những giải pháp giúp cải
thiện tình hình quản lý sử dụng túi nói riêng và cải thiện môi trường ở Việt Nam nói chung.


1. TỔNG QUAN VỀ TÚI NYLON
Vào năm 1977, người ta bắt đầu sử dụng phổ biến một phát minh mới – đó là túi nhựa.
Các cửa hàng thời trang và siêu thị thực phẩm trên toàn thế giới bắt đầu đưa chúng cho mọi
người. Túi nhựa là một cách dễ dàng để người ta chứa đựng hàng hóa.


Nhưng qua nhiều năm, số lượng túi nhựa đã tăng lên và chúng trở thành một vấn đề lớn
về chất thải. Túi nhựa thu gom trên đường phố. Gió thổi chúng qua các thành phố. Các túi
nhựa trên biển có thể giết chết cá và chim. Và túi nhựa có đầy ở những vùng đất bỏ hoang.
Nhiều loại chất thải có thể nhanh chóng phân hủy vào đất trồng tự nhiên nhưng với túi nhựa
thì không dễ dàng như vậy. Túi nylon có phải là vấn đề lớn về chất thải ở nơi bạn không?

Nhiều người đang cố giải quyết vấn đề về chất thải từ các túi nhựa. Các ý tưởng của họ
rất sáng tạo và dễ dàng đối với bất kỳ ai cố gắng.

1. 1 Thành phần

Có hai loại túi nylon:
1. Polyethylene mật độ cao (HDPE) – các túi nhựa mỏng thường được dùng trong các
siêu thị, gói đồ tươi sống, thực phẩm mang về và những sản phẩm không có nhãn mác
khác.
2. Polyethylene mật độ thấp (LDPE) – các túi của các cửa hàng, thường được gắn nhãn
mác và được sử dụng để mang các hàng hóa có giá trị cao.
Cả HDPE và LDPE được sản xuất từ ethylen (sản phẩm phụ của khí gaz hoặc dầu tinh
chế), là nguồn tài nguyên không thể tái tạo được. Không giống như HDPE, LDPE không thể
tái chế được. (Plastic shopping bags in Australia, 2002). Túi nylon có rất nhiều màu sắc, và
màu sắc này không phụ thuộc vào loại và chất lượng của túi. Tuy nhiên, các túi nylon làm từ
nguyên liệu nhựa chính phẩm thường trong suốt và có màu sắc sáng, còn các loại túi nylon
làm t
ừ nhựa tái sinh có màu sẫm, hoặc là màu sáng mà không trong suốt, có nhiều vệt loan.
1.2 Ưu điểm
Sự bền bĩ, chắc chắn, giá thấp, chống nước và hóa chất, có thể hàn kín, đòi hỏi ít năng lượng
và hóa chất hơn trong sản xuất, ít phát nhiễm ta không khí, nhẹ…là các điểm mạnh của túi nhựa.
Nhiều nghiên cứu so sánh túi nhựa với túi giấy cho thấy túi nhựa thật ra ít gây đến môi trường hơn
là túi giấy, đòi hỏi ít năng lượng hơn để sản xuất, vận chuyển và tái chế. Tuy nhiên những nghiên
cứu này cũng cho biết tỷ lệ tái chế nhựa lại mang ý nghĩa thấp hơn là giấy. Túi nhựa có thể được

đốt trong các thiết bị thích hợp thì làm lãng phí năng lượng. Túi nhựa ổn định và ôn hòa trong bãi
chôn lấp hợp vệ sinh. Túi nhựa có thể tái sử dụng như túi đựng trong các thùng rác. Túi nhựa được
ca ngợi ở nhiều địa phương nhưng lại không được trả phí hay thuế để xử lý ở các nơi đó.
Túi nhựa rất phổ biến với khách hàng và nhà bán lẻ bởi vì các tính năng của nó, khối lượng
nhẹ, bền bĩ và rẻ tiền, vệ sinh để vận chuyển thức ăn và các hàng hóa khác một cách dễ dàng.


1.3 Nhược điểm
Nhưng bạn có biết phải mất khoảng 1.000 năm để phân hủy một túi nhựa không
(UNEP, 2007). Có nghĩa là phải mất 1.000 năm để nhựa trở thành một chất trong tự nhiên.
Đó chính là nguyên do nhiều người quan tâm đến nhựa vì việc sử dụng túi nhựa còn hơn cả
việc tạo ra chất thải. Việc tạo ra túi nhựa cần dùng một lượng lớn năng lượng và dầu. "Mỗi
lần chúng ta sử dụng túi plastic mới, họ đi và lấy thêm nhiều dầu từ vùng Trung Đông và
chứa chúng vào các bồn chứa. Chúng ta đang bòn rút và phá hủy Trái đất chỉ để sử dụng túi
trong 10 phút” (UNEP, 2007).
Theo báo cáo của ITU-Nolan, 2002, năng lượng để sản xuất ra một cái túi nylon nhiều hơn là
năng lượng trong bản thân nó, ví dụ:
- Lượng xăng để lái 1 km ô tô tương đương 7,8 túi nylon;
- Lượng xăng để lái 1 km xe tải có tải trọng 28 tấn tương đương 64,6 túi nylon. Như vậy
có nghĩa là để xa này đi từ thành phố HCM đi Vũng Tàu thì mất 7752 túi nylon.

Mặc dù túi nilon đã không được sử dụng phổ biến cho đến tận những năm 1980, các tổ
chức môi trường đã ước tính rằng 500 tỷ đến 1000 tỷ túi được sử dụng khắp nơi trên thế giới
mỗi năm, tính ra hơn 1 triệu cái mỗi phút. Các nhà chỉ trích việc sử dụng túi nylon nói rằng
con người tăng sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiêu thụ năng lượng để sản xuất túi
nylon, tạo ra những người xả rác bừa bãi, làm ngộp thở hệ thủy sinh và làm tăng các bãi
chôn lấp.
(
Ngoải ra, các bất lợi khi sử dụng túi nylon còn ở các mặt sau:
• Túi nhựa làm từ các chất hóa dầu, là một nguồn tài nguyên không thể tái tạo

• Túi nhựa rất mỏng và không thể đứng tốt như bằng giấy hay sợi đay.
• Khi thải ra không đúng cách, sẽ không đẹp mắt và bị coi như một mối nguy hại cho
cuộc sống.
• Túi nylon, thông thường hay có thể phân hủy sinh học, cũng không hoàn toàn phân
hủy trong các bãi chôn lấp hợp vệ sinh
• Vứt túi nhựa bừa bãi gây tắc nghẽn hệ thống cống rãnh, từ đó gây ngập lụt khi có các trận
mưa lớn.

1.4 Các tác động đến môi trường

Túi nhựa kết thúc như rác thải hôi thối trên mặt đất, giết chết hàng ngàn động vật có vú mỗi
năm do nhầm lẫn các túi trôi nổi là thức ăn. Túi plastic được chôn trong các bãi chôn lấp có thể
mất hàng ngàn năm để tan rã, và theo thời gian, chúng phân chia thành những thành phần độc hại
ngày càng nhỏ hơn do đó có thể gây nhiễm bẩn đất và nước. Hơn nữa, việc sản xuất túi nhựa tiêu
tốn hàng triệu lít dầu thay vì được dùng làm nhiên liệu và sưởi ấm.



Hình 1.1. Con rùa nuốt túi nylon vào bụng

Hình 1.2. Túi nylon tìm thấy trong con rùa Leatherback ở Ballycotton (7/2007)


Hình 1.3. Túi nylon trong dạ dày con cá voi ở Cuvier's năm 2004



Hình 1.4. Túi nylon được tìm thấy trong có voi ở Normandy, 2002
Vì sao lại cho rằng việc sử dụng túi nhựa lại gây tác động đến môi trường? Căn bản là vì các
túi nhựa không thể phân hủy. Túi nhựa vứt đi như rác trên mặt đất, không thể phân hủy và do đó

tồn tại trong thời gian rất dài. Nó sẽ ngăn chặn các dòng nước mưa thấm vào đất và như thế nước
sẽ chảy trên bề mặt đất làm xói mòn đất, mang theo nhiều tác nhân ô nhiễm gần các nguồn nước
và kết quả là gây ô nhiễm nguồn nước. Xói mòn đất ở các khu vực có nhiều đồi núi sẽ làm cho rễ
cây nổi lên do đó cây sẽ mất đi sức mạnh để tồn tại. Hơn nữa, xói mòn gây ra việc rửa sạch các
chất dinh dưỡng cho cây trồng có sẵn trong đất. Khi sự thấm nước vào đất sẽ bị ngăn cản do túi
nhựa, việc tích nước trong tầng nước ngầm cũng bị tác động. Nếu túi nhựa bị đốt, nó sẽ thoát ra
khí độc gây ô nhiễm không khí. Khi đó, các động vật có sừng nuốt túi nhựa trong khi chúng được
thả sẽ làm cho chúng bị các vấn đề về tiêu hóa và dẫn đến chết. Ngoài ra, có những tác động xấu
của túi nhựa là nhiều năng lượng được sử dụng để sản xuất túi nhựa, ảnh hưởng của các hóa chất
thải ra ngoài và trộn lẫn với nước thải đô thị mà khó có thể xử lý hoặc tái chế với chi phí có thể
chấp nhận được. Do đó, túi nhựa có tác động rất lớn đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau.
1.5 Việc tái chế túi nylon
Theo Hiệp hội bảo vệ Môi trường Mỹ năm 2007, với mỗi tấn túi nylon được tái sử dụng hay
tái chế thì có thể tiết kiệm được phần năng lượng tương đương 11 thùng dầu. Theo Chính phủ
Anh, có một vài vấn đề khi tái chế nhựa, đặc biệt là túi nylon:
• Khối lượng riêng lớn của nhựa khiến cho việc thu gom và vận chuyển chất thải nhựa
khó khăn và đắt đỏ.
• Khả năng nhiễm bẩn cao của nhựa làm cho việc tái chế ít hiệu quả, đặc biệt là những
túi còn lẫn thức ăn trong đó.
• Có rất nhiều loại nhựa khác nhau nên việc phân loại rất khó khăn
• Thị trường tiêu thụ nhựa tái chế chưa phát triển

×