Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu mật độ xương ở nam giới đái tháo đường týp 2 từ 50 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 103 trang )

Bộ giáo dục v đo tạo
Trờng đại học y h nội

bộ y tế

Lê tiến vợng

Nghiên cứu mật độ xơng ở nam giới
đái tháo đờng týp 2 từ 50 tuổi trở lên
v một số yếu tố liên quan

Chuyên ngành: Bệnh học Nội khoa
MÃ số:
60.72.20

luận văn thạc sỹ y học

Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đỗ Thị Khánh Hỷ

H nội 2009


LờI CảM ƠN
Nhân dịp luận văn đợc hoàn thành, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc,
tôi xin đợc bày tỏ lời cám ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, bộ môn Nội tổng hợp trờng đại
học Y Hà nội đà quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận
văn tốt nghiệp.
PGS.TS. Đỗ Thị Khánh Hỷ, phó chủ nhiệm bộ môn Nội tổng hợp trờng đại
học Y Hà nội, phã viƯn tr−ëng viƯn L·o khoa Qc gia. Ng−êi thÇy hết lòng dạy


bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
GS.TS. Trần Ngọc Ân, Chủ tịch hội Thấp khớp học Việt nam, ngời thầy đÃ
định hớng và cho tôi lĩnh hội nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành các thầy cô trong hội đồng thông qua đề
cơng, trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đà giúp đỡ tôi những ý kiến quý
báu để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Ban giám đốc bệnh viện đa khoa Đống đa Hà nội, khoa X quang-Siêu âm
nơi tôi công tác, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích tôi
trong suốt thời gian tôi học tập và làm luận văn.
Tập thể cán bộ, nhân viên khoa Nội tiết Chuyển hóa, khoa Nội tổng hợp,
phòng đo mật độ xơng, khoa xét nghiệm của viện LÃo khoa Quốc gia đà giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu .
Tôi vô cùng biết ơn những bệnh nhân tham gia nghiên cứu này- họ là những
ngời đà giúp rất nhiều cho tôi tìm tòi trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin cảm ơn các bạn lớp cao học Nội 16, các bạn học phổ thông, các bạn
lớp CKI YHGĐ (2002-2004) và tất cả những ngời đà luôn ở bên tôi, động viên
tôi trong thời gian tôi học tập, làm luận văn.


Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với cha, mẹ, anh chị em tôi, vợ và các
con yêu quý của tôi - những ngời luôn dành cho tôi tình yêu thơng, sự động
viên trong cuộc sống, trong học tập và công tác, để tôi yên tâm học tập, vợt qua
những khó khăn và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin kính tặng luận văn tốt nghiệp này cho cha mẹ, thầy cô và những
ngời thân để bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng vô hạn.
Hà nội, tháng 12 năm 2009

Lê Tiến Vợng



Mục lục
Đặt vấn đề........................................................ Error! Bookmark not defined.
Chơng 1 Tổng quan ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Cấu trúc, chức năng cđa x−¬ng............. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. CÊu tróc x−¬ng: .............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Chức năng của mô xơng: .............. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Sự tái tạo xơng ............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hởng đến mật độ xơng: .....Error! Bookmark not
defined.
1.2. LoÃng xơng, các phơng pháp chẩn đoán loÃng xơng...............Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. LoÃng xơng:.................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Các phơng pháp chẩn đoán loÃng xơng:....Error! Bookmark not
defined.1
1.3. Bệnh đái tháo đờng và loÃng xơng do ĐTĐ.....Error! Bookmark not
defined.6
1.3.1. Định nghĩa: ................................... Error! Bookmark not defined.6
1.3.2. Chẩn đoán:.................................... Error! Bookmark not defined.6
1.3.3. Phân loại ĐTĐ .............................. Error! Bookmark not defined.7
1.3.4. C¬ chÕ bƯnh sinh cđa lo·ng x−¬ng trong ĐTĐ týp 2 ..................... 19
1.3.5. Các yếu tố ảnh hởng tới MĐX của bệnh nhân bị ĐTĐ týp 2 Error!
Bookmark not defined.1
1.3.6. Nguy cơ gÃy xơng ở bệnh nhân bị ĐTĐ týp 2 .. Error! Bookmark
not defined.3
1.4. Tình hình nghiên cứu loÃng xơng ..... Error! Bookmark not defined.3
Chơng 2 Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu .......................................... 26
2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: ........................................................... 26
2.2. Đối tợng nghiên cứu: .......................................................................... 26

2.2.1. Phân nhóm đối tợng: .................................................................... 26
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tợng nghiên cứu: ..Error! Bookmark not
defined.
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ:......................... Error! Bookmark not defined.


2.3. Phơng pháp nghiên cứu:...................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thiết kÕ nghiªn cøu :...................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Néi dung nghiªn cøu: ..................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. XÐt nghiƯm sinh ho¸ m¸u:.............................................................. 30
2.3.4. Chơp X quang cét sèng l−ng – thắt lng:....................................... 30
2.3.5. Đo mật độ xơng bằng hấp thụ tia X kÐp:...................................... 31
2.4. Xư lý sè liƯu:......................................... Error! Bookmark not defined.
Chơng 3 Kết quả nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Đặc điểm chung của các đối tợng nghiên cứu: ..Error! Bookmark not
defined.
3.1.1. Đặc điểm tuổi, chiều cao, cân nặng: .............Error! Bookmark not
defined.
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo các ®é ti:.............Error! Bookmark not
defined.
3.1.3. Ph©n bè bƯnh nh©n theo chØ số khối cơ thể (BMI): .................Error!
Bookmark not defined.6
3.2. đặc điểm của nhóm bị ĐTĐ týp 2:...... Error! Bookmark not defined.7
3.2.1. Đặc điểm thời gian b bệnh............. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Đặc điểm về HbA1C: ................... Error! Bookmark not defined.7
3.2.3. Giá trị trung bình của các chỉ số sinh hóa máu. .. Error! Bookmark
not defined.
3.3. Mật độ xơng và tỷ lệ loÃng xơng ...................................................... 38
3.3.1. Giá trị trung bình của MĐX CSTL v CX................................... 38
3.3.2. Mật độ xơng CSTL ở nhóm nghiên cứu ......Error! Bookmark not

defined.
3.3.3. Mật độ xơng cổ xơng đùi ở nhóm nghiên cứu Error! Bookmark
not defined.
3.4. Các yếu tè liªn quan.............................. Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Mèi liªn quan giữa BMI và MĐX .. Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Mối liên quan giữa HbA1C và MĐX ............Error! Bookmark not
defined.
3.4.3. Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và MĐX ... Error! Bookmark
not defined.
3.4.4. Mối liên quan giữa Insulin máu và M§X ...................................... 49


3.4.5. Mối liên quan giữa Calci máu và MĐX. ........................................ 52
3.4.6. Mối liên quan giữa Calci ion hóa với MĐX ..Error! Bookmark not
defined.
Chơng 4 Bàn luận .......................................................................................... 57
4.1. Về đối tợng và phơng pháp nghiên cứu ............................................ 57
4.1.1. Đối tợng nghiên cứu: .................................................................... 57
4.1.2. Phơng pháp nghiên cứu: ............................................................... 58
4.2. Mật độ xơng ở bệnh nhân ĐTĐ .......................................................... 58
4.3. LoÃng xơng ở bệnh nhân nam giới ĐTĐ ...........Error! Bookmark not
defined.
4.4. Một số yếu tố ảnh hởng tới mật độ xơng ở nam giới ĐTĐ týp 2 từ 50
tuổi trở lên.................................................... Error! Bookmark not defined.
4.4.1. ¶nh h−ëng cđa BMI ....................... Error! Bookmark not defined.
4.4.2. ảnh hởng của thời gian bị bệnh ... Error! Bookmark not defined.
4.4.3. ¶nh h−ëng cđa HbA1C .................. Error! Bookmark not defined.
4.4.4. ảnh hởng của nồng độ Insulin máu ............Error! Bookmark not
defined.
4.4.5. ảnh hởng của nồng độ calci máu................................................. 68

4.4.6. ảnh hởng của nồng độ calci ion hoá máu.................................... 69
Kết luận ........................................................................................................... 71
Kiến nghị ......................................................................................................... 73


Danh mục Các chữ viết tắt
BMD

: Mật độ xơng (Bone Mineral Density)

BMI

: ChØ sè khèi c¬ thĨ (Body Mass Index)

BN

: Bệnh nhân

CXĐ

: Cổ xơng đùi

CSTL

: Cột sống thắt lng

DXA

: Đo hÊp thơ tia X kÐp
(Dual Energy X ray Absorptiometry)


DPA

: §o hấp thụ photon kép (Dual Photon Absortiometry)

ĐTĐ

: Đái tháo đờng

ĐTTT

: Đục thủy tinh thể

lX

: LoÃng xơng

MĐX

: Mật độ xơng

PTH

: Hormon tuyến cận giáp (Parathyroide Hormon)

QCT

: Chụp cắt lớp vi tính định lợng
(Quantitative Computed Tomography)


QUS

: Siêu âm định lợng (Quantitative Ultrasound)

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard Derivasion)

SLBN

: Số lợng bệnh nhân

WHO

: Tổ chøc Y tÕ thÕ giíi (World Health Organization)

x

: Trung b×nh

XN

: XÐt nghiÖm


Danh mục các bảng

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, chiều cao, cân nặng ................................................ 35
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số khối cơ thể (BMI).......................... 36
Bảng 3.3. Đặc điểm về thời gian bị bệnh đái tháo đờng ............................... 37

Bảng 3.4. Đặc điểm về HbA1C của nhóm ĐTĐ týp 2 (WHO-2002) ............. 37
Bảng 3.5. Giá trị trung bình của các chỉ số sinh hoá máu ở nhóm ĐTĐ.........38
Bảng 3.6. Giá trị trung bình của MĐX CSTL và CXĐ....................................38
Bảng 3.7. Mật độ xơng CSTL theo T-score ở nhóm nghiên cứu................... 40
Bảng 3.8. Mật độ xơng CXĐ theo T-score ở nhóm nghiên cứu.................... 41
Bảng 3.9. Liên quan giữa BMI và giá trị trung bình của MĐX CSTL ............ 42
Bảng 3.10. Liên quan giữa BMI và giá trị trung bình của MĐX CXĐ ........... 42
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa HbA1C và giá trị trung bình của MĐX CSTL
......................................................................................................................... 44
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa HbA1C và giá trị trung bình của MĐX CXĐ.
......................................................................................................................... 45
Bảng 3.13. Liên quan giữa HbA1C và MĐX CSTL theo T-score................... 46
Bảng 3.14. Liên quan giữa HbA1C và MĐX CXĐ theo T-score.................... 46
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và MĐX CSTL................... 47
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và MĐX CXĐ.................... 47
Bảng 3.17. Liên quan giữa thời gian bị bệnh và MĐX CSTL theo T-score .... 48
Bảng 3.18. Liên quan giữa thời gian bị bệnh và MĐX CCXĐ theo T-score .. 49
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa Insulin máu và MĐX CSTL........................... 49
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa Insulin máu và MĐX CX§............................ 50


Bảng 3.21. Liên quan giữa nồng độ Insulin máu và MĐX CSTL theo T-score
......................................................................................................................... 51
Bảng 3.22. Liên quan giữa nồng độ Insulin máu và MĐX CXĐ theo T-score
........................................................................................................................ .51
Bảng 3.23. Liên quan giữa nồng độ Calci máu với MĐX CSTL.................... .52
Bảng 3.24. Liên quan giữa nồng độ Calci máu với MĐX CXĐ..................... .52
Bảng 3.25. Liên quan giữa nồng độ Calci máu và MĐX CSTL theo T-score
...................................................................................................................... ...53
Bảng 3.26. Liên quan giữa nồng độ Calci máu và MĐX CXĐ theo

T-score.............................................................................................................54
Bảng 3.27. Liên quan giữa nồng độ Calci ion hoá máu với MĐX CSTL....... .54
Bảng 3.28. Liên quan giữa nồng độ Calci ion hoá với MĐX CXĐ................ .55
Bảng 3.29. Liên quan giữa nồng độ Calci ion hoá và MĐX CSTL theo T-score
...................................................................................................................... ...55
Bảng 3.30. Liên quan giữa nồng độ Calci ion hoá và MĐX CXĐ theo T-score
...................................................................................................................... ...55


Danh mục các biểu đồ

Biểu đồ 3.1: So sánh phân bố nhóm tuổi giữa hai nhóm bệnh nhân ............... 36
Biểu đồ 3.2: So sánh phân bố giá trị trung bình của MĐX CSTL và CXĐ giữa
hai nhóm bệnh nhân ........................................................................................ 39
Biểu đồ 3.3: Liên quan giữa BMI với MĐX CSTL theo T-score .................... 43
Biểu đồ 3.4: Liên quan giữa BMI víi M§X CX§ theo T-score ..................... 44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ), là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh nội
tiết. Bệnh ĐTĐ cùng với ung thư và tim mạch là ba bệnh có tốc độ phát
triển nhanh nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường
quốc tế năm 1995 trên thế giới có khoảng 135 triệu người (4%) bị bệnh
ĐTĐ, dự báo đến năm 2025 con số này là 330 triệu người (5,4%) [2].
Ở Việt nam, năm 1990 tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Hà nội là 1,2%. Đến năm
2001 tỷ lệ mắc ĐTĐ tại khu vực nội thành của Hà nội là 4,0% tăng gần
gấp bốn lần so với 10 năm trước [2].
Cho tới nay chưa có khả năng chữa khỏi bệnh ĐTĐ và nếu không điều

trị, không quản lý tốt, bệnh sẽ có nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính
nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình
và xã hội. Một trong các biến chứng đó là lỗng xương (LX) thứ phát do
ĐTĐ [18, 21, 31]. Loãng xương là một vấn đề đang được thế giới rất quan
tâm vì qui mơ lớn và hệ quả nghiêm trọng của nó trong cộng đồng. Ở
những người trên 60 tuổi có khoảng 20% phụ nữ, 10% nam giới bị LX [15].
Hậu quả nặng nhất của LX là gãy xương. Theo ước tính của Tổ chức Y tế
thế giới tỷ lệ gãy cổ xương đùi do LX trên thế giới sẽ tăng từ 1,7 triệu
người năm 1990 lên 6,3 triệu người vào năm 2050. Ở Thái lan tỷ lệ gãy cổ
xương đùi ở đàn ông trên 60 tuổi là khoảng 99/100.000 dân (ở nữ là 202/
100.000 dân) [78]. Dựa vào số liệu này và số liệu dân số của nước ta, có thể
ước tính hiện nay số ca gãy cổ xương đùi ở nam giới khoảng 6.300 và con
số này sẽ tăng lên 17.000 vào năm 2030. Tại Austria tỷ lệ gãy cổ xương đùi
ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 3,4% [81]. Hàng năm, Mỹ chi phí tới hơn 14 tỷ
đơ la cho điều trị LX và gãy xương [15]. Bởi vì LX xảy ra một cách âm
thầm, cho nên rất khó phát hiện. Khi có biểu hiện trên lâm sàng thì việc


2
điều trị hầu như chỉ có thể làm giảm sự phát triển của bệnh. Do vậy việc dự
phòng LX ở những cá thể có nguy cơ mới là quan trọng.
Để đánh giá độ LX người ta dựa vào nhiều phương pháp đo mật độ
xương như siêu âm, hấp thụ tia photon đơn và kép, hấp thụ tia X kép,... Đo
mật độ xương bằng độ hấp thụ tia X kép (DXA) tại vị trí cột sống thắt lưng
và cổ xương đùi là phương pháp tiên tiến, có giá trị chẩn đốn cao, được áp
dụng phổ biến trên thế giới. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán LX.
Trên thế giới, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về LX, hậu quả gãy
xương do LX thấy có liên quan chặt chẽ giữa ĐTĐ và LX.
Ở Việt nam đã có nghiên cứu mật độ xương ở nam giới bình thường từ
20–49 tuổi [5] và từ 50 tuổi trở lên bằng phương pháp đo hấp thụ tia X kép

[13]. Tuy nhiên mật độ xương ở nam giới ĐTĐ týp 2 từ 50 tuổi trở lên ở
Việt nam như thế nào? Cho tới nay chưa có cơng trình nào đề cập và cơng
bố về vấn đề này. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu mật độ xương ở nam giới ĐTĐ týp 2 từ 50 tuổi trở lên
và một số yếu tố liên quan”.
Mục tiêu của đề tài:
1. Xác định mật độ xương ở nam giới ĐTĐ týp 2 từ 50 tuổi trở lên bằng
phương pháp tia X kép (DXA).
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở đối tượng trên.


3
Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Cấu trúc, chức năng của xương
Xương là một mô liên kết đặc biệt bao gồm các tế bào tạo xương và chất
căn bản (bone matrix).
1.1.2. Cấu trúc xương:
+ Cấu trúc đại thể:
- Phần ngoài (vỏ xương, xương đặc) chiếm 80% khung xương.
- Phần trong (xương bè, xương xốp) chiếm 20%.
+ Cấu trúc vi thể: Xương được cấu tạo bởi các mô liên kết khác nhau.
- Chất căn bản của mô xương:
Khung Protein: 95% là các sợi collagen được tạo nên bởi hydroxyprolin
và hydroxylysin, 1% là chất cơ bản mà bản chất là aminopolysaccarid, 2% là
các tế bào tạo xương, 2% là nước.
Muối khoáng: Chủ yếu là calci và phospho dưới dạng các tinh thể
hydroxyapatit Ca10(PO4)6(OH)2. Chúng được gắn song song vào các sợi
collagen của khung protein. Tổ chức xương được tạo nên, phát triển và củng

cố bằng sự điều hịa của 2 q trình tạo xương và hủy xương với sự tham gia
của tạo cốt bào và hủy cốt bào.
- Các tế bào tạo xương: có 2 loại
• Tạo cốt bào là các tế bào có nhân hình thoi, có nhiệm vụ sản sinh ra các
thành phần của nền xương (các sợi collagen và các chất nền), có vai trị quan
trọng trong q trình calci hóa.
• Hủy cốt bào là các tế bào khổng lồ đa nhân, có nhiệm vụ tiêu xương.
1.1.2. Chức năng của mơ xương:


4
+ Chức năng cơ giới:
- Chống đỡ và là chỗ bám để cơ vận động.
- Chứa đựng, bảo vệ các tạng và tủy sống.
+ Chức năng chuyển hóa: Dự trữ các ion cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt là calci
và phosphat.
1.1.3. Sự tái tạo xương [3,10,14,16]
1.1.3.1. Sự mất xương sinh lý:
+ Khối xương cao nhất vào cuối thời kỳ phát triển của cơ thể (đỉnh khối
xương) thường ở tuổi 30.
+ Từ 35 đến 40 tuổi (mất xương chậm): Sự mất xương sinh lý bắt đầu xảy ra
khoảng 0,1% - 0,5% mỗi năm.
+ Giai đoạn mãn kinh (mất xương nhanh): Sự mất xương tăng lên 1-3% mỗi
năm và kéo dài 5 đến 10 năm sau khi ngừng hoạt động kinh nguyệt. Đến
ngoài 70 tuổi do thiếu calci và vitamin D dẫn đến hậu quả cường cận giáp thứ
phát, sự dư thừa PTH làm tăng hủy xương và tái tạo xương dẫn đến thiểu
năng xương (đặc biệt xương đặc) làm tăng nguy cơ gãy xương.
1.1.3.2. Chu kỳ tái tạo xương:
Bắt đầu bằng sự hủy xương (bone resorption) dưới tác dụng của hủy cốt
bào. Tiếp theo là giai đoạn đổi chiều (reversal phase) với sự kết thúc hủy

xương và khởi đầu quá trình tạo xương. Trong giai đoạn đổi chiều, các hốc
xương tạo ra trong q trình hủy xương được lót bởi các tế bào đơn nhân.
Giai đoạn 3 là giai đoạn tạo xương khi các tế bào đơn nhân được thay thế bởi
các tế bào nguồn gốc xương, các tế bào này sau đó biệt hố thành tạo cốt bào,
chất căn bản chứa calci được lắng đọng, các hốc được làm đầy dần với
xương mới.


5
Giai đoạn huỷ xương kéo dài trong vài ngày. Khi các hốc đầy, tạo cốt bào
trở thành những tế bào lát phẳng trong khi các chất cơ bản không calci hố
hẹp lại, thậm chí biến mất. Chu trình tái tạo xương kéo dài trong vài
tháng [22,79]. Nhờ quá trình hủy xương và tạo xương mà mô xương liên tục
được thay thế nhằm duy trì được hình dáng, trọng lượng, cấu trúc của xương.
Khi hai quá trình này bị mất cân đối, hủy xương nhiều hơn tạo xương sẽ dẫn
đến giảm khối lượng xương gây ra tình trạng lỗng xương.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương:
+ Di truyền: Khối lượng xương ở những cặp sinh đôi cùng trứng giống nhau
nhiều hơn những cặp sinh đôi khác trứng [40,47,72].


6

+ Tuổi: Tuổi càng cao, mật độ xương càng giảm, hiện tượng mất xương theo
tuổi đời đã được nhiều tác giả nghiên cứu chứng minh MĐX giảm dần theo
tuổi và tỷ lệ gãy xương tăng theo tuổi [90], do:
• Chức năng của của tạo cốt bào suy giảm.
• Sự suy giảm hấp thu calci ở ruột và sự giảm tái hấp thu calci ở ống thận.
Tham gia vào quá trình hấp thu calci ở ruột có vai trị của chất
1-25 dihydroxycholecalciferol. Ở người già nồng độ Hydroxycholecalciferol

(tiền chất của 1-25 dihydroxycholecalciferol) trong máu cũng giảm do chế độ
dinh dưỡng, do giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời [81].
+ Dinh dưỡng: Chế độ ăn không đầy đủ calci sẽ ảnh hưởng đến sự đạt đỉnh
khối lượng xương và sự mất xương sau này [46,61]. Sử dụng thường xuyên
những sản phẩm của sữa cũng làm giảm tỷ lệ gãy xương.
Chế độ ăn có nhiều phospho mà hàm lượng calci thấp khơng tương xứng
cũng sẽ đưa đến giảm mật độ xương [28].
Chế độ ăn thiếu protein đưa đến giảm khối lượng xương, người ta thấy khối
lượng xương giảm rõ rệt nếu chế độ bị thiếu protein. Ngược lại, nếu cung cấp
quá nhiều protein cũng dẫn đến mất chất xương, do làm tăng mức lọc cầu
thận, dẫn đến giảm tái hấp thu calci ở ống thận [24]
+ Vận động: Cần thiết để duy trì mơ xương. Sự giảm vận động ở người lớn
tuổi cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến sự mất xương. Sự vận động của các cơ
kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương. Ngược lại, sự giảm vận
động dẫn tới mất xương nhanh [38].
+ Cân nặng: Trọng lượng cơ thể cũng ảnh hưởng tới mật độ xương. Năm
1986, viện quốc gia về sức khoẻ của Đan mạch [73] đã thông báo rằng trọng
lượng cơ thể thấp là một yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của LX.


7
CoinA. và cộng sự [29] đã nghiên cứu hai nhóm nam giới cao tuổi, một
nhóm có cân nặng thấp với BMI < 22, nhóm kia có cân nặng bình thường với
BMI từ 22-36. Kết quả là ở nhóm cân nặng thấp có mật độ xương giảm với
T-score < -2,5 (-3 ở cổ xương đùi và -2,7 ở toàn bộ xương đùi), trong khi ở
nhóm cịn lại có mật độ xương bình thường.
+ Chiều cao: Nhiều nghiên cứu thấy rằng chiều cao có ảnh hưởng đến MĐX.
Compston và cộng sự (1992) nghiên cứu thấy rằng những người có chiều
cao thấp có nguy cơ đối với sự giảm mật độ xương [30].
Vũ Thị Thanh Thuỷ [11,12] trong nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ gây

loãng xương ở phụ nữ mãn kinh tại khu vực Hà nội thấy chiều cao cơ thể
dưới 145 cm là yếu tố nguy cơ gây lún đốt sống do LX sau mãn kinh.
+ Nội tiết: Nội tiết tố có ảnh hưởng trên q trình phát triển của khối xương,
đặc biệt ở giai đoạn cơ thể đang phát triển đến lúc trưởng thành đạt đến đỉnh
cao của khối xương.
Androgen có ảnh hưởng lên sự phát triển khối xương ở nam giới. Bên
cạnh sự suy giảm lượng testosterol, việc thiếu hụt của estradiol cũng góp
phần vào lỗng xương ở nam giới [87]. Ngày nay, người ta đã chứng minh
được rằng có tình trạng này là do có sự thiếu hụt lượng lớn estrogen trong
giai đoạn mãn kinh ở nữ giới và sự thiếu hụt androgen ở nam giới. Đồng thời
việc điều trị bằng hormon thay thế đã có tác động tốt trong việc làm giảm tốc
độ mất xương [43].
Một số hormon tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự hấp thu calci ở ruột,
loại bỏ calci-phospho ở thận. Các hormon tác động lên mơ xương và chuyển
hóa calci-phospho: PTH, calcitonin, estrogen, hormon giáp, cortisol, insulin.
+ Vitamin D tác động lên chuyển hóa calci-phospho kích thích hủy xương và
ảnh hưởng trên sự hoạt động của tạo cốt bào.


8
+ Vitamin C cần thiết để xây dựng sợi collagen, thiếu vitamin C sự tạo chất
tiền xương bị cản trở đến mức có thể lỗng xương.
+ Ảnh hưởng tuần hồn: Sau các chấn thương, người ta thấy có lỗng xương.
+ Chất khống: Thức ăn thiếu calci gây nên lỗng xương do tăng hủy xương
vì cường cận giáp thứ phát.
+ Thiếu phospho vì thiếu vitamin D hoặc nguyên nhân khác cản trở sự vơ cơ
hóa của chất tiền xương, cũng có thể sinh ra còi xương hoặc nhuyễn xương.
Trong một vài điều kiện đặc biệt, thiếu phospho gây loãng xương do tăng
hủy xương và giảm tạo xương.
+ Phosphatse kiềm là cần thiết cho sự vơ cơ hóa các sụn và mơ xương.

+ Các yếu tố khác: Sử dụng một số thuốc (Glucocorticoid, heparin,...), chủng
tộc, uống rượu, hút thuốc lá, tình trạng sinh đẻ, một số bệnh lý (cường giáp,
cường cận giáp, cushing, đái tháo đường, sau cắt dạ dày, ruột, rối loạn tiêu
hoá kéo dài, suy thận, xơ gan, suy giáp, viêm khớp mạn tính,...), đều có ảnh
hưởng đến mật độ xương.
1.2. Lỗng xương, các phương pháp chẩn đốn lỗng xương
1.2.1. Loãng xương:
1.2.1.1. Định nghĩa: Loãng xương là một bệnh được đặc trưng bởi giảm khối
lượng xương của cơ thể, tổn hại vi cấu trúc của mơ xương dẫn đến xương
giịn và tăng nguy cơ gãy xương [1].
Năm 1994, Tổ chức y tế thế giới đã thống nhất đưa ra định nghĩa lỗng
xương dựa trên mật độ chất khống của xương (BMD-Bone Mineral Density)
theo chỉ số T (T - score) như sau:
T - score của một cá thể là chỉ số mật độ xương (BMD) của cá thể đó so
với BMD của nhóm người trẻ tuổi làm chứng. Trên cơ sở đó, có các giá trị
của BMD như sau:


9
- BMD bình thường khi T - score > - 1: Tức là BMD của đối tượng trên -1
độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi.
- Thiểu xương (khối lượng xương thấp, giảm mật độ xương)
khi - 1 ≥ T - score ≥ -2,5: Tức là BMD từ - 1 đến - 2,5 độ lệch chuẩn so với
giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi.
- Loãng xương khi T - score< - 2,5: Tức là BMD dưới - 2,5 độ lệch chuẩn so
với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi, ở tại bất kỳ vị trí nào
của xương
- Loãng xương nặng khi T - score < - 2,5 và kèm gãy xương.
Vị trí xương hay bị gãy: Đốt sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương cẳng tay.


Xương bình thường

1.2.1.2. Phân loại:
Theo nguyên nhân, LX được chia làm 2 loại:
+ Loãng xương nguyên phát [1]:

Loãng xương


10
Là loại LX khơng tìm thấy căn ngun nào khác ngồi tuổi tác và/hoặc tình
trạng mãn kinh ở phụ nữ. LX nguyên phát được chia làm 2 týp:
- Týp 1 (hoặc sau mãn kinh): Thường gặp ở phụ nữ khoảng từ 50 – 55 tuổi,
đã mãn kinh,...
- Týp 2 (hoặc LX tuổi già [1]): Liên quan tới tuổi và với sự mất cân bằng tạo
xương. Týp này xuất hiện ở cả nam và nữ, thường gặp ở độ tuổi > 70.
+ Lỗng xương thứ phát:
LX tìm thấy ngun nhân do một số bệnh hoặc những yếu tố có thể gây nên:
- Bệnh nội tiết: Tăng tiết hormon vỏ thượng thận, giảm chức năng tuyến sinh
dục, cường giáp, cường cận giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi,...
- Bệnh tiêu hóa: Cắt dạ dày, cắt ruột với đoạn dài, kém hấp thu, thiếu dinh
dưỡng, bệnh gan mãn tính.
- Bệnh khớp: Viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống.
- Bệnh ung thư: Kahler, ung thư di căn,...
- Bệnh di truyền: bệnh Marfan, nhiễm sắc tố sắt,...
- Sử dụng corticoid, heparin kéo dài, bất động dài ngày cũng hay bị LX.
1.2.1.3. Triệu chứng học loãng xương:
Hầu hết các tác giả khẳng định rằng tình trạng LX thường tiến triển thầm
lặng trong một thời gian dài mà không gây một triệu chứng nào, những biểu
hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi mật độ xương giảm trên 30% [1]. Trong

nhiều trường hợp biểu hiện đầu tiên của LX lại là gãy xương [23]. Trường
hợp đau cột sống do xẹp các đốt sống cấp tính: Đau xuất hiện khi có một đốt
sống mới bị xẹp hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp nặng thêm.
- Hội chứng kích thích rễ thần kinh: Có thể có các dấu hiệu chèn ép rễ
thần kinh như đau dọc theo dây thần kinh liên sườn, thần kinh
toạ,...nhưng không bao giờ gây hội chứng ép tuỷ.


11
- Trường hợp đã có biến dạng cột sống: Các biến dạng này làm cho bệnh
nhân đau cột sống và do cọ sát vào xương chậu.
- Gãy xương: Các vị trí gãy xương thường gặp là đầu trên xương đùi,
xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và
xương cùng .
1.2.2. Các phương pháp chẩn đốn lỗng xương:
Phân tích một mơ xương, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thăm
dò: chụp Xquang quy ước, chẩn đốn hình thái tổ chức học, phương pháp
sinh hóa, đồng vị phóng xạ,... Gần đây, những phương pháp thăm dị mới
xuất hiện như: chụp cắt lớp vi tính, đánh giá khả năng hấp thụ tia gama của
xương (hấp thụ proton đơn, kép), hấp thụ tia X năng kép, siêu âm định lượng,
sinh thiết xương (để định lượng calci, phospho trong mẫu sinh thiết),…
1.2.2.1. Xét nghiệm sinh hóa:
Q trình chuyển hóa của xương thông qua hoạt động tạo xương và hủy
xương do đó ln tạo ra sự thay đổi của một số thành phần nội môi trong cơ
thể. Định lượng một số chỉ số sinh hóa trong máu và nước tiểu, người ta có
thể đánh giá được sự thay đổi quá trình chuyển hóa chất khống của xương.
Tạo xương
Huyết

- Osteocalcin


thanh

Hủy xương

- Phosphatse kiềm

Huyết thanh

Nước tiểu

- Phosphatase acid
- Kháng acid Tartric (TRAP)
- Pyridinolin (Pyr)
- Desoxypyridinolin (D-Pyr)


12
1.2.2.2. Phương pháp chụp Xquang quy ước:
Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá mật độ xương bằng phương pháp Xquang như
tính theo các chỉ số: Barnett-Nordin, Meunier, Buchanan J.R, Singh.
+ Chỉ số Barnett-Nordin (đo chỉ số tủy-vỏ): chụp xương đốt bàn tay thứ 2
Barnett-Nordin =

Trong đó:

(D-d)

D
D là đường kính của thân xương

d là đường kính của phần tủy xương

Nếu chỉ số này < 0,45 được coi là loãng xương (theo Barnett-Nordin).
+ Chỉ số Meunier: Chụp nghiêng cột sống lưng và thắt lưng (từ D6 – D12
và D12 – L5). Sử dụng thước compa đo các chiều cao trước, giữa và sau của
10 thân đốt sống từ D7 – L4. Dựa vào kết quả đo và quan sát hình thái thân
đốt sống, cho điểm từng đốt theo phương pháp của Meunier:
- Đốt sống bình thường:

1 điểm

- Đốt sống lõm một hoặc hai mặt:

2 điểm

- Đốt sống hình chêm (chiều cao trước dưới 80% chiều cao sau):

3 điểm

- Đốt sống xẹp toàn bộ (hình lưỡi):

4 điểm

Tính tổng số điểm của 10 đốt sống (từ D7 đến L4) ta có chỉ số Meunier.
• Khi tất cả các đốt sống bình thường: Chỉ số Meunier bằng 10 (khơng
lỗng xương).
• Khi có một hoặc nhiều đốt sống bị biến dạng: Chỉ số Meunier lớn hơn 10
(có loãng xương).
+ Chỉ số Singh: Chụp đầu trên xương đùi với tư thế thẳng. Bình thường thấy
4 hệ thống các dải xương hiện rõ, khi các dải xương bị đứt gãy, mất đi ít hay

nhiều, cho điểm từ 1 đến 7 (7 điểm là bình thường, 1 điểm là rất nặng).


13
1.2.2.3. Các phương pháp đo mật độ xương [10,14,25,27,32,58,81].
+ Đo hấp thụ Photon đơn (Single photon Absortiometry – SPA)[9,50,51,88].
Năm 1963, Cameron và cộng sự phát minh ra kỹ thuật này.
- Nguyên lý: Sử dụng nguồn tia Gama phát ra từ iode 125 (I125) chiếu vào
vùng xương cần thăm dò. Sự hấp thụ năng lượng khác nhau của xương
và phần mô mềm cho phép tính được khối lượng chất khống trên vùng
tia chiếu qua. Kết quả được tính bằng g/cm. Thời gian thăm dị trong 15
phút, phương pháp này có độ chính xác cao, tỷ lệ sai số 4 – 5%, tia xạ
yếu (5-10 mrem). Kỹ thuật này thường áp dụng để đo khối lượng xương
ở vị trí ngoại vi như xương quay, xương gót.
- Ưu điểm: Máy gọn nhẹ, liều tia xạ thấp (5-10mrem), sử dụng thuận lợi
trong các nghiên cứu ở cộng đồng.
- Nhược điểm: Chỉ cho phép đo được mật độ các xương ngoại vi, không
đo được vị trí trung tâm như xương đùi, cột sống.
+ Đo hấp thụ Photon kép (Dual Photon Adsortiometry – DPA)[16].
Kỹ thuật này được tìm ra từ những thập niên 1960 – 1970 và được Mazess
cùng cộng sự phát triển.
- Nguyên lý: Sử dụng hai nguồn photon có mức năng lượng khác nhau
44kev và 100kev. Nguồn phát xạ thường là Gadolinium 153 (Gd153). Với
hai nguồn photon này, hệ số hấp thụ của xương và mơ mềm khác nhau
cho phép đánh giá chính xác khối lượng xương. Kết quả được biểu diễn
bằng lượng chất khống trên một đơn vị diện tích vùng được qt
(g/cm2). Liều tia là 5 mrem, thời gian thăm dò khoảng 20 phút, sai số
3 – 6% tùy từng vị trí đo.
- Ưu điểm: Cho phép nghiên cứu bất kỳ vị trí nào của xương.



14
- Nhược điểm: Thời gian thăm dị dài, khơng đánh giá được tách biệt giữa
phần xương đặc và xương xốp
+ Siêu âm định lượng (Quantitative Ultrasound – QSU)[53,88].
Đây là phương pháp mới được áp dụng để đánh giá chất lượng xương.
- Nguyên lý: Phát chùm tia sóng siêu âm có tần số từ 200 – 1000 kHz qua vị
trí cần đo để đánh giá MĐX. Khi xương xốp do LX thì khả năng dẫn truyền
tia siêu âm qua xương sẽ giảm và khả năng hấp thụ tia siêu âm của xương
cũng giảm theo.
- Phương pháp đo: Có 2 loại
• Đo tốc độ dẫn truyền âm.
• Hấp thụ siêu âm dải rộng (Broadban ultrasound attenuation-BUA).
- Ưu điểm: Dễ sử dụng, giá thành rẻ, không bị ảnh hưởng của tia phát xạ.
- Nhược điểm: Tuy nhiên độ chính xác bị hạn chế bởi phần mềm bao quanh.
+ Chụp cắt lớp vi tính (Quantitative Computed Tomography - QCT) [42,53].
Ruegsegger và cộng sự đã tìm ra phương pháp này năm 1976 khi thăm dị
mật độ xương cánh tay.
- Nguyên lý: Dựa vào đặc tính hấp thụ khác nhau của tổ chức calci ion hóa
với nguồn tia xạ ion hóa, với những lát cắt 8 – 10 mm đi qua trung tâm các
thân đốt sống từ L1 đến L5. Tỷ trọng khoáng của xương được so sánh với
một phantom đi kèm chứa K2HPO4 hoặc CaCO3 ở các nồng độ khác nhau.
Kết quả tính bằng g/cm3. Thời gian thăm dò 15 phút, tỷ lệ sai số 5 – 10%.
- Ưu điểm: Cho biết tỷ trọng khoáng thực theo 3 chiều của xương. Thành
phần xương đặc và xương xốp được đánh giá một cách biệt lập.
+ Đo hấp thụ tia X đơn (Single Energy X-ray Absortiometry-SXA [9,50,54,55].
Kỹ thuật này được Kelly và cộng sự sử dụng từ năm 1994, dùng để đo mật
độ xương ở những vị trí xương ngoại vi, kỹ thuật này cho phép đo ở những vị



15
trí tránh dùng chất phóng xạ. Người ta thường áp dụng phương pháp này để
thay thế phương pháp đo hấp thụ photon đơn, tuy nhiên kỹ thuật này khó thực
hiện ở phần xương đùi và cột sống.
+Đo hấp thụ tia X kép (Dual Energy X-ray Absortiometry - DXA)
[9,44,51,54,55,65].
Trong những năm gần đây Mazess và Wahner (1988), Stein và cộng sự
(1988) đã công bố phương pháp đánh giá mật độ xương bằng đo hấp thụ tia X
kép. Đây là kỹ thuật tiên tiến, giá trị chẩn đoán cao, đã được nhiều nước trên
thế giới sử dụng.
- Nguyên lý: tương tự như DPA, nhưng nguồn tia Gama phát ra từ
Gadolinium 153 trong DPA được thay thế bởi nguồn phát ra tia X. Nguồn tia
X có thể tạo ra luồng phóng xạ cao hơn nhiều so với nguồn chất đồng vị
phóng xạ dùng trong DPA (gấp 500 – 1000 lần). Vì vậy, độ chính xác cao
hơn nhiều so với DPA. Thời gian tiến hành đo khoảng dưới 5 phút.
- Ưu điểm: Độ chính xác cao, thời gian thăm dò ngắn, liều tia xạ thấp (2 - 4
mrem), khả năng tái lập kỹ thuật tốt. Phương pháp này cho phép đo mật độ
xương ở nhiều vị trí như: xương cột sống, xương đùi, các xương ngoại vi toàn
cơ thể. Đây là phương pháp dùng trong chẩn đoán LX và được sử dụng rộng
rãi trong các thử nghiệm lâm sàng và trong các nghiên cứu dịch tễ học.
- Các thiết bị DXA ngày càng được phát triển hồn thiện hơn, phần mềm của
máy có thể tự động xác định khu vực cần đo một cách riêng rẽ. Nó cịn có thể
đo mật độ xương cột sống ở mặt chiếu phía sau, do đó đánh giá chính xác
được phần bè của xương đốt sống mà kết quả không bị sai lệch bởi các yếu tố
như gai xương, calci hóa của động mạch chủ,...


×