Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP. HCM với người Hoa ở Đông Nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 127 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KINH TẾ TPHCM








QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI
NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á
(Báo cáo khoa học đã chỉnh sửa sau nghiệm thu)






Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Hồi Sinh














TP. Hồ Chí Minh – Tháng 03/2008







QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI
NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á



Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Hồi Sinh
Thành viên tham gia
TT Họ và tên Đơn vị công tác
1 CN. Trần Minh Thiện CV xã hội học
2 Trần Đại Tân Hội VHNT các dân tộc
3 ThS. Phan thị Hồng Xuân ĐH mở Bán công
4 CN. Nguyễn Thị Nết Viện Kinh tế TP.HCM
5 KS. Trần thị Mẫn Viện Kinh tế TP.HCM
6 ThS. Nguyễn Trúc Vân Viện Kinh tế TP.HCM
7 CN. Lê Thanh Hải Viện Kinh tế TP.HCM










TP. Hồ Chí Minh – Tháng 03/2008


i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT: NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM VÀ Ở TP.HCM 5
I. NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM 5
II. NGƯỜI HOA Ở TP.HCM 6
II.1- Sự hình thành cộng đồng người Hoa ở TP.HCM 6
II.2- Đời sống xã hội văn hóa của người Hoa ở TP.HCM 7
II.3- Hoạt động kinh tế của người Hoa ở TP.HCM 9
II.3.1. Trước năm 1975 9
II.3.2. Sau năm 1975 và hiện nay 12
PHẦN THỨ HAI: NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 25
I.1. Khái niệm 25
I.2. Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á 26
I.2.1. Dân số 26
I.2.2. Quá trình hình thành các cộng động người Hoa ở Đông Nam Á 27
I.3. Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Đông Nam Á 30
I.3.1. Thời kỳ hình thành các cộng đồng người Hoa trước thế kỷ XVII 30
I.3.2. Giai đoạn các quốc gia Đông Nam Á dưới thời thống trị của thực
dân tư bản phương Tây 33

I.3.3. Người Hoa Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 38

I.3.4. Người Hoa Đông Nam Á hiện đại 42
PHẦN THỨ BA: MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA Ở
TP.HCM VỚI NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 60

I. SỰ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM VỚI
NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 60

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI HOA
TP.HCM VỚI NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 65

II.1. Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở
Đông Nam Á 65

II.1.1. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) 65
II.1.2. Lĩnh vực xây dựng 71
II.1.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ 77


ii
PHẦN THỨ TƯ: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT
TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA TP.HCM VỚI NGƯỜI
HOA Ở ĐÔNG NAM Á ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

I. TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 50
I.1. Bản địa hóa 53
I.2. Toàn cầu hóa 55
I.3. Đa nguyên hóa 56
I.4. Tập đoàn hóa 56
I.5. Hiện đại hóa 58
II. TIỀM NĂNG HỢP TÁC KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM 21

III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM
VÀ NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 88

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG MỞ RỘNG
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM
VÀ NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 95

KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119



iii
MỤC LỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Số người Hoa ở các nước Đông Nam Á năm 1997 26
Bảng 2: Tình hình dạy và học tiếng Hoa ở TP.HCM năm 2005 9
Bảng 3: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp người Hoa TP.HCM (lĩnh
vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) 65

Bảng 4: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp người Hoa có quan
hệ hợp tác với khu vực Đông Nam Á và các khu vực khác (lĩnh vực công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) 66

Bảng 5: Ý kiến về lợi ích của mối quan hệ hợp tác kinh tế đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp người Hoa (lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp) 67

Bảng 6: Cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu của các doanh nghiệp
người Hoa có mối quan hệ hợp tác với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á
(lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) 68


Bảng 7: Tỷ lệ % kiến thức thu được qua mối quan hệ hợp tác kinh tế (lĩnh vực
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) 68

Bảng 8: Đánh giá chất lượng mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người Hoa
TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp) 69

Bảng 9: Đánh giá kết quả hoạt động của mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa
người Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp) 70

Bảng 10: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp người Hoa TP.HCM (lĩnh
vực xây dựng) 72

Bảng 11: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp người Hoa có quan
hệ hợp tác với khu vực Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng) 72

Bảng 12: Ý kiến về lợi ích của mối quan hệ hợp tác kinh tế đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp người Hoa (lĩnh vực xây dựng) 73

Bảng 13: Cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu của các doanh nghiệp
người Hoa có mối quan hệ hợp tác với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á
(lĩnh vực xây dựng) 74

Bảng 14: Tỷ lệ % kiến thức thu được qua mối quan hệ hợp tác kinh tế (lĩnh
vực xây dựng) 74

Bảng 15: Đánh giá chất lượng mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người
Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng) 75


Bảng 16: Đánh giá kết quả hoạt động của mối quan hệ hợp tác kinh doanh
giữa người Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng) .76



iv
Bảng 17: Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa TP.HCM (lĩnh vực thương mại
- dịch vụ) với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á 80

Bảng 18: Lĩnh vực hợp tác của các doanh nghiệp người Hoa TP.HCM hoạt
động trong ngành thương mại - dịch vụ 80

Bảng 19: Phương thức hình thành mối quan hệ hợp tác của các doanh nghiệp
người Hoa hoạt động trong ngành thương mại - dịch vụ 81

Bảng 20: Năm thiết lập mối quan hệ kinh tế và thời gian duy trì mối quan hệ
kinh tế của các doanh nghiệp người Hoa TP.HCM hoạt động trong lĩnh vực
thương mại - dịch vụ 82

Bảng 21: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp người Hoa TP.HCM (lĩnh
vực thương mại – dịch vụ) 82

Bảng 22: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp người Hoa có quan
hệ hợp tác với khu vực Đông Nam Á (lĩnh vực thương mại - dịch vụ) 83

Bảng 23: Ý kiến về lợi ích của mối quan hệ hợp tác kinh tế đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp người Hoa (lĩnh vực thương mại – dịch vụ) 84

Bảng 24: Tỷ lệ % kiến thức thu được qua mối quan hệ hợp tác kinh tế (lĩnh

vực thương mại – dịch vụ) 84

Bảng 25: Đánh giá chất lượng mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người
Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực thương mại - dịch vụ).86

Bảng 26: Đánh giá kết quả hoạt động của mối quan hệ hợp tác kinh doanh
giữa người Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng) . 87



Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Người Hoa hiện nay là một bộ phận của cư dân các quốc gia
Đông Nam Á. Người Hoa vốn là những người Trung Hoa, vì nhiều
lý do như nghèo đói, tìm đất mưu sinh, tìm thị trường kinh doanh và
cả những lý do về chính trị đã tìm đến các quốc gia ở Đông Nam Á
cư trú và sinh sống. Hầu hết người Hoa ở Đông Nam Á ngày nay là
công dân của các quốc gia Đông Nam Á.
Định cư và lập nghiệp trên
quê hương mới, người Hoa đã phát huy khả năng kinh doanh của
mình, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của các nước
Đông Nam Á và ngày càng có nhiều mối quan hệ kinh tế với các
nước trong khu vực và thế giới.
Cũng như người Hoa ở các nước Đông Nam Á, người Hoa ở
Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất. Ở

TP.HCM, cộng đồng người Hoa đã góp phần tích cự
c trong công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Ưu thế
của cộng đồng người Hoa là có nguồn vốn rất mạnh và mối quan hệ
với các đồng tộc của họ ở trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á và
các nước trên thế giới. Thông qua các mối quan hệ này, họ có thể
tăng nguồn vốn đầu tư, tiếp thu những bí quyết công nghệ, kinh
nghiệm quản lý, tiếp cận
được thị trường tiêu thụ ở nước ngoài,…
Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hoạt động
kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở khu vực Đông
Nam Á là một nhu cầu bức thiết. Từ kết quả nghiên cứu này, sẽ xác
định được tiềm lực phát triển kinh tế người Hoa, khả năng thu hút
vốn đầu tư từ người Hoa ở khu vự
c Đông Nam Á, các lĩnh vực kinh
tế có tiềm năng phát triển. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất những kiến
nghị, giải pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát huy
mối quan hệ hợp tác kinh tế của người Hoa TPHCM và người Hoa
ở khu vực Đông Nam Á ngày càng tốt hơn. Việc làm này sẽ có sự
tác động tích cực đến phát triển kinh tế của TP.HCM, góp phần
đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Đây cũng
là xu thế chung trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, cần khai thác tốt kênh
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

2
này nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế một cách có hiệu quả

nhất.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những mục tiêu chính như sau:
- Phân tích vai trò và vị trí của người Hoa trong các hoạt động
kinh tế tại TP.HCM. Đồng thời, đánh giá khả năng hợp tác kinh tế
của người Hoa ở TP.HCM với nước ngoài.
- Thực trạng mối quan hệ trong lĩnh vực hoạt động kinh tế
giữ
a người Hoa ở TP.HCM với cộng đồng người Hoa ở các nước
Đông Nam Á, cả phương diện lịch sử cũng như thực tế phát triển
hiện nay.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện, mở
rộng phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa người Hoa tại
TP.HCM với người Hoa ở các nước Đông Nam Á.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạ
m vi nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu hoạt động
kinh tế của người Hoa và xem xét mối quan hệ trong lĩnh vực kinh
tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở các nước Đông Nam
Á giai đoạn từ năm 1995 đến nay. Nhóm nghiên cứu chọn thời gian
này vì đây là thời kỳ tình hình tương đối ổn định và giai đoạn đầu
thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế nướ
c ta trong đó có kinh tế
TP.HCM.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trên thế giới, từ lâu nghiên cứu ứng dụng đã được các học
viện, các trường đại học triển khai thực hiện. Gần gũi với đề tài
nghiên cứu và khu vực nghiên cứu, có thể nói Viện nghiên cứu Đông
Nam Á Singapore đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu chuyên
sâu, tổ chức nhiều hội thảo quốc tế và xuất bả

n những công trình về
người Hoa ở các nước Đông Nam Á. Năm 2001 có quyển “Ethnic
Chinese in Singapore and Malaysia – A Dialogue between Tradition
and Modernity” với 19 bài viết liên quan đến nhiều khía cạnh được
phân tích giữa quá khứ và hiện tại do Leo Suryadinata chủ biên,
Times Academic Press xuất bản ở Singapore. Cũng do Leo
Suryadinata chủ biên, gần đây nhất có cuốn “Southeast Asia’s
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

3
Chinese Businesses in an Era of Globalization - copying with the rise
of China” xuất bản năm 2006 là tổng hợp những phân tích chuyên
sâu về kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á trong kỷ
nguyên toàn cầu dưới ảnh hưởng của một Trung Quốc đang trổi dậy.
Cuốn “Sự hình thành và phát triển vấn đề người Hoa Đông Nam Á -
nghiên cứu tại các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia”
của tác giả Phương Kim Anh, sở nghiên cứu quan hệ quốc tế Trung
Quốc, do nhà xuất bản Thờ
i Sự xuất bản năm 2001, được Bùi Thị
Kim Định biên dịch, cũng cung cấp một cái nhìn khá toàn diện về
vấn đề người Hoa ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, hầu như các
tài liệu nêu trên ít đề cập về hoạt động kinh tế của người Hoa ở Việt
Nam.
Riêng ở Việt Nam, những năm gần đây trong xu thế hội nhập
với khu vực và thế giới, nhiều nhà khoa học
đã quan tâm tìm hiểu các
nước Đông Nam Á. “Vấn đề người Hoa” là một trong những vấn đề
trọng tâm của các nhà nghiên cứu quan tâm trên mọi bình diện. Tác

giả Trần Khánh đã có hai quyển sách chuyên khảo về “Vai trò người
Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á”, NXB Đà Nẵng, 1992;
và “Người Hoa trong xã hội Việt Nam (thời Pháp thuộc và dưới chế
độ Sài Gòn), NXB KHXH, năm 2002. Tác giả Trần Hồi Sinh có cuốn:
“Hoạt động kinh tế của Người Hoa từ
Sài Gòn đến Thành phố Hồ Chí
Minh”, NXB TP.HCM, 1998. Hay tác giả Nghị Đoàn “Người Hoa ở
Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh”, NXB TP.HCM, 1999… Ngoài
ra, còn rất nhiều bài viết về lĩnh vực kinh tế của người Hoa ở khu vực
Đông Nam Á, TP.HCM đăng trên nhiều tạp chí khác nhau Tuy
nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về “Mối quan hệ
kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở các quốc gia
Đông Nam Á”. Kế thừa các kết quả của nh
ững nghiên cứu trước,
chúng tôi đã thực hiện việc tìm hiểu về hoạt động kinh tế của người
Hoa ở TP.HCM và người Hoa ở các nước Đông nam Á, từ đó nhận
dạng mối quan hệ hợp tác của họ trong quá khứ và hiện tại. Qua đó,
nhận định một số triển vọng hợp tác kinh tế của người Hoa ở
TP.HCM với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á trong xu th
ế hội
nhập hiện nay và đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện, mở rộng
phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM
với người Hoa ở các nước Đông Nam Á.
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

4
5. Phương pháp tiếp cận và thực hiện:
Đề tài áp dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp

điều tra và kết hợp với phương pháp xử lý dữ liệu định tính. Cụ thể
như sau:
- Sử dụng phương pháp phân tích số liệu thống kê các chỉ tiêu
về kinh tế, vốn đầu tư, lao động, ….
- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát một số doanh nghiệp
để phân tích mối quan hệ gi
ữa người Hoa ở TP.HCM và người Hoa
ở Đông Nam Á, trong đó tập trung vào lĩnh vực kinh tế. Mặc dù
nhóm nghiên cứu đã chọn danh sách trên 100 doanh nghiệp người
Hoa để tiến hành điều tra, nhưng do nội dung nghiên cứu liên quan
đến vấn đề “mối quan hệ kinh tế của người Hoa”, khá nhạy cảm nên
chúng tôi chỉ nhận được thông tin của 56 doanh nghiệp.
- Sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu định tính dưới hình thức
ph
ỏng vấn sâu, thảo luận nhóm để bổ sung thêm phần phân tích,
đánh giá cũng như những giải pháp mà đề tài đã đặt ra.
6. Nội dung nghiên cứu
Kết cấu đề tài gồm 4 phần:
- Phần thứ nhất: người Hoa ở Việt Nam và ở thành phố Hồ
Chí Minh.
- Phần thứ hai: Người Hoa ở Đông Nam Á.
- Phần thứ ba: Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM
với người Hoa ở các n
ước Đông Nam Á.
- Phần thứ tư: Một số kiến nghị nhằm mở rộng phát triển quan
hệ kinh tế giữa người Hoa TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á.
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007


5
PHẦN THỨ NHẤT:
NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM VÀ Ở TP.HCM
I. NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM
Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới khá dài, vì
vậy từ rất lâu hai nước đã có mối quan hệ giao hảo với nhau. Ngay từ
đầu công nguyên, những lưu dân từ Trung Hoa đã tìm đến Việt Nam
sinh sống, buôn bán. Những thế kỷ, được sử sách gọi là thời Bắc
thuộc, quan lại, binh lính, nho sĩ, thương nhân, v.v… Trung Hoa đã
đến Việt Nam, một số họ
đã ở lại định cư lâu dài. Số lượng người
Trung Hoa đến sinh sống ở Việt Nam ngày càng gia tăng, dần dần đã
tạo nên một cộng đồng người Hoa đông đảo. Cộng đồng Hoa đó về
sau này đã trở thành dân tộc Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Những năm của thập kỷ 70 của thế kỷ trước, cộng đồng Hoa ở
Việt Nam đã lên
đến hơn một triệu người.
Người Hoa ở Nam bộ có một số nét khác với người Hoa ở miền
Bắc Việt Nam. Người Hoa ở Nam bộ mới hiện diện khoảng ba thế kỷ
gần đây. Những nhóm người Hoa tìm đến Nam bộ mưu sinh ban đầu
phần lớn là những người bất mãn với chính quyền nhà Thanh, họ vốn
là những người gắn bó với nhà Minh, một Vương tri
ều bị lật đổ. Họ
là những binh lính, quan lại, nông dân, thợ thủ công, nho sĩ, thương
nhân,v.v…tìm đến Nam bộ theo nhiều đợt khác nhau. Trong quá
trình định cư ở Nam bộ, người Hoa đã cùng với người Việt, người
Khmer và các dân tộc anh em tham gia khai khẩn vùng đất phía Nam
của Tổ quốc Việt Nam. Người Hoa ở miền Bắc Việt Nam tập trung
sinh sống tại các thành phố Hải Phòng, Hòn Gai, Quảng Yên, các
tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và ven biên gi

ới Việt Trung. Sau sự kiện
năm 1979, một số lớn người Hoa miền bắc đã rời bỏ Việt Nam. Hiện
nay chỉ còn khoảng vài ngàn người sinh sống rải rác ở một số địa
phương dọc biên giới Việt Trung.
Người Hoa ở Nam bộ tập trung cư trú ở các thành phố lớn, thị
xã, thị trấn như thành phố Hồ Chí Minh, cù lao phố Biên Hòa (Đồng
Nai), Thủ Dầu Mộ
t (Bình Dương), thị xã Sóc Trăng, Hà Tiên,… Phổ
biến là cư trú xen kẻ giữa người Hoa với các dân tộc anh em trên các
địa bàn dân cư. Ở thành phố Hồ Chí Minh, người Hoa tập trung sinh
sống đông ở các quận 11, quận 5, quận 6, v.v… Do cư trú xen kẻ và
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

6
cùng tham gia khai mở vùng đất Nam bộ nên người Hoa đã sớm có
mối quan hệ đoàn kết gắn bó với các dân tộc anh em, nhất là trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, góp phần vào sự
nghiệp giải phóng Tổ quốc Việt Nam.
II. NGƯỜI HOA Ở TP.HCM
II.1- Sự hình thành cộng đồng người Hoa ở TP.HCM
Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở TP.HCM và
Nam Bộ nói chung có phần khác hơn so với người Hoa ở phía Bắc.
Đó là những lư
u dân Trung Hoa tìm đến miền Nam Việt Nam để có
đất mưu sinh từ hơn ba thế kỷ về trước. Vào khoảng thế kỷ XVII,
vùng đất Nam Bộ hãy còn hoang hóa và thuộc quyền quản lý của
chúa Nguyễn xứ Đàng Trong. Năm 1679, một nhóm di thần nhà
Minh gồm 3.000 người đến xứ Đàng Trong trên 50 chiến thuyền do

Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch lãnh đạo, đã được phép
của chúa Nguyễn vào định cư ở Nam Bộ
. Trần Thượng Xuyên đã
đến vùng đất cù lao phố Biên Hòa khai phá đất đai, xây dựng một
cảng thị trên sông Đồng Nai, đó là một trung tâm thương mại, dịch
vụ sầm uất còn gọi lại cù lao phố. Những di dân Trung Hoa theo
chân Trần Thượng Xuyên chỉ là một trong số đông những người
Hoa thế hệ đầu tiên đến vùng đất Nam Bộ và cuộc di cư này còn
kéo dài suốt ba thế kỷ sau đó. Từ Biên Hòa, nhiều ngườ
i Hoa dần
dần chuyển cư về vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn hiện nay và lập
thành làng Minh Hương của người Hoa ở khu vực quận 5, quận 6
TP.HCM. Trong buổi đầu tiên ấy, đại bộ phận người Hoa tập trung
sinh sống dọc bờ kênh Tàu Hủ một nhánh sông lớn thông ra sông
Sài Gòn. Cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn nhanh chóng
phát triển và trở thành một trong những trung tâm tụ cư đông đúc
của ngườ
i Hoa ở Nam Bộ.
Vào đầu thế kỷ XX, dân số người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn
đã lên đến hơn 30.000 người chiếm khoảng 15% dân số thành phố
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

7
đương thời. Theo kết quả điều tra dân số TP.HCM 1/10/2004, dân
số người Hoa ở TP.HCM là 408.809 người chiếm 6,7% dân số
thành phố. Địa bàn cư trú của người Hoa tập trung ở các quận 5, 6,
10, 11 và một số các quận huyện khác. Ở TP.HCM, người Hoa
thuộc nhóm ngôn ngữ Quảng Đông chiếm số đông khoảng 40% và

kế tiếp là người Triều Châu, người Phúc Kiến, người Hải Nam và
người Khách Gia (Hẹ).
II.2- Đời sống xã h
ội văn hóa của người Hoa ở TP.HCM
Trong quá trình di dân đến các vùng đất Nam Bộ, bên cạnh quá
trình định cư và phát triển ở vùng đất mới người Hoa còn đặc biệt
chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở vật chất như đền chùa, miếu
nhằm đáp ứng như cầu về tín ngưỡng, phục vụ cho sinh hoạt vui
chơi giải trí như xây dựng các hội quán, các đội lân sư rồng, các rạp
hát, thư viện, ….Từ đây đã hình thành một khu vực với cơ cấu xã hội
mang đặc thù văn hoá riêng biệt ngay trong lòng thành phố nhằm
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần cho nội bộ cộng
đồng. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi khu vực quận 5,
6, 11 là khu vực Chợ Lớn (khu vực sinh sống của đa số người Hoa)
là khu phố của người Hoa (China town).
Về
tổ chức cộng đồng: người Hoa thường cư trú tập trung
thành các bang hội, làng xóm hoặc đường phố, hình thành nên
những khu vực đông đúc, gắn bó và đoàn kết tương trợ lẫn nhau.
Trong đó các gia đình cùng dòng họ thường ở quây quần bên nhau.
Trong gia đình người Hoa, chồng (cha) là chủ hộ, chỉ con trai
được thừa kế gia tài và con trai cả luôn được phần hơn. Cách đây
khoảng nửa thế kỷ vẫn còn nhữ
ng gia đình lớn có tới 4 -5 đời, đông
tới vài chục người. Nay họ sống theo gia đình nhỏ, hai hoặc ba thế hệ.
Hôn nhân của người Hoa trước đây thường do cha mẹ quyết
định. Khi tìm vợ cho con, người Hoa chú trọng đến “môn đăng hộ
đối” giữa hai gia đình và sự tương đồng về hoàn cảnh kinh tế cũng
như địa vị xã hội. Hiện nay trai gái Hoa tự do chọn bạn đời.
Vi

ệc ma chay theo phong tục Hoa phải trải qua lần lượt các
bước: lễ báo tang, lễ phát tang, lễ khâm liệm, lễ mở đường cho hồn
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

8
người chết, lễ chôn cất, lễ đưa hồn người chết đến cõi “ Tây thiên
Phật quốc”, lễ đoạn tang.
Người Hoa thích hát “sơn ca” (san cưa), các làn điệu dân ca gồm
các chủ đề khá phong phú: tình yêu trai gái, cuộc sống, quê hương, tinh
thần đấu tranh… Ca kịch cũng là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật
được đồng bào ưa chuộng. Nhạc cụ có kèn, sáo, nhị, hồ trống, thanh la,
não bạt, đàn tỳ
bà, thập tam lục… Ngày tết thường biểu diễn múa lân
rồng, biểu diễn quyền thuật. Lễ hội cũng là dịp tổ chức chơi đu, đua
thuyền, vật, đánh cờ…
Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ là tập hợp các
dạng thức mang tính đa thần và phiếm thần. Đặc biệt đối với tín ngưỡng
dân gian trong nghề nghiệp: mỗi ngành nghề có một ngày giỗ
tổ sư
riêng. Thờ cúng tổ sư nghề nghiệp là để nhắc nhở đồng nghiệp, dạy dỗ
con cháu yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp truyền thống, có sáng tạo
trong hành nghề, củng cố sự đoàn kết. Giúp đỡ lẫn nhau, vừa truyền cho
nhau bí quyết.
Trong các hoạt động văn hóa xã hội trước năm 1975, những cơ
sở giáo dục cho trẻ em đều do người Hoa đảm nhi
ệm chương trình
học tập theo kiểu Trung Hoa: học và viết chữ Hoa (từ 4000 – 5000
mẫu tự khác nhau). Học Tứ Thư, Ngũ Kinh, giáo lý của Khổng Tử,

học làm toán trên bàn tính cổ, học luân thường đạo lý và phép tắc xã
giao Trung Hoa.
Nhìn chung sự nghiệp giáo dục đối với con em người Hoa có
bước phát triển, quần chúng góp công sức lớn để củng cố phát triển
giáo dục, đội ngũ giáo viên dạy Hoa ngữ phát triển nhanh. Trình độ
dân trí củ
a người Hoa không ngừng được nâng cao. Hầu hết trẻ em
người Hoa trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Trong năm
học 2004 -2005, thành phố có gần 100.000 học sinh, sinh viên
người Hoa. Nhu cầu học tiếng Hoa của con em người Hoa cũng
được tăng lên do nhận thức. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình
dạy và học tiếng Hoa ở các quận huyện đông người Hoa ở TPHCM.

Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

9
Bảng 2: Tình hình dạy và học tiếng Hoa ở TP.HCM năm 2005
Chỉ tiêu
Quận
5
Quận
6
Quận
8
Quận
11
Quận
10

Q. Tân
Phú
Các quận
khác
Tổng
cộng
Số trường
Trung tâm Hoa Văn
10 4 1215 1 6 39
Số lớp 153 38 8 10 169 18 46 442
Số học sinh 5.246 1.181 138 316 5.720 545 1.157 14.321
Số giáo viên 96 31 3 5 141 18 33 327
Trong đó: GV biên
chế
7 3 1115 0 0 27
Nguồn: Ban công tác người Hoa năm 2005
II.3- Hoạt động kinh tế của người Hoa ở TP.HCM
II.3.1. Trước năm 1975
Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn trước
năm 1975 tập trung vào lãnh vực thương mại và tiểu thủ công
nghiệp. Những ghi chép của Trịnh Hoài Đức trong sách Gia Định
Thành thông chí vào khoảng đầu thế kỷ XIX, cho thấy khu vực định
cư của người Hoa có nhiều nhà buôn người Hoa mở cửa hàng, thực
hiện các dị
ch vụ trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước. Các thuyền
buôn trong nước và nhiều nước trên thế giới tụ tập san sát trên bến
sông chờ giao nhận hàng hóa. Khu vực Chợ Lớn sớm trở thành nơi
đô hội phát triển nhanh chóng của khu vực Nam Bộ ngay từ khoảng
giữa thế kỷ XVIII. Cùng với thương nghiệp, một số người Hoa ở
Chợ Lớn đã tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp như làm gốm,

nhuộm, dệt, chế biến thực phẩm và canh tác rau quả … Hiện nay ở
quận 6, quận 8 TP.HCM vẫn còn lưu giữ một số địa danh liên quan
đến hoạt động kinh tế thủ công nghiệp của người Hoa như Lò Gốm,
Lò Siêu, Xóm Chiếu, Xóm Cải v.v …
Dưới thời Pháp thuộc, các hoạt động kinh tế của người Hoa
tập trung vào lãnh vực thương mại và một phần vào sản xuất tiểu
thủ công nghiệ
p. Người Pháp đã sử dụng các thương nhân Hoa vào
việc thu mua lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia về
Sài Gòn để xuất khẩu. Một số người Hoa đứng ra nhận việc xay xát
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

10
lúa gạo, lập nên hệ thống nhà máy xay, kho lúa gạo ở Chợ Lớn khá
quy mô ven hai bờ sông Bình Đông và Bình Tây (quận 6, 8).
Thương mại và dịch vụ là thế mạnh trong hoạt động kinh tế
của người Hoa ở Sài Gòn trước năm 1975. Ở miền Nam vào những
năm 60 thế kỷ XX có khoảng 6.000 cơ sở bán buôn thì thương nhân
người Hoa chiếm gần 80% số cơ sở. Nhiều trung tâm bán buôn lớn
của người Hoa tập trung ở Sài Gòn và các thành ph
ố lớn như Đà
Nẵng, Cần Thơ. Ở chợ Lớn có các chợ đầu mối có đông thương
nhân Hoa như chợ Bình Tây, An Đông, Soái Kình Lâm v.v… Về
bán lẻ, có khoảng 60% doanh số bán lẻ ở miền Nam Việt Nam do
tiểu thương Hoa tham gia thực hiện trải khắp các địa phương. Hệ
thống dịch vụ của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn khá đa dạng và
đặc sắc. Đó là h
ệ thống các nhà hàng, tiệm ăn, khách sạn khá dày

đặc ở Chợ Lớn với nhiều hình thức ăn chơi, giải trí như các tiệm ăn
Bát Đạt, Đồng Khánh, Ái Huê v.v…
Về công nghiệp của người Hoa trước năm 1975 ở Sài Gòn và
miền Nam nói chung có một số nét đáng chú ý. Đó là vào những
năm 60, 70 tư sản người Hoa đã xây dựng được nhiều xí nghiệp quy
mô, kỹ thuật hiện đại với đông
đảo công nhân. Ngành dệt, chế biến
lương thực, thực phẩm là một trong số những ngành có tư sản người
Hoa tham gia với tỷ lệ khá cao như các nhà máy dệt Vinatex,
Vinatexco, Vinatefico,… chiếm 80% sản phẩm dệt, may, nhuộm ở
miền Nam. Trong ngành chế biến thực phẩm có các sản phẩm sữa,
mì ăn liền, gia vị, bột ngọt … các kỹ thương người Hoa tham dự
khá nhiều như hãng sữa Foremost, dầu ăn Tườ
ng An, Nakydaco,…
Ngành điện tử và điện có sự hợp tác giữa tư sản người Hoa với các
công ty Đài Loan, Nhật Bản như Sony, National, Sanyo,… Sản
xuất, lắp ráp các sản phẩm tiêu dùng. Ngoài ra người Hoa còn tham
gia trong các ngành sản xuất gốm sứ, hóa chất, giấy v.v…
Về tiểu thủ công nghiệp, cũng là thế mạnh của hoạt động kinh
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

11
tế của người Hoa trước năm 1975. Tiểu thủ công nghiệp của người
Hoa chủ yếu là sản xuất các thiết bị phụ tùng, các sản phẩm dân
dụng điện cơ, máy móc đơn giản, gia công các sản phẩm như giày
dép, may mặc,… Hàng thủ công của người Hoa cũng khá nhiều như
làm nhang, làm hàng mã, kim hoàn,… Ở Sài Gòn – Chợ Lớn có
hàng ngàn cơ sở sản xuất thủ công của người Hoa cung cấp hàng

tiêu dùng, nhu yếu ph
ẩm,… Trên lĩnh vực may mặc và chế biến
thực phẩm người Hoa có nhiều ưu thế. Ngoài ra có một số nghề thủ
công gần như chủ yếu do người Hoa đảm nhận như thuộc da, thủy
tinh, làm khuôn mẫu,… Nghề thuộc da ở Sài Gòn có hơn 200 cơ sở
của người Hoa. Thêm vào đó là các hoạt động của người Hoa trong
lĩnh vực chế biến, buôn bán đông dược, các loại thuốc B
ắc v.v…
Trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng trong thời kỳ
chính quyền Sài Gòn quản lý, các thương gia, kỹ nghệ gia người
Hoa đã có sự tham gia tích cực. Đến trước năm 1975, ở Sài Gòn có
31 ngân hàng đang hoạt động thì có 3 ngân hàng do người Hoa làm
chủ và 7 ngân hàng có vốn cổ phần điều lệ của người Hoa chiếm đa
số, một số ngân hàng có phòng “Hoa vụ” lo về các hoạt động tài
chính, tín dụng chính thức, các hoạt động tín dụng ngầm c
ủa người
Hoa như “hụi” vẫn duy trì và đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho kinh
doanh của người Hoa.
Về các hoạt động của người Hoa trong lĩnh vực giao thông vận
tải trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam cũng khá lớn, ước tính có
hơn 4.000 phương tiện vận chuyển thủy bộ do người Hoa đảm trách.
Các tuyến từ Sài Gòn đi các tỉnh bằng xe đò như Phi Long, Tiến
L
ực do chủ người Hoa quản lý và điều hành.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế của người Hoa, trước hết là của
các nhà tư sản Hoa ở Sài Gòn trong thời điểm trước năm 1975 đã
phát triển khá quy mô và đa dạng với nhiều loại hình, lĩnh vực.
Nhiều ngành nghề của người Hoa chiếm ưu thế và giữ vai trò quan
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á


Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

12
trọng trong cơ cấu hoạt động kinh tế của Sài Gòn và miền Nam Việt
Nam.
II.3.2. Sau năm 1975 và hiện nay
Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống
nhất là niềm vui to lớn của toàn dân tộc nói chung và cũng là của bà
con người Hoa ở TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ. Trong niềm vui
hoàn toàn ấy, bà con người Hoa bắt tay vào xây dựng một cuộc sống
mới, cùng cả nước bước vào chặng đường đầu tiên trong sự nghiệp
xây dựng xã h
ội xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu của người Hoa
đã được thể hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa …
II.3.2.1. Từ 1975 đến 1985
Sau ngày giải phóng, ở TP.HCM và miền Nam nói chung,
Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc khôi phục lại đất nước
đã bị tàn phá sau chiến tranh. Một mặt chúng ta phải khắc phục, giải
quyết những hậu quả của cuộc chiến tranh, sắp x
ếp lại các hoạt
động kinh tế theo một định hướng mới. Trên lĩnh vực kinh tế, Nhà
nước chủ trương xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản, xóa bỏ bóc lột, áp
bức đối với giai cấp công nhân và người lao động. Từ năm 1975 đến
năm 1978, miền Nam đã tiến hành công cuộc cải tạo tư sản mại bản
trong lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp. Nhữ
ng cơ sở sản
xuất, các nhà máy cơ sở thương nghiệp của giai cấp tư sản mại bản
đã được nhà nước quốc hữu hóa. Những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ
chuyển sang hình thức công ty hợp doanh. Trong công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, thương nghiệp hình thức tổ chức hợp tác xã chiếm

ưu thế. Hoạt động ngân hàng do nhà nước độc quyền quản lý. Về

bản, những năm đầu sau giải phóng, ở miền Nam giai cấp tư sản
mại bản đã cơ bản bị xóa bỏ, nhà nước giữ phần chủ đạo trong quản
lý kinh doanh và sản xuất.
Ở TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ, nơi có số lượng người Hoa
đông đảo từ trước năm 1975, một bộ phận của giai cấp tư sản miền
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

13
Nam là người Hoa. Trong số này không ít chủ tư bản là người Hoa
có một vị trí chủ đạo đối với một số ngành kinh tế. Đó là những
“vua” trong sản xuất kinh doanh như vua lúa gạo, vua sắt thép, vua
phế liệu … Những chủ tư bản này có nhiều cơ sở sản xuất kinh
doanh lớn về quy mô cũng như vốn liếng, góp phần thao túng kinh
tế miền Nam và có những quan hệ với các thế lực cầ
m quyền đương
thời. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh của họ thu hút đông đảo lực
lượng công nhân lao động, như các nhà máy dệt, chế biến thực
phẩm,… Tất nhiên những chủ tư bản này bóc lột công nhân lao
động người Hoa, người Việt để làm giàu. Chính vì vậy mà trước
năm 1975, đã có nhiều cuộc đấu tranh của công nhân Hoa, Việt
chống lại các chủ tư bản trong các xí nghiệp củ
a tư bản người Hoa.
Sự xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản, trong đó có một bộ phận là
tư sản Hoa, sau giải phóng là cần thiết để có thể tiến hành xây dựng
một cơ cấu kinh tế mới mang tính xã hội xã hội chủ nghĩa. Về mặt
nào đó, việc xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản, cải tạo công thương

nghiệp tư bả
n tư doanh cũng đã đem lại quyền lợi cho công nhân và
lao động người Hoa. Thực tế, trong các đợt cải tạo xã hội chủ nghĩa
đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh từ năm 1975 – 1978, đã
có sự tham gia của nhiều công nhân lao động, bà con người Hoa. Bà
con người Hoa đã nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực hoạt động kinh tế, cũng như
các hoạt động khác.
Tuy nhiên, do những nhận thức chưa đầy đủ và thỏa đáng về
công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa bước đầu, cơ chế bao cấp duy
trì quá lâu đã ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Mặt khác,
những năm sau chiến tranh các thế lực thù địch không ngừng tìm
cách phá hoại chính quyền cách mạng, mà đỉnh cao là cuộc chiến
tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam năm 1979
đã gây nhiều
khó khăn cho dân tộc ta. Đối với các hoạt động kinh tế của người
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

14
Hoa, hậu quả của cơ chế bao cấp và những thiếu sót trong các đợt
cải tạo sau năm 1975 đã hình thành một cơ chế kinh tế hàng hóa.
Phần lớn lao động người Hoa hoạt động trong các cơ sở sản xuất
kinh doanh của các nhà tư sản Hoa, một số khác trong các cơ sở
kinh tế tư nhân. Vì vậy cơ chế bao cấp trong hoạt động kinh tế và
xóa bỏ kinh tế tư nhân đã làm giả
m sút nhiều hoạt động kinh tế của
người Hoa. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh của người Hoa phải
đóng cửa, hoặc phải “công tư hợp doanh”, nên đã giảm năng suất

lao động, lệ thuộc vào cơ chế quản lý của nhà nước. Các tiểu thương
người Hoa vốn giỏi buôn bán trở nên thất nghiệp hoặc chuyển sang
sản xuất tiểu thủ công nghiệp ho
ặc tìm cách tránh né quy định của
nhà nước hoạt động buôn bán nhỏ. Một số cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp của người Hoa sản xuất cầm chừng vì thiếu nguyên vật
liệu, điện, thị trường,… Không ít các nhà doanh nghiệp, công
thương gia người Hoa rời bỏ Việt Nam, làm thất thoát chất xám và
nguồn vốn. Hệ thống tín dụng, ngân hàng của người Hoa trước năm
1975 bị xóa bỏ
làm đình trệ việc cung cấp, lưu chuyển vốn, làm khó
khăn cho việc thanh toán tiền tệ trong sản xuất và lưu thông. Sự
giảm sút sản xuất, kinh doanh đã tác động không nhỏ đến đời sống,
sinh hoạt của một bộ phận công nhân, lao động người Hoa.
Những năm đầu sau giải phóng, mặc dù gặp nhiều khó khăn
trong hoạt động kinh tế và đời sống, ngoài một số người Hoa rờ
i
Việt nam đi định cư nước ngoài nhưng đại bộ phận bà con lao động
người Hoa ở TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ vẫn tin tưởng sự lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước, chịu đựng gian khổ, phát huy truyền
thống cách mạng kiên trì với sự nghiệp xây dựng thành phố và đất
nước. Thực tế, tình hình hoạt động kinh tế của người Hoa ở thành
phố và các tỉnh Nam Bộ đang gặp phả
i nhiều nguy cơ và suy thoái
nghiêm trọng. Tuy nhiên, vốn từng trải trong nhiều hoàn cảnh éo le,
có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường trước
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007


15
đây, một bộ phận các nhà doanh nghiệp, tiểu thủ công nghiệp người
Hoa cùng với bà con lao động người Hoa tìm mọi cách duy trì sản
xuất, kinh doanh. Trong những năm sau các đợt cải tạo, một số cơ
sở sản xuất nhỏ của người Hoa đã tìm mọi cách chạy tìm nguồn
nguyên liệu, năng lượng, thị trường tiêu thụ, tiếp tục sản xuất các
loại hàng hóa tiêu dùng, cung cấp phụ tùng máy móc thiết bị s
ản
xuất. Ở các tỉnh Nam Bộ, một số bà con người Hoa vừa sản xuất
nông nghiệp, tham gia các hợp tác xã, vừa buôn bán nhỏ kiếm sống.
Nhiều bà con người Hoa đã trở thành các đại lý cung cấp vật tư
nông nghiệp, vừa là đầu mối tiêu thụ nông sản, tìm cách tránh né
việc “ngăn sông cấm chợ” đương thời. Qua những cố gắng hoạt
động kinh tế của người Hoa giữa những khó khăn c
ủa thời kỳ bao
cấp, ngăn sông cấm chợ để duy trì sản xuất và lưu thông hàng hóa,
cho thấy tính năng động, nhạy bén và vốn kinh nghiệm hoạt động
kinh tế của họ. Sự năng động, nhạy bén đó của người Hoa đã góp
phần vào việc tháo gỡ những khó khăn kinh tế của TP.HCM và
miền Nam nói chung.
Vào đầu những năm 80, với những cố gắng, phấn đấu để
duy
trì sự tồn tại, các hoạt động kinh tế của người Hoa đã có chiều
hướng tích cực, sự phục hồi và bước đầu ổn định. Từ sau năm 1980,
nhiều cơ sở sản xuất của người Hoa với hình thức hợp tác xã, tổ hợp
và cá thể được hình thành, đi vào sản xuất các mặt hàng thiết yếu
cho sinh hoạt, tiêu dùng. Tính đến năm 1985, toàn TP.HCM có
5.320 cơ sở sản xu
ất của người Hoa, chiếm 31,5% các cơ sở sản
xuất tiểu thủ công nghiệp của toàn thành phố. Số lượng lao động

người Hoa được sử dụng trong các cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp đạt gần 50.000 người, chiếm gần 30% lao động toàn thành
phố. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của người Hoa năm 1985
đạt 5.697.800 đồng (giá cố định năm 1982), chiế
m hơn 38% so với
giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của toàn thành phố. Những con
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

16
số trên đây đã thể hiện được sự cố gắng phấn đấu của bà con lao
động và giới tiểu chủ của người Hoa ở TP.HCM trong những năm
1975 - 1985. Đó cũng là tiềm năng và tiền đề để khi có chính sách
đổi mới của Đảng, hoạt động kinh tế của người Hoa có điều kiện
phát triển nhanh chóng.
II.3.2.2. Từ sau năm 1986 đến nay
Trong quan điểm đổi mới c
ủa Đại hội Đảng lần thứ VI và các
Đại hội tiếp theo, đã chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các
thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ là sự tồn tại nhiều thành
phần, trong đó có cả kinh tế tư nhân. Hoạt động kinh tế hàng hóa, vì
vậy với sự đổi mớ
i tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo điều
kiện phục hồi và phát triển kinh tế của người Hoa. Sau một thời gian
bị ràng buộc bởi cơ chế bao cấp, gặp nhiều khó khăn cản ngại, giờ
đây kinh tế của người Hoa có dịp “bung ra” trên nhiều lĩnh vực.
* Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Từ sau năm 1986, các hoạt động sản xu

ất kinh doanh của
người Hoa ở TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ diễn ra khá sôi nổi. Sản
xuất tiểu thủ công nghiệp là một hoạt động kinh tế chiếm ưu thế và
vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của người Hoa. Trong
những năm trước đó, trải qua các đợt cải tạo xã hội chủ nghĩa, sản
xuất của người Hoa có nhiều giảm sút, nhiều cơ sở sản xuất b
ị đình
đốn, lực lượng công nhân có tay nghề bị thất thoát, cách quản lý của
các xí nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh yếu kém. Tình hình
đó đã được cải thiện nhanh chóng từ sau năm 1986, với sự đổi mới
tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Về các loại hình tổ chức
sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, từ năm 1986 đến năm 1990 các cơ sở
sản xuất dướ
i danh nghĩa hợp tác xã, tổ hợp và những cơ sở cá thể
phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Hợp tác xã TP.HCM, số
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

17
lượng hợp tác xã và tổ hợp của người Hoa ở các quận 5, 6, 11 trong
năm 1990 như sau:
- Quận 5: Toàn quận có 75 HTX, trong đó có 59 hợp tác xã
của người Hoa, tăng 35% so với năm 1984. Toàn quận có 384 tổ
hợp, trong đó có 358 tổ hợp của người Hoa, tăng 49% so với năm
1984.
- Quận 6: Toàn quận có 42 HTX, trong đó có 27 hợp tác xã
của người Hoa, tăng 68% so với năm 1984.
- Quận 11: có 340 HTX và 52 tổ hợp của người Hoa, tăng

57% so vớ
i năm 1984.
Tuy số liệu thống kê trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế và
chưa đầy đủ, nhưng qua đó cũng thấy được chiều hướng tích cực
của hoạt động kinh tế của người Hoa từ sau đổi mới. Mặc dù có sự
đổi mới trong quản lý và nhiều chế độ chính sách khuyến khích đối
với sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhưng các chủ người Hoa c
ũng
thận trọng, thăm dò tình thế mới tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh
doanh.
Nhìn chung, sau thời gian hồi phục và ổn định, tình hình phát
triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp của người Hoa từ năm 1990 trở
đi cũng có một số thay đổi, cơ cấu tổ chức sản xuất của họ cũng có
sự sắp xếp lại một cách hợp lý h
ơn. Các cơ sở sản xuất cá thể phát
triển nhanh chóng, các công ty và xí nghiệp tư doanh của người Hoa
được thành lập là một nét mới trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp
của người Hoa ở TP.HCM.
Từ sau đổi mới năm 1986, với quan điểm các thành phần kinh
tế cùng tồn tại, đặc biệt là kinh tế tư nhân có một vai trò nhất định
trong thời kỳ quá độ. Từ đó các cơ sở s
ản xuất thuộc loại hình hợp
tác xã và tổ chức sản xuất giảm dần, chuyển sang phát triển các cơ
sở cá thể hoặc công ty tư doanh. Phát huy ưu thế của người Hoa
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

18
trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp những cơ sở sản xuất cá thể và

xí nghiệp tư doanh đã thu hút một lượng lao động đáng kể, trước hết
là công nhân, thợ thủ công người Hoa.
Trong những năm 1990, tình hình sản xuất tiểu thủ công
nghiệp của người Hoa ở TP.HCM đã có những bước phát triển mới.
Các loại hình tổ chức sản xuất có quy mô lớn như các công ty trách
nhiệm h
ữu hạn xuất hiện ngày càng nhiều, số lượng vốn tăng lên
nhanh chóng, phương thức sản xuất, kinh doanh đa dạng và hiện đại
tiếp cận được thị trường trong nước và khu vực. Năm 1993 toàn
thành phố có 2.240 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô lớn,
số vốn hàng chục tỷ, trong đó có 880 doanh nghiệp là của người
Hoa. Các hoạt động doanh nghiệp này hoạt động trên nhiều lĩnh vực
mà chủ yếu tậ
p trung các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như công
ty trách nhiệm hữu hạn Biti’s sản xuất giày dép, công ty chế biến
nông sản Chiến Thắng (quận 11), công ty Việt Hương sản xuất các
loại mì ăn liền, công ty Đông dược quận 5,… Đáng chú ý là công ty
trách nhiệm hữu hạn Biti’s là một điển hình về phương thức sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp của người Hoa.
Công ty Biti’s đã đi t
ừ một tổ hợp sản xuất mang tên Bình Tiên của
một số người Hoa ở quận 6, rồi dần dần lên hợp tác xã cao su Bình
Tiên và đến năm 1992 thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hàng
tiêu dùng Bình Tiên tức Biti’s với số vốn đầu tư ban đầu là 25 tỷ
đồng và khoảng 2.500 công nhân. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp là
một thế mạnh trong hoạt động kinh tế của người Hoa ở TP.HCM và
một số t
ỉnh Nam Bộ. Đây cũng là những đóng góp tích cực của của
bà con lao động và các giới người Hoa cho sự phát triển kinh tế
TP.HCM. Nhiều nghề thủ công hoặc một số ngành nghề tiểu thủ

công nghiệp của người Hoa là những ngành nghề truyền thống có
thế mạnh. Hầu như ngành nghề chế biến và xuất khẩu các loại da
của TP.HCM là do các chủ người Hoa và phần lớn thợ thủ công
Quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Viện Kinh Tế TP.HCM – Tháng 11/2007

19
người Hoa đảm nhiệm. Tương tự, các cơ sơ sản xuất hàng thủy tinh
tiêu dùng, từ lâu cũng do người Hoa quản lý và điều hành. Trong
những thập kỷ gần đây các ngành nghề như may gia công, giày da
và hàng giả da, chế biến thực phẩm, khuôn mẫu, sản xuất nhựa,…
đã thu hút nhiều lao động Hoa, các nhà doanh nghiệp và tiểu chủ
người Hoa. Sản phẩm của các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp của
người Hoa đ
ã góp phần đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng của
TP.HCM cũng như cả nước. Một số mặt hàng tiểu thủ công của
người Hoa còn tham gia xuất khẩu sang các nước khu vực và nhiều
nước trên thế giới như hàng nhựa, may mặc, chế biến lương thực
phẩm. Giày dép của Biti’s đã xuất sang gần 20 nước, các sản phẩm
chế biến lương thực của Việt Hương, Việt Ấ
n được nhiều nước châu
Âu ưa chuộng,… Đáng chú ý là sản xuất tiểu thủ công nghiệp của
người Hoa trong nhiều năm qua đã có nhiều mối quan hệ chặt chẽ
với khu vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Một số các cơ sở
sản xuất cơ khí của người Hoa ở TP.HCM đã cung cấp các loại máy
công cụ cho sản xuất nông nghiệp như máy tuốt lúa, máy sấy, máy
xay xát,… M
ột số cơ sở khác lại có những vùng nguyên liệu như
ngành chế biến trà, ngành thức ăn gia súc, chăn nuôi gà, heo …

* Thương mại và dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ cùng với sản xuất tiểu thủ
công nghiệp là thế mạnh của người Hoa. Nói đến Chợ Lớn trước
năm 1975, nhiều người nghĩ ngay đến các hoạt động thương mại -
dịch vụ
của người Hoa. Tuy nhiên, từ sau năm 1975 - 1985, các hoạt
động thương mại - dịch vụ của người Hoa gặp nhiều khó khăn và
giảm sút. Từ sau năm 1986 với sự đổi mới trong phát triển kinh tế
của Đảng và Nhà nước, đã tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động
thương mại - dịch vụ của người Hoa. Các thương gia người Hoa dần
dần trở lại kinh doanh, mạng l
ưới thương mại - dịch vụ mở rộng từ
TP.HCM đến nhiều tỉnh thành trong cả nước.

×