TUẦN 4 : ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
A. YÊU CẦU CHUNG.
Trẻ biết được một số đồ dùng cần thiết có trong ngôi nhà như giường tủ, bàn ghế, ti vi ,
đồ dùng để ăn uống như bát đũa, soong lồi, chảo, bếp ga,….
Trẻ biết đó là ngững đồ dùng không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà.
Trẻ biết dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, biết vệ sinh các đồ dùng của gia đình.
Trẻ biết có các đồ dùng khác nhau, biết trang trí nhà cửa cho gia đình, biết trang trí
phòng ở của mình bằng nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm kiếm.
Trẻ biết yêu quý gia đình, yêu quý ngôi nhà của mình.
B. ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH .
Cô đến trước vệ sinh phòng nhóm và mở cửa thông thoáng phòng nhóm.
Sắp xếp đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động phù hợp trong ngày.
Giáo viên đón trẻ tại cửa lớp với thái độ ân cần niềm nở, trao đổi với phụ huynh về tình
hình học tập và sức khoẻ của trẻ.
Giới thiệu và trò chuyện với trẻ về chủ đề : “ Đồ dùng trong gia đình.”
Cho trẻ tự chọn đồ chơi và góc chơi cho mình. Cô bao quát và xử lý tình huống xảy ra.
Hết giờ nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, để vào đúng nơi quy định.
Điểm danh trẻ theo sổ và cho trẻ ra sân tập thể dục buổi sáng.
C. THỂ DỤC SÁNG
Thứ 2, 4, 6 tập theo lời bài hát :
+ Nào chúng ta cùng tập thể dục.
+ Đu quay.
Thứ 3, 5 tập theo các động tác sau :
Hô hấp 2: Thổi bóng bay.
Tay vai 2: Hai tay đưa ra trước lên cao.
Chân 2: Ngồi khuỵu gối.
Bụng 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
Bật 2: Bật tách và khép chân.
Trẻ tập các động tác theo cô
D. HOẠT ĐỘNG GÓC.
Hoạt động Mục đích - yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành
1.Góc
phân vai
Thoả mãn nhu cầu vui chơi cho
trẻ
Trẻ biết chơi theo nhóm và biết
liên kết các nhóm chơi với nhau
Biết tự phân vai chơi và tự thoả
thuận cách chơi với bạn.
Trẻ nắm được 1 số công việc
của vai chơi: mẹ đi chợ, nấu ăn,
bác sĩ, dạy học
Đồ chơi gia đình.
Đồ chơi bán hàng.
Đồ chơi bác sĩ.
1.Ôn định tổ chức
và gây hứng thú cả
lớp hát bài “ Nhà
của tôi” .
Trò chuyện với trẻ
về chủ đề qua nội
dung bài hát.
Hỏi trẻ tên các góc
chơi có trong lớp.
Biết dùng đồ chơi thay thế khi
chơi.
Lớp mình có những
đồ chơi nào?ở góc
chơi đó có những
đồ chơi gì?
2.Hỏi ý định của
trẻ:
Con thích chơi ở
góc chơi nào?ở góc
đó con sẽ chơi gì và
chơi như thế nào?ai
cũng thích chơi ở
góc chơi đó?
Hỏi ý định 3 – 4
trẻ.
3.Cho trẻ về góc
chơi cô bao quát và
xử lý tình huống
xảy ra.
Nếu trẻ gặp khó
khăn cô chơi cùng
trẻ.
4.Nhận xét quá
trình chơi.
Nhận xét góc có
biểu hiện tan giã
trước.
Nhận xét góc chính
và đưa ra ý tưởng
cho lần chơi sau.
Kết thúc
2. Góc xây
dựng
Trẻ biết sử dụng các vật liệu
khác nhau một cách phong phú
để xây dựng ngôi nhà bé.
Biết sử dựng đồ chơi một cách
sáng tạo và biết dùng đồ chơi
thay thế.
Trẻ biết thể hiện vai chơi của
mình như kỹ sư, chỉ huy công
trình.
Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm
của mình khi xây dựng.
Đồ chơi xây dựng,
lắp ghép: hàng
rào, gạch, cây
xanh, thảm cỏ.
3.Góc
nghệ
thuật
Trẻ biết vẽ, tô màu… người
thân trong gia đình và đồ dùng,
dụng cụ theo nghề.
Biết vẽ, chọn màu và tô cho
bức tranh nổi bật.
Hát múa các bài hát đã biết về
chủ đề, chơi với các dụng cụ
âm nhạc có trong lớp.
Đất nặn,sáp
màu….
Một số bài hát
trong chủ đề và
dụng cụ âm nhạc.
4. Góc học
tập
Trẻ biết xem tranh ảnh về gia
đình.
Biết lật sách, lật vở.
Làm sách tranh bộ sưu tập tranh
ảnh về gia đình.
Tranh ảnh về gia
đình.
Lô tô, họa báo về
gia đình…
5. Góc
thiên
nhiên
Trẻ biết cách chăm sóc cây ,nhổ
cỏ, tưới nước, lau lá cây….
Cây xanh, , khăn
lau lá, chậu
nước……
E. HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN NGỦ TRƯA
1. Yêu cầu
Trẻ được vệ sinh sạch sẽ gọn gàng trước và trong và sau khi ăn. Vệ sinh đúng thao tác.
Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất có nề nép thói quen trong khi ăn.
Trẻ được rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Thông qua giờ ăn trẻ có thêm hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà trẻ ăn hàng
ngày.
Có đầy đủ nước cho trẻ uống và sử dụng.
Trẻ được ngủ đúng giờ, ngủ ngon giấc và ngủ sâu giấy.
2. Chuẩn bị.
Nước , khăn lau, xà phòng.
Bát, thìa, ghế, khăn mặt……
Gối, chiếu, phản….
3. Tổ chức hoạt động
Trẻ xếp hàng đi rửa tay. Cô giáo hướng dẫn trẻ rửa tay theo 6 bước.
Sau đó trẻ ngồi vào bàn
Cô chia cơm và thức ăn vào bát cho trẻ. Giới thiệu món ăn và khuyến khích trẻ ăn hết
xuất, ăn ngon miệng. Động viên trẻ ăn hết xuất.
Sau khi trẻ ăn xong cho trẻ cất bát vào đúng nơi quy định. Cho trẻ đi lau miệng, đi uống
nước và đi vệ sinh.
Cho trẻ đi lấy gối và vào chỗ ngủ. Cô bao quát và sửa tư thế ngủ cho trẻ.
Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2012
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG
ÂM NHẠC
Nội dung trọng tâm : Dạy hát : BÉ QUÉT NHÀ.
Nội dung kết hợp : Nghe hát : CÒ LẢ ( Dân ca nam bộ)
TCÂN : TAI AI TINH.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Cảm nhận giai điệu, tình cảm qua bài hát.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Bé quét nhà”.
Trẻ thuộc bài hát và hưởng ứng cùng cô.
2. Kỹ năng
- Trẻ hát theo cô sôi nổi, hào hứng.
- Trẻ nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô theo giai điệu của bài hát.
Trẻ chơi trò chơi hứng thú và đúng luật.
3. Thái độ.
Giáo dục trẻ biết yêu thương, quý trọng những người thân trong gia đình.
- Trẻ có ý thức trong giờ học.
- Biết giúp đỡ bố, mẹ, ông, bà những công việc vừa sức.
II. CHUẨN BỊ
Xắc xô, phách tre.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
- Mũ chúp kín.
- Búp bê, băng đĩa, đài cacset,
- Tranh ảnh về chủ đề gia đình.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức và gây hứng thú
Cả lớp bài thơ “ Thăm nhà bà”.
Trò chuyện với trẻ về chủ đề qua nội dung bài thơ.
Các con vừa đọc bài thơ gì?
Bài thơ do ai sáng tác?
Bài thơ nói về điều gì?
Đến thăm nhà bà em bé thấy có những gì?
Vậy trong nhà con có những gì?
Tổng hợp ý kiến bổ xung và giáo dục trẻ.
2. Nội dung
2.1. Dạy hát : “ Bé quét nhà” sáng tác Hà Đức Hậu.
Cô giới thiệu tác giả, tác phẩm và hát cho trẻ nghe.
Cô hát lần 1: Vừa hát vừa thể hiện nét mặt, điệu bộ của bài hát
Cô vừa hát bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
Lần 2: Vừa hát vừa kết hợp với dụng cụ âm nhạc.
*Dạy trẻ hát: dạy trẻ cả lớp hát 3 – 4 lần.
Sau đó cho trẻ biểu theo tổ, nhóm, cá nhân. Trẻ hát cô chú ý
sửa sai cho trẻ.
giáo dục trẻ biết giữ gìn sạch sẽ nhà cửa, sắp xếp đồ dùng gọn
gàng.
Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
Cho cả lớp hát lại một lần.
2.2. Nghe hát : Cò lả - Dân ca Nam Bộ.
Cô giới thiệu tác giả, tác phẩm sau đó hát cho trẻ nghe.
Lần 1: giảng giải nội dung bài hát.
Hỏi tên bài hát,tên nàn điệu dân ca.
Lần 2: kết hợp làm động tác minh hoạ và khuyến khích trẻ
Trẻ đọc
Bài thơ : Thăm nhà bà
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ trả lời
Trẻ nghe.
Trẻ biểu diễn
Trẻ trả lời
Thực hiện
Trẻ nghe.
hưởng cùng cô.
Lần 3 : bật đài cacset cho trẻ nghe.
2.3. Trò chơi âm nhạc: TAI AI TINH.
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. Sau đó cho trẻ
chơi 3 - 4 lần. Nhận xét sau mỗi lần chơi.
3.Kết thúc.
Củng cố bài: Hỏi trẻ tên hoạt động?
Nhận xét hoạt động
Chuyển hoạt động cho trẻ đọc thơ “ Em yêu nhà em” và đi ra
ngoài.
Trẻ trả lời
Trẻ hưởng ứng cùng cô
Trẻ nghe và chơi
Trẻ trả lời.
Trẻ đọc
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
• Hoạt động có mục đích: Quan sát bầu trời và thời tiết .
• Trò chơi vận động: Tìm về đúng nhà.
• Chơi tự do: chơi với bóng,vòng, phấn.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên.
Trẻ biết một số đặc điểm về thời tiết hôm nay như mưa hay nắng, trời nhiều mây hay ít
mây, phải mặc trang phục gì?
Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh.
Trẻ chơi trò chơi hứng thú và đúng luật.
Thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ.
II. CHUẨN BỊ.
Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
Hệ thống câu hổi đàm thoại.
Phấn, bóng, vòng…
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
1. Hoạt động có mục đích: Quan sát bầu trời và thời tiết.
Gây hứng thú: cả lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau” sáng tác Phan văn Minh.
Trò chuyện với trẻ về chủ đề qua nội dung bài hát.
Cô giới thiệu hoạt động .
Hướng dẫn trẻ quan sát : Các con thấy bầu trời và thời tiết hôm nay như thế nào?
Có ông mặt trời không ?
Với thời tiết như thế này chúng ta phải mặc những trang phục gì?
Các con thích ăn những món ăn gì trong thời tiết như thế này ?
Cô tổng hợp ý kiến bổ xung và giáo dục trẻ.
Kết thúc đọc bài thơ “ Thăm nhà bà”.
2.Trò chơi vận động : Tìm về đúng nhà.
Cô nói cách chơi , luật chơi. Sau đó cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
Nhận xét sau mỗi lần chơi, động viên khuyến khích trẻ.
3.Chơi tự do : cô bao quát và xử lý tình huống xảy ra.
Nhận xét hoạt động ngoài trời.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Thực hiện theo kế hoạch lên như đã soạn ở đầu tuần.
D. HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN - NGỦ TRƯA
Thực hiện theo kế hoạch đã lên.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vệ sinh - vận động nhẹ - ăn phụ
Ôn bài hát: Bé quét nhà.
Chơi tự do : trẻ chơi tại góc chơi trong lớp
Nêu gương cuối ngày và cắm cờ.
Vệ sinh trả trẻ.
Nhận xét cuối ngày:
Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2012
Nghỉ ngày nhà giáo Việt Nam 20 / 11.
Thứ 4 ngày 21 tháng 11 năm 2012
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG
TIẾT 1: THỂ DỤC
VĐCB: BẬT LIÊN TỤC QUA 5 VÒNG
TCVĐ: CHUYỀN BÓNG.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.Kiến thức.
Trẻ bật được liên tục qua 5 vòng.
Trẻ biết nhún bật bằng 2 chân và không chạm, không dẫm chân vào vòng.
2.Kỹ năng.
Phát triển ở trẻ khả năng quan sát.
Rèn sự khéo léo và tính tự tin cho trẻ.
Phát triển cơ chân, tay và nhanh nhẹn cho trẻ.
Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi khi tham gia trò chơi.Trẻ chơi hứng thú.
3.Thái độ.
Trẻ hứng thú tham gia tập luyện.
Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật trong luyện tập.
II. CHUẨN BỊ.
Địa điểm trong lớp.
Vòng thể dục 10 cái.
Bóng 2 quả. 2 ngôi nhà, búp bê.
Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
Bài hát : Bé quét nhà, nhà của tôi.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức và gây hứng thú.
Cho cả lớp hát bài “ Bé quét nhà ” sáng tác Hà Đức Hậu.
Trò chuyện với trẻ về chủ đề qua nội dung bài hát.
Cô và các con vừa hát bài hát gì?
Bài hát do ai sáng tác?
Bài hát nói về điều gì?
Tổng hợp ý kiến bổ xung và giáo dục trẻ.
2.Nội dung.
2.1. Khởi động.
Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân như đi
thường, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, chạy nhanh,
chạy chậm sau đó đứng thành 2 hàng để tập bài tập phát
triển chung.
2.2. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
Tay vai : hai tay sang ngang gập sau gáy.
Chân : tay sang ngang, ra trước ngồi khuỵu gối.
Bụng : Hai tay lên cao, cúi gập người về trước.
Bật : bật tiến về phía trước.
Trẻ tập các động tác theo cô.
b. Vận động cơ bản : Bật liên tục qua 5 vòng.
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
2 lần x 8 nhịp
2 lần x 8 nhịp
2 lần x 8 nhịp
3 lần x 8 nhịp
Sơ đồ tập : đội hình 2 hàng ngay quay mặt vào nhau.
Cô giới thiệu tên bài tập và làm mẫu.
Lần 1: không phân tích động tác.
Lần 2 : phân tích
TTCB :Từ đầu hàng bước đến vạch chuẩn bị hai tay chống
hông nghe tín hiệu bật thì nhún chân bật liên tục vào giữa
vòng, sao cho không chạm và dẫm vào vòng. cứ như vậy
đến cuối hàng lấy một thẻ chữ cái trong ngôi nhà của búp bê
và đọc to cho cả lớp nghe.
Lần 3 : Hỏi trẻ cách làm và thực hiện .
Mời 1 -2 trẻ lên thực hiện mẫu và nhận xét.
*Trẻ thực hiện.
Lần 1: cho 2 trẻ ở 2 hàng lần lượt lên tập.
Lần 2: cho 4 trẻ ở 2 hàng lần lượt lên tập.
Trẻ thực hiện cô bao quát và sửa sai cho trẻ.
*Củng cố bài : Hỏi trẻ tên vận động?
Gọi một trẻ lên thực hiện lại vận động.
c. Trò chơi vận động : Chuyền bóng .
Cô nói cách chơi, luật chơi sau đó cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
Nhận xét sau mỗi lần chơi.
2.3 Hồi tĩnh.
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân.
3.Kết thúc
Nhận xét hoạt động và chuyển hoạt động
Trẻ nghe
Trẻ quan sát
Trẻ nghe và quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Thực hiện
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện.
Trẻ chơi
Trẻ thực hiện
TIẾT 2 : MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.Kiến thức.
Trẻ biết được tên gọi, công dụng, cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình.
Trẻ biết được chất liệu làm ra đồ dùng.
Trẻ biết đó là những đồ dùng cần thiết trong gia đình.
2.Kỹ năng.
Phát triển khả năng quan sát, so sánh và ghi nhớ có chủ đích.
Trẻ có một số kỹ năng, thói quen, nề nếp và lễ phép với mọi người.
Phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc cho trẻ.
3.Thái độ.
Giáo dục trẻ biết được ích lợi của đồ dùng, biết cách giữ gìn và bảo quản đồ dùng
được bền lâu.
II. CHUẨN BỊ
Một số đồ dùng trong gia đình như cốc, thìa, soong , chảo, làm bằng các nguyên vật
liệu khác nhau như thuỷ tinh, nhôm, sắt
Một số ảnh về gia đình như ăn cơm, uống nước, xem phim
Bài hát: Nhà của tôi, Em yêu nhà em.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức và gây hứng thú
Cô và trẻ cùng hát bài “ Em yêu nhà em” sáng tác Đàm Thị
Lam Luyến.
Trò chuyện với trẻ về chủ đề qua nội dung bài hát.
Dẫn dắt và giới thiệu bài học.
2. Nội dung
2.1. Nhận biết tên gọi, công dụng của một số đồ dùng trong
gia đình.
*Đồ dùng bằng thuỷ tinh, sứ.
câu đố : Miệng tròn lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt đựng rau hàng ngày?
Đó là những gì?
Các con nhìn xem cô có những đồ dùng gì đây?
Cái bát được làm bằng chất liệu gì?
Làm thế nào để nhận biết được đồ dùng làm bằng xứ và đồ
dùng làm bằng thuỷ tinh vậy nhỉ?
Cho trẻ bịt một mắt và nhìn qua cốc thuỷ tinh và cốc sứ?
Con có nhìn thấy không? Vì sao?
*Tương tự với các đồ vật còn lại.
Tổng hợp, bổ xung và giáo dục trẻ.
2.2. So sánh
Trẻ hát
Trẻ trò chuyện cùng
cô
Trẻ nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Cho trẻ so sánh đồ dùng làm bằng nhựa với đồ dùng bằng
thuỷ tinh.
có điểm gì giống và khác nhau.
Tổng hợp ý kiến, bổ xung và giáo dục trẻ.
2.3. Mở rộng.
Ngoài những đồ dùng các con vừa quan sát các con còn biết
những đồ dùng gì nữa?
Hỏi 4 - 5 trẻ trả lời.
3.Trò chơi củng cố.
Cho trẻ chơi trò chơi: Phân loại đồ dùng để ăn và đồ dùng để
uống.
Cô nói cách chơi , luật chơi và thời gian chơi là 1 bài hát.
Nhận xét sau khi chơi.
4.Kết thúc.
Củng cố bài : Hỏi trẻ tên hoạt động?
Cô nhận xét chung, động viên trẻ. Chuyển hoạt động.
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chơi
Trẻ trả lời
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
* Hoạt động có mục đích : Vẽ ấm pha trà.
*Trò chơi vận động: kéo co.
* Chơi tự do: bóng, vòng, phấn.
1.Yêu cầu
Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của
thiên nhiên.
Trẻ vẽ được ấm pha trà theo trí tượng tưởng của trẻ. Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo
quản tốt chiếc ấm trong gia đình mình.
Trau dồi óc quan sát, trí tượng tượng, tư duy, rèn kỹ năng tạo hình.
Trẻ chơi trò chơi hứng thú và đúng luật.
Thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ.
2. Chuẩn bị
-Sân, chỗ chơi,bằng phẳng,sạch sẽ, trang phục cô và trẻ an toàn phù hợp với thời tiết.
- Phấn đủ cho trẻ sử dụng.
- Dây thừng dài 5 - 7m.
- Bóng, vòng, phấn….
3. Tổ chức hoạt động
a. Hoạt động có mục đích: Vẽ ấm pha trà.
Cả lớp hát bài: Nhà của tôi.
Trò chuyện về chủ đề qua nội dung bài hát.
Giới thiệu hoạt động.
Trò chuyện với trẻ về ý tưởng sẽ vẽ chiếc ấm pha trà như thế nào?
Con sẽ vẽ ấm như thế nào gì? ấm được dùng để làm gì?
Hỏi ý định 3 -4 trẻ.
Cho trẻ thực hiện. Cô bao quát và giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn.
Nhận xét sản phẩm và chuyển hoạt động.
b. Trò chơi vận động: “ Kéo co”.
Cô giới thiệu tên trò chơi. Cô nói cách chơi, sau đó cho trẻ chơi mỗi trò chơi 3-4 lần.
Nhận xét sau mỗi lần chơi.
c. Chơi tự do:
Trẻ chơi dưới sự hướng dẫn của cô.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC.
Thực hiện theo kế hoạch đã lên ở đầu tuần.
D. HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN NGỦ TRƯA.
Thực hiện theo kế hoạch đã lên.
E.HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
- Vệ sinh - vận động nhẹ - ăn quà chiều
- Làm quen với kiến thức mới:
+ bài hát: Ru em.
Vận động bài : Cháu yêu bà.
- Chơi tự chọn : Tại các góc chơi.
- Nêu gương cuối ngày - bình cờ.
- Vệ sinh - trả trẻ.Nhận xét cuối ngày:
Thứ 5 ngày 22 tháng 11 năm 2012
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG .
LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI
ÔN : LÀM QUEN VỚI CHỮ e, ª
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức
Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê.
Trẻ nhận ra chữ e, ê trong tiếng, từ chỉ đồ dùng.
Trẻ nhận biết tên nét chữ:
+ Chữ e: có một nét cong tròn khép kín và một nét xổ.
+Chữ ê: có 1 nét cong tròn khép kín và một dấu mũ xuôi.
2. Kỹ năng
Trẻ so sánh phân biệt sự giống và khác nhau giữa chữ e, ê.
Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm chữ e, ê.
Phát triển vốn từ cho trẻ.
Rèn khả năng phản ứng nhanh khi nghe hiệu lệnh của cô.
Rèn kỹ năng so sánh,phân biệt.
3.Thái độ.
Trẻ biết yêu quý gia đình, biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II. CHUẨN BỊ.
Tranh vẽ: Bộ ấm chén; cái ghế.
Bảng gài, que chỉ, bút dạ, bài thơ in trên giấy A3.
Thẻ chữ cái e, ê cho cô và trẻ.
Thẻ chữ rời để ghép.
Bài thơ: Mẹ ốm.
Bài hát: Cả nhà thương nhau; Múa cho mẹ xem.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức và gây hứng thú.
- Cô và cả lớp cùng hát bài : Nhà của tôi.
Trò chuyện với trẻ về chủ đề qua nội dung bài hát.
Cô và các con vừa hát bài hát gì?
Bài hát do ai sáng tác ?
Trong bài hát nói về điều gì ?
Tổng hợp ý kiến bổ xung và giáo dục trẻ.
2.Nội dung
Hôm nay cô sẽ cùng các con ôn làm quen với chữ e,ª.
2.1. Ôn làm quen với chữ e,ª
Cho trẻ tìm chữ e,ª trong từ dưới bức tranh “ bé Êm chÐn,
c¸i ghÕ”
Trẻ đọc từ dưới tranh và tìm chữ cái e,ª .
Cho trẻ phát âm chữ cái e,ª với nhiều hình thức khác nhau tổ,
nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Trẻ nhắc lại cấu tạo nét chữ và so sánh.
2.2 .Ôn làm quen với chữ e,ª qua trò chơi.
Trò chơi 1: Thi xem ai chọn nhanh.
Cô nói cách chơi, luật chơi. Sau đó cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Nhận
xét sau mỗi lần chơi.
Trò chơi 2 : xếp chữ theo yêu cầu của cô.
Cô chia rổ hột sỏi, và bảng cho trẻ. Cho trẻ xếp chữ theo yêu
cầu của cô.
Trò chơi 3 : Ai tinh mắt.
Chia lớp làm 2 đội. sau đó cô nói cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi
2 - 3 lần. nhận xét sau mỗi lần chơi.
4.Kết thúc .
Củng cố bài: Hỏi trẻ tên hoạt động?
Cho trẻ đọc bài thơ : “Em yêu nhà em” và đi ra ngoài
Trẻ hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ nghe
Trẻ đọc
Trẻ chú ý quan sát
Trẻ chơi.
Trẻ phát âm
Trẻ nghe
Trẻ trả lời
Trẻ chơi.
Trẻ trả lời
Trẻ đọc
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
* Hoạt động có mục đích: Quan sát một số đồ dùng trong gia đình.
* Trò chơi vận động : Kéo co.
* Chơi tự do: chơi với bóng, vòng, phấn.
1.Yêu cầu:
Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên.
Trẻ biết được một số đồ dùng để ăn, uống, ngủ, giải trí….
Trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong gia đình được tốt.
Trẻ chơi trò chơi hứng thú và đúng luật.
Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
2. Chuẩn bị .
Trang phục gọn gàng.
Địa điểm quanh sân trường an toàn.
Một số đồ dùng gia đình như bát, thìa, ấm chén, bàn ghế, giường….
Dây thừng dài 6- 8m.
Bóng, vòng, phấn mang theo.
3.Tổ chức hoạt động :
a. Hoạt động có mục đích:Quan sát một số đồ dùng trong gia đình.
Cả lớp hát bài: Nhà của tôi.
Trò chuyện với trẻ về chủ đề qua nội dung bài hát.
Giới thiệu hoạt động.
Hướng dẫn trẻ quan sát các đồ dùng trong gia đình.
Đây là cái gì? Bát thìa được dùng để làm gì?
Bát này được dùng để làm gì? Có phải dùng để ăn cơm không? Vìa sao
Còn đây là cái gì? Giường được dùng để làm gì ?
Tổng hợp ý kiến và giáo dục trẻ.
Kết thúc đọc bài thơ: Em yêu nhà em.
b. Trò chơi vận động: Kéo co.
Cô giới thiệu tên trò chơi. Cô nói cách chơi, luật chơi. Sau đó cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
nhận xét trẻ chơi.
c. Chơi tự do: dưới sự quản lý của cô.
Nhận xét giờ hoạt động ngoài trời.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC.
Thực hiện theo kế hoạch đã lên ở đầu tuần.
D. HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN NGỦ TRƯA.
Thực hiện theo kế hoạch đã lên.
E.HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
Vệ sinh - vận động nhẹ - ăn quà chiều.
Ôn chữ cái đã học:o. ô. ơ; a, ă, â; e, ê.
Nêu gương cuối ngày.
Vệ sinh - trả trẻ.
Nhận xét cuối ngày:
Thứ 6 ngày 02 tháng 11 năm 2012
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG
LÀM QUEN VỚI TOÁN
XÁC ĐỊNH PHÍA PHẢI, PHÍA TRÁI, PHÍA TRƯỚC,
PHÍA SAU CỦA ĐỐI TƯỢNG CÓ SỰ ĐỊNH HƯỚNG.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU .
1. Kiến thức:
Trẻ xác định được phía phải, phía trái, phía trước, phía sau của đối tượng khác có sự
định hướng.
Trẻ xác định được hướng thông qua sơ đồ.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát và đinh hướng trong không gian cho trẻ.
Rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
II CHUẨN BỊ.
Mỗi trẻ một khối vuông, một khối tam giác, một cây thông nhựa.
Một búp bê.
Sơ đồ đi tìm kho báu được vẽ trên bảng.
Bài hát: Cả nhà thương nhau.
Bài thơ: Em yêu nhà em.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức và gây hứng thú.
Cả lớp đọc bài: “Em yêu nhà em” sáng tác Đoàn Thị
Lam Luyến.
Trẻ đọc
Trẻ trò chuyện cùng cô
Trò chuyện với trẻ về chủ đề qua nội dung bài hát.
Tổng hợp ý kiến bổ xung và giáo dục trẻ.
2. Nội dung.
a. Ôn nhận biết phía phải, phía trái, phía trước, phía
sau của bản thân.
Cho trẻ làm theo yêu cầu của cô và làm các động tác
như vỗ tay.
Cho trẻ quay theo hiệu lệnh của cô như quay sang trái,
quay sang phải, đằng sau quay. Thực hiên 2 -3 lần.
b. Xác định phía phải, phía trái, phía trước, phía sau
của đối tượng có sự định hướng.
Chia rổ đồ chơi cho trẻ.
Trong rổ đồ chơi của con có những gì?
yêu cầu trẻ giơ tay phải lên chào cô giáo.
Con có nhận xét gì về tay phải của con và tay phải của
cô giáo?
Cô đưa bạn búp bê ra chào cả lớp.
Cho trẻ lấy tay trái của trẻ cầm tay trái của búp bê và
nhận xét.
Tay trái của con có cùng với tay trái của búp bê không?
Vì sao?
Khi 2 người không nhìn về cùng một hướng ( đứng
ngược chiều nhau) thì tay trái( phải) của người này sẽ
là tay trái( phải) của người kia.
Cho búp bê quay mặt về phía trẻ và nhận xét phía trước
và phía sau.
c. Luyện tập.
Trò chơi 1: Hãy bắt tay nhau.
trẻ bắt tay nhau theo yêu cầu của cô xem ai làm đúng,
nhanh, chính xác.
Nhận xét sau mỗi lần chơi.
Trò chơi 2: Đi tìm kho báu.
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. Sau đó
cho trẻ chơi 2 -3 lần. nhận xét sau mỗi làn chơi.
Trò chơi 3: Xếp hàng theo yêu cầu của cô.
trẻ xếp hàng theo hiệu lệnh của cô và nhận xét.
3. Kết thúc.
Củng cố bài. Hỏi trẻ tên hoạt động?
Trẻ vỗ tay
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời
Trẻ hứng thú chơi.
Trẻ chơi.
Trẻ chơi
Trẻ trả lời.
Nhận xét hoạt động.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI .
• Hoạt động có mục đích: Vẽ cốc uống nước.
• Trò chơi vận động: lộn cầu vồng.
• Chơi tự do: chơi với bóng,vòng, phấn.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên.
Trẻ vẽ được cái cốc theo trí tưởng tượng của mình. Phát triển khả năng quan sát và sự
sáng tạo cho trẻ.
Trẻ biết được công dụng của cái cốc.
Biết giữ gìn sản phẩm của mình.
Trẻ chơi trò chơi hứng thú và đúng luật.
Thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ.
II. CHUẨN BỊ.
Địa điểm: ngoài sân.
Phấn, mẫu một số cốc uống nước.
Một số bài hát về chủ đề.
Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
Phấn, bóng, vòng…
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
1. Hoạt động có mục đích: Vẽ cốc uống nước.
Gây hứng thú: cả lớp hát bài “ Nhà của tôi” .
Trò chuyện với trẻ về chủ đề qua nội dung bài thơ.
Cô giới thiệu hoạt động .
Cho trẻ quan sát một số mẫu cốc uống nước mà các cô đã chuẩn bị và đàm thoại với trẻ.
Cốc được dùng để làm gì vậy nhỉ?
Hôm nay cô cho các con vẽ cốc uống nước tặng bố mẹ thì con sẽ vẽ cốc như thế nào?
Hỏi ý định của 3 -4 trẻ.
Trẻ thự hiện cô bao quát và giúp đỡ trẻ.
Cô nhận xét, động viên trẻ.
Kết thúc đọc bài thơ “ Em yêu nhà em”
2. Trò chơi vân động: Lộn cầu vồng.
Cô nói luật chơi, cách chơi.
Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
Nhận xét sau mỗi lần chơi, động viên khuyến khích trẻ.
3. Chơi tự do:
Cô bao quát trẻ chơi và xử lý tình huống xảy ra.
Nhận xét hoạt động.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC.
Thực hiện theo kế hoạch lên như đã soạn ở đầu tuần.
D. HOẠT ĐỘNG VỆ SINH- ĂN – NGỦ TRƯA.
Thực hiện theo kế hoạch đã lên.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
Vệ sinh – vận động nhẹ - ăn phụ.
Biểu diễn văn nghệ cuối tuần : Trẻ hát, múa, đọc thơ các bài đã học.
Chơi tự chọn tại góc chơi. Cô bao quát trẻ chơi.
Nêu gương cuối tuần.
Vệ sinh – trả trẻ.
Nhận xét cuối ngày: