Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kiểm tra 15 phut - Sinh 12 - K1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.94 KB, 2 trang )

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm KIỂM TRA 15 PHÚT – HK I – NH 2013 - 2014
Tổ Sinh – CN Môn : Sinh 12 CB

Họ và tên :…………………………………………………….Lớp 12B6 - 3
01 05 09
02 06 10
03 07
04 08
Câu 1: Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau: gen bẹ lá màu xanh
nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô
đột biến có trật tự như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu
sôcôla ở lá bì. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây đã xảy ra?
A. Đảo đoạn B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn D. Chuyển đoạn
Câu 2: Tỉ lệ kiểu gen tạo ra từ phép lai: P: AAaa x Aa là :
A. 1AAAA: 2AAaa: 1aaaa B. 1AAA: 1AAa: 5Aaa: 5aaa
C. 1AAA: 5AAa: 5Aaa: 1aaa D. 5AAA: 1Aaa: 5Aaa: 1aaa
Câu 3: Sau đây là các hoạt động xảy ra trong sự điều hòa hoạt động của operon Lac khi môi trường có
Lactôzơ :
(1) - Protein ức chế không liên kết với vùng vận hành.
(2) - ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động.
(3) - Gen cấu trúc tiến hành phiên mã.
(4) - Một số phân tử lactozơ liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian 3 chiều.
(5) - Enzim do gen cấu trúc mã hóa phân giải lactozơ, protein ức chế lại liên kết với vùng vận hành và quá
trình phiên mã dừng lại.
(6) - Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế.
Thứ tự đúng của các sự kiện trên là :
A. (6) → (4) → (1) → (2)→( 3) → (5) B. (2) → (1) → (4) → (3) → (6) → (5)
C. (6) → (2) → (1) → (4) → (3) → (5) D. (1)→ (2)→ ( 3) → (4) →(5) → (6)
Câu 4: Gen B có chiều dài 0,408
m
µ


, số nucleotit loại A chiếm 20%.Gen b có chiều dài bằng gen B, tỉ lệ
từng loại nucleotit bằng nhau. Một thể đột biến sinh ra có kiểu gen BBb thì số nucleotit loại G là bao
nhiêu ?
A. 2000 B. 1920 C. 2040 D. 2020
Câu 5: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 14.Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cơ thể bố và
mẹ, tất cả các cặp NST tương đồng đều tự nhân đôi nhưng không phân li. Hợp tử nguyên phân bình
thường tạo thành cơ thể lai có bộ NST là :
A. 56 B. 28 C. 21 D. 48
Câu 6: Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn.Hợp tử đã thụ tinh của loài
này, người ta đếm được 25 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi.Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử
đó thuộc dạng đột biến nào ?
A. 2n + 2 + 2 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n + 1
Câu 7: Cấu trúc siêu hiển vi của NST gồm ADN và prôtêin histon được xoắn lần lượt theo các cấp độ
A. ADN + histôn → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → sợi crômatit → NST.
B. ADN + histôn → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi crômatit → NST.
C. ADN + histôn → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi crômatit → NST.
D. ADN + histôn → nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → sợi crômatit → NST.
Câu 8: Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtít giống
phân tử ADN mẹ là:
A. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình lắp ghép các nuclêôtít tự do.
B. Cơ chế nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
C. Sự phá vỡ và tái xuất hiện lần lượt các liên kết hiđrô trong cấu trúc.
Trang 1/2 - Mã đề thi 358
Điểm
D. Hoạt động theo chiều từ 3’ đến 5’ của enzim ADN-pôli meraza.
Câu 9: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân
đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4199 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy
ra?
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T. B. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A - T
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X. D. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X.

Câu 10: Trình tự bắt đầu của các nucleotit trong mARN là : 5…AUG-UAX-GUU-AAG-XXA-GAA-
UAG…3. Số axit amin trong phân tử protein hoàn chỉnh được tổng hợp từ phân tử mARN trên là:
A. 7 B. 5 C. 4 D. 6

HẾT
Trang 2/2 - Mã đề thi 358

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×