Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

triển khai xây dựng mô hình chiếu sáng dân lập hiệu quả năng lượng trên địa bàn tp.hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 104 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HCM
TRUNG TÂM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TP.HCM
&






BÁO CÁO NGHIỆM THU

DỰ ÁN
“TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH
CHIẾU SÁNG DÂN LẬP HIỆU QUẢ
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM”





Chủ nhiệm dự án: Ks. Trần Đăng Nhơn
Cơ quan chủ trì: Trung Tâm Tiết Kiệm
Năng lượng TPHCM




Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2007


48


LỜI CẢM ƠN

Ban chủ nhiệm dự án xin chân thành cám ơn đối với lãnh đạo Sở Khoa Học và
Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, thời gian và kinh phí để
thực hiện dự án này.

Cám ơn Ban Giám Đốc Trung Tâm Tiết Kiệm Năng Lượng TP.HCM đã tạo điều
kiện về thời gian cũng như trong việc tiếp xúc làm việc với các cơ quan ban ngành
chức nă
ng và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho dự án này.

Cám ơn ban lãnh đạo UBND phường 5, Quận 3, các phòng ban và tổ trưởng các tổ
dân phố đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai dự án.

Cám ơn ban lãnh đạo UBND Quận 2, phòng kinh tế quận 2, UBND phường Bình
Trưng Tây và tổ trưởng các tổ dân phố đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
triển khai dự án.

Cám ơn ban giám đốc Điện Lực Thành Phố,
Điện Lực Thủ Thiêm và Điện Lực Sài
Gòn đã hỗ trợ tích cực trong quá trình triển khai dự án.

Cám ơn các chuyên gia của trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM và Đại Học Kiến
Trúc TP.HCM đã đóng góp những ý kiến để hoàn thiện thiết kế dự án.

49
MỤC LỤC

Chương I. Nội dung triển khai xây dựng các mô hình chiếu sáng dân lập hiệu
quả năng lượng …………………………………………………………………. 4

I. Thông tin chung về dự án
II. Mục tiêu của dự án
III. Mục đích của việc triển khai các mô hình chiếu sáng dân lập hiệu quả năng
lượng trên địa bàn TP.HCM
IV. Sự cần thiết của việc thực hiện các mô hình chiếu sáng dân lập hiệu quả năng
lượng
V. Nội dung dự án
VI. Ph
ương án tổ chức thực hiện
VII. Các địa điểm thực hiện dự án chiếu sáng dân lập hiệu quả năng lượng tại TP
HCM
Chương II. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng dân lập TPHCM ………………10
I. Tổng thể hiện trạng hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn TP HCM
II. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng dân lập và kết quả khảo sát HTCS dân lập tại 10
quận TP HCM (nă
m 2007)
III. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng công cộng dân lập tại các địa điểm thực hiện
dự án CSDL hiệu quả năng lượng
IV. Phân loại hiện trạng về tổn thất điện năng trong hệ thống chiếu sáng dân lập
Chương III. Phương án đề xuất hệ thống chiếu sáng dân lập hiệu quả năng
lượng tại các địa điểm lự
a chọn 24
I. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong hệ thống chiếu sáng công cộng
II . Quy trình thiết kế các mô hình chiếu sáng
III. Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho các địa điểm lựa chọn
IV. Phân tích kỹ thuật đối với các địa điểm lựa chọn
Chương IV. Đánh giá hiệu quả và lợi ích mô hình chiếu sáng dân lập hiệu quả
năng lượng 48

I. Đánh giá hiệu quả và lợi ích mô hình chiếu sáng dân lập hiệu quả năng lượng

II. Kết luận và kiến nghị
Phụ Lục 55

50
Phụ lục 1. Kết quả khảo sát hệ thống chiếu sáng công cộng dân lập tại 10 quận
thuộc TPHCM (năm 2007)
Phụ lục 2. Kết quả đo đạc cụ thể tại các địa điểm lựa chọn sau khi thi công
Phụ lục 3. Các thông số kỹ thuật các bộ đèn
Phụ lục 4. Các bản vẽ


51
CHƯƠNG I

NỘI DUNG TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH
CHIẾU SÁNG DÂN LẬP HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG


I. Thông tin chung về dự án

1. Xuất xứ:
Dự án này được triển khai dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Thành phố
“Nghiên cứu xây dựng mô hình chiếu sáng hiệu quả năng lượng cho đường hẻm” đã
được Hội đồng Khoa học cấp Thành phố đánh giá và nghiệm thu ngày 26/03/2004.
2. Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
3. Cơ quan chủ trì:
- Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP. HCM
- Địa chỉ : 244 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. HCM
- Điện thoại: 08.9322 372 Fax: 08. 9322 373
4. Ban chủ nhiệm dự án:

- Trần Đăng Nhơn Chủ nhiệm dự án
+ Chức vụ: Chuyên viên Ngành chuyên môn: CK năng lượng
+ Học vị: Kỹ sư
+ Địa chỉ liên lạc: 7A/24 Thành Thái, P.14, Quận 10 ĐT: 0908323 360
- Huỳnh Kim Tước Thành viên dự án
+ Chức vụ: Giám đốc Ngành chuyên môn: Q.lý KH&CN
+ Học vị: Kỹ sư
+
Địa chỉ liên lạc: 915/2 Trần Hưng Đạo, Quận 5 ĐT: 0903 817557
- Trương Quang Vũ Thành viên dự án
+ Chức vụ: Chuyên viên Ngành chuyên môn: CK năng lượng
+ Học vị: Kỹ sư
+ Địa chỉ liên lạc: 80/9 Yên Thế, P.2, Q. Tân Bình ĐT: 0913 161144
5. Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 12/2005 đến tháng 12/2007)
6. Cơ quan phối hợp chính:
• Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM
• Trường Đại Học Kiế
n Trúc TP.HCM

52
• UBND Quận 2 (phòng kinh tế quận 2), UBND phường 5 quận 3
• Công ty Điện lực Tp.HCM
• Điện lực Thủ Thiêm
• Điện lực Sài Gòn.
7. Kinh phí:
− Kinh phí thực hiện dự án: 1.907.000.000 VND
− Trong đó: + Từ ngân sách sự nghiệp Khoa học: 1.907.000.000 đồng
+ Từ các nguồn vốn khác:
− Kinh phí thu hồi: 1.334.900.000 đồng (70% kinh phí hỗ trợ từ ngân sách SNKH)
− Kế hoạch thu hồi: trả làm 02 lần sau khi nghiệm thu dự án

+ Đợt 1: 700 triệu đồng (52,4%), 06 tháng sau khi nghiệm thu dự án)
+ Đợt 2: 634,9 triệu đồng (47,6%), 12 tháng từ ngày nghiệm thu dự án )
II. Mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu lâu dài
Dự án sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố ở những
khu vực thực hiện dự án, nhất là vào ban đêm, mang lại cho thành phố nét mỹ quan văn
minh đô thị, thể hiện đúng vị thế của một thành phố hiện đại, năng động và phát triển một
cách bền vững, góp phần sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện quy định
của nhà nước về tiết kiệm và chống lãng phí.
2. Mục tiêu cụ thể
- Cung cấp một bức tranh toàn diện về thực trạng hạ tầng cơ sở của hệ thống chiếu
sáng dân lập của Tp.HCM hiện nay.
- Đánh giá được nhu cầu chiếu sáng của khu vực chiếu sáng dân lập trong vấn đề
chiếu sáng công cộng của thành phố.
- Xây dựng các giải pháp kỹ thuật, quản lý, tổ chức vận hành hệ thống chiếu sáng dân
lập nhằm từng bước tích hợp vào hệ thống quản lý chiếu sáng chung của thành phố.
- Xây dựng các mô hình chiếu sáng mang tính đại diện đáp ứng các tiêu chuẩn quy
định của ngành, tuân thủ
theo các quy định của nhà nước, phù hợp với điều kiện của hạ
tầng cơ sở hiện hữu, đặc điểm dân cư và có hiệu quả năng lượng cao làm cơ sở tham vấn
cho các chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với hệ thống chiếu sáng
dân lập của thành phố.
III. Mục đích của việc triển khai các mô hình chiếu sáng dân l
ập hiệu quả năng
lượng trên địa bàn TP.HCM
- Tăng cường chất lượng chiếu sáng cho các đường hẻm.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng điện của hệ thống chiếu sáng.

53
- Giảm chi phí vận hành, bảo dưỡng cho hệ thống chiếu sáng bằng cách sử dụng các

thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tuổi thọ lớn.
- Giảm nguy cơ xảy ra tan nạn giao thông, tệ nạn xã hội và giảm thiểu lượng khí thải
CO
2
gây hiệu ứng nhà kính.
IV. Sự cần thiết của việc thực hiện các mô hình chiếu sáng dân lập hiệu quả năng
lượng
Chiếu sáng hiệu quả và tiết kiệm điện năng ở các đô thị là mục tiêu phấn đấu của
ngành chiếu sáng. Nhiều chương trình, nhiều dự án chiếu sáng dù làm mới hay cải tạo lại
ở các thành phố đã được ngành chiếu sáng đặt lên hàng đầu, là mục tiêu tiết kiệm điện
năng một cách hợp lý.
Những năm vừa qua, hệ thống chiếu sáng đô thị trên phạm vi cả nước đã có những
bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tốc độ tăng trưởng trung bình
hàng năm là 12% đến 20%, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn giao thông,
trật tự an ninh xã hội và làm đẹp cảnh quan đô thị. Nh
ững kết quả đó đã góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà
Nội được khách nước ngoài công nhận hệ thống chiếu sáng đô thị Việt Nam không thua
kém gì những nước ở khu vực có nền kinh tế phát triển.
Hiện nay, ngoài việc chiếu sáng đường phố của hơn 700 đô thị lớn, nhỏ trong cả
nước, những năm qua ngành chiếu sáng còn tập trung vào việc chiếu sáng các đường
hẻm. Trong xu thế đô thị hoá nhanh chóng (có nơi thiếu quy hoạch) thì các ngõ ngách
xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều ngõ sâu, ngách nhỏ, không tên, không số, làm cho việc
lắp đặt hệ thống chiếu sáng gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa kể đến khó khăn về mặt kinh
phí. Với chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm đến nay gần 3.000km chiều dài
đường hẻm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã được chiếu sáng. Chiếu sáng đường hẻm có
vai trò quan trọng trong phát triển đô thị nhưng cũng tiêu tốn nhiều điện năng. Tại TP.
HCM tổng công suất điện chiếu sáng các đường hẻm chiếm 1/3 điện năng chiếu sáng của
thành phố. Chính vì vậy chúng ta cần phải thực hiện các mô hình chiếu sáng dân lập hiệu
quả năng lượng.

V. Nội dung dự án
1. Khảo sát tổng th
ể hiện trạng chiếu sáng dân lập trên địa bàn TP.HCM
2. Đánh giá hiện trạng và nhu cầu chiếu sáng đường hẻm
3. Hoàn thiện quy trình thiết kế các mô hình chiếu sáng đã được nghiên cứu và thiết
kế các mô hình chiếu sáng phù hợp với các nhóm đối tượng chiếu sáng
4. Lắp đặt các hệ thống chiếu sáng mới tại các khu vực mẫu được chọn
5. Đánh giá hiệu quả và lợi ích mang lại
6. Báo cáo tổng kết và các đề xuất
VI. Phương án tổ chức thực hiện
Giai đoạn 1
: Khảo sát và đánh giá hiện trạng hệ thống chiếu sáng dân lập
+ Bước 1: Phân tích tính chất công việc, hình thành các tổ công tác và lập kế
hoạch triển khai các hoạt động.

54
+ Bước 2: Tiến hành thống kê số lượng đường hẻm thuộc chiếu sáng dân lập
bằng bản đồ địa chính thành phố, số lượng và công suất bóng đèn dân lập điều
tra năm 2006.
+ Bước 3: Phân loại các nhóm đường hẻm và phân tích lựa chọn mẫu khảo sát
và soạn thảo các mẫu phiếu điều tra hiện trạng chiếu sáng
+ Bước 4: Sắp xếp kế hoạch khảo sát thực tế và phân công công việc khảo sát
thực địa tại một số khu vực mẫu đã chọn ở các quận/huyện bằng phiếu điều tra
hiện trạng kết hợp đo đạc thực địa
+ Bước 5: Tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng các mẫu khảo sát; phân tích và
đánh giá tình hình chiếu sáng dân lập về chất lượng và nhu cầu chiếu sáng
+ Bước 6: Liên hệ làm việc với chính quyền của các địa phương tham gia dự án
nhằm đạt được sự đồng thuận, cam kết và hỗ trợ trong quá trình triển khai.
Giai đoạn 2:
Thiết kế các mô hình chiếu sáng dân lập phù hợp

+ Bước 1: Dựa vào kết quả thu được của Giai đoạn 1, tiến hành phân tích các
nguyên nhân gây tổn thất điện năng trong hệ thống chiếu sáng dân lập trong
tất cả các khâu thiết kế - lắp đặt - vận hành - quản lý - bảo dưỡng hệ thống.
+ Bước 2: Hoàn thiện quy trình thiết kế hệ thống chiếu sáng từ việc kế thừa k
ết
quả của đề tài nghiên cứu trước đây
+ Bước 3: Thiết kế các mô hình chiếu sáng với các loại bộ đèn có công suất
khác nhau để áp dụng phù hợp cho các nhóm đường hẻm đã được phân cấp
+ Bước 4: So sánh các phương án và các mô hình thiết kế để chọn ra phương án
tối ưu trên quan điểm đầu tư - kinh tế - năng lượng
Giai đoạn 3: Lắp đặt các hệ thống chiếu sáng tại các địa phương
+ Bước 1: Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị và bố trí nguồn nhân lực thực hiện và
giám sát thi công các hệ thống chiếu sáng
+ Bước 2: Bàn bạc với các địa phương tham gia dự án về công tác tháo dỡ hệ
thống chiếu sáng cũ và tiến hành lắp đặt hệ thống chiếu sáng mới
+ Bước 3: Bàn giao về mặt cơ sở vật chất của các hệ thống chiếu sáng mới cho
các địa phương quản lý.
Giai đoạn 4:
Vận hành thử nghiệm, đánh giá kết quả và báo cáo nghiệm thu
+ Bước 1: Vận hành thử nghiệm để đo đạc, kiểm tra, hiệu chỉnh các thông số kỹ
thuật và đánh giá độ tin cậy của các hệ thống
+ Bước 2: Đo đạc các thông số chiếu sáng, lượng điện tiêu thụ thực tế và đánh
giá kết quả đạt được
+ Bước 3: Chuyển giao toàn b
ộ các hệ thống chiếu sáng cho các địa phương
tham gia dự án bao gồm công tác đào tạo cán bộ phụ trách vận hành, biên
soạn các hướng dẫn vận hành, quản lý và bảo trì hệ thống
+ Bước 4: Tổng hợp kết quả và viết báo cáo nghiệm thu dự án.

55

VII. Các địa điểm thực hiện dự án chiếu sáng dân lập hiệu quả năng lượng tại TP
HCM
1. Tại phường 5 quận 3: gồm 12 hẻm
STT
Công trình- điểm trình
diễn
Loại đường
(*)
Chiều rộng
đường (m)
Tổng chiều dài
đường (m)
1 Hẻm 32 Cao Thắng
Cấp C,
đường phố
1.5 ÷ 2.9 217
2 Hẻm 284 Võ Văn Tần
Cấp D,
đường phố
1.5÷2.5
178
3 Hẻm 285/1 Võ Văn Tần
Cấp C,
đường phố
3÷6
85
4 Hẻm 335 Võ Văn Tần
Cấp C,
đường phố
1.5÷6

134
5
Hẻm 360 Nguyễn Thị
Minh Khai
Đường khu
vực, cấp C
1.5÷5
207
6
Hẻm 225 Nguyễn Đình
Chiểu
Đường khu
vực, cấp C
5÷7
223
7
Hẻm 399 Nguyễn Đình
Chiểu
Đường khu
vực, cấp C
1.5÷4.5
150
8
Hẻm 327 Nguyễn Đình
Chiểu
Cấp D,
đường phố
1.4÷3.8
151
9

Hẻm 241 Nguyễn Đình
Chiểu
Cấp D,
đường phố
1.4÷4
228
10
Hẻm 408 Nguyễn Thị
Minh Khai
Cấp C,
đường phố
2÷6
259
11 Hẻm 221 Võ Văn Tần
Cấp C,
đường phố
1.5÷6
258
12 Hẻm 291 Võ Văn Tần
Cấp C,
đường phố
1.5÷7
241
Tổng
2,331


2. Tại Khu Phố 1, P.Bình Trưng Tây, Quận 2: gồm 12 đường

STT

Công trình- điểm trình
diễn
Loại đường
(*)
Chiều rộng
đường (m)
Tổng chiều dài
đường (m)
1 Đường 3
Cấp D,
2.5÷4 243

56
STT
Công trình- điểm trình
diễn
Loại đường
(*)
Chiều rộng
đường (m)
Tổng chiều dài
đường (m)
đường phố
2 Đường 15
Cấp C,
đường phố
3÷4
265
3 Đường 17
Cấp C,

đường phố
3.8
158
4 Đường 18
Cấp C,
đường phố
2.5÷4
235
5 Đường 19
Cấp C,
đường phố
3.5
180
6 Đường 21
Cấp D,
đường phố
2.8÷3.2
153
7 Đường 22
Cấp C,
đường phố
3
207
8 Đường 28
Cấp C,
đường phố
2.5÷10
277
9 Đường 38
Cấp D,

đường phố
3
241
10 Đường 85
Cấp D,
đường phố
2.5
126
11 Đường hẻm 107/1
Cấp D,
đường phố
2
93
12 Đường 219
Cấp D,
đường phố
2.3
167

Tổng

2,345

(*): loại đường phân chia theo TCXDVN 259: 2001- Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng
nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị.


57
CHƯƠNG II


HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG
CHIẾU SÁNG DÂN LẬP TP HCM

I. Tổng thể hiện trạng hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh có 24 quận - huyện với diện tích là 2.095 km
2
, số dân là 9
triệu người là một thành phố lớn. Vì vậy hệ thống chiếu sáng công cộng (CSCC) trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng có qui mô lớn với 200.320 bộ đèn, tiêu thụ 2,4% điện
năng trên toàn thành phố.
Hiện nay, hệ thống chiếu sáng công cộng (HTCSCC) tại TP HCM có 200.320 bộ
đèn được chia thành 2 hệ thống: HTCSCC chính quy và HTCSCC dân lập
- HTCSCC chính quy do Công ty Chiếu sáng công cộng quản lý, đầu tư xây dựng
mới theo các công trình giao thông, các công trình vốn kế hoạch hàng năm, các công
trình tại các khu dân cư mới. Hiện nay tổng số đèn được lắp đặt là 79.442 bộ đèn với
công suất lắp đặt là 16.550 kW (theo bảng số liệu quản lý của hệ thống chiếu sáng công
cộng thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 2006 do Công ty Chiếu sáng công cộng Tp. Hồ
Chí Minh lập) và tổng điện năng sử dụng trong năm 2006 là 58.436.000 kWh.
- HTCSCC dân lập do UBND quận - huyện quản lý, do nhân dân và chính quyền
địa phương đầu tư xây dựng. Đến cuối năm 2006 tổng số đèn được lắp đặt là 120.878 bộ
đèn với công suất lắp đặt là 11.584 kW (theo bảng tổng hợp số liệu do UBND quận-
huyện cung cấp cuối năm 2006 của Công ty Chiếu sáng công cộng Tp. Hồ Chí Minh) và
tổng điện năng sử dụng trong năm 2006 là 50.737.920 kWh. (Phần chi tiết tham khảo
Phụ lục 1).
- Hệ thống giao thông đường bộ tại Tp Hồ Chí Minh, xét về mặt quản lý chiếu sáng,
có thể phân làm 3 loại đường sau: đường phố, đường hẻm nội thành và đường giao thông
nông thôn.
Sơ đồ về hệ thống chiếu sáng công cộng tại TP HCM hiện nay














HTCSCC
200.320 bộ đèn
HTCSCC chính quy
(79.442 bộ đèn)
HTCS CCdân lập
(120.878 bộ
đèn)
Đường phố
(79.442 bộ đèn)
Đường GT nông
thôn (11.264)
Hẻm nội thành
(109.614 bộ)

58

- Các đèn được lắp đặt trong HTCSCC chính qui đều thuộc 2 loại sau:
+ Đèn đường và đèn trang trí bóng Sodium cao áp (HPS) (chiếm hơn hơn 99%
tổng số đèn), bóng Metal halide (MH) các công suất từ 50W đến 1000W.

+ Một số ít đèn LED, đèn bóng compact huỳnh quang (CFL) trang trí công suất
thấp.
Loại đèn
HPS MH, CFL, LED
Số lượng (bộ)
79.094 384

- Các bóng đèn được lắp đặt trong HTCSCC dân lập (gọi tắt HTCS dân lập):
+ Bóng đèn thủy ngân cao áp (MV) 80W đến 400W.
+ Bóng đèn sợi đốt đến 25W đến 200W.
+ Bóng đèn ống huỳnh quang 20W, 40W.
+ Bóng đèn HPS, bóng compact huỳnh quang được lắp đặt trong vài năm sau này.
Đa số đèn trong HTCS dân lập đều sử dụng chóa tự tạo thô sơ hay không có chóa.
Tỷ lệ về số lượng các loại đèn được sử dụng trong hệ thống đèn dân lập

Loại đèn
Sợi đốt Huỳnh
quang
Thủy ngân cao
áp
HPS
Tỉ lệ (%)
31.72 37.52 30.45 0.31

Trong năm 2006 thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo hệ
thống chiếu sáng công cộng 34,3 tỉ đồng (chưa kể kinh phí đầu tư hệ thống CSCC cho
các khu dân cư mới (vốn dự án), các tuyến đường cải tạo lớn (vốn dự án), đường hẻm
(vốn chính quyền địa phương và nhân dân), khu công nghiệp, khu công nghệ mới (vốn
của Ban quản lý); đầu tư cho vận hành và bảo trì hệ thống CSCC 49 tỉ đồng và trả tiền
điện cho hệ thống CSCC 107,481 tỉ đồng (cho 109.173.920 kWh điện năng tiêu thụ).

Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam, sản lượng điện không đủ cung cấp cho nhu cầu phát
triển của đất nước. Với sản lượng điện từ thủy điện chiếm hơn 50% trong tổng sản lượng
điện toàn quốc (theo số li
ệu chính thức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam) thì việc duy trì
khả năng cung ứng điện đầy đủ trong mùa khô là khó khăn và liên tiếp trong các năm gần
đây việc cắt giảm lượng điện tiêu thụ cho hệ thống CSCC là bắt buộc. Tập đoàn Điện lực
Việt Nam đang dự báo là sẽ tiếp tục thiếu điện trong mùa khô năm 2007. Do đó với xu
hướng này, việc tiết kiệm điện, nâng cao hiệu quả sử dụng điện là một vấn đề bức xúc
cần được sự quan tâm của toàn xã hội trong đó việc giảm điện năng tiêu thụ của lĩnh vực

59
chiếu sáng công cộng mang ý nghĩa nhất định, trước mắt là điện năng tiêu thụ, sau là việc
nêu gương kêu gọi toàn xã hội hưởng ứng.
II. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng dân lập và kết quả khảo sát HTCS dân lập tại 10
quận TP HCM (năm 2007)
1. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng dân lập tại TP HCM
- Hệ thống chiếu sáng dân lập hiện nay chủ yếu tập trung trong các hẻm dân cư nội
thành và các tuyến đường giao thông nông thôn. Do lưu lượng giao thông kém, nên đây
là những nơi ít được quan tâm đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Việc lắp đặt hệ thống
thường chỉ để giải quyết nhu cầu trước mắt với chi phí đầu tư thấp nhất nên hệ thống
CSCC khu vực này có hiệu quả về năng lượng thấp hơn so với hệ thống CSCC chính qui.
- HTCS dân lập sử dụng phần lớn bóng đèn hiệu suất thấp hơn như bóng đèn thủy
ngân cao áp -TNCA (HPML), bóng đèn sợi đốt, bóng đèn ống huỳnh quang và thường
chỉ có chóa tự tạo thô sơ hay không có cả chóa nên bụi bẩn dễ dàng bám vào bộ phát
quang (bóng đèn, kính phản xạ) làm giảm hiệu suất phát quang của bộ đèn.
- HTCS dân lập phần lớn được đóng ngắt bằng tay và không được kiểm soát, bảo
dưỡng nên số giờ hoạt động trung bình của hệ thống lớn hơn so với số giờ trung bình
thắp sáng. Thời gian chiếu sáng tăng đưa tới việc tiêu thụ năng lượng nhiều hơn và đây là
nguồn năng lượng bị lãng phí vì không phục vụ cho mục tiêu chiếu sáng vì trời đã sáng.
- Các hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật khi đầu tư xây dựng hệ thống CSCC trên địa bàn

Tp. Hồ Chí Minh của Sở Giao thông- Công chính và Quyết định của UBND Tp. HCM
v/v ban hành quy định về lắp đặt mới, cải tạo và quản lý hệ thống đèn chiếu sáng dân lập
trên địa bàn Tp. HCM còn chưa đủ đầy đủ để kiểm soát được chất lượng của các công
trình hệ thống CSCC thực hiện. Từ đó chất lượng đầu ra không đồng đều. Đa số thiết kế
đi theo giải pháp giảm chi phí đầu tư xây dựng, không có các tính toán kinh tế - kỹ thuật
dài hơi (tính cả đến khi vận hành, bảo trì) từ đó chất lượng thiết bị chiếu sáng đèn giảm
(bóng đèn, chóa, ballast, kích, tụ, tủ điều khiển, cáp điện ) dẫn đến tiêu thụ nhiều năng
lượng hơn.
- Các biện pháp quản lý chất lượng đầu ra của hệ thống CSCC sau khi được xây dựng
hoàn thành bàn giao cho đơn vị quản lý đưa vào sử dụng chưa được chú ý đúng mức nên
chưa phản ánh đủ về hiệu quả năng lượng của hệ thống. Từ đó chưa kiểm soát được suất
điện năng tiêu thụ trên đơn vị diện tích đường để có chính sách, định hướng khuyến khích
giảm.
2. Kết quả khảo sát HTCS dân lập tại 10 quận TP HCM
- Đối tượng khảo sát: HTCS dân lập của 60 đường hẻm thuộc 10 qu
ận thuộc TP
HCM
- Phương pháp:
+ Quan sát hiện trạng hệ thống chiếu sáng dân lập.
+ Thiết bị đo đạc: lux metre đo ánh sáng, thước đo độ dài.
+Mỗi đường đo tại 2 khu vực, mỗi khu vực đo độ sáng tại 16 điểm trên mặt đường.
+Xử lý, thống kê các số liệu và đưa ra các biện pháp khắc phục.
- Keát quaû chung:

60
+ Số đường khảo sát: 60 đường (100%) thuộc 10 quận. Gồm Q 1, Q 2, Q 3, Q 4,
Q 5, Q 6, Q7, Q 8, Q Tân Bình, Q Bình Tân.
+ Các đường sử dụng nhiều loại đèn khác nhau: đèn dây tóc (75W), đèn huỳnh
quang (40W), CFL (18W), đèn Sodium cao áp (HPS-70W, 100W, 150W), đèn HPML
(100W, 150W).

+ Số đường đạt yêu cầu về độ sáng cũng như sự phân bố đồng đều về độ chói:
18 đường (30%).
+ Số đường có độ sáng không đạt yêu cầu: 42 đường (70%), trong đó có 4 đường
(6,7%) thừa ánh sáng.
+ Các đường hẻm ở đây không thực hiện việc cắt điện với mục đích tiết kiệm
điện.
- Các kết quả khảo sát chi tiết: tham khảo Phụ lục 2
- Nhận xét kết quả khảo sát:
+ Số đường có hệ thống chiếu sáng đạt yêu cầu về độ sáng, độ chói, sự phân bố
đồng đều về độ chói cũng như đạt tính thẩm mỹ khá thấp (chiếm 30%).
+ Nhiều đường hệ thống chiếu sáng mang tính chất tự phát, chọn nhiều loại đèn
không thích hợp (đèn huỳnh quang, đèn dây tóc), các loại chóa đủ loại, gỉ sét.
+ Những nơi sử dụng đèn huỳnh quang, đèn dây tóc, đèn sodium cao áp, mật độ
công suất tương đối lớn, khiến cho sự chênh lệch các vùng sáng, tối khá rõ. Ngược lại
những đường sử dụng đèn HQ compact công suất khá nhỏ (18W), loại chóa dùng
không thích hợp (bằng nhôm, không có phần phản quang ) khoảng cách giữa 2 đèn
khá lớn, dẫn đến độ sáng trên toàn đường rất yếu.
+ Phân bố các bộ đèn mang tính chất tuỳ tiện, khoảng cách gần, xa khác
nhau.Vò trí lắp đặt đèn thường ở những khúc quanh của hẻm, trên trụ điện có sẵn,
trước nhà, trên ban công, trên hàng rào…với các độ cao tùy ý.
+ Một số đường có độ sáng ngay dưới đèn rất lớn (do chọn công suất đèn lớn
hơn so với yêu cầu), nhưng độ sáng ở khoảng giữa 2 cột đèn lại không đủ, do bố trí
khoảng cách quá xa.
+ Một số đường có đoạn đèn hư, có đèn sáng mờ, lá cây che đèn khiến cho
nhiều đọan đường rất tối, gây nguy hiểm cho người đi đường.
+ Nhiều khi trời đã sáng mà đèn vẫn còn bật sáng hay trời chưa tối đã bật đèn.
+ Hệ thống đường dây thường chạy dọc với các đường dây cáp điện chạy vào
các hộ gia đình, đường dây điện thoại hoặc mắc trực tiếp vào hệ thống điện chính quy
tạo nên một mạng lưới điện chằng chòt, phức tạp, gây khó khăn cho việc quản lý, sửa
chữa và gây nguy hiểm cho người đi đường cũng như mất thẩm mỹ.


61

III. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng công cộng dân lập tại các địa điểm thực hiện dự
án CSDL hiệu quả năng lượng
1. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng dân lập tại các hẻm thuộc phường 5, quận 3,
TP HCM
- Số lượng đường hẻm khảo sát: 12
- Tổng chiều dài: 2,331m
- Bề rộng hẻm: 1.4÷ 7

Ký hiệu đường hẻm:
1. 32 Cao Thắng 2. 284 Võ Văn Tần 3. 285/1 Võ Văn Tần
4. 335 Võ Văn Tần 5. 360 Ng. T. Minh Khai 6. 225 Ng Đình Chiểu
7. 399 Ng. Đình Chiểu 8. 327 Ng. Đình Chiểu 9. 241 Ng Đình Chiểu
10. 408 Ng. T. Minh Khai 11. 221 Võ Văn Tần 12. 291 Võ Văn Tần

Bảng 1: Số lượng bộ đèn và công suất lắp đặt thực tế trên các đường (trước khi
thực hiện dự án)

Đường Dài
(m)
NS-
75w
NS-
100w
NS-
200w
HQ-
20w

HQ-
40w
CP-
7w
CP-
9w
CP-
11w
CA-
150w
CA-
250w
P tổng
(W)
1
217
3 1 16 1 1 5 2,588
2
178
1 1 2 12 799
3
85
3 3 216
4
134
8 384
5
207
13 624
6

223
5 1 4 4 2,183
7
150
4 4 1 4 1,163
8
151
3 8 4 1 620
9
228
2 29 1 1,553
10
259
2 3 9 2 2 998
11
258
7 14 1 1,206
12
241
1 2 1 2 501
Tổng
2,331
28 1 1 18 114 2 2 4 12 9
12,835



62



Bảng 2: Độ sáng và công suất thực tế trên các đường (trước khi thực hiện dự án)


Độ đồng đều

Đường

Dài
(m)

Rộng
(m)
Độ rọi
trung bình
thực tế
(lux)
Độ chói
trung
bình
thực tế
(cd/m
2
)
U
0
=
L
min
/L
tb


U
1
=
L
min
/L
max



P tổng (W)
Công suất
đèn cho
1m dài
(W/m)
1 217 1.5÷2.9 24.3 (*) 1.2 0.5 0.6 2,588 11.9 (*)
2 178 1.5÷2.5 17.3 (*) 0.75 0.5 0.2 799 4.48
3 85 3÷6 8 (**) 0.4 0.25 (**) 0.1 216 2.5
4 134 1.5÷6 15 0.75 0.8 0.25 384 2.8
5 207 1.5÷5 18 (*) 0.9 0.25 (**) 0.1 624 3.0
6 223 5÷7 10 (**) 0.5 0.3 (**) 0.15 2,183 9.7 (*)
7 150 1.5÷4.5 12 0.6 0.3 (**) 0.15 1,163 7.7 (*)
8 151 1.4÷3.8 11.4 0.6 0.3 (**) 0.1 620 4.1
9 228 1.4÷4 20 (*) 1 0.25 (**) 0.1 257 1.1
10 259 2÷6 7 (**) 0.35 0.45 0.25 998 3.8
11 258 1.5÷6 18 (*) 0.9 0.25 (**) 0.1 1,206 4.6
12 241 1.5÷7 7 (**) 0.35 0.45 0.25 501 2.07
Tổng
2331

11,539

- Những đường có kí hiệu (*) là những đường có giá trị độ rọi và mật độ công suất
tiêu thụ lớn hơn yêu cầu.
- Những đường có kí hiệu (**) là những đường có giá trị độ rọi, độ đồng đều và mật
độ công suất tiêu thụ nhỏ hơn yêu cầu.
Nhận xét
:

63
- Các đường trên thuộc loại đường Cấp C, D đường phố (theo Tiêu chuẩn Việt Nam
thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị - TCXDVN
259:2001). Ở đây ta chọn :
+ Độ chói tiêu chuẩn đối với cấp C: L
tb
=0.6 cd/m
2
. Lớp phủ mặt đường màu sáng
trung bình: R=20. Độ rọi tiêu chuẩn: E= 12 lux.
+ Độ chói tiêu chuẩn đối với cấp D: L
tb
= 0.4 cd/m
2
. Lớp phủ mặt đường màu trung
bình: R=20. Độ rọi tiêu chuẩn: E= 8 lux.
+ Độ đồng đều tổng quát: U
0
= L
min
/L

tb
≥ 0.4;
Như vậy:
- Số đường có chủng loại đèn không đạt: 12/12 (100%)
- Số đường có độ rọi không đạt yêu cầu: 4/12 (33.3 %)
- Số đường có sự phân bố đồng đều tổng quát không đạt yêu cầu: 7/12 (58 %).
- Số đường có sự phân bố độ sáng theo chiều dọc không đạt yêu cầu:12/12 (100%).
- Số đường có mật độ công suất cao: 3/10 (30%).

Một vài hình ảnh hệ thống đèn tại các đường



Hình 2.1 Hệ thống đèn tại hẻm 32 Cao Thắng .
Đèn HQ và chóa đèn (TNCA) không thích hợp dùng cho chiếu sáng đường phố


64

Hình 2.2 Hệ thống đèn tại hẻm 284 Võ Văn Tần.
Đèn HQ phân bố lộn xộn



Hình 2.3 Hệ thống đèn tại hẻm 285/1 Võ Văn Tần .
Chóa đèn gỉ sét và đèn phân bố lộn xộn trước nhà dân


Hình 2.4 Hệ thống đèn tại hẻm 360 Nguyễn Thị Minh Khai.
Đèn treo trên tường, trên dây điện, trên trụ điện



65

Hình 2.5 Hệ thống đèn tại hẻm 225 Nguyễn Đình Chiểu.
Đèn treo lộn xộn, đủ loại đèn.

Nhận xét:
- Chất lượng chiếu sáng của tất cả các đường khảo sát đều không đạt yêu cầu do
khoảng cách giữa các bộ đèn khá xa dẫn đến sự chênh lệch sáng, tối khá lớn.
- Hầu hết các chủng loại đèn không đạt yêu cầu về loại, bóng đèn, chóa (đa số sử
dụng đèn huỳnh quang, đèn nung sáng).
- Nhiều đèn bị hư, bị mờ mà không được thay thế nên độ sáng rất kém.
- Các bộ đèn phân bố tùy tiện, không có thẩm mỹ.
- Hệ thống dây điện chằng chịt
- Một số bộ đèn huỳnh quang do dân tự lắp trước cửa nhà, không có chóa.
- Một số đường mật độ công suất tiêu thụ điện khá lớn
2. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng dân lập tại các đường hẻm thuộc phường Bình
Trưng, quận 2, TP HCM
- Số lượng đường khảo sát: 12
- Tổng chiều dài: 2345 m
- Bề rộng đường: 2÷ 10
Ký hiệu đường:
1. Đường 3 2. Đường 15 3. Đường 17
4. Đường 18 5. Đường 19 6. Đường 21
7. Đường 22 8. Đường 28 9. Đường 38
10. Đường 85 11.Đường 107/1 12. Đường 199

Bảng 3: Số lượng bộ đèn và công suất lắp đặt thực tế trên các đường (trước khi
thực hiện dự án)


Đường Dài (m) NS-
75w
NS-
100w
HQ-
40w
HQ
2x40w
CP-
50w
CA-
125w
P tổng
(W)
Ghi chú

66
1
243
1 1 238 Tắt đèn
2
265
1 75
3
158
2 276
4
235
1 3 219

5
180
1 138
6
153
3 144
7
207
3 144
8
277
1 48
9
241
4 384
10
126
0 Tắt đèn
11
93
0 Tắt đèn
12
167
4 50
Tổng
2345
2 1 10 4 4 4 1716

Bảng 4: Độ sáng và công suất thực tế trên các đường (trước khi thực hiện dự án)



Độ đồng đều

Đường

Dài (m)

Rộng
(m)
Độ rọi
trung bình
thực tế
(lux)
Độ chói
trung bình
thực tế
(cd/m
2
)
U
0
=
L
min
/L
tb

U
1
=

L
min
/L
max

P tổng
(W)
Công suất
đèn cho
1m dài
(W/m)
1
243
2.5 ÷4 0
0
0 0 238 0.5
2
265
3÷4 8 0.39 0.19 0.08 75 0.28
3
158
3.8 5 0.24 0 0 276 1.7
4
235
2.5÷4 12 (*) 0.58 0.17 0.1 219 0.9
5
180
3.5 7 0.35 0.2 0.1 138 0.7
6
153

2.8÷3.2 5.3 0.2 0.1 0.04 144 0.9
7
207
2÷4 10 0.5 0.03 0.01 144 0.7
8
277
2.5÷10 13 (*) 0.66 0.07 0.02 48 0.2
9
241
3 12 (*) 0.6 0.41 (*) 0.21 384 1.6
10
126
2.5 0 0 0 0 0 0
11
93
2 0 0 0 0 0 0

67
12
167
2.3÷6 5.4
0.27
0.37 0.02 50 0.3
Tổng
2,345

1716


- Những đường có kí hiệu (*) là những đường có giá trị độ rọi và sự phân bố đồng

đều đạt yêu cầu.
Nhận xét
:
- Các đường trên thuộc loại đường Cấp C, D đường phố (theo Tiêu chuẩn Việt Nam
thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị - TCXDVN
259:2001). Ở đây ta chọn :
+ Độ chói tiêu chuẩn đối với cấp C: L
tb
=0.6 cd/m
2
. Lớp phủ mặt đường màu sáng
trung bình: R=20. Độ rọi tiêu chuẩn: E= 12 lux.
+ Độ chói tiêu chuẩn đối với cấp D: L
tb
=0.4 cd/m
2
. Lớp phủ mặt đường màu tối
(đường đất ): R=25. Độ rọi tiêu chuẩn: E= 10 lux.
+ Độ đồng đều tổng quát: U
0
= L
min
/L
tb
≥ 0.4;
- Số hẻm có chủng loại đèn không đạt: 11/12 (91.6%)
- Số hẻm có độ rọi không đạt yêu cầu: 9/12 (75%)
- Số đường có độ phân bố đồng đều tổng quát đạt yêu cầu: 1/12 (8.3%)
- Số đường có độ phân bố đồng đều theo chiều dọc đạt yêu cầu: 0/12 (0%)
- Số đường không được chiếu sáng về ban đêm: 3/12 (25%)

- Số đường có mật độ công suất rất thấp: 12/12 (100%).
Một vài hình ảnh hệ thống đèn tại các đường



Hình 2.6 Hệ thống đèn tại đường 3
Dùng đèn nung sáng hiệu suất thấp và chóa đèn TNCA không thích hợp


68




Hình 2.7 Hệ thống đèn tại đường 17
Chóa đèn méo mó và gỉ sét.



Hình 2.8 Hệ thống đèn tại đường 28
Đủ loại đèn và chóa đèn không thích hợp




Hình 2.9 Hệ thống đèn tại đường 219
Bố trí đèn không hợp lý.


69

Nhận xét :
- Độ sáng tại các đường trên rất thấp, thậm chí 3 đường (Đường 3, Đường 85, Đường
107/1) tắt hết đèn vào ban đêm.
- Một số đường chỉ có 1 bộ hoặc 2 bộ trên toàn tuyến đường (Đường 3, Đường 15,
Đường 17, Đường 19, Đường 28).
- Mỗi đèn sử dụng 1 công tắc, nên nhiều khi vào buổi sáng người dân quên tắt đèn.
- Hầu hết các chủng loại đèn không đạt yêu cầu về loại, bóng đèn, chóa.
- Nhiều đèn bị hư, bị mờ mà không được thay thế nên độ sáng rất kém.
- Các bộ đèn phân bố tùy tiện, không có thẩm mỹ.
- Hệ thống dây điện chằng chịt
- Khoảng cách giữa các bộ đèn khá xa.
- Một số bộ đèn huỳnh quang do dân tự lắp trước cửa nhà, không có chóa.
3. Kết luận
Trước tình hình tình trạng chiếu sáng quá kém (các đường ở quận 2) và việc sử dụng
các bộ đèn ở các đường quận 2, 3 không hợp lý, kém chất lượng, dẫn đến tổn hao công
suất nhiều (các đường quận 3). Điều này ảnh hưởng lớn đến tình trạng an ninh, xã hội,
gây nguy hiểm cho người lưu thông trên đường và trước tình hình lượng điện tiêu thụ
ngày càng lớn, dẫn đến phải cắt điện 50% điện dùng cho hệ thống chiếu sáng công cộng.
Vì vậy giải pháp sử dụng các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, cải tạo lại hệ thống chiếu
sáng hiện hữu là rất cần thiết.
IV. Phân loại hiện trạng về tổn thất điện năng trong hệ thống chiếu sáng dân lập
1. Những tổn thất điện năng trong thiết kế cũ, lắp đặt, quản lý và bảo dưỡng
- Các công trình chiếu sáng công cộng được bố trí chưa thích hợp trong khi xây dựng
nên đã ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ điện năng.
- Hầu hết các đường sử dụng đèn thuỷ ngân cao áp (HPML), đèn sợi đốt hiệu suất
thấp, đèn huỳnh quang ống. Nhiều bộ đèn đã cũ, hiệu suất phát sáng thấp, tiêu thụ điện
khá cao.
- Các đường hẻm có bề rộng nhỏ hơn 5m vẫn treo đèn khá cao (trên 8, 9 m) nên c
ần
phải sử dụng đèn HPML công suất lớn. Ở trường hợp này để tiết kiệm điện năng có thể

dùng giải pháp hạ thấp độ cao cần đèn và như vậy chỉ đòi hỏi sử dụng loại đèn có công
suất nhỏ hơn.
- Có khu vực chóa không có kính bảo vệ, sử dụng loại khung nhôm cũ, không phản
quang.
- Hệ thống chiếu sáng dân lập chưa được quan tâm, chăm sóc đúng mức. Không thay
thế kịp thời các bóng đèn, bộ đèn hư cũng như chưa có lịch trình duy tu bảo dưỡng hệ
thống chiếu sáng dân lập gây tổn thất điện năng.
- Việc tắt bật đèn còn thao tác bằng tay, nên giờ tắt bật chưa phù hợp với nhu cầu
chiếu sáng của khu vực.

70
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chiếu sáng:
- Nhiều bộ đèn không được lau chùi, bụi bám che hết ánh sáng phát ra
- Các bóng đèn, chóa đèn đã cũ, phát ra ánh sáng yếu mà không được thay thế kịp
thời.
- Cây xanh che hết bóng đèn.
- Phân bố đèn chiếu sáng chưa hợp lý, có khu vực không đủ ánh sáng, nhưng có khu
vực lại thừa ánh sáng. Độ chênh lệch sáng, tối trên cùng 1 đường tương đối rõ.
- Phân bố các bộ đèn trong các ngõ hẻm tùy tiện, không chiếu xuống đường, mà chiếu
vào nhà hoặc trên tường
- Nhiều nơi khoảng cách giữa các cột đèn khá lớn khiến cho vùng giữa 2 cột đèn rất
tối.
- Do thực hiện việc tắt 2 đèn liên tiếp, rồi bật sáng 1 đèn dẫn đến sự chênh lệch độ
sáng, tối khá lớn, theo đánh giá sự chênh lệch độ sáng tối lên đến khoảng 10 lần.
- Việc sử dụng đèn không đúng độ sáng yêu cầu, vượt công suất cần thiết cũng gây ra
hiện tượng chói, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông.


71
CHƯƠNG III

PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG DÂN
LẬP HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TẠI CÁC ĐỊA ĐIỂM
LỰA CHỌN

I. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong hệ thống chiếu sáng công cộng
1. Các giải pháp chung để tiết kiệm năng lượng trong hệ thống chiếu sáng công
cộng
- Trong giai đoạn thiết kế phải đảm bảo mật độ công suất tiêu thụ không được vượt
quá Quy chuẩn về hiệu quả tiêu thụ năng lượng điện.
- Sử dụng các sản phẩm công nghệ mới (hiệu suất phát sáng cao, tuổi thọ lớn): đèn
CFL, đèn sodium cao áp và thấp áp, đèn metal halide
- Sử dụng ballast điện tử (có thể điều chỉnh lượng ánh sáng phát ra).
- Sử dụng các bộ đèn hiệu suất cao có bộ phận phản quang và kính bảo vệ.
- Tạo điều kiện cho các đơn vị quản lý chiếu sáng công cộng cải tạo nâng cấp mạng
điện, giảm tổn thất, lắp đặt hệ thống điều khiển chiếu sáng tự động bật, tắt theo thời gian,
theo mùa, theo mật độ lưu thông trên đường…
- Dùng thiết bị tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng (đối với hệ chiếu sáng
không dùng thiết bị điện tử) có thể giảm công suất tiêu thụ vào ban đêm khi điện áp cao
hơn giá trị định mức bằng cách giảm điện áp xuống.
- Thường xuyên có kế hoạch duy tu bảo dưỡng, thay thế các bộ đèn hư hỏng hoặc các
bộ bóng bị mờ.
- Dùng hệ thống máy tính để quản lý và bảo trì hệ thống chiếu sáng → giúp tiết kiệm
đến 50% điện năng tiêu thụ.
- Tính toán kinh tế giữa đầu tư và thu hồi vốn để tìm ra điểm cân bằng giữa 2 nhu
cầu.
2. Các biệ
n pháp thực tế áp dụng cho hệ thống chiếu sáng dân lập
- Thay thế các bóng đèn hiệu suất phát sáng thấp (ví dụ: đèn dây tóc, đèn HPML), đèn
có công suất lớn hơn so với yêu cầu bằng những đèn có hiệu suất phát sáng cao, tuổi thọ
lớn, như đèn huỳnh quang compact (cho các hẻm nhỏ ≤ 5m) và đèn HPS-70W, 100W

(cho các hẻm lớn > 5m), thay các bóng đèn hư và sắp hư, thay thế các đèn huỳnh quang
để nâng cao vẻ thẩm m
ỹ cho đường phố…
- Thay thế các chóa đèn cũ, mờ bằng các chóa đèn hiệu suất cao, thích hợp với chiếu
sáng đường phố, dùng ballast điện tử hoặc đèn HPS 2 cấp công suất để có thể điều chỉnh
ánh sáng.

×