Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

tiểu luận quản trị chiến lược công ty cổ phần bibica

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược
CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11/2013
GVHD: TS. PHƯỚC MINH HIỆP
NHÓM: 6
LỚP: QTKD ĐÊM 5 K22
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY BIBICA
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược
CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11/2013
NHÓM 6:
1. Huỳnh Trấn An
2. Dương Ngọc Ánh
3. Đỗ Thị Thảo Ba
4. Đặng Hoàng Chiến
5. Trần Văn Định
6. Đỗ Thanh Lan
7. Nguyễn Hoàng Phúc
8. Nguyễn Đức Thái
9. Võ Nguyên Toàn
10. Đặng Thị Thùy Trang
Mục lục
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY
1.1 Quá trình hình thành
Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa có tiền thân là phân xưởng kẹo của nhà
máy Đường Biên Hòa (nay là công ty cổ phần Đường Biên Hòa) được thành lập từ
năm 1990. Tháng 12/1998, theo quyết định số 234/1998/QĐ-TTG của Thủ tướng


chính phủ, phân xưởng bánh -kẹo- nha được chuyển thành công ty cổ phần bánh kẹo
Biên Hòa. Với năng lực sản xuất lúc mới thành lập là 5 tấn kẹo/ngày. Công ty đã dần
dần mở rộng hoạt động , nang công suất và đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, công ty
là một trong những đơn vị sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam với công suất thiết kế
là 18 tấn bánh/ ngày, 18 tấn nha/ ngày và 29,5 tấn kẹo/ ngày.
Hình 1.1. Logo công ty Bibica
1.2 Chức năng hoạt động
Sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước trong các lĩnh vực về công nghệ chế
biến bánh-kẹo-nha.
Xuất khẩu các sản phẩm bánh -kẹo-nha và các loại hàng hóa khác.
Nhập khẩu các thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của
công ty.
1.3 Quá trình phát triển của công ty
Giai đoạn 1990-1993, Công ty Đường Biên Hòa thành lập phân xưởng bánh
được thành lập và mở rộng dần đến năng suất 5 tấn/ ngày.
Ngày 01/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 234/1998 QĐ-
TTg, phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển phân xưởng bánh kẹo và nha của
4
Công ty Đường Biên Hòa tử một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước thành Công ty
Cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa.
Ngày 09/01/1999, đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa đã
tiến hành, thông qua “ Điệu lệ tổ chức và hoạt động” của Công ty Cổ phần Bánh Kẹo
Biên Hòa.
Tháng 02/2000 Công ty Bibica đã vinh dự là công ty bánh kẹo đầu tiên của
Việt Nam chính thức nhận giáy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO9002 của tổ chức BVQI
Anh quốc.
Ngày 16/11/2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước cấp phép
niêm yết trên thị trường chứng khoán và chính thức giao dịch tại trung tâm giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 12/2001.
Tháng 4/2002, công ty khánh thành nhà máy Bánh Kẹo Biên Hòa II tại khu

công nghiệp Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội.
Đầu năm 2005 công ty ra đời dòng sản phẩm dinh dưỡng với sự tư vấn của
Viện Dinh Dưỡng Việt Nam.
Năm 2006, công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Hura có nguồn gốc Châu
Âu với công suất 10 tấn/ngày. Tháng 10/2007 công ty hợp tác với Lotte- Hàn Quốc.
Năm 2009 công ty xây dựng dây chuyền sản xuất bánh Chocopie theo công
nghệ của Lotte.
1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: “Trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam”
Sứ mệnh:
 Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp, hấp dẫn, tất cả vì sức khỏe và sự ưa
thích của khách hàng.
 Không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch
vụ để có được sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá thành tốt nhất.
5
 Duy trì mối quan hệ cùng có lợi với các đại lý, nhà phân phối, nhà cung ứng và
các đối tác kinh doanh khác.
 Có trách nhiệm với xã hội, đóng góp tích cực cho xã hội, bảo vệ môi trường vì
chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
 Tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo môi trường làm
việc và cơ hội phát triển bình đẳng cho người lao động
 Duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và tiêu chuẩn HACCP Code: 2003.
1.5 Sơ đồ tổ chức:
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức công ty Bibica
1.6 Thị phần của Bibica
Công ty hiện nay chiếm khoảng 8% thị phần thị trường bánh kẹo Việt Nam.
Hằng năm, công ty đưa ra mục tiêu tăng thị phần nội địa từ 2% - 4%, năm nay đạt
20% thị phần bánh kẹo trong nước. Bibica đang phấn đấu với mục tiêu năm 2018

trở thành đơn vị bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam với thị phần là 30%.
6
PHẦN 2. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA CÔNG TY BIBICA
2.1 Các yếu tố bổ trợ trong phân tích chuỗi giá trị của công ty Bibica
2.1.1 Quản trị nguồn nhân lực
Hiệu quả của các thủ tục cho việc tuyển mộ, huấn luyện và đề bạt tất cả các cấp
của người lao động: Cái này khá quan trọng trong việc quản trị chất lượng, đặc biệt
trong ngành sản xuất là công ty Bibica. Họ tuyển dụng chuyên nghiệp và thực hiện tốt
các khâu trong tuyển dụng để có được nhân viên tốt. Ngoài ra, các nhân viên đều hiểu
rõ nhiệm vụ và có năng lực công việc nhờ quá trình đào tạo bài bản.
Môi trường làm việc nhằm giảm thiểu sự vắng mặt và giữ tỉ lệ thuyên chuyển ở
mức mong đợi: Yếu tố nhằm giữ nhân viên đừng để nhân viên chạy qua đội bạn và
giảm chi phí đào tạo lại nhân viên làm cho công việc có tính hiệu quả cao.
Sự tương thích của cơ cấu tổ chức và chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược
của các đơn vị kinh doanh chiến lược và chiến lược tổng thể của công ty: Cái này
quan trọng, việc tương thích trong quản trị nhân lực là cần thiết vì như thế nó sẽ giúp
tạo được sự hiệu quả trong mục tiêu chung của công ty. Với sơ đồ cơ cấu chức năng
tập trung vào hai mảng chủ yếu là sản xuất và kinh doanh, mô hình này khá phù hơp
với công ty vừa sản xuất và phân phối sản phẩm như Bibica.
2.1.2 Phát triển công nghệ
Sự thành công của các hoạt động nghiên cứu và phát triển (đổi mới quả trính
sản xuất và sản phẩm): Cái này tương đối quan trọng vì nó sẽ giúp giảm chi phí sản
xuất và tăng sự ổn định chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, nó còn giúp phát triển thị
trường mục tiêu mới.
Bibica qua từng giai đoạn luôn đầu tư cho những dây chuyền công nghệ tiên
tiến từ sản xuất cho đến đóng gói.
Chất lượng trong mối quan hệ làm việc giữa cán bộ của bộ phận nghiên cứu
phát triển và các bộ phận khác: Nếu cái này không tốt, thì sự hiện diện của việc phát
triển công nghệ sẽ không đáp ứng được nhu cầu thị trường, ngoài ra sự đổi mới nếu
không có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận sẽ làm cho công ty phát sinh thêm chi phí.

2.1.3 Mua sắm
Phát triển các nguồn đầu vào khác nhau nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào một
nhà cung cấp: Việc này nhằm tạo sự cạnh tranh trong việc cung ứng nguyên vật liệu,
không bị trễ hàng, trì trệ việc sản xuất.
Mua sắm nguyên vật liệu dựa trên cơ sở đúng thời gian, hay chi phí thấp nhất,
hay mức độ chất lượng phù hợp nhất: Yếu tố này nhằm làm cho việc mua sắm phù
hợp với chiến lược tổng thể của công ty, nó không làm cho công ty gặp mâu thuẩn khi
ra các quyết định.
Những quan hệ lâu dài, bền vững đối với các nhà cung cấp lõi: Điều này làm
cho việc cung ứng sản phẩm ổn định về chất lượng và giá cả, giúp việc sản xuất được
ổn định cả về chất và lượng.
2.1.4 Cấu trúc hạ tầng của công ty
Năng lực trong việc nhận dạng các cơ hội phát triển mới và những đe dọa tiềm
năng của môi trường: Việc này giúp công ty tìm được cơ hội phát triển và giảm thiểu
rủi ro trong việc thất bại trong một dự án nào đó, đặc biệt là các dự án quan trọng.
Chất lượng của hệ thống hoạch định chiến lược để đạt mục tiêu của công ty là
rất bài bản và xuyên suốt: việc này giúp công ty có thể thực hiện trơn tru các mục tiêu
của công ty .
Công ty sử dụng hệ thống thông tin hỗ trợ việc ra quyết định chiến lượng hàng
ngày. Việc tiếp cận với giải pháp ERP của Oracle (do trung tâm Dịch Vụ ERP – FPT
tư vấn và triển khai), cụ thể là sản phẩm phần mềm đóng gói Oracle E-Business Suite
Special Edition, đã và đang giúp Bibica sở hữu quy trình ứng dụng phổ biến tại nhiều
công ty trên thế giới. Bibica đã ứng dụng đầy đủ các tính năng của bộ phần mềm bao
gồm: quản lý tài chính kế toán, quản lý bán hàng, quản lý mua hàng, quản lý kho,
quản lý sản xuất. Điều này giúp Bibica quản lý hoạt động doanh nghiệp khoa học hơn,
đưa ra các báo cáo chính xác, đặc biệt là cung cấp các báo cáo tài chính tin cậy cho cổ
đông.
Bibica có một hệ thống cơ sở hạ tầng vững mạnh đáp ứng nhu cầu cho sự phát
triền của công ty trong nhiều năm tới.
2.1.5 Tài chính doanh nghiệp

Quá trình tăng vốn
Bibica hình thành thành trên cơ sở phân xưởng bánh, kẹo và mạch nha của
công ty đường Biên Hòa với vốn điều lệ ban đầu là 25 tỷ VNĐ. Trong năm 2001, công
ty tăng vốn điều lệ hai lần, lần thứ nhất vào tháng 3 lên 35 tỷ VNĐ dựa trên nguồn
vốn tích lũy có được sau hai năm hoạt động dưới hình thức pháp nhân công ty cổ phần
và lần thứ hai vào tháng 7 khi công ty kêu gọi thêm vốn cổ đông nâng lên 56 tỷ VNĐ.
Nguồn vốn của công ty cổ phần Bibica tăng đáng kể trong năm 2007 sang 2008
do cuối năm 2007, công ty cổ phần Bibica đã chuyển nhượng cho tập đoàn Lotte –
Hàn Quốc 30% tổng số cổ phần (khoảng 4.6 triệu cổ phần). Từ đó cho thấy được tiềm
lực tài chính vững mạnh của công ty cổ phần Bibica sau thương vụ mua bán đó.
Hình 2.1. Nguồn vốn công ty Bibica qua các năm
Lotte dần tăng tỷ lệ sở hữu lên 38,6% năm 2012, và sau đó tăng lên 43,1% sau
phiên giao dịch ngày 18-21/10/2013. Như vậy, ở thời điểm hiện tại công ty Bibica có
5 nhóm cổ đông chính, ngoài Lotte thì còn có nhóm cổ phần do Công ty trách nhiệm
hữu hạn Quản lý Quỹ SSI (31,3%), Trương Phú Chiến và Ngọc Ngọc Thành – thành
viên Hội đồng quản trị công ty Bibica (2,7%), nhóm cổ đông trong nước (17,3%) và
nhóm cổ đông nước ngoài còn lại (5,6%). Quá trình góp vốn giúp Bibica tăng cường
nguồn lực tài chính, quy mô sản xuất và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên cũng đã
nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa Bibica và Lotte trong kiểm soát hoạt động của công ty
như Lotte muốn thay đổi tên công ty thành Lotte – Bibica, đặt máy chủ server tại Hàn
Quốc, Bibica phải chịu chi phí marketing cho Lottepie - sản phẩm riêng của công ty
Lotte,
Kết thúc năm 2012, công ty cổ phần bánh kẹo Bibica đạt được doanh thu 939
tỷ đồng, lợi nhuận đạt sau thuế đạt 25.88 tỉ đồng, giảm 2% so với năm 2011, do doanh
thu bán hàng giảm mạnh trong khi chi phí không thay đổi nhiều.
Chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh của công ty lớn hơn 1 trong
tất cả các năm, điều này cho thấy công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh, đặc biệt là
chỉ số thanh toán hiện hành lớn hơn 2 (2012 và Q32013).
Trong năm 2012, chỉ số ROA giảm từ 6% xuống còn 3% do hoát động kinh
doanh trong năm 2012 không hiệu quả, tuy nhiên tới Q32013 chỉ số ROA đạt được

5% cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh khả quan hơn.
Tỉ lệ nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu ngày càng giảm 37% (2011), 33% (2012),
26% (Q32013). Và nằm khoảng 30% cho thấy tỉ lệ nợ của công ty đang nằm trong
khoảng an toàn và có khả năng đầu tư thêm vào nhiều danh mục khác.
Năm 2009 2010 2011 2012
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
631.961.946.517 793.345.646.176 1.009.368.246.676 938.970.158.431
2. Các khoản
giảm trừ doanh thu
5.007.793.443 5.594.519.405 9.059.852.801 9.316.962.686
3. Doanh thu
thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
626.954.153.074 787.751.126.771 1.000.308.393.875 929.653.195.745
4. Giá vốn hàng
bán
441.049.041.712 578.355.992.497 709.972.778.184 664.229.356.533
5. Lợi nhuận gộp
về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
185.905.111.362 209.395.134.274 290.335.615.691 265.423.839.212
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
26.955.623.935 13.707.409.807 14.809.152.705 6.343.210.972
7. Chi phí tài
chính
7.279.245.427 9.357.169.916 13.463.591.909 4.206.300.257
- Trong đó: Chi

phí lãi vay
1.804.112.828 5.949.915.467 6.728.033.220
8. Chi phí bán
hàng
109.305.695.606 139.986.831.031 188.969.964.301 191.289.446.460
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
32.797.558.743 35.049.914.693 49.105.784.274 47.319.091.617
10. Lợi nhuận
thuần từ hoạt động
kinh doanh
63.478.235.521 38.708.628.441 53.605.427.912 28.952.211.850
11. Thu nhập khác
3.340.508.232 7.143.005.333 5.623.241.655 7.668.865.489
12. Chi phí khác
2.517.728.700 1.072.926.905 3.899.544.846 4.157.077.199
13. Lợi nhuận
khác
822.779.532 6.070.078.428 1.723.696.809 3.511.788.290
14. Phần lãi (lỗ
thuần) trong công ty
liên doanh/liên kết
15. Tổng lợi
nhuận kế toán trước
thuế
64.301.015.053 44.778.706.869 55.329.124.721 32.464.000.140
16. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
7.008.488.025 3.114.039.406 8.959.788.645 6.578.415.349
17. Chi phí thuế

TNDN hoãn lại
18. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh
nghiệp
57.292.527.028 41.664.667.463 46.369.336.076 25.885.584.791
Bảng 2 Báo cáo tài chính công ty Bibica
ST
T
Chỉ Tiêu
Q3
2013
2012 2011 2010 2009
1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 48% 50% 54% 44% 46%
2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 52% 50% 46% 56% 54%
3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 20% 25% 27% 28% 29%
4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 26% 33% 37% 39% 41%
5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 80% 75% 73% 72% 71%
6 Thanh toán hiện hành 238% 203% 201% 181% 217%
7 Thanh toán nhanh 163% 139% 144% 118% 172%
8 Thanh toán nợ ngắn hạn 38% 26% 29% 48% 130%
9 Vòng quay Tổng tài sản 134% 120% 129% 105% 93%
10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 284% 232%
265
%
233
%
167%
11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 165% 161% 179% 148% 123%
12 Vòng quay Hàng tồn kho
630

%
551%
596
%
614% 560%
13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 4% 3% 6% 6% 10%
14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 3% 3% 5% 5% 9%
15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 5% 3% 6% 6% 8%
16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 6% 4% 8% 8% 11%
Bảng 2.2. Các chỉ số tài chính của công ty Bibica
2.2 Các yếu tố chính trong phân tích chuỗi giá trị của công ty Bibica
2.2.1 Logistics đầu vào
Bao gồm các hoạt động tiếp nhận nguyên vật liệu, lưu kho, lập lịch trình hoạt
động các phương tiện, hoàn trả nhà cung ,tiếp nhận và lưu kho nguyên vật liệu: quy
trình tiếp nhận và lưu kho nguyên vật liệu đồng bộ, hiện đại, kiểm tra chất lượng chặt
chẽ, bao gồm:
• Tiếp nhận đơn hàng, phân loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm và
đơn vị sản xuất
• Lập kế hoạch tiếp nhận tại từng đơn vị sản xuất, nhập kho
• Kiểm tra chất lượng ( hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001-2000)
• Thời gian lưu kho ngắn ( với các nguyên liệu bán thành phẩm bột mì,
bột lú mạnh, sữa, trứng ….)
• Vận chuyển tới bộ phận sản xuất ( phương tiện vận chuyển đường bộ và
đường thủy)
• Nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng được nhập khẩu từ châu âu và
các thương hiệu uy tính của Việt Nam.
• Phối hợp cùng Lotte để nhập khẩu một số bánh kẹo từ Lotte.
 Nhận xét: hệ thống logictic đầu vào được thiết kế và triển khai đồng bộ, tiêu
chuẩn, đảm bảo cung ứng đầy đủ cho chuỗi sản xuất.
2.2.2 Vận hành

Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu
Bibica được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của
Công ty Đường Biên Hoà.
Năm 1999, cũng là năm công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thùng carton và
khay nhựa để phục vụ sản xuất, đồng thời dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng được
đầu tư mở rộng và nâng công suất lên đến 11 tấn/ngày.
Năm 2000, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh snack nguồn gốc
Indonesia với công suất 2 tấn/ngày. Tháng 2 năm 2000, Công ty vinh dự là đơn vị đầu
tiên trong ngành hàng bánh kẹo Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
ISO 9001 của tổ chức BVQI Anh Quốc.
Tháng 3 đến tháng 9 năm 2001, Bibica đầu tư dây chuyền sản xuất bánh trung
thu và cookies nhân công suất 2 tấn/ngày với tổng mức đầu tư 5 tỉ đồng.
Cuối năm 2001, Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan kem Hura
cao cấp nguồn gốc Châu Âu, công suất 1,500 tấn/năm, với tổng mức đầu tư lên đến
19,7 tỷ đồng. Tháng 4 năm 2002, Nhà máy Bánh Kẹo Biên Hoà II được khánh thành
tại khu công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội.
Tháng 10 năm 2002, Công ty chính thức đưa vào vận hành dây chuyền
chocolate với công nghệ hiện đại của Anh Quốc. Sản phẩm Chocobella của Bibica
nhanh chóng trở nên thân thiết với người tiêu dùng trong nước và được xuất khẩu
sang các thị trường như: Nhật Bản, Bangladesh, Singapore. Cuối năm 2002, Công ty
triển khai thực hiện dự án mở rộng dây chuyền Snack nâng công suất lên 4 tấn/ngày.
Bước sang năm 2004, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào hệ thống quản trị tổng thể
doanh nghiệp ERP. Đồng thời, năm này cũng đã đánh dấu một bước phát triển mới
cho hệ thống sản phẩm Bibica trong tương lai. Bibica đã kí hợp đồng với Viện Dinh
Dưỡng Việt Nam để phối hợp nghiên cứu sản xuất những sản phẩm dinh dưỡng, đáp
ứng mong muốn sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
Tháng 04/2009 Công ty khởi công xây dựng dây chuyền sản xuất bánh
Chocopie cao cấp tại Bibica Miền Đông, đây là dây chuyền được đầu tư trên cơ sở sự
hợp tác của Bibica và đối tác chiến lược là Tập đòan Lotte Hàn Quốc, sản xuất bánh
Chocopie theo công nghệ của Lotte Hàn Quốc. Dây chuyền Chocopie là dây chuyền

liên tục, đồng bộ, hiện đại hàng đầu Châu Á. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2 khoảng
300 tỉ đồng, chính thức đi vào hoạt động tháng 02/2010.
Tháng 11/2009 Công ty mạnh dạn đầu tư và đưa vào sử dụng hệ thống văn
phòng điện tử M-Office nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tiết giảm tối đa các chi
phí về hành chánh và văn phòng phẩm.
Cùng với hệ thống trang thiết bị tiên tiến và điều hành tuân thủ theo tiêu chuẩn
ISO 9001. BIBICA là một trong những doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam về sản xuất
hệ thống bánh kẹo.
Công đoạn bao gồm các khâu sản xuất, đóng gói bao bì và kiểm tra thành
phẩm.
Sản xuất: dây chuyền sản xuất khép kín, tự động hóa cao.
Dây chuyền đóng gói bao bì: thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại theo tiêu
chuẩn quốc tế, đối tác cung cấp Mivipack. Corp.
Tỉ lệ khấu hao nhanh ( 8%) áp dụng các phương thúc quản lí quản lí tiên tiến.
Hoạt động duy trì năng xuất toàn diện TPM.
Hệ thống kiểm tra chất lượng thành phẩm ISO 9001- 2000.
2.2.4 Marketing và bán hàng
a) Marketing: Bibica chủ yếu tập trung đánh mạnh thị trường trong nước,
phân tích marketing theo 4P
• Sản phẩm:
Bánh. Công ty Bibica sản xuất một số dòng bánh chủ yếu sau:
Dòng bánh khô: bánh quy, , kẹp kem, quy xốp, bánh phủ sôcôla, hỗn hợp với
các nhãn hiệu, Creamy, Nutri-Bis, Orienco, Happy, Orris, Victory, Giving,
Palomino, Hilary, Glory, ABC, dòng sản phẩm này được sản xuất trên hai dây chuyền
hiện đại của Châu Âu và Mỹ với hai công suất khoảng 4000 tấn/năm chiếm 20-
25% tỷ trọng doanh số và khoảng 20% thị phần bánh biscuit, cookies trên thị
trường. Các sản phẩm này đã có chỗ đứng khá vững trên thị trường do chất
lượng tốt, ổn định, mẫu mã phong phú, nhãn hiệu quen thuộc với người tiêu dùng.
Hình 2.2. Một số sản phẩm dòng bánh khô của công ty Bibica
Dòng bánh tươi: gồm các loại bánh bông lan kem Hura, bánh nhân

Custard Paloma và bánh mỳ Lobaka, Jolly. Bánh bông lan kem Hura hiện nay có
nhiều lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của Kinh Đô cũng như ngoại
nhập do được sản xuất trên dây chuyền mới, hiện đại của Ý, công nghệ tiên tiến đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với hạn sử dụng đến 12 tháng, sản phẩm bánh Hura
chiếm trên 30% thị phần bánh bông lan kem sản xuất công nghiệp và là đơn vị dẫn
đầu về chất lượng. Sản phẩm bánh nhân Custard và bánh mỳ mới đưa ra trên thị
trường đang trên đà tăng trưởng.
Hình 2.3. Bánh Hura
Dòng bánh snack: gồm các loại snack tôm, cua, mực, gà nướng, bò, chả
cá, cay ngọt…với nhãn hiệu Oẳn tù tì, Potasnack. Dòng sản phẩm này hiện
nay có dung lượng thị trường lớn nhưng có nhiều đơn vị tham gia nên cạnh tranh
rất mạnh. Đặc điểm của sản phẩm này là rất cồng kềnh, chi phí lưu thông lớn tuy
nhiên nhờ tận dụng được ưu thế sản xuất tại chỗ (Biên Hòa và Hà Nội) nên snack của
công ty có thế mạnh cạnh tranh về giá và được phân phối khá rộng trên cả nước
gồm các loại snack tôm, cua, mực, gà nướng, bò, chả cá, cay ngọt…với nhãn
hiệu Oẳn tù tì, Potasnack.
Dòng bánh trung thu : bánh trung tu Bibica đã khẳng định chất lượng chất
lượng và mẫu mã được ưa chuộng trên thị trường. Thị phần bánh trung thu của
công ty tăng trưởng với tốc độ rất nhanh (trên 50%/năm). Đặc biệt công ty đã đi
đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm bánh trung thu cho người
ăn kiêng và tiểu đường. bánh trung thu
Hình 2.4. Bánh Trung Thu Phúc Nguyệt
Dòng bánh dinh dưỡng: Đặc biệt trong bốn năm gần đây cùng với sự hợp
tác tư vấn của Viện dinh dưỡng Việt Nam công ty đã tập trung nghiên cứu cho ra
thị trường các dòng sản phẩm bánh dinh dưỡng Growsure cho trẻ từ 6 tháng tuổi, bánh
Mumsure cho bà mẹ mang thai và cho con bú bổ sung vi chất, sản phẩm bánh Hura
Light, bột ngũ cốc Netsure Light cho người ăn kiêng và bệnh tiểu đường. Đây
là sản phẩm có nhiều tiềm năng và có chiều hướng rất tốt trong tương lai.
Hình 2.5. Bánh Quasure Light
Kẹo. Kẹo chiếm tỷ trọng doanh số trên 40% của toàn công ty và khoảng 35%

thị phần kẹo cả nước. Công ty có nền tảng tốt về cơ sở vật chất, kỹ thuật, kỹ thuật
đồng thời thương hiệu Bibica rất quen thuộc với người tiêu dùng. Sản phẩm kẹo công
ty rất đa dạng về chủng loại, phục vụ cho nhiều phân khúc khác nhau từ trẻ em đến
người lớn.
- Kẹo cứng: có các loại như me, gừng, bạc hà, sữa, cà phê, trái cây với
các nhãn hiệu Migita, Bốn mùa, Tứ quý.
- Kẹo mềm: có các loại như sữa, cà phê sữa, sôcôla sữa, bắp, sữa trái
cây (nhãn hiệu Sumika), kẹo mềm xốp Zizu, Sochew, Quê hương.
- Kẹo dẻo: nhãn hiệu Zoo, Socola nhãn hiệu Chocobella. Sản lượng kẹo
tiêu dùng hàng năm trên 5.500 tấn. Hiện nay công ty đang phát triển dòng sản phẩm
kẹo không đường để đón đầu xu thế tiêu dùng mới.
Mạch nha. Ngoài việc tự sản xuất mạch nha có chất lượng cao làm nguyên
liệu sản xuất kẹo, hiện nay mạch nha của công ty được cung cấp cho một số đơn vị
trong ngành chế biến khác với sản lượng trên 1000 tấn/năm. Với công nghệ thủy
phân bằng enzym chất lượng mạch nha của công ty đạt tiêu chuẩn cao so với các
đơn vị khác.
Nhìn chung sản phẩm của Bibica khác biệt so với những doanh nghiệp khác về
mảng sản phẩm dinh dưỡng, cùng với đó Bibica là thương hiệu lâu năm và quen thuộc
với người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng ở phân khúc trung bình.
• Phân phối
Hệ thống phân phối của Bibica trải khắp 64/64 tỉnh thành trên toàn quốc thông
qua kênh bán lẻ, là kênh phân phối chủ yếu của Bibica với 91 đại lý/phân phối và trên
40000 điểm bán lẻ. Với hệ thống phân phối được xáy dựng từ năm 1994 và được mở
rộng dần, Công ty hiện có 108 nhà phân phối, trong đó 13 nhà phân phối tại khu vực
đồng bắng sông Cửu Long, 42 nhà phân phối tại khu vực Đông Nam Bộ, 23 nhà phân
phối tại khu vực miền Trung, 30 nhà phân phối tại khu vực miền Bắc. Các kênh phân
phối chủ yếu mà Bibica sử dụng là: kênh bán lẻ, kênh siêu thị, Metro, nhà sách , cửa
hàng giới thiệu sản phẩm, kênh bánh hàng trực tiếp (do đội ngũ nhân viên sale của
Bibica thực hiện ).
Hình 2.6. Hệ thống phân phối sản phẩm của Bibica

- Kênh truyền thống :
(1) Công ty → Nhà phân phối → Đại lí bán lẻ → Người tiêu dùng
(2) Công ty → Đại lí bán lẻ→ Người tiêu dùng
- Kênh hiện đại : Công ty → Hệ thống siêu thị bán lẻ → Người tiêu dùng
Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đài Loan, Trung
Quốc, Campuchia, Malaysia. Sự kết hợp cùng Lotte đã mang đến cho Bibica một kên
phân phối nữa cho việc đẩy mạnh sản phẩm ra thị trường nước ngoài .
• Chiêu thị
Quảng cáo: tiến hành quản cáo trên VTV , HTV và một số đài địa phương cho
các sản phẩm mới, phổ biến các chương trình khuyến mãi thông qua những kênh này
nhằm mang lại tính quản bá cao cho doanh nghiệp. Bibica còn sử dụng quản bá dưới
nhiều hình thức khác bổ trợ thêm như radio, tạp chí, báo quảng cáo ngoài trời và treo
băng rôn. Internet marketing đang được công ty chú trọng …ngoài ra Bibica còn tham
gia những hội chợ triễn lãm, vệ sinh an toàn thực phẩm, những hội thảo sức khỏe để
quản bá cho sản phẩm đặc thù dành cho người ăn kiên, người bị beenjnh tiểu đường,
tim mạch, người mẹ có thai, Quảng bá thông qua hội thảo đã được sự đánh giá cao và
ủng hộ nhiệt tình từ khách hàng giúp tăng thêm uy tính của công ty.
Bán hàng cá nhân: thực hiện đúng khẩu hiệu: “nơi nào có bánh kẹo thì nơi đó
có Bibica” . Mở rộng kênh phân phối trãi dài khắp đất nước và sử dụng kênh basn
hàng cá nhân để tiếp cận trực tiếp khách hành hiểu được nhu cầu và phản ánh từ khách
hàng .
Khuyến mãi và xúc tiến bán hàng: Công ty thường tổ chức các triễn lãm và
sự kiện, khuyến khích dùng thử và mua sản phẩm, trình diễn thương mại, hàng mẫu ,
phiếu thưởng, quà thưởng, bảo trợ các cuộc thi, tặng quà nhân dịp xuân về, valentine,
khuyến mãi dành cho khách hàng mua sp của Bibica.
Quan hệ công chúng: Hoạt động Pr tốt và gắn liền thương hiệu cùng với các
hoạt động tài trợ xã hội. Bibica đã có hơn 10 năm được bình chọn là thương hiệu dẫn
đầu trong hàng Việt Nam chất lượng cao. Bibica thường xuyên tham gia tài trợ cho
các chương trình xã hội – từ thiện trong cả nước. Thương hiệu Bibica được gắn liền
với các hoạt động xã hội như xây dựng trường học cho các vùng sâu – vùng xa, các

chương trình “Tiếp sức đến trường”. Bibica cũng đã tài trợ cho các chương trình
truyền hình thực tế nổi tiếng nhằm giúp phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ như “Hành
trình kết nối những trái tim” và “Lữ khách 24 giờ” của đài HTV và HN.
Các hoạt động từ thiện xã hội: Công ty thực hiện các hoạt động như
- Nuôi dưỡng 9 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng huyện Nhơn trạch, Đồng Nai.
- Xây trường học, trang bị bàn ghế cho trường tiểu học Tiên Lộc, xã Tiên Lộc,
huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
- Tặng học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng sâu,
vùng xa, xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương ở huyện Định quán, huyện tân Phú, tỉnh
Đồng Nai.
- Tặng quà cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật tại các trung tâm nuôi dưỡng trẻ
mồ côi, không nơi nương tựa vào các dịp ngày QTTN (01/06); Trung thu; Tết dương
lịch, Tết nguyên đán, ủng hộ đồng bào ở vùng bị thiên tai, bão lụt trên cả nước, đóng
góp cho quỹ vì người nghèo, quỹ nạn nhân chất độc da cam….tỉnh Đồng Nai. Bình
quân chi phí cho hoạt động TTXH: 600 triệu đồng/năm
Định vị thương hiệu: Công ty hàng đầu về cung cấp các sản phẩm thực phẩm.
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp, hấp dẫn.
Tầm nhìn thương hiệu: “Trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam”
Bảo vệ thương hiệu: Bibica đã đăng ký bản quyền các nhãn hiệu sản phẩm
chính như: Hura, Exkool, Volcano, Lotte Pie, các sản phẩm bánh trung thu cao cấp…
Bibica cũng đã tham gia vào các hiệp hội bảo vệ người tiêu dung nhằm đấu tranh
chống hàng nhái, hàng giả nhằm bảo vệ thương hiệu và bảo vệ người tiêu dung
• Giá
Bibica có chính sách giá riêng biệt cho hai dòng sản phẩm trung cấp và cao
cấp. Tuy phân chia giá tuỳ thuộc vào chất lượng nhưng nếu như so sánh với các đối
thủ trong ngành thì các mức giá này là cạnh tranh tốt. Ngoài ra, giá chiết khấu cho các
nhà bán lẻ hay phân phối của Bibica được nêu rõ cụ thể như sau:
Số lượng (hộp) Mức chiết khấu (%)
04-10 12
10-30 13

30-70 14
70-150 16
150-300 18
300-500 20
>500 22-24
Bảng 2.3. Mức giá chiết khấu cho các nhà phân phối của Bibica
Mức chiết khấu này là mức hoa lợi tạo thêm ưu thế cạnh tranh so với các công
ty khác, giúp việc phân phối dễ dàng hơn.
Giá cả một số mặt hàng của Bibica được đánh giá tốt trên thị trường, chẳng
hạn bảng giá bánh kẹo tết năm 2014 trong hình 2.7.
b) Hoạt động bán hàng: thị trường chính của Công ty là khu vực miền Nam,
chiếm 70% doanh thu của công ty . Khu vực miền Trung - Cao Nguyên và khu vực
miền Bắc có tỷ trọng doanh thu ngang nhau, mỗi khu vực chiếm 15% doanh thu của
công ty. Bên cạnh đó thị trường tại các tỉnh thành phố, công ty đã đưa được sản phẩm
của mình đến với người tiêu dùng ở các vùng nông thôn. Doanh thu từ khu vực nông
thôn đã vượt xa khu vực thành thị.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của công ty là TP. Hô Chí Minh,
chiếm 27,36% tổng doanh thu. Kế tiếp là Đồng Nai, 8,77% và Hà Nội 5,28% tổng
doanh thu. Một số khu vực thị trường lớn của Công ty được trình bày trong bảng dưới
đây:
Hình 2.7. T ỷ trọng bán hàng các sản phẩm Bibica tại các địa phương
Chi phí bán hàng: Trong giai đoạn 2005 – 2007: tỉ trọng chi phí bán hàng
trong tổng doanh thu tăng liên tục. Năm 2005 chi phí bán hàng là 35,8 tỷ đồng, chiếm
12,56 % doanh thu, năm 2006 chiếm 76,12% tổng chi phí kinh doanh. Năm 2007, chi
phí bán hàng xấp xỉ 74, 2 tỷ, chiếm 77,9% tổng chi phí kinh doanh. Biến động chi phí
bán hàng 2005 – 2006 là 43,10%, tương ứng với 15, 45 tỷ đồng. Biến động chi phí
bán hàng năm 2006 – 2007 là 44,72 %, tương ứng với xấp xỉ 23 tỷ đồng. Tuy chi phí
bán hàng tăng, nhưng tỉ suất phí lại giảm. Ở giai đoạn gần đây cũng vậy, chi phí bán
hàng luôn là một chi phí lớn chiếm trên 20% tổng chi phí kinh doanh của công ty như
những năm gần đây 2011, 2012, 2013 lần lượt là 238, 239, 263 tỉ đồng.

Có thể nói Bibica đầu tư rất mạnh cho việc bán hàng, nó là khâu quan trọng để
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho họ, trong một môi trường đang cạnh tranh gay gắt, thì đây
là khâu then chốt để sản phẩm của bibica đến với tay khách hàng. Hiệu quả của nó
mang lại là những thị phần mà Bibica đã giành được trong nhiều năm qua từ tay các
đối thủ đặc biệt là Kinh Đô. Với khoảng 10% thị phần, trong những năm tới việc bạn
hàng cũng luôn cần phải đẩy mạnh để giữ vững vị thế cũng như là vươn lên trong thị
trường trong nước nơi mà chiếm khoảng 97% doanh thu của Bibica.
Hình 2.8. Bảng giá Bibica bánh kẹo Tết âm lịch 2014
2.2.5 Logistic đầu ra
Logistic đầu ra bao gồm các hoạt động tồn kho thành phẩm, vận hành phân
phối, quy trình đặt hàng, lên lịch làm việc.
- Hệ thống nhà kho bảo quản sản phẩm khang trang, bảo đảm chất lượng sản
phẩm.
- Vòng quay tồn kho 13,05 ( 2012).
- Quy trình đặt hàng chuyên nghiệp, từ khâu tiếp nhận đơn hàng, giải quyết các
thủ tục hành chính, bàn giao cho đơn vị phân phối, triển khai bàn giao hàng hóa
nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
- Hệ thống thông tin nội bộ đảm bảo tính nhanh chóng và hiệu quả trong công tác
triển khai.
Bắt đầu từ năm 2000, Công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới.
Các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt được
thành lập để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong cả
nước. Hiện nay trên tất cả các tỉnh thành của Việt Nam hệ thống phân phối của Bibica
đã có mặt, họ đang rất lớn mạnh.
2.2.6 Dịch vụ khách hàng
Với nhận thức "KHÁCH HÀNG LÀ TRỌNG TÂM TRONG MỌI HOẠT
ĐỘNG CỦA CHÚNG TÔI" Bibica cam kết với khách hàng của họ sẽ nhận được
những gì sản phẩm tốt nhất. Khách hang có thể đóng góp ý kiến cũng như là các khiếu
nại qua đường dây nóng hoặc lien hệ trên website chính thức của công ty này.
Ngoài ra, đối với với những nhà phân phối của họ, Bibica luôn có những chính

sách hậu mãi rất hậu hĩnh, như thưởng doanh số, tặng thêm sản phẩm, hố trợ các chi
phí bán hàng liên quan.
Nhưng vì sản phẩm bánh kẹo thường là các sản phẩm có độ an toàn cao về mặt về
sinh cũng như ít bị khiếu nại từ phía khách hàng vì thế các hoạt dộng dịch vụ khách
hàng không phải là quá cốt lõi.
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
CÔNG TY BIBICA
2.3 Phân tích môi trường các yếu tố bên trong IFE
Mức độ quan trọng

STT Các yếu tố bên trong 1 2 3 4 5
Tổn
g
số
Tổng
điểm
Mức độ
quan
trọng
Làm
tròn
Chuỗi giá trị công ty
Nguồn nhân lực
1 Hoạt động tuyển dụng đào tạo, duy trì nhân lực 6 9 3 12 5 35 106 0.0386 0.039
2 Môi trường làm việc 9 6 4 8 8 35 105 0.0383 0.038
3
Sự tương thích của cơ cấu tổ chức và chiến lược
nhân sự với chiến lược tổng thể của công ty
0 7 7 8 13 35 132 0.0481 0.048
Phát triển công nghệ

4 Hoạt động nghiên cứu và phát triển 8 14 3 5 5 35 90 0.0328 0.033
5
Cân đối giữa nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
với nghiên cứu phát triển quy trình sản xuất
6 9 4 7 9 35 109 0.0397 0.040
6
Mối quan hệ giữa cán bộ phòng R&D và các
phòng ban khác.
5 7 8 3 12 35 115 0.0419 0.042
Mua sắm
7 Đa dạng hóa nguồn cung 8 5 7 5 10 35 109 0.0397 0.040
8 Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp 10 4 7 5 9 35 104 0.0379 0.038
Cấu trúc hạ tầng 9 Cơ sở hạ tầng tiên tiến 3 7 6 5 14 35 125 0.0456 0.046
Tài chính doanh
nghiệp
10 Nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động 6 7 10 10 2 35 100 0.0364 0.036
11 Lợi ích của nguồn vốn từ hoạt động liên doanh 10 12 3 4 6 35 89 0.0324 0.032
12 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 5 7 8 10 5 35 108 0.0394 0.039
Logistic đầu vào
13 Sự đồng bộ của hoạt động đầu vào 5 5 8 12 5 35 112 0.0408 0.041
14 Hiệu quả của hoạt động đầu vào 6 7 7 4 11 35 112 0.0408 0.041
25

×