Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

nghiên cứu xây dựng mô hình nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn ở ngoại thành tp. hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.68 KB, 98 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT



BÁO CÁO NGHIỆM THU



Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
NHÀ LƯỚI PHỤC VỤ SẢN XUẤT
RAU AN TOÀN Ở NGOẠI THÀNH
TP. HỒ CHÍ MINH




Chủ nhiệm đề tài: Ths. Lê Minh Dũng
Đơn vị chủ trì: Chi cục Bảo vệ thực vật
Đơn vị quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ






Tháng 9/2007




i
MỤC LỤC
Trang
Mục lục i
Danh sách bảng iii
Danh sách các đồ thị v
Danh sách hình vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Thông tin chung 1
2. Mục tiêu đề tài 1
3. Nội dung đề tài 1
4. Sản phẩm của đề tài 2
CHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 3
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
1. Nội dung 1 Khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng nhà lưới ở
vùng trồng rau ngọai thành và nghiên cứu hệ sinh v
ật hại rau
trên các nhóm rau cải, rau muống, rau dền, mồng tơi, xà lách
trồng trong nhà lưới .
7
2. Nội dung 2 - Nghiên cứu thiết kế và xây dựng mới mô hình nhà
lưới phục vụ sản xuất rau an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh
8
3. Nội dung 3: - Chuyển giao mô hình nhà lưới cải tiến 9
CHƯƠNG IV. KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN 10
I. KIỀU DÁNG THIẾT KẾ NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU 10
1. Các mô hình nhà lưới trồng rau trên địa bàn thành phố 10

2. Khảo sát mẫu mã thiết k
ế nhà lưới ở các tỉnh Nam Bộ 13
3. Nhận xét về các mô hình nhà lưới trồng rau hiện nay 14
II. ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ TRONG NHÀ LƯỚI 17
1. Kết quả điều tra nông dân 17
2. Kết quả theo dõi nhiệt độ ẩm độ trong các mô hình trồng rau 18
3. Nhận xét chung 21
III TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG RAU TRỒNG TRONG NHÀ
LƯỚI
21
1. Thành phần cây rau trồng trong nhà lưới 21
2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây rau trong nhà lưới 22
3. Nhận xét chung 25
IV. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI RAU TRONG NHÀ LƯỚI 25
1. Nh
ận xét của nông dân về tình hình sinh vật hại rau trong nhà
lưới
25

ii
2. Kết quả theo dõi sâu bệnh hại rau trong nhà lưới 26
3. Nhận xét chung 36
V. NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ TRỒNG RAU TRONG NHÀ
LƯỚI
36
1. Ý kiến của nông dân về hiệu quả sử dụng nhà lưới để trồng rau 36
2. Năng suất, hiệu quả trồng rau trong nhà lưới 37
VI. THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ LƯỚI CẢI TIẾN 39
VII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ KỸ THUẬT TRỒNG
RAU ĂN LÁ AN TOÀN TRONG MÔ HÌNH NHÀ LƯỚI MỚI

40
1.
Điều kiện nhiệt độ ẩm độ, ẩm độ 41
2. Tình hình sinh trưởng cây trồng 45
3. Tình hình sinh vật hại 48
4. Năng suất và hiệu quả kinh tế 55
VIII
KẾT QUẢ HỘI THẢO, CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT
62
IX QUI TRÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRONG NHÀ
LƯỚI
63
1. Cải ngọt, cải bẹ xanh 63
2. Rau muống 65
3. Rau xà lách 66
4. Rau dền 68
5. Rau mồng tơi 69
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
PHỤ LỤ
C 73
1. Phụ lục 1- Mẫu phiếu điều tra 73
2. Phụ lục 2- Thiết kế mô hình thiết kế nhà lưới mới 75
3. Phụ lục 3- Chiếu cao các loại rau trong nhà lưới 76
4. Phụ lục 4- Năng suất rau 81
5. Phụ lục 5- Hiệu quả kinh tế 83
6. Phụ lục 6- Hình ảnh mô hình 89
Tài liệu tham khảo













iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
1. Bảng 1. Diện tích các nhà lưới điều tra 10
2. Bảng 2. Thành phần cây trồng trong nhà lưới tại thành phố Hồ
Chí Minh.
21
3. Bảng 3. Biến động chiều cao, số lá cây cải ở các mô hình sản
xuất khác nhau từ tháng 8/2005 -6/2006.
22
4. Bảng 4. Biến động chiều cao cây rau dền ở các mô hình sản xuất
khác nhau từ tháng 8/2005 -6/2006
23
5. Bảng 5. Biến động chiều cao, số lá mồng tơi ở các mô hình sản
xuất khác nhau 8/2005 -6/2006.
24
6. Bảng 6. Biến động chiều cao rau muống các mô hình sản xuất
khác nhau từ tháng 8/2005 -6/2006
24
7. Bảng 7. Biến động chiều cao, số lá xà lách ở các mô hình sản

xuất khác nhau từ tháng 8/2005 -6/2006.
25
8. Bảng 8. Thành phần sâu bệnh hại rau trong nhà lưới tại thành phố
Hồ Chí Minh
27
9. Bảng 9. Mức độ gây hại của sâu hại trên cây cải trong các nhà
lưới từ tháng 09/2005 – 01/2006
28
10. Bảng 10. Mức độ gây hại của sâu hại trên cây cải trong các nhà
lưới từ tháng 02/2005 – 07/2006
28
11. Bảng 11. Thành phần sâu bệnh hại trên cây rau dền trong nhà
lưới
32
12. Bảng 12. Thành phần sâu bệnh hại trên cây cây mồng tơi trong
nhà lưới
33
13. Bảng 13. Thành phần sâu bệnh hại trên cây rau muống trong nhà
lưới
34
14. Bảng 14. Thành phần sâu bệnh hại trên cây cây xà lách trong nhà
lưới
35
15. Bảng 15. Năng suất rau ở các mô hình sản xuất khác nhau
từ tháng 8/2005 -6/2006
37
16. Bảng 16. Năng suất rau trong mô hình sản xuất và vụ gieo trồng
khác nhau từ tháng 8/2005 -6/2006
37
17. Bảng 17. Nă

ng suất, giá thành một số loại rau trong nhà lưới 38
18. Bảng 18. Hiệu quả sản xuất rau trong nhà lưới trong 1 năm 38
19. Bảng 19. Cường độ ánh sáng trong nhà lưới và bên ngoài ở mùa
mưa từ tháng 9/2006 đến tháng 12/2006
41
20. Bảng 20. Cường độ ánh sáng trong nhà lưới và bên ngoài ở mùa
mưa từ tháng 3/2007 đến tháng 6/2007
41
21. Bảng 21. Chiều cao cây rau dền giai đoạn 28 ngày sau khi trồng 46

iv
ở các mô hình canh tác từ tháng 9/2006 -6/2007
22. Bảng 22. Chiều cao cây rau mồng tơi giai đoạn 28 ngày sau khi
trồng ở các mô hình canh tác từ tháng 9/2006 -6/2007
46
23. Bảng 23. Chiều cao cải ngọt giai đoạn 28 ngày sau khi trồng ở
các mô hình canh tác từ tháng 9/2006 -6/2007
47
24. Bảng 24. Chiều cao cây rau xà lách giai đoạn 28 ngày sau khi
trồng ở các mô hình canh tác từ tháng 9/2006 -6/2007
47
25. Bảng 25. Chiều cao cây rau muống giai đoạn 28 ngày sau khi
trồng ở các mô hình canh tác từ tháng 9/2006 -6/2007
48
26. Bảng 26. Tỉ lệ (%) cây rau bị tuyến trùng gây hại rau mùa mưa ở
các mô hình canh tác từ tháng 9 -12/2006
54
27. Bảng 27. Tỉ lệ (%) cây rau bị tuyến trùng gây hại rau mùa khô ở
các mô hình canh tác từ tháng 3- 6/2007
54

28. Bảng 28. Năng suất các loại rau trồng ở các mô hình canh tác
khác nhau trong mùa mưa từ tháng 9 - 12/2006
55
29. Bảng 29. Năng suất các loại rau trồng ở các mô hình canh tác
khác nhau trong mùa khô từ tháng 3 - 6/2007
56
30. Bảng 30. Hiệu quả kinh tế trồng rau dền ở các mô hình canh tác
từ tháng 9/2006 – 6/2007
57
31. Bảng 31. Hiệu quả kinh tế trồng rau mồng tơi ở các mô hình canh
tác từ tháng 9/2006 – 6/2007
58
32. Bả
ng 32. Hiệu quả kinh tế trồng cải ngọt ở các mô hình canh tác
từ tháng 9/2006 – 6/2007
59
33. Bảng 33. Hiệu quả kinh tế trồng xà lách ở các mô hình canh tác
từ tháng 9/2006 – 6/2007
60
34. Bảng 34. Hiệu quả kinh tế trồng rau muống ở các mô hình canh
tác từ tháng 9/2006 – 6/2007
61
35. Bảng 35. Ước tính hiệu quả kinh tế trồng rau trong một năm
ở các mô hình canh tác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
62














v
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Trang
1. Đồ thị 1. Diễn biến nhiệt độ trong và ngoài nhà lưới vào lúc 7 giờ
từ tháng 9/2005 -6/2006
18
2. Đồ thị 2. Diễn biến nhiệt độ trong và ngoài nhà lưới vào lúc 12
giờ từ tháng 9/2005 -6/2006
18
3. Đồ thị 3. Diễn biến nhiệt độ trong và ngoài nhà lưới vào lúc 15
giờ từ tháng 9/2005 -6/2006
19
4. Đồ thị 4. Diễn biến ẩm độ trong và ngoài nhà lưới vào lúc 7 giờ
từ tháng 9/2005 -6/2006
20
5. Đồ thị 5. Diễn biế
n ẩm độ trong và ngoài nhà lưới vào lúc 12 giờ
từ tháng 9/2005 -6/2006
20
6. Đồ thị 6. Diễn biến ẩm độ trong và ngoài nhà lưới vào lúc 15 giờ
từ tháng 9/2005 -6/2006

21
7. Đồ thị 7a. Diễn biến mật số bọ nhảy trên cây cải từ tháng 9/2005
đến tháng 01/2006
29
8. Đồ thị 7b. Diễn biến mật số bọ nhảy trên cây cải từ tháng 9/2005
đến tháng 01/2006
29
9. Đồ thị 8a. Diễn biến tỉ lệ hại của dòi đục lá trên cây c
ải từ tháng
02/2006 đến tháng 07/2006
30
10. Đồ thị 8b. Diễn biến tỉ lệ hại của dòi đục lá trên cây cải từ tháng
02/2006 đến tháng 07/2006
30
11. Đồ thị 9a. Diễn biến tỉ lệ bệnh sương mai trên cây cải từ tháng
02/2006 đến tháng 07/2006
31
12. Đồ thị 9b. Diễn biến tỉ lệ bệnh sương mai trên cây cải từ tháng
02/2006 đến tháng 07/2006
31
13. Đồ thị 10a. Diễn biến tỉ lệ bệnh đố
m lá trên cây rau dền từ tháng
02/2006 đến tháng 07/2006
32
14. Đồ thị 10b. Diễn biến tỉ lệ bệnh đốm lá trên cây rau dền từ tháng
02/2006 đến tháng 07/2006
33
15. Đồ thị 11a. Diễn biến tỉ lệ bệnh rỉ trắng trên cây rau muống từ
tháng 02/2006 đến tháng 07/2006
34

16. Đồ thị 11b. Diễn biến tỉ lệ bệnh rỉ trắng trên cây rau muống từ
tháng 02/2006 đến tháng 07/2006
35
17. Đồ thị 12. Diễn biến nhiệt độ trong và ngoài nhà l
ưới vào lúc 9
giờ từ tháng 9/2006 -6/2007
42
18. Đồ thị 13. Diễn biến nhiệt độ trong và ngoài nhà lưới vào lúc 12
giờ từ tháng 9/2006 -6/2007
43
19. Đồ thị 14. Diễn biến nhiệt độ trong và ngoài nhà lưới vào lúc 15
giờ từ tháng 9/2006 -6/2007
43

vi
20. Đồ thị 15. Diễn biến ẩm độ trong và ngoài nhà lưới vào lúc 7 giờ
từ tháng 9/2006 – 6/2007
44
21. Đồ thị 16. Diễn biến ẩm độ trong và ngoài nhà lưới vào lúc 12
giờ từ tháng 9/2006 – 6/2007
44
22. Đồ thị 17. Diễn biến ẩm độ trong và ngoài nhà lưới vào lúc 15
giờ từ tháng 9/2006 – 6/2007
45
23. Đồ thị 18a. Diễn biến mật số bọ nhảy trên cây cải trong mùa
mưa từ tháng 9/2006 đến tháng 12/2006
49
24. Đồ thị 18b. Di
ễn biến mật số bọ nhảy trên cây cải trong mùa
mưa từ tháng 3/2007 đến tháng 6/2007

49
25. Đồ thị 19a. Diễn biến dòi đục lá hại rau trên cây cải trong mùa
mưa từ tháng 9/2006 đến tháng 12/2006
50
26. Đồ thị 19b. Diễn biến dòi đục lá hại rau trên cây cải trong mùa
khô từ tháng 3/2007 đến tháng 6/2007
51
27. Đồ thị 20a. Diễn biến tỉ lệ bệnh sương mai trên cây cải từ tháng
09/2006 đến tháng 12/2006
51
28. Đồ thị
20b. Diễn biến tỉ lệ bệnh sương mai trên cây cải từ tháng
3/2006 đến tháng 6/2007
52
29. Đồ thị 21a. Diễn biến tỉ lệ bệnh rỉ trắng trên cây rau muống từ
tháng 09/2006 đến tháng 12/2006
53
30. Đồ thị 21b. Diễn biến tỉ lệ bệnh rỉ trắng trên cây rau muống từ
tháng 3/2007 đến tháng 6/2007
53



















DANH SÁCH CÁC HÌNH

vii

Trang
1. Hình ảnh mô hình nhà lưới tỉnh Đồng Nai 89
2. Hình ảnh mô hình nhà lưới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
3. Hình ảnh mô hình nhà lưới tỉnh Trà Vinh
4. Hình ảnh mô hình nhà lưới ở TP. Hồ Chí Minh
5. Hình ảnh rau trồng trong mô hình nhà lưới mới



1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Thông tin chung:
-Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình nhà lưới phục vụ sản xuất rau
an toàn ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh
- Chủ nhiệm đề tài Ths. LÊ MINH DŨNG.
- Cơ quan chủ trì đề tài: Chi cục Bảo vệ thực vật TP. Hồ Chí Minh
- Kinh phí được duyệt: 239.550.000 đồng, trong đó:

+ Kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ: 200.000.000 đồng.
+ Kinh phí từ Chi cục Bảo vệ thực vật: 39.550.000 đồng.
- Kinh phí đã cấp: 180 triệu.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 07/ 2005 đến tháng 7/2007
2. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá hiện trạng sử dụng nhà lưới trồng rau ở ngoại thành thành phố,
nghiên cứu ảnh hưởng của nhà lưới đến hệ sinh vật hại rau và sự sinh trưởng
phát triển của rau trong nhà lưới để đề xuất mô hình nhà lưới để trồng rau an
toàn có hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện thờ
i tiết và trình độ canh tác
của nông dân trên địa bàn Thành phố.
- Là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đầu tư phát triển hệ thống nhà
lưới trồng rau an toàn, góp phần mở rộng diện tích rau an toàn ở ngoại thành
thành phố.
3. Nội dung đề tài:
3.1. Khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng nhà lưới trong sản xuất rau ở
ngoại thành thành phố:
- Thống kê số lượng, kiểu mẫu nhà lưới trên địa bàn thành ph
ố;
- Điều tra phỏng vấn 50 nông dân;
- Khảo sát nhà lưới trồng rau tại Bà Rịa- Vũng Tàu, Trà Vinh, Đồng Nai.
3.2. Nghiên cứu điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, hệ sinh vật hại rau và tình hình
sinh trưởng rau trồng trong nhà lưới
- Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ, hệ sinh vật hại rau trong 9 mô hình: 3 mô hình
nhà lưới kín, 3 mô hình nhà lưới hở, 3 mô hình bên ngoài.
- Theo dõi tình hình sinh trưởng rau, năng suất rau trồng ở 9 mô hình: 3
mô hình nhà lưới kín, 3 mô hình nhà lưới hở, 3 mô hình bên ngoài.

2
3.3. Nghiên cứu thiết kế và xây dựng 3 mô hình nhà lưới cải tiến: Củ Chi

2, Hóc Môn: 1.
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật trồng nhóm rau ăn lá an toàn trong
mô hình nhà lưới mới với 5 loại rau ăn lá rau cải, rau muống, rau dền, mồng tơi,
xà lách.
- Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ, cường độ chiếu sáng trong mô hình nhà lưới
mới.
- Theo dõi tình hình sinh trưởng, năng suất của nhóm rau ăn lá trong nhà
lưới.
- Theo dõi tình hình sinh vật hại rau trên nhóm rau ăn lá trong nhà lưới.
-
Đánh giá hiệu quả kinh tế của nhóm rau ăn lá trồng trong nhà lưới.
3.5. Chuyển giao kết quả nghiên cứu mô hình Trung tâm Khuyến nông,
Chi cục Bảo vệ thực vật ứng dụng mô hình thiết kế để chuyển giao cho nông
dân.
4. Sản phẩm đề tài:
4.1.Báo cáo hiện trạng sử dụng nhà lưới trồng rau an toàn của ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá nhiệt độ, ẩm độ, tình hình sâu bệnh hại rau
trong mô hình nhà lưới, đánh giá tình hình sinh trưởng các nhóm rau
ăn lá chính
trồng trong nhà lưới.
4.2. Thiết kế và xây dựng 03 mô hình nhà lưới cải tiến.
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật trồng nhóm rau ăn lá an toàn trong
mô hình nhà lưới mới với 5 loại rau ăn lá: rau cải, rau muống, rau dền, mồng tơi,
xà lách.














3
CHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Phát triển sản xuất rau an toàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Những năm gần đây ngành nông
nghiệp thành phố đã chỉ đạo, phối hợp cùng các sở ngành liên quan tìm giải pháp
tác động, hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn để phấn đấu đạt mục tiêu đến năm
2005 sẽ đạt 100% diện tích trồng rau ngoại thành cơ bản đều cho sản phẩm rau
an toàn.
Trong s
ản xuất rau, rau ăn lá khó trồng được trong mùa mưa do điều kiện
thời tiết không thuận, ngoài ra trên rau ăn lá có nhiều đối tượng sinh vật hây hại
nặng. Vì vậy, để có nhiều loại rau trồng, nâng cao hiệu quả và ngăn ngừa tình
hình ngộ độc xảy ra trên rau ăn lá với sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, hoạt động khuyến nông từ năm 2000 đã đưa mô hình nhà lưới
tr
ồng rau an toàn, chủ yếu sử dụng trồng rau ăn lá vào sản xuất song song với
các biện pháp khác như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, xúc tiến thương
mại trong sản xuất rau an toàn của Thành phố.
Qua thời gian sử dụng đã cho thấy các mô hình nhà lưới bước đầu có
mang lại một số mặt thuận lợi như giúp phát triển được vùng sản xuất rau ăn lá
chất lượng, h
ạn chế được côn trùng phá hại, giúp sản xuất rau ăn lá đạt hiệu quả

cao. Ngoài ra cũng từ các mô hình nhà lưới đầu tiên đã giúp cho bà con nông dân
tự học tập, nghiên cứu rút kinh nghiệm cải tiến phát triển hàng trăm nhà lưới
mới, nhiều tỉnh bạn đã đến tham quan học tập mặt tích cực của hệ thống nhà lưới
Thành phố về áp dụng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó cũng còn
nh
ững mặt hạn chế của các mô hình nhà lưới, quá trình triển khai nhà lưới trồng
rau còn mới. Vì vậy cần đánh giá rút ra được nhiều kinh nghiệm, đặc biệt những
khiếm khuyết cần được có ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các mô hình
nhà lưới trồng rau từ các tỉnh bạn, các hộ nông dân sản xuất giỏi có kinh nghiệm
để khẩn trương hoàn thiện thiết kế lại mô hình nhà lưới sao cho vừa tiện dụng,
hiệ
u quả cho vùng rau của Thành phố, vừa thích hợp khả năng đầu tư của nông
dân trồng rau ngoại thành.
Mục đích của đề tài là:
- Đánh giá hiện trạng sử dụng nhà lưới trồng rau ở ngoại thành, nghiên
cứu ảnh hưởng của nhà lưới đến hệ sinh vật hại rau và sự sinh trưởng phát triển
của rau trong nhà lưới để đề xuất mô hình nhà lưới để trồng rau an toàn có hiệu
quả kinh t
ế và phù hợp với điều kiện thời tiết và trình độ canh tác của nông dân
trên địa bàn thành phố.
-Là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đầu tư phát triển hệ thống nhà
lưới trồng rau an toàn, góp phần mở rộng diện tích rau an toàn ở ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh.


4
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

• Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Theo N.S. Talekar, F.C. Su, and M.Y.Lin (www:

,
5/2003) trồng rau ăn lá rất phổ biến ở các nước châu Á, đây là cây trồng có hiệu
quả kinh tế cao. Rau được trồng ở trên cánh đồng bình thường, nông dân thường
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh hại rau. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, người tiêu dùng đã quan tâm đến dư lượng độc chất trong
rau, đòi hỏi được cung cấp những sản phẩm an toàn. Do vậ
y đã có nhiều biện
pháp phòng trừ sâu, bệnh hại an toàn được áp dụng.
Nông dân đã sử dụng nhà lưới để trồng rau nhằm hạn chế tác hại của sinh
vật gây hại, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đa số nông dân dùng lưới để
ngăn ngừa côn trùng với kiểu nhà lưới 1 cửa, mắt lưới lớn 1,6 mm. Tuy nhiên,
nông dân vẫn phải sử dụng thuốc bả
o vệ thực vật, và đôi khi mật số sâu hại còn
cao hơn bên ngoài, do không xử lý đất nên nguồn sâu bệnh hại vẫn còn và một
số côn trùng có kích thước nhỏ vẫn vào được bên trong do mắt lưới lớn.
Để trồng hạn chế sâu bệnh hại trong nhà lưới, thiết kế nhà lưới cần lưu ý
các vấn đề:
-Xử lý đất bằng cách ngập nước.
-Sử dụng lưới có mắt lưới nh
ỏ kích thước 0,8 mm.
-Nhà lưới với cửa đúp.
-Giữ nhà lưới luôn kín.
-Áp dụng các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng.
• Tình hình nghiên cứu trong nước
1. Tại thành phố Hồ Chí Minh
Từ năm 2000 đến nay đã có nhiều mô hình nhà lưới được ứng dụng trong
sản xuất rau. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Khuyến nông thành phố, hiệu
quả sử dụng nhà lưới trong trồng rau là tăng hệ số
sử dụng đất, giảm chi phí phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động. Trồng rau cải ngọt, cải xanh trong

nhà lưới mang lại thu nhập cao hơn ngoài nhà lưới trên 40 triệu đồng/ ha/ năm.
Hiện nay ở thành phố có các kiểu nhà lưới khác nhau.
- Kiểu nhà lưới kín, kết cấu bằng sắt hoặc có trụ bê tông, có trang bị hệ
thống tưới phun, sử dụng lưới có kích thước lỗ nhỏ 30 lỗ/cm
2
. Kiểu này có ưu
điểm là khung sắt bền, hạn chế một số côn trùng gây hại, hạn chế mưa làm hư
rau. Tuy nhiên có hạn chế là lưới mau rách, do chiều cao thấp và lưới kín nên
nhiệt độ bên trong nóng hơn.

5
-Kiểu nhà lưới kín, dùng vật liệu bằng cây, lưới thưa kích thước lớn 10
lỗ/cm
2
. Ưu điểm là đầu tư thấp, mắt lưới thưa nên nhà lưới thoáng mát. Tuy
nhiên có hạn chế là phải gia cố thường xuyên.
-Kiểu nhà lưới hở, kết cấu bằng khung sắt, trụ bê tông hoặc bằng cây, chỉ
có mái che, không có lưới che bên hông. Ưu điểm đơn giản dễ làm, chủ yếu che
mưa, che nắng, chi phí thấp.Nhưng hạn chế không ngăn được côn trùng, không
có lưới bên hông nên rau dễ bị đổ ngã khi có mư
a, gió lớn.
2. Ở các địa phương khác:
Phường Tân Phong, hành phố Biên Hòa (Đồng Nai) 2 năm nay có diện
tích nhà lưới chuyên trồng rau tăng nhanh. Bắt đầu là ông Nguyễn Vĩnh An, trú
tại 93/81 44A, khu phố 8 thu đến 10 triệu đồng cho 1000 m2 rau trồng trong nhà
lưới vào thời điểm sau Tết năm 2000. Trước đó, năm 1999, ông An đi tham quan
nhà lưới tại Đà Lạt và về nhà ông đã tự thiết kế nhà lưới đơn giản bằng cột tre,
như
ng không may cho ông, một cơn lốc đã kéo sập đổ. Được sự động viên và
giúp đỡ tận tình của cán bộ kỹ thuật khuyến nông, ông làm lại chắc chắn hơn, có

cột bằng xi măng, khoảng cách giữa các cột được điều chỉnh phù hợp hơn nên đã
qua 3 năm mà nhà lưới vẫn dùng tốt, liên tục trúng mùa, trúng giá đến nay.
Khởi nghiệp sau ông An, ông Vũ Đức Hùng, khu phố 7 đã rút kinh
nghiệm và đầu tư
luôn một nhà lưới rộng đến 2.400 m
2
, với tổng chi phí 23 triệu
đồng và thu được lợi nhuận, thu hồi vốn sau 1 năm. Theo ông Hùng, nhà lưới hở
có tác dụng chống được dập nát do mưa to gió lớn, năng suất tăng hơn từ 20-
30% so với phương pháp che rau theo từng luống cố định mà nông dân vẫn hay
làm. Hiện tượng xói mòn đất giảm đi rõ rệt, đặc biệt là đất, cát không văng lên lá
rau khi mưa to. Vì vậy, rau trồng trong nhà lưới có chất lượng tốt, ít bị b
ệnh hơn
trồng bên ngoài nhà lưới. Năng suất rau trong nhà lưới trong mùa mưa có thể đạt
2 tấn/ 1000 m2, hiệu quả kinh tế rất cao nhờ giá thường cao hơn mùa khô 1,5-2
lần.
Cũng như Biên Hòa, thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam) có diện tích nhà lưới
trồng rau tăng nhanh, từ con số 0 vào năm 2000, nay đã có tới 20.000 m
2
nhà
lưới, trong đó có 50% có hệ thống tưới phun mưa hiện đại. Quảng Ngãi mới chỉ
có 7.000 m2, nhưng sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới khi cụm công nghiệp
Dung Quất, Chu Lai hoạt động, có nhu cầu lớn về rau an toàn.
Khác với 2 vùng đất mới trên, một số hộ trồng rau của Huyện Cần Giuộc
(Long An) đã biết tự tạo nhà lưới cây tre đơn giản để trồng xà lách xoong từ năm
1992 và nay đã lan r
ộng ra, nhà lưới đã được đầu tư chắc chắn, cột bê tông, xà
sắt và ngoài xà lách xoong, còn trồng nhiều loại rau ăn lá khác vào vụ nghịch.
Đến nay, toàn huyện đã có 250 nhà lưới, với diện tích mỗi nhà từ 1.000 – 2.500
m

2
. Cần Giuộc đang dần trở thành vùng rau chuyên canh rộng lớn cung cấp cho
thành phố Hồ Chí Minh.

6
Theo thí nghiệm của Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam tại Biên Hòa,
so sánh năng suất một số loại rau trồng trong nhà lưới và ngoài nhà lưới, năm
2003 tính cho 1000 m
2
/1 vụ như sau (số sau là năng suất ngoài nhà lưới): húng
quế: 2,29 tấn/1,38 tấn; cải thìa: 1,82 tấn/1,09 tấn; xà lách: 2,08 tấn/1,25 tấn. Đặc
biệt một số rau trước đây không thể trồng vào mùa mưa như ngò rí, tần ô thì nay
trồng mang lại hiệu quả cao, tần ô đạt 0,9 tấn/1000 m
2
/vụ và ngò rí đạt 0,67
tấn/1000 m
2
/vụ.
TS. Ngô Quang Vinh, Trưởng phòng cây thực phẩm Viện Khoa học Nông
nghiệp miền Nam cho biết, ông đã giới thiệu một số mẫu nhà lưới, kể cả mẫu của
nước ngoài để các địa phương và người trồng rau tự đánh giá và lựa chọn. Với
bản chất thông minh, sáng tạo, nông dân chúng ta đã có những cải tiến đáng kể.
Ví dụ như dùng dây thép kéo căng thay cho xà sắt nhờ đó chi phí đầu tư
thấp hơn
nhưng không kém phần chắc chắn
Nhà lưới kín, hở
Hiện có 2 loại nhà lưới, loại kín có lưới ngăn hoàn toàn cả phía trên mái
và xung quanh, loại hở – lưới không che kín hoàn toàn mà hở toàn phần hay bán
phần xung quanh. Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể mà lựa chọn phù hợp.
Về chi phí đầu tư, 1000 m

2
nhà lưới hiện nay vào khoảng 7-8 triệu đồng, nếu
thêm hệ thống tưới phun mưa vào khoảng 10-11 triệu đồng.
Theo khuyến cáo của TS Ngô Quang Vinh, việc lựa chọn nhà lưới kín
hay hở tùy thuộc vào mục đích nào được ưu tiên: chọn nhà lưới kín khi ưu tiên là
ngăn ngừa côn trùng. Chọn nhà lưới hở khi ưu tiên là hạn chế tác hại của mưa.
Nếu muốn dung hòa 2 mục đích trên cần nghiên cứu mẫu nhà lưới hở
một phần
mái.
Trồng rau an toàn, được đầu tư tốt, nông dân có kinh nghiệm thì nên dùng
nhà lưới kín. Trồng rau mùa mưa, rau thường, đầu tư vừa phải, nông dân chưa có
kinh nghiệm nên dùng nhà lưới hở. Nhà lưới màu trắng thường nóng hơn nhà
lưới màu đen, nhà lưới kín thường nóng hơn nhà lưới hở, nhưng có thể làm mát
bằng việc tưới phun mưa (tự động).










7
CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung 1- Khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng nhà lưới ở vùng
trồng rau ngọai thành và nghiên cứu hệ sinh vật hại rau trên các nhóm rau
cải, rau muống, rau dền, mồng tơi, xà lách trồng trong nhà lưới .
Nội dung 1.1- Điều tra hiện trạng tình hình sử dụng nhà lưới trồng rau ở

ngoại thành thành phố
a- Nội dung: Thống kê số lượng và các kiểu nhà lưới hiện có trên địa bàn
theo quậ
n huyện hiện đang sử dụng hiện nay:
+ Mẫu mã thiết kế, vật liệu sử dụng, thời gian sử dụng vật liệu (độ bền).
+ Chủng loại rau trong nhà lưới của các hộ nông dân,
- Điều tra nông dân sử dụng nhà lưới về những ưu điểm và khuyết điểm
của hệ thống nhà lưới đang sử dụng.
- Khảo sát mẫu mã thiế
t kế và hiệu quả sử dụng nhà lưới ở các tỉnh Nam
Bộ
b- Thời gian thực hiện: 3 tháng
c- Địa điểm: tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, khảo sát nhà
lưới một số tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai.
d- Qui mô thực hiện:
- Thống kê số lượng: toàn thành phố
- Điều tra hộ mẫu: 50 hộ, mẫu phiếu điều tra theo phụ lục đính kèm.
Phương pháp: D
ựa vào số liệu thứ cấp theo báo cáo kết hợp khảo sát thực
địa, điều tra phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên nông dân theo phiếu điều tra chuẩn
bị trước.
- Khảo sát các tỉnh: 3 tỉnh
Nội dung 1.2- Nghiên cứu điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, hệ sinh vật hại rau,
sinh vật có ích chính và tình hình sinh trưởng một số nhóm rau chính trồng
trong nhà lưới
a- Nội dung: Do điều ki
ện bao lưới và trồng rau liên tục nên bên trong nhà
lưới hình thành một hệ sinh thái khác so với ngoài đồng ruộng: Sự sinh trưởng,
phát triển của cây rau; mức độ sâu bệnh xuất hiện trong nhà lưới cũng khác so
với ngoài đồng ruộng. Do vậy cần đánh giá tình hình sinh trưởng, tình hình sâu

bệnh của các kiểu nhà lưới so với bên ngoài. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:
- Theo dõi diễn biến nhiệt độ, độ ẩm không khí trong và ngoài nhà lưới
- Đánh giá tình hình sinh trưởng của các nhóm rau cả
i, rau muống, rau
dền, mồng tơi, xà lách rau trong nhà lưới: năng suất, chất lượng.

8
- Theo dõi sinh vật hại rau: Thành phần sinh vật hại, sự phát sinh phát
triển của sinh vật hại rau và một số sinh vật có ích chính trong nhà lưới so với
bên ngoài.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau trong nhà lưới
b- Thời gian thực hiện: 12 tháng
c- Địa điểm: Huyện Củ Chi
d- Qui mô thực hiện: 9 điểm, gồm có nhà lưới kín: 3, nhà lưới hở: 3, ruộng
bên ngoài: 3.
Nội dung 2- Nghiên cứu thiết kế và xây dựng mới mô hình nhà lưới
phục vụ sản xuất rau an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung 2.1-Thiết kế và xây dựng mô hình nhà lưới mới
a- Nội dung:
Trên cơ sở đánh giá lại hiện trạng sử dụng và lấy ý kiến người dân, kết
hợp với việc theo dõi ảnh hưởng của nhà lưới đến sinh trưởng phát triển của cây
rau đề xuất cải tiến và thiết kế 3 kiểu nhà lưới kín : kiểu mẫu, vậ
t liệu.
b- Thời gian thực hiện: 3 tháng.
c- Địa điểm: Huyện Củ Chi, Hóc Môn.
d- Qui mô thực hiện:
- Số lượng nhà lưới: 03.
Diện tích nhà lưới: 500 m
2
Nội dung 2.2-Đánh giá hiệu quả mô hình thiết kế nhà lưới cải tiến

a- Nội dung:
- Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm không khí, cường độ chiếu sáng…
- Đánh giá về mặt sinh trưởng và năng suất rau mùa mưa và mùa khô.
- Theo dõi tình hình sinh vật hại rau trên nhóm rau ăn lá trong nhà lưới.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của nhóm rau ăn lá trong mùa mưa, mùa khô.
b- Thời gian thực hiện: 12 tháng.
c- Địa điểm: huyện Củ Chi, Hóc Môn.
d-Qui mô: Bố trí 05 thí nghiệm vớ
i 5 loại rau ăn lá rau cải, rau muống,
rau dền, mồng tơi, xà lách.
Thí nghiệm được bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RBCD), với 4
nghiệm thức:
- NT1 : nhà lưới 1 (lưới màu trắng, lưới bên hông lỗ dày)

9
- NT2 : nhà lưới 2 (lưới màu trắng, lưới bên hông lỗ dày)
- NT3 : nhà lưới 3 (lưới màu trắng , lưới bên hông lỗ thưa)
- NT4: ngoài nhà lưới (đối chứng),
Diện tích ô : 50m
2
.
-Thí nghiệm tiến hành 6 lần lặp lại - mỗi lần lặp lại là 1 lứa rau.
Nội dung 3- Chuyển giao mô hình nhà lưới cải tiến
Tổ chức hội thảo đầu bờ lấy ý kiến người nông dân sử dụng, nhà quản lý
và các nhà khoa học.
a- Nội dung
Sau khi thực hiện có kết quả bước đầu trong mô hình nhà lưới mới, tiến
hành hội thảo lấy ý kiến của người sử dụng, củ
a người thiết kế và nhà quản lý.
Từ đó hoàn chỉnh mô hình và đưa ra những kết luận khuyến cáo phù hợp.

Tổ chức hội thảo đầu bờ
b- Thời gian thực hiện: 2 ngày.
c- Địa điểm: huyện Củ Chi.
d- Qui mô: 70 người
Chuyển giao mô hình: Chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Trung tâm
NCKHKT và khuyến nông, Chi cục BVTV và cho nông dân.















10
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. KIỀU DÁNG THIẾT KẾ NHÀ LƯỚI TRỒNG RAU
1. Các mô hình nhà lưới trồng rau trên địa bàn thành phố:
1.1. Diện tích, qui mô nhà lưới trồng rau:
Theo kết quả điều tra năm 2006 của Trung tâm Khuyến nông, tổng số nhà
lưới trên địa bàn có 526 nhà lưới với tổng diện tích là 85,5 ha, trong đó ở huyện
Hóc Môn có 189 nhà lưới, Củ Chi có 40 nhà lưới, Quận 12 có 297 nhà lưới. Qui
mô, kích cỡ nhà lưới như sau:

Bảng 1. Diện tích các nhà lướ
i điều tra

Diện tích nhà lưới (m2)
STT Quận, huyện
Số nhà
lưới
< 500 500 - 1000 >1000
1 Hóc Môn 49 5 6 38
2 Củ Chi 30 4 24 2
3 Q.12 73 0 2 71
Tổng Cộng
152 9 32 111
(Nguồn Trung tâm Khuyến nông)
Qua kết quả khảo sát 152 nhà lưới của Trung tâm Khuyến nông trên địa
bàn các quận huyện cho thấy diện tích nhà lưới phân theo 3 dạng sau:
- Nhà lưới có diện tích nhỏ hơn 500 m2: có 9/152 nhà lưới, tỉ lệ 5,9 %.
- Nhà lưới có diện tích từ 500 -1000 m2: có 32/152 nhà lưới, tỉ lệ 21,1 %.
- Nhà lưới có diện tích >1000 m2: có 111/152 nhà lưới , tỉ lệ 73 %.
Kết quả điều tra của Trung tâm Khuyến nông cũng cho thấy, nông dân sử
dụng nhiều loại vật liệ
u nhà lưới khác nhau để làm nhà lưới tùy theo khả năng
đầu tư.
- Đối với trụ cột bằng tre gỗ có 90/152 nhà lưới chiếm 59,2 %, bằng cột
bê-tông, sắt có 62/152 nhà lưới chiếm 40,8 %. Tuy nhiên khung dàn làm bằng
tre, gỗ có 45 cái chiếm 29,6 %, làm bằng sắt có 107 cái chiếm 70,4 %.
- Có 86,2 % nông dân sử dụng chọn lưới có màu trắng, chỉ có 13,8 % nông
dân chọn lưới màu đen.
Qua kết quả trên cho thấy, do yêu cầu của sản xuất và hiệu quả của nhà
lưới trồ

ng các loại rau ăn lá nhất là sản xuất trong mùa mưa, nông dân ngày càng
quan tâm đến mô hình nhà lưới, ngoài sự đầu tư hỗ trợ của chương trình khuyến
nông, nông dân cũng tự đầu tư xây dựng các nhà lưới để chủ động sản xuất.
1.2. Kiểu dáng, thiết kế mô hình nhà lưới:

11
a. Nhà lưới kín, cột trụ bằng sắt, cây bằng ngang bằng tre, tầm vông:
Đầu năm 2000 - 2001 từ 17 mô hình nhà lưới đầu tiên của phòng Nông
nghiệp huyện Hóc Môn đầu tư cho các hộ dân, sau đó được sự chỉ đạo của Sở
Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng các mô hình nhà
lưới trồng rau ăn lá ở Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn đến năm 2002 được 27 cái,
trong đó số lượng nhà lưới ở Bình Chánh 1, Hóc Môn 13, Củ Chi 13. Ðặc điểm
c
ủa mô hình nhà lưới này như sau:
- Mô hình nhà lưới có diện tính bình quân 500 m
2
, cao từ 2- 2,5m.
- Cột trụ bằng sắt, dàn khung ngang bằng tre, tầm vông. Trong số nhà lưới
này thì sau này có một số nhà lưới có kết cấu cột trụ bằng xi-măng để được chắc
chắn hơn
- Lưới phủ kín toàn bộ, lưới sản xuất trong nước, mắt lưới nhỏ 32 lỗ/cm
2
.
b. Nhà lưới kín (hoặc có khe hở trên mái), kết cấu bằng sắt toàn bộ:
Năm 2003, Trung tâm Khuyến nông đã đưa ra mô hình nhà lưới cải tiến
theo mẫu thống nhất gồm 2 kiểu, kiểu phủ lưới kín toàn bộ và kiểu 2 mái có khe
hở thông gió trên mái. Tổng số 40 cái, trong đó Củ Chi: 32, Bình Chánh: 5, Quận
12: 2, Thủ Đức: 1. Ðặc điểm của nhà lưới này như sau:
- Mô hình nhà lưới có diện tính bình quân 500 m
2

, độ cao cột bên hông là
2 m, cột giữa 2,7 m.
- Cả 2 kiểu đều kết cấu cột và khung bằng sắt toàn bộ.
- Tuy nhiên vấn đề lưới vẫn sử dụng lưới dệt thường trong nước để hạ giá
thành đầu tư lưới phủ kín toàn bộ, mắt lưới nhỏ 32 lỗ/cm
2
.
c. Nhà lưới hở, khung sắt cột trụ xi măng chỉ che lưới trên mái:
Do khí hậu nắng nóng, mưa nhiều, đôi lúc có gió mạnh ở vùng Củ Chi,
đặc biệt là những khu vực đồng trống, người trồng rau đã đưa vào sử dụng dạng
nhà lưới hở với đặc điểm:
- Diện tích nhà lưới từ 200 -1000 m
2
, độ cao của nhà lưới từ 2- 2,5 m.
- Có trụ bằng bê tông, hoặc sắt, khung sắt.
- Chỉ che lưới mái trên, bên hông để trống, lưới lỗ thưa (9 lỗ/cm
2
), vẫn
dùng loại lưới sản xuất trong nước.
d. Nhà lưới giản đơn, khung bằng tre, cừ tràm:
Hiện nay, ở một số phường như Tân Thới Hiệp, Thới An, Hiệp Thành
thuộc Quận 12, và xã Đông Xuân, Thới Tam Thôn thuộc huyện Hóc Môn…hình
thành nhiều khu nhà lưới trồng rau dạng rất đơn giản do dân tự mua vật tư và tự
làm. Đặc điểm:
- Diện tích mô hình này là nhà lưới rộng từ 1.000 m
2
trở lên, trong đó có
thể sở hữu của nhiều hộ, chiều cao nhà lưới từ 2- 3 m.

12

- Khung nhà lưới hoàn toàn bằng cây gỗ tràm, cừ.
- Đa số lưới phủ kín hết cả trên mái và xung quanh, dùng lưới mắt lớn 9
lỗ/cm
2
, sử dụng lưới sản xuất trong nước.
1.3. Đánh giá của nông dân về mô hình nhà lưới:
Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn 50 nông dân theo mẫu phiếu câu hỏi
sẵn, kết quả cho thấy:
Diện tích nhà lưới trung bình là 1.380 m
2
/hộ, trong đó diện tích nhà lưới
nhỏ hơn 1000 m
2
là 18/50, từ 2000 m
2
có 12/50, như vậy nông dân có xu hướng
nhà lưới mới làm rộng hơn. Chiều cao nhà lưới nhìn chung còn thấp, chiều cao
trung bình từ 2,2 –2,5 m, đa số làm mái phẳng.
Nông dân xây dựng nhà lưới với kiểu dáng, vật liệu khác nhau, tùy theo
nhận thức của nông dân về mục đích xây dựng nhà lưới, khả năng kinh phí đầu
tư của nông dân.
Kết quả điều tra cho thấy có 23/50 hộ xây dựng nhà lưới kín có lưới che
trên mái và xung quanh, và 27/50 nông dân sử dụng kiểu nhà l
ưới hở chỉ có lưới
che trên mái, không có lưới che xung quanh. Đối với nông dân xây dựng nhà
lưới kín cho rằng xây dựng nhà lưới kín sẽ hạn chế được sinh vật hại, hạn chế
được tác hại của mưa, gió đến sinh trưởng của cây rau. Đối với những người
nông dân xây dựng nhà lưới hở thì cho rằng nhà lưới hở sẽ thoáng mát hơn, do
vậy năng suất rau không bị giảm đặc biệt trong mùa khô, thời tiết nóng.
- V

ề màu sắc lưới, đa số nông dân sử dụng lưới màu trắng: có 41/50 nông
dân sử dụng lưới màu trắng, do nông dân thấy rằng trồng rau trong nhà lưới màu
trắng không bị giảm năng suất do đủ ánh sáng cho sự sinh trưởng phát triển của
rau. Do giá lưới sản xuất ở nước ngoài cao, vì vậy 100% nông dân sử dụng lưới
được dệt tại trong nước do giá cả rẻ. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy độ bền của
lướ
i dệt trong nước cũng khác nhau tùy theo chủng loại, đặc biệt có những loại
lưới chất lượng rất kém, có 17/50 nhà lưới có độ bền dưới 6 tháng, nhưng cũng
có 29/50 nhà lưới có độ bền trên 1 năm. Theo nông dân, độ bền của lưới còn phụ
thuộc vào kỹ thuật làm giàn mái, nếu không chắc chắn dễ bị rách do gió lớn.
- Tùy thuộc vào khả năng đầu tư nên vật liệu làm nhà lưới cũng khác
nhau. Chỉ có 23/50 nhà lướ
i dùng có trụ tương đối chắc chắn bằng sắt hoặc đổ bê
tông, trong đó có 16/50 nhà lưới sử dụng trụ bằng sắt , 7/50 dùng trụ bê tông. Đa
số nông dân “nhập cư” sử dụng cột tre làm trụ (27/50 nhà lưới), nguyên nhân do
vốn ít, làm nhà lưới với mục đích che mưa, che nắng, và do thời gian nông dân
thuê ruộng cũng trong thời gian ngắn. Trong 50 nhà lưới điều tra, chúng tôi cũng
nhận thấy chỉ có 13 nhà lưới có dàn mái làm bằng khung sắ
t, còn lại bằng tre,
dây kẽm. Do vậy độ bền của nhà lưới cũng thấp, đặc biệt có 9 nhà lưới độ bền
của các trụ chỉ dưới 1 năm, có nghĩa sau một năm trồng rau nông dân phải sửa
chữa lại. Như vậy qua điều tra chúng tôi thấy chỉ có 13 (26%) nhà lưới là được
đầu tư sử dụng vật liệu chắc chắn có độ bền chắc lâu hơn.

13
- Nông dân cũng có sử dụng hệ thống tưới phun để giảm công lao động,
kết quả điều tra cho thấy có 19/50 hộ có sử dụng hệ thống tưới phun. Tuy nhiên,
nông dân cũng gặp khó khăn khi sử sụng hệ thống tưới phun như bị tắc nước,
nước tưới không đều. Ngoài ra một số nông dân áp dụng bón phân qua hệ thống
tưới không đúng chủng loại phân, do vậy phân bón không tan hết gây hiện tượng

tắc nghẽn đường ống và béc phun.
Nông dân đề nghị nghiên cứu cải tiến về kiểu dáng, kích thước nhà lưới
như sau:
- 42/50 nông dân đề nghị tăng chiều cao của nhà lưới, trong đó hầu hết đề
nghị nhà lưới phải có chiều cao tối thiểu là từ 2,5 –2,7 m.
- Có 35/50 nông dân đề nghị nghiên cứu cải tiến các trụ của nhà lưới để
bền hơn, chắc chắn hơn.
- Có 34/50 nông dân đề nghị
nghiên cứu cải tiến dàn che mái, đảm bảo
vừa chắc chắn vừa có chi phí phù hợp.
2. Khảo sát mẫu mã thiết kế nhà lưới ở các tỉnh Nam Bộ:
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mẫu mã thiết kế và hiệu quả sử dụng nhà
lưới trong trồng rau ở các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Trà Vinh. Kết quả
khảo sát như sau:
2.1. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Mô hình trồng rau nhà lưới bắt đầu từ
năm 2000, đến năm 2003, có 03 nhà
lưới với diện tích 7.500 m
2
. Đến nay diện tích nhà lưới của tỉnh đã 19,5969 ha.
Có cả mô hình nhà lưới kín và mô hình nhà lưới hở.
Kiểu dáng nhà lưới: Ban đầu có trụ sắt, trụ gỗ chủ yếu là cột trụ bê tông
làm khung và dây kẽm đan néo đỡ lưới, chiều cao trung bình nhà lưới 2,5 m.
Diện tích mô hình giới hạn nhỏ nhất trên 500 m
2
.
2.2. Tỉnh Đồng Nai:
Hàng năm diện tích gieo trồng rau của TP- Biên Hoà khoảng 3.000 ha
trong đó diện tích rau ăn lá chiếm 2/3 tổng diện tích trên. Xuất phát từ hiệu quả
kinh tế cao trong sản xuất rau mùa mưa cho nên những năm gần đây nông dân đã

dùng nhiều biện pháp che chắn cho rau bao gồm các biện pháp sau:
- Che chắn rau theo luống không cố định.
- Che chắn theo luống cố định.
- Mô hình nhà lưới hở.
- Mô hình nhà lưới kín.
Mô hình nhà lưới hở và nhà lưới kín
được đánh giá là hiệu quả nhất hiện
nay ở Đồng Nai. Chiều cao của mô hình nhà lưới nơi thấp nhất khoảng 2m càng

14
cao thì càng thoáng và dễ thao tác trong sản xuất như cuốc đất, tưới….Lưới để
lợp khoảng 4 mm loại lưới này thoáng dễ trao đổi khí trong và ngoài nhà lưới,
ngăn cản các loại bướm đẻ trứng trong vườn rau. Mặc khác loại lưới này bền hơn
các loại lưới khác có thời gian sử dụng 2-3 năm. Sau 2- 3 năm thì mới thay lưới
và dây kẽm còn trụ sắt thì thời gian sử dụng còn dài hơn.
Hiện nay có đến 70% trên 38 ha diện tích đấ
t trồng rau ăn lá tại phường
Tân Phong sử dụng nhà lưới. Đúc kết kinh nghiệm từ các mô hình nhà lưới từ 3
năm qua nên hiện nay nhiều nhà lưới được xây dựng ngày càng kiên cố hơn, đẹp
hơn thoáng hơn trước kia.
2.3. Tỉnh Trà Vinh:
Hiện đã xây dựng một số mô hình nhà lưới. Kiểu dáng nhà lưới là trụ xi
măng, tuy nhiên có mô hình nông dân tự làm thì trụ bằng tre, theo kiểu nhà lưới
hở chỉ có lưới phủ bên trên, xung quanh không che lưới. Chiề
u cao trung bình từ
2 – 2,5 m.
3. Nhận xét về các mô hình nhà lưới trồng rau hiện nay:
Mô hình sử dụng nhà lưới trồng rau có hiệu quả trong thời gian qua, do
vậy diện tích nhà lưới đã tăng lên. Tuy nhiên, chúng tôi thấy các mô hình nhà
lưới hiện nay có các ưu, nhược điểm như sau:

3.1. Kiểu dáng nhà lưới:
Hiện nay mô hình nhà lưới trồng rau có 2 dạng chính là nhà lưới kín: lưới
phủ kín hoàn toàn cả trên mái và xung quanh, và dạng nhà lưới hở: chỉ che lưới
trên mái, không có lưới che còn xung quanh.
3.1.1. Đối với mô hình nhà lưới kín:
a. Ưu điểm:
- Hạn chế được côn trùng phá hại trong thời gian đầu.
- Hạn chế được mưa làm hư rau, giảm được nắng trong mùa khô giúp rau
sinh trưởng tốt hơn.
b. Nhược điểm:
- Trồng liên tục nhiều vụ, không để đất nghỉ hoặc luân canh cây khác nên
một số loại sâu, bệnh, tuyến trùng phát sinh gây hại rau.
- Nhiệt độ trong nhà lưới kín nóng hơn bên ngoài làm ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây rau.
3.1.2. Đối với mô hình nhà lưới hở:
a. Ưu điểm:
- Chủ yếu với tính chất giảm mưa trong mùa mưa, hạn chế nắng trong mùa
khô, giúp rau sinh trưởng tốt hơn.

15
- Đơn giản dễ làm, do không cần cao nên giảm được vật liệu, giảm chi phí.
- Thoáng mát hơn so với nhà lưới kín.
b. Nhược điểm sau:
- Không ngăn được côn trùng phá hại, thành phần mật số sinh vật hại
tương tự như trồng ngoài nhà lưới nên người trồng dễ sử dụng thuốc không đảm
bảo an toàn nếu không được kiểm tra giám sát kỹ.
- Không có lưới hông thì khi có mưa gió lớn dễ làm rau bị đỗ ngã hư h
ỏng
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng rau do mưa tạt, gió mạnh.
3.2. Kích thước nhà lưới:

3.2.1. Diện tích:
Diện tích trung bình từ 500 -2000 m
2
. Diện tích các nhà lưới ở thành phố
nếu được đầu tư hỗ trợ kinh phí trước đây đa số nhỏ khoảng 500 m
2
. Tuy nhiên,
các nhà lưới do nông dân đầu tư hiện nay có kích thước lớn hơn từ 1000 -2000
m
2
, những nhà lưới lớn hơn 2000 m
2
là do nhiều nông dân cùng chung vốn đầu
tư nhưng lại sử dụng các vật liệu mau hỏng như cừ tràm. Điều này do nông dân
nhận thấy rằng nhà lưới làm theo kiểu dáng cũ thấp, không thoáng do vậy cần
làm rộng hơn để đảm bảo thoáng mát, mặt khác việc trồng rau trong nhà lưới có
hiệu quả nên nông dân tiếp tục đầu tư nhà lưới lớn hơn.
Đa số nhà lưới hiện nay nếu đầu t
ư chắc chắn, khung cột bằng sắt hoặc bê
tông là những nhà lưới nhỏ, diện tích 500 m2 lại che lưới toàn bộ để tránh côn
trùng, nên hạn chế sự thoáng mát trong nhà lưới so với nhà lưới kích thước lớn
và nhà lưới hở xung quanh.
3.2.2. Chiều cao:
Chiều cao trung bình từ 2 - 2,5 m, thường cột ở giữa có chiều cao hơn các
cột bên hông. Những mô hình nông dân tự xây dựng sau này làm bằng cừ tràm
đã có chiều cao hơn do với các mô hình được đầu tư trướ
c đây, các cột xung
quanh cao từ 2,5 - 2,7 m, cột giữa cao tới 3 m.
Tuy nhiên, nếu làm cao sẽ tốn vật liệu hơn, đặc biệt nếu xây dựng khu vực
ngoài đồng ruộng thì phải tính toán các trụ cột làm sao chắc chắn để chống gió.

3.3.Vật liệu làm nhà lưới:
3.3.1. Khung cột nhà lưới:
Hiện nay, nhà lưới trồng rau được xây dựng với nhiều vật liệu khác nhau:
- Các cột bằng bê tông, dàn che bằng sắt hoặc nông dân dùng dây kẽm,
ho
ặc bằng tre, cừ tràm để giảm chi phí. Tuy nhiên một số nhà lưới dù làm bằng
trụ bê tông nhưng đổ móng không chắc chắn dẫn đến nghiêng đổ do không chịu
đựng được gió lớn. Việc thiết kế trụ cột bằng bê tông mái chỉ dùng dây kẽm đòi

16
hỏi làm cột dày hơn với khoảng cách 6 x 3 m, sẽ làm tăng chi phí cột ngoài ra
gây khó khăn nếu áp dụng cơ giới hoá máy cày xới trong nhà lưới.
- Bộ khung cột hoàn toàn bằng sắt sẽ chắc chắn hơn, tuy nhiên kích cỡ các
cột sắt không giống nhau, sử dụng các cột sắt nhỏ thì nhà lưới không chống chịu
được với gió. Một vấn đề khác, nếu sử dụng sơn không tốt sẽ làm cột sắt nhanh
g
ỉ, hư hỏng.
- Khung nhà lưới kết cấu bằng tre, tầm vông chủ yếu được nông dân “nhập
cư” thuê ruộng sử dụng. Chi phí giá thành thấp, tuy nhiên nhà lưới nhanh bị hư
hỏng đổ ngã, phải sửa chữa thường xuyên. Mặt khác cây làm khung nhà nhanh
hư hỏng và mỗi lần tu sữa rất khó vì ảnh hưởng đến rau đang trồng.
3.3.2. Lưới:
Hiện nay, nông dân chủ yếu sử dụng lưới được dệt ở
trong nước. Do nhà
lưới thấp nóng nên lưới mau lủng, rách, cụ thể những nhà lưới nào nằm ở vị trí
nắng gắt, gió nhiều thì chỉ sử dụng được 8-10 tháng và đặc biệt là thường lưới
bắt đầu rách từ nơi tiếp xúc trực tiếp giữa lưới và khung sắt do tiếp xúc nhiệt độ
cao hơn. Ðối với những nhà lưới nằm ở vị trí kín gió như một số hộ
ở trong khu
dân cư của ấp Ðình – xã Tân Phú Trung thì sử dụng được từ 12-18 tháng, đặc

biệt là kết hợp với nhà lưới hở mái thì lưới có tuổi thọ cao hơn.
Sử dụng lưới lỗ nhỏ làm nhiệt độ trong nhà lưới nóng và lưới mau lủng
rách hơn do cản gió nhiều hơn. Do vậy hiện nay đa số lưới có kích thước mắt
lưới lớn 9 lỗ/cm
2
, tuy nhiên với lưới có kích thước mắt lưới lớn sẽ không giảm
được mưa và không hạn chế được côn trùng gây hại có kích thước nhỏ.
3.4. Hệ thống tưới:
Một số nhà lưới có hệ thống tưới, có ưu điểm đối với những mô hình trồng
và thu hoạch cùng thời điểm trong nhà lưới, giảm chi phí nhân công và làm mát
nhà lưới nhưng không phù hợp với việc trồng nhiều đợt rau trong cùng một nhà
lướ
i vì có lúc cần phơi đất 1 vài liếp để khô ráo thì bị ảnh hưởng, ngoài ra bép
phun có lỗ nhỏ, lượng nước tưới phun ra không nhiều nên chỉ phù hợp với mùa
mưa hay vị trí nhà lưới nơi đất thấp; còn đất gò cao, mùa nắng gắt do lượng nước
tưới phun yếu nên thời gian tưới dài, hao phí điện nhiều.
Nhận xét chung:
Kiểu dáng, qui mô kích cỡ nhà lưới hiện nay đa dạng, tùy thuộc mục đích
sử dụng, kh
ả năng đầu tư, nông dân có thể xây dựng nhà lưới kín hay nhà lưới
hở. Tuy nhiên chưa có thiết kế cụ thể về kích thước nhà lưới, kiểu dáng nhà lưới.
Do vậy để nhà lưới sử dụng trồng rau có hiệu quả cao hơn, cần thiết kế
nhà lưới khắc phục được tuy nhiên các nhược điểm của các mô hình nhà lưới
hiện nay là:

17
- Trụ cột nhà lưới chưa có mô hình kích cỡ, khoảng cách trụ cột hợp lý,
làm móng chưa chắc chắn, do vậy làm tăng chi phí, hoặc nếu trụ cột dày sẽ gây
khó khăn khi áp dụng cơ giới hóa trong nhà lưới.
- Khung, dàn mái nhà lưới sử dụng vật liệu khác nhau, một số nhà lưới sử

dụng loại vật liệu sử dụng giá trị thấp nên mau hư hỏng, phải sửa chữa tốn công,
do vậ
y cần tính toán dàn khung chắc chắn với chi phí thấp.
- Nhà lưới chưa thoáng mát, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn bên ngoài kể
cả nhà lưới hở do nhà lưới thấp, hoặc sử dụng lưới phủ kín kín với mắt lưới nhỏ
30 lỗ/cm
2
. Cần thiết kế nhà lưới với chiều cao hợp lý, đảm bảo độ thông thoáng
giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.
- Để giảm giá thành nhà lưới, nông dân thường sử dụng lưới được dệt
trong nước do vậy mau hỏng, mặt khác để nhà lưới thoáng hơn, nông dân sử
dụng mắt lưới lớn 9 lỗ/cm
2
nên không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. Do đó
cần tính toán sử dụng lưới với chi phí hợp lý, nhưng đảm bảo dược độ bền.
II. ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ TRONG NHÀ LƯỚI
1. Kết quả điều tra nông dân:
Qua kết quả điều tra nông dân cho thấy có 25 /50 (50%) nông dân cho
rằng trong nhà lưới nhiệt độ nóng hơn do vậy làm giảm năng suất rau, 26/50
(52%) nông dân cho rằng trong nhà lưới độ ẩm cao hơn so v
ới bên ngoài.
Theo đánh giá của nông dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu mô hình nhà lưới có
diện tích nhỏ nếu làm nhà lưới kín thì nhiệt độ trong nhà lưới trong mùa nắng
cao hơn làm giảm năng suất một số loại rau như hành, ngò, rí.
Còn theo ý kiến nông dân Đồng Nai cho rằng trong nhà lưới trong mùa
mưa nóng ẩn có thể ảnh hưởng đến tình hình sâu bệnh trong nhà lưới. Tuy nhiên
khi nhà lưới hở thì độ ẩm và nhiệt độ không chênh lệch nhiều giữa bên trong và
ngoài nhà lưới nên ít ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng của cây rau.
2. Kết quả theo dõi nhiệt độ ẩm độ trong các mô hình trồng rau khác

nhau:
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi ghi nhận nhiệt độ, ẩm độ 03 mô hình
trong nhà lưới, ngoài nhà lưới, nhà lưới hở, mỗi mô hình 3 điểm tại Củ Chi và
Hóc Môn, ghi nhận nhiệt độ và ẩm độ hàng ngày vào các thời điểm 7 giờ sáng,
12 giờ và 15 giờ, kết quả như sau:
1.1. Nhiệt độ:

×