Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 205 trang )



HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH






VI VN SN



LUậT TụC NGƯờI THáI Và Sự VậN DụNG
TRONG QUảN Lý NHà NƯớC ĐốI VớI CộNG ĐồNG
NGƯờI THáI ở CáC TỉNH BắC TRUNG Bộ VIệT NAM


Chuyờn ngnh : Lý lun lch s Nh nc v Phỏp lut
Mó s : 62 38 01 01





LUN N TIN S LUT




Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS QUCH S HNG


TS. Lấ VN TRUNG





H NI - 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập
của mình. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Vi Văn Sơn


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
8

1.1.

Tình hình nghiên cứu của tác giả nước ngoài 8
1.2.

Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước 11
1.3.

Đánh giá khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài 20
1.4.

Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, luận giải sâu hơn 24
Chương 2: LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ VẬN DỤNG LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở
VIỆT NAM
27
2.1.

Người Thái và luật tục người Thái ở Việt Nam 27
2.2.

Những vấn đề lý luận về vận dụng luật tục người Thái trong
quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở Việt Nam 49
2.3.

Kinh nghiệm vận dụng luật tục, tập quán trong quản lý nhà
nước trên thế giới và ở Việt Nam 66
Chương 3: GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI HIỆN

NAY VÀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC
TỈNH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM
78
3.1.

Giá trị xã hội và một số hạn chế của luật tục người Thái hiện nay 78
3.2.

Thực trạng vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà
nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Việt Nam 110
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC VẬN DỤNG
LUẬT TỤC NGƯỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở CÁC TỈNH BẮC
TRUNG BỘ VIỆT NAM
133
4.1.

Quan điểm đảm bảo việc vận dụng luật tục người Thái trong
quản lý nhà nước đối với cộng động người Thái ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ Việt Nam 133
4.2.

Giải pháp đảm bảo việc vận dụng luật tục Thái trong quản lý
nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ Việt Nam 139
KẾT LUẬN
163
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
167
PHỤ LỤC
177



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH : Công nghiệp hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐCS : Đảng cộng sản
HĐH : Hiện đại hóa
HĐND : Hội đồng nhân dân
HIV/AIDS

: Viết từ tiếng Anh: Human Immuno
deficiency virus infection/Acquired
Immunodeficiency (Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải).
HTX : Hợp tác xã
MTTQ : Mặt trận tổ quốc
Nxb : Nhà xuất bản
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa





DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Trang

Bảng 3.1: Tình hình đối tượng khảo sát 115
Bảng 3.2: Tình hình chung của các xã được khảo sát 121



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều 2, Hiếp pháp năm 2013 đã xác định “Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân” [82]. Do đó, trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước cần xây dựng cơ chế vận hành bảo đảm nguyên tắc tất cả
quyền lực thuộc về nhận dân. Điều 8, Hiến pháp 2013 chỉ rõ “Nhà nước được
tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến
pháp pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [82]. Để quản lý xã
hội bằng pháp luật, Nhà nước cần hoàn thiện pháp luật, tăng tính cụ thể, khả
thi của các qui định trong hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, đồng thời
hoàn thiện những phương thức, biện pháp quản lý, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
và tăng cường khả năng điều chỉnh bằng pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật là một chức năng cơ bản của
Nhà nước, vừa là nhiệm vụ có tính chiến lược lâu dài vừa là nhiệm vụ trước
mắt. Trong Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020, khi đề cập đến các giải pháp xây dựng pháp luật có nêu: “cần

nghiên cứu khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông
lệ quốc tế) và qui tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn
thiện pháp luật” [12]. Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, toàn diện,
phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, ngoài việc vận
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật pháp lý tiên tiến, cần
kế thừa, phát huy yếu tố tích cực của tập quán vận dụng vào công tác lập
pháp, công tác quản lý xã hội.
Trên khía cạnh văn hóa, việc phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc
được Đảng ta hết sức quan tâm. Theo đó, nghị quyết Đại hội Đảng qua các
thời kỳ đã thể hiện tính nhất quán về sự lãnh đạo của Đảng đối với nội dung
này. Văn kiện Đại hội XI tiếp tục làm rõ hơn yêu cầu phát huy các giá trị văn
hóa, trong đó Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 chỉ


2

rõ: “Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng
một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá
con người” [17]. Từ việc tổng kết rút kinh nghiệm mười năm thực hiện Nghị
quyết TW5 (khóa VIII), Nghị quyết TW9 (khóa XI) tiếp tục khẳng định làm
sâu sắc thêm quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa: “Xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân
chủ và khoa học”, và khi nói về nhiệm vụ, nghị quyết nêu rõ “Giữ gìn và phát
huy di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang
phục, lễ hội truyền thống; các giá trị tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng” [3].
Như vậy, việc khai thác các giá trị văn hóa nói chung và nghiên cứu tập
quán, luật tục nói riêng để xác định giá trị của nó nhằm vận dụng trong quản
lý xã hội là chủ trương có tính hệ thống của Đảng, Nhà nước, là yêu cầu đòi

hỏi từ thực tiễn khách quan.
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Thái có quá trình lịch
sử phát triển lâu đời, với nền văn hóa phong phú, độc đáo; người Thái có
tiếng nói và chữ viết riêng. Ngoài ra, cộng đồng dân tộc Thái có một vị trí, vai
trò hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vùng cư trú của
người Thái là những địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh, là vùng đa
dạng về tài nguyên thiên nhiên, đã và đang góp phần vào phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
Luật tục người Thái là một yếu tố cấu thành văn hóa Thái. Với những
đặc điểm riêng, luật tục người Thái có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật. Hệ
thống luật tục giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, tự
quản ở cộng đồng dân cư, điều hòa xã hội, trong việc giữ gìn và phát huy bản
sắc dân tộc của người Thái.
Tuy có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, song hệ thống luật tục người
Thái cho tới nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, nhất là nghiên
cứu những giá trị xã hội của luật tục người Thái vận dụng trong quản lý nhà
nước đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam.


3

Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: Luật
tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng
người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tìm hiểu luật tục người Thái, tập trung phân tích, đánh giá
những giá trị xã hội của luật tục người Thái, nhằm tìm ra những khả năng có
thể vận dụng trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái.
Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp vận dụng luật tục người

Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung
Bộ Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa, luật
tục người Thái trong điều kiện hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của các tác
giả trong và ngoài nước, từ đó đánh giá kết quả nghiên cứu, đồng thời rút ra
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu có chiều sâu hơn đối với đề tài.
Hai là, phân tích cơ sở lý luận về luật tục, luật tục người Thái và sự vận
dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Cụ
thể: Khái quát nguồn gốc, lịch sử, văn hóa, đặc trưng của người Thái, vị trí
của cộng đồng người Thái trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; làm rõ khái
niệm luật tục, luật tục người Thái; tìm hiểu đặc điểm; phân tích mối quan hệ
giữa luật tục người Thái với pháp luật và vai trò của luật tục người Thái trong
lịch sử cộng đồng người Thái; luận giải khái niệm vận dụng, phương thức vận
dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người
Thái; tìm hiểu khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước; khái niệm, nguyên tắc
quản lý hành chính nhà nước; phân tích các điều kiện đảm bảo vận dụng luật
tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái; tìm
hiểu kinh nghiệm vận dụng tập quán, luật tục của một số quốc gia trên thế
giới và ở Việt Nam, rút ra bài học tham khảo trong thời gian tới; luận giải một
số vấn đề đặt ra về vận dụng luật tục nói chung và luật tục người Thái trong
quản lý nhà nước đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số và cộng đồng
người Thái hiện nay.


4

Ba là, phân tích những giá trị xã hội của luật tục người Thái ở Việt
Nam hiện nay; tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá khách quan thực trạng vận
dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng

người Thái các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Bốn là, xác định rõ quan điểm vận dụng luật tục và đề xuất, luận chứng
các giải pháp vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với
cộng đồng người Thái Bắc Trung bộ Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là luật tục người Thái ở Việt Nam và
sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc Trung
Bộ Việt Nam; các vấn đề liên quan như: cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của
việc vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng
người Thái; các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật có ảnh
hưởng đến quả trình vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối
với cộng đồng người Thái Việt Nam nói chung, người Thái ở Bắc Trung Bộ
Việt Nam nói riêng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu luật tục tiếp cận dưới góc độ khái niệm, đặc điểm
luật tục người Thái và mối tương quan của luật tục người Thái với pháp luật;
đánh giá vai trò của luật tục người Thái trong lịch sử đời sống cộng đồng
người Thái; tìm hiểu kinh nghiệm vận dụng luật tục trên thế giới và Việt
Nam. Từ những luật tục đã được văn bản hóa và kết quả sưu tầm trong nhân
dân, tác giả đã chọn lựa, phân loại, phân tích những giá trị xã hội của luật tục
người Thái tương tác với một số nội dung quản lý nhà nước hiện hành, nhất là
quản lý hành chính nhà nước đối với cộng đồng người Thái.
Phạm vi nghiên cứu vận dụng luật tục. Phạm vi nghiên cứu vận dụng
luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đi sâu đối với cộng đồng người
Thái ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam. Đặc biệt tập trung khảo sát, đánh giá
thực trạng kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính
trị; khảo sát nhận thức về luật tục của cán bộ, công chức, viên chức cấp xã;



5

khảo sát, đánh giá kết quả vận dụng luật tục của một số xã có người Thái cư
trú tập trung ở hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Từ đó đề xuất quan điểm, giải
pháp vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước, chủ yếu là quản lý
hành chính nhà nước ở cơ sở đối với cộng đồng người Thái.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương
pháp luận của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà
nước và pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng và củng cố
chính quyền cơ sở, cộng đồng làng xã ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là các
quan điểm về dân tộc, đoàn kết dân tộc, quản lý nhà nước và tự quản cộng
đồng, về thực hiện dân chủ cơ sở, quan hệ giữa pháp luật, luật tục, phong tục
tập quán.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp lịch
sử, lô gích, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê v.v Cụ thể ở chương 1,
luận án sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp; chương 2, sử
dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác
Lênin, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử và so sánh;
chương 3, sử dụng kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp xã hội học, điền dã, phương
pháp thống kê, phân tích, tổng hợp; chương 4, luận án sử dụng phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp với
các phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử và so sánh để giải quyết những
vấn đề đặt ra.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Phân tích đặc điểm, sự tương đồng và khác biệt giữa luật tục người
Thái với pháp luật; luận giải nội dung của luật tục người Thái trong mối

tương quan với pháp luật và kết luận: Luật tục người Thái có vị trí độc lập
tương đối với pháp luật, đó là Một, trong điều kiện nhất định, luật tục người
Thái có khả năng thay thế pháp luật; Hai, luật tục người Thái có khả năng bổ


6

sung cho pháp luật; Ba, luật tục người Thái có khả năng hỗ trợ cho pháp luật;
Bốn, những giá trị tích cực của luật tục người Thái là tinh hoa văn hóa dân tộc
Thái, có giá trị xây dựng, cố kết cộng đồng lớn lao.
- Luận giải quan niệm về vận dụng luật tục người Thái trong quản lý
Nhà nước đối với cộng đồng người Thái, đó chính là đưa tri thức địa phương,
tri thức cộng đồng của người Thái bổ sung, hỗ trợ cùng pháp luật quản lý
cộng đồng người Thái có hiệu quả.
- Luận giải giá trị, vai trò của luật tục người Thái trên một số nội dung
chủ yếu sau: Một, luật tục người Thái luôn ứng xử hài hòa với tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt nhấn mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất đai,
nguồn nước; Hai, luật tục người Thái luôn hướng tới xây dựng khối đại đoàn
kết cộng đồng bền vững, trong đó nhấn mạnh tính tương thân, tương ái và
bình đẳng dân tộc; Ba, luật tục người Thái giáo dục cộng đồng luôn tuân thủ
pháp luật, luật tục, đặc biệt nhấn mạnh việc xây dựng ý thức cho cộng đồng
trong phòng ngừa tội phạm, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ Tổ quốc.
- Nhận xét, đánh giá một số vấn đề đặt ra từ thực trạng nhận thức về
luật tục người Thái và kết quả vận dụng luật tục người Thái của chính quyền
cơ sở vùng dân tộc Thái Bắc Trung Bộ: Một, những giá trị của luật tục người
Thái hiện nay đứng trước nguy cơ bị mai một; hai, chính quyền cơ sở vùng
dân tộc Thái chưa thực sự quan tâm vận dụng luật tục người Thái trong quản
lý nhà nước; ba, chính quyền cơ sở và cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ
có nguyện vọng vận dụng luật tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với
cộng đồng người Thái.

- Một số nhóm giải pháp nhằm vận dụng luật tục người Thái đối với
cộng đồng người Thái: Một, nhóm giải pháp về tổ chức, trong đó nhấn mạnh
việc thành lập Tổ tư vấn phong tục tập quán ở thôn, bản và Hội đồng tư vấn
phong tục tập quán cấp xã; hai, nhóm giải pháp về kỹ thuật, nhấn mạnh việc
vận dụng gắn với một số lĩnh vực quản lý nhà nước về: Văn hóa, giáo dục, y
tế, tài nguyên, quốc phòng, an ninh; xây dựng qui chế phối hợp ; ba, nhóm
giải pháp về nâng cao năng lực cho các chủ thể; bốn, nhóm giải pháp về
nguồn lực tài chính; năm, giải pháp tổ chức thực hiện.


7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về lịch sử nhà
nước và pháp luật thông qua nghiên cứu luật tục và luật tục người Thái. Kết
quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo giúp cho chính quyền các
cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở và bộ máy tự quản ở làng, bản vùng có
người Thái cư trú tập trung ở Bắc Trung Bộ có thêm định hướng trong công
tác quản lý xã hội của địa phương mình; giúp cho các thôn, bản vận dụng
trong xây dựng hoàn thiện qui ước mới, hương ước mới của thôn, bản nhằm
kết hợp đồng bộ giữa pháp luật với tập quán truyền thống của người Thái,
thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, xây dựng nông thôn mới.
- Luận án phản ánh thực trạng của văn hóa Thái và yêu cầu về giữ gìn,
phát huy bản sắc của văn hóa - luật tục người Thái. Tạo động lực, cơ hội để
cộng đồng người Thái nói chung, người Thái Bắc Trung Bộ nói riêng giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, góp phần xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Luận án là tài liệu tham khảo cho cán bộ chuyên môn tham mưu quản
lý lĩnh vực văn hóa, xã hội và các nhà doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về văn
hoá, luật tục người Thái ở Việt Nam; tạo điều kiện để cán bộ miền xuôi lên
công tác vùng đồng bào dân tộc Thái tìm hiểu văn hóa, phong tục, vận dụng
có hiệu quả cho nhiệm vụ của mình. Đồng thời là tài liệu hữu ích đối với sự
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.


8

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI
Luật tục đã được một số nhà nghiên cứu lịch sử luật pháp quan tâm khi
đề cập tới luật pháp của châu Âu từ thời La Mã cho đến thế kỷ XVIII, đó là sự
kết hợp giữa luật La Mã và luật tục đã được luật hóa. Các nhà nghiên cứu lịch
sử pháp luật thời kỳ này đã hợp nhất giữa luật La Mã và tập quán pháp. Sau
này, người ta quan tâm từ góc độ tập quán trở thành luật pháp như thế nào và
cho rằng tập quán pháp trở thành luật chỉ khi nó được đạo luật hay quyết định
của tòa án công nhận, khi nó được biết như là luật, chấp nhận như là luật và
thi hành như là luật [104].
Trên thế giới, luật tục được các nhà luật học, các nhà quản lý ở địa
phương chú ý nghiên cứu để phục vụ cho việc cai trị ở các nước thuộc địa, nhất
là vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX khi mà chủ nghĩa thực dân được thiết lập ở

nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước châu Á, châu Phi,
Nam Mỹ. Vì vậy, các nhà luật học, các nhà quản lý của các nước có nhiều thuộc
địa như Anh, Pháp, Tây Ban Nha rất quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này.
Vấn đề đặt ra đối với các nước đế quốc thực dân là áp dụng thể chế cai trị
nào đối với các thuộc địa của mình. Những năm đầu của thế kỷ XX, với sự ra đời
của trường phái chức năng (Functionnalism) đứng đầu là Bronislaw Malinowski,
ông cho rằng, tất cả những hiện tượng văn hóa đều cần thiết và mang chức năng
nhất định trong một xã hội nhất định. Từ đó rút ra kết luận: không thể dùng một
thể chế xã hội này áp đặt cho một xã hội khác, mà cần sử dụng bản thân thể chế xã
hội vốn có để quản lý xã hội đó. Luận điểm này đã được các nhà cai trị thực dân
vận dụng trong việc cai trị các xã hội thuộc địa lúc bấy giờ [104].
Các nhà luật học người Anh đã cố gắng chuyển đổi luật tục thành luật
pháp ở một số quốc gia châu Phi, như Kenya, Sudan , nhưng chủ yếu vẫn là
nhìn nhận luật tục từ góc độ luật pháp mà luật pháp châu Âu bao giờ cũng là
hệ qui chiếu chủ yếu. Điều này khác biệt với cách tiếp cận luật tục từ góc độ
nhân học xã hội hay nhân học văn hóa [104].


9

Bên canh việc tiếp cận từ góc độ luật học, thì đã xuất hiện ngày một
phổ biến cách nhìn luật tục từ góc độ nhân loại học (Anthopology). Bắt đầu là
việc tiếp cận với các bộ lạc, các dân tộc hiện còn tồn tại luật tục để văn bản
hóa luật tục. Vào đầu thế kỷ XX đã xuất hiện bốn loại công trình thuộc dạng
văn bản luật tục: một là, những cuốn cẩm nang (Handbook) về luật tục, như:
“Cẩm nang Tswanan và tập quán”, cuốn “Sổ tay luật Neur” của P.P.Howell; hai
là, những cuốn luật tục đầu tiên, như “Luật tục của bộ lạc Haya thuộc lãnh thổ
Tanganyika” hay “Luật Sukuma và tập quán” của Cory. Thuộc loại này có thể kể
tới: “Luật tập quán bản địa” của Sey Mour. “Luật bản địa được áp dụng ở Nata”
của Stafford; ba là, cuốn “Luật tục Shona” và cùng với nó là các cuốn: “Luật tục

Kamba” của D.Y.Penwill, “Luật tục Nam Di” của G.S.Nell, mô tả luật tục trong
môi trường xã hội, văn hóa và luật pháp của dân tộc; bốn là, loại mô tả luật tục
theo các vụ án mà các tòa án địa phương thực hiện và những bình luận của tác
giả, thí dụ như cuốn: “Quá trình tòa án của người Brottse ở Bắc Phodesia” của
Max Gluckam [104].
Vào những thập kỷ nửa cuối thế kỷ XX này, các nhà nhân loại học luật
pháp đã mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình trên nhiều bình diện khác
nhau, như các vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu luật tục, nghiên cứu
luật tục ở các vùng, các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Có thể khẳng định, châu Phi là nơi có nhiều công trình nghiên cứu
về luật pháp nói chung và luật tục nói riêng. Trong một công trình “Luật
và lý luận luật pháp châu Phi”, do G.R.Woodman và A.O.Obilde chủ biên
[104], đã đưa ra một danh mục hơn 100 nội dung nghiên cứu về luật và tác
phẩm này cũng tập hợp các bài viết khác nhau của nhiều tác giả, trong đó
phần lớn cuốn sách đề cập tới bản chất của luật tục châu Phi với ba phần
chính: Những vấn đề chung; nhân loại học pháp luật; luật tục trong hệ
thống pháp luật của Nhà nước (G.R.Woodman and A.O.Obilade). Ngoài
ra phải kể đến công trình của Y.C.Bekker: “Luật tục Nam phi”, đề cập tới
nhiều khía cạnh quan hệ giới tính, quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình,
quyền thừa kế


10

Ở châu Á, có công trình do Masaji Chiba (Nhật Bản), bao gồm nhiều
chương viết về luật bản địa của nhiều dân tộc và quốc gia khác nhau, như
người Ai Cập Hồi giáo, Iran Hồi giáo, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản.
Trong tác phẩm này Masaji Chiba đưa ra sự phân loại luật ở các nước châu Á
dưới ba hình thức: Luật (Received law), Luật bản địa (Indigenous law) và
dạng hỗn hợp giữa hai hình thức nêu trên (Masaji Chiba) [104]. Ấn Độ là

quốc gia có 5000 năm lịch sử, phong tục tập quán phong phú, nên có khá
nhiều công trình đi sâu nghiên cứu luật tục, chẳng hạn như cuốn: “Luật tục bộ
lạc ở Đông Bắc Ấn Độ” của Shinbani Roy và S.H.M.Rizvi; hay cuốn “Đất đai
công cộng và luật tục”, xuất bản năm 1996 của Minoti Charcravarty-Kaul, đề
cập đến vấn đề sở hữu đất đai ở Bắc Ấn Độ (Minoti Charcravarty-Kaul). Với
châu Á, Inđônêxia và Malaysia là quốc gia hiện nay còn tồn tại luật tục (Adat)
và được sử dụng trong đời sống thường ngày của nhiều dân tộc. Do vậy, đã
thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu luật tục, như Von BenDa -
Beckmann K và Von BenDa - Beckmann F (Hà Lan), nhà nghiên cứu người
Mỹ John Ambler Các nước như Canada, Australia, New Zealand vốn là nơi
sinh sống của cư dân bản địa, còn ở trình độ phát triển thấp và tình trạng phụ
thuộc vào chủ nghĩa thực dân. Công trình của Kayleen M.Hazle Hurht đã đề
cập tới tình trạng đa dạng pháp luật của cư dân bản địa của các nước kể trên
trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân [104].
Về góc độ nhân học pháp luật, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến tới các
vấn đề lý thuyết và phương pháp sưu tầm và nghiên cứu luật tục các dân
tộc. Đó là các công trình của Alan Dundes bàn tới khái niệm thế nào là luật
tục (folk law), của Alan Watson về tiếp cận luật tục, của Van Den Dergh
khái niệm luật tục trong khung cảnh lịch sử, của Obei Hag Ali về chuyển
đổi luật tục thành luật pháp, Các vấn đề phương Đông cũng được đặt ra,
như vấn đề văn bản hóa luật tục (T.O.Elias), sưu tầm luật tục (Simon
Roberts) Nội dung vận dụng luật tục trong phát triển xã hội cũng được
quan tâm, nhất là vấn đề luật tục và việc bảo vệ khai thác hợp lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên [104].


11

Như vậy, công việc nghiên cứu luật tục trên thế giới từ thế kỷ XX đã
đạt được những tiến bộ đảng kể cả lý luận, phương pháp nghiên cứu, do đó

tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu luật tục ở Việt Nam trong thời
gian vừa qua.
1.2. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ TRONG NƯỚC
1.2.1. Công trình nghiên cứu có liên quan đến luật tục của các dân
tộc ở Việt Nam
- Cuốn sách “Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam” của
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Nghiên cứu Văn
hóa dân gian [121]. Tại đây, có những bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về
luật tục các dân tộc, nổi bật như: “Nguồn gốc và bản chất của luật tục Tây
Nguyên” của tác giả Phan Đăng Nhật, bài viết đã khái quát quá trình nghiên cứu
luật tục Tây Nguyên của người Pháp và người Việt Nam, trên cơ sở đó nêu lên
bản chất của luật tục một số dân tộc Tây Nguyên, cuối cùng tác giả kiến nghị cần
thiết phải sưu tầm luật tục Tây Nguyên (cũng như các dân tộc thiểu số khác) và
soạn thảo tài liệu gửi đến cơ sở để thực hiện. Phải nói rằng, địa bàn Tây Nguyên
là có nhiều công trình nghiên cứu hơn cả, chẳng hạn như: “Luật tục Ê Đê, luật
tục M’Nông và vai trò của nó trong đời sống các dân tộc Đắc Lắc” của tác giả
Nguyễn Hữu Trí; “Luật tục Raglai đối với các vấn đề liên quan đến gia súc”
của Chamaliaq Tiến; “Luật tục Raglai đối với hành vi trộm cắp lừa gạt tài sản
công dân” của tác giả Trần Vũ; hoặc bài viết “Tập quán và vai trò của người
đàn ông Ê Đê trong xã hội mẫu hệ” của tác giả Nguyễn Thị Hòa v.v Bài viết
có tựa đề “Văn hóa thích nghi của người H’Mông trắng ở Thài Phìn Tủng,
Đồng Văn, Hà Giang” của tác giả Lê Trọng Cúc là một trong ít công trình
nghiên cứu về tập quán của người H’Mông được trình bày tại hội thảo này;
Thừa Thiên Huế là địa bàn có đông đồng bào thiểu số, tác giả Nguyễn Văn
Mạnh có bài “Những qui định khai thác và bảo vệ đất đai trong sản xuất
nương rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên - Huế” v.v
- Tác giả Ngô Đức Thịnh có khá nhiều công trình nghiên cứu về luật
tục, trong đó phải kể đến: Cuốn “Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam”



12

[103], công trình 11 chương, gồm hai phần, phần khảo sát các khía cạnh khác
nhau của luật tục (như góc độ tiếp cận, bản chất, hình thức phát triển của luật
tục ), phần hai giới thiệu luật tục một số dân tộc. “Luật tục trong đời sống
các tộc người ở Việt nam” [104], tác giả đã kế thừa công trình nêu trên để
phát triển có chiều sâu hơn, nhất là phần cơ sở lý luận.
- Cuốn “Luật tục với đời sống” của tác giả Phan Đăng Nhật [74], đã
luận giải luật tục các dân tộc Việt Nam và giới thiệu minh chứng nội dung
luật tục JRai trên một số lĩnh vực liên quan của đời sống xã hội.
- Quảng Nam là địa bàn có nhiều tộc người thiểu số sinh sống, tác giả
Bùi Quang Thanh cùng các cộng tác viên đã dày công khảo cứu cho ra mắt
công trình “Nghiên cứu luật tục, phong tục các dân tộc thiểu số ở Quảng
Nam” [93], cuốn sách đã điều tra, khảo sát thực trạng khai thác sử dụng luật
tục của bốn nhóm dân tộc ít người, gồm Co, Cơ Tu, Giẻ Triêng và Xơ Đăng,
tìm hiểu nhận thức, thái độ và hoạt động thực hành luật tục; làm rõ vai trò tác
động của luật tục; đưa ra những bất cập trong qúa trình thực hiện luật tục;
đồng thời đề xuất một số giải pháp mang tính ứng dụng vào thực tiễn phát
triển kinh tế, xã hội ở vùng này.
- Cá biệt có một số công trình chuyên nghiên cứu vận dụng luật tục
đối với các hoạt quản lý xã hội, quản lý nhà nước như: Tác giả Trương
Tiến Hưng với đề tài “Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng
đồng người Chăm của chính quyền cơ sở ở tỉnh Ninh Thuận” [48], tác giả
đã làm rõ cơ sở lý luận vận dụng luật tục Chăm, khảo sát thực tiễn thực
trạng vận dụng và đưa ra những giải pháp để chính quyền cơ sở vùng dân
tộc Chăm Ninh Thuận tổ chức thực hiện. Tác giả Lê Đình Hoan với đề tài
“Luật tục Ê Đê và sự vận dụng trong quản lý nhà nước ở tỉnh Đắc Lắc”, là
công trình nói rõ về nghiên cứu vận dụng quản lý nhà nước của chính
quyền [37].
- Đối với người Việt, tác giả Bùi Xuân Đính có cuốn “Hương ước và

quản lý làng, xã” [26], đây là một trong những công trình nghiên cứu có chiều


13

sâu về hương ước của người Việt trong mối quan hệ với quản lý xã hội ở làng
xã Việt Nam.
Ngoài ra, có nhiều bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu khoa học về
luật tục của các dân tộc, nhưng chủ yếu các tác giả mới nêu những khái niệm
cơ bản, giới thiệu nội dung, giá trị cơ bản của luật tục và yêu cầu cần bảo vệ,
phát triển luật tục, ít có công trình khai thác các khía cạnh cụ thể và đề xuất
giải pháp kết hợp với pháp luật để quản lý nhà nước.
1.2.2. Công trình nghiên cứu liên quan đến người Thái ở Việt Nam
1.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về dân tộc học, lịch sử, văn hóa,
bản sắc dân tộc liên quan đến người Thái Việt Nam
Với quá trình lịch sử phát triển lâu dài và tính phong phú, đa dạng, độc
đáo của mình, văn hóa và lịch sử dân tộc Thái đã được đông đảo c¸c nhà khoa
học trong nước quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm nay. Theo thống kê của
Giáo sư, Tiến sĩ Shigêharu Tanabê (người Nhật Bản) thì cuối thế kỷ XIX đến
năm 1991 đã có 1.303 tác giả viết về các tộc người nói tiếng Thái [21]. Nội
dung các bài viết đó đã đề cập đến tất cả các lĩnh vực liên quan đến người
Thái Đông Nam Á. Tác giả nghiên cứu về người Thái ở Việt Nam, kể cả
trong và ngoài nước cũng khá phong phú, tiêu biểu có một số công trình
nghiên cứu như sau:
- “Nhận xét về người Tày Đèng ở Lang Chánh” của tác giả R.Rô - ber
[84]. Công trình nghiên cứu về địa lý, về con người và một số phong tục của
người Thái ở Lang Chánh - Thanh Hoá. Đặc biệt, tác giả đã dày công quan sát
văn hóa con người nơi đây và đưa ra những đánh giá, nhận xét khá thú vị về
phong cách sinh hoạt, đời sống thường ngày, về văn hóa tâm linh của người
Thái ở Lang Chánh, Thanh Hóa.

- “Người Thái ở Tây bắc Việt Nam” của tác giả Cầm Trọng. Nghiên
cứu về lịch sử, kinh tế, xã hội, tập quán người Thái Tây Bắc Việt Nam. Có thể
khẳng định, đây là công trình của tác giả Việt Nam đầu tiên giới thiệu khá sâu sắc
về văn hoá, phong tục tập quán của người Thái Tây Bắc nước ta [114].


14

Thấy được những giá trị văn hóa, lịch sử và dân tộc học của cộng đồng
các tộc người ngữ hệ Thái - Kadai, từ hơn 20 năm nay (1991) Viện Việt Nam
học và khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội đã sáng lập Chương
trình Thái học nhằm nghiên cứu những đặc điểm về quá trình tộc người, mối
liên hệ văn hóa tộc người, không gian văn hóa và các mối quan hệ của cộng
đồng trong khu vực Tây Bắc Việt Nam. Từ đó đến nay, Chương trình Thái
học đã tổ chức sáu Hội thảo khoa học. Hội thảo lần thứ nhất được tổ chức tại
Hà Nội vào năm 1991 với chủ đề chung về nhóm ngữ hệ Thái - Kadai, có 34
báo cáo khoa học và 39 lượt tác giả [20]. Hội thảo lần thứ II (Năm 1998), Hội
thảo lần thứ III (2002) được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề về “Các vấn đề văn
hóa, lịch sử”, Hội thảo lần thứ hai có 58 báo cáo khoa học, 62 lượt tác giả
[21]; Hội thảo lần thứ ba có 117 báo cáo khoa học, 115 lượt tác giả [22]. Hội
thảo lần thứ IV (năm 2006) được tổ chức tại Cao Bằng với chủ đề “Đóng góp
của các dân tộc Tày Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam” có 61 báo cáo
khoa học, với 53 lượt tác giả tham gia [23]. Hội thảo lần thứ V (2009) được tổ
chức tại Điện Biên với chủ đề “Địa danh và những vấn đề lịch sử, văn hóa” có
50 báo cáo của 50 nhà khoa học [24]. Hội thảo lần thứ VI được tổ chức vào
tháng 6 năm 2012 tại Thanh Hoá với chủ đề “Cộng đồng dân tộc Thái -
Kadai: Truyền thống, hội nhập và phát triển” có 74 báo cáo khoa học của 87
lượt tác giả [25]. Thông qua những hoạt động nêu trên cho thấy nhóm ngữ hệ
Thái - Kadai nói chung và Văn hóa Thái nói riêng đã được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu. Các công trình giới thiệu tại sáu cuộc Hội thảo đều

được đầu tư công phu, có cơ sở khoa học và sát với thực tiễn cuộc sống, bước
đầu lý giải nhiều vấn đề mà lâu nay giới nghiên cứu văn hóa, lịch sử còn tranh
luận. Một điều quan trọng hơn phải khẳng định, đây là môi trường hết sức có
ý nghĩa nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa của các tộc người nói tiếng Thái trên
thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Nghệ An là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số, trong đó người Thái chiếm
đa phần. Nghiên cứu đầu tiên về cộng đồng thiểu số ở Nghệ An của tác giả
Nguyễn Đình Lộc có tựa đề “Các dân tộc thiểu số Nghệ An” [57], công trình


15

này đã giới thiệu một cách khái quát văn hoá, lịch sử, truyền thống của đồng
bào ở Thái Nghệ An, đây cũng là công trình đã và đang là “cẩm nang” quan
trọng cho những người quan tâm tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số Nghệ
An, trong đó có người Thái.
- Các công trình về văn hoá nghệ thuật, giới thiệu về ca dao, dân ca, hát
giao duyên, truyện cổ, truyện thơ dân tộc Thái, cụ thể như: “Thơ ca, nghi lễ
dân tộc Thái” [45]; “Hát giao duyên người Thái Nghệ An” của tác giả Lò
Khánh Xuyên [133]; Công trình “Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc
trưng trong dân ca Thái Tây Bắc Việt Nam" của tác giả Dương Minh Sơn
[89]; Công trình có tựa đề tiếng Thái “Tạo Sông Ca - Nàng Si Cáy” do Lương
Thị Đại biên dịch [19], câu chuyện kể về tình yêu khác thường của đôi trai
gái Sông Ca và Si Cáy, tình yêu nở từ khi bé gái Si Cáy còn trong bụng mẹ,
vượt nhiều khó khăn trở ngại rồi cuối cùng Sông Ca và Si Cáy lấy nhau,
sống hạnh phúc bên nhau. Tác giả Quán Vi Miên có khá nhiều công trình,
đó là: “Ca giao - Dân ca Thái Nghệ An”, Tập 1, Tập 2 [67]; “Tang lễ của
người Thái ở Nghệ An” [68]; “Tục ngữ Thái giải nghĩa” [69]; “Chương
Han” của tác giả Vương Trung [119], đây là tác phẩm mang tầm vóc sử thi
anh hùng ca; “Văn hóa dân gian người Thái” của tác giả Lò Vũ Vân [129];

“Hày Xổng Phi (khóc tiễn hồn)" của tác giả La Quán Miên [66]; “Truyện
cổ Thái” của tác giả Ninh Viết Giao [28], là công trình khoa học tập hợp
kho tàng truyện cổ của người Thái, chủ yếu sưu tầm ở vùng núi phía Tây
Nghệ An. Những nỗ lực nêu trên thể hiện tâm huyết của các nhà nghiên
cứu, sưu tầm đối với dân tộc Thái, mặt khác đây là biểu hiện sinh động của
sự phong phú, đa dạng, độc đáo, bất tận của văn hóa người Thái ở nước ta.
- “Văn hóa Thái Việt Nam” của nhóm tác giả Cầm Trọng, Phan Hữu
Dật [115]. Công trình này giới thiệu tổng quát về người Thái và Thái học, về
văn hóa Thái trong cội nguồn chung của Việt Nam và Đông Nam Á và Mối
quan hệ giữa văn hóa Thái với văn hóa các dân tộc nói ngôn ngữ Môn -Khơ
Me ở Tây Bắc và một số dân tộc ở miền Bắc Việt Nam.
- “Các giá trị văn hóa vật chất của người Thái ở miền núi Nghệ An”
của tác giả Artha Nantachukra [72]. Đây cũng là một trong số rất ít công trình


16

nghiên cứu có chiều sâu về văn hóa người Thái ở Nghệ An. Tác giả là người
Thái Lan, thuộc nhóm Tày Đăm (Thái Đen) ở Đông Bắc Thái Lan, tương
đồng văn hóa với người Thái ở Việt Nam, nên sau khi công trình được công
bố đã được đông đảo giới nghiên cứu văn hóa, lịch sử đánh giá cao.
- “Thiết chế bản - mường truyền thống của người Thái ở miền Tây
Nghệ An” của tác giả Vi Văn An [1]. Đây là công trình khoa học đầu tiên ở
Việt Nam đề cập tới vấn đề thiết chế quản lý xã hội của cộng đồng dân tộc
Thái. Trọng tâm nghiên cứu của luận án là hai mường thuộc huyện Con
Cuông tỉnh Nghệ An (ngày nay), đó là Mường Quạ và Mường Chai. Luận án
đã rút ra những kết luận quan trọng, có ý nghĩa lý luận về lịch sử, nguồn gốc
quản lý xã hội trong cộng đồng dân tộc Thái lúc bấy giờ.
- “Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người Thái Bắc
Trung bộ hiện nay”, do tác giả Cao Văn Thanh chủ biên [94]. Nghiên cứu đại

cương về người Thái và văn hóa truyền thống của người Thái ở vùng núi Bắc
Trung bộ, khái quát thực trạng văn hóa và đưa ra một số giải pháp bảo tồn,
phát huy, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái Bắc
Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay.
- Tác giả Cầm Trọng có cuốn “Những hiểu biết về người Thái ở Việt
Nam” [118]. Tác giả tiếp tục nghiên cứu giới thiệu bổ sung về lịch sử, văn
hóa, kinh tế, xã hội, tín ngưỡng tôn giáo người Thái Việt Nam. Đây là công
trình có phương pháp tiếp cận mới, đa chiều, nhiều chi tiết khi luận giải về cội
nguồn lịch sử, văn hóa Thái đã gắn liền với cội nguồn lịch sử, văn hóa của
người Việt.
- “Khủn Chưởng anh hùng ca Thái” của tác giả Phan Đăng Nhật [73], là
công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về Khủn Chưởng bằng hai
thứ tiếng Việt và Anh; giới thiệu tác phẩm Khủn Chưởng bằng chữ Quốc ngữ,
chữ Thái cổ và chữ Thái la tinh. “Khủn Chưởng anh hùng ca Thái” còn gọi là
Lái Khủn Chưởng, lưu truyền rất lâu đời và sâu rộng trong nhân dân bằng nhiều
hình thức như: kể, hát (khắp), khóc (hày) và ghi bằng chữ Thái cổ, trong đó phổ
biến nhất là hát. Qua Khủn Chưởng chúng ta được tiếp cận với một kho tàng
huyền thoại Thái phong phú, sinh động và hấp dẫn. Bản anh hùng ca cho ta cuốn


17

hút vào những cảnh chiến đấu can trường, dũng cảm với vô vàn voi ngựa, gươm
đao, những đám cưới ca hát say sưa, của cải tràn trề; niềm vui thắng trận, cũng
như nỗi đau đớn buồn thương khi Khủn Chưởng nửa chừng phải lìa đời v.v
- Tác giả Vi Văn Biên có công trình: "Một số phong tục và lễ hội
truyền thống của người Thái ở Thanh Hoá và Nghệ An" [9]. Đây là một trong
nhưng công trình hiếm hoi nghiên cứu về người Thái ở phạm vi hai địa
phương Thanh hóa, Nghệ An, và cũng là một công trình có phân tích khái
quát bước đầu về những giá trị văn hóa, phong tục tập quán trong đời sống

người Thái Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Như vậy, thông qua các công trình nghiên cứu đã nêu ở trên, cho chúng
ta hình dung sự ưu ái, quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, các nhà sưu
tầm về văn hóa các dân tộc nói tiếng Thái trên thế giới nói chung và văn hóa
người Thái Việt Nam nói riêng. Ngoài những công trình nêu trên, còn có rất
nhiều khóa luận, luận văn, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu về văn hóa,
ngôn ngữ v.v của người Thái trong thời gian qua.
Vấn đề chúng ta rút ra ở đây là, các công trình nghiên cứu đã góp phần
quan trọng cho việc giới thiệu và bảo tồn bản sắc văn hóa cộng đồng người
Thái song hành cùng nền văn hóa của đại gia đình dân tộc Việt Nam.
1.2.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luật tục người
Thái ở Việt Nam
Nghiên cứu, giới thiệu, sưu tầm luật tục ở Việt Nam đã được các nhà
khoa học quan tâm từ khá lâu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu luật tục để quản lý
xã hội hiện đại thì mới xuất hiện từ vài chục năm trở lại đây.
Phải khẳng định rằng, các học giả nước ngoài là những người tiên
phong trong nghiên cứu giới thiệu luật tục và nghiên cứu các khía cạnh vận
dụng luật tục. Sau đó, nhiều học giả trong nước đã tiếp cận vấn đề này một
cách tích cực, song mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp luật tục, giới thiệu đặc
điểm, ưu, khuyết điểm của luật tục, và gợi mở một số nét cơ bản về vận dụng,
chưa có công trình chuyên sâu về vấn đề vận dụng vào quản lý xã hội. Một số
công trình nổi bật phải kể đến đó là:


18

- Cuốn “Tư liệu về Lịch sử và xã hội dân tộc Thái” của nhóm tác giả
Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Khà Văn Tiến, Tòng Kim Ân [128]. Công
trình tập hợp và giới thiệu các nội dung chủ yếu sau: Truyện kể bản mường;
Lai lịch dòng họ Hà Công; Lệ mường; Luật mường; Tục lệ người Thái Đen ở

Thuận Châu - Sơn La.
- Cuốn sách tập hợp các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, với
tựa đề “Luật tục và phát triển nông thôn ở Việt Nam hiện nay" [121]. Tại đây,
có những bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về vận dụng luật tục, cụ thể
như: “Luật tục và chiến lược phát triển nông thôn ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Duy Quí [121, tr.13]; “Vai trò của luật tục vùng cao trong công tác
giao đất khoán rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên”, của tác giả Hoàng
Xuân Tý [121, tr.310]; “Vai trò của phong tục tập quán và việc kế thừa phong
tục tập quán trong xây dựng pháp luật” [121, tr.863]; “Luật tục và vấn đề
quản lý tài nguyên thiên nhiên: những gợi ý nhằm hoà hợp luật thành văn và
luật tục ở Châu Á”, của tác giả John Ambler [121, tr.219-257]; “Luật truyền
thống của người Thái: Khái quát chung về luật hiít khoòng ở Lào” của tác giả
Oliver Raendchen [121, tr.581], tại đây, tác giả đã dẫn chứng về luật tục
truyền thống, đó là luật hiit khoòng hiện đang có hiệu lực ở các bộ tộc người
Lào, Thái Phuan, Thái Lue, Thái Yuan, Thái Dam. Một số bài viết về luật tục
người Thái, điển hình như: “Luật tục Thái với việc bảo vệ môi trường” của
tác giả Cầm Trọng [121, tr.356]; “Phong tục trong hôn nhân và gia đình của
người Thái Mường Tấc (Phù Yên - Sơn La)” của tác giả Hoàng Lương [121,
tr.582]. Tác giả cho rằng, đây là hội thảo khoa học lớn nhất bàn về vận dụng
luật tục vào phát triển nông thôn ở Việt Nam. Tuy nhiên, hội thảo nghiên cứu
hệ thống luật tục của nhiều dân tộc khác nhau trong cả nước, do đó luật tục
người Thái vẫn chưa được mổ xẻ có chiều sâu, nhất là nghiên cứu những giá
trị của luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lý nhà nước đối với
cộng đồng người Thái Bắc Trung Bộ thì chưa có công trình nào đề cập tới.
- Nhóm tác giả Ngô Đức Thịnh và Cầm Trọng có cuốn “Luật tục Thái
ở Việt Nam” [102]. Công trình được trình bày bằng hai ngôn ngữ: chữ Thái
và bản dịch tiếng Việt. Nội dung chủ yếu của cuốn sách trình bày khái quát
một số khái niệm về luật tục, luật tục người Thái; những nội dung cơ bản của



19

luật tục người Thái Đen ở Thuận Châu, Sơn La và một số nội dung luật tục
người Thái ở Tây Bắc do đồng tác giả Cầm Trọng sưu tầm.
- Cũng là một dạng, một hình thức luật tục người Thái, tác giả Quán Vi
Miên đã sưu tầm và giới thiệu cuốn “Tục ngữ Thái giải nghĩa” [69] được thực
hiện dưới hai ngôn ngữ: Phiên âm tiếng Thái (La Tinh) và dịch nghĩa tiếng
Việt, gồm giới thiệu những nội dung tác giả sưu tầm được ở Nghệ An.
- Cuốn sách có tiêu đề “Tìm hiểu luật tục các dân tộc ở Việt Nam” của tác
giả Ngô Đức Thịnh [103]. Trong đó có phần giới thiệu luật tục người Thái, tác giả
đã nêu khái quát vai trò của luật tục trong phát triển nông thôn Việt Nam.
Cũng phải đánh giá khách quan rằng, những công trình nghiên cứu về
luật tục người Thái các tác giả chỉ mới dừng lại việc trình bày hệ thống luật
tục của các dân tộc thiểu số, khái quát sơ lược vấn đề vận dụng, chưa đi sâu
nghiên cứu việc vận dụng luật tục, nhất là luật tục người Thái vào thực tiễn
công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở vùng dân tộc Thái.
- Công trình sau đây đã giới thiệu khá chi tiết về tín ngưỡng cúng vía
của người Thái, đó là cuốn “Tìm hiểu một số tục cúng vía của người Thái
Đen ở Mường Lò” [34]. Nội dung của của cuốn sách trình bày tục cúng
vía- một nét văn hóa của người Thái nói chung, Thái Đen Mường Lò nói
riêng. Cúng vía là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng trong cộng đồng người
Thái. Cúng vía, tức là gọi hồn, gọi vía, một nghi lễ tín ngưỡng. Theo quan
niệm của người Thái, người sống có vía của người sống (tiếng Thái gọi là
phi khoăn), người chết có vía, tiếng Thái gọi là phi tai, một số con vật, cây
cối, rừng núi, đất đai…người ta quan niệm đều có hồn, vía. Và theo tục lệ,
có thể cúng vía theo định kỳ, theo chu kỳ hoặc có thể cúng vía đột xuất do
có các sự kiện vui, buồn…khác nhau phát sinh trong đời sống thường nhật.
Cho đến nay, tục lệ này đang được duy trì khá phổ biến trong cộng đồng
người Thái ở Việt Nam.
- Tác giả Bùi Xuân Trường với cuốn: “Tác dụng của luật tục đối với

việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, H’Mông Tây Bắc Việt Nam” [124] có
phương pháp tiếp cận luật tục thực tế hơn, gắn với những vấn đề liên quan
đến quản lý xã hội, có tính thời sự. Tuy nhiên, công trình này mới ở dạng khái
quát, và nghiên cứu chung cho quản lý xã hội, không đi sâu khai thác ở nhiều


20

lĩnh vực quản lý nhà nước. Đặc biệt phần cơ sở lý luận và phần giải pháp
chưa được đầu tư công phu.
- Liên quan đến giá trị của luật tục người Thái, có nhiều công trình đã
tập hợp, giới thiệu về phong tục tang lễ, cưới xin, tri thức dân gian của người
Thái, ví dụ như: Cuốn: “Hôn nhân truyền thống dân tộc Thái ở Điện Biên”
của nhóm tác giả Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh [18]; “Hôn nhân và gia đình
các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Thúy Bình [11];
“Phong tục tang lễ của người Thái Đen xưa kia”, tác giả Lương Văn Trung
[120]; hoặc cuốn “Văn hóa Thái, những tri thức dân gian”, của tác giả Đặng
Thị Oanh [79]
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả là sự nỗ
lực, cố gắng để mang những giá trị dân gian vào cuộc sống đương đại một
cách hài hòa, với mong muốn sẽ có được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, xét
về góc độ gắn với thực tiễn quản lý xã hội, quản lý nhà nước, các công trình
chỉ dừng lại ở lĩnh vực dân tộc học, sử học, hoặc có tác giả đã nghiên cứu về
vận dụng luật tục nhưng mới ở mức độ tiếp cận khái quát mang tính bước
đầu, và chỉ nghiên cứu ở một số lĩnh vực, một số vùng miền trong phạm vi
hẹp, luật tục người Thái vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Mặt
khác, quá trình nghiên cứu các tác giả chưa có sự so sánh giữa luật tục với các
qui phạm pháp luật và chưa phân tích rõ những tiến bộ hay hạn chế của hệ
thống luật tục đó, đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá có
chiều sâu về những giá trị của luật tục người Thái trên nhiều lĩnh vực liên

quan đến quản lý xã hội, quản lý nhà nước, nhất là nghiên cứu vận dụng luật
tục người Thái trong quản lý nhà nước đối với cộng đồng người Thái Bắc
Trung Bộ Việt Nam thì chưa có công trình nào công bố.
1.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài
1.3.1.1. Một số kết quả đạt được
Công trình nghiên cứu về luật tục, hình thức tập quán pháp được đông
đảo các nhà khoa học chính trị, khoa học pháp lý, các nhà dân tộc học trên
thế giới rất chú ý, đặc biệt tập trung ở các nước lúc bấy giờ có thuộc địa, như

×