ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG THỨC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN
THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
DỰA VÀO LỰC LƯỢNG SINH VIÊN
DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
01
Ths. Nguyễn Thúy Lan Chi Đại học Tôn Đức Thắng – Chủ nhiệm đề tài
02
Ths. Nguyễn Thị Mai Linh Đại học Tôn Đức Thắng
03
Ths. Phạm Anh Đức Đại học Tôn Đức Thắng
04
KS. Trần Thị Nguyệt Sương Đại học Tôn Đức Thắng
05
KS. Đoàn Thị Uyên Trinh Đại học Tôn Đức Thắng
06
KS. Lê Đình Khải Đại học Tôn Đức Thắng
07
Ths. Hoàng Khánh Hòa Viện Kỹ thuật Nhiệt đới & Bảo vệ Môi trường
08
CN. Trần Gia Phúc Viện Kỹ thuật Nhiệt đới & Bảo vệ Môi trường
09
KS. Nguyễn Thị Thơm Viện Kỹ thuật Nhiệt đới & Bảo vệ Môi trường
10
Ths. Nguyễn Quốc Luân Trung tâm Môi trường & Sinh thái Ứng dụng
11
Nguyễn Thị Minh Châu Phó chánh văn phòng Hội sinh viên Tp.HCM
Cán bộ Ban ĐH,CĐ,THCN Thành đoàn Tp.HCM
12
Nguyễn Thị Thảo Phó Chủ tịch UBND Phường 19, Q. BThạnh
Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Phường 19, BT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12/2008
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG & BHLĐ
o0o
V/v: Giải trình, chỉnh sửa bổ sung nội dung của báo
cáo kết quả đề tài theo ý kiến của Hội đồng khoa
học nghiệm thu đề tài họp ngày 18/12/2008 theo
Quyết định số 782/QĐ-SKHCN ngày 10/12/2008.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
o0o
Tp.HCM, ngày 08 tháng 01 năm 2009
Kính gửi:
- Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM
- Chủ tịch hội đồng nghiệm thu đề tài và 02 ủy viên phản biện
Theo ý kiến của Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đề xuất các
phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
môi trường dựa vào lực lượng sinh viên” họp ngày 18/12/2008 tại Sở Khoa học và Công
nghệ (Quyết định số 782/QĐ-SKHCN ngày 10/12/2008) và Biên bản của cuộc họp (biên
bản cuộc họp được gửi đính kèm), nhóm nghiên cứu đề tài cần chỉnh sửa và bổ sung các
điểm như sau:
- Làm rõ tính mới của hoạt động
- Đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm của giai đoạn trình diễn
- Xây dựng kế hoạch chuyển giao
- Bổ sung nội dung tập huấn
Nhóm nghiên cứu đề tài đã bổ sung và chỉnh sửa đầy đủ các nội dung như đã nêu
trên (bản giải trình được gửi đính kèm). Kính đề nghị Sở Khoa học & Công nghệ, Chủ
tịch hội đồng nghiệm thu đề tài và 02 ủy viên phản biện xem xét và xác nhận để chúng
tôi có thể hoàn tất hồ sơ nghiệm thu đề tài đúng tiến độ quy định.
Chân thành cám ơn.
Trân trọng kính chào!
Chủ nhiệm đề tài
ThS. Nguyễn Thúy Lan Chi
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG & BHLĐ
o0o
V/v: Giải trình, chỉnh sửa bổ sung nội dung của báo
cáo kết quả đề tài theo ý kiến của Hội đồng khoa
học nghiệm thu đề tài họp ngày 18/12/2008 theo
Quyết định số 782/QĐ-SKHCN ngày 10/12/2008.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
o0o
Tp.HCM, ngày 08 tháng 01 năm 2009
Kính gửi:
- Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM
- Chủ tịch hội đồng nghiệm thu đề tài và 02 ủy viên phản biện
Theo ý kiến của Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đề xuất các
phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
môi trường dựa vào lực lượng sinh viên” họp ngày 18/12/2008 tại Sở Khoa học và Công
nghệ (Quyết định số 782/QĐ-SKHCN ngày 10/12/2008) và Biên bản của cuộc họp (biên
bản cuộc họp được gửi đính kèm), nhóm nghiên cứu đề tài cần chỉnh sửa và bổ sung các
điểm như sau:
- Làm rõ tính mới của hoạt động
- Đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm của giai đoạn trình diễn
- Xây dựng kế hoạch chuyển giao
- Bổ sung nội dung tập huấn
Nhóm nghiên cứu đề tài đã bổ sung và chỉnh sửa đầy đủ các nội dung như đã nêu
trên (bản giải trình được gửi đính kèm). Kính đề nghị Sở Khoa học & Công nghệ, Chủ
tịch hội đồng nghiệm thu đề tài và 02 ủy viên phản biện xem xét và xác nhận để chúng
tôi có thể hoàn tất hồ sơ nghiệm thu đề tài đúng tiến độ quy định.
Chân thành cám ơn.
Trân trọng kính chào!
Chủ nhiệm đề tài
ThS. Nguyễn Thúy Lan Chi
Xác nhận của Ủy viên phản biện 1
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG & BHLĐ
o0o
V/v: Giải trình, chỉnh sửa bổ sung nội dung của báo
cáo kết quả đề tài theo ý kiến của Hội đồng khoa
học nghiệm thu đề tài họp ngày 18/12/2008 theo
Quyết định số 782/QĐ-SKHCN ngày 10/12/2008.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
o0o
Tp.HCM, ngày 08 tháng 01 năm 2009
Kính gửi:
- Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM
- Chủ tịch hội đồng nghiệm thu đề tài và 02 ủy viên phản biện
Theo ý kiến của Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đề xuất các
phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
môi trường dựa vào lực lượng sinh viên” họp ngày 18/12/2008 tại Sở Khoa học và Công
nghệ (Quyết định số 782/QĐ-SKHCN ngày 10/12/2008) và Biên bản của cuộc họp (biên
bản cuộc họp được gửi đính kèm), nhóm nghiên cứu đề tài cần chỉnh sửa và bổ sung các
điểm như sau:
- Làm rõ tính mới của hoạt động
- Đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm của giai đoạn trình diễn
- Xây dựng kế hoạch chuyển giao
- Bổ sung nội dung tập huấn
Nhóm nghiên cứu đề tài đã bổ sung và chỉnh sửa đầy đủ các nội dung như đã nêu
trên (bản giải trình được gửi đính kèm). Kính đề nghị Sở Khoa học & Công nghệ, Chủ
tịch hội đồng nghiệm thu đề tài và 02 ủy viên phản biện xem xét và xác nhận để chúng
tôi có thể hoàn tất hồ sơ nghiệm thu đề tài đúng tiến độ quy định.
Chân thành cám ơn.
Trân trọng kính chào!
Chủ nhiệm đề tài
ThS. Nguyễn Thúy Lan Chi
Xác nhận của Ủy viên phản biện 2
GIẢI TRÌNH
CÁC NỘI DUNG CHỈNH SỬA BỔ SUNG THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC NGHIỆM THU ĐỀ TÀI HỌP NGÀY 18/12/2008
(Theo Quyết định số 782/QĐ-SKHCN ngày 10/12/2008)
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
iv
Tên đ ề tài: “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình
nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
I/ Những nội dung chỉnh sửa
Một số nội dung được chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên hội đồng bao
gồm:
- Rà soát sửa lỗi chính tả và chỉnh lại cách hành văn.
- Lỗi thông tin: “Trường đại học tổng hợp” (trang 59) đã được sửa lại thành
“Trường Đại học Khoa học Tự nhiên”
- Chỉnh sửa cách trình bày ở phần đầu báo cáo, phần mục lục đưa lên trước danh
mục hình và bảng.
- Chỉnh sửa các sai sai sót về đánh số trang.
- Chỉnh sửa lại phần kiến nghị.
II/ Những nội dung bổ sung
Những nội dung sau được bổ sung theo ý kiến của các thành viên và kết luận của
Hội đồng Nghiệm thu đề tài:
1. Tính mới của đề tài
(Nội dung này được bổ sung ở Mục 5.5.2.2, trang 79-80)
Tính mới của đề tài thể hiện cả trong cách tiếp cận và trong cách thức hoạt động
của “Đội tình nguyện vì môi trường” được đề tài thành lập tại Trường Đại học Tôn Đức
Thắng. Hai điểm mới của đề tài được trình bày cụ thể dưới đây:
1. Điểm mới thứ nhất là cách tiếp cận nghiên cứu “đồng tham gia” của nhóm
nghiên cứu đề tài và đối tượng nghiên cứu (là sinh viên). Với mục tiêu trung tâm là “tăng
cường truyền thông môi trường cho cộng đồng dựa vào lực lượng sinh viên” đề tài đã
huy động đông đảo sinh viên tham gia vào quá trình thực hiện. Một nhóm nghiên cứu -
sinh viên được tổ chức tại Khoa Môi trường và Bảo hộ Lao động trường Đại học Tôn
Đức Thắng. Nhiệm vụ chính được giao là khảo sát mức độ nhận thức môi trường của
cộng đồng. Phiếu điều tra được soạn thảo, những sinh viên tham gia được hướng dẫn các
kỹ năng tiếp xúc và phỏng vấn đối tượng cần điều tra. Những đợt phỏng vấn thăm dò
được thực hiện. Sau đó sinh viên sẽ thảo luận, đưa ra các vấn đề khúc mắc, những điểm
chưa hợp lý đối với phiếu điều tra. Nhóm thực hiện đề tài cùng thảo luận với sinh viên
chỉnh sửa phiếu, rút kinh nghiệm và tiến hành đợi khảo sát điều tra chính thức. Nhóm
nghiên cứu - sinh viên này cũng có nhiệm vụ cùng với các thành viên của đề tài thống
kê, xử lý kết quả phiếu điều tra. Một số thành viên của Đội TNMT sau này được tuyển
chọn từ những sinh viên đã được huy động tham gia điều tra khảo sát. Một điểm đáng
lưu ý là các sinh viên được đề nghị tham gia đều đồng ý và hoạt động tích cực, nhiều
sinh viên có những ý kiến đóng góp rất giá trị cho đề tài.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
v
2. Tính mới thứ hai là cách tổ chức hoạt động truyền thông do đề tài thực hiện.
Bản chất của phương thức mới là: Chủ đề tuyền thông và các sản phẩm truyền thông là
do “Đội Tình nguyện vì môi trường” tự xây dựng, thiết kế và sản xuất. Trong quá trình
tập huấn về “truyền thông môi trường“ khi học về kỹ năng “xác định nhanh các vấn đề
môi trường trong cộng đồng” thành viên của đội TNMT được tiếp xúc tìm hiểu thực tế
tại địa bàn dân cư (trong phần thực hành của khóa tập huấn). Các nội dung khảo sát thực
tế bao gồm:
+ Xác định các vấn đề môi trường tại địa bàn khảo sát.
+ Tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng, tâm tư của người dân tại địa phương về các vấn
đề môi trường bức xúc cần được giải quyết.
Các chủ đề môi trường được hình thành trên cơ sở thực tế này. Do vậy “chủ đề
môi trường” không mang tính chung như các chiến dịch truyền thông đại chúng mà gắn
kết với những vấn đề môi trường bức xúc - thiết thực với cộng động người dân tại khu
vực khảo sát. Cách làm này tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia vào hoạt động
truyền thông, chủ đề truyền thông là những vấn đề cụ thể tại địa phương, do người dân
địa phương cùng đề đạt. Các sản phẩm truyền thông được tiến hành thử nghiệm với sự
tham gia của người dân tại địa bàn đã khảo sát và sau đó được hoàn thiện qua những trải
nghiệm thực tế và có sự đóng góp ý kiến của người dân.
Hoạt động truyền thông theo phương thức này đòi hỏi truyền thông viên phải nắm
chắc từng địa bàn được giao. Ngoài ưu điểm là truyền thông viên hiểu rõ được các vấn
đề môi trường địa phương, còn tạo mối quan hệ thân quen, hiểu biết, tương trợ giữa các
thành viên truyền thông và người dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả
cho hoạt động truyền thông. Các thông điệp được đưa ra vì thế sẽ thực tế hơn và được
người dân tiếp thu dễ dàng hơn. Ngoài ra về tâm lý người dân dễ thông cảm và gần gũi
hơn với lứa tuổi sinh viên. Những điểm trên là những ưu điểm vượt trội so với cách thức
truyền thông thông thường từ trước đến nay đã thực hiện.
2. Đánh giá bổ sung kết quả trình diễn
(Nội dung này được bổ sung ở Mục 5.5.2.1, trang 79)
Kết quả đạt được qua chương trình trình diễn được tổng kết lại như sau:
- Bước đầu Đội TNMT đã tạo ra được một bộ sản phẩm truyền thông của riêng
mình khá phong phú và đa dạng. Các sản phẩm bao gồm: Các băng rôn, áp phích chuyển
tải thông điệp truyền thông môi trường; Chương trình ca nhạc các bài hát liên quan đến
công tác giáo dục và truyền thông môi trường; chương trình tạp kỹ, các tiểu phẩm tuyên
truyền về giữ gìn vệ sinh đô thị; chương trình thi tìm hiểu kiến thức và cách xử thế thân
thiện môi trường
- Đội tình nguyện đã tiến hành giới thiệu các sản phẩm truyền thông thông qua 03
chương trình thí điểm và 01 buổi trình diễn tại 04 khu vực khác nhau của quận Bình
Thành.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
vi
- Tạo được mối quan hệ phối hợp - hỗ trợ tốt với chính quyền địa phương và lực
lượng thanh niên tại địa bàn. Đội tình nguyện vì môi trường của Trường Đại học Tôn
Đức Thắng đã cùng với lực lượng thanh niên phường tổ chức dọn dẹp vệ sinh tại khu
vực đường liên phường, phường 19, quận BìnhThạnh.
- Qua quá trình thực hiện các hoạt động truyền thông của đội tình nguyện vì môi
trường một số phát hiện quan trọng được tổng kết như sau: Người dân địa phương chấp
nhận và tham gia nhiệt tình thể hiện ở sự có mặt đông đảo, chăm chú theo dõi, tham gia
tích cực vào tiết mục do chương trình đề ra; Thành phần người dân tham gia đa dạng và
ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
- Đội tình nguyện vì môi trường của Trường Tôn Đức Thắng còn tiếp tục tham
gia (sử dụng bộ sản phẩm của mình) một số chương trình truyền thông do Chi cục Bảo
vệ Môi trường thành phố đề nghị.
Chỉ với khoảng thời gian không dài kể từ khi thành lập, tập huấn và tiến hành một
số chương trình truyền thông nhưng hoạt động của đội tình nguyện đã thu được kết quả
đáng kể và vận hành một cách trôi chảy. Điều này có thể khẳng định phương thức tổ
chức thuyền thông môi trường này dễ thực hiện, hứa hẹn đạt hiệu quả tốt và có khả năng
nhân rộng trong các trường đại học khác.
3. Xây dựng kế hoạch chuyển giao
(Nội dung này được bổ sung ở Mục 5.7, trang 82)
Trước mắt
Tiếp tục duy trì hoạt động và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của của Đội TNMT tại
trường Đại học Tôn Đức Thắng. Trường Đại học Tôn Đức Thắng với tư cách là đơn vị
đặt hàng và thụ hưởng kết quả của đề tài sẽ tiếp nhận trực tiếp các sản phẩm của đề tài.
Nhóm nghiên cứu sẽ xúc tiến làm việc với các bộ phận liên quan của trường để chính
thức hóa Đội TNMT. Các nội dung chính sẽ bao gồm:
- Làm việc với Đoàn trường, Ban Thanh niên, Hội Sinh viên để lập phương án
kiện toàn lại tổ chức của Đội TNMT của trường trên cơ sở Đội TNMT mà đề tài đã
thành lập.
- Xây dựng các quy định, hướng dẫn liên quan bao gồm nhiệm vụ chức năng; cơ
cấu tổ chức; phương thức hoạt động.
- Xây dựng các chương trình hành động và lập các dự án và kế hoạch truyền
thông môi trường.
Lâu dài
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
vii
Sau khi đề tài nghiên cứu được Sở KH&CN thành phố nghiệm thu chính thức, cơ
quan thực hiện đề tài sẽ tổ chức công bố và bàn giao các kết quả của đề tài cho các cơ
quan hữu quan với kế hoạch dự kiến như sau:
- Tổ chức hội nghị giới thiệu kinh nghiệm về truyền thông môi trường dựa vào
lực lượng sinh viện với các nội dung:
+ Giới thiệu mô hình đội tình nguyện môi trường của Trường Đại học Tôn Đức
Thắng.
+ Giới thiệu kết quả của đề tài và những kinh nghiệm thực tế về truyền thông môi
trường dựa vào lực lượng sinh viên.
+ Thu thập đóng góp ý kiến về cách thức tổ chức.
+ Kiến nghị về thể chế hóa đội tình nguyện môi trường theo cơ cấu tổ chức mà đề
tài đã đề xuất.
- Các thành phần dự kiến được mời tham gia hội nghị bao gồm:
+ Đại diện UBND Thành phố
+ Sở Khoa học & Công nghệ
+ Sở TN&MT, Chi cục BVMT
+ Sở Giáo dục Đào tạo
+ Sở Văn hóa Thông tin
+ Thành đoàn TNCS HCM
+ Hội sinh viên thành phố
+ Đại diện của các trường đại học (cán bộ hội sinh viên hoặc phụ trách công tác
thanh niên của các trường)
4. Chỉnh sửa bổ sung nội dung tập huấn về truyền thông môi trường
(Nội dung này được chỉnh sửa, bổ sung ở Mục 5.1.3, trang 64)
Thành viên của Đội “Tình nguyện vì môi trường” được tập huấn các kiến thức và
kỹ năng cần thiết của một tuyên truyền viên. Chương trình tập huấn được tiến hành trong
5 tuần gồm cả học lý thuyết (03 tuần) và nghiên cứu thực địa (2 tuần) tại một số địa bàn
lựa chọn của quận Bình Thành. Nội dung tập huấn cụ thể được trình bày sau đây:
1. Phần lý thuyết
- Phương pháp xác định nhanh các vấn đề môi trường.
- Tìm hiểu các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay tại Tp.HCM.
- Các khái niệm cơ bản trong truyền thông môi trường.
- Các dự án, chương trình truyền thông môi trường tại Tp.HCM.
- Kỹ năng và kế hoạch thực hiện công tác truyền thông.
- Kỹ năng truyền thông môi trường.
- Những lợi ích của hoạt động tình nguyện.
- Những điều quan trọng mà một tình nguyện viên cần phải biết.
- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) và Phương pháp nghiên cứu
có sự tham gia (PR).
- Phương pháp phân tích thành quả, lập kế hoạch cho tương lai theo chiều hướng
tích cực.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng lập kế hoạch.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
viii
- Các kỹ năng bổ trợ khác.
Tài liệu tập huấn được trình bày trong Phụ lục 6
2. Phần thực hành
- Khảo sát thực tế, đánh giá nhanh các vấn đề môi trường
- Tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng, tâm tư của người dân tại địa phương về các vấn
đề môi trường bức xúc
5. Phát triển chương trình truyền thông cho các nhóm cộng đồng
(Nội dung này được bổ sung ở Mục 5.6.2, trang 82)
Từ thực tế các hoạt động truyền thông thí điểm do đề tài thực hiện việc xây dựng
chương trình truyền thông gắn với điều kiện cụ thể của từng địa bàn được đánh giá là
phù hợp nhất. Trong tương lai các Đội TNMT có thể phát triển ba nhóm chương trình
truyền thông cho địa bàn được giao phụ trách, bao gồm:
- Chương trình chung cho cộng đồng (cho tất cả các thành phần và lứa tuổi) ở
từng khu vực theo cách mà đề tài đã thực hiện.
- Phối hợp với Hội phụ nữ khảo sát và xây dựng chương trình riêng cho chị em
phụ nữ.
- Phối hợp với các phòng giáo dục ở các quận xây dựng chương trình truyền
thông môi trường cho các em học sinh ở bậc tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5).
Định hướng các hình thức sản phẩm như sau: Chuyển tải được các kiến thức môi
trường qua dạng dễ hiểu gắn với hoạt động đời thường của người dân thông qua các
thông điệp ngắn gọn dễ nhớ. Những sản phẩm truyền thông sẽ tập trung vào: phê phán
các hành vi, lối xử thế gây ô nhiễm môi trường hoặc thiếu tôn trọng đến vệ sinh nơi công
cộng, thiếu tôn trọng môi trường nơi mình sinh sống; phổ biến, ca ngợi những thói quen,
cách hành xử thân thiện môi trường
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung đã được
thế giới công nhận từ rất lâu về vai trò và tầm quan trọng của nó. Truyền thông và giáo
dục môi trường được xem như một công cụ chính sách quan trọng để nâng cao nhận thức
môi trường cũng như tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình quản lý môi
trường. Ở các nước phát triển, truyền thông và giáo dục môi trường là một lĩnh vực khoa
học xã hội được nghiên cứu một cách có hệ thống. Các phương tiện thông tin đại chúng
được sử dụng tối đa trong việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của dân chúng. Tại
các trường học sinh viên, học sinh được khuyến khích tham gia và đưa ra nhiều sáng
kiến giải quyết các vấn đề môi trường của địa phương. Các hình thức để thanh niên tham
gia vào các hoạt động môi trường ở các nước rất phong phú.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
ix
Tại Việt Nam, trong Định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình
Nghị sự 21 của Việt Nam), trong các hoạt động ưu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi
trường cũng đã khẳng định cần phải “Tăng cường giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nâng
cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường”. Tại Tp.HCM phương
hướng nâng cao nhận thức cộng động về bảo vệ môi trường được xây dựng thành chiến
lược dài hạn trong "Chiến lược quản lý chất lượng môi trường Tp.HCM giai đoạn 2000-
2020". Đối với hoạt động bảo vệ môi trường, việc thực hiện nâng cao nhận thức được
xem như là tư tưởng chủ đạo và mang tính liên tục.
Trong thời gian qua, ở Tp.HCM cũng như các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long
An và Đồng Nai cũng đã phát động khá nhiều các chương trình nâng cao nhận thức cộng
đồng về bảo vệ môi trường, tuy nhiên kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực hiện của
các chương trình này như thế nào hầu như chưa được đề cập đến. Tại Tp.HCM, Chi cục
Bảo vệ môi trường là đơn vị thường xuyên phát động và thực hiện các chương trình
tuyên truyền, truyền thông về giáo dục môi trường, tuy nhiên thực tế cho thấy khi triển
khai các chương trình này luôn luôn thiếu lực lượng nồng cốt để thực hiện. Đề tài
“Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận
thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên” đặt ra với mong
muốn xây dựng được các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận
thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng nồng cốt là sinh viên
với các mục tiêu cụ thể sẽ đạt được bao gồm: Hình thành và triển khai hoạt động của Đội
tình nguyện vì môi trường - Trường Đại học Tôn Đức Thắng; Nhận dạng cách làm mới
trong hoạt động nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng dựa vào lực lượng sinh
viên; và Nhận dạng phương thức duy trì và nhân rộng cách làm này trong thời gian tới.
Để thực hiện được các mục tiêu như đã nêu ở trên, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các
phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
môi trường dựa vào lực lượng sinh viên” đã triển khai thực hiện được các nội dung sau
đây:
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
x
1. Tổng quan các dự án, chương trình thực hiện về tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
2. Đánh giá hiệu quả của các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng trong
công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện tại Tp.HCM. Phân tích những ưu
điểm, những mặt thuận lợi và những hạn chế khi triển khai thực hiện các
chương trình này.
3. Phân tích, đánh giá vai trò xung kích của lực lượng sinh viên trong các hoạt
động xã hội do Hội sinh viên Tp.HCM, Thành đoàn và Hội liên hiệp thanh
niên Tp.HCM, tổ chức. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các chương
trình này.
4. Khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức môi trường, đánh giá sự quan tâm và khả
năng tham gia của lực lượng sinh viên trong các chương trình tuyên truyền,
chương trình hành động nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng.
5. Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng
cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên.
6. Thực hiện thí điểm chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi
trường (tại địa bàn Phường 19, Quận Bình Thạnh) dựa vào lực lượng nồng cốt
là “Đội tình nguyện vì môi trường” - Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Phần nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong các chương, mục của báo cáo chính.
THÔNG TIN CẬP NHẬT TRANG WEB
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
- Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương
trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh
viên
- Chủ nhiệm đề tài: Ths Nguyễn Thúy Lan Chi
- Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Thời gian nghiệm thu: 18.12.2008
Nội dung kết quả nghiên cứu: Đề tài đặt mục tiêu xây dựng được các phương
thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ
môi trường dựa vào lực lượng nòng cốt là sinh viên. Đề tài đã triển khai thực hiện được
các nội dung sau đây:
1. Tổng quan các dự án, chương trình thực hiện về tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xi
2. Đánh giá hiệu quả của các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng trong
công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện tại Tp.HCM. Phân tích những ưu điểm, những
mặt thuận lợi và những hạn chế khi triển khai thực hiện các chương trình này.
3. Phân tích, đánh giá vai trò xung kích của lực lượng sinh viên trong các hoạt
động xã hội do Hội sinh viên Tp.HCM, Thành đoàn và Hội liên hiệp thanh niên
Tp.HCM, tổ chức. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các chương trình này.
4. Khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức môi trường, đánh giá sự quan tâm và khả
năng tham gia của lực lượng sinh viên trong các chương trình tuyên truyền, chương trình
hành động nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng.
5. Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng
cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên.
6. Thực hiện thí điểm chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi
trường (tại địa bàn Phường 19, Quận Bình Thạnh) dựa vào lực lượng nòng cốt là “Đội
tình nguyện vì môi trường” - Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Đề tài đã đề xuất mô hình “Đội tình nguyện môi trường” dựa vào lực lượng sinh
viên và và đã thành lập được một mô hình thí điểm tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Kết quả các chương trình thí điểm và chương trình trình diễn do Đội TNMT này tự thiết
kế và thực hiện thành công tại một số địa bàn thuộc quận Bình Thạnh đã khẳng định hiệu
quả của mô hình “ Truyền thông môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xii
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỘT
MỞ ĐẦU
1.1 Mục tiêu đề tài
1.2 Nội dung nghiên cứu
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.4 Kết quả của đề tài
4
4
5
6
CHƯƠNG HAI
HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1 Một số chương trình dự án TTMT ở Việt Nam
2.1.1 Đề tài ‘Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về môi trường và bảo
vệ môi trường cho thanh thiếu niên”
2.1.2 Dự án VIE/93/030 “Xây dựng khả năng nâng cao nhận thức MT”
2.1.3 Mô hình “Tình nguyện xanh” ở Huế
2.1.4 Nhận xét chung
2.2 Hoạt động nâng cao nhận thức môi trường của cộng đồng tại Tp.HCM
2.2.1 Các chương trình, hoạt động đã và đang thực hiện
2.2.2 Đánh giá hiệu quả của các hoạt động nâng cao nhận thức môi trường
đã được thực hiện
2.2.3 Những ưu điểm, mặt hạn chế của các chương trình đã thực hiện
2.3 Khảo sát mức độ nhận thức môi trường của cộng đồng
2.3.1 Thiết kế phiếu khảo sát và phương pháp đánh giá
2.3.2 Lựa chọn địa bàn thực hiện
2.3.3 Kết quả khảo sát đánh giá mức độ nhận thức môi trường của người
dân Tp.HCM
7
7
8
9
10
10
10
12
13
14
14
16
18
CHƯƠNG BA
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VÀ KHẢ NĂNG CỦA LỰC LƯỢNG
SINH VIÊN TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG, TUYÊN TRUYỀN
Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1 Tổng quan các hoạt động xã hội do Hội sinh viên Tp.HCM, thành đoàn
& Hội liên hiệp thanh niên Tp.HCM tổ chức
3.1.1 Giới thiệu tổng quan các hoạt động xã hội đã được tổ chức
3.1.2 Các hoạt động xã hội thường xuyên
3.1.3 Các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng theo chiến dịch
3.2 Đóng góp của các hoạt động xã hội do thanh niên thành phố tổ chức
3.2.1 Kết quả triển khai thực hiện các hoạt động xã hội của thanh niên Tp.
3.2.2 Những đóng góp về mặt xã hội
21
21
22
23
24
24
25
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xiii
3.2.3 Những đóng góp về Bảo vệ môi trường
3.3 Vai trò và khả năng của lực lượng thanh niên trong việc vận động,
tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường
3.3.1 Thống kê lực lượng thanh niên tham gia trong các dự án nâng cao
nhận thức môi trừơng tổ chức tại Tp.HCM
3.3.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn khẳng định vai trò của thanh niên trong việc
tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức BVMT
3.3.3 Vai trò và khả năng của thanh niên trong việc tuyên truyền nâng cao ý
thức BVMT
25
25
25
27
28
3.4 Những ưu điểm, những hạn chế và tiềm năng của lực lượng sinh viên
trong các hoạt động xã hội và BVMT
3.4.1 Đánh giá vai trò của sinh viên trong các hoạt động xã hội
3.4.2 Đánh giá những mặt tích cực của lực lượng sinh viên
3.4.3 Một số hạn chế khi huy động sinh viên tham gia TTMT
3.4.4 Xu thế phát triển các hoạt động xã hội trong sinh viên
29
29
30
31
31
CHƯƠNG BỐN
ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO LỰC LƯỢNG SINH VIÊN
4.1 Cơ sở lý luận truyền thông môi trường
4.1.1 Khái niệm truyền thông môi trường
4.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của truyền thông môi trường
4.1.3 Các mô hình truyền thông
4.1.4 Xác định nội dung truyền thông (thông điệp truyền thông)
4.1.5 Ưu điểm của truyền thông cộng đồng
4.1.6 Quá trình TTMT và nhân lực
4.1.7 Những trở ngại trong hoạt động truyền thông
4.1.8 Các hình thức TTMT hiện nay
4.2 Kết quả khảo sát kiến thức môi trường của sinh viên
4.2.1 Các câu hỏi trắc nghiệm và phương pháp đánh giá
4.2.2 Kết quả khảo sát
4.3 Khảo sát mối quan tâm và ý thức tình nguyện của sinh viên đối với
công tác truyền thông môi trường
4.3.1 Mức độ quan tâm của sinh viên đối với hoạt động TTMT
4.3.2 Khảo sát ý thức tình nguyện của HS/SV đối với công tác TTMT
4.4 Một số kết luận
4.4.1 Phương pháp khảo sát và đánh giá
4.4.2 Kết quả khảo sát nhận thức môi trường
4.5 Đề xuất mô hình “Tình nguyện môi trường”
4.5.1 Phân tích hệ thống
4.5.2 Cơ cấu tổ chức dự kiến
4.5.3 Các nội dung hoạt động của “Đội tình nguyện môi trường”
4.5.4 Kính phí hoạt động
4.5.5 Tổ chức thực hiện trên địa bàn thành phố
33
33
34
35
36
38
40
42
43
48
48
49
50
50
51
52
53
53
54
54
56
57
58
59
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xiv
CHƯƠNG NĂM
DỰ ÁN THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN MÔI TRƯỜNG
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
5.1 Thành lập Đội tình nguyện môi trường - Trường ĐH Tôn Đức Thắng
5.1.1 Tuyển chọn thành viên cho “Đội tình nguyện môi trường”
5.1.2 Cơ cấu tổ chứ của Đội tình nguyện vì môi trường
5.1.3 Nội dung tập huấn về truyền thông môi trường
5.2 Mục tiêu của Chương trình thí điểm
5.3 Lựa chọn địa bàn và nhóm đối tượng thực hiện thí điểm chương trình
truyền thông môi trường
5.3.1 Lựa chọn địa bàn
5.3.2 Lựa chọn các nhóm đối tượng
5.4 Nội dung, quy trình và phương thức thực hiện
5.4.1 Nội dung thực hiện
5.4.2 Quy trình thực hiện
5.4.3 Phương thức thực hiện
5.5 Kết quả thực hiện chương trình
5.5.1 Các hình thức truyền thông
5.5.2 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu phương thức truyền thông mới
5.6 Định hướng hoạt động trong tương lai
5.6.1 Thể chế hóa tổ chức “ Đội tình nguyện môi trường”
5.6.2 Phát triển chương trình truyền thông cho các nhóm cộng đồng
5.7 Kế hoạch chuyển giao
61
61
62
64
65
65
65
66
67
67
68
68
70
70
79
81
81
82
82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
BVMT Bảo vệ môi trường
CTR Chất thải rắn
CTHĐ Chương trình hành động
CTXH Công tác xã hội
CLB Câu lạc bộ
ĐH Đại học
ĐH TDT Đại học Tôn Đức Thắng
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
MT Môi trường
HTXL Hệ thống xử lý
HS-SV Học sinh – Sinh viên
HĐ Hành động
NCNT Nâng cao nhận thức
NTCĐ Nhận thức cộng đồng
TT Thông tin
TTMT Truyền thông môi trường
TNMT Tình nguyện vì môi trường
TNCS Thanh niên cộng sản
TNTN Thanh niên tình nguyện
Tp. Thành phố
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
THCS Trung học cơ sở
THCN Trung học chuyên nghiệp
PTTH Phổ thông trung học
SV Sinh viên
Sở KHCN Sở Khoa học & Công nghệ
Sở TNMT Sở Tài nguyên & Môi trường
XLNT Xử lý nước thải
UBND Ủy ban nhân dân
UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc
VĐMT Vấn đề môi trường
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xvi
DANH SÁCH BẢNG
SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG
2.1 Số lượng phiếu khảo sát thông tin đã thực hiện 19
2.2 Kết quả đánh giá mức độ nhận thức môi trường của người dân 20
3.1 Kết quả thống kê tình hình triển khai các hoạt động về BVMT 27
4.1 Phân biệt mô hình/kênh truyền thông dọc và truyền thông
ngang
35
4.2 Phân biệt giữa truyền thông đại chúng và truyền thông cộng
đồng
39
4.3 Kết quả khảo sát kiến thức môi trường của sinh viên 50
4.4 Kết quả khảo sát mức độ quan tâm của sinh viên đối với hoạt
động TTMT
51
4.5 Kết quả khảo sát mức độ tình nguyện tham gia của sinh viên 52
4.6 Ví dụ về phân công địa bàn công tác TTMT cho các trường 59
5.1 Danh sách Đội tình nguyện vì môi trường 63
5.2 Kết quả khảo sát thực hiện tại địa bàn Phường 19, Q. BThạnh 78
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xvii
DANH SÁCH HÌNH
SỐ TÊN HÌNH ẢNH TRANG
2.1 Phân vùng thành phố theo quy mô lãnh thổ 18
4.1 Sơ đồ quá trình truyền thông môi trường 40
4.2 Sơ đồ mô tả nguồn nhân lực nòng cốt cho việc TTMT tại
cộng đồng
41
4.3 Sơ đồ hệ thống mô hình “Đội tình nguyện vì môi trường” 54
4.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và hoạt động của Đội tình nguyện môi
trường
56
4.5 Sơ đồ tổ chức các hoạt động truyền thông của Đội tình
nguyện môi trường
57
5.1 Lễ ra mắt Đội tình nguyện môi trường – Trường Đại học
Tôn Đức Thắng
62
5.2 Tập huấn kiến thức và kỹ năng cho Đội tình nguyện vì môi
trường
64
5.3 Công tác chuẩn bị cho chương trình thí điểm và trình diễn 69
5.4 Các thành viên đội tình nguyện đang bàn kế hoạch thực hiện
chương trình
70
5.5 Chương trình thực hiện tại Khu chung cư Phạm Viết Chánh 71
5.6 Thực hiện treo băng rôn tuyên truyền tại khu chung cư 71
5.7 Chương trình thí điểm tại Khu vực Chợ Thị Nghè 72
5.8 Diễu hành trong khu vực chợ & người dân cùng tham gia
trong chương trình
73
5.9 Giao tiếp cá nhân để thực hiện tuyên truyền 73
5.10
Diễn kịch tuyên truyền trong chương trình trình diễn 74
5.11
Người dân tham gia trả lời trong phần thi kiến thức môi
trường
75
5.12
Đội TNMT tham gia dọn vệ sinh cùng các đoàn viên của
Phường 19, Quận Bình Thạnh.
76
5.13
Cảnh góc phố trong thời điểm trình diễn dự án TTMT 77
5.14
Quang cảnh góc phố này sau dự án trình diễn 77
CHƯƠNG MỘT
MỞ ĐẦU
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung đã được
thế giới công nhận từ rất lâu về vai trò và tầm quan trọng của nó. Tại Hội nghị thượng
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xviii
đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển với sự tham gia của 178 quốc gia tổ chức tại
Rio de Janeiro (Braxin) vào tháng 2/1992 đã thông qua Tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc
cơ bản về Phát triển bền vững. Trong đó, nguyên tắc thứ 10 đã nhấn mạnh rằng: "Các
vấn đề môi trường sẽ được giải quyết một cách tốt nhất với sự tham gia của tất cả những
người dân liên quan ở cấp độ thích hợp”.
Truyền thông và giáo dục môi trường được xem như một công cụ chính sách quan
trọng để nâng cao nhận thức môi trường cũng như tăng cường sự tham gia của cộng
đồng vào quá trình quản lý môi trường. Ở các nước phát triển, truyền thông và giáo dục
môi trường là một lĩnh vực khoa học xã hội được nghiên cứu một cách có hệ thống. Các
phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng tối đa trong việc nâng cao nhận thức bảo
vệ môi trường của dân chúng. So với các nước đang phát triển thì nhận thức môi trường
của cộng đồng cao hơn nhiều do có hệ thống giáo dục và truyền thông môi trường phát
triển từ rất sớm. Tại các trường học sinh viên, học sinh được khuyến khích tham gia và
đưa ra nhiều sáng kiến giải quyết các vấn đề môi trường của địa phương. Các hình thức
để thanh niên tham gia vào các hoạt động môi trường ở các nước phong phú.
Trong khu vực ASEAN kinh nghiệm về truyền thông môi trường giữa các nước
ngày càng được tăng cường trao đổi. Trong Kế hoạch Quốc gia về truyền thông môi
trường ở Thái Lan một trong các chương trình truyền thông được soạn thảo cho giai
đoạn 1999-2006 có Chương trình thành lập “Câu lạc bộ thanh niên với môi trường”.
Càng ngày càng có nhiều dự án về thông tin, giáo dục và truyền thông được thực hiện ở
khu vực này dựa trên lực lượng thanh niên.
Tại Việt Nam, trong Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, nguyên tắc thứ
nhất nhấn mạnh rằng “con người là trung tâm của phát triển bền vững” và trong các hoạt
động ưu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường cũng đã khẳng định cần phải
“Tăng cường giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công
tác bảo vệ môi trường”. Chương trình Nghị sự 21 cũng nêu rằng: “Thanh, thiếu niên
không những là thế hệ chủ nhân của tương lai, mà còn là lực lượng xung kích trong
công cuộc xây dựng đất nước hiện tại, góp phần rất quan trọng vào việc thành công của
sự nghiệp phát triển bền vững” và “Các trường học, cơ quan nhà nước và chính quyền
địa phương là những lực lượng trực tiếp quản lý, hướng dẫn và tổ chức lực lượng thanh,
thiếu niên tham gia các hoạt động xã hội, hướng họ vào những hoạt động công ích như
giúp đỡ người nghèo, bảo vệ trật tự trị an khu dân cư, tham gia lực lượng xung kích
phòng chống thiên tai, tuyên truyền nếp sống văn minh, giữ gìn môi trường xanh-sạch-
đẹp ”. Những hoạt động đó có hiệu quả rất lớn đối với xã hội không chỉ về mặt phát
triển kinh tế, bảo vệ môi trường, mà quan trọng hơn là về mặt xã hội, văn hóa, tinh thần,
nó góp phần giáo dục những giá trị đạo đức, phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của con
người Việt Nam.
Nhận thức được vai trò của đoàn thanh niên cũng như vị trí của công tác tuyên
truyền giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường, ngay từ những năm 1990 Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh đã phối hợp với Uỷ ban KH nhà nước (nay là Bộ Khoa học & Công nghệ)
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xix
ra nghị quyết liên tịch “động viên tuổi trẻ Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường”. Từ
năm 1992- 1994 Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đảm nhận với Nhà nước
nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo và phổ cập kiến thức về môi
trường”, mã số KT-02-17. Có thể nói đề tài KT 02-17 đã đặt nền móng và cơ sở lý luận
cho công tác giáo dục truyên thông về bảo vệ môi trường trước hết cho đoàn thanh niên.
Tiếp theo đó, với sự điều hành và hỗ trợ của Bộ Khoa học Công nghệ, Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh đã thực hiện Dự án VIE/93/030 “Xây dựng khả năng nâng cao nhận
thức môi trường”. Dự án này là quá trình thực nghiệm về công tác truyền thông nâng cao
nhận thức môi trường.
Tại thành phố Hồ Chí Minh phương hướng nâng cao nhận thức cộng động về bảo
vệ môi trường được xây dựng thành chiến lược dài hạn trong "Chiến lược quản lý chất
lượng môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2020". Đây là một nghiên cứu
toàn diện về môi trường được thực hiện thông qua sự tài trợ của UNDP, Chính phủ Đan
mạch và Chính phủ Việt Nam thuộc Dự án Quản lý Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
(VIE96/023). Một trong các nội dung của dự án là đề ra chiến lược nâng cao nhận thức
cộng đồng. Đây là một nghiên cứu khá đầy đủ về hiện trạng và định hướng công tác
nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng tập trung vào các vấn đề môi trường của
TPHCM. Hai chương trình cụ thể cũng được đề ra trong dự án này gồm: (i) Chương
trình thử nghiệm nâng cao nhận thức cộng đồng và đóng góp các sáng kiến cho hoạt
động bảo vệ môi trường; và (ii) Chương trình Bảo tồn nước: Trách nhiệm của chúng ta
đối với cuộc sống và tương lai. Tuy nhiên, trong các chương trình này chưa đề cập đến
vai trò và khả năng tham gia của sinh viên vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức môi
trường cho người dân thành phố.
Trong khi đó, hiện nay trên địa bàn TPHCM có khoảng hơn 300.000 sinh viên
đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng do Trung ương và Tp.HCM quản lý (www.
thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn). Đây là lực lượng xung kích, lực lượng nòng cốt, tham
gia rất tích cực trong các chương trình, chiến dịch do Thành đoàn Tp.HCM và Hội sinh
viên Thành phố tổ chức. Nhiều chương trình điển hình như chương trình “Vì sự phát
triển của Thanh niên”, Chương trình “Xung kích vì Tổ quốc, vì cộng đồng”, Phong trào
“Thanh niên tình nguyện” và đặc biệt là “Chiến dịch mùa hè xanh” đã thu hút sự tham
gia nhiệt tình của đông đảo lực lượng sinh viên của các trường đại học trong thành phố.
Năm 1994, Thành Đoàn đã chọn mô hình hoạt động hè của sinh viên Đại học Sư phạm
để nhân rộng. Chiến dịch “Ánh sáng văn hóa hè” với quy mô toàn thành lần đầu tiên
được tổ chức vào năm 1994, mở đầu cho loại hình hoạt động tình nguyện tập trung thành
chiến dịch quy mô lớn của thanh niên thành phố trong thời kỳ đổi mới, trở thành phong
trào có sức sống lâu dài, hấp dẫn đối với sinh viên, tạo sự đồng tình ủng hộ lớn của xã
hội. Đến năm 2000, mô hình này được nhân rộng ra cả nước.
Hiện nay, có nhiều hình thức hoạt động mới với nội dung đa dạng đã được bổ
sung, góp phần làm phong phú hơn phong trào tình nguyện của sinh viên và thanh niên
thành phố. Các hoạt động như: ngày chủ nhật xanh, ngày thứ bảy tình nguyện, chiến dịch
tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trí thức trẻ tình nguyện phục vụ vùng sâu
vùng xa, hiến máu nhân đạo… Tất cả những hoạt động đó đã đóng góp khá tích cực vào
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xx
sự phát triển của cộng đồng, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội với sự tham gia tự
giác của đông đảo thanh niên, làm chuyển biến tích cực đời sống cộng đồng.
Những kết quả đạt được của phong trào thanh niên tình nguyện và chiến dịch tình
nguyện mùa hè xanh trong những năm qua đã được xã hội ghi nhận, trở thành “tài sản
quý giá”, niềm tự hào của sinh viên và thanh niên thành phố. Tình nguyện đã trở thành
một trong những phẩm chất đẹp của sinh viên và thanh niên thành phố, nhu cầu được
tham gia các hoạt động xã hội của sinh viên thành phố đã được khơi dậy. Vấn đề là
chúng ta phải xây dựng được các chương trình hành động cụ thể, tạo tiền đề cho lực
lượng sinh viên, đoàn viên, thanh niên có thể tham gia thực hiện một cách chủ động
trong các phong trào hay hoạt động xã hội.
Đối với hoạt động bảo vệ môi trường, việc thực hiện nâng cao nhận thức được
xem như là tư tưởng chủ đạo và mang tính liên tục. Trong thời gian qua, ở Tp.HCM
cũng như các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An và Đồng Nai khá nhiều chương
trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường đã được triển khai, tuy nhiên
chưa có một nghiên cứu nào xem xét hay đánh giá một cách toàn diện các vấn đề sau:
Kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực hiện của các chương trình này như thế nào?;
Ai sẽ là lực lượng nòng cốt để triển khai thực hiện các chương trình này? và việc duy trì
thực hiện các chương trình này được tiến hành như thế nào? Tại Tp.HCM, Phòng
Thông tin và Giáo dục Môi trường thuộc Chi cục Bảo vệ Môi trường là đơn vị có chức
năng nhiệm vụ: “Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức môi trường trên địa bàn thành phố”. Từ khi được tổ chức và giao nhiệm
vụ đến nay, Phòng Thông tin và Giáo dục Môi trường đã thường xuyên phát động và
thực hiện các chương trình tuyên truyền, truyền thông về giáo dục môi trường. Tuy nhiên
thực tế cho thấy khi triển khai các chương trình giáo dục môi trường luôn luôn thiếu lực
lượng nòng cốt để thực hiện.
Các mô hình sinh viên tham gia vào công tác bảo vệ môi trường nói chung và
hoạt động truyền thông môi trường nói riêng tại thành phố đã xuất hiện tại một số tổ
chức Hội sinh viên các trường đại học dưới hình thức “Câu lạc bộ môi trường” nhưng
chưa rộng rãi và hoạt động chưa thành một phong trào chính thức. Một dự án sinh viên
tham gia bảo vệ môi trường đô thị đã được hình thành (từ năm 2005) và đang triển khai
từng bước tại Trường đại học Khoa học Tự nhiên. Đây là một dự án hợp tác Quốc tế
giữa Trường Đại học khoa học tự nhiên TPHCM và Trường Đại học Quốc gia Portland
(Bang Oregon, Hoa Kỳ) nhằm hình thành nên “Chương trình Giao ước giữa Cộng đồng
và Trường đại học”. Đây là một loại hình hoạt động đầu tiên đối với một trường đại học
trên địa bàn TPHCM tạo điều kiện cho sinh viên tham gia giải quyết các vấn đề môi
trường của thành phố thông qua các “Dự án giao ước giữa cộng đồng và trường đại học”
được thực hiện bởi sinh viên và giáo viên hướng dẫn mà kết quả là cộng đồng dân cư sẽ
được hưởng lợi từ các sáng kiến giảm thiểu ô nhiễm tại chỗ.
Trong bối cảnh như vậy, đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và
thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực
lượng sinh viên” được đặt ra với mong muốn xây dựng được các chương trình hành
động cụ thể, đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xxi
thức cho cộng đồng dựa vào lực lượng nòng cốt là sinh viên, đây là lực lượng được nhận
định là có thể đảm đương vai trò xung kích trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho cộng đồng.
Một điều kiện tương đối thuận lợi cho việc thực hiện đề tài là, hiện nay hầu hết
các trường đại học ở Tp.HCM đều có các đội nhóm hoạt động với tên gọi là “Đội công
tác xã hội của trường”. Trong quá trình thực hiện đề tài các Đội xung kích tuyên truyền
nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại các trường có thể được xây dựng từ lực lượng
cơ bản là các đội công tác xã hội nêu trên. Bên cạnh đó, các đội nhóm này sẽ có thể được
quy về một mối do Thành đoàn hay Hội sinh viên quản lý, như vậy khi Thành phố hay
các Sở, Ban ngành cần thực hiện các chương trình truyền thông, chương trình nâng cao
nhận thức bảo vệ môi trường sẽ có thể dễ dàng huy động được ngay lực lượng chủ đạo từ
các đội nhóm của các trường.
1.1 MỤC TIÊU Đ Ề TÀI
Mục tiêu chung
Xây dựng được các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng cao nhận
thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng nòng cốt là sinh viên.
Mục tiêu cụ thể
- Hình thành và triển khai hoạt động Đội tình nguyện vì môi trường - Trường Đại
học Tôn Đức Thắng.
- Nhận dạng cách làm mới trong hoạt động nâng cao nhận thức môi trường cho
cộng đồng dựa vào lực lượng sinh viên.
- Nhận dạng phương thức duy trì và nhân rộng cách làm này trong thời gian tới.
1.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan các dự án, chương trình thực hiện về tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
2. Đánh giá hiệu quả của các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng trong
công tác bảo vệ môi trường đã thực hiện tại Tp.HCM. Phân tích những ưu điểm, những
mặt thuận lợi và những hạn chế khi triển khai thực hiện các chương trình này.
3. Phân tích, đánh giá vai trò xung kích của lực lượng sinh viên trong các hoạt
động xã hội do Hội sinh viên Tp.HCM, Thành đoàn và Hội liên hiệp thanh niên
Tp.HCM, tổ chức. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các chương trình này.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xxii
4. Khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức môi trường, đánh giá sự quan tâm và khả
năng tham gia của lực lượng sinh viên trong các chương trình tuyên truyền, chương trình
hành động nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng.
5. Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức và thực hiện chương trình nâng
cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên.
6. Thực hiện thí điểm chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi
trường (tại một địa bàn lựa chọn) dựa vào lực lượng nòng cốt là “Đội tình nguyện vì môi
trường” - Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Cách tiếp cận
Với mục tiêu cơ bản của đề tài là “xây dựng được các phương thức tổ chức và
thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường
dựa vào lực lượng nòng cốt là sinh viên” nên cách tiếp cận chủ chốt của đề tài là phải có
sự tham gia thực chất của sinh viên trong quá trình nghiên cứu - Đồng tham gia giữa đối
tượng nghiên cứu (sinh viên) và nhóm thực hiện đề tài (thành viên đề tài).
Xuất phát từ các mục tiêu đề ra, nghiên cứu này tập trung vào các hoạt động thực
nghiệm với chủ ý đạt được các kết quả cụ thể: Tổ chức được một đội tình nguyện môi
trường - đội sinh viên xung kích truyên truyền về bảo vệ môi trường (tại trường Đại học
Tôn Đức Thắng); Đội tình nguyện vì Môi trường (Đội TNMT) này phải tự triển khai
được các hoạt động truyền thông với các chủ đề môi trường đang được cộng đồng quan
tâm và tại một số địa bàn cụ thể; Thử nghiệm được khả năng duy trì lâu dài thông qua
việc tham gia vào ít nhất một hoạt động truyền thông môi trường do thành phố tổ chức.
Để đạt được những kết quả cụ thể này trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm
đòi hỏi phải có sự tham gia tối đa của lực lượng sinh viên. Các cán bộ nghiên cứu của đề
tài sẽ tuyển chọn, tổ chức một nhóm sinh viên cùng tham gia nghiên cứu. Tính sáng tạo
và năng động của sinh viên sẽ được phát huy tối đa. Cán bộ nghiên cứu của đề tài sẽ tạo
điều kiện để sinh viên đưa ra các ý tưởng sáng kiến trong tổ chức hoạt động truyền thông
cũng như tham gia giải quyết các vấn đề môi trường của thành phố. Các sinh viên sẽ
được cùng tham gia khảo sát và đánh giá nhận thức về môi trường của cộng đồng.
Những sinh viên có kiến thức và nguyện vọng (tình nguyện) sẽ được tuyển chọn vào Đội
Tình nguyện vì Môi trường. Quá trình hình thành đội xung kích (phương thức tổ chức)
và tổ chức các hoạt động truyền thông được phát triển trên cở sở thực tế, không gò ép
theo một khuôn mẫu định sẵn nào, mà phát huy và tận dụng tối đa tính sáng tạo, năng
động và hồn nhiên của sinh viên. Nội dung (chủ đề môi trường), kế hoạch và phương
thức tuyền thông do chính Đội Tình nguyện vì Môi trường xây dựng. Các chủ đề môi
trường tập trung vào các vấn đề cấp bách hiện nay của thành phố, các địa điểm triển khai
được sinh viên lựa chọn qua quá trình khảo sát, hình thức truyền thông đa dạng.
1.3.2 Phương pháp tiến hành
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xxiii
1. Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin về các chương trình tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động BVMT tại Tp.HCM (thực hiện Nội
dung 1).
2. Phương pháp điều tra xã hội học: thông qua các phiếu điều tra thực tế để biết
được mức độ quan tâm, ý thức và trách nhiệm của sinh viên đối với hoạt động bảo vệ
môi trường (thực hiện Nội dung 3).
3. Phương pháp phân tích, đánh giá: từ các số liệu, thông tin thu thập được phân
tích, đánh giá khả năng và vai trò xung kích của lực lượng sinh viên vào việc tuyên
truyền nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng (thực hiện Nội dung 2,3,4).
4. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia về phương
pháp tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động xã hội (thực hiện Nội dung số 5,6).
1.4 KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài. Báo cáo thực hiện đầy đủ các
nội dung, trình bày súc tích, rõ ràng, có cơ sở khoa học, đáp ứng các mục tiêu đề ra.
2. Thành lập Đội tình nguyện vì môi truờng - Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Triển khai các hoạt động cho Đội tình nguyện và định hướng một số các hoạt động trong
tương lai.
3. Báo cáo kết quả thực hiện thí điểm một chương trình nâng cao nhận thức cộng
đồng về bảo vệ môi trường (tại một địa bàn lựa chọn).
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Bổ sung các kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực truyền thông và giáo
dục môi trường.
- Góp phần trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho
người dân, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền
vững Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khuyến khích tính sáng tạo của sinh viên, đóng góp sáng kiến vào việc bảo vệ
môi trường của Tp.HCM.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên ngành môi trường củng cố và tăng
cường kiến thức về môi trường thông qua các hoạt động thực tiễn.
CHƯƠNG HAI
HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các phương thức tổ chức thực hiện chương trình nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường dựa vào lực lượng sinh viên”
____________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________
Khoa Môi trường & Bảo hộ Lao động – Trường Đại học Tôn Đức Thắng
98 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM Điện thoại/Fax: 08. 8405995
xxiv
NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1 MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN TTMT Ở VIỆT NAM
Tại Việt Nam hoạt động truyền thông môi trường được bắt đầu chú trọng từ đầu
những năm 90 và từ đó đến nay đã có nhiều chiến dịch, chương trình truyền thông môi
trường ở cấp quốc gia, cấp tỉnh được thực hiện một cách thường xuyên và có hệ thống.
Có thể thấy rằng những chiến dịch, dự án tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
trong công tác bảo vệ môi trường đầu tiên đã được hình thành trên cở sở vai trò của đoàn
thanh niên. Một số dự án tiêu biểu đặt nền móng cho công tác truyền thông môi trường
sau này có thể nêu lên sau đây:
2.1.1 Đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về môi trường và bảo vệ
môi trường cho thanh thiếu niên”
Nhận thức được sự cấp bách của công tác bảo vệ môi trường, vị trí của công tác
tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường và vai trò của đoàn thanh niên
ngay từ năm 1990 đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ủy ban Khoa học Nhà
Nước (nay là Bộ Khoa học và Công Nghệ) ra nghị quyết liên tịch “Động viên tuổi trẻ
Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường”. Nghị quyết liên tịch này nhằm mục tiêu: (i)
Nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về môi trường và bảo vệ môi trường; (ii) Đoàn
thanh niên phải trở thành lực lượng xung kích tham gia bảo vệ môi trường và phát triển
tại cộng đồng; (iii) Mỗi đoàn viên thanh niên phải là truyên truyền viên tích cực về môi
trường và bảo vệ môi trường.
Nghị quyết liên tịch về bảo vệ môi trường đã được đưa vào chương trình hành
động của hội nghị Ban Chấp hành Trung ương và trở thành một trong những nhiệm vụ
chính trong kế hoạch hoạt động hàng năm của Trung ương đoàn và cơ sở đoàn trong cả
nước. Sự phối hợp lực lượng giữa đoàn viên thanh niên và ngành môi trường từ cấp
trung ương tới các tỉnh thành đoàn được bắt đầu từ những hoạt động tập huấn kiến thức
cơ bản, tổ chức hoạt động tuyên truyền nhân kỷ niệm ngày môi trường thế giới. Thông
qua nghị quyết liên tịch, thông qua hệ thống tổ chức của đoàn, đoàn thanh niên đã “thức
tỉnh”, lôi cuốn cán bộ đoàn viên thanh niên quan tâm tới lĩnh vực nóng bỏng của toàn
cầu và đất nước; đồng thời đã thiết lập được sự liên kết phối hợp giữa các tổ chức xã hội
và các cơ quan chuyên môn trong việc giáo dục, vận động xã hội tham gia vào công cuộc
bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở kết quả triển khai nghị quyết liên tịch “Động viên tuổi trẻ tham gia
bảo vệ môi trường”, với nhận thức công tác truyền thông nói chung và truyền thông về
môi trường nói riêng là một khoa học, và để hoạt động của đoàn thanh niên trên lĩnh vực
truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường đạt kết quả tốt, Trung ương đoàn TNCS
Hồ Chí Minh đã đảm nhận với Nhà nước nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả giáo dục
- đào tạo và phổ cập kiến thức về môi trường”, mã số KT-02-17 (năm 1992-1994). Có
thể nói, đề tài này đã đặt nền móng và cơ sở lý luận cho công tác giáo dục truyền thông
về bảo vệ môi trường trước hết cho đoàn thanh niên. Sau hai năm tiến hành nghiên cứu