B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
PHM TH THU NHUNG
NGHIÊN Cứu một số đặc điểm của ngời CHO máu
tại Viện huyết học - truyền máu trung ơng
GIAI ĐOạN 2006 - 2008
Chuyờn ngnh: Huyt hc - Truyn mỏu
Mó s: 60.72.25.
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. PHM QUANG VINH
H NI - 2008
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
PHM TH THU NHUNG
NGHIÊN CứU MộT Số ĐặC ĐIểM CủA NGƯờI CHO MáU
TạI VIệN HUYếT HọC - TRUYềN MáU TRUNG ƯƠNG
GIAI ĐOạN 2006 - 2008
LUN VN THC S Y HC
H NI - 2008
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn :
- Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học.
- Bộ môn Huyết học – Truyền máu trường Đại Học Y Hà Nội.
- Ban lãnh đạo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
- Sở Y tế, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng và trung tâm
Huyết học – Truyền máu bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng đã quan
tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành tới PGS – TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền
máu Trung ương, người thầy luôn quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS – TSKH Đỗ Trung Phấn – Nguyên Viện
trưởng Viện HH – TM TW – Người thầy ân cần, tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Phạm Quang
Vinh – Chủ nhiệm bộ môn Huyết học – Truyền máu trường Đại học Y Hà
Nội. Người thầy tận tâm, trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi từng bước trưởng
thành trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Minh Cầm, cô Bùi Thị Mai An,
thầy Nguyễn Hà Thanh đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ và đóng góp những ý
kiến quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể nhân viên khoa thu gom máu – Viện
Huyết học – Truyền máu Trung ương, phòng Công nghệ thông tin, các anh
chị đồng nghiệp đi trước và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong học tập
và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin dành tất cả tình yêu thương và lòng biết ơn sâu sắc
nhất cho ba mẹ và những người thân trong gia đình – những người luôn bên
tôi, luôn hết lòng vì tôi.
Phạm Thị Thuỳ Nhung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này là của riêng tôi. Những số
liệu trong luận văn này là do tôi thu thập một cách tỉ mỉ và khoa học tại
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Kết quả trong nghiên cứu chưa
được công bố trên bất kỳ tạp chí hay công trình khoa học nào. Tài liệu tham
khảo được trích dẫn chính xác từ những tài liệu đã được công nhận.
Hà Nội ngày 10 tháng 11 năm 2008
Học viên
Phạm Thị Thuỳ Nhung
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. LỊCH SỬ TRUYỀN MÁU 3
1.1.1. Lịch sử truyền máu thế giới 3
1.1.2. Lịch sử truyền máu Việt Nam 5
1.2. LỊCH SỬ PHONG TRÀO HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO 5
1.2.1. Lịch sử phong trào hiến máu nhân đạo thế giới 5
1.2.2. Lịch sử phong trào hiến máu nhân đạo Việt Nam 6
1.3. NGƯỜI HIẾN MÁU TRÊN THẾ GIỚI 7
1.4.THỰC TRẠNG NHM TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC ĐHM TÌNH
NGUYỆN TẠI VIỆN HH - TM TW ……………… ……………… 10
1.4.1. Thực trạng người hiến máu tại Việt Nam …….……………….…10
1.4.2. Các điểm hiến máu tình nguyện tại Viện HH – TMTW 12
1.5. TÌNH HÌNH LÂY NHIỄM CÁC BỆNH QUA ĐƯỜNG
TRUYỀN MÁU 13
1.5.1. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) 13
1.5.2. Virus viêm gan B (HBV) 15
1.5.3. Virus viêm gan C (HCV) 16
1.5.4. Giang mai 17
i1.5.5. Sốt rét 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 20
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20
2.2.1. Nghiên cứu cơ cấu NHM năm 2006 – 2007 20
2.2.2. Nghiên cứu một số thông số sức khoẻ của NHM năm 2008 20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.3.1. Nghiên cứu cơ cấu NHM năm 2006 – 2007 20
2.3.2. Nghiên cứu một số thông số sức khoẻ của NHM năm 2008 21
2.3.3. Các kỹ thuật cụ thể áp dụng trong nghiên cứu 23
2.4. XỬ LÝ SÔ LIỆU 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. CƠ CẤU NHM TRONG NĂM 2006 – 2007 25
3.2. MỘT SỐ THÔNG SỐ SỨC KHOẺ CỦA NHM 42
Chương 4: BÀN LUẬN 49
4.1. CƠ CẤU NHM TRONG NĂM 2006 – 2007 49
4.2. MỘT SỐ THÔNG SỐ SỨC KHOẺ CỦA NHM 60
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Acquired Immuno Deficiency Syndrome
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CSHH Chỉ số huyết học
DNA Deroxyribonucleic acid
ĐHM Điểm hiến máu
ĐTHM Đối tượng hiến máu
NHM Người hiến máu
NCMCN Người cho máu chuyên nghiệp
NHMTN Người hiến máu tình nguyện
NNCM Người nhà cho máu
HA Huyết áp
HATĐ Huyết áp tối đa
HATT Huyết áp tối thiểu
HBV Hepatitis B Virus
HCT Hematocrit
HCV Hepatitis C Virus
HDI Chỉ số phát triển con người
HH – TM TW Huyết học – Truyền máu Trung ương
HIV Human Immunodeficiency Virus
HM Hiến máu
HMNĐ Hiến máu nhân đạo
HS – SV Học sinh – Sinh viên
HST Huyết sắc tố
LLVT Lực lượng vũ trang
NT Nhiễm trùng
PCR Polymerase Chain Reaction
RNA Ribonucleic acid
SL Số lượng
SLBC Số lượng bạch cầu
SLHC Số lượng hồng cầu
SLTC Số lượng tiểu cầu
V Thể tích
WHO World Health Organization
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền máu là một phần cơ bản của công tác chăm sóc sức khỏe hiện
đại, là biện pháp tích cực để cấp cứu, điều trị cho người bệnh bị thiếu một
hay nhiều thành phần của máu – một đặc phẩm vô cùng quý giá, vẫn phải
lấy từ người. Chính vì vậy công tác truyền máu trở thành lĩnh vực quan
trọng của chính sách y tế quốc gia.
Hàng năm toàn thế giới thu gom được 80 triệu đơn vị máu (1 đơn vị =
450ml). Tại các nước đang phát triển chỉ thu gom được 38% lượng máu trên
(vào khoảng 30.400.000 đơn vị), trong khi đó dân số những nước này chiếm
82% dân số toàn cầu.
Theo WHO ở các nước đang phát triển nhu cầu số lượng đơn vị máu
hàng năm bằng khoảng 2% dân số. Như vậy ở nước ta với số dân khoảng 83
triệu người, hàng năm chúng ta cần khoảng 1.600.000 đơn vị máu [21].
Cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển của đất nước và việc áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu cũng như sự phát
triển nhiều kỹ thuật mới trong y học thì nhu cầu máu và sản phẩm máu ngày
càng tăng cao.
Trung tâm truyền máu Hà Nội được Thủ tướng chính phủ phê duyệt
xây dựng đảm bảo cung cấp máu, chế phẩm máu cho các bệnh viện trên địa
bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc với mục tiêu hàng
đầu là an toàn truyền máu. Trong những năm vừa qua, lượng máu thu gom
được ở trung tâm truyền máu Hà Nội thuộc Viện HH – TM TW ngày càng
tăng cao. Năm 1996 lượng máu thu gom chỉ là 7.597 đơn vị, đến năm 2003
lượng máu thu gom tăng gấp hơn 4 lần (32.133 đơn vị) [39], năm 2006 là
65.015 đơn vị và tổng kết năm 2007 là 78.214 đơn vị. Tuy nhiên, yêu cầu
2
của hoạt động truyền máu không chỉ là cung cấp đủ máu mà còn phải bảo
đảm an toàn truyền máu. Trong đó nguồn người hiến máu an toàn là tối
quan trọng. Nguồn người hiến máu này biến động theo từng thời kỳ, phụ
thuộc vào công tác vận động hiến máu nhân đạo,
tuỳ thuộc vào trình độ
nhận thức, trình độ hiểu biết… cũng như sự phát triển của nền kinh tế xã
hội, sự phát triển rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện
nay, thực trạng nguồn người hiến máu tại trung tâm truyền máu Hà Nội như
thế nào cần phải được tổng kết, đánh giá để phân tích tìm các biện pháp tạo
nguồn người hiến máu an toàn. Với mong muốn trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
- Nghiên cứu cơ cấu của người hiến máu tại Viện Huyết học –
Truyền máu trung ương năm 2006 – 2007 .
- Nghiên cứu một số thông số sức khỏe của người hiến máu tại
Viện Huyết học - Truyền máu trung ương năm 2008.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ TRUYỀN MÁU.
1.1.1. Lịch sử truyền máu thế giới.
Tất cả các thành công của truyền máu đều bắt đầu ở thế kỷ XIX và
phát triển mạnh ở thế kỷ XX. Bắt đầu từ thế kỷ XVII, khởi đầu bằng lời kêu
cứu truyền máu của Florentin ở Francisco – 1654 [24].
Năm 1662, nhóm nghiên cứu của Richard Lower (Oxford, Mỹ) đã thí
nghiệm truyền máu lấy từ hai con chó cho một con chó nhỏ hơn, bằng cách
cứ mỗi lần rút máu từ con chó nhỏ lại bù máu từ hai con chó lớn. Với tổng
lượng máu rút ra tương đương với trọng lượng của con chó nhỏ nhưng nó
vẫn sống và hoạt động bình thường sau thí nghiệm [24].
Năm 1667, Jeam – Baptiste Denis và Paul Emmerez đã lấy máu của
một con bê để truyền cho một bệnh nhân có rối loạn hành vi, lần truyền thứ
nhất không xảy ra phản ứng truyền máu, nhưng ở lần truyền thứ hai phản
ứng truyền máu đã xảy ra. Hai tháng sau, bệnh nhân lại phát bệnh. Denis lại
thực hiện liệu pháp trên, ngay hôm sau bệnh nhân tử vong. Từ đó truyền
máu của động vật cho người bị luật pháp cấm
[24].
Năm 1818, James Blundell, một bác sĩ sản khoa đã thực hiện truyền
máu cho những phụ nữ mất máu sau đẻ, với người cho máu là chồng của
bệnh nhân, ông rút ra gần 4 Aoxơ máu (khoảng 110 ml máu) từ tay người
chồng và dùng syringe truyền máu thành công cho người vợ. Từ năm 1825
đến năm 1830 ông đã thực hiện 10 ca truyền máu, trong đó có 5 ca thành
công, chứng minh được lợi ích của việc truyền máu cứu sống người bệnh và
4
kết quả này đã được công bố. Ông cũng sáng chế ra rất nhiều dụng cụ để
thực hiện truyền máu và đưa ra những chỉ dẫn hợp lý cho truyền máu [24].
Năm 1900, Karl Landsteiner đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO trong
đó có 3 nhóm máu là A, B, O và các ngưng kết tố tương ứng. Sau đó học trò
của ông là Decastello phát hiện nhóm máu AB. Tiếp theo năm 1913
Ottenberg đã nêu vấn đề hoà hợp nhóm máu trong truyền máu và đưa ra sơ
đồ truyền máu mang tên ông
[24].
Sau đó Weil (1915) đưa ra dung dịch citrat, dung dịch này dùng suốt
thời gian đại chiến thứ nhất [24].
Từ năm 1927 – 1947 Landsteiner và học trò phát hiện thêm các hệ
nhóm máu ngoài ABO, đó là M, N, P… và vào năm 1940 phát hiện hệ Rh
[24].
Tới năm 1943, Loutit đã chỉnh lý dung dịch chống đông ACD để
chống đông lượng máu lớn và có thể bảo quản ở nhiệt độ 4
0
C với thời gian
dài hơn [24].
Năm 1981 một bệnh mới (AIDS) được khám phá, đây là bệnh lây
truyền qua đường máu, nó đã gây nên một khó khăn lớn trong vấn đề an
toàn truyền máu. Năm 1983 người ta đã phân lập được HIV. Năm 1985 việc
phát hiện anti – HIV đã được áp dụng để sàng lọc HIV/AIDS.
Năm 1988 con người đã xác định được bản chất của HCV và năm
1992 sàng lọc HCV ở người hiến máu đã trở thành nguyên tắc bảo đảm an
toàn truyền máu.
Trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI vai
trò bạch cầu trong an toàn truyền máu và vấn đề tế bào gốc ứng dụng trong
điều trị bệnh đã được đề cập. Vấn đề tế bào gốc trong điều trị không chỉ
dừng ở ghép tuỷ tế bào gốc sinh máu mà còn phát triển rộng hơn như ghép
5
tế bào gốc cho bệnh nhân bị bệnh tim, bệnh não, bệnh đái tháo đường…
cũng có các kết quả bước đầu [29].
1.1.2. Lịch sử truyền máu Việt Nam.
Trước năm 1954 ở Việt Nam, ngân hàng máu do quân đội Pháp thành
lập, tổ chức đầu tiên tại bệnh viện Đồn Thủy (Quân y viện 108 hiện nay)
cung cấp máu cho quân đội Pháp. Sau đó là một vài bệnh viện ở Sài Gòn
cũng do quân đội Pháp tổ chức và quản lý.
Từ năm 1954 – 1974: sau hoà bình, ta tiếp quản thủ đô, quân đội tiếp
quản bệnh viện Đồn Thủy và đổi tên là Quân y viện 108. Năm 1956 bệnh
viện Việt Đức mở khoa lấy máu và truyền máu. Tiếp đó nhiều bệnh viện
cũng đã tổ chức thu gom máu.
Từ năm 1972 – 1992: nguồn máu thu được chủ yếu là từ người bán
máu ( >90%), phương tiện thu gom máu bằng chai, an toàn truyền máu chủ
yếu là làm phản ứng chéo và định nhóm, tìm đơn vị máu tương đồng. Các cơ
sở truyền máu chỉ sàng lọc: sốt rét, giang mai; một vài cơ sở sàng lọc HBV,
truyền máu toàn phần chiếm 100%, nước ta chưa có chương trình quốc gia
về an toàn truyền máu.
Tháng 1 năm 1995 chúng ta thay chai bằng túi chất dẻo như quốc tế.
Tới năm 1999, 100% đơn vị máu đã được sàng lọc đủ năm bệnh nhiễm
trùng ở tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có dùng máu [24].
1.2. LỊCH SỬ PHONG TRÀO HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO.
1.2.1. Lịch sử phong trào hiến máu nhân đạo thế giới.
Từ năm 1921 những trung tâm truyền máu đầu tiên được thành lập ở
Anh, Hà Lan, Úc [15].
6
Năm 1948, hội nghị quốc tế chữ thập đỏ lần thứ 17 họp ở Stockholm
yêu cầu hiến máu và nhận máu không lấy tiền thực hiện thành nguyên tắc
khắp nơi [15].
Ngày 8/5/1974 được lấy làm ngày vận động “hiến máu cứu người”
trên toàn thế giới [15].
Trên thế giới có rất nhiều tổ chức hiến máu không lấy tiền như :
- Ba Lan: câu lạc bộ những người hiến máu không lấy tiền.
- Pháp: liên đoàn những người hiến máu không lấy tiền.
- Italia: hội những người hiến máu tình nguyện Italia.
- Thế giới: liên hiệp quốc tế các tổ chức người hiến máu [37].
Hiện nay, có rất nhiều nước làm tốt công tác vận động HMNĐ và hiến
máu nhắc lại.
1.2.2. Lịch sử phong trào hiến máu nhân đạo Việt Nam.
Việt Nam đang là một trong số ít nước còn tồn tại hình thức cho máu
lấy tiền.
Đã từ lâu (1986) ngành truyền máu nước ta đã chủ trương tuyên
truyền vận động và phát động phong trào HMNĐ tình nguyện cứu người,
hy vọng thay dần những NCMCN mà bước đầu dựa vào chiến lược thuyết
phục người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Song tới năm 1994 lượng máu này
cũng chỉ đạt được 12 – 13% so với tổng số máu truyền trong toàn quốc [24].
Năm 1994 giáo sư Đỗ Trung Phấn – Viện trưởng Viện HH – TM TW
đã khởi xướng và tổ chức phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta. Mở
đầu là ngày hiến máu tình nguyện của sinh viên Đại học Y Hà Nội – ngày
24/1/1994 tại Viện HH – TM TW với sự tham gia của ban Khoa giáo Trung
ương, các giáo sư của ngành HH – TM, đại diện của các sứ quán Pháp, Úc,
Hà Lan…và đông đảo các nhà báo, phóng viên báo chí. Tháng 1/1995 Bộ Y
7
tế đã quy định lấy ngày 6 tháng 1 (ngày bầu cử khóa quốc hội đầu tiên năm
1946 của nước CHXHCN Việt Nam) làm ngày HMNĐ toàn quốc. Đến năm
2000 chính phủ quy định lấy ngày 7 tháng 4 (ngày HMNĐ toàn thế giới)
thay cho ngày 6 tháng 1 làm ngày HMNĐ toàn quốc. Kể từ đó phong trào
hiến máu tình nguyện ở nước ta ngày càng phát triển, số lượng máu thu gom
và tỷ lệ NHMTN ngày càng tăng. Đến năm 2003 đã có 59/61 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có Ban chỉ đạo cuộc vận động HMNĐ. Ở nhiều địa
phương hệ thống Ban chỉ đạo đã được phát triển tới tận phường, xã, cơ
quan, trường học tiêu biểu như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tấm
gương cá nhân và tập thể rất cảm động về việc hiến máu cứu người đã xuất
hiện, cũng có nhiều cán bộ làm tuyên truyền vận động HMNĐ giỏi, có kinh
nghiệm. Nhiều tổ chức, đoàn thể đã tham gia vào phong trào HMNĐ rất
hiệu quả như: hội chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh. Trong vòng 10 năm
(1994 – 2004) số máu thu gom trong toàn quốc có xu hướng tăng lên rất rõ
rệt. Năm 1994 là 138.039 đơn vị, năm 2003 là 327.386 đơn vị. Tỷ lệ
NHMTN tăng dần, từ dưới 15% tăng lên 42,79%. Tỷ lệ NCMCN giảm rõ rệt
(từ 85,16% năm 1994 xuống còn 50,98% năm 2003). Số máu thu được tại
Viện HH – TM TW cũng tăng liên tục trong 10 năm (1994 – 2004), gấp xấp
xỉ mười lần. Số NHMTN cũng tăng lên rõ rệt (từ 10,24% năm 1994 tăng lên
67,96% năm 2001) [39].
1.3. NGƯỜI HIẾN MÁU TRÊN THẾ GIỚI.
Do sự phát triển của phong trào hiến máu nhân đạo lực lượng NHM
ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ NHM tình nguyện
nhắc lại ngày càng tăng.
Năm 1964, chính phủ Nhật Bản quyết định thu thập máu từ những
người hiến máu tình nguyện không trả tiền. Những người có khả năng hiến
8
máu đều hiểu rằng: hiến máu không có hại nếu hiến máu đúng hướng dẫn
của thầy thuốc. Họ còn hiểu thế nào là hiến máu an toàn và nhất định không
hiến máu nếu thấy mình có yếu tố nguy cơ. Bởi vậy việc cung cấp máu tại
Nhật Bản không những đủ máu cho nhu cầu điều trị mà còn có độ an toàn
cao [64].
Tại Canada tỷ lệ người hiến máu nhắc lại (ít nhất 1 lần trong 12
tháng) đã tăng từ 45% (năm 2001) đến 50% (năm 2006). Số lần hiến máu
của mỗi người hiến máu mỗi năm tăng từ 1,98 (năm 2001) tới 2,16 (năm
2006) [55].
Ở Pakistan có tới 90% là người hiến máu tình nguyện, trong đó sinh
viên chiếm 70%, công nhân viên chức chiếm 20%, chỉ còn 10% là người
cho máu chuyên nghiệp. Đặc biệt họ rất chú trọng tới đội ngũ sinh viên, ưu
tiên họ vì biết rằng đấy là lực lượng trẻ, giàu nhiệt tình và lòng dũng cảm
[45].
Tại Đức hơn 4,5 triệu đơn vị máu được thu gom mỗi năm (với dân số
Đức là 82 triệu người) trong đó 3,3 % dân số là người hiến máu tình nguyện
[71].
Ở Mỹ, hơn 13 triệu đơn vị máu được thu gom từ khoảng 10 triệu
người hiến máu, tất cả họ đều là người hiến máu tình nguyện, xấp xỉ 11,5
triệu lít huyết tương được thu gom mà phần lớn qua máy gạn tách huyết
tương [54].
Việc cho máu lấy tiền, cho máu thay thế từ người thân trong gia đình
thực ra chỉ phổ biến ở những nước mà ở đó công tác truyền máu kém phát
triển hoặc phát triển không đầy đủ.
Theo WHO năm 2006
đã thống kê các hình thức hiến máu ở các
nước theo HDI (chỉ số phát triển con người). Những nước có chỉ số HDI
9
thấp (gồm 550 triệu người) có tỷ lệ người hiến máu tình nguyện là 34%, gia
đình cho máu là 63%, người cho máu được trả tiền là 3%. Trong khi đó
những nước có chỉ số HDI trung bình (gồm 4.041 triệu người) các tỷ lệ đó là
60%, 36%, 4%. Những nước có chỉ số HDI cao (gồm 1.057 triệu người) các
tỷ lệ đó là 94%, 4%, 2% [73].
Trước năm 1998 tại Trung Quốc máu được thu gom từ: người hiến
máu được trả tiền (78%) và người hiến máu không được trả tiền (gồm người
hiến máu tình nguyện và người bị bắt buộc phải hiến máu) (22%). Từ
1/10/1998 luật về việc hiến máu được ban hành, việc hiến máu được trả tiền
đã bị cấm. Năm 2006 số người hiến máu không được trả tiền tăng lên 98%
trong đó 94% là người hiến máu tình nguyện. Những người đứng đầu ngành
y tế cho rằng người hiến máu tình nguyện sẽ là 100% vào năm 2010 [57].
Cộng hoà Maxedonia thuộc Anbani chỉ có 17,63% người hiến máu
tình nguyện. Số còn lại là từ người thân trong gia đình. Dù sao ở họ cũng
không có hiện tượng cho máu lấy tiền [68].
Ngược lại với Maxedonia, Malaysia với dân số 27 triệu dân, trong đó
2 triệu người là dân nhập cư và người nước ngoài. Trước những năm 1980,
30% người hiến máu là người hiến máu thay thế. Từ đó đến nay 100%
người hiến máu là người hiến máu tình nguyện. Tổng số máu thu gom tăng
từ 42 nghìn đơn vị (năm 1972) lên 500 nghìn đơn vị (năm 2006). Tỷ lệ lượt
hiến máu là 20/1.000 dân. Thủ đô Kuala Lumper với dân số 1,6 triệu người,
tỷ lệ người hiến máu là 70/1.000 dân [75]. Có thể nói đây là chiến lược tối
ưu, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà các bệnh nhiễm trùng qua
đường máu đang lan tràn trên khắp các châu lục, nhất là nhiễm HIV/AIDS .
10
1.4.THỰC TRẠNG NHM TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC ĐHM TÌNH
NGUYỆN TẠI VIỆN HH – TMTW.
1.4.1.Thực trạng NHM tại Việt Nam.
Nước ta hiện nay cũng như một số nước đang phát triển, máu được lấy
từ các nhóm đối tượng sau: NCMCN, NHMTN, NNCM và NCM tự thân.
- NCMCN: là người vì cần tiền nên đi cho máu. Nếu NCMCN cho
máu theo đúng quy định và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ thì
nguồn máu được lấy từ họ có thể bảo đảm chất lượng và an toàn. Song thực
tế vì cần tiền họ đi bán máu ở nhiều nơi với nhiều tên khác nhau, họ cho
máu nhiều lần trong vòng 12 tuần, thường giấu bệnh tật nên chất lượng máu
không bảo đảm [40].
NCMCN là người cho máu không an toàn. Vì vậy mỗi quốc gia đều
cần phải có chiến lược để giảm dần tỷ lệ NCMCN, không dùng bất cứ sự
khuyến khích nào về vật chất để thu hút NHM. Theo thống kê trên toàn quốc
năm 2006, tỷ lệ NCMCN là 32% [61].
- NNCM: là người thân của người bệnh cho máu khi bệnh viện yêu
cầu. Tỷ lệ NNCM theo thống kê trên là 8% [61].
Loại hình này cũng có những hạn chế như: khi cấp cứu ngân hàng
máu không thể tiến hành tất cả các xét nghiệm theo yêu cầu, nhiều trường
hợp người thân và người trong gia đình khi được xét nghiệm tỷ lệ lây nhiễm
các virus qua đường truyền máu cao như HBV, bên cạnh đó do mong muốn
người thân được cứu sống trong khi bản thân họ khá mệt mỏi vì phải chăm
sóc cho người bệnh nên hầu hết họ đều chịu một sức ép khi cho máu. Một số
trường hợp khi các cơ sở truyền máu yêu cầu người thân của người bệnh cho
máu thì diễn ra phổ biến tình trạng “mua người nhà” tức là gia đình của
11
người bệnh trả tiền để có NHM và nhận họ là “người nhà”. Do vậy trong các
đối tượng NHM thì NNCM có tỷ lệ nhiễm HIV, HBV cao nhất.
- Người cho máu tự thân: đây là loại hình cho máu an toàn nhất, nhất
là các nước đang phát triển số người hiến máu còn ít, số lượng máu đáp ứng
chưa đủ. Cho máu tự thân được áp dụng trong các trường hợp: phẫu thuật có
chuẩn bị đối với thể trạng bệnh nhân cho phép, pha loãng máu trong phẫu
thuật, thu gom máu trong phẫu thuật…
Tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân cần truyền máu không có đủ điều
kiện để cho máu tự thân, mặc dù đây là một hình thức có ưu việt về mặt
miễn dịch. Tỷ lệ cho máu tự thân trên toàn quốc năm 2006 là 1% [61].
- NHMTN: là những người hoàn toàn tình nguyện hiến máu của mình
để cứu người bệnh khi họ có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và ý nghĩa cao
đẹp của hiến máu cứu người. Do vậy họ đã “tự sàng lọc” trước khi hiến
máu, thực hiện tốt những hướng dẫn của cán bộ y tế khi tham gia hiến máu.
Thống kê toàn quốc tỷ lệ NHMTN là 59% [61].
NHMTN mà nhất là NHMTN nhắc lại là đối tượng hiến máu an toàn
nhất. Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, việc xây dựng và phát triển bền
vững nguồn NHMTN không lấy tiền là một trong những chính sách ưu tiên
hàng đầu trong hoạt động truyền máu [28].
Phong trào HMNĐ tuy đã có những tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn
chưa phát triển một cách sâu rộng, nhận thức của người dân về HMNĐ còn
thấp, tỷ lệ NCMCN còn cao [34].
Ở Việt Nam tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B cao (khoảng 15 –
20% dân số). Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C và HIV cũng khá cao trong cộng
đồng làm cho số người hiến máu an toàn đang bị thu hẹp [36]. Năm 2006,
5,4% người hiến máu tình nguyện có kết quả test HBsAg dương tính, 0,8%
12
nhiễm virus viêm gan C và 0,26% nhiễm giang mai. Tuy nhiên, tỷ lệ
NHMTN nhiễm virus viêm gan B thấp hơn so với những năm trước [61].
1.4.2. Các ĐHM tình nguyện tại Viện HH – TM TW.
Viện HH – TM TW là Viện chuyên khoa đầu ngành, thực hiện các
hoạt động chuyên khoa, chương trình, dự án liên quan đến các hoạt động
truyền máu trên toàn quốc, với nhiều sự hợp tác quốc tế. Phong trào HMNĐ
phát triển mạnh mẽ, số lượng NHMTN ngày càng tăng.
Đối tượng và địa
bàn hiến máu ngày càng rộng. Năm 2007 lượng máu thu gom được là
78.214 đơn vị, trong đó lượng máu thu gom ngoại viện là 52.739 đơn vị.
Trong những năm vừa qua Viện HH – TM TW đã xây dựng và tổ chức các
ĐHM tình nguyện bao gồm:
- Điểm hiến máu cố định: là điểm hiến máu được tổ chức thường
xuyên hàng tuần, hàng tháng đặt tại các địa điểm cố định và đối tượng tham
gia hiến máu chủ yếu đã được xác định.
- Điểm hiến máu lưu động: là các điểm hiến máu tại các cơ quan,
trường học, địa phương, khu công nghiệp… một cách không thường xuyên
liên tục hàng tuần, hàng tháng và thường gắn liền với các đợt hoặc chiến
dịch truyền thông hay sự kiện tại đơn vị, địa phương tổ chức hiến máu.
- Điểm hiến máu bằng xe ôtô chuyên dụng: là điểm hiến máu mà các
hoạt động thu gom máu được diễn ra chủ yếu trên xe ôtô chuyên dụng. Loại
điểm hiến máu này có thể được đặt cố định tại một địa điểm cố định hoặc di
chuyển đến những nơi có các sự kiện, nơi đông người hay các cơ quan,
trường học, địa phương [35]. Hình thức thu gom máu bằng xe chuyên dụng
bắt đầu triển khai năm 2006 và đến năm 2007 lượng máu thu gom được là
8.008 đơn vị, chiếm 10,2% tổng lượng máu thu gom. Điều này khẳng định
đây là một hình thức thu gom mới có nhiều triển vọng.
13
- Điểm hiến máu tại ngân hàng máu.
1.5. TÌNH HÌNH LÂY NHIỄM CÁC BỆNH QUA ĐƯỜNG TRUYỀN
MÁU.
1.5.1. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS) được mô tả
đầu tiên vào tháng 5/1981 ở Los – Angeles. Đó là những trường hợp viêm
phổi do Pneumocytis được phát hiện ở những người đồng tính luyến ái trẻ,
trước đó khỏe mạnh [4], [10], [24], [53], [66]. Tháng 4/1984, Montagner
(Pháp) và Gallo (Mỹ) đã phân lập được virus gây bệnh lý tế bào (cytopathic
retro virus) mà sau này được gọi là HIV. HIV có khả năng lây truyền qua
đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con [10], [24], [49], [55], [72].
Kể từ khi phát hiện người đầu tiên nhiễm HIV vào tháng 6/1981, đến
nay với sự gia tăng nhanh chóng, đại dịch HIV/AIDS đã ảnh hưởng đến toàn
thế giới. Tính đến ngày 28/2/2003 chúng ta đã phát hiện 42 triệu người
nhiễm HIV và có khoảng 15 triệu người chết vì AIDS. Trong đó trên 90%
thuộc về các nước đang phát triển, mà chủ yếu là Châu Phi [23], [41], [51].
Ở Việt Nam, từ một phụ nữ được phát hiện nhiễm HIV tháng 12/1990, với
sự gia tăng nhanh chóng đến ngày 31/5/2007 có 126.543 trường hợp nhiễm
HIV được phát hiện, 24.788 bệnh nhân chuyển thành AIDS và tổng số người
bị chết vì AIDS là 13.874 người [6].
Trên thế giới tháng 3/1985 đã bắt đầu xét nghiệm sàng lọc thường quy
tìm kháng thể HIV, sử dụng phản ứng miễn dịch men – kỹ thuật ELISA để
sàng lọc NHM [47]. Còn tại Việt Nam trước năm 1993 trừ một số cơ sở
truyền máu lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các tỉnh,
huyện chưa có hệ thống sàng lọc bệnh nhiễm trùng kể cả virus viêm gan B.
14
Trong khi đó nhu cầu sử dụng máu lại phát triển ở nhiều cơ sở điều trị kể cả
tuyến huyện [24].
Mặc dù đã sàng lọc HIV ở NHM nhưng vẫn có một tỷ lệ túi máu bị
nhiễm HIV do lấy máu ở giai đoạn cửa sổ. Ở các nước tiên tiến như: Mỹ,
Đức, Nhật Bản thì nhiễm trùng cửa sổ xảy ra rất ít (từ 1:1.000.000 –
1:200.000). Còn các nước đang phát triển và ở Châu Phi tỷ lệ nhiễm HIV
qua đường truyền máu cao hơn nhiều (từ 1:94 đến 1:45.000 lần truyền máu)
[24]. Theo tác giả Tadateru: ở Nhật Bản vẫn có 2 trường hợp bệnh nhân bị
nhiễm HIV qua đường truyền máu (1999), tại Myanmar có 0,45% bệnh
nhân bị nhiễm HIV qua đường truyền máu (2000) [69].
Bảng 1: Tình hình nhiễm HIV trong truyền máu do lấy máu ở giai đoạn cửa
sổ ở một số nước trên thế giới.
Nước Năm Tỷ lệ nhiễm HIV do lấy máu trong giai đoạn cửa sổ
Zambia
Cotdivoa
Namibia
Thái lan
Nam Phi
Mỹ (19vùng)
Đức
Nhật Bản
1995
1993
1993
1993
1994
1995
1994
1996
1/94 lần hiến máu
1/917 lần hiến máu
1/1527 lần hiến máu
1/4242 lần hiến máu
1/45.455 lần hiến máu
1/360.000 lần hiến máu
0/200.000 lần hiến máu
1/1.000.000 lần hiến máu
Tại Việt Nam, theo Đỗ Trung Phấn tỷ lệ nhiễm HIV ở đối tượng
NHM lần đầu và nhiều lần năm 1998 như sau [24]:
15
Bảng 2: Tỷ lệ % kháng thể HIV dương tính ở đối tượng NHM lần đầu và
nhiều lần năm 1998
Đối tượng NHM Số lần hiến máu Kháng thể HIV dương tính(%)
Hiến máu lần đầu
Hiến máu nhắc lại > 2 lần
882
223
0,5
0
1.5.2. Virus viêm gan B (HBV).
Virus viêm gan B thuộc nhóm virus có nhân DNA, thuộc họ
Hepadnaviridae gồm: vỏ bọc, nhân (capsid), genome. HBV sống gửi trong
tế bào gan, song đến nay người ta khẳng định HBsAg có trong máu, tinh
dịch, chất nhờn âm đạo, nước bọt, dịch não tuỷ, sữa mẹ… HBV lây nhiễm
qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con, lây chéo trong gia đình
như dùng chung bàn chải, dao cạo râu, tiếp xúc với các dịch tiết [24].
Hiện nay tỷ lệ nhiễm các virus viêm gan cao và có xu hướng gia tăng
trên thế giới. Theo thống kê của WHO (1990) toàn thế giới có khoảng 2 tỷ
người nhiễm virus viêm gan B. Trong đó có khoảng 280 triệu người mang
HBV mạn tính. Châu Á, châu Phi là nơi có tỷ lệ người bị bệnh và người
mang HBV cao nhất thế giới. Hàng năm có tới 2 triệu người chết có liên
quan trực tiếp đến nhiễm HBV, 25% mang HBV mạn tính chết vì ung thư
gan nguyên phát và xơ gan, 80% người ung thư gan có liên quan đến nhiễm
HBV [63].
Việt Nam là vùng có tỷ lệ nhiễm HBV rất cao từ 10 – 15% [22].
Dưới đây là tỷ lệ HBsAg dương tính ở một số nhóm người khỏe mạnh
[2], [19], [24].
16
Bảng 3: Tỷ lệ HBsAg dương tính ở một số nhóm người khỏe mạnh
Nhóm người Tỷ lệ %
Nhân viên bệnh viện (Thành phố Hồ Chí Minh)
Người khỏe mạnh (Thành phố Hồ Chí Minh)
Người khỏe mạnh (Khánh Hoà)
NCMCN
NNCM
NHMTN
26,20
11,30
15,48
2,50
10,70
9,40
1.5.3. Virus viêm gan C (HCV).
HCV thuộc nhóm virus có nhân RNA thuộc họ Flaviridae gồm vỏ,
nhân và genome. Năm 1995 với sự phát triển của kỹ thuật khuếch đại gen
(PCR) đã cho phép phát hiện được genome của virus, do đó có thể chẩn
đoán chính xác HCV [14], [24], [46], [63]. Đường truyền máu là đường lây
chính HCV, chiếm 90% các trường hợp viêm gan sau truyền máu. Các thủ
thuật như tiêm chích, châm cứu, chạy thận nhân tạo, dụng cụ sản khoa,
ngoại khoa, nha khoa… đều là những yếu tố nguy cơ lây nhiễm HCV. Ngoài
ra HCV còn lây từ mẹ sang con, lây qua đường tình dục, qua các dụng cụ có
tiếp xúc với máu như: dao cạo râu, dụng cụ sửa móng tay [50].
Cho đến nay, trên thế giới có khoảng 2 – 4 triệu người mang HCV.
Các nghiên cứu hồi cứu trước năm 1990 cho thấy các vùng địa lý khác nhau
có tỷ lệ anti – HCV trong quần thể khác nhau: ở Anh là 0,5%, Australia là
1%, Mỹ là 4%, Nhật Bản là 8%, Trung Quốc (Đài Loan) là 12%. Theo
thống kê của Mỹ 90 – 98% nhiễm HCV qua đường truyền máu nên còn gọi
là viêm gan sau truyền máu [24], [63].
Tại Việt Nam, trước năm 1995 khi chưa tổ chức sàng lọc HCV cho
NHM, tỷ lệ HCV dương tính cũng khá cao. Hiện nay NHM lần đầu tỷ lệ