Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

quan hệ kinh tế giữa người hoa ở tp.hcm với người hoa ở đông nam á tom tat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.06 KB, 33 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KINH TẾ TPHCM







BÁO CÁO TÓM TẮT
QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI
NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á
(Báo cáo khoa học đã chỉnh sửa sau nghiệm thu)






Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Hồi Sinh














TP. Hồ Chí Minh – Tháng 03/2008







QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI
NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á



Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Hồi Sinh
Thành viên tham gia
TT Họ và tên Đơn vị công tác
1 CN. Trần Minh Thiện CV xã hội học
2 Trần Đại Tân Hội VHNT các dân tộc
3 ThS. Phan thị Hồng Xuân ĐH mở Bán công
4 CN. Nguyễn Thị Nết Viện Kinh tế TP.HCM
5 KS. Trần thị Mẫn Viện Kinh tế TP.HCM
6 ThS. Nguyễn Trúc Vân Viện Kinh tế TP.HCM
7 CN. Lê Thanh Hải Viện Kinh tế TP.HCM










TP. Hồ Chí Minh – Tháng 03/2008


i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT: NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM VÀ Ở TP.HCM 4
I. NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM 4
II. NGƯỜI HOA Ở TP.HCM 4
II.1- Sự hình thành cộng đồng người Hoa ở TP.HCM 4
II.2- Đời sống xã hội văn hóa của người Hoa ở TP.HCM 4
II.3- Hoạt động kinh tế của người Hoa ở TP.HCM 5
II.3.1. Trước năm 1975 5
II.3.2. Sau năm 1975 và hiện nay 6
PHẦN THỨ HAI: NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 9
I.1. Khái niệm 9
I.2. Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á 9
I.2.1. Dân số 9
I.2.2. Quá trình hình thành các cộng động người Hoa ở Đông Nam Á 9
I.3. Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Đông Nam Á 10
I.3.1. Thời kỳ hình thành các cộng đồng người Hoa trước thế kỷ XVII 10
I.3.2. Giai đoạn các quốc gia Đông Nam Á dưới thời thống trị của thực
dân tư bản phương Tây 10

I.3.3. Người Hoa Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 11

I.3.4. Người Hoa Đông Nam Á hiện đại 11
PHẦN THỨ BA: MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA Ở
TP.HCM VỚI NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 15

I. SỰ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM VỚI
NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 15

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI HOA
TP.HCM VỚI NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 15

II.1. Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở
Đông Nam Á 15

II.1.1. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) 15
II.1.2. Lĩnh vực xây dựng 16
II.1.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ 16


ii
PHẦN THỨ TƯ: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT
TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA TP.HCM VỚI NGƯỜI
HOA Ở ĐÔNG NAM Á ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

I. TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 13
I.1. Bản địa hóa Error! Bookmark not defined.
I.2. Toàn cầu hóa Error! Bookmark not defined.
I.3. Đa nguyên hóa Error! Bookmark not defined.
I.4. Tập đoàn hóa Error! Bookmark not defined.
I.5. Hiện đại hóa Error! Bookmark not defined.
II. TIỀM NĂNG HỢP TÁC KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM 7

III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM
VÀ NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 16

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG MỞ RỘNG
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM
VÀ NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.

KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26



iii
MỤC LỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Số người Hoa ở các nước Đông Nam Á năm 1997 9
Bảng 2: Tình hình dạy và học tiếng Hoa ở TP.HCM năm 2005 Error!
Bookmark not defined.

Bảng 3: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp người Hoa TP.HCM (lĩnh
vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 4: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp người Hoa có quan
hệ hợp tác với khu vực Đông Nam Á và các khu vực khác (lĩnh vực công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 5: Ý kiến về lợi ích của mối quan hệ hợp tác kinh tế đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp người Hoa (lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp) Error! Bookmark not defined.


Bảng 6: Cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu của các doanh nghiệp
người Hoa có mối quan hệ hợp tác với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á
(lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 7: Tỷ lệ % kiến thức thu được qua mối quan hệ hợp tác kinh tế (lĩnh vực
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 8: Đánh giá chất lượng mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người Hoa
TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 9: Đánh giá kết quả hoạt động của mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa
người Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 10: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp người Hoa TP.HCM (lĩnh
vực xây dựng) Error! Bookmark not defined.

Bảng 11: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp người Hoa có quan
hệ hợp tác với khu vực Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng) . Error! Bookmark
not defined.

Bảng 12: Ý kiến về lợi ích của mối quan hệ hợp tác kinh tế đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp người Hoa (lĩnh vực xây dựng) Error!
Bookmark not defined.

Bảng 13: Cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu của các doanh nghiệp
người Hoa có mối quan hệ hợp tác với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á
(lĩnh vực xây dựng) Error! Bookmark not defined.


Bảng 14: Tỷ lệ % kiến thức thu được qua mối quan hệ hợp tác kinh tế (lĩnh
vực xây dựng) Error! Bookmark not defined.



iv
Bảng 15: Đánh giá chất lượng mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người
Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng) Error!
Bookmark not defined.

Bảng 16: Đánh giá kết quả hoạt động của mối quan hệ hợp tác kinh doanh
giữa người Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng)
Error! Bookmark not defined.

Bảng 17: Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa TP.HCM (lĩnh vực thương mại
- dịch vụ) với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á Error! Bookmark not
defined.

Bảng 18: Lĩnh vực hợp tác của các doanh nghiệp người Hoa TP.HCM hoạt
động trong ngành thương mại - dịch vụ Error! Bookmark not defined.

Bảng 19: Phương thức hình thành mối quan hệ hợp tác của các doanh nghiệp
người Hoa hoạt động trong ngành thương mại - dịch vụ Error! Bookmark
not defined.

Bảng 20: Năm thiết lập mối quan hệ kinh tế và thời gian duy trì mối quan hệ
kinh tế của các doanh nghiệp người Hoa TP.HCM hoạt động trong lĩnh vực
thương mại - dịch vụ Error! Bookmark not defined.

Bảng 21: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp người Hoa TP.HCM (lĩnh

vực thương mại – dịch vụ) Error! Bookmark not defined.

Bảng 22: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp người Hoa có quan
hệ hợp tác với khu vực Đông Nam Á (lĩnh vực thương mại - dịch vụ) Error!
Bookmark not defined.

Bảng 23: Ý kiến về lợi ích của mối quan hệ hợp tác kinh tế đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp người Hoa (lĩnh vực thương mại – dịch vụ)
Error! Bookmark not defined.

Bảng 24: Tỷ lệ % kiến thức thu được qua mối quan hệ hợp tác kinh tế (lĩnh
vực thương mại – dịch vụ) Error! Bookmark not defined.

Bảng 25: Đánh giá chất lượng mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người
Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực thương mại - dịch vụ)
Error! Bookmark not defined.

Bảng 26: Đánh giá kết quả hoạt động của mối quan hệ hợp tác kinh doanh
giữa người Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng) .16



Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Người Hoa hiện nay là một bộ phận của cư dân các quốc gia Đông Nam Á.

Người Hoa vốn là những người Trung Hoa, vì nhiều lý do như nghèo đói, tìm đất
mưu sinh, tìm thị trường kinh doanh và cả những lý do về chính trị đã tìm đến các
quốc gia ở Đông Nam Á cư trú và sinh sống. Hầu hết người Hoa ở Đông Nam Á
ngày nay là công dân của các quốc gia Đông Nam Á.
Định cư và lập nghiệp trên
quê hương mới, người Hoa đã phát huy khả năng kinh doanh của mình, góp phần
quan trọng trong phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á và ngày càng có
nhiều mối quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
Cũng như người Hoa ở các nước Đông Nam Á, người Hoa ở Việt Nam đã
thành công trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất. Ở TP.HCM, cộng đồng người Hoa
đã góp phần tích cực trong công cu
ộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố. Ưu thế của cộng đồng người Hoa là có nguồn vốn rất mạnh và mối quan
hệ với các đồng tộc của họ ở trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á và các nước trên
thế giới. Thông qua các mối quan hệ này, họ có thể tăng nguồn vốn đầu tư, tiếp thu
những bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tiếp cận được thị
trường tiêu thụ ở
nước ngoài,… Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hoạt động
kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á là một
nhu cầu bức thiết. Từ kết quả nghiên cứu này, sẽ xác định được tiềm lực phát triển
kinh tế người Hoa, khả năng thu hút vốn đầu tư từ người Hoa ở khu vực Đông Nam
Á, các lĩnh vực kinh tế có tiềm năng phát triển. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất những kiến
nghị, giải pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát huy mối quan hệ hợp
tác kinh tế của người Hoa TPHCM và người Hoa ở khu vực Đông Nam Á ngày
càng tốt hơn. Việc làm này sẽ có sự tác động tích cực đến phát triển kinh tế của
TP.HCM, góp phần đẩy nhanh quá trình chuy
ển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
Đây cũng là xu thế chung trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam,
trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, cần khai thác tốt kênh này nhằm đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế một cách có hiệu quả nhất.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những mục tiêu chính như sau:
- Phân tích vai trò và vị trí của người Hoa trong các hoạt động kinh tế tại
TP.HCM. Đồ
ng thời, đánh giá khả năng hợp tác kinh tế của người Hoa ở TP.HCM
với nước ngoài.
- Thực trạng mối quan hệ trong lĩnh vực hoạt động kinh tế giữa người Hoa ở
TP.HCM với cộng đồng người Hoa ở các nước Đông Nam Á, cả phương diện lịch
sử cũng như thực tế phát triển hiện nay.
- Đề xuất một số kiến nghị và giả
i pháp để hoàn thiện, mở rộng phát triển
mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa người Hoa tại TP.HCM với người Hoa ở các nước
Đông Nam Á.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

2
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu hoạt động kinh tế của người
Hoa và xem xét mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với
người Hoa ở các nước Đông Nam Á giai đoạn từ năm 1995 đến nay. Nhóm nghiên
cứu chọn thời gian này vì đây là thời kỳ tình hình tương đối ổn định và giai đoạn
đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế nướ
c ta trong đó có kinh tế TP.HCM.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trên thế giới, từ lâu nghiên cứu ứng dụng đã được các học viện, các trường
đại học triển khai thực hiện. Năm 2001 có quyển “Ethnic Chinese in Singapore and
Malaysia – A Dialogue between Tradition and Modernity”, cuốn “Southeast Asia’s
Chinese Businesses in an Era of Globalization - copying with the rise of China” xuất

bản năm 2006 do Leo Suryadinata chủ biên đã tổng hợp những phân tích chuyên sâu
về kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á trong kỷ nguyên toàn cầu dưới
ảnh hưởng c
ủa một Trung Quốc đang trổi dậy. Cuốn “Sự hình thành và phát triển vấn
đề người Hoa Đông Nam Á - nghiên cứu tại các nước Thái Lan, Philippines,
Malaysia, Indonesia” của tác giả Phương Kim Anh, sở nghiên cứu quan hệ quốc tế
Trung Quốc, do nhà xuất bản Thời Sự xuất bản năm 2001, được Bùi Thị Kim Định
biên dịch, cũng cung cấp một cái nhìn khá toàn diện về vấn đề người Hoa ở các nước
Đông Nam Á. Tuy nhiên, hầu như các tài li
ệu nêu trên ít đề cập về hoạt động kinh tế
của người Hoa ở Việt Nam.
Riêng ở Việt Nam, những năm gần đây trong xu thế hội nhập với khu vực và
thế giới, nhiều nhà khoa học đã quan tâm tìm hiểu các nước Đông Nam Á. “Vấn đề
người Hoa” là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà nghiên cứu quan tâm trên
mọi bình diện. Tác giả Trần Khánh đã có hai quyển sách chuyên khảo về “Vai trò
người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á”, NXB Đà Nẵng, 1992; và “Người
Hoa trong xã hội Việt Nam (thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn), NXB KHXH,
năm 2002. Tác giả Trần Hồi Sinh có cuốn: “Hoạt động kinh tế của Người Hoa từ Sài
Gòn đến Thành phố Hồ Chí Minh”, NXB TP.HCM, 1998. Hay tác giả Nghị Đoàn
“Người Hoa ở Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh”, NXB TP.HCM, 1999… Ngoài ra,
còn rất nhiều bài viết về lĩnh vực kinh tế của người Hoa
ở khu vực Đông Nam Á,
TP.HCM đăng trên nhiều tạp chí khác nhau Tuy nhiên, chưa có một công trình nào
nghiên cứu sâu về “Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở
các quốc gia Đông Nam Á”. Kế thừa các kết quả của những nghiên cứu trước, chúng
tôi đã thực hiện việc tìm hiểu về hoạt động kinh tế của người Hoa ở TP.HCM và
người Hoa ở các nước Đông nam Á, từ đó nhận d
ạng mối quan hệ hợp tác của họ
trong quá khứ và hiện tại. Qua đó, nhận định một số triển vọng hợp tác kinh tế của
người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á trong xu thế hội nhập

hiện nay và đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện, mở rộng phát triển mối quan hệ
hợp tác kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM vớ
i người Hoa ở các nước Đông Nam Á.
5. Phương pháp tiếp cận và thực hiện:
Đề tài áp dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp điều tra và kết
hợp với phương pháp xử lý dữ liệu định tính. Cụ thể như sau:
- Sử dụng phương pháp phân tích số liệu thống kê các chỉ tiêu về kinh tế, vốn
đầu tư, lao động, ….
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

3
- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát một số doanh nghiệp để phân tích
mối quan hệ giữa người Hoa ở TP.HCM và người Hoa ở Đông Nam Á, trong đó tập
trung vào lĩnh vực kinh tế. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã chọn danh sách trên 100
doanh nghiệp người Hoa để tiến hành điều tra, nhưng do nội dung nghiên cứu liên
quan đến vấn đề “mối quan hệ kinh tế của người Hoa”, khá nhạy cảm nên chúng tôi
chỉ nhậ
n được thông tin của 56 doanh nghiệp.
- Sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu định tính dưới hình thức phỏng vấn
sâu, thảo luận nhóm để bổ sung thêm phần phân tích, đánh giá cũng như những giải
pháp mà đề tài đã đặt ra.
6. Nội dung nghiên cứu
Kết cấu đề tài gồm 4 phần:
- Phần thứ nhất: người Hoa ở Việt Nam và ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Phần thứ hai: Người Hoa ở
Đông Nam Á.
- Phần thứ ba: Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người
Hoa ở các nước Đông Nam Á.

- Phần thứ tư: Một số kiến nghị nhằm mở rộng phát triển quan hệ kinh tế
giữa người Hoa TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á.
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

4
PHẦN THỨ NHẤT:
NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM VÀ Ở TP.HCM
I. NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM
Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới khá dài, vì vậy từ rất lâu
hai nước đã có mối quan hệ giao hảo với nhau. Ngay từ đầu công nguyên, những lưu
dân từ Trung Hoa đã tìm đến Việt Nam sinh sống, buôn bán. Những thế kỷ, được sử
sách gọi là thời Bắc thuộc, quan lại, binh lính, nho sĩ, thương nhân, v.v… Trung Hoa
đã đến Việt Nam, m
ột số họ đã ở lại định cư lâu dài. Số lượng người Trung Hoa đến
sinh sống ở Việt Nam ngày càng gia tăng, dần dần đã tạo nên một cộng đồng người
Hoa đông đảo. Cộng đồng Hoa đó về sau này đã trở thành dân tộc Hoa trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Những năm của thập kỷ 70 của thế kỷ trước, cộng đồng
Hoa ở Vi
ệt Nam đã lên đến hơn một triệu người.
II. NGƯỜI HOA Ở TP.HCM
II.1- Sự hình thành cộng đồng người Hoa ở TP.HCM
Cộng đồng người Hoa ở TP.HCM là những lưu dân Trung Hoa tìm đến miền
Nam Việt Nam để có đất mưu sinh từ hơn ba thế kỷ về trước. Năm 1679, một nhóm
di thần nhà Minh gồm 3.000 người đến xứ Đàng Trong trên 50 chiến thuyền do
Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch lãnh đạ
o, đã đến vùng đất cù lao phố
Biên Hòa khai phá đất đai, xây dựng một cảng thị trên sông Đồng Nai, đó là một
trung tâm thương mại, dịch vụ sầm uất còn gọi lại cù lao phố. Từ Biên Hòa, nhiều

người Hoa dần dần chuyển cư về vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn hiện nay và lập
thành làng Minh Hương của người Hoa ở khu vực quận 5, quận 6 TP.HCM. Cộng
đồng người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn nhanh chóng phát tri
ển và trở thành một
trong những trung tâm tụ cư đông đúc của người Hoa ở Nam Bộ.
Vào đầu thế kỷ XX, dân số người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn đã lên đến hơn
30.000 người chiếm khoảng 15% dân số thành phố đương thời. Theo kết quả điều
tra dân số TP.HCM 1/10/2004, dân số người Hoa ở TP.HCM là 408.809 người
chiếm 6,7% dân số thành phố. Địa bàn cư trú của người Hoa tập trung ở các qu
ận 5,
6, 10, 11 và một số các quận huyện khác. Ở TP.HCM, người Hoa thuộc nhóm ngôn
ngữ Quảng Đông chiếm số đông khoảng 40% và kế tiếp là người Triều Châu, người
Phúc Kiến, người Hải Nam và người Khách Gia (Hẹ).
II.2- Đời sống xã hội văn hóa của người Hoa ở TP.HCM
Về tổ chức cộng đồng: người Hoa thường cư trú tập trung thành các bang
hội, làng xóm hoặc đường phố, hình thành nên những khu vực đ
ông đúc, gắn bó
và đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Trong đó các gia đình cùng dòng họ thường ở
quây quần bên nhau.
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

5
Trong gia đình người Hoa, chồng (cha) là chủ hộ, chỉ con trai được thừa kế gia
tài và con trai cả luôn được phần hơn. Hôn nhân của người Hoa trước đây thường do
cha mẹ quyết định.
Việc ma chay theo phong tục Hoa phải trải qua lần lượt các bước: lễ báo tang,
lễ phát tang, lễ khâm liệm, lễ mở đường cho hồn người chết, lễ chôn cất, lễ đưa hồn
người chết đến cõi “ Tây thiên Phật quố

c”, lễ đoạn tang.
Người Hoa thích hát “sơn ca” (san cưa), các làn điệu dân ca gồm các chủ đề khá
phong phú: tình yêu trai gái, cuộc sống, quê hương, tinh thần đấu tranh… Ca kịch cũng
là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật được đồng bào ưa chuộng. Ngày tết thường biểu
diễn múa lân rồng, biểu diễn quyền thuật. Lễ hội cũng là dịp tổ chức chơi đu, đua
thuyền, vật,
đánh cờ… Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ là tập hợp các
dạng thức mang tính đa thần và phiếm thần. Đặc biệt đối với tín ngưỡng dân gian trong
nghề nghiệp.
Trong các hoạt động văn hóa xã hội trước năm 1975, những cơ sở giáo dục
cho trẻ em đều do người Hoa đảm nhiệm chương trình học tập theo kiểu Trung Hoa:
học và viết chữ Hoa (từ 4000 – 5000 mẫu tự khác nhau). Học T
ứ Thư, Ngũ Kinh,
giáo lý của Khổng Tử, học làm toán trên bàn tính cổ, học luân thường đạo lý và
phép tắc xã giao Trung Hoa. Trình độ dân trí của người Hoa không ngừng được
nâng cao. Hầu hết trẻ em người Hoa trong độ tuổi đi học đều được đến trường.
Trong năm học 2004 -2005, thành phố có gần 100.000 học sinh, sinh viên người
Hoa. Nhu cầu học tiếng Hoa của con em người Hoa cũng được tăng lên do nhận
thức. Dưới đây là bả
ng số liệu về tình hình dạy và học tiếng Hoa ở các quận huyện
đông người Hoa ở TPHCM.
II.3- Hoạt động kinh tế của người Hoa ở TP.HCM
II.3.1. Trước năm 1975
Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm 1975 tập
trung vào lãnh vực thương mại và tiểu thủ công nghiệp. Một số người Hoa đứng ra
nhận việc xay xát lúa gạo, lập nên hệ thống nhà máy xay, kho lúa gạ
o ở Chợ Lớn
khá quy mô ven hai bờ sông Bình Đông và Bình Tây (quận 6, 8). Ở miền Nam vào
những năm 60 thế kỷ XX có khoảng 6.000 cơ sở bán buôn thì thương nhân người
Hoa chiếm gần 80% số cơ sở. Nhiều trung tâm bán buôn lớn của người Hoa tập

trung ở Sài Gòn và các thành phố lớn như Đà Nẵng, Cần Thơ. Ở chợ Lớn có các
chợ đầu mối có đông thương nhân Hoa như chợ Bình Tây, An Đông, Soái Kình
Lâm v.v… Về bán l
ẻ, có khoảng 60% doanh số bán lẻ ở miền Nam Việt Nam do
tiểu thương Hoa tham gia thực hiện trải khắp các địa phương. Hệ thống dịch vụ của
người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn khá đa dạng và đặc sắc. Đó là hệ thống các nhà
hàng, tiệm ăn, khách sạn khá dày đặc ở Chợ Lớn với nhiều hình thức ăn chơi, giải
trí như các tiệm ăn Bát Đạt, Đồ
ng Khánh, Ái Huê v.v…
Về công nghiệp của người Hoa trước năm 1975 ở Sài Gòn và miền Nam nói
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

6
chung có một số nét đáng chú ý. Đó là vào những năm 60, 70 tư sản người Hoa đã
xây dựng được nhiều xí nghiệp quy mô, kỹ thuật hiện đại với đông đảo công nhân.
Ngành dệt, chế biến lương thực, thực phẩm , điện – điện tử, gốm sứ, hóa chất,
giấy…
Về tiểu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của người Hoa chủ yếu là s
ản
xuất các thiết bị phụ tùng, các sản phẩm dân dụng điện cơ, máy móc đơn giản, gia
công các sản phẩm như giày dép, may mặc, hàng thủ công như làm nhang, làm hàng
mã, kim hoàn,… Ngoài ra có một số nghề thủ công gần như chủ yếu do người Hoa
đảm nhận như thuộc da, thủy tinh, làm khuôn mẫu, chế biến, buôn bán đông dược,
các loại thuốc Bắc v.v…
Trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng ở Sài Gòn có 31 ngân hàng đang
hoạt độ
ng thì có 3 ngân hàng do người Hoa làm chủ và 7 ngân hàng có vốn cổ phần
điều lệ của người Hoa chiếm đa số. Về lĩnh vực giao thông vận tải, ước tính có hơn

4.000 phương tiện vận chuyển thủy bộ do người Hoa đảm trách.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế của người Hoa, trước hết là của các nhà tư sản
Hoa ở Sài Gòn trong thời điểm trước năm 1975 đã phát triển khá quy mô và đa dạng
v
ới nhiều loại hình, lĩnh vực. Nhiều ngành nghề của người Hoa chiếm ưu thế và giữ
vai trò quan trọng trong cơ cấu hoạt động kinh tế của Sài Gòn và miền Nam Việt
Nam.
II.3.2. Sau năm 1975 và hiện nay
II.3.2.1. Từ 1975 đến 1985
Tính đến năm 1985, toàn TP.HCM có 5.320 cơ sở sản xuất của người Hoa,
chiếm 31,5% các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp của toàn thành phố. Số lượng
lao độ
ng người Hoa được sử dụng trong các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt
gần 50.000 người, chiếm gần 30% lao động toàn thành phố. Giá trị sản xuất tiểu thủ
công nghiệp của người Hoa năm 1985 đạt 5.697.800 đồng (giá cố định năm 1982),
chiếm hơn 38% so với giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của toàn thành phố.
II.3.2.2. Từ sau năm 1986 đến nay
* Sản xu
ất tiểu thủ công nghiệp
Từ năm 1986 đến năm 1990 các cơ sở sản xuất dưới danh nghĩa hợp tác xã,
tổ hợp và những cơ sở cá thể phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như chất
lượng.
Trong những năm 1990, tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp của người
Hoa ở TP.HCM đã có những bước phát triển mới. Năm 1993 toàn thành phố có
2.240 doanh nghiệp ngoài quố
c doanh có quy mô lớn, số vốn hàng chục tỷ, trong đó
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007


7
có 880 doanh nghiệp là của người Hoa. Các hoạt động doanh nghiệp này hoạt động
trên nhiều lĩnh vực mà chủ yếu tập trung các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Đáng chú ý là sản xuất tiểu thủ công nghiệp của người Hoa trong nhiều năm qua đã
có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với khu vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Một
số các cơ sở sản xuất cơ khí của ngườ
i Hoa ở TP.HCM đã cung cấp các loại máy
công cụ cho sản xuất nông nghiệp như máy tuốt lúa, máy sấy, máy xay xát,… Một
số cơ sở khác lại có những vùng nguyên liệu như ngành chế biến trà, ngành thức ăn
gia súc, chăn nuôi gà, heo …
* Thương mại và dịch vụ
Từ sau năm 1986 với sự đổi mới trong phát triển kinh tế của Đảng và Nhà
nước, đã tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động th
ương mại - dịch vụ của người Hoa.
Các thương gia người Hoa dần dần trở lại kinh doanh, mạng lưới thương mại - dịch
vụ mở rộng từ TP.HCM đến nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Quận 5 là một quận trung tâm TP.HCM và có đông người Hoa sinh sống, nơi
đây còn được xem như một trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố. Trong
quận có nhiều chợ đầu mối như
Soái Kình Lâm, Kim Biên, An Đông,… cung cấp
hàng hóa đi các tỉnh. Quận 5 còn có nhiều khách sạn nhà hàng lớn, toàn quận có 47
khách sạn nhà hàng lớn (số liệu năm 1992), trong đó có khoảng 40 khách sạn do các
chủ người Hoa điều hành và phục vụ theo phong cách người Hoa. Bên cạnh đó 54%
các tiểu chủ người Hoa đảm nhiệm các dịch vụ ăn uống, giải trí, thẩm mỹ … Quận
5 cũng là nơi có những trung tâm giải trí như Nhà văn hóa quận trước đ
ây là Đại
Thế Giới. Từ sau năm 1990, các hoạt động thương mại - dịch vụ của người Hoa
có nhiều đổi mới là không những tăng số lượng các cơ sở kinh doanh, tăng nguồn
vốn, mà còn xuất hiện loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, những công ty này có
nguồn vốn khá lớn và kinh doanh buôn bán nhiều mặt hàng hoặc chuyên doanh

ngành hàng.
III. TIỀM NĂNG HỢP TÁC KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM
Người Hoa ở
TP.HCM có khả năng thu hút đầu tư, thu nhận khoa học kỹ
thuật và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh từ cộng đồng người Hoa ở các nước
Đông Nam Á và thế giới.
Vốn dĩ là một lực lượng quen thuộc với nền kinh tế hàng hoá, kinh tế tư nhân
từng lăn lộn nhiều năm trong cơ chế thị trường, nay lại gặp môi trường thuận lợi, bà
con người Hoa đón nhận th
ời cơ mới với một thái độ rất tích cực. Họ tham gia các
hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với tốc độ phát triển cao, góp
phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM cũng như tạo thêm
công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, làm tăng thêm sản phẩm xã hội, mở
rộng thị trường lưu thông hàng hóa.
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

8
Người Hoa với khả năng sáng tạo nhạy bén, cộng thêm sự thay đổi nhanh
chóng của nền kinh tế thị trường, kết hợp với sự khéo léo, cần cù và kinh nghiệm
làm ăn kinh tế, biết dự đoán sự thay đổi của tình hình kinh tế trong nước cũng như
thế giới, luôn đi tiên phong trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế. Một
trong những lĩnh vực thu hút v
ốn đầu tư nước ngoài dể dàng với số lượng lớn mà
chúng ta thực hiện khá tốt trong những năm vừa qua đó là việc kêu gọi đầu tư từ bà
con kiều bào ở khắp nơi trong đó có lượng kiều hối đáng kể của người Hoa.
Bên cạnh những nguyên nhân tác động tích cực đến mối quan hệ hợp tác
kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM và người Hoa ở các nước Đ
ông Nam Á cũng

còn một số nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển mối quan hệ này, cụ thể: phần
lớn doanh nghiệp người Hoa có quy mô vừa và nhỏ nên năng lực cạnh tranh chưa
cao; việc mai một dần các ngành nghề truyền thống do không có cơ hội trao đổi
kinh nghiệm giữa các ngành nghề với nhau; lực lượng lao động không được đào tạo
chính quy; người Hoa còn mang nặng lối sống “trọng nghề hơn trọ
ng chữ”, “trọng
thương hơn trọng tài”, sống khép kín, an phận, cầu toàn, đặc biệt trong giới lao
động nghèo trở thành một lực cản trong việc phát triển kinh tế - xã hội; trong lĩnh
vực tiểu thủ công nghiệp thì đa phần là những máy móc đã lạc hậu, mặt bằng sản
xuất kinh doanh nhỏ chất lượng sản phẩm kém; khó khăn về vốn.

Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

9
PHẦN THỨ HAI:
NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á
I. NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á:
I.1. Khái niệm
Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm “Người Hoa”,
“Người Hoa ở Việt Nam”, “Người Hoa ở Đông Nam Á” với cách hiểu, là những
người dân Trung Hoa, rời bỏ đất nước Trung Hoa đến định cư ở Việt Nam, hoặc ở
các nước Đông Nam Á … và những thế hệ con cháu của họ sinh ra tại các quốc gia
đó, họ là công dân củ
a các nước sở tại. Những người Hoa này có nguồn gốc Trung
Hoa, còn giữ được một số yếu tố văn hóa Trung Hoa, nhưng họ đã hội nhập vào các
quốc gia đang sinh sống ở Đông Nam Á, một số họ là các thế hệ con cháu có sự hòa
huyết giữa người Hoa và người bản địa.


I.2. Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á
I.2.1. Dân số
Tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu, số người Hoa đang sinh sống tại các quốc
gia Đông Nam Á vào thời điểm năm 1997 như sau:
Bảng 1: Số người Hoa ở các nước Đông Nam Á năm 1997
ĐVT: Người
Quốc gia Số người Hoa
% so với dân số cả
nước
- Brunei 40.620 16,0
- Myanmar 446.000 1,4
- Campuchia 50.000 1,0
- Indonesia 5.460.000 3,0
- Lào 10.000 0,4
- Malaysia 5.261.000 29,6
- Philipines 850.000 1.3
- Singapore 2.252.700 77,7
- Thai Lan 4.813.000 8,6
- Viet Nam 962.000 1,5
Tổng cộng 20.165.000 4,6
Nguồn: Tập họp từ nhiều nguồn tư liệu

I.2.2. Quá trình hình thành các cộng động người Hoa ở Đông Nam Á
Những lưu dân Trung Hoa có mặt tại các quốc gia Đông Nam Á từ khá sớm,
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

10
họ rời bỏ đất nước Trung Hoa tìm đến định cư ở các nước Đông Nam Á là do nạn

đói, dịch bệnh hoành hành, do chiến tranh, loạn lạc. Ngoài ra, những thương nhân
người Trung Hoa tìm đến các quốc gia Đông Nam Á để buôn bán và sau một thời
gian, tiếp tục định cư lâu dài. Tìm đến các nước Đông Nam Á còn phải kể đến một
số lưu dân Trung Hoa, mà họ vốn là những quan lại, nho sĩ, trí thức bất đồng chính
kiến với nhà nước đương thời.
Những cuộc ra đi của những lưu dân Trung Hoa kéo dài nhiều thế kỷ đã làm
cho số lượng người Hoa hải ngoại không ngừng tăng lên và cho đến trước thế kỷ
XVII đã hình thành nên các cộng đồng cư dân người Hoa ở các quốc gia Đông Nam
Á.
Nhìn chung, cho đến khoảng thế kỷ XVII, trước khi tư bản phương Tây xâm
lược các nước Đông Nam Á, tại đây
đã hình thành nhiều trung tâm tụ cư của người
Hoa, và một thực thể cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á. Phần lớn, các trung tâm
tụ cư của người Hoa dọc ven biển, các cảng khẩu, các đô thị và trung tâm hành
chính, giao thương… Người Hoa đã tham dự vào công cuộc phát triển các quốc gia
vùng Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các hoạt động kinh tế.

II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á
Tìm hiểu về hoạt động kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á cần
nghiên cứu qua các giai đoạn lịch sử, cụ thể:
II.1. Thời kỳ hình thành các cộng đồng người Hoa trước thế kỷ XVII
Hoạt động kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á vào thời điểm
trước thế kỷ XVII, tậ
p trung trên lĩnh vực thương mại và một phần tiểu thủ công
nghiệp. Hoạt động kinh tế của họ có nhiều đóng góp cho kinh tế các quốc gia sở tại,
đặc biệt là đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá cho khu vực Đông Nam Á.
II.2. Giai đoạn các quốc gia Đông Nam Á dưới thời thống trị của thực dân tư bản
phương Tây
Nhìn chung hoạt động kinh tế người Hoa ở Đông Nam Á trong giai đo
ạn

này có một số nét chung như sau:
- Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa thực dân tại các quốc gia Đông Nam Á,
hoạt động kinh tế của người Hoa vẫn tiếp tục tập trung ưu thế trên lĩnh vực thương
mại, kế đến là tiểu thủ công nghiệp.
- Cùng với việc mở rộng công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân phương
Tây ở các nước Đông Nam Á, hoạ
t động kinh tế của người Hoa Đông Nam Á ngoài
lĩnh vực thương nghiệp, thủ công nghiệp còn lan sang nhiều phương diện khác, như
nông nghiệp, khai khoáng …
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

11
- Vào cuối thời kỳ thuộc địa ở Đông Nam Á, tức từ những thập niên 20, 30
của thế kỷ XX, người Hoa Đông Nam Á đã hình thành tầng lớp tư sản. Những nhà
tư sản người Hoa này vừa có mối liên quan đến các nhà tư sản phương Tây và tư
sản bản địa ở các quốc gia mà họ cư trú. Mặt khác, những nhà tư sản người Hoa này
mở rộng các hoạt động kinh t
ế vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Điều đó cho
thấy cơ cấu hoạt động kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á vào những
năm đầu của thế kỷ XX đã có những biến chuyển lớn lao. Tuy nhiên, trong điều
kiện của chế độ thuộc địa hoạt động kinh tế của người Hoa vẫn ở vào địa vị lệ thuộc
vào tư bả
n phương Tây, vai trò trung gian vẫn chi phối các hoạt động kinh tế của
người Hoa, ngay cả trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Chính quyền thuộc địa
không muốn có sự cạnh tranh từ người Hoa và tìm cách hạn chế những thế mạnh
kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á.
II.3. Người Hoa Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2
Trong giai đoạn này, một số chính phủ ở các nước như Indonesia, miền Nam

Việt Nam, Thái Lan … đã đưa ra nhiều biện pháp và chính sách nhằm hạn chế hoạt
động kinh tế của người Hoa, giành những ưu tiên cho người bản địa. Tuy nhiên,
những chính sách này đã gây ra những hậu quả nặng nề. Trước những thực tế và
hậu quả của những chính sách này, từ sau năm 1970, các quốc gia Đông Nam Á đã
có sự điều chỉnh lại chính sách đối với người Hoa, đó là sự hợ
p tác và phát triển. Vì
vậy đã có những thay đổi quan trọng trong việc các chính quyền các nước Đông
Nam Á đối với người Hoa. Trước hết là hủy bỏ hoặc nới lỏng những cấm đoán đối
với người Hoa trong hoạt động kinh tế. Sự thay đổi trong chính sách đối với người
Hoa của chính phủ các quốc gia Đông Nam Á từ sau những năm 60 – 70 đã mở ra
một thời kỳ phát triển mớ
i với hoạt động kinh tế của người Hoa ở các nước này. Có
thể thấy trong phần lớn các lĩnh vực hoạt động kinh tế của các quốc gia Đông Nam
Á đã có sự hiện diện khá tích cực của người Hoa như thương nghiệp, giao thông
vận tải, công nghiệp, nông nghiệp v.v…
Có thể thấy những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh của
người Hoa ở các nước Đông Nam Á từ
những thập niên cuối của thế kỷ XX. Sự mở
rộng và tăng trưởng nhanh chóng, sự hiện diện của người Hoa trên nhiều lĩnh vực
hoạt động kinh tế và ngày càng xác định vị trí, vai trò quan trọng của họ trong cơ
cấu kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á. Giữa người Hoa và các chính quyền bản
địa đã có sự hợp tác tốt đẹp giúp cho sự phát triển của người Hoa và các nền kinh tế

của các quốc gia Đông Nam Á.
II.4. Người Hoa Đông Nam Á hiện đại
1. Có thể xem nửa sau thế kỷ XX, từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, là
thời điểm kết thúc quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á. Đó
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007


12
cũng là thời gian mà cộng đồng này bước vào thời kỳ ổn định và sau đó là sự tăng
trưởng trên các mặt kinh tế, xã hội cũng như mở ra một viễn cảnh sáng sủa cho họ
cùng các quốc gia mà họ định cư.
2. Thực tế cho thấy từ sau thế kỷ XX, những hoạt động kinh tế của người
Hoa ở quốc gia Đông Nam Á đã thu được những kết quả l
ớn lao. Những hoạt động
kinh tế của họ không chỉ bó hẹp ở các quốc gia sở tại, mà sau cuối thế kỷ XX đã
hình thành một quan hệ mật thiết mang tính xuyên quốc gia. Singapore, Bangkok đã
trở thành những trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế. Hoạt động tài chính và
ngân hàng đã phát huy được thế mạnh kinh tế của người Hoa ở Đông Nam Á.
Những ngân hàng lớn của nhiều quốc gia Đông Nam Á đã đạ
t đến con số khá lớn
(Theo Yuan Li Wu và Chun His Wu)
3. Tuy có khác nhau về chính sách quốc tịch và một số chính sách về văn hóa
giáo dục … đối với người Hoa, nhưng nhìn chung những chính sách đó vào nửa sau
thế kỷ XX, ở nhiều quốc gia Đông Nam Á có sự nới rộng hoặc cởi mở hơn.
4. Những di dân người Hoa trong công cuộc mưu sinh ở các nước Đông Nam
Á, ngay từ lúc ban đầu, bên cạnh đời sống vật chất còn tạo dự
ng cho mình một cuộc
sống tinh thần ổn định.
5. Vào nửa sau thế kỷ XX, trong đời sống chính trị của người Hoa ở Đông
Nam Á đã có những chuyển biến tích cực. Xã hội của người Hoa không còn khép
kín nữa, những mối quan hệ xã hội đã rộng mở hơn bởi nhu cầu và sự phát triển của
các hoạt động kinh tế, văn hoá. Về vị trí công dân và vai trò chính trị của người Hoa

Đông Nam Á, cũng có nhiều thay đổi từ nửa sau thế kỷ XX. Những thế hệ về sau
của người Hoa và đặc biệt lớp trẻ ngày càng ý thức về vị trí công dân của mình ở
các nước sở tại. Sự gắn bó với cộng đồng cư dân ở các quốc gia đó.

6. Vào nửa sau thế kỷ XX và hiện nay đã có những chuyển biến lớn lao, một
bước phát triển mới không ch
ỉ về các hoạt động kinh tế mà các mặt khác nữa đặc
biệt là họ đã ý thức về cộng đồng mình và vai trò của họ đối với các quốc gia Đông
Nam Á. Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á vào nửa sau thế kỷ XX có cách ứng
xử cởi mở, thoáng và tích cực đối với cộng đồng Hoa đang cư trú trên đất nước
mình.
7. Trong thế kỷ XXI, người Hoa sẽ là một nguồn lực quan tr
ọng của
các quốc gia Đông Nam Á để bước vào giai đoạn phát triển mới của khu vực trong
thời kỳ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa.
*
* *
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

13
Nhìn chung ở Đông Nam Á trước khi có sự xâm lược của Phương Tây đã có
sự hiện diện của cộng đồng người Hoa từ Trung Quốc di cư sang. Người Hoa ở đây
chủ yếu kinh doanh thương mại, buôn bán, trao đổi hàng hóa ở những đô thị lớn tấp
nập và sầm uất. Sự nhanh nhạy và tài điều khiển trong việc kinh doanh là một thế
mạnh của họ để gia nhập d
ễ dàng vào nền kinh tế của các nước Đông Nam Á. Họ là
một phần quan trọng của nền kinh tế các nước Đông Nam Á, góp phần thúc đẩy thị
trường khép kín Đông Nam Á trở nên rộng mở và phát triển nhanh chóng. Với sự có
mặt của họ từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng lên đến miền núi cao, các quốc
gia Đông Nam Á đã bước sang thời kỳ phát triển kinh tế đa dạng, cởi mở
và hội nhập.
III. TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á

Từ cuối những năm 60, các chính sách đối với ngoại kiều được điều chỉnh
lại bằng việc khuyến khích đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, trong đó có cả
doanh nghiệp người Hoa và Hoa kiều. Sự chuyển hướng này tạo ra một bước
phát triển mới ở các nước Asean, làm tăng nhanh nguồn vốn nộ
i địa, thúc đẩy
hợp tác đa dân tộc, đa sở hữu giữa tư bản tư nhân với Nhà nước, giữa các nước
trong khu vực với các công ty, các tập đoàn nước ngoài ở khắp nơi trên thế giới
như: Mỹ, Nhật Bản, Anh… Bên cạnh đó, các nước Đông Nam Á còn thực thi
chính sách công nghiệp hóa thay thế chính sách nhập khẩu với mục đích đáp ứng
nhu cầu trong nước, bảo hộ
và nâng đỡ sản xuất hàng công nghiệp thay thế hàng
nhập khẩu tiến tới dần chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Trên nền tảng của những chính sách trên, vào những năm 70, chính phủ các
nước Đông Nam Á lại chú trọng đến loại hình phát triển lao động và tư bản tập trung
sang hướng xuất khẩu công nghiệp. Áp dụng chính sách kinh tế như: mở rộng hàng rào
thuế quan bảo hộ, khuyến khích xuất khẩ
u thu hút đầu tư nước ngoài, khai thác thị
trường quốc tế và tạo động lực vực dậy nền kinh tế trong nước. Thời kỳ này, rất nhiều
doanh nghiệp người Hoa hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài về vốn, kỹ thuật,
xây dựng các nhà máy theo hướng xuất khẩu, sản phẩm tiêu thụ tại thị trường quốc tế,
hàng loạt các tập đoàn doanh nghiệp xuất khẩu người Hoa m
ới trỗi dậy.
Đến giai đoạn từ năm 1980–1990, đa số các chính phủ ở Đông Nam Á thi hành
chiến lược điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp nặng cơ bản, sau chuyển
dần sang công nghiệp nặng toàn diện và liên kết, loại hình tập trung vốn và kỹ thuật
được chú trọng thúc đẩy. Hàng loạt các tập đoàn công nghiệp quy mô lớn của người
Hoa có cơ hội phát tri
ển, bởi mãi lực kinh tế sẵn có và đủ để đảm đương các hạng mục
sản xuất công nghiệp cơ bản với quy mô lớn và các hạng mục công nghiệp nặng của
chính phủ. Cuối những năm 80 về sau, chính phủ các nước Đông Nam Á thi hành

chính sách kinh tế tự do và tư hữu hoá, khiến nhiều doanh nghiệp lớn người Hoa trong
khu vực phát triển thành lập tập đoàn doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hoá bớ
i các
hình thức thu mua, thôn tính tài sản, tham gia cổ phần, mở rộng lĩnh vực và phạm vi
kinh doanh.
Từ những năm 90, kinh tế các nước đã phát triển thành cục diện mới, trở
thành tiêu điểm đầu tư mới của nước ngoài. Doanh nghiệp người Hoa thông qua
tăng cường hợp tác với Tư bản nước ngoài tại Đông Nam Á. Xây dựng và mở rộng
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

14
sản xuất nhiều loại hàng phục vụ theo nhu cầu xu hướng mới của thị trường trong
khu vực và quốc tế.
Với những đặc trưng biểu hiện về Văn hoá kinh doanh của người Hoa mà Tiến
sĩ Khoa học Trần Khánh – viện nghiên cứu Đông Nam Á đã đúc kết và nhận định trong
tạp chí nghiên cứu ĐNÁ số 4 (67) – 2004 đó là: thứ nhất, chữ tín luôn được xem là một
chiế
n lược lâu dài và phương pháp kinh hoanh hữu hiệu nhất. Thứ hai là đề cao vai trò
của các tổ chức xã hội, nghiệp doanh truyền thống như: hội đồng hương hay gọi là
Bang, hội đồng tộc hay dòng họ cũng có thể thể là hội Hội doanh nghiệp… Thứ ba là
chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh. Thứ tư là đa dạng hóa, đa
phương hoá hoạt động đầu tư. Như vậy, ng
ười Hoa đã biết cách phát huy những đặc
trưng văn hóa kinh doanh của mình trong một môi trường kinh doanh thiếu đồng bộ ở
các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như khu vực Đông Nam Á. Vấn đề đặt ra là
người Hoa đã có một tầm nhìn như thế nào để dung hòa được nhiều vấn đề có khi gây
bất lợi, tạo lực cản cho xu hướng “5 hóa” trong hoạt động kinh tế ở Đông Nam Á để


thúc đẩy kinh tế của họ lên một tầm cao hơn. Đó là: bản địa hóa, quốc tế hóa, tập đoàn
hóa, đa nguyên hóa và hiện đại hóa.
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

15
PHẦN THỨ BA:
MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM VỚI NGƯỜI HOA
Ở ĐÔNG NAM Á
I. SỰ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM VỚI
NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á
Mối quan hệ giữa người Hoa ở TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á, ban
đầu được thiết lập trên cơ sở tình cảm thân mến giữa những người đồng tộc, đồng
hương, đồng họ, về sau mở
rộng hơn là trong các quan hệ giao dịch làm ăn, buôn
bán, … Từ rất sớm, người Hoa đã hình thành những cộng đồng cư dân ở hầu hết các
quốc gia Đông Nam Á.
Thời kỳ đổi mới (1986) mối quan hệ giữa người Hoa ở TP.HCM với người
Hoa Đông Nam Á có những bước phát triển. Trước hết là một số quan hệ kinh
doanh, buôn bán xuất nhập khẩu giữa người Hoa TP.HCM với người Hoa ở Đ
ông
Nam Á, vốn từ trước năm 1975 bị đứt quãng một thời gian, nay được khôi phục lại.
Do nhu cầu phát triển sản xuất, nhiều công ty, cơ sở sản xuất của người Hoa ở thành
phố, thông qua người Hoa ở một số nước Đông Nam Á để huy động nguồn vốn,
nhập khẩu máy móc, nguồn vật liệu, kỹ thuật,…
Trong những năm gần đây, mối quan hệ vă
n hóa, xã hội giữa người Hoa ở
TP.HCM với người Hoa ở các nước Đông Nam Á đã được tăng cường. Việc đi lại
thăm viếng, trao đổi giữa người Hoa thành phố đến các nước Đông Nam Á khá

thuận lợi và dễ dàng đã góp phần thắt chặt thêm quan hệ đồng tộc, đồng họ của
người Hoa. Một số các hoạt động thể thao của người Hoa ở Đông Nam Á
đã có sự
hiện diện của người Hoa thành phố như võ thuật, cờ tướng, múa lân… Một số các
hoạt động trao đổi văn hóa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á
cũng là cơ hội cho người Hoa thành phố thiết lập mở rộng quan hệ văn hóa.

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI
HOA TP.HCM VỚI NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á
II.1. Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông
Nam Á
II.1.1. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN)
Mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người Hoa TPHCM và người Hoa
Đông Nam Á trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là khá tốt. Mối
quan hệ hợp tác đã giúp doanh nghiệp mở rộng thị tr
ường tiêu thụ, tăng doanh thu,
tiếp thu được kiến thức mới. Chất lượng mối quan hệ hợp tác kinh doanh rất tốt;
doanh nghiệp và đối tác của họ rất tin cậy lẫn nhau, tâm huyết với công việc và
cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Nhờ vậy,
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

16
doanh nghiệp người Hoa TPHCM luôn đạt được những mục tiêu về doanh thu, lợi
nhuận, thị phần và xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu này đều khá tốt.
II.1.2. Lĩnh vực xây dựng
Mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người Hoa TP.HCM và người Hoa ở
khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực xây dựng là khá tốt. Mối quan hệ hợp tác kinh
doanh đã giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa sản phẩ

m,
hiểu được nhu cầu thị hiếu của thị trường mới. Tuy nhiên, không giống như trong
lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, mối quan hệ hợp tác chưa giúp doanh
nghiệp trong việc quảng bá, phân phối sản phẩm và hiểu được những luật lệ ở thị
trường mới. Ngoài ra, việc chuyển giao các kiến thức mới chủ yếu thông qua việc
thực hành trên công việc. Tương tự
như lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp, chất lượng mối quan hệ hợp tác kinh doanh tốt, hầu hết các doanh nghiệp
đều hài lòng về mức độ tiếp xúc, sự tâm huyết, việc truyền đạt thông tin, sự tin cậy
của đối tác. Về kết quả hoạt động của mối quan hệ hợp tác, so với lĩnh vực công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thì các doanh nghiệp người Hoa trong lĩ
nh vực xây
dựng có đạt được mục tiêu về doanh thu, thị phần và lợi nhuận cao hơn.
II.1.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ
Từ quan hệ đồng hương đồng tộc, người Hoa TP.HCM đã có mối quan hệ hợp
tác kinh doanh với các doanh nhân người Hoa hoặc thân nhân của họ ở các nước như
Singapore, Thái Lan, Malaysia. Mối quan hệ hợp tác được thiết lập thông qua mối quan
hệ bạn bè, người thân của ch
ủ doanh nghiệp, thông qua người khác giới thiệu, hoặc
doanh nghiệp tự thiết lập mối quan hệ. Hầu hết các mối quan hệ đều được duy trì trong
thời gian khá dài, từ 3- 5 năm và trên 5 năm.
Tương tự như hai lĩnh vực trên, mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại
– dịch vụ đã giúp doanh nghiệp người Hoa TPHCM mở rộng được thị trường tiêu thụ,
hiểu được thị
hiếu nhu cầu tiêu dùng của thị trường mới và giúp doanh nghiệp tạo ra
những sản phẩm dịch vụ đa dạng. Tuy nhiên, đối với việc quảng bá, phân phối sản
phẩm và nắm những qui định luật lệ ở thị trường mới thì mối quan hệ hợp tác vẫn
chưa phát huy được hiệu quả. Mặt khác, mối quan hệ hợp tác còn giúp doanh
nghiệp tiếp thu được các kiến thức m
ới qua văn bản, tài liệu. Về chất lượng của mối

quan hệ hợp tác, so với lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, tỷ
lệ doanh nghiệp hài lòng về mối quan hệ hợp tác là thấp hơn. Về kết quả hoạt động
của mối quan hệ hợp tác, nhìn chung các doanh nghiệp đều đánh giá tốt kết quả hoạt
động trong vòng 3 năm qua. Phần lớn các doanh nghiệ
p đều đạt mục tiêu về doanh
thu, thị phần và lợi nhuận. Mặt khác, một dấu hiệu đáng mừng là hầu hết các doanh
nghiệp đều cho rằng doanh thu, thị phần và lợi nhuận đều có xu hướng tăng.
III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM VÀ
NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á
Nhìn chung, người Hoa ở TP.HCM và người Hoa ở các nước Đông Nam Á có
mối quan hệ chặt chẽ vớ
i nhau thông qua chữ “tín” trong làm ăn lâu đời và tinh thần
cộng đồng của những người đồng hương đồng tộc. Trung thực và chân tình chính là
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

17
thế mạnh trong hợp tác kinh doanh của cộng đồng người Hoa. Một số mô hình hợp
tác có thể là: liên kết với các doanh nghiệp người Hoa có quan hệ mật thiết với các
nước bản địa; liên kết với những doanh nghiệp của người Hoa nắm giữ vị trí then
chốt trong một số ngành nghề kinh doanh chủ đạo như tài chính tiền tệ, nhà đất,
công nghệ thông tin; hoặc nhờ các mối quan hệ kinh doanh sẵn có của ng
ười Hoa ở
các nước Đông Nam Á để từ đó có thể xâm nhập vào thị trường của các nước này.
Để có thể hình thành hệ thống kinh doanh liên ngành và đa ngành, người Hoa
không những giúp đỡ nhau trong việc cho vay mượn tín dụng, trao đổi thông tin, đào
tạo quản lý, đào tạo công nhân mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết với
tập trung tư bản, mở đường cho việc thành lập tập đoàn tư bản lớn, tiến t
ới phát triển

thành các công ty hoạt động xuyên quốc gia.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG MỞ RỘNG
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM
VÀ NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á
IV.1. Một số giải pháp cụ thể trên một số lĩnh vực mà người Hoa có khả năng
thực hiện tốt
IV.1.1. Giải pháp phát triển ngành thương mại – dịch vụ

- Nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp người Hoa trong việc cung cấp thông
tin, dịch vụ tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp người Hoa trong các vấn đề
như tham gia thầu, các vấn đề chung về thâm nhập thị trường các nước trong
khu vực Asean, những vấn đề về Hải Quan; Hỗ trợ kinh phí cho các doanh
nghiệp người Hoa đi tham gia hội chợ tại các nước Asean; Tổ chức các hội
chợ cho các doanh nghiệp người Hoa TPHCM và các
đồng tộc ở khu vực
Đông Nam Á tham gia; Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp
người Hoa lập văn phòng, phòng trưng bày, hoặc chi nhánh công ty, tham gia
hội chợ, triển lãm và/hoặc khảo sát thị trường tại các nước Đông Nam Á.
- Nhà nước nên tạo điều kiện cho đại diện của Ban Công tác người Hoa tham
gia các chương trình hội nghị tại các nước Asean để tạo dựng mối quan hệ và
thúc
đẩy sự trao đổi thông tin và kinh nghiệm, hướng dẫn, giúp đỡ các doanh
nghiệp người Hoa xây dựng trang web giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp;
Thông qua Ban Công tác người Hoa phổ biến rộng rãi các chính sách kinh tế,
thương mại của các nước Asean; Ban Công tác người Hoa tham gia tổ chức
các hội thảo, hội nghị chuyên đề về mối quan hệ hợp tác giữa người Hoa
TPHCM và các đồng tộc ở khu vực Đông Nam Á.
- Các tham tán thương mại Việt Nam
ở các nước Đông Nam Á hỗ trợ cộng
đồng người Hoa đang kinh doanh hợp tác với các doanh nghiệp người Hoa

TPHCM xây dựng các kênh phân phối hàng hoá và dịch vụ tại các nước
Đông Nam Á.
- Khuyến khích các doanh nghiệp người Hoa chủ động tiến hành các hoạt
động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch thông qua việc mở và cập nhật
trang chủ (webside); tham gia các triển lãm, hội chợ, hội thảo ; Tạo điều
ki
ện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng mối quan hệ hợp tác trong các
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

18
lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, kế toán và kiểm toán; Hỗ trợ một phần
kinh phí cho các doanh nghiệp người Hoa tham gia các khóa học về các lĩnh
vực thương mại - dịch vụ như bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, kế toán và kiểm
toán.
IV.1.2. Giải pháp phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
IV.1.2.1. Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
- Hỗ trợ
các doanh nghiệp người Hoa thực hiện các biện pháp tăng khả năng
cạnh tranh nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường tiết kiệm nhằm giảm giá thành
sản phẩm; hoàn thành đầu tư, phát huy công suất máy móc thiết bị và hiệu quả đầu tư;
cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ mở rộng thị trường xuất
khẩu, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đăng ký nhãn hi
ệu sản phẩm, áp dụng các
phương thức quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9000, ISO 14000, HACCP, SA
8000 ) đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại (tham gia các Hội chợ, triển lãm
trong và ngoài nước )
- Theo dõi và hỗ trợ các doanh nghiệp người Hoa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thường xuyên

chịu nhiều tác động bất lợi về giá vật tư đầu vào.
- Tạo
điều kiện cho các hộ tiểu thủ công nghiệp người Hoa phát triển và chuyển
đổi thành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, … nhằm tăng khả năng đầu tư và khả
năng cạnh tranh của sản phẩm.
IV.1.2.2. Thúc đẩy các hoạt động đầu tư, quy hoạch các khu cụm công nghiệp
trên địa bàn
- Rà soát, bổ sung điều chỉnh nhằm hoàn thiện các cơ chế chính sách trong thu
hút đầu tư, tích cực cải cách thủ tục hành chính trong vi
ệc cấp giấy phép đầu tư để tăng
khả năng thu hút đầu tư; Đẩy nhanh việc hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các KCN hiện có,
triển khai nhanh công tác xây dựng các khu công nghiệp mới
- Thực hiện các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong đó có doanh
nghiệp người Hoa di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ở nội thành ra các KCX – KCN,
.đổi mới công nghệ, thiết bị để tăng khả năng cạnh tranh của s
ản phẩm.
IV.1.2.3. Tăng cường công tác quản lý
- Tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp; tổ chức khảo sát, đánh giá năng
lực sản xuất của các doanh nghiệp CN-TTCN trên địa bàn thành phố; Trao đổi thông
tin hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp; Có cơ chế ưu đãi các
doanh nghiệp người Hoa TP.HCM có mối quan hệ hợp tác kinh tế với người Hoa ở
khu vực Đông Nam Á; Khuyến khích các nhà đầu tư người Hoa
ở khu vực Đông Nam
Á góp vốn vào các doanh nghiệp người Hoa TP.HCM hoạt động trong các lĩnh vực sản
xuất CN-TTCN, không hạn chế tỷ lệ tham gia.
IV.1.3. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng
IV.1.3.1. Giao thông vận tải
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007


19
- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ để chống ùn tắc; Phát triển dịch
vụ vận tải hành khách công cộng theo hướng hiện đại, tiêu chuẩn hóa dịch vụ; Phát
triển hệ thống kho bãi, cầu cảng để phục vụ vận tải hàng hóa.
IV.1.3.2. Thông tin liên lạc
Nâng cấp hệ thống đường truyền thông tin liên lạc viễn thông, tiếp tục mở
rộng cạnh tranh nhằm giảm giá cước các dịch vụ
trên nền internet ngang bằng các
nước trong khu vực.
IV.1.3.3. Thoát nước
- Xây dựng chương trình tổng thể về thoát nước và chống ngập trên địa bàn
thành phố gắn với các địa phương trong Vùng KTTĐ PN. Quy hoạch chi tiết hệ
thống thoát nước, cao trình mặt bằng xây dựng; nghiên cứu để xác định nguyên
nhân ngập nước; tập trung nguồn lực thực hiện các giải pháp đồng bộ trong quy
hoạch xây dựng các khu dân cư…Từng bước xã hộ
i hóa về đầu tư và quản lý hệ
thống thoát nước trên địa bàn thành phố.
IV.1.3.4. Vệ sinh đô thị
- Từng bước đầu tư quy trình xử lý theo kỹ thuật hiện đại để giải quyết triệt
để vấn đề vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Xây dựng một số
trung tâm xử lý nước thải. Các khu đô thị mới phải có quy trình giải quyết v
ấn đề
rác thải hiện đại; các khu công nghiệp hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải công
nghiệp.
- Mở rộng và thúc đẩy xã hội hóa các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt
lĩnh vực cung cấp nước sạch; thu gom và xử lý rác thải, ưu tiên thực hiện ngay tại
các khu đô thị mới.
IV.1.3.5. Khu, cụm công nghiệp
Quy hoạch lại các khu, cụm công nghiệp t

ập trung trên địa bàn thành phố
theo hướng chuyển dần các khu công nghiệp ra khỏi nội thành. Xây dựng khu công
nghệ cao, khu công nghiệp chuyên ngành như: khu công nghiệp hóa dược, khu công
nghiệp dệt may, khu công nghiệp cơ khí ô tô,… Chuyển mục đích sử dụng một số
khu cụm công nghiệp không có khả năng xây dựng công nghiệp.
IV.1.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Tập trung vào các giải pháp sau:
- Quy hoạch hệ thống đào tạo nguồn nhân lực
- Đầu tư
nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
IV.2. Một số chính sách động lực để phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế
IV.2.1. Chính sách quản lý và thu hút đầu tư
- Không có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước; Thực hiện việc
đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp; Mọi thủ tục đầu tư
được
tiến hành một cửa, với lệ phí hành chính tượng trưng; Các quy định về thủ tục đầu

×