Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

bao cao nghiên cứu xây dựng công cụ tin học phục vụ quản lý nhà nước về môi trường cho khu công nghiệp tập trung trường hợp cụ thể là khu công nghiệp lê minh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 181 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN




BÁO CÁO NGHIỆM THU






NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG CỤ TIN HỌC PHỤC VỤ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG CHO KHU CÔNG NGHIỆP TẬP
TRUNG – TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ LÀ KHU CÔNG NGHIỆP
LÊ MINH XUÂN

















TP. HỒ CHÍ MINH
10/2008

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TSKH. BÙI TÁ LONG
Th.S. NGUYỄN THỊ TRUYỀN

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
ii

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN



BÁO CÁO NGHIỆM THU

(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)




NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG CỤ TIN HỌC PHỤC VỤ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG CHO KHU CÔNG NGHIỆP TẬP
TRUNG – TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ LÀ KHU CÔNG NGHIỆP

LÊ MINH XUÂN








CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI













CƠ QUAN QUẢN LÝ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ







BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
iii


TÓM TẮT


Đề tài khoa học đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học để làm rõ các vấn đề môi trường, hệ
thống quản lý môi trường, hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin cho đối tượng đặc thù
đang được quan tâm sâu sắc hiện nay – các khu công nghiệp. Trên cơ sở liên kết giữa cơ sở
lý luận và thực tiễn đã đề xuất hệ thống thông tin môi trường cho khu công nghiệp tập trung
và cùng với nó là xây dựng công cụ tin học phục vụ quản l ý môi trường cho khu công
nghiệp. Đề tài khoa học đã cố gắng liên kết được hai lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, đó là
quản lý môi trường và tin học môi trường để tạo ra một sản phẩm có tính ứng dụng trong
thực tiễn. Kết quả nổi bật của đề tài là bước đầu đã xây dựng thành công phần mềm
TISEMIZ với cơ sở dữ liệu được chọn là KCN Lê Minh Xuân để ứng dụng thử nghiệm.
Phần mềm TISEMIZ triển khai vào thực tế sẽ giúp nâng cao năng lực quản lý môi trường
trong các KCN bằng những tư duy mới, tạo ra một sự thay đổi về chất trong công tác quản lý
môi trường. Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài này cũng đã đề xuất những điều chỉnh cần
thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường KCN ở TP.Hồ Chí Minh.
















BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
iv


SUMMARY OF RESEARCH CONTENT


The research focuses on scientific background for clarifying of the matters on
environmental management system, environmental issues, actuality of applying computer
science in industrial zones management. On the basis, the connection between theoretical and
practical bases is established in order to construct the environmental information system and
software programme for environmental management of the industrial zones. The thesis
contributes to connect 2 different research fields which are environmental management and
environmental informatics in order to create a highly-appropriate product. As a first step, the
thesis has successfully built TISEMIZ software using the database of Le Minh Xuan IZ as case
study. The TISEMIZ software applied into practice will helps to enhance environmental
management capacity of the industrial zones by new though, creating qualitative change in
environmental management. Through the research result, the thesis proposes the necessary
adjustment for raising up the environmental management of the industrial zones in Ho Chi
Minh city.











BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
v
MỤC LỤC

TÓM TẮT III
SUMMARY OF RESEARCH CONTENT IV
MỤC LỤC V
CHỮ VIẾT TẮT VII
DANH SÁCH HÌNH VIII
DANH SÁCH BẢNG XI
1 MỞ ĐẦU 1
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
2.1 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KCN 7
2.2 HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở
CÁC KCN 14
2.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG KCN 19
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 TỔNG QUAN VỀ KCN LÊ MINH XUÂN 28
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44
4.1 MÔ HÌNH VẬN HÀNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH TISEMIZ 45
4.2 MÔ TẢ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TISEMIZ 48

4.3 CHỨC NĂNG THỐNG KÊ CỦA TISEMIZ 58
4.4 CHỨC NĂNG LÀM BÁO CÁO TRONG TISEMIZ 59
4.5 ỨNG DỤNG TISEMIZ TÍNH TOÁN LAN TRUYỀN Ô NHIỄM CHO KCN
LÊ MINH XUÂN 62
4.6 ỨNG DỤNG TISEMIZ CHO KCN LÊ MINH XUÂN 80
4.7 ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO PHẦN MỀM 87
5 THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 89
5.1 ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 89
5.2 GIẢI TRÌNH, TIẾP THU VÀ CHỈNH SỬA SAU BẢO VỆ 90
5.3 DỰ TRÙ CHI PHÍ TRIỂN KHAI 93
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC A. CÁC NHÓM CSDL TRONG TISEMIZ 101
A1. CSDL về hệ thống quản lý môi trường 101
A2. CSDL thông tin cơ bản về KCN và cơ sở sản xuất 104
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
vi
A3. CSDL về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong KCN 107
A4. CSDL liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường trong KCN 109
A5. CSDL về biện pháp bảo vệ môi trường 112
A6. CSDL về hệ thống giám sát môi trường 119
A7. CSDL về tiêu chuẩn Việt Nam 120
PHỤ LỤC B. MẪU THỐNG KÊ TRONG TISEMIZ 123
B1. Thống kê các thông tin cơ bản 123
B2. Kiểm soát lưu lượng nước thải của các nhà máy 124
B3. Kiểm soát xử lý cục bộ nước thải của các nhà máy 125
B4. Kiểm soát hoạt động của trạm XLNT, chi phí vận hành, mối tương quan giữa
trạm XLNT với các nhà máy xả thải trong KCN 126
B5. Giám sát nước thải của các nhà máy 126
B5. Tính thu phí nước thải 127

B6. Kiểm soát xử lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại các nhà máy 127
B7. Thống kê thành phần và khối lượng CTR, CTNH 128
B8. Thống kê các sự cố xảy ra 129
B9. Thống kê các hoạt động tuân thủ BVMT 129
B10. Tổng hợp các dòng thông tin truy vấn, thống kê 130
PHỤ LỤC C. MẪU BÁO CÁO TRONG TISEMIZ 131
C1. Báo cáo tổng hợp năm Doanh nghiệp (mẫu BM1) 131
C2. Giám sát nước thải nhà máy (BM2) 139
C3. Hoạt động XLNT (BM3a) 140
C4. Hoạt động sử dụng hóa chất (BM3b) 140
C5. Chi phí vận hành trạm XLNT (BM3c) 140
C6. Báo cáo tuần (BM4) 141
C7. Báo cáo tháng (BM5) 142
C8. Báo cáo chất lượng môi trường (BM6) 145
C9. Báo cáo môi trường KCN 6 tháng (BM7) 148
PHỤ LỤC D. HÌNH ẢNH LIÊN QUAN 157
CÁC TÁC GIẢ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 166







BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
vii
CHỮ VIẾT TẮT

BB Biên bản
BCCI Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh

BVMT Bảo vệ môi trường
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GIS Hệ thống thông tin địa lý
HEPZA Ban quản lý các khu chế xuất - công nghiệp TP.Hồ Chí
Minh
HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường
KCN Khu công nghiệp
KCN LMX
Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
KCN-KCX Khu công nghiệp - khu chế xuất
LPG khí hóa lỏng
NM Nhà máy
QLMT Quản lý môi trường
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Web môi
trường
Là một trang web có các dữ liệu liên quan đến môi trường,
bao gồm các dữ liệu bản đồ, các đối tượng có thuộc tính địa
lí (trạm quan trắc, các cơ sở sản xuất, ).
XLNT Xử lý nước thải



BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
viii

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2-1. Trình tự các bước thực hiện nội dung công tác quản lý môi trường đối
với KCN 9
Hình 2-2. Sơ đồ cơ sở dữ liệu môi trường tại các KCN 15
Hình 3-1. Vị trí địa lý của KCN Lê Minh Xuân 28
Hình 3-2. Vị trí địa lý của KCN Lê Minh Xuân với các địa danh Tp.HCM 30
Hình 3-3. Mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN Lê Minh Xuân và
các báo cáo môi trường đi kèm 32
Hình 3-4. Phương pháp luận của đề tài 34
Hình 3-5. Các dòng thông tin môi trường chính trong TISEMIZ 39
Hình 3-6. Qui trình thực hiện kịch bản trong ENVIMAP 42
Hình 3-7. Các bước tự động hoá tính toán trong phần mềm ENVIMAP 42
Hình 3-8. Các bước chạy mô hình lan truyền ô nhiễm không khí trong ENVIMAP43
Hình 4-1. Tam giác TISEMIZ 44
Hình 4-2. Mô hình vận hành của bộ chương trình TISEMIZ 45
Hình 4-3. Công nghệ được sử dụng để thực hiện TISEMIZ 46
Hình 4-4. Mô hình chuyển thông tin từ ENVIMDA ra mạng Internet 46
Hình 4-5. Các khối chức năng trong ENVIMAP 47
Hình 4-6. Qui trình ứng dụng bản đồ trong TISEMIZ 47
Hình 4-7. Các chức năng quản lý thông tin môi trường trong TISEMIZ 49
Hình 4-8. Mô tả chức năng chi tiết của module ENVIMDA 50
Hình 4-9. Thông số đầu vào và chức năng làm báo cáo doanh nghiệp tổng hợp
hàng năm 51
Hình 4-10. Thông số đầu vào và chức năng làm báo cáo tổng hợp hoạt động môi
trường hàng năm 52
Hình 4-11. Thông số đầu vào và chức năng làm báo cáo 6 tháng hoạt động môi
trường 53
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
ix

Hình 4-12. Thông số đầu vào và chức năng làm báo cáo hàng tháng hoạt động
môi trường 53
Hình 4-13. Thông số đầu vào và chức năng làm báo cáo hàng tuần hoạt động môi
trường 54
Hình 4-14. Thông số đầu vào và chức năng làm báo cáo chất lượng môi trường
năm phạm vi toàn KCN 54
Hình 4-15. Báo cáo phí nước thải 55
Hình 4-16. Chức năng phân quyền trong TISEMIZ 55
Hình 4-17. Tính năng xử lý dữ liệu không gian trong module Web môi trường 56
Hình 4-18. Tính năng thiết lập thông số cho báo cáo 56
Hình 4-19. Chức năng doanh mục trong TISEMIZ 57
Hình 4-20. Chức năng thống kê trong TISEMIZ 59
Hình 4-21. Chức năng báo cáo trong TISEMIZ 60
Hình 4-22. Màn hình chính của ENVIMAP_LMX 65
Hình 4-23. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân trên nền bản đồ 65
Hình 4-24. Trang khởi động của module Web môi trường Lê Minh Xuân 82
Hình 4-25. Phần đăng nhập vào chương trình 82
Hình 4-26. Nhập thông tin về doanh nghiệp 83
Hình 4-27. Thông tin về doanh nghiệp đã được nhập vào chương trình 83
Hình 4-28. Thông tin chi tiết về từng doanh nghiệp 84
Hình 4-29. Nhập nhóm thông tin liên quan tới hoạt động sản xuất 84
Hình 4-30. Nhập nhóm thông tin liên quan tới xả thải 84
Hình 4-31. Nhập nhóm thông tin liên quan tới hoạt động bảo vệ môi trường 85
Hình 4-32. Nhập thông tin liên quan tới kiến nghị của doanh nghiệp 85
Hình 4-33. Chức năng làm báo cáo trên Web 86
Hình 4-34. Chức năng làm thống kê trên Web 86
Hình 4-35. Báo cáo tổng hợp hàng năm của các doanh nghiệp 87

Hình phụ lục I. Hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu, 1/12/2006 157
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008

x
Hình phụ lục II. Cài đặt chương trình tại Phòng QA- Môi trường, KCN Lê Minh
Xuân 25/12/2007 157
Hình phụ lục III. Chương trình đã được cài đặt tại Phòng QA và Môi trường 158
Hình phụ lục IV. Thảo luận giữa nhóm tác giả và chuyên viên Phòng QA và môi
trường 158
Hình phụ lục V. Nhóm tác giả và đại diện Phòng QA và Môi trường 159
Hình phụ lục VI. KS. Nguyễn Thị Truyền bảo vệ thành công (thủ khoa) Luận văn
cao học ngành môi trường 27/1/2008 159
Hình phụ lục VII. Sinh viên Nguyễn Bích Tuyền bảo vệ thành công Đồ án kỹ sư
môi trường ngày 18/1/2008 160
Hình phụ lục VIII. Trao đổi Seminar liên quan tới đề tài 160
Hình phụ lục IX. Trao đổi về kết quả đề tài 161
Hình phụ lục X. Làm việc với Lãnh đạo Ban quản lý KCN Lê Minh Xuân 161
Hình phụ lục XI. Định vị ống khói bằng thiết bị GPS 162
Hình phụ lục XII. Định vị bằng GPS 162
Hình phụ lục XIII. Làm việc tại trạm xử lý nước thải tập trung tại KCN Lê Minh
Xuân 163
Hình phụ lục XIV. Tham gia xử lý số liệu với các doanh nghiệp 163
Hình phụ lục XV. Hội đồngnghiệm thu giữa kỳ, 15/5/2008 164
Hình phụ lục XVI. Đóng góp ý kiến của Hội đồng , 15/5/2008 164
Hình phụ lục XVII. Nghiệm thu đề tài 24/7/2008 165
Hình phụ lục XVIII. Kết luận của chủ tịch hội đồng nghiệm thu đề tài 165













BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
xi

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1. Bảng danh bạ theo ngành nghề 31
Bảng 3.2. Nội dung công tác quản lý môi trường tại KCN Lê Minh Xuân 32
Bảng 4.1. Tổng kết các dạng báo cáo truy xuất 62
Bảng 4.2. Thông tin về các nguồn thải ở các doanh nghiệp trong KCN Lê Minh
Xuân được sử dụng để tính toán 63
Bảng 4.3. Các thông số cần nhập vào mô hình 76
Bảng 4.4. Danh sách các điểm nhạy cảm 77
Bảng 4.5. Nồng độ lớn nhất của các chất thải theo các kịch bản 77
Bảng 4.6. Kết quả tính toán nồng độ khí thải tại các điểm nhạy cảm theo các kịch
bản 78
Bảng 5.1. Nội dung công tác tổ chứcđào tạo 93
Bảng 5.2. Nội dung kinh phí đào tạo 93

Bảng PLA 1. Thông tin liên quan tới Hepza 102
Bảng PLA 2. Cán bộ nhân viên Hepza 102
Bảng PLA 3. Thông tin liên quan tới Sở TNMT 102
Bảng PLA 4. Cán bộ nhân viên Sở TNMT (DONRE) 103
Bảng PLA 5. Thông tin liên quan tới Phòng Tài nguyên Môi trường Bình Chánh
(DINRE) 103
Bảng PLA 6. Cán bộ nhân viên DINRE 103

Bảng PLA 7. Quốc gia 104
Bảng PLA 8. Khu công nghiệp 104
Bảng PLA 9. Cán bộ nhân viên KCN 105
Bảng PLA 10. Quyền sở hữu KCN 105
Bảng PLA 11. Tình hình sử dụng đất của KCN 105
Bảng PLA 12. Cơ sở sản xuất 105
Bảng PLA 13. Nhân viên CSSX 106
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
xii
Bảng PLA 14. Quyền sở hữu CSSX 107
Bảng PLA 15. Hoạt động sản xuất 107
Bảng PLA 16. Sản phẩm CSSX 108
Bảng PLA 17. Sử dụng nguyên liệu CSSX 108
Bảng PLA 18. Tiêu thụ điện nước CSSX 108
Bảng PLA 19. Nước ngầm của CSSX 108
Bảng PLA 20. Sử dụng nhiên liệu CSSX 109
Bảng PLA 21. Nước thải CSSX 109
Bảng PLA 22. Biện pháp xử lý nước thải 110
Bảng PLA 23. Kiểm soát ô nhiễm không khí 110
Bảng PLA 24. Tiếng ồn và rung 110
Bảng PLA 25. Rác thải sinh hoạt 111
Bảng PLA 26. Chất thải rắn công nghiệp 111
Bảng PLA 27. Chất thải nguy hại 112
Bảng PLA 28. Thông tin về hoạt động bảo vệ môi trường 112
Bảng PLA 29. Kiến nghị 113
Bảng PLA 30. Chất lượng môi trường không khí tại CSSX 113
Bảng PLA 31. Lưu lượng nước thải tại CSSX 113
Bảng PLA 32. Chất lượng nước thải tại CSSX 113
Bảng PLA 33. Rác thải sinh hoạt 114
Bảng PLA 34. Chất thải độc hại 114

Bảng PLA 35. Chất thải nguy hại 114
Bảng PLA 36. Các sự cố môi trường CSSX 115
Bảng PLA 37. Kiến nghị 115
Bảng PLA 38. Giám sát nước thải 115
Bảng PLA 39. Ống khói CSSX 116
Bảng PLA 40. Số liệu xả thải của ống khói 116
Bảng PLA 41. Cống xả nước thải CSSX 116
Bảng PLA 42. Số liệu xả thải của cống xả 117
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
xiii
Bảng PLA 43. Nhà máy xử lý nước thải 117
Bảng PLA 44. Mẫu nước tại nhà máy xử lý nước thải 118
Bảng PLA 45. Chi phí vận hành 118
Bảng PLA 46. Hoạt động thường xuyên 118
Bảng PLA 47. Loại hạng mục chi phí vận hành 119
Bảng PLA 48. Loại hoạt động thường xuyên 119
Bảng PLA 49. Các loại nguồn thải nước thải 119
Bảng PLA 50. Các loại biện pháp xử lý nước thải 119
Bảng PLA 51. Các loại nguồn thải khí thải 119
Bảng PLA 52. Các loại biện pháp xử lý khí thải 120
Bảng PLA 53. Các loại nguồn gây ồn và rung 120
Bảng PLA 54. Môi trường tiếp nhận nước thải 120
Bảng PLA 55. Môi trường tiếp nhận nước thải_qui định thu phí 120
Bảng PLA 56. Loại hình doanh nghiệp 120
Bảng PLA 57. Ngành nghề kinh doanh 121
Bảng PLA 58. Loại chỉ tiêu 121
Bảng PLA 59. Chỉ tiêu 121
Bảng PLA 60. Tiêu chuẩn 121
Bảng PLA 61. Cột tiêu chuẩn 122
Bảng PLA 62. Cột tiêu chuẩn_Giá trị 122


Bảng PLB 1. Thống kê các thông tin cơ bản 123
Bảng PLB 2. Thống kê kiểm soát lưu lượng nước thải 124
Bảng PLB 3. Tổng hợp thống kê kiểm soát lưu lượng nước thải 125
Bảng PLB 4. Thống kê kiểm soát xử lý cục bộ nước thải 125
Bảng PLB 5. Kiểm soát hoạt động của Trạm xử lý nước thải tập trung 126
Bảng PLB 6. Đánh giá mối tương quan giữa trạm XLNT và các nhà máy trong
KCN 126
Bảng PLB 7. Giám sát tình hình lấy mẫu và phân tích nước thải tại các NM 126
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
xiv
Bảng PLB 8. Đánh giá kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các NM 127
Bảng PLB 9. Thống kê tính phí nước thải 127
Bảng PLB 10. Thống kê kiểm soát xử lý ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại các
doanh nghiệp 127
Bảng PLB 11. Thống kê thành phần và khối lượng CTR, CTNH 128
Bảng PLB 12. Thống kê các sự cố xảy ra tại các nhà máy trong KCN 129
Bảng PLB 13. Thống kê các hoạt động tuân thủ BVMT 129
Bảng PLB 14. Tổng kết các dòng thông tin truy vấn, thống kê 130
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
1
CHƯƠNG 1
1 MỞ ĐẦU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tính đến cuối tháng 6/2007, cả nước đã có 148 KCN được thành lập với tổng diện tích
đất tự nhiên 32.120 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 21.224 ha, chiếm
66% tổng diện tích đất tự nhiên. 90 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên
19.790 ha và 58 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.

Các KCN phân bố ở 49 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung ở ba Vùng kinh tế trọng
điểm miền Nam, miền Trung, miền Bắc có tổng số 110 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên
trên 25.900 ha, chiếm trên 80% tổng diện tích các KCN cả nước.
Cũng tính đến cuối tháng 6/2007, các KCN cả nước đã thu hút được trên 2.500 dự án
FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 24 tỷ USD và trên 2.700 dự án đầu tư
trong nước với tổng vốn đầu tư trên 135 nghìn tỷ đồng.
Tính đến nay, các nhà đầu tư từ trên 50 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào các KCN
của Việt Nam, trong đó Đài Loan tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5 tỷ USD,
tiếp đến là Nhật Bản (khoảng 4,3 tỷ USD), Hàn Quốc (khoảng 3,1 tỷ USD).
Đối với lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN, đến cuối tháng 6/2007, đã có 20
dự án FDI và 128 dự án trong nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư
gần 1 tỷ USD và 42 nghìn tỷ đồng. Trong số các dự án FDI phát triển kết cấu hạ tầng, có 6 dự
án của Đài Loan với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, 4 dự án của Nhật Bản với tổng vốn đầu tư
319 triệu USD, còn lại là các quốc gia Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc.
Hiện nay, có gần 3.500 dự án trong các KCN cả nước đã đi vào sản xuất kinh doanh với
tổng vốn đầu tư thực hiện đạt gần 12 tỷ USD và 80 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư hạ tầng đến
cuối tháng 6/2007 đạt khoảng 550 triệu USD và 16.000 tỷ đồng. Cùng với các KCN, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật của Việt Nam như: cảng biển, đường xá… cũng phát triển theo. Qua 15 năm, hạ
tầng KCN cũng như những vùng xung quanh KCN phát triển rất nhanh. Đã hình thành được
một đội ngũ công nhân có tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cao. Hiện nay, các KCN đã
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
2
thu hút được một lực lượng lớn động trực tiếp. Từ KCN, qua làm việc với nước ngoài, đội ngũ
lao động đã được cải thiện rất nhiều, cả về tác phong công nghiệp, cũng như kỹ năng làm việc
và trình độ quản lý. KCN thực sự là trường đào tạo tốt cho đội ngũ công nhân Việt Nam.
Tại Tp.Hồ Chí Minh, khởi đầu từ năm 1991, KCX Tân Thuận được hình thành. Sau 17
năm quy hoạch phát triển, thành phố Hồ Chí Minh đã có 3 KCX, 12 KCN với tổng diện tích là
2.354 ha. Hiệu quả hoạt động của KCX, KCN 15 năm qua cho thấy hiệu suất đầu tư theo diện
tích liên tục tăng trong các giai đoạn phát triển. Năm 2005 bình quân cứ mỗi hecta đất công
nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đã thu hút được khoảng 3,3 triệu USD vốn đầu tư và tạo ra 1.487

triệu USD giá trị sản lượng công nghiệp và 1,8 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Các KCX và
KCN TP. Hồ Chí Minh thu hút được 1.117 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn hơn
3,6 tỉ USD (trong đó có 460 dự án có vốn đầu tư nước ngoài). Hiện có 11 khu đã giải quyết
việc làm cho 211.437 lao động. Thu ngân sách tăng cao qua các năm: năm 2005 ước đạt 530 tỷ
đồng tăng 74,78% so với năm 2004 và năm 2006 ước đạt 742 tỷ đồng tăng 40% so với 2005
[16].
Tại TP.Hồ Chí Minh, khởi đầu từ năm 1991, khu chế xuất (KCX) Tân Thuận được hình
thành, tiếp đó là Linh Trung rồi lần lượt hình thành các KCN ở các quận huyện vùng ven thành
phố. Sau 15 năm quy hoạch phát triển, thành phố Hồ Chí Minh đã có 3 KCX, 12 KCN với tổng
diện tích là 2.354 ha. Hiệu quả hoạt động của KCX, KCN 15 năm qua cho thấy hiệu suất đầu tư
theo diện tích liên tục tăng trong các giai đoạn phát triển. Năm 2005 bình quân cứ mỗi hecta
đất công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh đã thu hút được khoảng 3,3 triệu USD vốn đầu tư và tạo
ra 1.487 triệu USD giá trị sản lượng công nghiệp và 1,8 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Các
KCX và KCN TP. Hồ Chí Minh thu hút được 1.117 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng
vốn hơn 3,6 tỉ USD (trong đó có 460 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), tỷ lệ lấp đầy bình quân
của các KCX, KCN TP Hồ Chí Minh là 81,97%. Hiện có 11 khu đã cho thuê hết đất hoặc cơ
bản lấp đầy khoảng 80 – 90%; 958 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho 211.437
lao động. Thu Ngân sách tăng cao qua các năm: năm 2005 ước đạt 530 tỷ đồng tăng 74,78% so
với năm 2004 và năm 2006 ước đạt 742 tỷ đồng tăng 40% so với 2005 /[16]/.
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
3
Đến năm 2020 Tp. Hồ Chí Minh sẽ có 18 KCX, KCN, trong đó có các KCN chuyên
ngành mũi nhọn; tập trung thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn thuộc các ngành công
nghiệp chứa hàm lượng công nghệ, kỹ thuật cao, sản xuất ra sản phẩm có giá trị gia tăng lớn
như các ngành điện tử - viễn thông - tin học, hóa chất - dược phẩm, cơ khí chế tạo và nhóm sản
phẩm, dịch vụ công nghệ cao nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành và thu hút đầu tư nước ngoài.
Tại TP. Hồ chí Minh đã hình thành một hệ thống các KCN tập trung sản xuất công nghiệp, góp
phần mạnh mẽ thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài; thực hiện chủ trương đa dạng hóa
các thành phần kinh tế.
Các KCN ở Việt Nam đã được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm

qua khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế chung của
đất nước. Song hành với những đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, các khu công
nghiệp ngày càng làm tăng áp lực các vấn đề ô nhiễm đến môi trường. Mặc dù có sự nỗ lực của
các cấp quản lý nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu phát triển và bảo vệ môi
trường.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN hiện nay có thể rút
ra một số nhận xét sau đây:
1. Hiện nay, việc quản lý các dữ liệu môi trường tại các KCN vẫn chưa được tin học hóa
theo kịp yêu cầu của công tác quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay. Cách quản lý như
vậy có nhiều hạn chế thể hiện ở chỗ:
- Việc tìm kiếm thông tin cần thiết trong núi dữ liệu chậm;
- Việc khai thác dữ liệu khó khăn, chưa được tự động hóa gây khó khăn cho việc qui
hoạch, theo dõi biến động và làm báo cáo về môi trường.
- Công tác dự báo, tính toán tải lượng, phục vụ đánh giá tác động môi trường và thu phí
nước thải chưa được đầy đủ và khoa học
2. Công tác quản lý môi trường tại các KCN trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải quản
lý một khối lượng lớn các dữ liệu. Việc lưu trữ, truy cập, chia sẻ thông tin … hiện nay rất khó
khăn nếu không có giải pháp ứng dụng CNTT một cách hữu hiệu.
3. Do chưa được hệ thống hoá nên hiện tại công việc xây dựng các báo cáo và phân tích
đánh giá hiện trạng môi trường hàng năm cho các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện rất khó
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
4
khăn. Sự tham gia của các cấp chính quyền vào quá trình thông qua quyết định môi trường còn
nhiều hạn chế do việc tổng hợp số liệu chưa được thực hiện một cách tự động.
4. Sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời gian qua đã cho ra đời những mô
hình quản lý và xử lý dữ liệu không gian mới có nhiều ưu việt hơn: bản đồ số, cơ sở dữ liệu bản
đồ và công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS). Công nghệ GIS kết nối với thông tin môi
trường sẽ tạo ra một công cụ hỗ trợ bảo vệ môi trường rất mạnh.
Từ đó tính cấp thiết của đề tài này là ở chỗ :
- Để đáp ứng được những thách thức của công tác quản lý môi trường đang đặt ra hiện

nay cần thiết phải xây dựng các công cụ hữu hiệu dựa trên nghiên cứu ứng dụng công nghệ
thông tin triệt để. Để có thể giải quyết được 4 vấn đề được nêu lên ở trên cần thiết phải xây
dựng phần mềm dựa trên công nghệ GIS và CNTT. Những thành tựu hiện nay trong lĩnh vực
này cho phép giải quyết vấn đề truy cập, chia sẻ thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau như
nhóm các nhà quản lý, lãnh đạo, các nhà nghiên cứu và người dân.
- Việc ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý môi
trường tại các KCN cần được chú trọng trong bối cảnh công nghệ này đã và đang được ứng
dụng có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác.
- Để từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, các tỉnh thành cần phải xây dựng cơ sở
hạ tầng về thông tin đáp ứng được yêu cầu quốc tế. Các hệ thống thông tin môi trường ở đây
đóng vai trò hạt nhân.

MỤC TIÊU

− Cung cấp công cụ tin học hỗ trợ các Khu công nghiệp (KCN), các cơ quan quản lý môi
trường trong việc:
• Tổ chức lưu trữ và truy tìm các dữ liệu liên quan đến việc quản lý môi trường.
• Tiến hành nhiều phân tích khác nhau trên những cơ sở dữ liệu được lưu trữ để đánh giá
và lập kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
• Đánh giá nhanh chóng ảnh hưởng hoạt động sản xuất lên môi trường thông qua sự kết
nối cơ sở dữ liệu với mô hình toán.
− Phục vụ cho sự trao đổi thông tin và báo cáo định kỳ giữa Khu công nghiệp với các cơ quan
quản lý môi trường.
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
5
− Như là một phương pháp luận mà nếu thành công có thể nhân rộng mô hình cho các KCN
khác và là cơ sở dữ liệu cho việc quản lý chung cấp vùng.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Nội dung 1. Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống công cụ tin học phục vụ quản l ý
các vấn đề môi trường cho khu công nghiệp.
Nội dung 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu các nhà máy trong khu công nghiệp điển hình –
Trường hợp cụ thể: Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Nội dung 3. Xây dựng phần mềm tin học phục vụ quản lý các vấn đề về môi trường cho
khu công nghiệp
Nội dung 4. Thử nghiệm và trình diễn phần mềm tại KCN Lê Minh Xuân
Nội dung 5. Chuyển giao phần mềm đến đối tượng sử dụng

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI

Cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài này là Hợp đồng Nghiên cứu Khoa học và Phát triển
Công nghệ số 329/HĐ - SKHCN ngày 28/12/2006 giữa Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí
Minh với Viện Môi trường và Tài nguyên.

CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

a. Đơn vị chủ trì thực hiện đề tài

Đề tài nghiên cứu này nằm trong Chương trình triển khai nghiên cứu khoa học năm
2007 – 2008 của Tp. Hồ Chí Minh, do Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản và
giao cho Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tổ chức thực
hiện, do TSKH. Bùi Tá Long, trưởng phòng Geoinformatics, Viện Môi trường và Tài nguyên
(IER), Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm đề tài.
Với trách nhiệm là đơn vị chủ trì thực hiện đề tài, Viện Môi trường và Tài nguyên đã
đảm nhiệm các công việc, gồm: tổ chức thực hiện đề tài, tổ chức huấn luyện chuyên môn cho
các cán bộ ứng dụng sản phẩm đề tài, trực tiếp điều tra các thông tin nghiên cứu, phối hợp hoạt
động và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện đề tài, tổng hợp và viết báo cáo Khoa học (kết quả
thực hiện nghiên cứu đề tài).
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008

6
b. Các đơn vị và cá nhân tham gia phối hợp
Do yêu cầu của mục tiêu và các nội dung của đề tài,đòi hỏi chuyên môn sâu cho từng
chuyên đề có tính đặc thù chuyên biệt, vì thế đã có sự hợp tác phối hợp của nhiều nhóm cá
nhân, đơn vị tham gia thực hiện nghiên cứu. Cụ thể là:
- Chuyên đề: Hiện trạng hệ thống quản l ý môi trường các khu công nghiệp sau khi Luật
bảo vệ môi trường có hiệu lực.
Chuyên đề này do Th.s. Nguyễn Thị Truyền, Chi Cục bảo vệ môi trường Tp. HCM làm
chủ trì.
- Chuyên đề: Thiết kế và xây dựng công cụ tin học TISEMIZ .
Chuyên đề này được thực hiện tại Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia
Tp. HCM do TSKH. Bùi Tá Long chủ trì với sự tham gia chính của TS. Lê Thị Quỳnh Hà,
Th.s. Lưu Minh Tùng, Th.s. Dương Ngọc Hiếu, KS. Cao Duy Trường.
- Chuyên đề: Tổng hợp và cập nhật số liệu điều tra, số liệu đo kiểm
Chuyên đề này được thực hiện tại Viện Môi trường và Tài nguyên do TSKH. Bùi Tá
Long, KS. Nguyễn Thị Truyền chủ trì với sự tham gia chính của Th.s Dương Ngọc Hiếu, Th.s.
Lưu Minh Tùng, KS. Nguyễn Thị Bích Tuyền.












BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008

7
CHƯƠNG 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đề tài này thuộc 2 lĩnh vực là Quản lý môi trường và Tin học môi trường cho nên
trong phần tổng quan tài liệu này trình bày các kết quả nghiên cứu gần với 2 lĩnh vực này.
Đây cũng chính là các tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
2.1 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KCN
2.1.1 Hiện trạng hệ thống tổ chức quản lý môi trường
Theo các công trình [9]-[12][13] tổ chức hệ thống quản lý môi trường KCN hiện đang
được thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách chính sau đây:
- Cấp Trung ương: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (trực tiếp là Tổng cục Bảo vệ môi trường)
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho tất cả các KCN ở Việt
Nam.
- Cấp tỉnh/thành phố: Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh/thành phố có KCN thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các KCN trên địa bàn tỉnh/thành
phố. Ban quản lý KCN tỉnh/thành phố kết hợp cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi truờng đối với các KCN trên địa bàn
tỉnh/thành phố. Đối với TP.HCM, công tác quản lý môi trường các nhà máy trong KCN
được giao quyền quản lý cho HEPZA theo tinh thần quyết định số 76/2002/QĐ –UB. Kèm
theo quyết định này là qui chế về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các khu
chế xuất – khu công nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên từ sau khi có Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 thì qui chế này có một số chồng chéo trong công tác tổ chức quản lý mà
hiện nay đang cần có sự kết hợp để tháo gỡ.
- Cấp quận/huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện công tác
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp quận huyện theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên
và Môi trường.
- Cấp Cơ sở sản xuất: Về nguyên tắc thì mỗi cơ sở sản xuất phải có bộ phận quản lý môi
trường chuyên trách, tuy nhiên trong thực tế rất ít có cơ sở có bộ phận quản lý môi trường
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
8

chuyên trách mà thường là kiêm nhiệm từ các bộ phận khác và ít được chú trọng, thậm chí
có cơ sở không có.
Ngoài ra, quản lý môi trường KCN còn có sự tham gia của một số cơ quan ban ngành
khác (hạn chế và không quản lý trực tiếp).
2.1.2 Nội dung công tác quản lý môi trường
Các nội dung công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường khu công nghiệp bao
gồm như sau /nguồn [9]-[13]/:
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch và luận
chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt của khu công nghiệp.
- Hướng dẫn, tiếp nhận, xem xét và cấp giấy chứng nhận cam kết bảo vệ môi trường /đánh
giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư phù hợp với danh mục ngành nghề đăng ký
của khu công nghiệp.
- Thực hiện việc giám sát môi trường KCN trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và trong
quá trình hoạt động của KCN.
- Thanh tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở thành viên trong khu công
nghiệp .
- Tổ chức nghiệm thu các công trình xử lý chất thải của cơ sở hoạt động trong KCN.
- Phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các cơ quan trung ương, địa phương có liên quan thực hiện việc kiểm tra,
thanh tra môi trường trong phạm vi quản lý theo yêu cầu.
- Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về ô nhiễm môi trường do các hoạt
động trong KCN gây ra.
- Kiểm soát việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh trong KCN. Phối
hợp với các cơ quan có liên quan xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại theo
quy chế quản lý và xử lý chất thải của trung ương và địa phương.
Trình tự các bước thực hiện nội dung công tác quản lý môi trường đối với KCN được
mô tả như trên Hình 2-1 dưới đây:
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
9
CẤP THẨM QUYỀN

THANH TRA
GIÁM SÁT
ĐỊNH KỲ HOẶC
ĐỘT XUẤT VỀ MẶT
MÔI TRƯỜNG CỦA
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG
Xem xét:
Vị trí KCN dựa trên quy hoạch tổng thể
Các mối tương quan trong vùng
Điều kiện khả thi về BVMT và ứng cứu sự cố
GIAI ĐOẠN XÉT DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCN
GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KCN
Thanh tra, giám sát:
Phân khu chức năng
Xây dựng hệ thống cây xanh
Xây dựng mạng lưới thoát nưa mưa và nước bẩn
Xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung
Xây dựng Trạm Trung chuyển/lưu trữ CTR, CTNH
Thiết lập hệ thống ứng cứu môi trường
Xây dựng hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc
CẤP THẨM
QUYỀN
THỰC HIỆN
CHỨC NĂNG
Thực hiện chức năng:
Xem xét lựa chọn dự án đầu tư
Cấp phép dự án đầu tư

Phê duyệt đánh giá tác động môi trường /cam kết bảo vệ môi
trường dự án đầu tư
XEM XÉT CHO PHÉP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO KCN
KCN được đưa vào hoạt động khi có đủ các điều kiện sau:
GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA KCN
Chủ đầu tư KCN
Hoàn chỉnh qui hoạch phân khu.
Đạt ít nhất 25% diện tích cây xanh theo quy hoạch.
Có hệ thống cấp nước.
Có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải.
Xây dựng Trạm xử lý nước thải khi cho thuê đạt
50%.
Sẵn sàng cho việc trung chuyển CTR, CTNH.
Sẵn sàng cho việc ứng cứu sự cố.
Quan trắc chất lượng môi trường định kỳ.
Dự án đầu tư
Xây dựng hoàn tất các hạng mục công trình xử lý.
Vận hành thử các công trình xử lý cục bộ đạt tiêu
chuẩn quy định KCN.
Tuân thủ các qui định của KCN về bảo vệ môi
trường.
Tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường TCVN.
Quan trắc chất lượng môi trường định kỳ.
KCN được đưa vào hoạt động khi có đủ các điều kiện sau:

Hình 2-1. Trình tự các bước thực hiện nội dung công tác quản lý môi trường đối với KCN

2.1.3 Đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường
2.1.3.1 Những mặt đạt được
Song hành với phát triển sản xuất và có chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư hoạt động có

hiêu quả, công tác quản lý môi trường KCN đã đạt được hiệu quả thiết thực như sau:
- Đã xây dựng được điều lệ quản lý khu chế xuất và công nghiệp phù hợp đối với các cấp
quản lý.
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
10
- Hệ thống và cụ thể hoá các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước đã ban
hành có liên quan trong lĩnh vực môi trường trình các cấp xem xét cho vận dụng; đồng thời
triển khai phổ biến nội dung văn bản đó đến các nhà đầu tư, các đơn vị tham gia thiết kế, thi
công, kiểm định xây dựng, xử lý ô nhiễm môi trường, các công ty liên doanh và công ty xây
dựng kinh doanh hạ tầng thi hành.
- Quản lý việc thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu chế xuất và công
nghiệp bao gồm: xây dựng qui hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng; qui hoạch bố trí
ngành nghề; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài khu chế xuất và công
nghiệp có liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại khu chế xuất và
công nghiệp.
- Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu chế xuất
và công nghiệp liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo
đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty hạ tầng thực hiện chức năng kiểm
tra phòng cháy chữa cháy; lập kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát về môi trường, nghiệm
thu các giai đoạn xây dựng công trình theo qui định.
- Cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy chứng chỉ theo thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền; cấp,
điều chỉnh, thu hồi các loại giấy phép theo uỷ quyền.
- Thực hiện công tác hướng dẫn, giải quyết các thủ tục, hành vi liên quan trong lĩnh vực quản
lý xây dựng, qui hoạch kiến trúc và bảo vệ môi trường trong các Khu chế xuất - KCN theo
ủy quyền.
- Tiếp nhận hồ sơ, công bố danh sách những đơn vị tư vấn, dịch vụ có năng lực, đủ tư cách
pháp nhân đảm nhận công tác: thiết kế, thi công, kiểm định xây dựng, xử lý ô nhiễm môi
trường, giúp các chủ đầu tư dễ nhận dạng và xác định đối tác cho mình đồng thời tạo tiền đề
quản lý các hoạt động tư vấn, dịch vụ về xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.

- Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các vấn đề: Khiếu nại gây ô nhiễm môi trường của các đối
tượng trong KCX, KCN.
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ 2007-2008
11
- Báo cáo định kỳ, hàng năm theo quy định của pháp luật về tình hình việc hình thành, xây
dựng, phát triển và quản lý khu chế xuất và công nghiệp về UBND tỉnh và các cơ quan
Chính phủ có liên quan.
- Thực hiện chế độ báo cáo nghiệp vụ định kỳ và đột xuất, chế độ bảo quản lưu giữ hồ sơ xây
dựng, môi trường theo qui định.
2.1.3.2 Những mặt tồn tại
Những tồn tại về quản lý môi trường KCN có thể được đánh giá như sau:
- Số lượng cán bộ quản lý quá mỏng và chưa thật sự xây dựng một công cụ quản lý hữu hiệu
để giám sát tình hình chung. Cách quản lý chưa có tính hệ thống nên không thể xử lý hoặc
cập nhật hết các thông tin, báo cáo hoặc phản hồi của các nhà máy/xí nghiệp trong KCN.
- Tại nhiều địa phương việc phân cấp chưa rõ ràng và cụ thể, dẫn đến có nhiều lỗ hổng trong
công tác quản lý.
- Quan hệ giữa Chủ đầu tư KCN và các nhà máy xí nghiệp là quan hệ dịch vụ, không bị ràng
buộc về mặt quản lý môi trường, do đó các nhà máy xí nghiệp ít có trách nhiệm vì sự phát
triển bền vững của KCN cũng như Chủ đầu tư KCN không quan tâm đến hoạt động bên
trong của các nhà máy. Đây cũng là một thiếu sót lớn dẫn đến việc quản lý lỏng lẻo trong
các KCN và sự quá tải cho cán bộ quản lý nhà nước.
- Việc xử phạt các trường hợp vi phạm Luật BVMT còn lỏng lẻo, mức phạt và mức thu phí
nước thải còn quá thấp, do đó chưa đủ sức buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các
biện pháp bảo vệ môi trường.
- Các cơ quan quản lý môi trường thường quan tâm đến kết quả giám sát định kỳ có đạt tiêu
chuẩn môi trường hay không mà chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động thường xuyên
hay các hoạt động có tính nội bộ để có cơ sở đánh giá đúng và đánh giá đủ hiện trạng hệ
thống quản lý môi trường trong các KCN.
- Các vấn đề bên trong hàng rào KCN chỉ có thể quản lý tốt bởi chính bộ phận chức năng
quản lý môi trường của từng KCN, tuy nhiên hiện nay bộ phận này cũng được xem như một

đơn vị hoạt động công nghiệp, chưa có quyền quản lý tối thiểu nào để làm tốt công tác quản
lý môi trường trong KCN.

×