Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị trên địa bàn q.5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 184 trang )

1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
***







BÁO CÁO NGHIỆM THU


XÃ HỘI HÓA HỆ THỐNG QUÉT DỌN, THU GOM, VẬN
CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN 5

(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu đề tài ngày 10/12/2007)







CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI








NGUYỄN VĂN CHIẾN

CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI CƠ QUAN CHỦ TRÌ
SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ SỞ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
TP.HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH









THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12/ 2007
2
MỤC LỤC

Mục lục i
Danh sách các chữ viết tắt vi
Danh sách bảng vii
Danh sách hình ix
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài 1
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1

3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu 1
5. Tổ chức thực hiện đề tài 2
6. Sản phầm khoa học của đề tài 2
CHƯƠNG 1
QUẬN 5 – SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÃ HỘI HÓA HỆ THỐNG QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1 Giới Thiệu Chung 3
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 3
1.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội 4
1.2 Các Vấn Đề Của Hệ Thống Quản Lý Chất Thải Rắn 5
1.3 Sự Cần Thiết Của Việc Xã Hội Hoá Hệ Thống Quản Lý Chất Thải Rắn
Đô Thị 6
1.4 Mục Tiêu Nghiên Cứu 8
1.5 Nội Dung Nghiên Cứu 8
1.6 Phương Pháp Nghiên Cứu 9
1.7 Tổ Chức Thực Hiện 9
3
1.8 Cấu Trúc Báo Cáo 10
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ
CHƯƠNG TRÌNH XÃ HỘI HÓA
2.1 Một Số Định Nghĩa và Khái Niệm Cơ Bản 11
2.1.1Chất thải rắn sinh hoạt 12
2.1.2 Chất thải rắn đô thị 12
2.1.3 Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại 13
2.1.4 Chất th
ải rắn y tế 14
2.2 Hệ Thống Quản Lý Chất Thải Rắn Đô Thị 18
2.2.1 Hệ thống kỹ thuật 18

2.2.2 Hệ thống hành chánh 19
2.2.3 Luật pháp, qui chế, qui định, tiêu chí và tiêu chuẩn 19
2.3 Xã Hội Hóa Hệ Thống Quản Lý Chất Thải Rắn Đô Thị – Lý Thuyết và
Kinh Nghiệm Trong Nước và Thế Giới 20
CHƯƠNG 3
SỐ LIỆU
ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN QUẬN 5
3.1 Giới thiệu chung 25
3.2 Hệ thống kỹ thuật 26
3.3 Hệ thống hành chính 39
4
CHƯƠNG 4
SỰ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ (XÃ HỘI HÓA)
TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ CỦA QUẬN
5
4.1 Giới Thiệu Chung 43
4.1.1 Mục tiêu và nguyên tắc xã hội hóa hệ thống QLCTR 44
4.1.2 Hình thức xã hội hóa 45
4.2 Các Văn Bản Pháp Lý 46
4.2.1 Luật 46
4.2.2 Nghị Định và Thông Tư 47
4.2.3 Chỉ Thị và Quyết Định 47
4.3 Hồ Sơ Mời Thầu 47
4.4 Qui Trình Đấu Thầu 48
4.5 Các Thuận Lợi, Khó Khăn Sẽ Gặp Phải và Phương Hướng Giải Quyết 51
CHƯƠNG 5
HỆ THỐNG PHÍ VÀ THU PHÍ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHẤT
THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI QUẬN 5
5.1 Hiện Trạng Thu Phí Tại Thành phố Hồ Chí Minh 61

5.1.1 Số lượng chủ nguồn thải 61
5.1.2 Tốc độ phát sinh chất thải rắn 62
5.2 Hiện Trạng Các Mức Phí Thu Gom 62
5.3 Sự Cần Thiết, Nguyên Tắc Và Mục Tiêu Của Công Tác Thu Phí Tại
TP.HCM 64
5.3.1 Sự cần thiết của việc thu phí 64
5.3.2 Mục tiêu của việc thu phí 65
5.3.3 Nguyên tắc xây dựng mức phí 66
5
5.3.4 Nguyên tắc xây dựng hệ thống thu và quản lý phí 67
5.3.5 Các căn cứ pháp lý 67
5.4 Tính Toán Các Chi Phí Cho Các Hoạt Động Quản lý Chất Thải Rắn Sinh
Hoạt Tại TP HCM 67
5.4.1 Tổng Chi Phí Thực Tế Thành Phố Chi Trả Cho Quản Lý Chất
Thải Rắn Sinh Hoạt Trong Năm 2006 68
5.4.2 Các chi phí dự kiến trong năm 2007 71
5.5 Đề Xuất Mức Phí 73
5.5.1 Tính Toán Các Mức Phí Mà Các Đối Tượng Phả
i Trả Cho Việc
Cung ứng Dịch Vụ 73
5.5.2 Các Mức Phí Đề Xuất Áp Dụng Cho Khu Vực Hộ Dân 74
5.6 Các Mức Phí Đề Xuất Cho Đối Tượng Ngoài Hộ Dân 82
5.6.1 Mức phí đề xuất 86
5.6.2 Dự kiến số tiền thu được 92
5.7 Lộ Trình Tăng Phí Đối Với Đối Tượng Ngoài Hộ Dân 96
5.8 Tổng Số Tiền (Phí) Vệ Sinh N
ộp Về Ngân Sách Thành Phố 97
5.8.1 So sánh tổng thu và tổng chi khi thực hiện hệ thống thu phí 97
5.9 Hệ Thống Thu Phí Và Quản Lý Phí 102
5.9.1 Hệ thống thu phí trong giai đoạn 2007 – 2010 102

5.9.2 Hệ thống thu phí trong giai đoạn từ năm 2010 trở đi 109
6
CHƯƠNG 6
CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
6.1 Giới Thiệu Chung 111
6.2 Các Văn Bản Pháp Luật và Chính Sách Hỗ Trợ Liên Quan 111
6.3 Các Qui Định và Chính Sách Hỗ Trợ Bổ Sung 112
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Kết Luận 115
Kiến Nghị 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CTRĐT Chất thải rắn đô thị
CTRCN Chất thải rắn công nghiệp
CTRYT Chất thải rắn y tế
DONRE Sở Tài Nguyên và Môi Trường
DVC Dịch vụ công
DVCI D ịch Vụ Công Ích
UBND Uy Ban Nhân Dân
XHH Xã hội hóa


DANH SÁCH BẢNG
7

SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG

3.1. Thành phần CTRSH của TP.HCM từ nguồn phát sinh
đến nơi thải bỏ cuối cùng
27
3.2. Đơn giá vận chuyển của xe ép đến các bãi chôn lấp 37
5.1. Chủ nguồn thải 61
5.2. Phí thu gom chất thải rắn từ hộ gia đình 63
5.3. Chi phí thực trả trong năm 2006 69
5.4. Chi phí dự kiến trả trong năm 2007 và các năm tiếp theo 72
5.5. Tính toán chi phí trung bình cho công tác quản lý chất
thải rắn công cộng (quét đường và vớt rác trên kênh) tại
TP.HCM
74
5.6. Các mức phí cần thu từ khu vực hộ dân để bù đắp hoàn
toàn chi phí cho các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại thành phố
74
5.7. Mức phí đề xuất trong giai đoạn 2007-2008 77
5.8. Ước tính số tiền thu được trong 1 năm từ đối tượng hộ
dân
79
5.9. Mức phí dự kiến theo các giai đoạn của đối tượng hộ
dân
80
5.10. Chủ nguồn thải 82
5.11. Chiết tính mức phí vệ sinh cho đối tượng ngoài hộ dân
trong giai đoạn 2007-2010
86
5.12. Giải thích các khoản phí cần thu của nhóm 1 88
5.13. Giải thích các khoản phí cần thu của nhóm 2 90
5.14. Chi phí chi tiết 91

5.15. Dự kiến số tiền thu được từ các đối tượng ngoài hộ dân 93
5.16. Tổng thu và tổng chi khi thực hiện hệ thống thu phí 97
8
5.17. Chi phí quản lý trong một năm 97
5.18. Chi phí chi trả cho lực lượng thu gom từ nguồn đối với
đối tượng ngoài hộ dân
98
5.19. Dự toán số tiền nộp ngân sách thành phố 101
5.20. Dự toán số tiền nộp ngân sách thành phố khi triển khai
thu phí vào quý I/2008
102



9
DANH SÁCH HÌNH

SỐ TÊN HÌNH ẢNH TRANG
2.1. Hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn đô thị 18
3.1. Sơ đồ tổng quát hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị 26
3.2. Quét dọn vệ sinh đường phố 34
3.3. Hoạt động thu gom rác tại các điểm hẹn 36
3.4. Xe vận chuyển chất thải rắn 36
3.5. Sơ đồ trạm trung chuyển 37
3.6. Hệ thống hành chính quản lý chất thải rắn đô thị của
quận 5
39
3.7. Sơ đồ hệ thống tổ chức của công ty CTGTCC quận 5 41
3.8. Sơ đồ tổ chức hệ thống thu gom rác dân lập của quận 5 41
3.9. Thu gom rác dân lập 42


LỜI MỞ ĐẦU
Với dân số hơn 8 triệu người (2007), sinh sống trong hơn 1,4 triệu hộ
gia đình tại 24 quận huyện trải rộng trên một diện tích hơn 2.093 km
2
, hàng
chục ngàn khu thương mại và siêu thị, chợ đầu mối và chợ đường phố, nhà
hàng khách sạn, hàng ngàn cơ quan, trường học, viện nghiên cứu và trung tâm
khoa học, hàng trăm khu công cộng, công viên, sân vận động, rạp hát, ….,
gần 2.000 nhà máy lớn, 9.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nằm trong và ngoài
11 Khu Công Nghiệp, 03 Khu Chế Xuất, 01 Khu Công Nghệ Cao và 33 cụm
công nghiệp, 103 bệnh viện lớn chuyên khoa và đa khoa, gần 400 trung tâm
chuyên khoa, trung tâm y tế, hơn 9.000 phòng khám tư nhân, hàng ngàn công
trường xây d
ựng và cải tạo, đang đổ ra mỗi ngày khoảng 6.500-7.000 tấn
chất thải rắn đô thị, 1.500-2.000 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần), khoảng
hơn 1.000 tấn (ước tính) chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 150-
180 tấn chất thải nguy hại, 7-9 tấn chất thải rắn y tế, Để quét dọn vệ sinh
10
đường phố, thu gom, trung chuyển và vận chuyển, xử lý và chôn lấp toàn bộ
lượng chất thải rắn nói trên, mỗi năm thành phố phải chi phí khoảng 500-600
tỉ đồng, trong đó có hơn 100 tỉ đồng do các hộ phải trả phí thu gom do hệ
thống thu gom rác dân lập thu. Đó là chưa kể mỗi năm thành phố phải đầu tư
hàng trăm tỉ đồng để xây dựng các bãi chôn lấp vệ sinh, nhà máy xử lý chất
thải r
ắn, trang bị và đổi mới xe vận chuyển, và mất đi (trong thời gian 25-45
năm) từ 15-20ha Với khối lượng chất thải rắn đô thị tăng mỗi năm từ 10-15%,
chi phí quản lý chất thải rắn cũng tăng với tốc độ chóng mặt và ngày càng là
gánh nặng cho ngân sách của thành phố.
Mặt khác, mặc dù hàng năm phải chi ra những khoản tiền khổng lồ để

quét dọn, thu gom, trung chuyển, v
ận chuyển và xử lý chất thải rắn, nhưng
thành phố vẫn phải đối đầu với các vấn đề vệ sinh môi trường, như thải rác
bừa bãi trên đường phố, đổ rác xuống kênh rạch, do ý thức của người dân
trong mọi tầng lớp về vệ sinh môi trường còn thấp. Nhiều nguyên nhân gây ra
tình trạng này, nhưng một trong những nguyên nhân chính là do việc đóng
góp chưa đúng và chưa đủ để hình thành ý thức làm ch
ủ của người dân thành
phố.
Bên cạnh đó, do lịch sử để lại và với cơ chế bao cấp nhiều năm, chỉ có
công tác thu gom chất thải rắn từ các hộ gia đình là có thành phần tư nhân
tham gia, toàn bộ hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị của thành phố Hồ Chí
Minh đều do các công ty nhà nước thực hiện với rất ít nỗ lực cải tiến công
nghệ
, thiết bị và hệ thống để giảm chi phí quản lý, thậm chí còn kìm hãm quá
trình cải tiến và áp dụng công nghệ mới.
Với tất cả các tồn tại trên, Xã Hội Hoá Hệ Thống Quản Lý Chất Thải
Rắn Đô Thị của quận 5 sẽ là một trong những chương trình xã hội lớn nhằm
nâng cao ý thức và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác quản lý đô thị và
làm giảm gánh nặng tài chánh cho thành phố nói chung và quận 5 nói riêng.
Chương trình tổng thể Xã Hội Hoá Hệ Thống Quản Lý Chất Thải
Rắn Đô Thị bao gồm ba chương trình chính:
1. Chương trình xây dựng hệ thống phí và thu phí quản lý chất thải rắn;
11
2. Chương xây dựng hồ sơ và tổ chức đấu thầu từng phần hoặc toàn bộ hệ
thống quản lý chất thải rắn.
3. Chương trình đào tạo, giáo dục, tuyên truyền và vận động nâng cao ý
thức và kiến thức cộng đồng về vệ sinh đô thị.
Đây là chương trình lớn và phức tạp vì liên quan không những đến các vấn
đề kỹ thuật, công nghệ của h

ệ thống quản lý chất thải rắn của quận 5 nói riêng
mà cả hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và
các mối quan hệ xã hội của hàng trăm ngàn người dân trong quận. Mặc dù mang
lại lợi ích to lớn và có khả năng làm thay đổi diện mạo về vệ sinh đô thị của
thành phố Hồ Chí Minh, nhưng muốn thực hiện thành công, chương trình xã hội
hoá cần s
ự tham gia và nỗ lực của nhiều Sở, Ban, Ngành và các cấp lãnh đạo.
Đề tài này được thực hiện nhằm phục vụ cho công tác quản lý của sở Tài
Nguyên & Môi trường theo các phương thức quản lý thích hợp hơn, bền vững
hơn của một thành phố lớn (Megacity).

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tên đề tài: Xã hội hóa hệ thống quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn đô thị trên địa bàn quận 5.

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Văn Chiến
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp HCM
Thời gian thực hiện đề tài: 08/2004 - 2007
Kinh phí được duyệt: 180.000.000 đ
Kinh phí đã cấp: 180.000.000 đ theo TB số: 104/TB-SKHCN ngày
02/07/2004 và TB số 305/TB-SKHCN ngày 20/12/2007
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Mục tiêu
- Giảm chi phí vận hành và hiện đại hóa hệ thống quét dọn, thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn qu
ận 5.
12
- Thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào hệ thống quét dọn, thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận 5.

Phạm vi nghiên cứu
- Các đối tượng cung ứng dịch vụ vệ sinh và các đối tượng thải bỏ rác
trên địa bàn quận 5.
3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu:
- Điều tra, khảo sát và xây dựng hệ thống quét dọn, thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn trên địa bàn qu
ận 5;
- Xây dựng hệ thống phí quản lý chất thải rắn đô thị và kế hoạch thực
hiện;
- Chuẩn bị hồ sơ đấu thầu và kế hoạch thực hiện;
- Xây dựng cấu trúc tổ chức quản lý.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để triển khai thực hiện các nội dung nêu trên, đề tài đã cân nhắc lựa chọn các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Tiếp c
ận tài liệu;
- Điều tra cơ bản;
- Phân tích hệ thống;
- Chuyên gia
5. Tổ chức thực hiện đề tài:
Cơ quan chủ trì đề tài: Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Văn Chiến
Các thành viên tham gia chính:
1. TS Nguyễn Trung Việt : Phòng Quản lý Chất thải rắn – Sở TNMT
2. PGS.TS Nguyễn Văn Phước : ĐH Bách Khoa
3. PGS.TSKH Ngô Kế Sương : ĐH Hồng Bàng
4. PGS.TS Lê Mạnh Tân : ĐH Khoa học Tự nhiên
5. TS Bùi Xuân An : ĐH Nông Lâm
6. TS Tr
ần Thị Mỹ Diệu : ĐH Văn Lang

13
7. KS. Lê Trung Tuấn Anh : Phòng Quản lý Chất thải rắn – Sở TNMT
8. KS. Nguyễn Quang Trung : Phòng Quản lý Chất thải rắn – Sở TNMT
6. Sản phẩm khoa học của đề tài:
Các sản phẩm khoa học của đề tài gồm có:
1) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài;
2) Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài;
3) Các báo cáo chuyên đề về hệ thống phí quản lý chất thải rắn;
4) Các báo cáo chuyên đề về hồ sơ đấu thầu;
5) Các báo cáo chuyên đề về cấu trúc tổ chức thượng tầng trong quản lý
chất thải rắn;


14
CHƯƠNG 1
QUẬN 5 – SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÃ HỘI HOÁ HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.1 Điều Kiện Tự Nhiên
Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Quận 5 là một trong 10 quận trung tâm của thành phố, có diện tích 4,27 km
2

với chiều dài gần 4 km, chiều rộng hơn 1 km. Phía đông giáp quận1 theo
đường Nguyễn Văn Cừ, phía tây giáp quận 6 theo tuyến đường Nguyễn Thị
Nhỏ và Ngô Nhân Tịnh, phía nam giáp quận 8 theo kênh Tàu Hũ và phía bắc
giáp quận 10 và 11 theo đường Nguyễn Chí Thanh. Quận có 15 phường, diện
tích giữa các phường có sự phân chia gần bằng nhau, trong đó nhỏ nhất là
phường 3 với diện tích 0,180 km

2
, phường 1 có diện tích lớn nhất là 0.428
km
2
.
Quận 5 là một trong những trung tâm thương mại lớn trong nội thành, từ đông
sang tây có 3 trục lộ lớn là Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và Hùng Vương. Từ
bắc xuống nam có hơn 30 đường phố lớn nhỏ, liên hệ giao thông rất thuận lợi
với Q.1, Q.3 và các quận nội thành khác cũng như với miền Tây.
Khí hậu
Quận 5 có đầy đủ các đặc điểm khí hậu của thành phố, với các tính ch
ất sau:
- Nhiệt độ trung bình: 27-29
0
C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 2152 mm, mùa mưa chiếm 80% tổng
lượng mưa mỗi năm.
- Độ ẩm trung bình: 78%
- Gió : chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa khô hướng gió chủ đạo là
đông-nam và đông, mùa mưa hướng gió chủ đạo là tây nam. Tốc độ gió
trung bình là 2-3m/giây, cao nhất là khoảng 25-30mm/giây.
Nhìn chung quận 5 có khí hậu ôn hòa.
15
Địa hình
Quận 5 có cao trình cao so với các quận khác, địa hình tương đối bằng phẳng,
thấp dần từ bắc xuống nam.
Thủy văn
Quận 5 có một số kênh rạch chảy qua như kênh Tàu Hũ, Bến Nghé, Hồng
Bàng… Hệ thống kênh rạch này chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều
của sông Sài Gòn- Đồng Nai, độ mặn cao và dòng chảy bị thu hẹp dần, ô

nhiễm bởi các chất h
ữu cơ, rác thải và nước thải của thành phố.
1.1.2 Điều Kiện Kinh Tế và Xã Hội
Điều kiện kinh tế
Toàn quận có 2091 công ty cổ phần, TNHH và doanh nghiệp tư nhân; 26 hợp
tác xã, 13.054 hộ kinh doanh, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Riêng số hộ kinh doanh tại 15 chợ và trung tâm thương mại là 6.340 hộ.
Các ngành nghề thế mạnh là chế biến lương thực thực phẩm, đông nam dược,
nhự
a, điện- điện tử, dệt may… Năm 2004, quận đóng góp vào ngân sách hơn
463 tỷ đồng. Tổng mức luân chuyển hàng hóa một năm của quận là hơn
20.000 tỷ. Tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ là 20-30%, sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 15-17%.
Một số chợ và trung tâm thương mại tiêu biểu của quận: An Đông, Đồng
Khánh, Kim Biên, Trần Chánh Chiếu, Tân Thành, khu đ
iện tự điện máy Hùng
Vương-Hồng Bàng, khu đông-nam dược Hải Thượng Lãn Ong, cao đơn hoàn
tán Hùng Phưng… Ngoài ra, trên địa bàn quận có 105 đơn vị và điểm kinh
doanh thuộc Trung Ương, thành phố và các tỉnh trú đóng, gần 800 khách sạn,
nhà hàng, quán ăn nhà trọ.
Mức luân chuyển hàng hóa trên địa bàn mỗi năm ước tính gần 200.000 tỷ
đồng, trong đó doanh thu thương mại toàn Quận khoảng 17 tỷ đồng/năm,
đóng góp trung bình hơn 320 tỷ đồ
ng tiến thuế/năm. Tốc độ tăng trưởng
thương mại-dịch vụ hàng năm tăng bình quân 20-30%, sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp tăng 15%-17%. Các nghành nghề truyền thống, có thế
16
mạnh của Quận là: nhựa, hoá chất, điện-điện tử, cơ khí, chế biến lương thực-
thực phẩm, dệt may, vải sợi, đông-nam dược.
Quận 5 là nơi giao lưu buôn bán giữa các tỉnh với thành phố vì có vị trí thuận

tiện cho giao thông, nằm trên trục giao thông thủy bộ quan trọng.
Điều kiện xã hội
Dân số quận 5 là 210.830 người, với tỷ lệ ngườ
i Hoa khoảng 37%. Quận 5 là
nơi tập trung nhiều trường học, bệnh viện và điểm vui chơi giải trí, sinh hoạt
văn hóa. Hiện trên địa bàn quận có 5 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 3
trường trung học chuyên nghiệp, 1 trung tâm dạy nghề (đào tạo hơn 11.000
lượt học viên/năm), 3 trường phổ thông trung học, 9 trường trung học cơ sở,
19 trường tiểu học, 26 ttường mẫu giáo-nhà trẻ, 11 bệ
nh viện của Trung ương,
Thành phố, 1 trung tâm y tế quận, gần 750 cơ sở dịch vụ y tế tư nhân, 8 di
tích lịch sử văn hóa được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận, 7 rạp hát, 1
trung tâm văn hóa và 1 trung tâm thể dục thể thao thuộc quận.
Bằng nhiều nguồn vốn, quận 5 đã xây dựng hơn 4.000 căn hộ chung cư hiện
đại, trong đó dành 20% bán trả góp cho cán bộ công nhân viên, giáo viên, lực
lượng vũ trang và gia đình chính sách . Nhiề
u công trình phúc lợi công cộng,
công trình hạ tầng được xây dựng, nhiều tuyến đường được nâng cấp, mở
rộng và phóng mới.
Hiện Trạng Môi Trường
Các vấn đề về môi trường hiện nay trên địa bàn Quận chủ yếu có liên quan về
chất thải, vệ sinh công cộng, bụi, khói, tiếng ồn, …. Trong đó tiếng ồn, bụi,
khói, đơn khiếu nại chiếm 30.7%, chủ yếu do các cơ sở sản xu
ất nhỏ mang
tính chất gia đình, các cơ sở này không có điều kiện thực hiện các biện pháp
che chắn, giảm ồn cho khu vực xung quanh. Ô nhiễm về vệ sinh công cộng,
mùi yếu gây ra do các điểm hẹn tập trung rác ở lề đường các phường 3,4,13,
và 14, các hoạt động lấy rác tạo các ảnh hưởng mùi cho dân cư xung quanh,
đơn khiếu nại về các vấn đề này chiếm 28.8%.
1.2 CÁC VẤN ĐỀ CỦA HỆ THỐNG QU

ẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
17
Quận 5 có hệ thống quản lý chất thải rắn khá hoàn chỉnh và là một trong các
quận trung tâm có chất lượng vệ sinh cao. Tuy nhiên, do yếu tố khách quan và
chủ quan, một số vấn đề sau còn tồn tại trên địa bàn quận:
• Công ty DVCI còn có nhiều chức năng khác;
• Công tác thu gom từ các nguồn thải còn do lực lượng dân lấp và công
lập thực hiện nên rất khó qun3 lý về chất lượng;
• Công tác thu gom do CITENCO thực hiện và khoán lại một phần cho
Cty DVCI
• Nguồn tài chính và
điều kiện để hiện đại hóa trang thiết bị nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ còn hạn chế.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây quận 5 được sự hỗ trợ của dự án
quốc tế nên đã có nhiều thay đổi theo hướng chất lượng ngày càng cao.
Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đã được thực hiện bước đầu.
1.3 SỰ
CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÃ HỘI HÓA HỆ THỐNG QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
Mặc dù đây là đề tài được thực hiện trên địa bàn quận 5, nhưng về mặt tổng quát
đây là vấn đề bức xúc của cả thành phố Hồ Chí Minh. Sự cần thiết của việc xã
hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn được thể hiện qua các lý do sau:

- Mỗi năm thành phố phải chi 500-600 tỉ để quét dọn vệ sinh đường phố,
thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải rắn đô thị và xây dựng công trình
phục vụ cho công tác trên. Khoản tiền chi từ ngân sách này tăng 6-8% năm và
sẽ tăng đột biến vào năm 2008 do tính đúng và đủ vốn đầu tư và chi phí vận
hành hệ thống theo các điều kiện nghiêm ngặt của Luật Bảo Vệ Môi Tr
ường.
Trong khi đó chất lượng dịch vụ cải thiện rất chậm.

- Công ty dịch vụ công ích các quận huyện có nhiều chức năng nên khó
có thể chuyên môn hóa công tác quản lý chất thải rắn để nâng cao chất
lượng phục vụ.
18
- Do lịch sử để lại, trừ công ty dịch vụ công ích quận 1, Tân Bình, Bình Tân,
Tân Phú và huyện Cần Giờ, tất cả các công ty dịch vụ công ích đều nhận lại
công tác vận chuyển từ công ty Môi trường Đô thị TP. HCM nên hầu như có
rất ít cải tiến công nghệ, trừ khi do yêu cầu đảm bảo chất lượng môi trường từ
thành phố.
- Ngân sách đầu tư của các công ty dịch vụ đều do các quận cấp nên rấ
t
hạn chế về lĩnh vực, cũng như mức độ.
- Tất cả các công ty dịch vụ công ích đều là công ty Nhà nước nên cái họ có
cho khách hàng chứ không cung cấp dịch vụ như khách hàng yêu cầu (Nhung,
2005)
- Khi thực hiện xã hội hóa thì người dân sẽ phải đóng góp phí quản lý chất
thải rắn cao hơn trước đây khi Nhà nước bao cấp rất nhiều. Vì khi chuyển giao
cho tư nhân thì người dân sẽ phải chịu thêm mứ
c phí của hệ thống quản lý chất
thải rắn (vận chuyển, trung chuyển, xử lý…) ngoài chi phí thu gom trước đây.
Nên chi phí này nâng giá dịch vụ quản lý chất thải rắn lên cao, và do đó làm
cho người dân có ý thức trong việc tiêu thụ hàng hóa, và thải bỏ chất thải rắn
một cách hợp lý để giảm lượng rác thải (Nhung, 2005).
- Việc xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sẽ giúp cho các loại chất
thải r
ắn nguy hại, chất thải rắn công nghiệp, nông nghiệp, … được xử lý triệt
để, không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường. Vì hiện nay ở thành phố chưa có bãi
chôn lấp chất thải nguy hại nên các loại chất thải rắn kể trên thường được chôn
lấp chung với chất thải rắn sinh hoạt, không được xử lý đúng quy cách gây ô
nhiễm nặng cho môi trường, ảnh hưởng đến các nguồn nước mặt, nước ngầm,

ô nhiễm đất… Vì thế khi thực hiện xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn thì
sẽ thúc đẩy xây dựng các bãi chôn lấp chất thải với quy mô và chất lượng kỹ
thuật phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn nâng cao hiệu quả của hệ thống
quản lý nhà nước, kể cả hệ thống văn bản pháp qui và trinh
độ của đội ngũ cán
bộ.
19
Tóm lại, xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn là một chương trình quản lý
kết hợp giữa môi trường với kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội… để cải thiện
chất lượng môi trường và nâng cao ý thức cộng đồng trong việc quản lý chất
thải rắn, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững (Nhung, 2005).
1.4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Từ nhu cầu của thực tế củ
a thành phố Hồ Chí Minh và lấy quận 5 làm thí điểm,
mục tiêu của đề tài là xây dựng chương trình xã hội hóa hệ thống quản lý chất
thải rắn đô thị cho quận 5, bao gồm nội dung, lộ trình thực hiện và chính sách hỗ
trợ.
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Với các mục tiêu trên, các nội dung sau đã được thực hiện:
- Sưu tầm các số liệu có liên quan đến đề tài của quận 5, bao gồm:
• Vị
trí địa lý và ranh giới hành chính;
• Điều kiện tự nhiên (đất đai, diện tích, địa hình, khí hậu, …);
• Điều kiện kinh tế và xã hội;
• Cơ sở hạ tầng (cấp nước, điện, giao thông, …);
• Hệ thống hành chính quản lý đô thị;
- Điều tra, khảo sát và sưu tầm các số liệu về hệ thống quản lý chất thải rắn,
bao gồm:
• Hệ thống kỹ

thuật (nguồn phát sinh, tồn trữ, thu gom, trung chuyển và vận
chuyển, tái sử dụng và tái chế, …)
• Hệ thống hành chính (cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất)
- Tổng quan các vấn đề về xã hội hóa trong và ngoài nước, kể cả các lĩnh
vực liên quan, như y tế, giáo dục, thể thao, …
- Tham quan thực tế và trao đổi kinh nghiệm tại Hà Nội, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Bình Thuận.
- Xây dựng nội dung và lộ
trình thực hiện chương trình xã hội hóa cho quận
5.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ:
20
• Các qui định về đấu thầu
• Các qui định về tiêu chuẩn vệ sinh.
• Đề án thu phí quản lý chất thải rắn đô thị
• Qui định về quản lý bùn hầm cầu.
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Sưu tầm, điều tra, khảo sát
- Sử dụng bảng câu hỏi (questionair);
- Tài liệu lưu trữ của các cơ quan thành phố (sở Khoa học & Công nghệ, Tài
Nguyên &Môi Trường, Tài chính) và quận 5 (phòng Tài nguyên & Môi
trường, phòng Kinh tế, công ty Dịch vụ
Công ích);
- Niên giám thống kê;
- Công ty Môi trường Đô thị thành phố Hồ Chí Minh (CITENCO).
- Internet
2. Tổng quan
- Tài liệu đã xuất bản hoặc đã hoàn thành quốc tế và trong nước;
- Internet
3. Xây dựng chương trình xã hội hóa

- Luật, nghị định và thông tư (Văn bản pháp luật, Bảo vệ Môi trường,
- Kinh nghiệm của các nước
4. Chính sách
- Luật
- Kinh nghiệm các nước
1.7 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở
chỉ thị thực hiện công tác xã hội hóa của
Đảng và Chính phủ, đồng thời dựa trên nhu cầu cấp bách về cải thiện hệ
thống quản lý chất thải rắn của TP. HCM nói chung và quận 5 nói riêng.
Đề tài do các chuyên gia, sinh viên đại học, cao học và tiến sĩ trong lĩnh vực
quản lý chất thải rắn (công nghệ và quản lý), xã hội, kinh tế,… thực hiện, với
21
nội dung chủ yếu gồm hai phần (1) điều tra và khảo sát số liệu liên quan đến
lĩnh vực nghiên cứu của quận 5, và (2) xây dựng chương trình xã hội hóa.
1.8 CẤU TRÚC BÁO CÁO
Báo cáo được trình bày trong 07 chương, 01 phụ lục và 07 tài liệu tham khảo.
Chương Một (1) trình bày các vấn đề về quản lý chất thải rắn ở quận 5 và sự
cần thiết về xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn.
Chương Hai (2) t
ổng quan các vấn đề về quản lý chất thải rắn và xã hội hóa
trong lĩnh vực này.
Chương Ba (3) trình bày các số liệu về hệ thống quản lý chất thải rắn ở quận
5.
Chương Bốn (4) đề xuất các vấn đề về đấu thầu các công tác quét dọn, thu
gom, vận chuyển chất thải rắn của quận 5.
Chương Năm (5) trình bày đề án thu phí quản lý chất thải rắn cho thành phố

Hồ Chí Minh, vì chương trình thu phí không thể thực hiện trong một quận.
Chương sáu (6) đề xuất các văn bản pháp qui và chính sách hỗ trợ cho chương

trình xã hội hóa.
Chương Bảy (7) nêu các kết luận từ kết quả nghiên cứu và đề xuất một số vấn
đề cần thiết

22
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng là những
lĩnh vực mới trong quản lý đô thị của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và
của quận 5 nói riêng. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống khái niệm và định nghĩa
cơ bản một cách hợp lý và chính xác về các vấn đề liên quan đến chất thải rắn
sẽ góp phần không nhỏ trong công tác quản lý hành chính và kỹ thuật, cũng
như thực hiện luậ
t pháp một cách chặt chẽ.
2.1 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Chất Thải
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (MONRE., 2005).
Trong chất thải, có chất có thể tái sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp cho một hoặc nhiều đối tượ
ng sử dụng khác, có chất có thể trở thành
nguyên liệu cho một hoặc ngành sản xuất khác một cách trực tiếp hoặc sau
khi tái chế. Các chất thải này gọi là các chất thải có khả năng tái chế. Về
nguyên tắc, tất cả các chất thải đều có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế.
Chất thải được phân thành chất thải nguy hại và chất thải thông thường
(MONRE., 2005)
Chất thải r
ắn là chất thải ở dạng rắn, được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác (MOC.,2006).

Chất thải rắn là tất cả các chất thải, phát sinh từ các hoạt động của con
người và động vật, thường ở dạng dạng rắn và bị đổ bỏ vì không thể trực tiếp
sử dụng lại được hoặc không được mong mu
ốn nữa (Tchobanoglous et al.,
1993).
23
2.1.1 Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn được thải (sinh) ra từ các khu
nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư, ), khu thương mại và dịch vụ
(cửa hàng, chợ, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, trạm dịch vụ,
), khu cơ quan (trường học, viện và trung tâm nghiên cứu, các cơ quan hành
chánh nhà nước, văn phòng công ty, nhà tù, ), từ các hoạt động dịch vụ công
cộng (quét dọn và vệ sinh đường ph
ố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh, ),
từ sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh, ) của các khoa, bệnh viện không lây nhiễm,
từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong các cơ sở công nghiệp (khu công
nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ).
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm
cả chất thải nguy hại sinh ra từ các nguồn trên.
2.1.2 Chất Thải Rắn Đô Thị
Chất thải rắn đô thị là chất thải rắn được các cơ quan quản lý đô thị
hoặc các công ty dịch vụ công ích thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý. Chất
thải rắn đô thị phát sinh từ các hộ dân cư, khu thương mại và xuấ
t khẩu, văn
phòng và các cơ sở đào tạo, nhà trường, bệnh viện, công sở. Trong một số
trường hợp, chất thải rắn đô thị còn phát sinh từ công viên, khu công cộng và
quét dọn vệ sinh đường phố (William, 2005).
Theo một khái niệm khác, chất thải rắn đô thị bao gồm chất thải rắn
sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng và đập phá (xà bần), bùn thải từ các hoạt
động nạ

o vét cống rãnh và kênh rạch, chất thải rắn của các nhà máy xử lý
(nhà máy xử lý nước cấp, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt), lò đốt chất thải
rắn sinh hoạt.
Nói cách khác, trong điều kiện thu gom hiện nay, chất thải rắn đô thị bao gồm
chất thải rắn sinh hoạt của các khu dân cư và hành chính, chất thải rắn sinh
hoạt từ các cơ sở y tế không lây nhiễm, chất thải rắn sinh hoạ
t từ các cơ sở
công nghiệp, chất thải rắn từ các nhà máy xử lý nước và bùn thải từ hệ thống
cống rãnh thoát nước, nạo vét kênh rạch.
24
Chất thải rắn đô thị thường không đồng nhất. Nhưng các chất thải sau
quá trình phân loại thường đồng nhất và được gọi là phế liệu.
2.1.3 Chất Thải Rắn Công Nghiệp Và Chất Thải Nguy Hại
Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn được thải (sinh) ra trong
quá trình sản xuất của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản
xuất vừa và nhỏ.Chất th
ải rắn công nghiệp bao gồm cả chất thải rắn và bùn
sinh ra từ hệ thống xử lý chất thải lỏng và khí thải.
Chất thải rắn công nghiệp không bao gồm chất thải rắn sinh hoạt của
cán bộ, công nhân thải ra từ các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ
sở sản xuất vừa và nhỏ.
Chất thải rắn công nghiệp cũng còn được chia làm hai loại: (1) chất thải
rắn không nguy hạ
i, và (2) chất thải rắn nguy hại, hoặc (1) chất thải rắn có thể
tái sử dụng, tái chế, và (2) chất thải rắn không thể tái sử dụng, tái chế.
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác
(MONRE., 2005).
Rõ ràng và chi tiết hơn, chất thải nguy hại có th
ể được định nghĩa như sau:

Chất thải nguy hại là chất thải hoặc hợp chất của các chất thải rắ, do
khối lượng, nồng độ hoặc do tính chất vật lý, hoá học hoặc lây nhiễm có thể:
(A) gây hoặc góp phần đáng kể làm tăng số lượng tử vong hoặc làm tăng các
bệnh nguy hiểm.
(B) gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trườ
ng khi không được xử
lý, lưu trữ, vận chuyển, đổ bỏ, hoặc quản lý không hợp lý.
Như vậy, chất thải nguy hại là chất thải có một trong bốn tính chất cháy
(ignitable), ăn mòn (corrosive), phản ứng (reactive), hoặc độc hại (toxic)
(LaGrega et. al., 1994 &2001):
 Tính ăn mòn: là các chất lỏng có pH < 2 hoặc >12,5 hoặc có khả năng
ăn mòn thép lớn hơn 0,25 inches/năm.
25
 Tính cháy: là các chất lỏng có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn 60
o
C hoặc
chất rắn có khả năng gây cháy ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.
 Tính phản ứng: thường là các chất không ổn định, phản ứng mãnh liệt
với nước hoặc không khí, hoặc tạo thành hỗn hợp có khả năng nổ với
nước.
 Tính độc hại: là các chất thải có khả năng thoát ra với khối lượng đáng
kể trong nước ở nồng độ
đáng kể hoặc có tính lây nhiễm cao.
2.1.4 Chất Thải Rắn Y Tế
Chất thải rắn y tế là chất thải rắn sinh ra từ các cơ sở y tế (bệnh viện,
trung tâm chuyên khoa, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, trạm y tế, phòng
khám tư nhân, nhà thuốc, )
Chất thải y tế có thể được chia làm các loại sau:
1. Chất thải lâm sàng
Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm:

Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật li
ệu bị thấm máu,
thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, bột
bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và
túi đựng dịch dẫn lưu
Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao
mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và những vật liệu có thể
gây ra các vết cắt hoặc ch
ọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc
không nhiễm khuẩn.
Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét
nghiệm, bao gồm găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi sinh
khiết/xét nghiệm/nuôi cấy, túi đựng máu,…
Nhóm D: là chất thải dược phẩm bao gồm:
- Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ,
dược phẩm không còn nhu cầu sử d
ụng.
- Thuốc gây độc tế bào.

×