Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

VIỆC TĂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ SẼ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN THẶNG DƯ TRONG MẬU DỊCH GIA CÔNG CỦA TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.75 KB, 22 trang )

VIỆC TĂNG GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ
SẼ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN THẶNG DƯ TRONG MẬU
DỊCH GIA CÔNG CỦA TRUNG QUỐC?
TÓM TẮT
Khoảng thặng dư thương mại khổng lồ là vấn đề nan giải đối với nước Trung Quốc
và các nước khác trên thế giới. Chúng chủ yếu xuất phát từ mậu dịch gia công. Bài viết
này phân tích việc thay đổi tỷ giá sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhập khẩu nguyên liệu để
gia công và xuất khẩu hàng hóa đã qua gia công của nước Trung Quốc. Kết quả nghiên
cứu cho thấy sự tăng giá tiền tệ đồng loạt ở một chuỗi các nước cung cấp nguyên liệu ở
Đông Á sẽ làm giảm thặng dư của Trung Quốc trong mậu dịch gia công, trong khi nếu chỉ
có đồng Nhân dân tệ tăng giá thì điều này có thể không xảy ra. Tuy nhiên, nếu có sự tăng
giá ở toàn khu vực Đông Á, thì tổng độ co giãn của tỷ giá hối đoái cũng không lớn. Vì vậy,
để cán cân thương mại của Trung Quốc đạt mức cân bằng, thì ngoài việc gia tăng tỷ giá
hối đoái còn phải kèm theo một số thay đổi khác như là tự do hóa thị trường yếu tố sản
xuất và tuân thủ tốt hơn những quy định về bảo vệ môi trường.
NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU:
Nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã và đang duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố
định neo theo đồng Đô la Mỹ. Trong suốt quá trình ấy, họ đã tích lũy được hơn 2,4 ngàn
tỷ USD trong dự trữ ngoại hối của mình. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thực
hiện các biện pháp can thiệp vô hiệu hóa và ngăn chặn không cho lạm phát tăng nhanh.
Tuy nhiên, những can thiệp vô hiệu hóa đã buộc các ngân hàng thương mại phải nắm giữ
ngày càng nhiều hối phiếu của Ngân hàng Trung ương, đã gây cản trở cho việc cấp tín
dụng. Chúng cũng làm gia tăng việc phân bổ không hiệu quả các nguồn tài nguyên bởi vì
tỉ suất sinh lợi tư nhân và xã hội của việc đầu tư vào nền kinh tế trong nước là cao hơn so
với việc đầu tư vào Trái phiếu kho bạc của Mỹ. Cho nên, nhiều người cho rằng Trung
quốc nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn.
Sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thặng dư của Trung
Quốc so với các quốc gia còn lại của thế giới? Điều kiện Marshall – Lerner ngụ ý rằng
nếu cán cân mậu dịch ban đầu cân bằng, một sự tăng giá sẽ làm sụt giảm cán cân mậu
dịch nếu tổng (giá trị tuyệt đối) độ co giãn của cầu cho xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1.


Trong trường hợp của Trung Quốc thì ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái lên cán
cân mậu dịch sẽ phức tạp hơn nhiều lí do là kể từ năm 2008 thặng dư mậu dịch của họ
phần lớn là từ mậu dịch gia công. Việc xuất khẩu hàng hóa đã qua gia công là những hàng
hóa cuối cùng được sản xuất từ những linh kiện được nhập từ các nước khác trên thế giới.
Bởi vì, phần lớn giá trị gia tăng của hàng hóa đã qua gia công là đến từ các nước khác,
cho nên đồng nhân dân tệ thay đổi có thể làm cho sản lượng của mậu dịch gia công giảm
xuống.
Yoshitomi (2007) dẫn chứng ra rằng những thành phần, linh kiện được sử dụng để
gia công rồi xuất khẩu của Trung Quốc có nguồn gốc chủ yếu từ các quốc gia Đông Á
khác. Vì thế, ông ta cũng chỉ ra rằng việc nâng giá đồng nhân dân tệ chỉ tác động đến các
chi phí có gốc ngoại tệ của phần giá trị gia tăng của Trung Quốc trong mậu dịch gia
công, trong khi một sự tăng giá đồng loạt ở các nước châu Á sẽ tác động đến chi phí bằng
đồng ngoại tệ của toàn bộ đầu ra của hàng hóa gia công của Trung Quốc.
1
Theo đó, sự
tăng giá phổ biến lại có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đối với hàng gia công xuất khẩu của
Trung Quốc.
Thorbecke và Smith (2010) đã xây dựng nên biến tỷ giá hối đoái tích hợp đơn nhất
để đo lường sự thay đổi trong mối quan hệ với các chi phí có gốc ngoại tệ không chỉ đối
với phần giá trị gia tăng của Trung Quốc mà còn đối với toàn bộ lượng hàng hóa gia công
xuất khẩu đầu ra của Trung Quốc. Bằng việc sử dụng khoảng ước lượng bình phương nhỏ
nhất bình thường động và một bảng số liệu hàng năm giai đoạn từ 1992 – 2005, họ cho
thấy, cứ tăng giá đồng tiền lên 10 % trong toàn khu vực sẽ làm giảm hàng hóa xuất khẩu
đã qua gia công 10%.
1
Điều này không hoàn toàn đúng, bởi vì không phải toàn bộ đầu vào nhập khẩu đều xuất phát từ
khu vực Đông Á.
Ahmed (2009) đã sử dụng mô hình hồi quy và bảng dữ liệu hàng quý giai đoạn từ
quý 1 năm 1996 đến quý 2 năm 2009 và tách những thay đổi trong tỷ giá hối đoái của
đồng nhân dân tệ thành những thay đổi có mối liên hệ với đồng tiền các nước Đông Á và

những thay đổi có quan hệ với đồng tiền các nước khác. Ông ta cho rằng nếu đồng nhân tệ
tăng giá 10% so với đồng tiền của các nước không phải ở khu vực Đông á sẽ làm giảm số
lượng hàng hóa xuất khẩu đã qua gia công của Trung Quốc 17% và nếu đồng tiền các
nước Đông Á khác tăng giá 10 % thì hàng gia công xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm
15% .
2
Bài viết này mở rộng việc nghiên cứu trước đây theo 2 cách. Đầu tiên, nó nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu nguyên liệu để gia công cũng như là xuất khẩu
hàng gia công. Điều này giúp tạo ra khả năng xem xét cách mà tỷ giá hối đoái thay đổi tác
động không chỉ đến xuất khẩu hàng gia công mà còn ảnh hưởng đến khoản thặng dư gần
300 tỷ USD trong mậu dịch gia công của Trung Quốc. Thứ nhì, nó mở rộng bảng dữ liệu
của Thorbecke và Smith quan sát trong giai đoạn từ 2006-2008. Giai đoạn này rất quan
trọng bởi vì cả đồng nhân dân tệ và ngành mậu dịch gia công của Trung Quốc đều chủ
yếu diễn ra trong suốt giai đoạn này.
Kết quả cho thấy sự tăng giá hàng loạt các đồng tiền của các quốc gia cung cấp
nguyên liệu ở khu vực Đông á đã làm giảm thặng dư gia công của Trung Quốc. Ít có bằng
chứng rõ ràng cho thấy liệu đồng nhân dân tệ tăng giá mà không kèm theo sự tăng giá
đồng tiền ở các nước châu Á khác thì sẽ có tác động này.
Phần kế tiếp sẽ trình bày phân tích mô tả về mậu dịch gia công của Trung Quốc.
Phần 3 trình bày số liệu và phương pháp luận. Phần 4 cho thấy kết quả và phần 5 sẽ thảo
luận về hàm ý sâu xa của những kết quả này. Phần 6 là phần kết luận.
2. TRUNG QUỐC VỚI MẬU DỊCH GIA CÔNG:
2
Marquez và Schindler (2007) và Cheung, Chinn, Fuji (2010), Garcia-Herrero và Koivu (2007)
cũng đã đưa ra mức ước lượng về mặt giá trị của độ co giãn thương mại của Trung Quốc.
Thống kê Hải quan của Trung Quốc (CCS) đã đưa ra sự khác biệt giữa nhập khẩu và
xuất khẩu trong mậu dịch gia công; và nhập khẩu và xuất khẩu thông thường.
3
Hàng hóa
nhập khẩu để gia công là những hàng hóa được nhập vào Trung Quốc để gia công và tái

xuất khẩu lại. Hàng hóa đã qua gia công xuất khẩu, được phân loại bởi các tài liệu Hải
quan Trung Quốc, là những hàng hóa được tạo ra bằng cách trên. Hàng hóa nhập khẩu để
gia công thì được miễn thuế và cả những thành phẩm được sản xuất ra bằng cách sử dụng
những hàng hóa nhập khẩu này để tiêu thụ ở thị trường nội địa cũng không bị đánh thuế.
Ngược lại, hàng hóa nhập khẩu thông thường là những hàng hóa không được miễn thuế
nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu thông thường là những hàng hóa được sản xuất ra bằng
cách sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ trong nước. Theo Feenstra và Wei (2009),
84% lượng gia công xuất khẩu của Trung Quốc được tạo ra bởi các Doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài.
Bảng 1 cho thấy, phần lớn thặng dư mậu dịch của Trung Quốc trước năm 2008 và
toàn bộ thặng dư mậu dịch sau năm 2008 đều do mậu dịch gia công mang lại. CCS đã
chia mậu dịch gia công thành 2 dạng là mậu dịch “gia công và lắp ráp” và mậu dịch “gia
công với nguyên liệu nhập khẩu”. Theo Gaulier, Lemoine, và Unal-Kesenci (2005), dạng
đầu tiên đề cập đến những nhà cung cấp nước ngoài nhập những hàng hóa trung gian
thuộc sở hữu của chính công ty họ và sử dụng đầu vào này để sản xuất ra những hàng hóa
tái xuất khẩu. Còn dạng thứ hai lại đề cập đến những nhà cung cấp nước ngoài nhập khẩu
đầu vào từ những công ty khác và sử dụng chúng để sản xuất hàng hóa tái xuất khẩu.
Khoảng thặng dư từ nguồn thứ nhất trung bình khoảng 20 tỷ USD từ năm 2007 – 2009,
trong khi đó khoảng thặng dư từ nguồn thứ hai trung bình 250 tỷ USD. Điều này hàm ý
rằng, trong khi mức độ nhập khẩu hàng nguyên liệu nội bộ của các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài được duy trì không đổi thì các giao dịch phi nội bộ của những công ty này với
các công ty khác ở Trung Quốc ngày càng gia tăng.
3
Trang web của Thống kê Hải quan của Trung Quốc là www.ChinaCustomStat.com
Biểu đồ 2 phân chia mậu dịch gia công theo cách phân loại chế độ quan thuế điều
hòa (HS). Nó cho thấy sản phẩm cơ khí và điện tử (HS 84-85) là hai mặt hàng ngày càng
trọng yếu cả về nhập khẩu và xuất khẩu trong khi đó hàng dệt may (HS 41 – 43, 50-63)
ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vì thế, mậu dịch gia công bao gồm nhập khẩu những
linh kiện và sau đó sử dụng chúng để sản xuất ra máy tính, thiết bị viễn thông, và những
sản phẩm kỹ thuật cao khác.

Bảng 1 cho thấy mậu dịch gia công trong các năm từ 2006 đến 2008. Trong đó, 2/3
giá trị nhập khẩu để gia công của Trung Quốc là do Nhật Bản, các thành viên trong Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và các nước công nghiệp mới (NIEs) cung cấp,
trong lúc đó Mỹ và Châu âu chỉ cung cấp khoảng 5%. Mặt khác, Đông á, Mỹ, Châu Âu và
Hồng Kông – Trung Quốc mỗi nước chỉ nhận khoảng 20% doanh số xuất khẩu hàng gia
công. Kết quả là mậu dịch gia công Trung Quốc thâm hụt khoảng 100 tỷ USD với Khu
vực Đông Á, thặng dư khoảng 100 tỷ USD với Châu âu và thặng dư 130 tỷ USD với Mỹ,
Hồng Kông – Trung Quốc.
3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Xác định các chức năng xuất nhập khẩu
Theo mô hình thay thế không hoàn hảo của Goldstein và Khan (1985), các chức
năng của xuất khẩu và nhập khẩu có thể được biểu diễn như sau:
ext = α10 + α11rert + α12y* + ε1t (1)
imt = α20 + α21rert + α22yt + ε2t (2)
Trong đó,
ext: xuất khẩu thực
rert: tỷ giá hối đoái thực
y*: thu nhập thực nước ngoài
imt: Nhập khẩu thực
yt: thu nhập thực trong nước
Các biến còn lại được đo lường theo các bản ghi tự nhiên
Trong trường hợp mậu dịch gia công của Trung Quốc, chúng ta cần phải sửa đổi lại
các phương trình này. Dưới đây, tôi xem xét một vài các nhân tố khác có ảnh hưởng đến
nhập khẩu nguyên liệu để gia công và xuất khẩu những mặt hàng gia công này.
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (2005) cho rằng độ co dãn về giá của việc nhập khẩu hàng
nguyên liệu để gia công thì nhỏ vì các hàng hóa trung gian này không được sản xuất trong
nước, vì thế hàng nguyên liệu thay thế được từ nhập khẩu không có nhiều tiềm năng. Tuy
nhiên, kể từ năm 2005, những thặng dư khổng lồ từ ngành mậu dịch gia công của những
công ty có nguồn gốc hàng hóa trung gian nhiều hơn cho thấy chúng đều xuất xứ từ Trung
Quốc. Do vậy, trong những năm gần đây, nhu cầu cho việc nhập khẩu nguyên liệu để gia

công có độ co dãn về giá đã lớn hơn nhiều.
Tổ chức IMF (2005) cũng chỉ ra rằng việc nhập khẩu hàng nguyên liệu để gia công
thì có sự khác biệt rất nhiều so với việc xuất khẩu hàng gia công. Việc nhập khẩu hàng
nguyên liệu để gia công chảy vào Trung Quốc một cách dễ dàng nhằm đáp ứng sự gia tăng
nhu cầu về các mặt hàng xuất khẩu gia công này tại các quốc gia còn lại. Do đó, việc xuất
khẩu hàng gia công chính là các biến nằm bên phải nhằm lý giải việc nhập khẩu nguyên
liệu để gia công. Bởi vì nhập khẩu hàng nguyên liệu để gia công không nhắm tới thị
trường nội địa mà chỉ nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu hàng gia công, cho nên chính đặc
điểm được yêu thích hơn này bên dưới đây là bao gồm các việc xuất khẩu hàng gia công
nhưng không được coi là thu nhập của Trung quốc .
Các luồng vốn đầu tư trực tiếp FDI và tập đoàn đa quốc gia cũng đóng vai trò quan
trọng trong ngành thương mại gia công. Như đã thảo luận bên trên, 84% xuất khẩu hàng
gia công của Trung Quốc năm 2006 đều được sản xuất bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Do vậy, các luồng vốn FDI chính là biến nằm bên phải. Theo Maquez và
Schindler (2007) ghi nhận, hiệu quả của luồng vốn FDI đối với hàng nhập khẩu có chắc
chắn hay không thì phụ thuộc vào việc đầu tư này có tạo ra được tác động thay thế hay tác
động bổ sung.
Theo các tác giả trước đây (ví dụ: Garcia – Herrero và Koivu 2007), biến giả nằm
bên phải chính là tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập WTO của Trung Quốc
đã cho các công ty nước ngoài tự tin hơn để thiết lập mối quan hệ lâu dài với các công ty
Trung Quốc. Garcia – Herrero và Koivu 2007 thừa nhận rằng việc gia nhập WTO của
Trung Quốc đã bắt đầu có tác động lên ngành thương mại của nước này kể từ sau khi họ
gia nhập WTO đầu năm 2000. Do đó, đầu năm 2000, biến giả WTO được cho bằng 1.
Đối với xuất khẩu hàng gia công có giá trị gia tăng nhiều từ đầu vào nhập khẩu, đặc
biệt là đầu vào có xuất xứ từ các quốc gia Đông Nam Á. Vì vậy, việc tăng giá của đồng
tiền các quốc gia nhập khẩu từ Đông Nam Á có tác động lớn hơn lên chi phí xuất khẩu
hàng gia công của Trung Quốc so với việc đơn thuần chỉ đánh giá đồng Nhân dân tệ. Việc
đơn phương đánh giá sẽ chỉ làm thay đổi giá trị đồng ngoại tệ tương ứng của những hàng
hóa gia công xuất khẩu của Trung Quốc. Do vậy, tỷ giá hối đoái tích hợp mà làm cân bằng
những thay đổi cung tỷ giá hối đoái của chuỗi những quốc gia được bao gồm bởi giá trị gia

tăng của những quốc gia đó trong ngành gia công.
3.2 Xây dựng một tỷ giá hối đoái hợp nhất.
Theo Tong và Zhen (2008), giá trị gia tăng trong ngành gia công của Trung quốc
được đo lường bởi sự khác nhau giữa giá trị hàng xuất khẩu đã qua gia công của Trung
Quốc (VEPt) và giá trị hàng nhập khẩu để gia công từ nguồn cung của chuỗi những quốc
gia (ΣiVIPi,t):
VA
Chin,t
= (VEP
t
– ΣVIP
i,t
)/VPE
t
= 1 – ΣiVIP
i,t
/VEP
t
(3)
Trong đó, VA
Chin,t
: Giá trị gia tăng của Trung Quốc trong Ngành gia công
Dữ liệu hàng năm trên tổng giá trị hàng xuất khẩu hàng gia công và tổng hàng
nguyên liệu nhập khẩu để gia công thường được tính toán cho giá trị gia tăng của Trung
Quốc.
Để tính toán giá trị gia tăng từ nguồn cung trong chuỗi các quốc gia thì trong bài này
tập trung vào 9 nhà cung cấp hàng nhập khẩu để gia công hàng đầu cho Trung Quốc. Đó là
Đức, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Philippin, Singapore, Đài Loan – Trung Quốc, Thái Lan
và Mỹ. Sự cân bằng của các nhà cung cấp này được tính toán bằng việc phân chia sự đóng
góp của họ đối với hàng nhập khẩu gia công của Trung Quốc theo số lượng hàng nhập

khẩu để gia công có xuất xứ từ 9 quốc gia trên. Sự cân bằng này thường được tính toán
theo tỷ giá hối đoái cân bằng (wrer
j
,t) giữa Trung Quốc và mỗi nước thứ j có tiêu thụ hàng
gia công xuất khẩu từ Trung Quốc bằng việc tính toán các sản phẩm bên trong nước và tỷ
giá hối đoái thực song phương giữa các quốc gia đang cung hàng nhập khẩu gia công và
quốc gia thứ j:
wrer
j,t
= Σ
i
w
i,t
* rer
i,j,t
(4)
Trong đó: rer
i,j,t
là tỷ giá hối đoái thực song phương giữa chuỗi quốc gia cung thứ i
và quốc gia thứ j mua các hàng gia công xuất khẩu cuối cùng này.
Tỷ giá hối đoái thực cân bằng này sau đó lại liên kết với tỷ giá hối đoái song
phương giữa Trung Quốc và quốc gia thứ j để tính toán một tỷ giá hối đoái tích hợp (irer
j,t
)
đo lường cách mà tỷ giá hối đoái thay đổi tác động lên toàn bộ chi phí của hàng gia công
xuất khẩu Trung Quốc với quốc gia thú j:
irer
j,t
= VA
Chin,t

* rer
Chin,j,t
+ (1- VA
Chin,t
) * wrer
j,t
(5)
Theo cách này, để tính toán irer cần để đo lường tỷ giá hối đoái được sử dụng đa số.
Điều này có thể được thực hiện bằng việc sử dụng các biến tỷ giá hối đoái thực được xây
dựng bởi Trung tâm CEPII. Tỷ giá hối đoái thực CEPII giữa các quốc gia i và j được tính
toán trước tiên bằng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) theo đồng USD đối với quốc gia i và
GDP sức mua tương đương cho quốc gia thứ i và quốc gia thứ j. Biến này đo lường đơn vị
hàng hóa tiêu thụ ở quốc gia thứ i cần để mua một đơn vị hàng hóa tiêu thụ tại quốc gia
thứ j. Nó có thể được so sánh qua nhiều quốc gia theo thời gian. Bởi vì nó thông qua nhiều
quốc gia cho nên nó có thể được sử dụng trong phương trình (2) để tính toán irer. Giá trị
cao hơn của wrer và irer đại diện cho các tỷ giá hối đoái mạnh tại Trung Quốc và các quốc
gia cung hàng.
Các biến độc lập còn lại chính là chứng khoán vốn trong ngành sản xuất của Trung
Quốc, chứng khoán FDI và một biến giả WTO. Chueng, Chinn và Fujii (2010) nhận ra
rằng chứng khoán vốn của Trung Quốc giúp giải thích xuất khẩu của nước này. Như đã
thảo luận bên trên, chứng khoán FDI và sự gia nhập WTO của Trung Quốc có thể giúp giải
thích sự gia tăng trong ngành gia công.
Các biến phụ thuộc là hàng nhập khẩu để gia công và hàng xuất khẩu đã qua gia
công của Trung Quốc. Các biến này có được từ nguồn số liệu hải quan Trung Quốc. Theo
Chueng, Chinn và Fujii (2010), chỉ số giá đơn vị tái xuất của Hong Kong _Trung Quốc
sang Trung Quốc được sử dụng để làm giảm nhập khẩu của Trung Quốc và chỉ số giá đơn
vị tái xuất của Hong Kong _Trung Quốc sang Mỹ được sử dụng để làm giảm xuất khẩu
của Trung Quốc. Dữ liệu này được thảo luận chi tiết tại phụ lục dữ liệu.
3.3 Mô hình kinh tế lượng
Bảng 2A thể hiện các kết quả từ một nhóm các kiểm định nghiệm đơn vị trên số liệu

bảng (panel unit root tests). Cột (1) thể hiện Im, Peseran, và Shin W-statistic, cột (2) phân
phối tiễm cận (the asymptotically distribution free – ADF) Fisher Chi-square statistic, cột
(3) the Phillips-Perron Fisher Chi-square statistic, cột (4) the Levin, Lin, anh Chu t-
statistic, và cột (5) the heteroscedastic consistent Z-statistic. Đối với 4 kiểm định đầu tiên,
giả thuyết không cho rằng biến số có nghiệm đơn vị trong khi đối với giả thuyết đối
(maintained hypothesis) cho rằng biến số có tính dừng. Trong hầu hết các trường hợp, các
kết quả cho thấy rằng các chuỗi có nghiệm đơn vị. Kiểm định nghiệm đơn vị trên số liệu
bảng không được thực hiện đối với các chuỗi biến thiên chéo (cross-sectional variation) (ví
dụ PRC capital stock, FDI vào TQ, thu nhập của TQ)
Bảng 2B thể hiện các kết quả của kiểm nghiệm sai số đồng kết hợp Kao (the Kao
residual cointegration). Đối với cả phương trình xuất khẩu và nhập khẩu, kết quả chỉ ra
rằng giả thuyết không của không đồng kết hợp có thể bị bác bỏ. Do đó phương pháp Ước
lượng bình phương nhỏ nhất bậc tự do dạng bảng (panel dynamic ordinary least squares
estimation –DOLS), một kỹ thuật để ước lượng quan hệ đồng kết hợp được sử dụng.
Table 2: Unit Root and Cointegration Tests
(Kiểm định nghiệm đơn vị và đồng kết hợp)
Panel A. Unit Root Tests
Variable (1) (2) (3) (4) (5)
(Biến số)
Processed Exports 47.84 1.30 50.65 -4.14**
13.24*
(Lượng hàng chế biến xuất khẩu)
Imports for Processing 58.87 0.04 56.1 -5.70**
13.22**
(Lượng hàng nhập khẩu cho sản xuất)
Integrated Exchange Rate 18.66 4.62 15.89 4.15
10.00**
(Tỷ giá hối đoái tích hợp)
Rest of World Income 54.69 3.29 28.26 -4.75**
12.45**

(Thu nhập của các nước còn lại trên thế giới)
(1)PP test – Fisher Chi-square statistic (null hypothesis: unit root)
(2)Im, Pesaran, and Shin W-statistic (null hypothesis: unit root)
(3)ADF – Fisher Chi-square statistic (null hypothesis: unit root)
(4)Levin, Lin, and Chu t-statistic (null hypothesis: unit root)
(5)Hadiri Heteroscedastic Consistent Z-statistic (null hypothesis: stationarity)
Note: Lag selection is based on the Schwartz Information Criterion.
**denotes significance at the 5% level. (thể hiện mức ý nghĩa 5%)
Panel B. Kao Residual Cointegration Test
Export Equation 7.17**
Import Equation -3.18**
(1)t-statistic from Kao Residual Cointegration test of the null hypothesis of no
cointegration
Note: Lag selection is based on the Schwartz Information Criterion.
**denotes significance at the 5% level.
Source: Estimation by the author.
DOLS bao gồm biến số bên tay trái có xu hướng bất biến, các biến số bên tay phải
có xu hướng thay đổi và độ tễ và độ sớm bên tay phải phương trình là thay đổi. Phương
trình nhập khẩu cá biệt có dạng:
Trong đó:
Im
i,t
: lượng nhập khẩu thực để sản xuất của TQ từ nước i
Irer
i,t
: tỷ giá thực tích hợp
rgdp
C,i
: thu nhập thực của TQ
tex

i
: tổng lượng hàng chế biến xuất khẩu của TQ
FDI
t
: đầu tư trực tiếp nước ngoài
WTO: biến số giả
μ: nước i yếu tố tác động cố định
P: số lượng độ sớm và độ trễ
Im
i,t ,
Irer
i,t ,
rgdp
C,I ,
tex
i
, FDI
t
được đo lường trong natural logs.
Im
i,t ,
Irer
i,t
thay đổi theo thời gian và tùy từng nước
rgdp
C,I ,
tex
i
, FDI
t

chỉ thay đổi theo thời gian.
Phương trình xuất khẩu cá biệt có dạng:
Trong đó:
ex
i,t
: lượng xuất khẩu thực để sản xuất của TQ từ nước i
Irer
i,t
: tỷ giá thực tích hợp
rgdp
C,i
: thu nhập thực của nước nhập khẩu
K
t
: vốn cổ phần của người Trung Quốc trong SX
FDI
t
: đầu tư trực tiếp nước ngoài
WTO: biến số giả
μ: nước i yếu tố tác động cố định
P: số lượng độ sớm và độ trễ
ex
i,t ,
Irer
i,t ,
rgdp
C,I ,
tex
i
, FDI

t
được đo lường trong natural logs.
Im
i,t ,
Irer
i,t
thay đổi theo thời gian và tùy từng nước
K
t ,
tex
i
, FDI
t
chỉ thay đổi theo thời gian.
Dữ liệu hàng năm từ trong khoảng 1992-2008 được sử dụng. Độ sớm và độ trễ được sử
dụng trong ước lượng DOLS.

4. Kết quả
 Bảng 3 trình bày các kết quả cho nhập khẩu để gia công để sản xuất. Các hệ số về tỷ giá
là dương và có ý nghĩa thống kê điều đó chứng tỏ rằng một sự gia tăng của tỷ giá tích hợp
tổng hợp sẽ làm tăng nhập khẩu cho sản xuất. Các hệ số cho thấy một sự gia tăng 10%
trong chỉ số irer sẽ làm tăng lượng nhập khẩu để gia công để sản xuất từ 3,9% - 4,1%.
Mặc dù không được thể hiện trong bảng 3, những hệ số này vẫn hầu như không thay đổi
nếu a trend term is included.
Bảng 3: Bảng DOLS ước tính nhập khẩu của Trung Quốc để gia công từ 25 nước
trong thời kỳ 1992-2008.
Biến đôc
lập
(1) (2) (3) (4) (5)
Tỷ giá

CNY
0.41**
(0.16)
0.41***
(0.16)
0.39**
(0.16)
0.40***
(0.16)
0.42***
(0.16)
Thu nhập
Trung Quốc
-9.70***
(2.22)
2.75
(2.01)
-1.83
(1.21)
Sản xuất
xuất khẩu
-3.66
(3.02)
0.95***
(0.07)
1.84***
(0.62)
1.02***
(0.08)
FDI stock 21.27***

(4.86)
0.01
(0.25)
-0.66
(2.06)
-0.13
(0.26)
WTO
dummy
0.24
(0.15)
0.17*
(0.09)
0.20
(0.14)
0.26***
(0.08)
R
2
điều
chỉnh
0.95 0.95 0.95 0.95 0.95
Số quan sát 350 350 350 350 350
Ghi chú: DOLS (1,1) ước tính. Heteroskedasticity-phù hợp sai số chuẩn nằm trong dấu ngoặc đơn.
Nhập khẩu được deflated bằng cách sử dụng Hồng Kông, Trung Quốc để Trung Quốc tái xuất khẩu giá trị
chỉ số đơn vị. Các dữ liệu mở rộng 1992-2008. Kể từ khi lập dự toán DOLS sử dụng one lead and lag of
the first difference of the right-hand side variables the actual sample period is from 1994-2007. Country
fixed effects are included.
*** (**) Biểu thị ý nghĩa tại mức 1% (5%) .
Nguồn: Ước tính của tác giả

- Những tiêu chí ở cột (2) và (5) gồm lượng hàng gia công xuất khẩu nhưng không có thu
nhập của Trung Quốc, các hệ số về lượng hàng gia công xuất khẩu gần như đồng nhất.
Những kết quả đó minh chứng lập luận của IMF (2005) rằng có một mối liên hệ xấp xỉ 1-
1 giữa lượng hàng gia công chế biến xuất khẩu và lượng nhập khẩu cho gia công sản xuất.
IMF (2005) cũng thừa nhận rằng độ co giãn tỷ giá nhập khẩu để gia công sản xuất phải
nhỏ vì có vài rất ít sản phẩm nội địa thay thế trong nước. Tuy nhiên, các bằng chứng thảo
luận trong phần 2, các giao dịch interfirm nội bộ giữa các công ty của FIEs tại Trung Quốc
đang ngày càng diễn ra với các công ty khác nằm ở Trung Quốc, cho thấy độ co giãn tỷ giá
có thể đã tăng lên trong những năm gần đây. Việc trao đổi tỷ lệ co giãn Độ co giãn tỷ giá
báo cáo trong Bảng 3 chỉ có ý nghĩa khi bao gồm dữ liệu từ 2005-2008. Công việc tiếp
theo cần điều tra khảo sát xem liệu nhập khẩu để gia công sản xuất đã trở nên nhạy cảm
hơn với tỷ giá hối đoái thay đổi trong vài năm qua như Trung Quốc đã phát triển nhiều sản
phẩm thay thế nhập khẩu trong nước đến các bộ phận và linh kiện với sự thay đổi của tỷ
giá hơn trong các năm trước khi TQ phát triển các hàng nội đại thay thế cho các linh kiện
và bộ phận nhập khẩu.


Bảng 4 trình bày các kết quả cho xuất khẩu hàng gia công. Các hệ số về tỷ giá tích hợp
tổng hợp là âm và có ý nghĩa thống kê, chỉ ra rằng một sự nâng giá ở Trung Quốc và các
quốc gia chuỗi cung ứng khác sẽ làm giảm hàng gia công xuất khẩu cho thấy rằng một sự
nâng giá ở TQ và các nước cung cấp nguyên liệu khác sẽ làm giảm lượng hàng xuất khẩu
chế biến. Các hệ số cho thấy rằng một sự tăng 10% trên toàn khu vực Đông Á sẽ giảm
hàng gia công xuất khẩu từ 7,8-18,7%. Mặc dù không được thể hiện trong bảng 4, hệ số
này vẫn rất quan trọng khi a trend term is included.
Bảng 4: Bảng DOLS ước tính xuất khẩu hàng gia công của Trung Quốc đến 25 nước
trong thời kỳ 1992-2008.
Biến đôc
lập
(1) (2) (3) (4)
Tỷ giá hối

đoái tích
hợp
-0.79**
(0.16)
-1.20***
(0.21)
-0.78**
(0.16)
-1.87***
(0.36)
Thu nhập
các nước
khác
0.42***
(0.18)
1.64***
(0.22)
0.44***
(0.15)
3.08***
(0.42)
Capital
stock
2.39***
(0.39)
1.62***
(0.11)
FDI stock -1.01**
(0.51)
1.56***

(0.28)
WTO
dummy
-0.07
(0.14)
0.70***
(0.17)
0.09
(0.07)
0.41***
(0.12)
R
2
điều
chỉnh
0.98 0.97 0.98 0.95
Số quan sát 350 350 350 350
Ghi chú: DOLS (1,1) ước tính. Heteroskedasticity-phù hợp sai số chuẩn nằm trong dấu ngoặc đơn. Xuất
khẩu được deflated bằng cách sử dụng Hồng Kông, Trung Quốc to US re-export unit value index.Các dữ
liệu mở rộng 1992-2008. Kể từ khi lập dự toán DOLS sử dụng one lead and lag of the first difference of
the right-hand side variables the actual sample period is from 1994-2007. Country fixed effects are
included.
*** (**) Biểu thị ý nghĩa tại mức 1% (5%).
Nguồn: Ước tính của tác giả
- Các hệ số về thu nhập của các nước còn lại của thế giới là dương và có ý nghĩa thống kê,
chỉ ra rằng một sự gia tăng thu nhập của các nước trên thế giới sẽ làm gia tăng lượng hàng
gia công xuất khẩu. Các giá trị hệ số tương đương khoảng 0,4 khi không bao gồm capital
stock, và thay đổi giữa 1,64 và 3,08 khi bao gồm capital stock.
- Các hệ số trên capital stock cũng dương và có ý nghĩa thống kê. Các giá trị khác nhau
giữa các hệ số 1,62 và 2,39. Những giá trị này cho thấy một sự gia tăng 10% capital stock

của Trung Quốc sẽ làm tăng lượng hàng gia công xuất khẩu từ 16 đến 24%. Những giá trị
này gần giống với các báo cáo của Cheung, Chinn, và Fujii (2010).


Bảng 5 trình bày các kết quả cho nhập khẩu để gia công bằng cách sử dụng tỷ giá đồng
nhân dân tệ như một biến độc lập thay vì tỷ giá tích hợp. Các hệ số về tỷ giá là dương và
có ý nghĩa thống kê, chỉ ra rằng một sự gia tăng của đồng nhân dân tệ sẽ tăng nhập khẩu để
gia công. Các hệ số cho thấy một sự tăng lên 10% của nhân dân tệ sẽ tăng nhập khẩu để
gia công từ 3,6 -3,9%.
Bảng 5: Bảng DOLS ước tính nhập khẩu của Trung Quốc để gia công từ 25 nước
trong thời kỳ 1992-2008.
Biến đôc
lập
(1) (2) (3) (4) (5)
Tỷ giá
CNY
0.37**
(0.16)
0.36**
(0.16)
0.36**
(0.16)
0.37**
(0.16)
0.39***
(0.15)
Thu nhập
Trung Quốc
-10.94***
(2.12)

2.07
(1.52)
-2.48
(1.79)
Sản xuất
xuất khẩu
-3.92***
(1.01)
0.91***
(0.03)
2.01**
(0.83)
0.97***
(0.06)
FDI stock 22.95***
(3.64)
-0.13
(0.10)
-0.20
(1.60)
-0.29*
(0.16)
WTO
dummy
0.26**
(0.12)
0.19***
(0.05)
0.21***
(0.06)

0.25**
(0.12)
R
2
điều
chỉnh
0.95 0.95 0.95 0.95 0.95
Số quan sát 350 350 350 350 350
Ghi chú: DOLS (1,1) ước tính. Heteroskedasticity-phù hợp sai số chuẩn nằm trong dấu ngoặc đơn. Nhập
khẩu được deflated bằng cách sử dụng Hồng Kông, Trung Quốc to PRC. re-export unit value index. Các
dữ liệu mở rộng 1992-2008. Kể từ khi lập dự toán DOLS sử dụng one lead and lag of the first difference
of the right-hand side variables the actual sample period is from 1994-2007. Country fixed effects are
included.
*** (**) [*] Biểu thị ý nghĩa tại mức 1% (5%) [10%]
Nguồn: Ước tính của tác giả


Bảng 6 trình bày kết quả lượng hàng hóa gia công xuất khẩu bằng cách sử dụng tỷ giá
đồng nhân dân tệ, thay vì tỷ giá tích hợp. Kết quả cho thấy một sự gia tăng của nhân dân tệ
sẽ giảm lượng hàng hóa gia công xuất khẩu. Các hệ số về tỷ giá đồng nhân dân tệ được
nhỏ hơn mà các hệ số về tỷ giá tích hợp. Giá trị bình quân của chúng là -0,77, so với mức
bình quân -1,16 cho các hệ số về tỷ giá tích hợp trong bảng 3. Những kết quả này cho thấy
một sự gia tăng tỷ giá ở tất cả các nước châu Á sẽ có tác động lớn vào xuất khẩu hàng hóa
gia công hơn là chỉ có sự tăng giá của đồng nhân dân tệ.
Bảng 6: Bảng DOLS ước tính xuất khẩu hàng gia công của Trung Quốc đến 25 nước
trong thời kỳ 1992-2008.
Biến đôc
lập
(1) (2) (3) (4)
Tỷ giá

CNY
-0.68***
(0.14)
-0.95***
(0.16)
-0.71***
(0.13)
-0.74***
(0.36)
Thu nhập
các nước
khác
0.38**
(0.19)
1.62***
(0.26)
0.38**
(0.18)
5.03***
(0.39)
Capital
stock
2.51***
(0.33)
1.94***
(0.07)
FDI cổ
phần
-0.80*
(0.42)

2.16***
(0.28)
WTO
dummy
-0.07
(0.10)
0.67***
(0.16)
0.07
(0.05)
0.54***
(0.17)
R
2
điều
chỉnh
0.98 0.97 0.98 0.95
Số quan sát 350 350 350 350
Ghi chú: DOLS (1,1) ước tính. Heteroskedasticity-phù hợp sai số chuẩn nằm trong dấu ngoặc đơn. Xuất
khẩu được deflated bằng cách sử dụng Hồng Kông, Trung Quốc to US re-export unit value index. Các dữ
liệu mở rộng 1992-2008. Kể từ khi lập dự toán DOLS sử dụng one lead and lag of the first difference of
the right-hand side variables the actual sample period is from 1994-2007. Country fixed effects are
included.
*** (**) [*]Biểu thị ý nghĩa tại mức 1% (5%)[10%].
Nguồn: Ước tính của tác giả
5. Vấn đề thảo luận
Những nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã nhận thấy rằng thặng dư mậu
dịch của Trung Quốc quá lớn và cần phải được làm cho cân bằng lại. Thặng dư của Trung
Quốc trong những năm gần đây tập trung vào mậu dịch gia công. Việc tăng giá của toàn bộ
các đồng tiền Châu Á hoặc chỉ tăng giá một mình đồng nhân dân tệ sẽ tác động đến cán

cân mậu dịch gia công của Trung Quốc như thế nào?
Theo điều kiện của Marshall-Lerner, nếu ban đầu xuất khẩu và nhập khẩu tương đương
nhau, việc tăng giá sẽ làm giảm cán cân mậu dịch nếu độ co dãn của cầu cho xuất khẩu và
nhập khẩu tương đương nhau. Nếu tài khoản hiện tại lúc ban đầu không cân bằng thì nó
cần dựa vào mô hình phổ biến của Marshall-Lerner (Appleyard and Field 2001). Theo điều
kiện này thì việc tăng giá đồng tiền sẽ làm giảm thặng dư mậu dịch nếu:
Z< α
21
+ Z α
11
Trong đó:
Z: tỉ lệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
α
21
: độ co dãn giá nhập khẩu
α
11
: độ co dãn giá xuất khẩu
Theo thống kê của Trung Quốc thì tỉ lệ xuất khẩu và nhập khẩu trong 5 năm qua vào
khoảng 1.73/1 tương đương Z=1.73.
Hệ số α
21
trong bảng 3 trung bình là 0.41.
Dựa vào công thức trên thì thặng dư mậu dịch sẽ giảm nếu độ co dãn xuất khẩu lớn
hơn 0.76.
Trong 4 trường hợp ở bảng 4 đều lớn hơn và trung bình 1.16. Bằng chứng này chỉ ra
rằng việc tăng giá đồng tiền của tất cả các nước cung cấp hàng nhập khẩu ở Châu Á sẽ
giảm thặng dư mậu dịch gia công.
Trong trường hợp đánh giá đồng nhân dân tệ 1 mình, hệ số α
21

trong bảng 5 trung
bình là 0.37. Vì vậy theo công thức trên, việc tăng giá của đồng nhân dân tệ sẽ giảm thặng
dư mậu dịch nếu độ co dãn xuất khẩu lớn hơn 0.79. Chỉ có 1 trường hợp trong 4 trường
hợp ở bảng 4 là lớn hơn. Vì vậy, không có sự chắc chắn rằng việc tăng giá đồng nhân dân
tệ trong khi đồng tiền các quốc gia cung cấp hàng nhập khẩu không tăng sẽ làm giảm
thặng dư mậu dịch gia công.
Việc tăng giá đồng tiền của toàn bộ các nước Đông Á được nghiên cứu như thế nào?
Một cách đó là Trung Quốc chấp nhận một chế độ tỉ giá dựa trên rổ tiền tệ với nhiều loại
tiền, theo tỉ lệ đồng tiền đó trong rổ tiền. Trong trường hợp này, những thặng dư khổng lồ
sẽ được tạo ra trong mạng lưới sản xuất của các nước Đông Á sẽ làm cho nhưng đồng tiền
các nước trong khu vực này sẽ tự tăng giá lẫn nhau. Thị trường sau đó sẽ đưa ra mức tăng
cho các quốc gia cung cấp hàng hóa dựa trên giá trị gia tăng trong mậu dịch gia công.
Thậm chí, trong trường hợp một sự tăng giá của tỉ giá hối đoái của Châu Á, tuy
nhiên, độ co dãn tỉ giá trong bảng 3 và 4 là không lớn. Vì vậy, kết quả trong nghiên cứu
này cho rằng sự thay đổi tỉ giá một mình nó thì về căn bản không làm giảm cân bằng.
Việc cân nhắc những cách thức khác để giảm thặng dư thì hữu ích trong việc thấy
được tiết kiệm quốc gia và đầu tư ở Trung Quốc. Đây là những điều hàm ý trong biểu đồ
3. Biểu đồ này cho rằng tiết kiệm và đầu tư bắt đầu phân tách sau năm 2002, Theo báo cáo
của Ngân hàng Phát Triển Châu Á, sự thâm hụt trong đầu tư liên quan đến việc gia tăng
tiết kiệm của các tổ chức ở Trung Quốc. Nó tăng từ 17% của thu nhập thuần sau khi trừ
thuế, phí của quốc gia năm 2002 lên 23% năm 2007.
Lý do nào làm cho tiết kiệm của tổ chức tăng cao? Theo báo cáo của ADB (2009)
thì lợi nhuận sau thuế của tổ chức tăng 6% GDP giữa năm 2003 và 2006. Một phần của sự
gia tăng này là do nền kinh tế tăng trưởng nhanh, sản lượng đầu ra tăng vì thế làm gia tăng
lợi nhuận của các doanh nghiệp quốc doanh và hãng tư nhân. Bởi vì các doanh nghiệp
quốc doanh không phải chia cổ tức, lợi nhuận cao hơn làm tăng tổng tiết kiệm của công ty.
Ngoài ra cũng có nhiều nhân tố khác cũng góp phần làm tăng tiết kiệm của các
doanh nghiệp quốc doanh. Đó là sự độc quyền trong những khu vực khác nhau, như là
China Mobile trong lĩnh vực viễn thông và China national Petroleum Corporation trong
xăng dầu. Trong bài thảo luận Xing (2009), kết quả lợi nhuận độc quyền đã đóng góp

trong tiết kiệm cao của tổ chức, những khoảng bồi thường cao khác thường cho việc điều
hành tại doanh nghiệp quốc doanh và một sự phân phối thu nhập sai lệch.
Thêm vào đó, theo ghi chép của Huang (2009), sự bóp méo của thị trường đã cung
cấp một khoảng trợ cấp đến nhà sản xuất khoảng 2 ngàn tỷ nhân dân tệ (7% GDP) trong
năm 2008. Những khoảng trợ cấp bao gồm việc đồng nhân dân tệ được định giá thấp, giá
đất thấp, lãi suất thực, giá cả quy định của nhiên liệu, điện, luật lệ về môi trường không
tuân theo một cách nghiêm khắc. Những sự độc quyền này đã chuyển nguồn lực đến các tổ
chức và làm tăng lợi nhuận của họ. Nếu độc quyền được bãi bỏ, các doanh nghiệp quốc
doanh phải đối mặt với giá cả cao cho các nguồn lực, đất đai, điện và các hàng hóa khác
thì sự cạnh tranh toàn cầu của họ sẽ giảm và điều đó sẽ giảm sản xuất mậu dịch của Trung
Quốc.
Vì vậy, những nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc muốn phát triển cân bằng
lại, sự đánh giá tỷ giá ở Châu Á chắc chắn sẽ có sự kết hợp với những sự thay đổi khác.
Những cái đó bao gồm: sự bãi bỏ quy định, sự mở rộng tự do hóa thị trường và việc xóa bỏ
những xuyên tạc chính sách về đặc ân giữa khu vực mậu dịch và không mậu dịch.
6. Kết luận
Tỷ giá hối đoái cố định của Trung Quốc đã gây ra những rắc rối cho Trung Quốc và
những nước còn lại của thế giới. Ở Trung Quốc thì nó gây trở ngại trong việc cấp tín dụng
bằng cách ép buộc các ngân hàng thương mại giữ một lượng ngày càng lớn các hối phiếu
của ngân hàng trung ương. Ở các quốc gia Châu Á khác thì việc cố định của Trung Quốc
đã làm cho ngân hàng trung ương phải can thiệp vào thị trường tiền tệ và tích lũy thặng dư
để duy trì sức mạnh cạnh tranh chống lại Trung Quốc. Từ đó dẫn đến nhiều sự tranh cãi
yêu cầu Trung Quốc nên thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái linh động.
Bài này nghiên cứu xem sự thay đổi tỷ giá sẽ tác động đến thặng dư mậu dịch của
Trung Quốc như thế nào. Kể từ năm 2008, thặng dư này chủ yếu tập trung vào mậu dịch
gia công. Xuất khẩu thành phẩm là hàng hóa cuối cùng được sản xuất bằng cách sử dụng
những thành phần, yếu tố chủ yếu đến từ các quốc gia Châu Á.
Kết quả chỉ ra rằng, nếu việc tăng giá đồng tiền của toàn bộ các quốc gia Châu Á sẽ
giảm thặng dư của Trung Quốc trong mậu dịch gia công. Việc tăng giá của chỉ một mình
đồng nhân dân tệ không giảm thặng dư.

Một cách đó là các nước cung cấp hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc cùng nhau
tăng giá sẽ làm cho Trung Quốc chấp nhận chế độ tỷ giá dựa trên nhiều đơn vị tiền tệ, theo
tỷ lệ giao dịch trong rổ tiền đó, Trong trường hợp này, thặng dư lớn sẽ được tạo ra trong
mạng lưới sản xuất Đông Á sẽ làm cho các đồng tiền cung nhau tăng giá. Sức mạnh thị
trường sẽ đưa ra mức tăng cho các quốc gia này dựa trên giá trị gia tăng trong mậu dịch
gia công.
Tuy nhiên, thực ra độ co dãn tỷ giá được báo cáo trong bài này không lớn, độ co dãn
lớn hơn cần phải kết hợp với các chính sách khác để cho phát triển cân bằng lại. Những
điều này bao gồm việc tuân theo các quy định về môi trường và mở rộng tự do hóa thị
trường cho đất đại, nhân lực, nhiên liệu và vốn. Sau khi Trung Quốc bắt đầu tự do hóa thị
trường sản xuất của nó năm 1970, sự phát triển nổ ra theo xu hướng về số lượng, Sự tự do
hóa thị trường và sự chống lại suy thoái môi trường giống như là việc châm ngòi cho vụ nổ
về sự phát triển theo xu hướng về số lượng.

×