Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

cơ sở khoa học tính chọn lọc trong khai thác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 71 trang )

1

BÀI GIẢNG MÔN HỌC:

Cơ sở khoa học tính chọn lọc trong khai thác


Mã môn học: 11004





Người biên soạn:
Nguyễn Phong Hải
Viện Khoa học & Công nghệ Khai thác TS
(Lưu hành nội bộ)











2

CHƯƠNG 1


LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
1. Những tiền đề cơ bản của lý thuyết khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản.
Những năm 60 của thế kỷ XIX, K.M Ber và N. Ia. Đaniovski trên cơ sở phân tích nghề khai thác
cá của nước Nga đã đưa ra quan điểm khao học toàn diện về nghề khái thác thủy sản. Từ đầu thế kỷ XX,
người ta tiếp tục chú ý đến vấn đề tăng cường độ khai thác thủy sản.
Quan điểm về khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản có thể chia ra thành hai hướng là xây dựng lý
thuyết tiềm năng nguồn lợi và lý thuyết khai thác nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên hai hướng nghiên cứu lý
thuyết này là một khoa học duy nhất về sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản.
Người sáng lập lý thuyết hiện đại về nghề khai thác cá dựa trên cơ sở phân tích toán học là giáo
sư F.I Baranov đã xác định toàn diện các vấn đề khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản. Ông đã xây dựng
đường cong chết của cá và thiết lập đường cong chủng quần và đồ thị cá khai thác. Lần đầu tiên đưa ra
khái niệm sự chết tức thời


và xác định phương trình số lượng cá thể và khối lượng chủng quần. Sau
đó, ông còn cho biết sự phức tạp của việc xác định trong thực tế đại lượng


trong điều kiện ảnh hưởng
của việc khác thác lên tiềm năng nguồn lợi.
Tiếp tục nghiên cứu theo phương hướng này, các nhà khoa học người Nga G.N. Monasưrski,
A.N. Đejavin đã đưa ra phương pháp đánh giá số lượng dựa trên cơ sở tăng lượng cá (thay đổi các nhóm
tăng trưởng).
Ở nước khác, năm 1914 nhà nghiên cứu người Na Uy Iokhan Iort đã đưa ra phương pháp phân
tích ảnh hưởng khai thác trên cở sở biến động đàn.
Năm 1939 nhà nghiên cứu người Anh Lesli người đề xướng và Đeluri – 1947 áp dụng trên cá
phương pháp tính số lượng theo sự giảm nguồn lợi trên một đơn vị cường lực. Phương pháp này giống
phương pháp định ngạch lượng cá đánh bắt của Baranov, chỉ khác nhau việc tính định ngạch không phải
bằng lượng cá khai thác mà bằng cường lực khai thác.
Sau này các nhà nghiên cứu người Anh Beverton và Holt (1969) đã phân tích lý thuyết và đưa ra

những ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của số lượng cá lên toàn bộ các yếu tố cơ bản: mức tăng trưởng, mức
chết, khai thác chọn lọc. v v…
Những nghiên cứu về nguồn lợi và khai thác nguồn lợi đã sử dụng khái niệm khoa học về cường
độ khai thác đàn, nghĩa là cường độ đánh bắt cá.
Cường độ khai thác đàn là tỷ số giữa số lượng cá đánh bắt với số lượng cá trong nguồn lợi, được
biểu diễn bằng công thức:

V=




Như vậy xác định được mức độ ảnh hưởng lên nguồn lợi cần phải biết trị số nguồn lợi. Để xác
định nguồn lợi, cần phải biết mức bổ sung và mức chết tự nhiên của chủng quần nguồn lợi.
Mối quan hệ tương hỗ giữa lý thuyết sự dụng hợp lý nguồn lợi (lý thuyết đánh bắt) với mức chết
của cá tự nhiên có ý nghĩa quan trọng, nhưng đáng tiếc là không phải luôn xác định được mối quan hệ đó.

2. Cường độ khai thác cá. Những khái niệm cơ bản và cách xác định chúng.
3

Cường độ khai thác I được đưa vào vùng nước xác định, trong trường hợp chung có thể xác định
như tích số của cường lực nghề U với hệ số hiệu quả đánh bắt ngư cụ γ, nghĩa là:
Biểu thức (1-2) xác định chính xác và đúng bản chất. Tuy nhiên, nó không cụ thể và khó sử dụng
trong thực tế vì những nguyên nhân sau: Thứ nhất, cho đến nay chưa có cách xác định hữu hiệu về mặt
định lượng hệ số hiệu quả đánh bắt cho từng loại ngư cụ. Thứ hai, trong nghề khai thác cá hiện nay chưa
có phương pháp thống nhất đặc trưng cho cường lực nghề mà tùy theo phương pháp đánh bắt khác nhau
nó có trị số khác nhau và đơn vị đo cũng khác nhau. Ngoài ra, xác định cường độ khai thác bằng công
thức (1-2) chỉ phản ánh giá trị tuyệt đối cường lực nghề, mà không cho phép phán đoán ở mức độ nào thì
giá trị cường độ là đáng kể theo quan điểm điều khiển hợp lý đánh bắt trong vùng nước nghiên cứu.
Khi điều khiển hợp lý đánh bắt, cần biết không chỉ cường độ khai thác mà còn cả cách điều khiển

nó. Để nhằm mục đích đó, người ta sử dụng không phải là cường độ tuyệt đối mà là tương đối.
Cường độ khai thác tương đối I’ được hiểu như là tỷ số của giá trị thực tế của cường độ khai thác,
được xác định bằng số liệu khai thác thực tế với giá trị khai thác hợp lý giữa tiềm năng nguồn lợi với sản
lượng khai thác cho phép I
hl
.
Từ (1-3) thấy rằng, nếu I’ <1 thì cường độ khai thác chưa đúng mức, cần gia tăng khai thác. Nếu
I’ ≥ 1 thì cường độ khai thác đạt đến giới hạn, tăng hơn nữa là không thể được.
Để tính toán cường độ khai thác tương đối, không cần thiết phải biết cường độ tuyệt đối và cường
độ hợp lý, mà chỉ cần sử dụng tỷ lệ của chúng. Việc tính toán như trên gặp phải khó khăn trong việc xác
định hệ số hiệu quả đánh bắt của ngư cụ.
Trong điều kiện của nền sản xuất nghề cá phát triển cao, đánh giá cường độ khai thác cần cho
việc chỉ đạo sản xuất. Với mục đích đó, người ta tìm cách xác định nó bằng phương pháp gián tiếp. Ví dụ,
có thể cho rằng trong nghề lưới kéo, đánh bắt luân phiên trong vùng biển xác định thì sản lượng khai thác
tính trên một đơn vị cường lực nghề sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với cường độ khai thác. Vì vậy, trong mục
đích thực tế (có hàm ý gần đúng), cường độ khai thác của nghề lưới kéo có thể đặc trưng bằng mối quan
hệ giữa sản lượng khai thác trong một khoảng thời gian tương ứng với khối lượng nước lọc qua lưới trong
cùng thời gian đó (Tresev, 1996), nghĩa là:

i=

∗∗

Ở đây, i – hệ số tỷ lệ của cường độ khai thác
p – lượng cá
s – diện tích miệng lưới (tích số giữa độ mở ngang và độ mở đứng)
v – vận tốc kéo lưới
t – thời gian đánh bắt
Trong biểu thức 2-4, có thể phán đoán hiệu quả khai thác của nghề lưới nào đó từ cường độ của
nó. Ví dụ, nếu trong một năm, tại vùng biển bào đó đánh bắt được p tấn cá, còn trong vùng khác là 2p thì

có thể nhận thấy, tại vùng biển thứ hai, cường độ khai thác cao hơn vùng biển thứ nhất 2 lần. Đại lượng i
được phân biệt với đại lượng không thứ nguyên I là nó được đo bằng đơn vị hiệu suất (T/M
3
).
Biểu diễn về mặt lý thuyết cường độ khai thác nghề lưới kéo theo mối quan hệ sản lượng đánh bắt
là chưa đầy đủ, bởi vì đối tượng khai thác là sinh vật sống. Chi phí cường lực nghề trên một đơn vị sản
lượng trong trường hợp đã cho phụ thuộc cơ bản vào trạng thái của đối tượng khai thác. Vì vậy, cường độ
khai thác của nghề lưới kéo trong trường hợp chung có biểu diễn đầy đủ theo quan hệ hàm số dạng:
Ở đây, δ – mật độ tập trung cá
γ – hệ số hiệu quả đánh bắt của lưới kéo
4

k
s
– hệ số chọn lọc, là quan hệ giữa lượng cá thoát ra khỏi lưới kéo với lượng cá bị giữ lại
trong lưới.
t – thời gian kéo lưới
Mật độ tập trung cá trước lưới kéo có thể đánh giá gần đúng bằng máy dò cá. Tính chọn lọc của
lưới kéo cũng được nghiên cứu khá đầy đủ và hệ số chọn lọc với độ chính xác nhất định cũng đã được xác
định. Thời gian đánh bắt đã biết. Chỉ còn hệ số hiệu quả đánh bắt của ngư cụ là chưa được nghiên cứu đầy
đủ. Trị số này đặc trưng cho quan hệ tương hỗ giữa lưới và cá, phụ thuộc vào tập tính sinh lý của cá, vào
cấu trúc lưới kéo và điều kiện đánh bắt. Ngày nay, với các thiết bị nghiên cứu tiên tiến, có thể quan sát
dưới nước bằng tàu lặn, cũng chỉ có thể xác định (giá trị trung bình) hệ số γ đối với một kiểu lưới kéo
nhất định là những giá trị gần đúng. Ví dụ, tiến hành quan sát lưới kéo đánh cá tuyết đầu to (Gadus
morhua macroce phalus) và cá trích bằng buồng lặn kiểu “Severianka” và các thiết bị khác, đã chỉ ra rằng,
hệ số γ phụ thuộc chính vào độ chiếu sáng của nước, kích thước miệng lưới kéo và tốc độ kéo lưới.
Trạng thái sinh lý cá tuyết đầu to qua nghiên cứu nhận thấy, phản ứng của nó với lưới kéo trong
năm không thay đổi. Nó ít sợ lưới kéo và thường đi trước lưới theo phương kéo lưới. Cá trích lại phản
ứng rõ rệt với lưới kéo và thay đổi rõ rệt theo mùa. Vào mùa lạnh, cá trích ít vận động và cũng như cá
tuyết, nó ít phản ứng với lưới kéo và thường đi trước lưới. Vào thời gian ấm nóng, nó có phản ứng mạnh,

chạy trốn khi gặp lưới, nhưng cá tạo đàn phản ứng đó chỉ xảy ra không xa miệng lưới, nên với tốc độ kéo
lưới lớn, cá thường bị bắt. Vì vậy, xác định hệ số hiệu quả đánh bắt của lưới kéo và ngư cụ khác thường là
giá trị trung bình theo từng mùa.
Để đánh giá gần đúng cường lực khai thác người ta sử dụng các phương pháp gián tiếp khác.
Năm 2003, Baranov đã xác định cường độ khai thác của lưới rùng trên cơ sở những lý do hình học như
quan hệ giữa diện tích bao lưới và diện tích thủy vực khai thác; Maslov (1960) và Marti (1961) đã sử
dụng sản lượng cá của lưới kéo sau một giờ kéo lưới như một chỉ số của cường lực khai thác. Trên quan
điểm này, nếu như trong cùng một điều kiện như nhau, sản lượng đánh bắt trên một giờ kéo lưới bắt đầu
giảm thì cường độ khai thác đạt giá trị tới hạn. Phương pháp đánh giá gián tiếp cường độ khai thác, người
ta không chỉ sử dụng đối với lưới kéo, mà còn dùng với các loại ngư cụ khác. Ví như nghề lưới rê trôi
đánh cá trích, người ta lấy sản lượng đánh bắt một lưới sau một mẻ lưởi là giá trị tỷ lệ của cường độ khai
thác v.v… Người ta đã có ý định đặc trưng cường độ khai thác bằng số và bằng thời gian tồn tại trong
khai thác ngư cụ và tàu thuyền. Phương pháp này cho phép phán đoán đơn giản và dễ dàng về sự thay đổi
tương đối cường độ khai thác trong khoảng thời gian nào đó, nhưng nó chứa đựng những khó khăn về
việc không thống nhất biểu diễn cường lực nghề và quá phụ thuộc vào trình độ thăm dò tìm kiếm nguồn
lợi và quy trình công nghệ khai thác, nghĩa là phụ thuộc vào hoạt động đa dạng của người khai thác cá,
trong thực tế không thể lượng hóa được.
Sử dụng các phương pháp gián tiếp cùng với việc đánh giá cường độ khai thác thực là công việc
buộc phải làm trong tương lai. Tuy nhiên lúc đó, không nên đồng nhất cường độ khai thác thực (tương đối
và tuyệt đối) và trị số tỷ lệ của nó được xác định bằng phương pháp gián tiếp. Thực chất của phương pháp
đánh giá gián tiếp cường độ khai thác, loại trừ xác định theo hệ dố hình học quá trình khai thác, đặc trưng
không phải là cường độ mà là hiệu suất khai thác không gắn với sản lượng khai thác nói chung, mà chỉ
thuần túy chỉ số cơ học của quá trình sử dụng ngư cụ. Vì vậy, sau này để tránh sự nhầm lẫn, chúng ta sẽ
biểu thị cường độ khai thác là I, còn trị số tỷ lệ của cường lực khai thác được ký hiệu là i.
Một khó khăn lới gặp phải khi đánh giá trong thực tế về cường độ khai thác là đa số các nghiên
cứu trước đây về lý thuyết khai thác cá đều phân tích nghề khai thác cá trong trạng thái ổn định.
Baranov đã phân tích trường hợp lý tưởng của thủy vực phân lập, trong đó cường độ khai thác
không thay đổi trong suốt thời gian dài và giả thiết rằng trong thủy vực đó không xảy ra dịch bệnh, các
5


yếu tố thủy văn thay đổi ít, từ đó không gây lên sự thay đổi ngẫu nhiên trong thành phần quần thể cá. Tuy
nhiên, ông cũng nhấn mạnh sự quan trọng và ý nghĩa của các yếu tố biến đổi trong lý thuyết khai thác cá.
Ngày nay, trong các nghề khai thác cá quan trọng có khá đầy đủ tài liệu để định ra được cách tính
toán chính xác một số vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu lý thuyết khai thác đã có thể đánh giá được
số lượng cá tương đối trên cơ sở biến động sản lượng khai thác đã có thể đánh giá được số lượng cá tương
đối trên cơ sở biến động sản lượng khai thác và một số dấu hiệu khác. Một số nước có tiềm lực nghiên
cứu đã có thể xác định được giá trị trữ lượng đàn cá dựa trên thành quả của các thiết bị máy dò cá hiện đại
và các ảnh chụp dưới nước. Điều này cho phép tiến hành chi tiết hơn phân tích trữ lượng nguồn lợi và dự
báo cường lực khai thác các nghề.
3. Phân loại ngư cụ
Trong nghề khai thác thủy sản hiện nay, có nhiều loại ngư cụ hoạt động theo những phương thức
và tính năng tác dụng khác nhau, trong đó đối tượng khai thác cũng khác nhau. Chưa có phân loại nào
chặt chẽ, phân tích các vấn đề về cường lực nghề còn rất trừu tượng hoặc mang đặc trưng riêng nào đó. Vì
vậy, trước tiên phải đi tới việc phân tích cường lực và tính chọn lọc trong khai thác cá, cần phải xác định
đầy đủ và đúng để phân biệt được những ngư cụ khác nhau.
Hiện nay, mỗi nước có một cách phân loại riêng. Đaniovski đã mô tả ngư cụ đang sử dụng ở nước
Nga nửa cuối thế kỷ XIX. Baranov mở rộng, phát triển, mô tả những ngư cụ trong giai đoạn mới. Ông đã
lập ra những nguyên lý cơ bản của hoạt động ngư cụ và phân loại chúng. Schnakenbeck (1942) mô tả
nhiều loại ngư cụ của các nước Bắc Âu. Devis, 1927 đã mô tả ngư cụ nước Pháp v.v… Tuy nhiên, ở mỗi
tác giả đã phân loại ngư cụ theo những dấu hiệu khác nhau. Umani, 1952 đã xây dựng hệ thống ngư cụ
trên bán đảo Phần Lan theo bảng chữ cái Anpha B. Budon, 1952 đã xây dựng hệ thống ngư cụ và phương
pháp khai thác dựa trên hệ thống ngư cụ dựa trên số lượng lớn các số liệu khác nhau (trên 50) và hệ thống
phân loại này rất cồng kềnh và phát sinh nhiều sai sót về đặc trưng của ngư cụ. Kejewski, 1957 đề nghị sử
dụng nguyên tắc phân loại ngư cụ theo đối tượng khai thác. Brand, 1957 đề nghị phân loại ngư cụ thành
14 nhóm nhưng không trình bày nguyên tắc phân loại. Năm 1963, Mirski, Nikonorov – 1969; Lucasov;
Fomitrev – 1970 đã đưa ra quan điểm phân loại riêng của mình. Tuy nhiên hiện nay chưa có phương pháp
phân loại nào được xác định là duy nhất đúng.
Dưới đây là phân loại theo Tresov dựa trên nguyên lý phân tích cấu trúc ngư cụ và nguyên tắc tác
dụng của chúng. Ông chia ngư cụ theo lớp, nhóm và dạng (loại hình), lớp – đặc trưng bằng nguyên lý
đánh bắt, được ký hiệu bằng số La Mã; nhóm – đặc trưng bằng phương pháp thực hiện nguyên lý đánh

bắt, được đặc trưng bằng số La Tinh. Loại hình đặc trưng bằng đặc tính chủ yếu của cấu trúc ngư cụ và
phương pháp áp dụng chúng. Ngư cụ hiện nay được chia như sau:
Lớp I: Ngư cụ tách cá khỏi nước
Nguyên lý đánh bắt: Tách cá khỏi nước bằng cách chuyển dịch chúng.
A – Bơm hút cá.
B – Băng truyền.
C – Guồng múc cá.
D – Cơ cấu và phương tiện để thu cá nhảy.
1. Hòm.
2. Con chạch.
3. Xuồng.
4. Lưới hứng mạn.
5. Công cụ úp (nơm, sập…).
E – Vật thay thế ngư cụ
6

1. Mò cá bằng tay.
2. Động vật mò cá.
3. Chim bắt cá.
4. Cá bắt cá.
Lớp II: Ngư cụ lọc
Nguyên lý đánh bắt: Lọc cá từ nước khi ngư cụ chuyển động tương đối với nước
A – Ngư cụ kéo (lưới kéo)
1. Lưới kéo đơn tầng đáy.
2. Lưới kéo đơn tầng gần đáy.
3. Lưới kéo đơn tầng giữa.
4. Lưới kéo đơn tầng đáy.
5. Lưới kéo đôi gần đáy.
6. Lưới kéo đôi tầng giữa.
7. Lưới kéo khung.

8. Lưới đáy.
B – Lưới vây
1. Lưới vây một tàu.
2. Lưới vây hai tàu.
3. Lưới vây màn (vây cá cơm, moi, tép).
4. Lưới vây kết hợp ánh sáng.
C – Lưới rùng
1. Lưới rùng cánh bằng kéo vào bờ.
2. Lưới rùng cánh bằng không kéo vào bờ.
3. Lưới rùng không thân.
4. Lưới rùng có túi.
D – Chài
1. Chài quăng tay
2. Chài quăng bằng máy
3. Chài bắn
E – Lưới vó
1. Lưới vó cất tay
2. Lưới vó cất bằng máy
3. Lưới vó cất bằng khí nén
4. Lưới mành
F – Te – Xiệp
1. Te – xiệp đẩy tay
2. Te – xiệp đẩy bằng tàu
Lớp III: Ngư cụ bẫy
Nguyên lý đánh bắt: Thu gom và giữ cá trong nước khi cá đi vào sân lưới và trở ra khó
khăn nhờ mê cung hoặc bằng phương thức khác.
A – Bẫy cố định
1. Lưới đăng hở trên với đường dẫn cao dần.
2. Lưới đăng hở trên với đường dẫn mê cung.
3. Lưới đăng hở trên với hom lưới dạng phễu.

7

4. Lưới đăng hở trên với đường vào kín.
5. Lưới đăng hở trên với tổ hợp hom lưới.
6. Lưới đăng có nắp (kín trên) với đường dẫn mê cung.
7. Lưới đăng có nắp với lưới hom dạng phễu.
8. Lưới đăng có nắp với tổ hợp hom lưới.
9. Lưới đăng có nắp với cửa vào tự do.
10. Lưới đăng có đường bao cứng.
B – Bẫy với mô đun thay đổi tuần tự
1. Đó khung cứng.
2. Đó khung mềm.
C – Lưới chắn triều
Lớp IV: Ngư cụ đóng
Nguyên lý đánh bắt: Cá bị mắc vào mắt lưới hoặc bị vướng vào chỉ lưới.
A – Lưới cố định.
1. Lưới rê 1 lớp.
2. Lưới rê 2 lớp.
3. Lưới rê 3 lớp.
4. Lưới rê khung.
B – lưới trôi
1. Lưới rê trôi sông 1 lớp.
2. Lưới rê trôi sông 2 lớp.
3. Lưới rê trôi sông 3 lớp.
4. Lưới rê khung sông.
5. Lưới rê trôi biển 1 lớp.
C – lưới rê vây
1. Lưới rê vây 1 lớp.
2. Lưới rê vây 2 lớp.
3. Lưới rê vây 3 lớp.

4. Lưới rê vây khung.
Lớp V: Câu
Nguyên lý đánh bắt: Cá dính vào lưỡi câu hoặc thiết bị khác và giữ cá dưới nước.
A – Câu cố định
1. Câu vàng.
2. Câu bao.
3. Câu cần.
B – Câu cố định không mồi
C – Câu kéo có mồi
1. Đường câu kéo.
2. Đường câu (dây câu móc vào giá câu)
D – Câu nhấc.
Lớp VI: Ngư cụ gây chấn thương
Nguyên lý đánh bắt: Giết, làm chấn thương, làm tê liệt cá.
A – Súng phóng lửa
B – Công cụ lạnh
8

1. Gậy.
2. Đòng.
3. Chộp bắt.
4. Dao chém.
5. Vật nặng ném.
6. Tên bắn.
7. Lựu đạn.
8. Kẹp cá.
9. Bẫy cá, cạm cá.
C – Công cụ gây tiếng vang
1. Đập vỗ nước.
2. Gây nổ.

3. Điện vật lý.
D – Công cụ phóng.
1. Phóng vật rắn.
2. Phóng chất lỏng.
3. Phóng hơi.
Lớp VII: Ngư cụ tách nước
Nguyên lý đánh bắt: Tách cá khỏi nước bằng cách chắt nước.
A – Công trình giữ cá khi triều rút
1. Hầm đáy.
2. Cọc ngăn.
3. Lưới ngăn.
B – Công trình lồi trong hồ hoặc ven biển.
Lớp VIII: Ngư cụ tổng hợp
Là những ngư cụ dùng sử dụng đồng thời hai hoặc nhiều nguyên lý đánh bắt cùng một
lúc. Lưới kéo với hom lưới, lưới kê kéo vào bờ v.v…

4. Đơn vị đo mức độ khai thác
Khoa học nghề cá là lĩnh vực tri thức tương đối non trẻ, nó không theo một phương pháp đo
lường duy nhất, ngay cả giá trị rất quan trọng như hiệu suất ngư cụ. sau này FAO đã thống nhất chiến
lược quốc tế nghề cá và đưa ra một số đặc trưng hiệu quả nghề của các ngư cụ bằng hai chỉ tiêu: Thời
gian khai thác và độ mạnh khai thác.
4.1. Thời gian khai thác: Được đo bằng số giờ khai thác, số mẻ lưới hoặc số lần vây cá, số
ngày khai thác, số ngày lưu lại trên khu vực khai thác, số ngày rời khỏi cảng và số lần di chuyển đi khai
thác.
 Số giờ khai thác: Được xác định bằng những cách khác nhau tùy theo kiểu khai thác khác
nhau. Với lưới kéo, được xác định bằng số giờ mà dây kéo lưới đặt tại cơ cấu hãm dây. Với lưới rê, rùng,
câu v.v… được tính bằng số giờ ngư cụ được đặt trong vùng tác dụng, nghĩa là lưới trực tiếp khai thác.
 Số ngày lưu lại trên vùng khai thác, bao gồm cả thời gian đánh bắt, thời gian tìm kiếm
đàn cá và tất cả thời gian còn luu lại trong vùng khai thác.
 Số ngày xa cảng (không có mặt tại cảng): Được tính từ thời điểm xuất bến đi khai thác

đến ngày trở lại cảng. Nếu như ngư trường xa cảng phải di chuyển nhiều hơn một ngày đêm thì ngày xuất
9

bến và ngày đến ngư trường được coi như một ngày xa cảng. Nếu như ngư trường gần cảng thì ngày rời
bến và ngày đến ngư trường phải được tính thành hai ngày.
 Số chuyến biển được xác định bằng số lần ra khơi của người đánh cá đến ngư trường và
sử dụng ngư cụ để khai thác cá.
4.2. Độ mạnh khai thác cá (mức khai thác cá): Được đặc trưng bằng kiều tàu (chiều dài, tải
trọng, công suất động cơ chính) và ngư cụ (lưới kéo đôi, đơn, kéo khung, kéo tôm, rùng, vây, rê trôi, rê cố
định, lưới đăng, câu vàng, câu cần hoặc một số loại đặc biệt khác). Khi đó không tính đến kích thước ngư
cụ và đặc điểm khác.
Sự thống nhất hóa để đo cường lực nghề như trên thực sự là hình thức ước định để chọn lựa
những số liệu tĩnh. Hệ thống đặc trưng này cũng chưa có cơ sở khoa học vững chắc, nó không phản ánh
thực chất các quá trình sản xuất và không thể cho biết được sự đánh giá bằng số hiệu quả nghề khi sử
dụng ngư cụ này hay ngư cụ khác.
Để đặc trưng cho nghề khai thác thủy sản, một số tác giả (Ionas – 1967) đưa ra cách tính toán
năng suất ngư cụ tương tự như trong tính toán sản xuất công nghiệp.
Có thể nhận thấy, năng suất ngư cụ bào gồm nhiều yếu tố, là kết quả sử dụng tổng hợp tàu và
trang bị toàn bộ trên tàu và ngư cụ. Ngoài ra, thành quả khai thác còn phụ thuộc rất lớn vào đối tượng
khai thác, là cơ thể sống, điều kiện khí tượng thủy văn và nhiều yếu tố điều khiển và không thể điều khiển
khác. Từ “năng suất” trong khoa học và kỹ thuật phải hiểu là toàn bộ kết quả đã được xác định, nhận
được do chi phí số lượng lao động xác định của người hoặc công suất máy trong các quá trình sản xuất
hoàn toàn được điều khiển.
Trong khai thác thủy sản hiện đại, đặc biệt khi tính toán để xác định ảnh hưởng nghề khai thác
đến trữ lượng nguồn lợi, người ta sử dụng rộng rãi các đơn vị đo mới về hiệu quả khai thác. Ví như nghề
lưới kéo người ta áp dụng các đơn vị đo như sau
- Đơn vị đo của Anh
- Đơn vị đo của Đức
- Đơn vị đo của Liên Xô (cũ)
- Đơn vị đo của Na Uy

Các đơn vị trên thường không có tính tổng hợp thậm chí trong giới hạn của một nhóm nghề. Từ
tất cả các đơn vị đo trình bày trên thì đơn vị đo của Anh có hình thức hoàn chỉnh hơn cả, bởi vì nó tính
không chỉ thời gian đánh bắt mà cả tải trọng tàu khai thác. Tuy vậy nó cũng vẫn chưa thỏa mãn những
yêu cầu của nghề khai thác cá hiện đại.
Trong khai thác cá hiện đại trên các tàu có tải trọng như nhau có thể đặt các động cơ có công suất,
kiểu, cấu trúc và vật liệu chê tạo khác nhau, sử dụng lưới kéo có kích thước khác nhau, kéo lưới với tốc
độ khác nhau. Vì vậy, tải trọng tàu và kích thước nói chuyng của tàu chỉ thể hiện gián tiếp chỉ tiêu hiệu
quả nghề của quá trình khai thác bằng lưới kéo.
Đơn vị đo của các nước ít gắn với quá trình khai thác. Trong các nghề khai thác hải sản còn lại,
các đơn vị đo hiệu quả nghề, hình thức biểu hiện không rõ rệt. Trong các nước khác nhau, thậm chí trong
các khu vực khác nhau của một quốc gia phương pháp biểu thị số liệu nghề cũng có sai khác.
Như vậy, hiện nay không có chuẩn mực đo hiệu quả khai thác và đối chiếu các số liệu thu được từ
các tàu khai thác, và ở các nước khác nhau người ta cũng sử dụng phương pháp tính toán được nghĩ ra
chứa đựng nhiều điều kiện và chức năng khác nhau. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do phương
pháp đo hiệu quả khai thác chưa gắn với nội dung của phân loại ngư cụ hoặc đã gẵn với phân loại ngư cụ
nhưng sự phân loại đó chưa phản ánh nguyên lý đánh bắt cá.
4.3. Một số đặc trưng nghề khai thác cá và đơn vị đo
10

Vấn đề đo quá trình khai thác thủy sản có thể đơn giản rất nhiều, nếu như xuất phát từ cách phân
loại được trình bày ở trên, thiết lập hai nhóm đơn vị. Nhóm đầu, đưa ra các đơn vị dành để đặc trưng kỹ
thuật ngư cụ, còn nhóm hai, là các đơn vị dành để xác định hiệu quả nghề. Đại lượng cơ bản nhất để đặc
trưng kỹ thuật ngư cụ là độ mạnh của nghề.
Độ mạnh nghề được hiểu là vùng tác dụng của từng ngư cụ trong quá trình đánh bắt. Ta sẽ đặt độ
mạnh nghề cho mỗi nhóm ngư cụ tương ứng theo sự phân loại ngư cụ, phụ thuộc vào nguyên lý tác dụng
và đặc tính của chúng. Trong trường hợp vùng tác dụng của ngư cụ không thể biểu thị một cách trực tiếp,
để đánh giá độ mạnh nghề, ta sẽ sử dụng các giá trị tỷ lệ của nó.
Cường lực nghề là tích số giữa độ mạnh của ngư cụ với thời gian tác dụng của chúng. Các đơn vị
đo cường lực nghề của các nhóm ngư cụ khác nhau sẽ khác nhau và được xác định bắt nguồn từ đơn vị đo
độ mạnh nghề.

Như vậy, cường lực nghề và độ mạnh nghề trong hệ thống đo quá trình khai thác cá không liên
quan đến sản lượng khai thác và chỉ đặc trưng cho tiềm năng kỹ thuật của ngư cụ. Khi chọn các đơn vị đo
phù hợp chúng sẽ là những giá trị xác định theo mỗi lớp hoặc nhóm ngư cụ cùng một kiểu. Kết quả đo
theeo những đơn vị đo, trong giới hạn mỗi lớp hoặc mỗi nhóm, là những giá trị tổng quát, nghĩa là không
phụ thuộc vào cấu trúc, kích thước, và phương thức sử dụng chúng.
Hiệu quả nghề có đơn vị đo duy nhất cho tất cả các lớp và nhóm, là sản lượng khai thác tính trên
một đơn vị cường lực nghề.
Nếu sản lượng khai thác là giá trị trung bình của khoảng thời gian khai thác đủ lớn thì đơn vị đo
hiệu quả nghề của mỗi lớp hoặc nhóm ngư cụ sẽ là tập hợp tất cả các đặc điểm của quá trình đánh bắt,
loại trừ tập tính cá, tổ chức, kỹ thuật và chiến lược nghề. Đơn vị đo hiệu quả nghề mới này khác với các
đơn vị đo cũ là ở chỗ, nó không có quan hệ đến nguyên lý đánh bắt như sản lượng khai thác tính trên một
đơn vị thời gian hoặc tính trên một đơn vị tải trọng tàu thuyền. Đơn vị đo hiệu quả nghề mới này đồng
thời tính đến cả hiệu quả khai thác và trình độ hoàn thiện kỹ thuật quá trình khai thác. Khi kỹ thuật khai
thác không đổi thì độ mạnh nghề cũng không thay đổi và hiệu quả nghề của các ngư cụ sẽ thay đổi tỷ lệ
với sự thay đổi của trữ lượng nguồn lợi. Bởi vì hiệu quả nghề dựa trên cơ sở các số liệu thực tế của nghề
sau một chu kỳ thời gian đủ lớn, nên nó cũng chính xác hơn các giá trị khác được xác định bằng con
đường lý thuyết trên cơ sở của những giả thuyết khác nhau về tập tính đối tượng khai thác.
Độ mạnh của nghề, cường lực nghề và hiệu quả nghề có mỗi quan hệ tương hỗ. Hiểu biết đầy đủ
cách xác định đơn vị đo độ mạnh nghề của các dạng ngư cụ khác nhau sẽ xác định được đơn vị đo cường
lực nghề và hiệu quả nghề.
Năm 1969, Lucasov đã tiến hành kiểm tra hệ thống đơn vị đo các thông số của nghề khai thác cá
cho nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê, đã chỉ ra rằng hệ thống đo mới hơn hẳn hệ thống đo cũ và cho thấy
cả ba nghề khảo sát trên đều sử dụng cùng một đơn vị đo. Trên cơ sở các kết quả trên, Lucasov đã kiểm
nghiệm trên nghề lưới rùng, lưới đăng, cầu vang và các loại nghề khác sử dụng các đơn vị đo mới về độ
mạnh của nghề, cường lực nghề, hiệu quả nghề và cường độ khai thác, như đối với ba nghề đã được
nghiên cứu trước.
Từ mục đích đó, Lucasov đã chia tất cả các dạng ngư cụ thành ba nhóm:
1. Ngư cụ với độ mạnh nghề được xác định trực tiếp (bảng 1).
2. Ngư cụ với độ mạnh nghề được xác định bằng thực nghiệm (bảng 2)
3. Ngư cụ với độ mạnh nghề được xác định theo sản lượng khai thác tương ứng với mỗi nghề

Ở đây, độ mạnh nghề được biểu diễn bằng một đại lượng như nhau đối với toàn bộ ngư cụ, là
khối nước được khai thác trong một đơn vị thời gian (một ngày đêm).
11

Nhóm thứ nhất: Ngoài các ngư cụ đã phân tích như lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nhóm này còn bao
gồm các ngư cụ khi hoạt động tạo thành khối nước. Đặc điểm của ngư cụ nhóm này là có thế tính toán
trực tiếp khối nước tác dụng tạo được khi ngư cụ làm việc theo kích thước và các thông số khai thác nghề.
Nhóm thứ hai: Bao gồm các ngư cụ có khối nước tác dụng phụ thuộc cơ bản vào bán kính tác
dụng của thiết bị hoặc các tác nhân được sử dụng để lôi cuốn cá vào khu vực khai thác. Tác nhân lôi cuốn
cá được nghiên cứu nhiều nhất là ánh sáng điện và ngư cụ sử dụng kết hợp ngoài lưới vây, mành còn sử
dụng rộng rãi lưới vó mạn tàu, bơm hút cá. Bán kính hình cầu lôi cuốn cá được xác định bằng thực
nghiệm và có giá trị khác nhau khi đối tượng khai thác và nguồn sáng khác nhau. Độ mạnh nghề của ngư
cụ kết hợp với tác nhân lôi cuốn cá vào vùng khai thác, nếu biết được bán kính tác dụng của tác nhân lôi
cuốn cá, bằng tích số của khối nước chứa trong hình cầu loii cuốn với hệ số liên tục khai thác của ngư cụ.
Hệ số liên tục khai thác là tỷ số giữa thời gian tác dụng của tác nhân lôi cuốn trong chu kỳ khai thác với
thời gian của chu kỳ đó.
Nhóm thứ ba: Bao gồm các ngư cụ mà với kiến thức hiện nay không có thể đưa vào nhóm 1 hoặc
nhóm 2, bởi vì khối nước tác dụng của ngư cụ khi làm việc không thể xác định chính xác được bởi những
nguyên nhân khác nhau. Đối với các dạng ngư cụ loại này có độ mạnh nghề được xác định bằng phương
pháp gián tiếp, nghĩa là bằng cách so sánh sản lượng khai thác của ngư cụ đó với sản lượng của ngư cụ
khác mà khối nước tác dụng đã biết. Ví dụ, nếu sản lượng khai thác của lưới rê trôi là x, khối nước tác
dụng của nó trong một đơn vị thời gian là V
x
, còn sản lượng khai thác của lưới rê cố định (một lớp) đánh
bắt cùng đối tượng là y, thì hoàn toàn có thể cho rằng khối nước tác dụng chưa biết của lưới rê cố định
V
y
, sẽ là:
V


=
∗



Như vậy chúng ta nhận được độ mạnh nghề của lưới rê cố định sẽ khác độ mạnh nghề của lưới rê
trôi bao nhiêu lần khi sản lượng trung bình của lưới thứ nhất lớn hơn hoặc nhỏ hơn của lưới thứ hai bấy
nhiêu lần. Bằng cách này, có thể đánh giá độ mạnh nghề không chỉ đối với những ngư cụ một kiểu, mà
còn đối với ngư cụ có công dụng kép, với nguyên lý đánh bắt khác nhau. Ví dụ, lưới rê so sánh với câu,
lưới rê so sánh với lưới đăng v.v… Cũng cần nhớ rằng, trong trường hợp đánh giá độ mạnh nghề các ngư
cụ nhóm 3, khối nước tác dụng của chúng không phải là khối nước thực, mà là khối nước biểu tượng nào
đó, nhờ nó có thể biểu diễn độ mạnh nghề của tất cả các ngư cụ theo đơn vị đo khả ước.
Dưới đây đưa ra một số ví dụ cách tính toán độ mạnh nghề của nhóm ngư cụ nhóm 3.
Lưới rê cố định: Để xác định độ mạnh nghề của lưới rê cố định, ta so sánh sản lượng khai thác
trung bình trên một tấm lưới của lưới rê cố định với giá trị tương ứng của lưới rê trôi.
Sản lượng hàng năm tính trên một tấm lưới của lưới rê trôi của một nước nào đó, ví dụ của Liên
Xô (cũ) như sau:
Sản lượng trung bình trên một tấm lưới rê cố định cùng kích cỡ là P
c.d
= 1,78 tạ. Kích thước của
lưới rê trôi 30 x 12 sau một khoảng thời gian trôi lưới 1000m có khối nước đánh bắt (khối nước tác dụng)
là:
Khối nước tương đương tác dụng của lưới rê cố định có thể xác định bằng công thức:
12

Thể tích khối nước tác dụng này gần bằng thể tích của khối trụ với đáy là hình tròn có đường kính
bằng chiều dài lưới còn chiều cao hinh trụ bằng chiều cao của lưới, nghĩa là:
Như vậy, xuất phát từ sản lượng khai thác tương ứng, có thể xác định được độ mạnh của nghề
lưới rê cố định tính trên một đơn vị thời gian bằng công thức sau:
Ở đây, l – chiều dài lưới, m.

a – chiều cao lưới, m;
n – số tấm lưới;
t – thời gian đánh bắt, ngày đêm.
Lưới đăng: Có thể lấy ví dụ trong nhiều trường hợp so sánh lưới đăng với lưới rê cố định đánh
bắt cùng loại đối tượng. Ví dụ, nghiên cứu tính toán lưới rê cố định vùng hạ Azov, đánh bắt cá măng biển
và cá diếc biển. Lưới có chiều dài 20m, cao 3m.
Lưới đăng có ba loại có chiều dài là 30; 80; 120m và chiều cao trung bình là 3m. Khi đó, các ngư
cụ khác cũng cùng đánh bắt tại cùng địa điểm đó vào cùng thời gian: mùa xuân từ 15/03 ÷ 20/04 và mùa
thu từ 01/10÷20/12.
Trong chu kỳ đánh bắt cao nhất của các loại ngư cụ trong vùng này, từ năm 1946 ÷ 1955, tại vùng
hạ biển Azov sản lượng hàng năm (tính theo tạ) như sau:
I. Ở lưới rê cố định có kích thước 20 x 3 m…………………………… 3
II. Ở lưới đăng một chuồng có cánh dài 30 m…………………………. 20
III. Cùng lưới đăng như thế nhưng cánh dài 80 m……………………… 50
IV. Ở lưới đăng hai chuồng với cánh dài 150m…………………………. 160
Trong điều kiện bằng nhau chiều dài lưới rê cố định và cánh lưới dẫn của lưới đăng, tỷ số sản
lượng khai thác tương ứng các loại lưới kể trên sẽ là:
Khối nước khai thác (khối nước tác dụng) có thể tính toán theo công thức:
- Đối với lưới rê:
- Đối với lưới đăng:
Từ đó dẫn tới quan hệ sau:
Như vậy, tỷ lệ tương ứng của sản lượng khai thác và khối nước khai lưới đăng và lưới rê cố định
gần bằng nhau. Từ đây có thể cho rằng độ nạn nghề 1 ngày đêm của lưới đăng với tính toán thực tế đủ
chính xác, có thể biểu diễn theo công thức:
Ở đây, P
d
– sản lượng khai thác của lưới đăng trên cùng một đơn vị lưới tương đương. V
l.c.d
– thể
tích khối nước khai thác của lưới rê cố định; P

l.c.d
– sản lượng khai thác của lưới rê cố định.
Ngư cụ câu: Nhiều nước trên thế giới trên cùng một vùng biển cùng đánh bắt một loại đối tượng
bằng các nghề câu và lưới rê cố định hoặc rê trôi. Ví dụ ở Việt Nam, cùng đánh cá thu, ngừ, người ta cùng
13

sử dụng cả nghề câu và nghề rê. Ở nước ta chưa có những nghiên cứu về vấn đề này, nên sử dụng những
số liệu nước ngoài.
Xem xét lưới rê cố định Na-Uy đánh bắt cá tuyết đầu to, có chiều dài lưới 28m, chiều cao rút gọn
5m.
Độ mạnh nghề của lưới đó là:
Vc =
.,,



= 0.41 m
3
Bây giờ xác định độ mạnh nghề câu vàng đánh bắt cùng loại đối tượng như lưới rê cố định. Ta giả
thiết đầu tiên rằng khoảng cách giữa các lưỡi câu là không đổi và nó phụ thuộc vào hiệu quả đánh bắt.
Khi đó, mỗi lưỡi câu có thể coi là tâm của đường kính khối nước đánh bắt (khối nước tác dụng) của lưỡi
câu đó, nghĩa là:
Chiều dài thẻo câu của câu vàng Na-Uy đánh bắt cá tuyết là R = 0,46m. Đưa giá trị này vào công
thức trên có thể xác định được khối nước đánh bắt của một lưỡi câu trong vàng câu là:
Sau khi chia trị số khối nước khai thác của lưới rê cố định cho 0,41, ta được:

,
 = 4488; nghĩa
là một vàng lưới rê tương đương gần đúng với vàng câu có 4500 lưỡi câu.
Vàng câu cá tuyết Na-Uy có 16200 lưỡi câu và ngư dân khai thác là 5 người nghĩa là mỗi ngư dân

làm việc trên 16200 : 5 = 3240 lưỡi câu. Số lượng trung bình tấm lưới trên một như dân phải chịu bằng 7
Trong cùng thời gian, sản lượng cá mỗi ngư dân phải chiu của nghề lưới rê và câu vàng của Na-
Uy như sau: Nghề lưới rê, năm 1959 – 62,4 tạ; 1961 – 47,0 tạ; Còn nghề câu, năm 1959 – 53,6 tạ; 1961 –
64,2 tạ. Như vậy, sản lượng trung bình trên một ngư dân phải chịu hai loại ngư cụ trên gần bằng nhau.
Điều đó có nghĩa là bán kính của khối nước hình cầu được khai thác bởi một lưỡi câu rõ ràng không bằng
chiều dài thẻo câu, mà có thể lớn hơn nữa.
Ta xác định bán kính này từ điều kiện cân bằng sản lượng cá khai thác và khối nước đánh bắt,
tính theo số lượng ngư cụ trên một ngư dân phải chịu:
Từ đâ, ta có:
Hoặc là:
Đưa vào các giá trị bằng số, ta có:
Đưa giá trị vừa tính R vào công thức (1-10), ta nhân được một lưỡi câu trong vàng câu hoặc một
tay câu cá tuyết có khối nước đánh bắt là:
Như vậy, xuất phát từ quan hệ sản lượng khai thác có thể tính được độ mạnh nghề câu vàng tính
trên một đơn vị thời gian được tính bằng công thức:
14

V

=


*
∗




Ở đây, R – bán kính của khối nước đánh bắt hình cầu, xác định bằng phương pháp đã chỉ ở trên.
n – số lượng lưỡi câu

Trong tính toán ở trên, chúng ta sử dụng sản lượng khai thác tính trên một ngư dân. Rõ ràng là
nhiệm vụ đã được giải quyết một vấn đề phức tạp bằng cách tính toán đơn giản, nếu như biết được các số
liệu về sản lượng khai thác của lưới hoặc một vàng câu hay một lưỡi câu.
Vì lưới rê rất phổ biến và dễ sử dụng, việc xác định độ mạnh nghề của bất cứ nghề lưới đóng ven
biển bằng phương pháp so sánh sản lượng khai thác không còn là vấn đề khó khăn. Việc xác định độ
mạnh nghề của bất cứ dạng ngư cụ nào bằng chỉ tiêu duy nhất cho phép không chỉ xác định được cường
lực nghề nói chung trong các nghề khai thác pha tạp mà còn phân biệt được chúng theo dạng đánh bắt.
Như vậy, độ mạnh nghề là đơn vị chung cho tất cả ngư cụ, khi ngư cụ đó trong một đơn vị thời
gian đánh bắt được với khối nước là 1.00.000m
3
. Đơn vị nghề được xác định như trên còn phục vụ cho
việc tính toán khác.
Lưới kéo hiện đại phổ biến nhất thường có độ mở ngang là 37,5m, độ mở đứng trung bình là
3,9m, tốc độ kéo lưới khoảng 4 hải lý/giờ (gần 2m/s). Thời gian kéo lưới llieen tục là 1 giờ (3600 giây).
Độ mạnh nghề giờ của lưới kéo sẽ là 37,5 . 3,9 . 2 . 3600 = 1.053.000 m
3
. Độ mạnh nghề của lưới kéo này
tương đương với 1 đơn vị.
Các giá trị cường lực nghề, hiệu quả nghề và cường độ khai thác của ngư cụ cũng vẫn được xác
định như trước, song có khác là các chỉ số này có cùng một đơn vị trong tất cả các dạng khai thác.
Cường lực nghề: có đơn vị đo được biểu diễn bằng tích giữa độ mạnh nghề với thời gian khai
thác là một ngày đêm. Hiểu thời gian khai thác là thời gian ngư cụ tồn tại trong trạng thái khai thác tích
cực.
Đối với các ngư cụ khác nhau, thời gian kkhai thác được xác định bằng những cách khác nhau:
- Đối với lưới kéo:
ốờ ướ


- Đối với lưới vây:
ờảđếộ ∗ốẻ



- Đối với ngư cụ trôi:…
- Đối với máy hút cá và lưới vó mạn tàu kết hợp với tác nhân lôi cuốn cá và vùng khai thác:
- Đối với các ngư cụ khác:
Đơn vị hiệu quả nghề.
Như phần trước đã xác định, hiệu quả nghề là lượng sản phẩm khai thác tính trên một đơn vị
cường lực nghề trong chu kỳ khai thác. Để thuận tiện trong việc sử dụng sau này, thứ nguyên của hiệu
hiệu quả nghề là (tấn/10
6
m
3
).
15

Nếu như sản lượng khai thác được biểu diễn là giá trị trung bình của khoảng thời gian đủ lớn, thì
đơn vị đo hiệu quả nghề đối với một lớp hay một nhóm ngư cụ sẽ tích lũy tất cả đặc tính đánh bắt, trừ tập
tính cá, tổ chức, kỹ thuật khai thác và chiến lược nghề. Đơn vị mới của hiệu quả nghề không liên quan
đến nguyên lý đánh bắt (sản lượng tính trên một đơn vị thời gian; sản lượng tính trên một đơn vị tải trọng
tàu v.v…, được tính đồng thời cả hiệu quả đánh bắt và mức độ hoàn chỉnh ngư cụ. Khi trình độ kỹ thuật
khai thác thủy sản không đổi, độ mạnh nghề sẽ không thay đổi và hiệu quả nghề xác định trên cơ sở
những số liệu thực tế của nghề sau một chu kỳ thời gian dài, nên nó chính xác hơn cá số liệu khác được
xác định bằng phương pháp lý thuyết xuất phát từ các giả thuyết về trạng thái tập tính đối tượng khai thác.
Khi thay đổi (cải tiến) cấu trúc ngư cụ hoặc công nghệ khai thác, nếu độ mạnh ngư cụ không thay
đổi, thì có thể dựa vào hiệu quả trung bình sau khoảng thời gian đủ lớn để phán đoán hiệu quả của ngư cụ
cải tiến.
Xuất phát từ cường lực nghề và hiệu quả nghề, với độ chính xác đủ cho phép trong thực tế khai
thác thủy sản có thể xác định được cường độ nghề (cường độ khai thác). Cho tới nay, khái niệm về thông
số cường độ khai thác là chưa rõ ràng. Một quan điểm cho rằng nó là tỷ số giữa diện tích khai thác và
diện tích thủy vực khai thác (cường độ khai thác hình học). Lại có quan điểm cho rằng cường độ khai thác

là số tàu, ngư cụ tham gia khai thác v.v… Sự không thống nhất cách thị cường độ khai thác làm khó khăn
trong việc phân tích khả năng của nghề đến trữ lượng nguồn lợi và giải quyết nhiều vấn đề về điều khiển
việc đánh bắt cá.
Với hệ thống đơn vị đã trình bày trên, có thể hiểu cường độ khai thác là tỷ số giữa khối nước khai
thác và khối nước chung trong phạm vi cho phép khai thác và có đối tượng khai thác. Như thế, cường độ
khai thác là đại lượng không thứ nguyên.
Với một đối tượng nào đó, cường độ nghề có thể đạt tới giá trị đủ lớn, song phạm vi khai thác
được giới hạn rõ ràng, cả hai đại lượng có thể so sánh với nhau. Như thế, việc xác định cường độ khai
thác không còn là khó khăn nữa. Ở những chỗ nghề khai thác ít phát triển, phạm vi khai thác không rõ
hoặc quá lớn thì phương pháp trên khó xác định cường độ khai thác thực. Để có khái niệm gần đúng về
cường độ khai thác trong những vùng đó, có thể sử dụng chỉ số là tích giữa cường lực nghề với hệ số hiệu
quả đánh bắt. Nếu như có hệ số hiệu quả đánh bắt chưa biết và không xác định được, thì cường độ khai
thác có thể đặc trưng bằng tích giữa cường lực nghề với hiệu quả nghề, đó là những đại lượng có thể xác
định được. Dễ dàng có thể thấy rằng tích số này được biểu diễn theo đơn vị trọng lượng, nghĩa là không
có đại lượng nào khác ngoài sản lượng khai thác. Để đặc trưng cho cường độ khai thác của một đối tượng
nào đó sống phân tán trong thủy vực có thể áp dụng phương pháp so sánh sản lượng thực tế với sản lượng
khai thác hợp lý (cho phép khai thác) của thủy vực, nếu như đại lượng này đã biết hoặc có thể xác định
được. Trong trường hợp này, cường độ khai thác là đại lượng không thứ nguyên.
Trong tương lai, theo mức độ phát triển của nghề khai thác cá, phải hướng tới việc biểu thị cường
độ khai thác được xác định bằng chỉ một giá trị, là cường độ khai thác thực, là tỷ số giữa khối nước khai
thác với khối nước chung của phạm vi có thể khai thác được.
Khi chuyển từ chỉ số nghề (độ mạnh, cường lực, hiệu quả, cường độ) của từng ngư cụ riêng biệt
sang chỉ số làm việc tổng cộng của các tàu khai thác và của hạm đội, đơn vị đo biểu diển như trên là quá
nhỏ. Vì vậy, xuất phát từ đơn vị đo độ mạnh nghề, bằng 10
6
, đưa ra đơn vị đo tương ứng tăng lên gấp 10,
100, 1000 tàu lớn hơn. Khi đó, hệ thống đo bằng chỉ số mới được biểu diễn trong bảng 4.
Với cách lựa chọn đơn vị đo như bảng 4, việc đánh giá chung độ mạnh nghề trở lên đơn giản rất
nhiều. Có thể làm sáng tỏ nhận xét trên bằng ví dụ sau (bảng 5). Những số liệu trong bảng 5 là của hạm
tàu lưới kéo “sevruba” Liên xô cũ khai thác cá trên vùng biển Baren, có cường lực nghề là 519,1 PU và

sản lượng khai thác trong năm 1968 là 796580 T cá.
16

Hiệu quả nghề, nghĩa là sản lượng khai thác trên một đơn vị cường lực nghề là: hay cứ mỗi
kilomet khối nước của vùng biển Baren thu được 1557,6 T cá.
Diện tích chung của biển Baren gần bằng 1408000 km
2
. Diện tích vùng khai thác theo kế hoạch là
155631,0 km
2
, trong đó vùng trung tâm là 208433,8 km
2
, vùng phía tây là 170147,9 km
2
, vùng ven bờ
Na-Uy là 91705,3 km
2
, vùng đông bắc – 200468,5 km
2
. Diện tích vùng đánh bắt chính theo kế hoạch:
- Vùng I - 242670,6 km
2



- Vùng IIB - 139894,2 km
2

Theo số liệu điều tra nguồn lợi, phân bố chiều cao cách đáy của cá tầng đáy vùng biển Baren tới
100m. Tuy nhiên, có thể cho rằng, vùng có thể khai thác đối tượng cá đáy thuộc tính như sau:

Khu vực chung toàn biển Baren là:
1408 000 km
2
* 0,01 km = 14080 km
2

Vùng khai thác theo kế hoạch:
- Vùng I: 242 607,6 km
2
* 0,01 km = 2426,1 km
3

- Vùng IIB: 139 984,2 km
2
* 0,01 km = 1399,8km
3

Từ đây, cường độ khai thác năm 1968 là:
Tại vùng I:
Tại vùng IIB:
Như vậy, hạm tàu lưới kéo của Liên xô đánh ở vùng I thuộc biển Baren đã khai thác được 14%
phạm vi vùng nước có đối tượng cá đáy sống và 12% tại vùng IIB.
Nếu như đội tàu của một địa phương nào đó đánh bắt ở các biển khác nhau, có số liệu về cường
độ mạnh nghề, cường lực nghề chi phí cho các tàu khai thác tại các biển khác, thì cường độ khai thác
chung của nghề sẽ bằng tổng cộng của tất cả các biển đó.
Nếu như nghề không đồng loại thì việc đánh bắt chung và từng loại nghề riêng cần phải biết được
số liệu về độ mạnh nghề, số lượng ngư cụ, số lượng ngày đêm khai thác và sản lượng khai thác.
Trong quản lý, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất, đề ra chiến lược phát triển nghề khai thác cá công
nghiệp và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần thiết phải thiết lập hồ sơ nghề cá theo phương pháp đã chỉ ở trên
(dành cho khai thác công nghiệp) hoặc có tên gọi trực tiếp. Ví dụ, lưới đăng - 7.2MPM, được hiểu ngay là

lưới đăng khai thác liên tục 1 ngày đêm được một khối nước là 7,2.10
6
m
3
.
Đối với các ngư cụ dạng kéo, việc lấy số liệu dễ dàng trong 1 giờ kéo lưới, sau đó tính lại trong 1
ngày đêm. Đối với cá loại lưới vây, rê trôi và cá loại ngư cụ sử dụng các tác nhân lôi cuốn cá vào vùng
đánh bắt, cần phải tính thời gian ngư cụ tác động tích cực tính theo giờ, được ghi trong nhật ký sản xuất.
Khi tổng số giờ đánh bắt tới 24 giờ, thời gian khai thác được tính bằng ngày đêm.
Để tính gần đúng thời gian khai thác của một ngư cụ nào đó, có thể sử dụng tích số giữa thời gian
trung bình của tác động tích cực ngư cụ trong chu kỳ khai thác với số chu kỳ. Trường hợp thứ nhất, chỉ
cần lựa chọn đầy đủ thông tin về số giờ khai thác, còn trường hợp thứ hai – về thời gian trung bình đánh
17

bắt của chu kỳ khai thác trong 1 giờ và số chu kỳ. Đối với ngư cụ cố định, cần phải tính toán số ngày đêm
ngư cụ được đặt trong tình trạng làm việc, còn đối với các ngư cụ khác là thời gian hoạt động đánh bắt
tích cực trong một ngày đêm.
Đối với tất cả các ngư cụ, sản lượng khai thác phải được biểu diễn theo loại cá tính theo tấn trong
thời gian và địa điểm khai thác tương ứng.
Để giảm bớt khó khăn trong việc thu thập các số liệu cần thiết, trên tàu người ta lắp đặt các máy
móc tự động ghi lại cá thông số sau: Số giờ kéo lưới, thời gian hoạt động tích cực của lưới vây, thời gian
và khoảng trôi lưới (tàu), thời gian tác động tích cực của các tác nhân lôi cuốn cá (ánh sáng, điện v.v…).
5. Lý thuyết cường độ khai thác hợp lý
Trong lý thuyết khai thác cá, cường độ nghề cho tới nay mới chỉ phân tích trên quan điểm thiết
lập sự cân bằng giữa trữ lượng nguồn lợi và sản lượng khai thác, nghĩa là mới chỉ sơ thảo những vấn đề lý
thuyết về sản lượng khai thác. Cường độ khai thác trong lý thuyết chỉ chú trọng đến việc phân tích mức
độ khai thác trữ lượng nguồn lợi hoặc xác định số lượng bằng phương pháp gián tiếp. Nói cách khác,
người ta nghiên cứu không phải là cường độ chính bản thân nó, mà chỉ là ảnh hưởng của nó đến cường độ
khai thác được.
Thực chất việc nghiên cứu cường độ khai thác là làm sáng tỏ quan hệ tương hỗ số lượng và chất

lượng hoạt động của ngư dân (bị mất 4 trang, từ trang 25 ÷28)
CHƯƠNG 2
TÍNH CHỌN LỌC TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN
1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu chọn lọc trong khai thác thủy sản.
Khai thác thủy sản là quá trình lựa chọn (chọn lọc), nghĩa là chỉ lấy một phần đã được xác định từ
nguồn lợi thủy sản thiên nhiên. Tính chọn lọc trong khai thác thủy sản được thể hiện như là việc tuyển
chọn cá và một loại đặc thủy sản khác theo một dạng xác định trong nguồn lợi khai thác có nhiều dạng
khác nhau. Nó phụ thuộc vào hai yếu tố: Đặc trưng sinh học – nghề cá của đối tượng đánh bắt và khả
năng chọn lọc của nghề. Trong bất cứ nghề khai thác nào, tính chọn lọc khai thác thủy sản là kết quả
tương hỗ của hai yếu tố trên.
Liên quan đến đặc trưng sinh học – nghề phải kể đến vùng phân bố của đối tượng theo đàn cá
khác nhau và chu kỳ sống của chúng; sự di cư; thời kỳ tạo đàn và thời kỳ tan đàn; mức độ tổn thất do quá
trình đánh bắt; Phương thức hình thành phản ứng của đối tượng khai thác do tác động của tự nhiên và con
người.
Phương thức chọn lọc trong khai thác thủy sản được chia thành chọn lọc do đặc điểm nghề và
chọn lọc do tác động chọn lọc của ngư cụ được sử dụng để khai thác.
Đặc điểm nghề quyết định đến tính chọn lọc liên quan đến các dạng đánh bắt và phương thức áp
dụng chúng; bố trí ngư cụ theo thời gian và không gian; mức độ sử dụng để tìm kiếm và tập trung cá. Đặc
trưng sinh học – nghề của đối tượng đánh bắt và đặc điểm nghề thuộc về chọn lọc “ngoại biên”, nhằm
tuyển chọn những đặc điểm riêng biệt như hình dáng, nhóm và đàn để đánh bắt. Sự tuyển chọn đó gọi là
chọn lọc nghề hoặc là chọn lọc đánh bắt. Nếu nói đúng thực chất, tính chọn lọc của ngư cụ khai thác cá
cũng có thể đưa vào trong cùng một khái niệm chung với tính chọn lọc nghề. Tuy nhiên, về thực chất, đó
là những quá trình khác nhau. Nếu như tính chọn lọc biểu diễn tính quy luật của việc tuyển chọn đối
18

tượng đánh bắt, thì ta phải hiểu tính chọn lọc của ngư cụ là sự tuyển chọn đặc điểm có phân biệt từ trong
số các đặc điểm chung đã được bao trong ngư cụ khai thác. Vì vậy, sự khác nhau của tính chọn lọc nghề
với tính chọn lọc ngư cụ đôi khi người ta gọi là tính chọn lọc “nội biên”. Hai dạng chọn lọc này khác
nhau về nguyên tắc cả về phương pháp xác định lẫn cơ sở lý thuyết phản ánh bản chất hiện tượng.
Tính chọn lọc của cùng một nghề được hình thành từ tính chọn lọc của các phương pháp khai

thác được sử dụng.
Hiểu biết chọn lọc khai thác đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề khoa học
và thực tiễn vè quản lý nghề khai thác cá nói chung. Mức độ và dạng chọn lọc nghề khai thác thủy sản
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nguồn lợi và trong độc lực học số lượng đàn.
Nếu như, ví dụ, một đối tượng khai thác nào đó được người đánh cá thích khai thác do chất lượng
sản phẩm và giá thành cao v.v… thì họ sẽ tập trung quá mức cần thiết phương tiện nghề để khai thác, do
đó sẽ dẫn đến sự phá hoại nguồn lợi. Nhưng khi người ta sử dụng một nghề nào đó mà chỉ khai thác một
cỡ cá thuộc thời kỳ trưởng thành già nhất thì có thể dẫn đến quần thể đàn non có mật độ cao đến nỗi làm
cản trở sự tồn tại và phát triển của quần thể. Khi sử dụng một nghề gây tổn thương ở mức độ cao cho đối
tượng đánh bắt trong độ tuổi còn non hoặc trong một giai đoạn xác định nào đó của chu kỳ sống, cũng
dẫn tới sự hủy diệt không tỷ lệ với thành phần tương ứng của đàn.
Một nghề khai thác một bộ phận tiềm năng nguồn lợi với các yếu tố chọn lọc mong muốn sẽ tạo
điều kiện cho việc sản sinh ra một bộ phận nguồn lợi khác có các yếu tố không mong muốn.
Như vậy, hàng năm khi thực hiện khai thác tại một khu vực nào đó trong một thời gian nhất định,
con người có thể thu được từ tiềm năng nguồn lợi một bộ phận (theo hình dạng, vùng khai thác, độ tuổi,
v.v…). Khi phạm vi nghề đủ lớn, khả năng phục hồi nguồn lợi hàng năm sẽ tạo điều kiện cho việc sử
dụng hợp lý hay không hợp lý nguồn lợi khai thác.
Việc đánh giá ảnh hưởng của khai thác thủy sản đến tiềm năng nguồn lợi trong thời kỳ dài là chủ
đề của những cuộc cãi vã. Sau này nhờ việc nghiên cứu tính chọn lọc trong khai thác thủy sản đã nhận
được lời giải thích rõ ràng. Nhờ những nghiên cứu này cho phép đưa ra và thực hiện những biện pháp cụ
thể để điều hành hợp lý nghề, so sánh hiệu quả giữa các phương pháp khai thác và ngư cụ khác nhau.
Bằng những kết quả thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã có khả năng nhận thức được và kiểm tra mối
quan hệ tương hỗ giữa tiềm năng nguồn lời và nghề khai thác thủy sản.
Như vậy, tính chọn lọc trong khai thác thủy sản là nền tảng khoa học của ngành kinh tế nghề cá
hợp lý, đảm bảo sự thay đổi cần thiết thành phần của đàn cá khai thác (về loài, kích cỡ, độ béo, vùng khai
thác, độ tuổi…) và sản phẩm khai thác được có chất lượng tốt nhất.
2. Tính chọn lọc trong khai thác thủy sản do đặc điểm sinh học – nghề của đối tượng đánh
bắt
Mỗi loài cá đều có tổ chức cơ thể, tập tính sống khác nhau phù hợp với điều kiện sống của môi
trường bên ngoài. Đặc điểm của đối tượng đánh bắt quyết định đặc điểm của nghề khai thác thủy sản,

nghĩa là tạo thành tính chọn lọc của nghề. Đến ngày nay, rất nhiều kinh nghiêm đánh bắt cá của ngư dân
được kế thừa và phát triển vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khai thác thủy sản và ngư loại tổng kết và
nâng cao. Trong số đó vẫn chưa thiết lập được sự ảnh hưởng các đặc tính sinh học – nghề của đối tượng
đánh bắt.
Những người đánh cá biết rất rõ rằng việc tập trung đánh bắt cá loài cá khác nhau, thậm chí chỉ
một loài nhưng ở thời kỳ khác nhau của vòng đời sẽ có những khó khăn khác nhau.
Marty, 1961 đã chỉ rằng, một số đặc tính sinh học của cá được hình thành như là một phương
thức tự vệ trong cuộc đâu tranh để tồn tại trong thiên nhiên dưới sự tác độngngày càng mạnh của môi
trường và hoạt động khai thác thủy sản. Tuy nhiên, nhiều loài cũng vẫn bị giảm thiểu nghiêm trọng thậm
19

chí bị hủy diệt trước sức ép của sự tăng cường khai thác. Bảng 4 chỉ cho biết những biểu hiện trực quán là
những đặc tính sinh học – nghề của cá và ý nghĩa của chúng trong điều kiện sống của cá và hoạt động
nghề.
Liệt kê những đặc tính sinh học – nghề của cá có thể mở rộng thêm nữa và mỗi đặc tính của cá có
thể mang ý nghĩa tích cực trong việc sống sót và trong việc khai thác chúng.
Như trình bày trên, sự lựa chọn của nghề khai thác theo đặc tính của cá được xác định bởi các yếu
tố sau: cấu trúc và hình dạng của cơ thể cá, tập tính cá trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau và trong
giai đoạn trong chu kỳ sống khác nhau, sự phân bố cá trong không gian và theo thời gian.
Dạng chọn lọc trong khai thác thủy sản có liên quan chính đến yếu tố đàu tiên. Nếu như do cấu
tạo cơ thể và hình dạng làm tăng khả năng khai thác của ngư cụ, thì những loaijd như thế bị khai thác với
mức độ lớn và thường không có số lượng nhiều trong thủy vực khai thác. Ngược lại, những loài cá có cấu
tạo cơ thể và hình dạng làm giảm khả năng khai thác của ngư cụ thì tính chọn lọc ngư cụ thấp. Để khai
thác những loài cá như thế phải tiến hành phương pháp khai thác đặc biệt, không phải dựa trên việc giữ cá
cơ học, mà lợi dụng những thói quen và những đặc điểm khác của cá để tạo ra những ngư cụ đánh bắt
chúng.
Tính chọn lọc nghề theo loài có thể tiến hành phân tích thành phần loài của sản phẩm khai thác
của các loại ngư cụ đóng, lọc và những ngư cụ khác. Ví dụ cụ thể, trong vùng khai thác Hạ - Azov và biển
Caspien có một số nghề cùng khai thác. Kết quả khỏa sát lượng đánh bắt đồng thời năm 1967 theo loài
được biểu diễn trên bảng 5.

Tỷ trọng các loài cá khai thác bằng các ngư cụ khác nhau của các năm sau đó cũng đạt áng chừng
như thế. Khi đó tỷ trọng loài cá khai thác của cùng một loại ngư cụ được xác định không chỉ vào trữ
lượng nguồn lợi mà phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm sinh học – khai thác của loài cá đó.
Yếu tố thứ hai – Trạng thái cá, cũng ảnh hưởng lớn đến tính chọn lọc loài của ngư cụ, được thể
hiện bằng khả năng chọn lọc kích cỡ cá của quá trình khai thác, cũng như việc chọn lọc cá khai thác theo
vùng, thời kỳ vỗ béo, v.v…
Theo cơ chế sinh học, tập tính của cá là một trong những thích nghi đảm bảo tồn tại loài trong
điều kiện xác định, nghĩa là giữ cho số lượng chủng quần loài ở mức độ nào đó.
Trong khai thác cá hiện đại có hai phương thức sử dụng đặc tính loài trong lĩnh vực tập tính cá để
khai thác. Phương thức thứ nhất, lợi dụng phản xạ tập tính ba chiều của cá để không cản trở đến đàn cá
khai thác nhất định theo xu thế thông thường tự nhiên của chúng. Trường hợp hiếm, khi có cơ sở đầy đủ,
người ta mới buộc cá đi ngược với thói quen thông thường của chúng. Ngư cụ cần được chế tạo như thế
nào để chuyển động ba chiều của cá đều có khả năng khai thác tốt nhất. Muốn thế trước tiên phải hiểu rõ
tập tính cá và những phản xạ tương ứng của chúng trong những điều kiện khác nhau. Phương thức thứ hai
ngược lại với phương thức thứ nhất. Nó dựa trên việc sử dụng hiện tượng của tính tương đối thích nghi.
Như đã biết, mỗi sự thích nghi của cá chỉ được thực hiện trong một điều kiện nhất định. Điều này có
nghĩa là trong thời gian khai thác cá cần phải đặt trong những điều kiện, khi đó các phản ứng bảo vệ của
cá bị ngừng trệ hoặc buông lỏng để có thể dễ dàng phát hiện ra chúng.
Tập tính cá là một trong những biểu hiện thích nghi ổn định nhất, nó cho phép mỗi loài cá tồn tại
trong những điều kiện thay đổi nhanh của môi trường. Đặc biệt, tính dễ thay đổi kích thước, hình dáng,
cấu trúc cơ thể, tính linh động cao là một trong những đặc điểm cơ bản nhất của đàn cá. Cá, đặc biệt là cá
di đàn, có thuộc tính dễ bắt chước. Ví dụ, một bộ phận của cá phát hiện ra mối nguy hiểm và có phản ứng
trước, khi đó các cá thể còn lại trong đàn sẽ bắt chước phản ứng theo. Kết quả cả đàn cá có thể sẽ tránh
được khả năng đánh bắt của ngư cụ, hoặc ngược lại tăng thêm khả năng đánh bắt chúng. Người ta phát
hiện ở đàn cá (quy mô đàn không quá nhỏ) bắt đầu chuyển động và thay đổi hướng chuyển động của
20

mình chỉ khi “đội quân tiên phong” đủ lớn về số lượng có hành động làm gương. Số lượng đó lần lượt
phụ thuộc vào ý nghĩa của tín hiệu hành động, phụ thuộc cơ bản vào cường độ chuyển động của cá đps
hoặc thông tin truyền đi bằng cách nào đó. Nói chung, các loài cá khác nhau sẽ có những phản ứng khác

nhau trên tiếng động, ánh sáng, dòng điện và những tác nhân khác. Điều đó có nghĩa cơ bản trong việc
bảo tồn cuộc sống của cá và trong thực tế, con người lợi dụng chúng để đánh bắt cá chọn lọc theo loài
mong muốn.
Những đặc điểm quan trọng của tập tính cá đều liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh cao cấp.
Theo những kết quả nghiên cứu (Radak và Tresev, 1964), với cá, các tế bào thị giác có khả năng tạo ra
phản xạ tự vệ. Những phản xạ như thế đủ lớn sẽ xuất hiện các tác nhân hưng phấn tác động trực tiếp lên
cá. Các kết quả thí nghiệm của Nikolaev cho biết, cá tạo ra những phản xạ có điều kiện tương đối nhanh
đối với nghề câu. Ở những cá khác nhau, tốc độ tạo thành và độ bền vững những phản xạ có điều kiện sẽ
khác nhau. Vấn đề về phản xạ tự vệ của cá đối với ngư cụ là lưới phức tạp hơn, nhưng một số nhà nghiên
cứu cho rằng, những phản xạ đó cũng có trên cá (Golentreko, 1955).
Hiện tượng mất hướng của cá khi đồng thời bị một số tác nhân kích thích có liên quan đến hệ
thần kinh cấp cao của cá. Khi đó cá rơi vào trạng thái ngây ngất làm cho người ta có thể đánh bắt chúng
dễ dàng. Sự mất hướng và mất khả năng phản ứng trước nguy hiểm trong thực tế được lợi dụng rộng rãi
để đánh bắt các loài cá khác nhau (lưới kéo với dòng điện, lưới vây kết hợp ánh sáng).
Cuối cùng là người ta đã sử dụng rộng rãi trong nghề cá những tác nhân để lôi cuốn cá như mồi
giả, mùi, âm thanh, ánh sáng, dòng điện, v.v… Sử dụng những loại tác nhân như thế sẽ có khả năng
không hạn chế việc đánh bắt chọn lọc theo loài, độ tuổi của cá.
Ngày nay, những kinh nghiệm tích lũy không ngừng của ngư dân và tri thức của các nhà khoa học
về việc lôi cuốn cá vào vùng tác dụng đánh bắt không phải lúc nào cũng được sử dụng hợp lí. Tuy vậy,
trong thực tế việc áp dụng các phương thức kích thích cá khác nhau sẽ cho khả năng đánh bắt chọn lọc
theo khuynh hướng bất kỳ.
Bằng những số liệu khảo sát đã chỉ rằng, phản ứng của cá sẽ khác nhau khi có một trong những
tác nhân kích thích lên những đàn khác nhau và tính chọn lọc của nghề khi sử dụng những phương thứ đó
cũng khác nhau. Vì vậy nghiên cứu tính quy luật của tập tính cá, đặc biệt với tác động của cá tác nhân
khác nhau có ý nghĩa quan trọng trong nghề khai thác cá. Tính chọn lọc trong khai thác phụ thuộc nhiều
vào cảm quan của cá, nghĩa là phụ thuộc vào cái mà cá nhìn thấy, phân biệt được màu sắc, nghe thấy, cảm
thụ được mùi, dòng chảy, áp lực và nói chung phụ thuộc vào ngưỡng nhạy cảm đối với loại tác nhân khác
nhau của các đối tượng khai thác khác nhau theo từng thời điểm, theo chu kỳ khác nhau.
Tính chọn lọc do đặc điểm cấu trúc cơ thể cá (hình dạng, cấu tạo) và tính chọn lọc do tập tính cá
có thể dặc trưng bằng số theo thành phần của sản lượng khai thác theo những thời gian khác nhau (loài,

giống, cỡ tuổi).
Như là một ví dụ điển hình, ta phân tích tính chọn lọc theo loài của cá trích đánh bắt trên biển
Caspien có kết hợp ánh sáng. Trên hình 5 biểu diễn động học của sản phẩm khai thác khi tiến hành phản
ứng dương của cá đối với ánh sáng đặt trong nước. Nếu tính chọn lọc của nghề đặc trưng bằng tỷ lệ của
mỗi loài trong sản lượng khai thác chung của nghề, thì như biểu diễn trên hình 5, tính chọn lọc nghề cá
trích của vùng biển Caspien trong thời kỳ từ 1955 đến năm 1965 tăng lên hơn 3 lần. Như vậy, có thể biểu
diễn tính chọn lọc của nghề khai thác hiện đại dựa trên việc lợi dụng đặc điểm tập tính cá bằng cách biểu
diễn trực tiếp từ số liệu sản lượng khai thác.
Sự phân bố cá một cách liên tục có liên quan đến sự di cư của cá. Nhưng sự di cư của cá là sự
thích nghi quan trọng nhất để tồn tại và mở rộng vùng phân bố sống. Tồn tại theo hai kiểu di cư cơ bản:
Di cư ngang và di cư thẳng đứng. Ngày nay với các thiết bị thăm dò đàn cá hiện đại như các máy dò thủy
21

âm, vệ tinh thăm dò toàn cầu và các phương tiện khác đã cung cấp nhiều số liệu thực tế về sự phân bố và
di chuyển đàn cá khai thác theo những thời kỳ khác nhau. Bằng cách tổng hợp các dự báo về nguồn lợi
cũng như bằng phương pháp đánh dấu cá và phân tích kết quả hoạt động nghề có thể khẳng định rằng,
phần lớn các trường hợp sự di cư của cá có đặc trưng điều hòa mặc dù những nguyên nhân và đặc điểm
của các nhóm di truyền và sinh thái khác nhau sâu sắc.
Hình thức di cư ngang của cá (vỗ béo, trú đông, đi đẻ) rất đa dạng, ở những loài cá đó rất khác
nhau về sinh thái, khác nhau về phát triển cơ thể. Tính đặc thù của các dạng di cư của cá được giải thích
một cách lý thuyết bởi chức năng thích nghi khác nhau của cá có liên quan đến sự suy giảm và vượt trội
của biển, do sự thay đổi các yếu tố khí hậu và nói chung sự thay đổi các điều kiện môi trường sống xảy ra
trong quá trình hình thành lịch sử của chúng.
Nghiên cứu nguyên nhân và quỹ đạo di cư của đàn cá cho phép hiểu được tính quy luật sự bố trí
đàn theo không gian và thời gian, từ đó có thể phân bố lại cơ cấu nghề để khai thác có hiệu quả.
Từ kết quả quan sát nhiều năm và các phương pháp khác để điều tra nguồn lợi có thể xây dựng
được bản đồ nguồn lọi. Ví dụ như bản đồ phân bố cá biểu diễn trên hình 6.
Từ bản đồ phân bố cá (hình 6), có thể xây dựng quan hệ giữa phân bố cá theo các phương pháp
khác nhau. Muốn thế, trên mạng những đường thẳng dọc ngang và đặt tỷ lệ trên một trục là mật độ tập
trung đàn, còn trục kia là khoảng cách, ta nhận được đồ thị phân bố cá theo không gian (hình 7). Có thể

xây dựng đồ thị tương tự cho quan hệ phân bố đàn cá theo thời gian từ các số liệu sản lượng thep tháng và
mùa, các số liệu này các tàu khai thác bắt buộc phải thực hiện theo mẫu quy định.
Như vậy, có thể khẳng định rằng ảnh hưởng của những đặc điểm sinh học – nghề của các đến tính
chọn lọc quá trình đánh bắt chúng là rất lớn. Sự ảnh hưởng đó có thể sẽ lớn hơn nếu như những người
đánh cá sử dụng hợp lí những đặc điểm đó để khai thác chọn lọc một cách khoa học.
3. Chọn lọc khai thác thủy sản do đặc điểm nghề
Biết rằng, những loại nghề khác nhau được sử dụng để đánh bắt các đối tượng khác nhau.Một số
người nghĩ rằng, những đặc điểm của các phương thức khai thác sẽ đảm bảo cho hoạt động chọn lọc các
đối tượng đánh bắt. Khi phân tích kỹ các vấn đề này lại thấy rằng, những đặc điểm của phương thức đánh
bắt được xác định bởi hai yếu tố như: Cấu trúc ngư cụ và phương pháp sử dụng chúng.
Cấu trúc ngư cụ ảnh hưởng chính đến đặc tính và trị số của chọn lọc (trong chương trình sau sẽ
phân tích rõ vấn đề này). Tính chọn lọc trong đánh bắt (chọn lọc ngoài) liên quan trước tiên đến phương
thức sử dụng ngư cụ. Khi đó ảnh hưởng của cấu trúc chỉ có ý nghĩa thứ yếu. Ví dụ như, một lưới kéo nào
đó hoạt động ở tầng mặt thì chỉ đánh bắt được đối tượng là cá nổi, nếu nó hoạt động ở tầng đáy, thì đối
tượng lại là cá đáy.
Như vậy, tính chọn lọc của phương pháp khác nhau cần được xác định theo mức độ linh hoạt
(tính tích cực) của phương thức khai thác đại diện cho nghề đó để khai thác một đối tượng nhất định.
Người ta chia phương thức đánh bắt thành hai loại: đánh bắt chủ động và đánh bắt bị động.
Những loại nghề đánh bắt chủ động phải kể đến lưới kéo, lưới vây, lưới rê và các loại hình đánh
bắt khác, khi thực hiện đánh bắt phải dựa trên tàu khai thác. Những loại nghề đánh bắt bị động như lưới
đăng, rê cố định, lưới đáy, câu tay và các nghề khác đặt cố định trên đường đi của cá.
Khi phân chia các phương thức đánh bắt như thế, tính chọn lọc của một phương thức nào đó trong
nhóm chủ động được quyết định theo khả năng di chuyển của chúng theo không gian và thời gian. Tính
chọn lọc của phương thức khai thác chủ động phụ thuộc rất ít vào sự di chuyển của cá. Trái ngược với
phương thức khai thác chủ động, tính chọn lọc của phương thức khai thác bị động quyết định chủ yếu vào
sự di chuyển của cá là đối tượng khai thác. Trong nhiều trường hợp, phương thức đánh bắt bị động dựa
trên nguyên tắc cá tiến đến gần vùng tác dụng đánh bắt lại trở thành loại đánh bắt chủ động, nếu như vùng
22

tác dụng của ngư cụ có tác nhân lôi cuốn cá hoặc là khu vực đó là khu vực thích lưu trú của cá. Ngoài ra,

ở các ngư cụ cố định sử dụng kỹ thuật thích ứng nào đó, có thể di chuyển tới chỗ tập trung cao nhất của
cá (ví dụ như lưới rê – vây kết hợp ánh sáng). Như vậy, việc phân chia ra phương thức đánh bắt chủ động
và bị động chỉ là sự phân chia có điều kiện. Chúng ta chỉ lợi dụng sự phân chia trên để thấy rõ sự khác
biệt trong nguyên tắc chọn lọc do nghề tạo ra.
Trong nghề khai thác cá có chọn lọc, đặc biệt nếu nó được xây dựng trên cơ sở khoa học, cần sử
dụng một cách không khéo cả khả năng di chuyển ngư cụ lẫn kiến thức về sự di chuyển của cá là đối
tượng đánh bắt. Khi đó, sự phân bố cá là yếu tố hàng đầu, còn sự di chuyển ngư cụ là thứ yếu. Vì thế việc
lựa chọn phương thức đánh bắt nào đó sẽ định ra tính chọn lọc của nghề tương lai. Việc lựa chọn phương
thức khai thác có chọn lọc trước tiên là do tính kinh tế. Khi lựa chọn phương thức đánh bắt (loại nghề)
nào đó, cần phải sử dụng khả năng chọn lọc của nghề để làm thay đổi có mục đích thành phần loài và độ
tuổi của cá khai thác trong trong khu hệ cá của thủy vực khai thác. Từ thực tế đánh bắt cá bằng các
phương thức khác nhau chỉ ra rằng, nhiều thủy vực, đặc biệt trong vùng nội thủy, người ta đã khai thác
nhiều loài cá hàng hóa là cá nhỏ. Trong sự vươn tới để khai thác các loài cá có giá trị lớn hơn, người đánh
cá đôi khi quên đi thủy vực trong tương lai những loại cá có giá trị bị hủy diệt do khai thác quá mức. Việc
khai thác chọn lọc quá mức một loài cá kinh tế nào đó sẽ tạo ra sự phát triển thuận lợi của các loài cá phi
kinh tế khác trong thủy vực đó. Vì thế, để đạt được khả năng khai thác tối đa trong thủy vực, cần phải sử
dụng nghề hợp lý, đảm bảo khai thác chủng quần trong thủy vực đó theo một tỷ lệ khoa học. Khi chọn
một nghề phù hợp để khai thác không chỉ chú trọng đến tính hiệu quả việc khai thác đối tượng kinh tế mà
cần phải hiểu sâu sắc phương pháp hạn chế phát triển các đối tượng phi kinh tế trong thủy vực đó. Với
mục đích duy trì tỷ lệ tự nhiên hợp lý giữa các loài cá khai thác kinh tế và những loài cá không kinh tế.
Với mục đích này, cần phải định ra được sản lượng khai thác có tỷ lệ hợp lý giữa đối tượng cá khai thác
và phi khai thác. Đó là cách khai thác có chọn lọc tích cực nhất.
Hiện nay, người ta chú trọng đến tính chọn lọc trong khai thác theo độ tuổi cá khai thác. Đây là
việc làm có ý nghĩa to lớn để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Chọn lọc theo độ tuổi cá khai thác
được tiến hành với mọi đối tượng khai thác và trên mọi vùng khai thác.
Tính chọn lọc trong khai thác và chọn lọc do ngư cụ sẽ đóng vai trò quan trọng và chiếm sự chú ý
lớn trong tổ chức khai thác thủy sản có trách nhiệm hiện nay.
Trong tự nhiên, người ta nhận thấy rằng, cần có một tỷ lệ xác định nào đó theo giống trong quần
thể cá khai thác để có thể tạo ra được số giống dư thừa. Trong trường hợp đó, người ta lợi dụng sự phân
hóa, tập tính, hình thái của giống cá khác nhau để đánh bắt một giống cá nào đó với cường độ lớn. Nếu sự

khai thác trên là không điều khiển được, sẽ tạo ra một số lượng cá khai thác không cân bằng theo giống,
cũng gây ra sự nhân giống không bình thường. Trong trường hợp này, có thể sửa chữa lại sai lầm trên
bằng cách thay đổi kịp thời cách chọn lọc trong khai thác và ngư cụ. Lấy ví dụ điển hình về vấn đề này là
quá trình khai thác cá hồi vùng Alasca. Khi đó ở vùng này với loài cá hồi đang thừa cá cái trong tỷ lệ
nhân giống hợp lý, cần khai thác nhiều hơn đối tượng cá hồi trong quần thể. Sau khi nghiên cứu đặc điểm
về hình thể cá cái trong đàn cá hồi đang khai thác, người ta tìm được kích thước cần điều chỉnh của mắt
lưới rê đang đánh bắt chúng và kết quả thu được như mong muốn, tỷ lệ cá cái, đực trong quần thể đàn cá
khai thác trở thành hợp lý. Như vậy, đối tượng và phương thức đánh bắt có quan hệ tương hỗ với nhau.
Để đánh bắt một đối tượng nào đó, ngư dân được quyền chọn nghề và phương thức khai thác
thích hợp. Khi đó, cần chú ý đến đặc điểm sinh học – nghề của đối tượng để xác định thời gian và địa
điểm khai thác.
Để hiểu rõ mối quan hệ giữa tính chọn lọc trong khai thác và phân bố cá theo không gian và thời
gian, ta thực hiện ví dụ sau: Giả sử rằng đường cong trên hình 7 là quan hệ giữa phân bố mật độ tập trung
23

cá theo thời gian của vùng biển sẽ tiến hành lập kế hoạch khai thác. Để thu được lượng cá lớn nhất với chi
phí nhỏ nhất cần phải phân bố độ mạnh nghề tương ứng với phân bố cá trong vùng khai thác. Sự phân bố
nghề theo đường cong phân bố cá biểu diễn trong hình 3.
Nếu như từ tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo khai thác, trên cơ sở đường cong phân bố đàn cá khai
thác theo không gian và thời gian của những loài cá, độ tuổi, độ béo v.v… xây dựng được giản đồ phân
bố nghề tương ứng với đường cong phân bố cá phù hợp với các yếu tố của cá đánh bắt thì quá trình khai
thác như thế có hướng chọn lọc tùy thuộc vào mục đích tuyển chọn ban đầu. Nếu như không quan tâm
đến sự phân bố chọn lọc của nghề, mà chỉ theo trữ lượng nguồn lợi nói chung thì quá trình khai thác cũng
vẫn xảy ra quá trình chọn lọc, nhưng tính chọn lọc không hệ thống và dễ dẫn đến sai lệch trong kết quả
khai thác nguồn lợi theo quan điểm khoa học.
Từ đây thấy rằng, một trong những đặc tính quan trọng nghề có độ chọn lọc có độ chọn lọc cần
thiết là sự phân bố nghề theo không gian (chọn lọc theo vùng lãnh thổ).
Tính chọn lọc theo vùng lãnh thổ của nghề có thể diễn giải theo ví dụ về quá trình đánh cá tuyết
đầu to tại các khu vực I; II
a

; II
b
của vùng biển Đông Bắc Đại Tây Dương. Trên hình 9 chỉ rõ số lượng
trung bình của các nhóm cá khai thác có độ tuổi khác nhau, tính trên một đơn vị cường lực nghề trong
năm khác nhau. Từ các đồ thị trên hình 9 nhận thấy, từ năm 1932, tại vùng I và vùng II
b
được thể hiện có
tính quy luật nhóm cá non có độ tuổi 5+, có sản lượng khai thác trội hơn, còn vùng II
a
cá khai thác ở độ
tuổi 9÷10+ trội hơn. Như vậy, nghề được tập trung tại hai vùng đầu I và II
b
sẽ tuyển chọn được một loại
cá, còn vùng còn lại thì hoàn toàn khác. Từ đây thấy rằng, nghề khai thác được bố trí ở một vùng nước
phụ thuộc không chỉ vào mức độ tác động có tính chọn lọc của nghề, mà còn phụ thuộc vào mức độ hiệu
quả của chính nghề đó. Vì vậy, nghiên cứu tính chọn lọc của nghề theo vùng lãnh thổ có ý nghĩa thực tiễn
và khoa học rất lớn. Tính chọn lọc nghề theo vùng lãnh thổ gây ra trước tiên do đặc điểm địa lý của phân
bố cá theo loài và độ tuổi khác nhau và sự phân bố như thế (hình 9) có thể là đủ ổn định để lập kế hoạch
phân bố nghề hợp lý theo vùng lãnh thổ và theo thời gian.
Nghiên cứu và sử dụng kiến thức phân bố cá theo vùng lãnh thổ cho phép điều chỉnh sản lượng
khai thác và cường lực nghề theo mỗi vùng và xác định được độ chọn lọc cần thiết của nghề đó.
Đặc điểm thứ hai của nghề có ảnh hưởng lớn đến tính chọn lọc trong khai thác là thời gian thực
hiện đánh bắt. Tại các thời kỳ khác nhau trong chu kỳ sống của cá, các loài cá khác nhau trong thời gian
một ngày đêm cũng có tập tính khác nhau. Vì thế kết quả đánh bắt cá nói chung và việc đánh bắt chọn lọc
các thành phần riêng biệt trong đàn cá khai thác phụ thuộc chính vào quá trình khai thác của nghề. Nếu
nghề khai thác không quanh năm, còn đối tượng khai thác có khả năng tạo đàn đi đẻ, trú đông, và các
cách tạo đàn khác, thì nghề đó sẽ có thể khai thác được từ trữ lượng.
Tập tính của cá thay đổi theo chu kỳ. Trong thời gian trú đông và trước lúc đẻ trứng, cá thường ít
vận động hơn là thời kỳ vỗ béo, khi này cá dễ bị đánh bắt bằng các nghề phù hợp. Sử dụng đặc tính này
của cá, ngư dân có thể thực hiện được việc khai thác có chọn lọc.

Tập tính của cá phụ thuộc theo thời gian. Người ta chia chọn lọc trong khai thác thành chọn lọc
theo chu kỳ, chọn lọc mùa, chọn lọc ngày đêm.
Tính chọn lọc theo chu kỳ trong khai thác cá dựa trên việc lợi dụng tập tính của đối tượng đánh
bắt theo các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống. Trong khai thác tiềm năng nguồn lợi thủy sản, từ lâu
con người đã biết sử dụng thành tựu trong nghiên cứu và sản xuất trong việc lợi dụng sự tạo đàn của cá
theo chu kỳ do chức năng sống tự nhiên của chúng. Ví dụ như phần lớn cá có tập tính tạo đàn trước khi đẻ
trứng với mật độ cao. Lợi dụng hiểu biết này, đây là thời điểm cá dễ bị khai thác nhất, người ta thường tập
trung khai thác bằng những nghề phù hợp và cho năng suất rất cao. Ngoài ra, một số loài cá còn có tập
tính di cư vào những giai đoạn nhất định của vòng đời chúng, ví dụ như cá tầm, cá mòi thường từ biển
24

ngược sông vào vùng thượng lưu để đẻ. Trường hợp này, tính chọn lọc trong đánh bắt được phân biệt do
nguyên nhân di chuyển của cá.
Cũng cần phải nhớ rằng, việc tạo đàn trước khi đẻ trứng thường liên quan đến sự phân hóa theo
giống và tuổi trước khi đẻ. Cấu trúc đàn trước khi đẻ bao gồm nhiều cỡ tuổi, sẽ được phân hóa thành dàn
đã thành thục và chưa thành thục. Tỷ lệ giống đực cái trong đàn cũng thay đổi. Cá đực thường trội hơn
trong các nhóm cá nhỏ tuổi. Điều đó có liên quan đến tuyến sinh dục của cá đực chín sớm hơn cá cái. Ví
dụ như cá bơn Platessa (L) tại biển Bắc, theo số liệu của Khefort, trong giai đoạn tạo đàn trước khi đẻ, cá
cái trội hơn (số liệu trích dẫn của Nikonski, 1965), còn trong cá đực, số lượng cá hai tuổi chiếm tới 63%,
sau đó tỷ lệ trên giảm đi ở đàn cá 5÷6 tuổi giảm xuống còn 50÷51%, còn độ tuổi 9+ tỷ lệ trên chỉ còn
13%.
Driagin (1934) cho biết, kích thước phần lớn cá trong thời kỳ chín sinh dục nhỏ hơn chừng hai
lần kích thước lớn nhất của loài. Mức tăng trưởng theo kích thước thẳng và trọng lượng (khối lượng) mỗi
loài sẽ thay đổi tương ứng theo sự thay đổi của điều kiện sống. Cá tăng trưởng nhanh sẽ chín sinh dục
nhanh hơn, như vậy sẽ sớm bước vào thời kỳ khai thác của nghề. Sự phân hóa tự nhiên của cá theo giống
và theo tuổi xảy ra theo chu kỳ vòng đời của chúng, sẽ tạo điều kiện cho sự chọn lọc trong khai thác cá.
Mật độ tập trung của đối tượng khai thác trong năm cũng thay đổi rất lớn. Nhiều tác giả
(Beđintrevski, Maslov với cá tuyết, Marti với cá trích v.v…) đã quan sát và cho thấy rằng, mật độ đàn cá
khai thác sẽ thay đổi theo các mùa hè, xuân, đông. Kết quả của những nghiên cứu trên được sử dụng rộng
rãi trong nghề cá hiện nay, và gọi là đặc trưng chọn lọc theo mùa. Khi đó người ta sử dụng cả các số liệu

quan sát nhiều năm theo phân bố sản lượng khai thác và cả những số liệu từ các thiết bị quan sát mật độ
đàn cá. Từ những kết quả sau khi xử lý sẽ thành lập được bản đồ phân bố đàn cá, từ đó có thể xây dựng
các đồ thị về phân bố cá và phân bố nghề và thực hiện được việc khai thác cá có chọn lọc. Chúng ta có thể
xem xét ví dụ được biểu diễn trên hình 10 là một dạng bản đồ phân bố cá trích trên vùng biển Bắc Đại
Tây Dương, được công bố trong tháng 12 – 1961.
Tính chọn lọc ngày đêm trong khai thác cá cũng là đặc trưng rất quan trọng. Các kết quả quan sát
cho biết, nhiều loài các có tập tính di cư ngày đêm theo chiều thẳng đứng. Đặc tính này của cá được ngư
dân lợi dụng triệt để trong việc tổ chức khai thác. Phần lớn các loại lưới đóng đánh bắt có kết quả đều tiến
hành thả lưới vào cuối buổi chiều và thu lưới vào rạng sáng hôm sau. Những loại ngư cụ có đánh bắt các
đối tượng di chuyển vào ban đêm. Cũng biết thêm rằng, trong thời gian đêm, lượng cá đáy giảm đi nhiều
so với ban ngày. Ví dụ, theo như số liệu quan sát của Konstantinov, 1958 trong 13 ngày mẻ lưới của hạm
tàu lưới kéo trên vùng biển Murman (Liên Xô cũ), nhận thấy sản lượng cá ban ngày vượt hơn 40% so với
sản lượng ban đêm. Thực tế cũng cho thấy rằng, các loại lưới kéo đáy vào ban đêm thường được tổ chức
đánh bắt gần đáy với loài cá lớn hơn (già theo độ tuổi). Sản lượng khai thác cá nổi, như cá trích, cũng
thay đổi rất lớn phụ thuộc vào thời gian trong ngày. Vì vậy ngày nay người ta sử dụng rộng rãi lưới kéo
tầng giữa và tầng mặt đánh cá trích.
Tính chọn lọc ngày đêm của nghề khai thác cũng được thể hiện rất tinh vi trong nước ngọt để
đánh bắt các loài cá nước ngọt như cá mè, cá đầu, cá thiểu, cá trắm đen v.v… lại tiến hành đánh bắt vào
buổi sáng. Tính bình quân sản lượng cá nước ngọt khai thác vào ban ngày đều bị giảm so với khai thác
vào ban đêm.
Một trong những đặc trưng của ngư cụ có ý nghĩa quan trọng là khả năng nhìn thấy trong nước
của nó.
Phản ứng của cá đối với ngư cụ phụ thuộc vào trạng thái sinh học của chúng như màu sắc ngư cụ,
độ chiếu sáng và độ trong của nước. Vì vậy, trong nhiều vùng nước người ta sử dụng các ngư cụ cố định
hoặc ít di chuyển, độ nhìn thấy nhỏ, đôi khi dùng cả mồi để đánh bắt những loài cá hay thận trọng hoặc
25

nhút nhát (như lưới vó, rùng, rê, câu v.v…). Những loài cá nhút nhát và những loài cá có phản ứng chậm
hơn trong thời kỳ cá vỗ béo, đẻ trứng, trú đông v.v… phải được đánh bắt bằng những ngư cụ linh động
như lưới kéo, lưới vây, lưới rùng v.v…

Mức độ sử dụng trong mỗi phương pháp tìm cá là những đặc trưng riêng của phương pháp đánh
bắt, được phản ảnh trong tính chọn lọc đánh bắt cá. Những phương thức đánh bắt bằng ngư cụ cố định
thường ít liên quan đến những khâu tìm đàn cá kèm theo. Ngược lại, trong khi tiến hành khai thác các ngư
cụ linh động, đặc biệt nghề khai thác cá biển hiện đại không thể không kèm theo những khâu phát hiện cá
phục vụ cho việc khai thác. Ngày nay, việc khám phá và định vị các đàn cá tầng giữa và gần đáy là biện
pháp hữu hiệu để khai thác có hiệu quả và có độ chọn lọc cao. Vì vậy, theo mức độ sử dụng các thiết bị
hiện đại để tìm cá phải kể lần lượt vị trí các nghề như sau: Vị trí đầu tiên là nghề lưới vây, lưới kéo tần
giữa, lưới rê trôi, nghề bơm hút cá và lưới vó mạn tàu kết hợp ánh sáng. Vị trí thứ hai – nghề lưới kéo
đáy. Vị trí thứ ba – là những nghề còn lại, trừ những nghề cố định.
Những công cụ tìm kiếm cá hiện đại (thủy âm và vệ tinh tìm kiếm) cho phép xác định những
thông số cơ bản như kích thước, mật độ đàn cá. Vì vậy tính chọn lọc trong khai thác trong tình trạng sử
dụng rộng rãi các phương tiện và thiết bị hiện đại để tìm kiếm đàn cá thì các thành phần loài cá có kích
thước lớn và mật độ cao bị khai thác với cường độ cao. Tuy nhiên, trong các thiết bị tìm kiếm đàn hiện
nay có thể xác định được loài và kích thước đường thẳng của cá thể trong đàn, điều đó cho phép định
trước được độ chọn lọc trong khai thác theo loài và theo kích thước cá trong các phương thức đánh bắt
tương tự.
4. Lý thuyết chọn lọc trong khai thác thác cá.
Giả sử, ta đã biết được đầy đủ các số liệu về số lượng và thành phần tuổi theo kích thước của một
đối tượng đánh bắt nào đó. Ta xây dựng đồ thị, trục hoành biểu thị tuổi theo chiều dài cá, còn trục tung
biểu diễn số lượng của đối tượng đó. Đồ thị nhận được từ các số liệu đã biết, có hình dạng biểu diễn trên
hình 11, gọi là đường cong quần đoàn (Baranov, 1918). Đồ thị trên chỉ ra rằng, khi tăng tuổi và kích
thước cá thì số lượng cá trong thủy vực giảm dần. Ta giả sử tiếp, đối tượng đó bị đánh bắt bởi một nghề
nào đó. Nghề đó, với sự phụ thuộc vào tính chọn lọc của nó, sẽ có ảnh hưởng nào đó đến thành phần và
số lượng của đối tượng khai thác.
Nếu như nghề được phân bố đại diện trong thủy vực khai thác theo sự phân bố đối tượng đánh
bắt, thì đồ thị sản lượng khai thác được xây dựng trên cùng một hệ tọa độ của đồ thị quần đoàn, sẽ chia
thành hai phần. Phần đầu, tương ứng với kích thước cá bị giữ lại trong ngư cụ trong quá trình đánh bắt, sẽ
trùng với đường cong quần đoàn. Trong mối tương quan của thành phần cá theo kích thước như trên, ảnh
hưởng của nghề đến trữ lượng nguồn lợi sẽ tỷ lệ thuận với cường độ khai thác. Phần này của đồ thị lượng
cá đánh bắt có thể đặc trưng thành phần nguồn lợi, nhưng không cho biết biểu tượng về tính chọn lọc của

nghề.
Sự lựa chọn cá từ trữ lượng nguồn lợi được đặc trưng phần trái của đồ thị sản lượng (trên hình 11
biểu diễn bằng nét gạch). Phần này cho thấy, thành phần nào của trữ lượng nguồn lợi được chọn lựa khai
thác và gọ là đường cong chọn lọc. Hình dáng của đường cong này, nói chung có thể khác nhau, phụ
thuộc vào thành phần nào của trữ lượng mà nghề có ưu thế tập trung khai thác. Tuy nhiên, trong phần lớn
nghề hiện đại, cường độ tuyển chọn tăng lên theo sự gia tăng của kích thước cá (điều đó tương ứng với
việc sử dụng hợp lý nguồn lợi), sau đó đạt được tối ưu nào đó tại điểm uốn, thì cường độ tuyển chọn bắt
đầu giảm xuống. Vì vậy, đường cong chọn lọc thường có dạng hình chữ S.
Ta phân tích trường hợp lý thuyết, khi mỗi một cá thể có xác suất như nhau trong vùng đánh bắt
và khả năng bắt được. Thực ra, trong nghề khai thác cá hiện đại, khả năngđánh bắt được các loài cá khác
nhau và ngay cùng một loài ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của cá cũng khác nhau. Ngoài

×