Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Mối quan hệ giữa kho bạc nhà nước và ngân hàng nhà nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.64 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
BÀI TIỂU LUẬN KẾ TOÁN CÔNG
Đề tài số 30:
MỐI QUAN HỆ GIỮA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
GVHD: Phạm Quang Huy
SVTH : Lê Nguyễn Hoàng
Oanh
Lớp : Kế
toán ngày –K20
Tp.HCM, ngày 08 tháng 10 năm 2012
MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
………………………………….1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
………………………………………………………2
I. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà
nước……………… 2
1. Kho bạc Nhà
nước………………………………………………………2
2. Ngân hàng Nhà
nước……………………………………………………5
II. Mối quan hệ giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….13
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 14
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Nước Việt Nam sau bao nhiêu năm chiến tranh với nhiều biến cố đau thương nay
đã và đang trở thành nước phát triển, mở rộng cửa giao thương và hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia đi theo chính Đảng -


Đảng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vì thế mọi quyền lực kinh tế, tài
chính và pháp chế cũng như nhiệm vụ đưa Việt Nam từ một nước nghèo thoát thân
thành một nước phát triển giàu mạnh và hòa bình đều tập trung vào một Chính phủ
- Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hai bộ máy chuyên thực thi quyền lực kinh tế, tài chính của Chính phủ Việt Nam
hiện nay là Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong suốt thời
gian dài kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75-SL thành lập Nha ngân
khố trực thuộc Bộ Tài chính và sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia
Việt Nam cho đến ngày 04/01/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số
07/HÐBT tái thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và
ngày 21/01/1960, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia đã thừa ủy quyền của Thủ
tướng Chính phủ ký Thông tư số 20/VP-TH đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cả hai đã thực thi tròn nhiệm vụ của
mình. Một là cơ quan chuyên quản lý và thực hiện thu chi ngân sách quốc gia và
còn lại là cơ quan thay mặt Nhà nước quản lý, điều hành hệ thống tiền tệ quốc gia.
Vậy giữa các nhiệm vụ mà hai tổ chức này thực hiện có mối liên quan nào không
và liên quan như thế nào thì đến nay ít ai biết đến, đó vẫn đang là một đề tài mà
nhiều người đang tìm hiểu, nghiên cứu.
1
I. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước
1. Kho bạc Nhà nước
1.1Chức năng
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà
nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản
lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho
ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái
phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem

xét, quyết định như:
Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị
quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước;
Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành
động, đề án, dự án quan trọng về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài
chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định gồm: Dự thảo thông tư và
các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước; hay Kế hoạch hoạt
động hàng năm của Kho bạc Nhà nước.
- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội
bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực quản lý quỹ ngân sách nhà nước,
các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước sau khi được cấp có
thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
2
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của Kho bạc
Nhà nước.
- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được
giao theo quy định của pháp luật:
- Được trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại Kho bạc Nhà nước để nộp
ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân
sách nhà nước theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản
chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, các quỹ và tài sản của Nhà
nước được giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính
quyền địa phương theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình thực hiện thu,
chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước liên
quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Tổ chức thực hiện công tác thống kê kho bạc nhà nước và chế độ báo cáo tài
chính theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ kho bạc nhà nước tập trung, thống nhất
trong toàn hệ thống:
- Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển thông qua
việc phát hành trái phiếu Chính phủ.
- Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi
phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Kho bạc Nhà nước; phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử
dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
- Hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước:
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước theo
phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
3
- Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ:
- Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao theo quy định
của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ
theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải
cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và
theo quy định của pháp luật.
1.3 Cơ cấu tổ chức
Kho bạc Nhà nước được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa
phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.
- Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương gồm:
Tổ chức hành chính giúp Tổng Giám đốc thực hiện chức năng quản lý nhà
nước như: Vụ Tổng hợp - Pháp chế; Vụ Kiểm soát chi ngân sách nhà nước; Vụ

Huy động vốn; Vụ Kế toán nhà nước; Vụ Kho quỹ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổ
chức cán bộ; Vụ Tài vụ - Quản trị; Văn phòng; Thanh tra; Sở Giao dịch Kho bạc
Nhà nước; Cục Công nghệ thông tin;
Tổ chức sự nghiệp như: Trường Nghiệp vụ Kho bạc; Tạp chí Quản lý Ngân
quỹ Quốc gia.
- Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương:
Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Kho
bạc Nhà nước cấp tỉnh) trực thuộc Kho bạc Nhà nước;
Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là
Kho bạc Nhà nước cấp huyện) trực thuộc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Kho bạc Nhà nước được tổ chức điểm giao dịch tại các địa bàn có khối lượng
giao dịch lớn theo quy định của Bộ Tài chính.
- Kho bạc Nhà nước có Tổng giám đốc và không quá 03 Phó Tổng giám đốc do Bộ
trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp
4
luật. Tổng giám đốc là người đứng đầu Kho bạc Nhà nước, chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Kho bạc Nhà
nước.
(Trích dẫn từ Quy định 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 về quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc
Bộ Tài chính).
2. Ngân hàng Nhà nước
2.1Chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng
trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng
của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng
và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
2.2Nhiệm vụ, quyền hạn

- Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm
an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an
toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo
thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
- Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định
và tổ chức thực hiện.
5
- Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
- Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin
về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện
nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.
- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín
dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập
văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có
hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép
hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc
mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định
của pháp luật.
- Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà
nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành

lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng
Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và
ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm
nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về
tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần
của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý,
người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ
chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ
chức tín dụng.
6
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và
tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.
- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật
về bảo hiểm tiền gửi.
- Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán
quốc tế.
- Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ
thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các
hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh
vàng.
- Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của
pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm
phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng
Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước

quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.
- Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức
tiền tệ và ngân hàng quốc tế.
- Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;
thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín
dụng.
- Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
- Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
do Chính phủ bảo lãnh.
7
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng
dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
2.3Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Nhà nước do Chính phủ quy định, được tổ chức thành hệ thống tập
trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ
sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi
nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; quyết định thành lập, chấm dứt
hoạt động theo thẩm quyền các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoạt động
trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, thông tin,
lý luận khoa học ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ,
dịch vụ công nghệ tin học ngân hàng và thanh toán, dịch vụ thông tin tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu
và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ,
trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2.4Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
- Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như tái cấp vốn, công bố tỷ giá hối đoái,
quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, thực hiện nghiệp vụ thị

trường mở thông qua mua, bán giấy tờ có giá
- Phát hành tiền giấy, tiền kim loại; xử lý tiền rách nát, hư hỏng; Ban hành, kiểm
tra nghiệp vụ phát hành tiền; Thực hiện cấm các hành vi bị trái phép như làm và
vận chuyển tiền giả, hủy hoại đồng tiền trái phép…
- Cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách
- Thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản;
Tổ chức,quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia; Cung cấp dịch
vụ ngân quỹ; Làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước
- Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối …
8
(Trích dẫn từ Luật 46/2010/QH12 thông qua 16 tháng 6 năm 2010 quy định về tổ
chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
9
II. Mối quan hệ giữa Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước
Từ những khái niệm ban đầu ta khó thấy mối quan hệ giữa Kho bạc Nhà nước và
Ngân hàng Nhà nước bởi Kho bạc thuộc Bộ tài chính, giúp Bộ tài chính quản lý và
thực hiện Quỹ Ngân sách quốc gia, còn Ngân hàng là cơ quan thuộc trực tiếp
Chính phủ, giúp Chính phủ trong việc quản lý tiền tệ, hoạt động ngân hàng và
ngoại hối, thực hiện chức năng phát hành tiền.
Tuy nhiên theo Quy định 108/2009 của Thủ tướng và Luật 04/2010 do Quốc hội
ban hành ghi rõ rằng:
- Kho bạc được phép mở tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản thanh toán tại Ngân
hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi,
thanh toán của mình.
- Ngân hàng Nhà nước thì thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà
nước. Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước còn làm đại lý cho Kho bạc trong việc tổ
chức đầu thấu, phát hành, lưu ký và thanh toán tín phiếu, trái phiếu kho bạc.
Việc Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện
các nghiệp vụ thu chi ngân sách quốc gia là điều bình thường nhưng vấn đề ở đây
là mở tài khoản tiền gởi tại Ngân hàng Nhà nước và cả tại các ngân hàng thương

mại. Đây đang là vấn đề mà nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của quốc gia.
“Tiền gửi Kho bạc nhìn từ giác độ chính sách tiền tệ
Mặc dù pháp luật cho phép hay không thì việc Kho bạc Nhà nước gửi tiền vào
ngân hàng thương mại để lấy lãi sẽ tác động tiêu cực, làm khó khăn cho điều hành
chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Thông thường, trong điều kiện Ngân
hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, các ngân hàng thương mại thiếu vốn,
khi đó nguồn vốn của ngân sách là nguồn ngân hàng thương mại sẽ tìm đến, bởi lẽ
nguồn vốn của ngân sách rẻ hơn vốn trong nền kinh tế. Lúc này, nguồn vốn ngân
sách sẽ có vai trò bù phần thiếu hụt do Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách
tiền tệ. Đó là nguyên nhân tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong khi
10
Ngân hàng Nhà nước hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm giảm cung vốn cho nền
kinh tế.
Ngoài ra, vốn ngân sách gửi tại ngân hàng thương mại còn làm tăng tổng
phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Cơ chế tạo vốn này không khó. Trong
thực tiễn Việt Nam, trái phiếu Chính phủ là công cụ được các định chế ngân hàng
quan tâm đầu tư. Trong tài sản có của ngân hàng, trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ
trọng không nhỏ. Mục tiêu huy động vốn của Chính phủ để bù đắp bội chi ngân
sách. Đúng ra nguồn vốn vào tay Nhà nước thông qua phát hành trái phiếu phải là
nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế. Trong khi đó, nguồn vốn của ngân hàng đầu
tư vào trái phiếu có thể chính là nguồn vốn của ngân sách gửi tại ngân hàng
thương mại. Đến lượt mình, nguồn vốn thu được từ bán trái phiếu Chính phủ lại
gửi tại ngân hàng thương mại thông qua tài khoản giao dịch hoặc là tài khoản tiền
gửi có kỳ hạn. Trái phiếu Chính phủ khi sở hữu thuộc về ngân hàng sẽ trở thành
tài sản mà ngân hàng lại có thể cầm cố vay vốn hoặc chiết khấu tại Ngân hàng
Nhà nước. Hiện tượng này có thể gọi “lấy mỡ gà rán thịt gà”. Cơ chế tạo tiền đó
nằm ngoài ý chí điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Hậu quả là công cụ của
chính sách tiền tệ bị “vô hiệu” đối với một bộ phận vốn trong nền kinh tế.
Tiền gửi Kho bạc nhìn từ giác độ chính sách tài khóa

Đối với chính sách tài khóa, quản lý tiền ngân sách một cách chặt chẽ và hiệu
quả có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với điều hành kinh tế vĩ mô. Theo nguyên lý
điều hành của nền kinh tế thị trường, thông thường khi nền kinh tế phát triển quá
nóng, Chính phủ sẽ thắt chặt chính sách tài khóa bằng cách giảm chi tiêu công và
tăng thuế. Hiệu ứng của biện pháp này cũng giống như chính sách tiền tệ là giảm
cung vốn cho nền kinh tế. Khi đó, nguồn vốn của ngân sách phải được quản lý
chặt chẽ, nhờ vậy lạm phát có thể được kìm hãm, tạo nên thế cân bằng trong kinh
tế vĩ mô. Thế nhưng, điều gì sẽ xảy ra khi nguồn vốn ngân sách được duy trì trên
tài khoản của Kho bạc mở tại ngân hàng thương mại? (mặc dù đó là tài khoản giao
dịch hay tài khoản tiền gửi). Rõ ràng, điều dễ nhận thấy là nguồn tiền này sẽ ra
11
lưu thông thông qua con đường tín dụng của ngân hàng thương mại. Như vậy,
chính sách tài khóa thắt chặt chi tiêu công của Chính phủ sẽ kém hiệu quả. Trong
trường hợp này sẽ xảy ra hiệu ứng thay thế, có nghĩa nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách giảm sẽ được bù đắp bằng nguồn tín dụng của ngân hàng.
Chúng ta thử đặt ngược lại tình hình là nếu nền kinh tế suy giảm, Chính phủ
phải áp dụng chính sách tài khóa “nới lỏng”, tăng chi tiêu công thì điều gì sẽ xảy
ra nếu phần lớn nguồn vốn nằm tại ngân hàng thương mại. Trường hợp này sẽ làm
phát sinh hai tình huống mà tình huống nào cũng đều nguy hiểm cả. Nếu nguồn
vốn đó đã được các ngân hàng thương mại đầu tư vào nền kinh tế thông qua kênh
tín dụng thì các ngân hàng sẽ rút tiền về để thanh toán cho ngân sách. Động thái
này của ngân hàng thương mại cũng giống như động thái trên đây của Chính phủ
là nguồn vốn đã đầu tư vào nền kinh tế phải được rút về để đáp ứng nhu cầu rút
tiền của Kho bạc, vì vậy tiền Kho bạc đưa ra nền kinh tế trong trường hợp này lại
làm vai trò “thay thế’ cho phần vốn vay bị thu hồi. Còn nếu trường hợp nguồn
vốn tín dụng đã cho vay không thu hồi kịp để đáp ứng lệnh rút tiền của Kho bạc
thì ngân hàng thương mại phải nỗ lực huy động vốn trên thị trường để cân đối.
Nếu vậy, điều gì sẽ xảy ra? Điều không khó dự đoán đó là một phần lớn nguồn tài
chính từ thị trường sẽ chạy vào ngân hàng thương mại thông qua kênh huy động
vốn. Hậu quả là trong một khối lượng vốn nhất định xảy ra trạng thái cân bằng

(Vốn cung ứng cho nền kinh tế trong trường hợp kích cầu = Vốn của thị trường
chạy vào lại ngân hàng). Trạng thái này không có bất cứ một vai trò nào trong việc
kích thích nền kinh tế và như vậy chủ trương của Chính phủ về kích thích tăng
trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm sẽ không thể thực thi có hiệu quả. Đó
là điều thứ nhất. Điều thứ hai - khi cần vốn để hoàn trả lại cho Kho bạc, các ngân
hàng phải nâng lãi suất huy động vốn, gây ra cạnh tranh trên thị trường tiền tệ, mà
hậu quả tất yếu là lãi suất trên thị trường tăng. Lãi suất thị trường tăng gây ra hai
phản ứng. Một là chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh tăng, làm doanh nghiệp
hạn chế đầu tư - hậu quả là nền kinh tế không phải tăng trưởng mà suy giảm; hai là
12
lãi suất tăng sẽ kích thích kinh tế tư nhân và dân chúng đầu tư vào ngân hàng để
hưởng lãi thay vì sử dụng nguồn vốn tiết kiệm tích lũy để đầu tư trong khi nền
kinh tế chưa ổn định. Động thái này cũng sẽ góp phần kìm hãm tăng trưởng, theo
chỉ đạo của Chính phủ” (Trích từ bài viết của TS.Phan Văn Tính –
www.sbv.gov.vn)
Qua bài phân tích trên, TS.Phan Văn Tính cho ta thấy việc Kho bạc mở tài khoản
tiền gởi vào Ngân hàng Nhà nước đã làm vô hiệu hóa chính sách tài khóa lẫn
chính sách tiền tệ của quốc gia. Vậy việc ta cần làm là gì? Tiến sỹ cũng nêu rằng
Kho bạc Nhà nước cần rà soát và chuyển toàn bộ nguồn tiền gởi có kỳ hạn tại
ngân hàng thương mại về lại Kho bạc, nếu có nhu cầu gởi kỳ hạn thì chỉ nên gởi
tại Ngân hàng Nhà nước, việc này giúp cho ngân sách quốc gia được quản lý tập
trung. Đây cũng là điều mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nêu tại điều 6 của
công văn số 319/TTg-KTTH ngày 3/3/2008 như sau: “… Bộ Tài chính sớm chỉ
đạo thực hiện chuyển đổi số dư tiền gửi của kho bạc tại các ngân hàng thương mại
hiện nay về Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm tạo điều kiện thực hiện tốt việc điều
hành chính sách tiền tệ”.
13
KẾT LUẬN
Đến nay, Chính phủ Việt Nam điều hành hai tổ chức Kho bạc và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam trong việc quản lý ngân sách quốc gia và hệ thống tiền tệ quốc gia

đã hiệu quả chưa? Đó là câu hỏi khó và là vấn đề cấp bách mà các nhà lãnh đạo và
các chuyên gia đang hết sức quan tâm.
Hiện tại thì bộ máy chính phủ Việt Nam có thể nói là chuyên chế và rườm rà về
thủ tục nên đã gây cản trợ không ít cho sự phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên để
Việt nam hoàn chỉnh bộ máy Chính phủ thì có lẽ cần thêm rất nhiều thời gian; và
việc trước tiên hết là cải cách hai cơ quan chủ quan Kho bạc Nhà nước và Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, làm sao đó phát huy hết tiềm năng của mình trong việc
quản lý ngân sách quốc gia và hệ thống tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối đạt hiệu
quả cao nhằm đưa đất nước đi đến con đường phát triển bền vững và ổn định.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy định 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 về quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính
2. Trích dẫn từ Luật 46/2010/QH12 thông qua 16 tháng 6 năm 2010 quy định về
tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3. Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ chính
sách tiền tệ và chính sách tài khóa trên phương diện lý thuyết. TS.Phan Văn Tính
– www.sbv.gov.vn
4. Công văn số 319/TTg-KTTH ngày 3/3/2008 được ký bởi Phó Thủ tướng
Nguyễn Sinh Hùng
15

×