Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: XÂY DỰNG WEBSITE TMĐT CHO HỢP TÁC XÃ CHẾ BIẾN CHÈ PHÌN HỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.22 KB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản báo cáo này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới các Thầy Cô trong Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học công nghệ và
truyền thông - Đại học Thái Nguyên đã giúp chúng em có được những kiến thức quý
báu để chúng em có thể tiếp cận, nghiên cứu và hoàn thành tốt đề tài được giao.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn Th.s Dương Thu Mây
đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị cán bộ trong HTX đã cung
cấp thông tin, tài liệu giúp em hoàn thiện đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học
cũng như làm đồ án tốt nghiệp, giúp em hoàn thành đồ án đúng thời hạn.
Rất mong nhận được sự chỉ dẫn của Thầy Cô và sự góp ý của các bạn giúp
em hoàn thiện hơn đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: LÝ THỊ KIỀU HUẤN
Lớp: ĐHLTK10A-VT
Trường: Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Thái
Nguyên.
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong đồ án này là do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của cô Dương Thu Mây.
2. Mọi tham khảo trong đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Các thông tin tài liệu được sử dụng trong đồ án này được sự cho
phép, chia sẻ công khai của HTX chế biến chè Phìn Hò.
4. Nội dung báo cáo không sao chép nội dung từ báo cáo khác và đồ
án này do bản thân nghiên cứu xây dựng lên dưới sự hướng dẫn tận tình của
cô giáo Th.s Dương Thu Mây và sự giúp đỡ của các anh chị, cán bộ trong
HTX chế biến chè Phìn Hò.


Sinh viên
Lý Thị Kiều Huấn
2
MỤC LỤC
3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
4
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói rằng thế kỷ 21 đang chứng kiến sự phát triển tột bậc trong ngành
công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ra đời và phát triển đã làm thay đổi thế
giới, cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học
và đời sống.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin không nhằm ngoài xu hướng đó. Với thời
đại công nghệ thông tin như hiện nay, khi mà internet dần trở thành công cụ không
thể thiếu trong cuộc sống thì lợi ích của website trong việc quảng bá sản phẩm và
thương hiệu của các công ty rất lớn. Trang web là cửa ngõ để doanh nghiệp tiếp thị
sản phẩm của mình đến khắp nơi trên thế giới. Các website này ra đời đang trở
thành xu thế mới dần thay thế phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế: cơ
hội quảng bá doanh nghiệp không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, nhanh, rẻ,
tiện lợi, hiệu quả… Những ưu điểm này có thể giúp website trở thành một công cụ
marketing hàng đầu.
Website giới thiệu công ty cần được đầu tư xây dựng một cách cẩn thận, vì đó
là bộ mặt của công ty, là cách thức tiếp xúc với khách hàng, và là một trong những
yếu tố quan trọng nhất tạo nên ấn tượng và sự hài lòng của khách hàng.
Do nhu cầu nhất thiết cũng như tầm quan trọng của website quảng bá doanh
nghiệp, em đã chọn đề tài nghiên cứu thực tập về “Xây dựng website thương mại
điện tử cho hợp tác xã chế biến chè Phìn Hò”. Nội dung báo cáo thực tập bao gồm
các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Là những lý thuyết em đã áp dụng để hoàn
thành báo cáo này. Bao gồm: Tổng quan về thương mại điện tử, Tổng quan về ngôn

ngữ lập trình PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL.
Chương 2: Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống cho bài toán. Bao gồm
khảo sát hiện trạng tại HTX chế biến chè Phìn Hò từ đó đề xuất ra một hệ thống
kinh doanh mới, phân tích thiết kế hệ thống kinh doanh mới.
Chương 3: Xây dựng chương trình. Mô tả các chức năng của chương trình.
5
Với sự hướng dẫn của cô Dương Thu Mây đã giúp em hoàn hoàn thành đồ án
tốt nghiệp này. Tuy đã cố gắng hết sức tìm hiểu, phân tích thiết kế và cài đặt hệ
thống nhưng chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự thông cảm và góp ý của quý Thầy Cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lý Thị Kiều Huấn
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về thương mại điện tử:
1.1.1. Khái niệm về thương mại điện tử:
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách
tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại
bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động
thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các
hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi
phí, thời gian và mở rộng không gian kinh doanh.
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi
internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa
cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua internet và mạng (ví dụ mạng
Intranet của doanh nghiệp).
1.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử:
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp
với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ trực tiếp để tiến hành
giao dịch. Việc sử dụng các phương tiện điện tử chỉ để truyền tải thông tin một cách
trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. Tuy nhiên trong thương mại điện tử
nhờ áp dụng các phương tiện điện tử tiên tiến các giao dịch thương mại có thể tiến
hành được bất cứ ở đâu, và bất cứ thời gian nào mà các bên giao dịch không cần tiếp
xúc trực tiếp với nhau. Do đó tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp nơi đều có cơ
hội ngang nhau tham gia vào thị trường.
Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia giao dịch đã xuất hiện một bên thứ ba
đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực…là những người tạo ra
môi trường cho phép tiến hành các giao dịch điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ và cơ
quan chứng thực có nhiệm vụ: chuyển đi, lưu giữ thông tin giữa các bên tham gia giao
7
dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong các giao
dịch đó.
Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình
thành: các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới, các siêu thị ảo cung cấp hàng
hóa và dịch vụ…
1.1.3. Các hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử:
1.1.3.1. Thư điện tử:
Các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, sử dụng thư điện tử để gửi thư cho
nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết
tắt là e-mail). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định
trước nào.
1.1.3.2. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bức
thư điện tử (electronic message). Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán
điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:
- Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi
tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch
với nhau bằng điện tử.

- Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành sau
đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong
cả phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia, tất cả đều được thực hiện bằng kỹ
thuật số hóa, nó có ưu điểm nổi bật sau:
• Dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, thậm chí ngay cả tiền mua
báo (vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp).
• Có thể tiến hành giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán
là vô danh.
• Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả.
- Ví điện tử (electronic purse): là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông
minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất kỳ
8
ai đọc được thẻ đó, kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho
“tiền lẻ điện tử”. Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau
của thẻ, có một chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ để lưu trữ tiền số hóa, tiền ấy chỉ
được “chi trả” khi sử dụng hoặc thư yêu cầu được xác thực là “ đúng”.
- Giao dịch điện tử của ngân hàng. Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng
là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ:
• Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán
lẻ, các kiôt, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách
hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi
đáp…
• Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (cửa hàng, siêu thị…).
• Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng.
• Thanh toán liên ngân hàng.
1.1.3.3. Mua bán hàng hóa hữu hình
Để có thể mua - bán hàng, khách hàng tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng
hóa hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiển bằng thanh toán điện tử. Lúc đầu
việc mua bán như vậy còn ở dạng sơ khai: người mua chọn hàng rồi đặt hàng thông
qua mẫu đơn (form) cũng đặt ngay trên Web. Nhưng có trường hợp muốn lựa chọn

giữa nhiều loại hàng ở các trang Web khác nhau (của cùng một cửa hàng) thì hàng hóa
miêu tả nằm ở một trang, đơn đặt hàng lại nằm ở trang khác, gây ra nhiều phiền toái.
Để khắc phục giai đoạn hai, xuất hiện loại phần mềm mới, cùng với hàng hóa của cửa
hàng trên màn hình đã có thêm phần “ xe mua hàng”, giỏ mua hàng giống như giỏ
mua hàng hay xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi vào cửa hàng, siêu
thị. Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình chuyển từ trang Web
này đến trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được hàng vừa ý, người mua ấn phím “
Hãy bỏ vào giỏ” các xe hay giỏ mua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền để thanh
toán với khách mua. Vì hàng hóa là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng
tới các phương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu
dùng.
9
1.1.3.4. Lợi ích của Thương mại điện tử
 Thu thập được nhiều thông tin
TMĐT giúp người tham gia thu được nhiều thông tin về thị trường, đối tác, giảm
chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn thời gian sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ
bạn hàng. Các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế thị trường, nhờ
đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát
triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
 Giảm chi phí sản xuất
TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn
phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao
tài liệu giảm nhiều. Điều quan trọng hơn, với góc độ chiến lược, là các nhân viên có
năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu
phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài.
 Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch
TMĐT giúp giảm thấp chi bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện
Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách
hàng, catalogue điện tử trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so
với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.

 Xây dựng quan hệ với đối tác
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành
viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua mạng (Internet/ Web) các thành
viên tham gia (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan Chính phủ ) có thể giao
tiếp trực tiếp (liên lạc “ trực tuyến”) và liên tục với nhau, có cảm giác như không có
khoảng cách về địa lý và thời gian nữa, nhờ đó sự hợp tác và sự quản lý đều được tiến
hành nhanh chóng một cách liên tục: các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới
được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và
có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
 Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức
10
Trước hết, TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo
cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước
đang phát triển vì nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng
một thập kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích
này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước
công nghiệp hóa.
1.2. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình PHP
1.2.1. Giới thiệu PHP
PHP (được viết tắt bởi cụm từ: Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập
trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng
viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Thực chất PHP là
một ngôn ngữ kịch bản nhúng trong HTML, nói một cách đơn giản đó là một trang
HTML có nhúng mã PHP và PHP có thể được đặt giải rác trong HTML.
PHP được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI. PHP/FI do Rasmus
Lerdorf tạo ra năm 1995, ban đầu được xem như là một tập con đơn giản của các mã
kịch bản Perl để theo dõi tình hình truy cập đến bản sơ yếu lý lịch của ông trên
mạng. Ông đã đặt tên cho bộ mã kịch bản này là “Personal Home Page Tools”. Khi
cần đến các chức năng rộng hơn, Rasmus đã viết ra một bộ thực thi bằng C lớn hơn
để có thể truy vấn tới các cơ sở dữ liệu và giúp cho người sử dụng phát triển các ứng

dụng web đơn giản. Rasmus đã quyết định công bố mã nguồn của PHP/FI cho mọi
người xem, sử dụng cũng như sửa các lỗi có trong nó đồng thời cải tiến mã nguồn.
Cho đến nay ngôn ngữ PHP đã không ngừng cải tiến và nâng cao với các phiên bản
PHP 3.0, PHP 4.0, PHP 5.0 cho thấy sự phát triển cũng như hoàn thiệt không ngừng
của ngôn ngữ này.
PHP là một ngôn ngữ lập trình được kết hợp chặt chẽ trong máy chủ, là một
công nghệ phía máy chủ (Server - Side) và không phụ thuộc vào môi trường (cross -
platform). Đây là hai yếu tố rất quan trọng, thứ nhất nó nói lên công nghệ phía máy
chủ tức là nói đến mọi thứ trong PHP đều xảy ra trên máy chủ, thứ hai vì tính chất
11
không phụ thuộc môi trương cho phép PHP chạy trên hầu hết các hệ điều hành như
Windows, Linux… Đặc biệt các mã kịch bản viết trên máy chủ sẽ hoạt động bình
thường trên máy chủ khác mà không cần phải chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa rất ít.
Khi một trang web muốn được dùng ngôn ngữ PHP thì phải đáp ứng được tất
cả quá trình xử lí thông tin trên trang web đó, sau đó đưa ra kết quả ngôn ngữ
HTML.
Khác với ngôn ngữ lập trình, PHP thiết kế chỉ để thực hiện điều gì đó sau khi
một sự kiện xảy ra, ví dụ: khi người dùng gửi một biểu mẫu hoặc chuyển tới một
URL.
1.2.2. Lí do chọn ngôn ngữ lập trình PHP:
Để thiết kế web động có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để lựa chọn
như ASP, VB, Java… Nhưng lí do em chọn ngôn ngữ này là do:
- PHP được sử dụng làm web động vì có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML,
được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp
giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với
các ngôn ngữ khác.
- Có khả năng thực hiện và tích hợp chặt chẽ với hầu hết các CSDL có sẵn,
tính linh động, bền vững và khả năng phát triển không giới hạn.
- PHP có một thư viện các hàm dựng sẵn vô cùng phong phú, đáp ứng được
hầu hết nhu cầu phát triển các ứng dụng web. Các hàm dựng sẵn trong PHP cũng rất

đơn giản, dễ dùng, và được chú thích, cũng như hướng dẫn rất chi tiết trong tài liệu
PHP Manual.
- Đặc biệt PHP là mã nguồn mở do đó các đặc tính trên đều miễn phí và chính
vì mã nguồn mở có sẵn nên cộng đồng các nhà phát triển web luôn có ý thức cải tiến
nó, nâng cao để khắc phục các lỗi trong chương trình này.
1.2.3. Cú pháp thẻ PHP:
Có 4 loại thẻ khác nhau mà ta có thể sử dụng khi thiết kế trang PHP:
- Kiểu Short: Đây là thẻ mặc định mà các nhà lập trình PHP thường sử dụng.
12
<?
echo “Xin chào!”;
?>
- Kiểu định dạng XML: Thẻ này có thể sử dụng với văn bản định dạng XML.
<?php
echo “Xin chào”;
?>
- Kiểu Script: Trong trường hợp bạn sử dụng PHP như một script tương tự
khai báo JavaScript hay Vbscript.
<script language= “php”>
Echo “Xin chào”;
</script>
- Kiểu ASP: Trong trường hợp ta khai báo thẻ PHP như một phần trong trang
ASP.
<%
Echo “Xin chào”;
%>
Thẻ thường xuyên được sử dụng nhất đó là thẻ định dạng XML, những thẻ
còn lại cũng thường được sử dụng, tuy nhiên chúng không có tính di động cao bởi
có thể bị vô hiệu khi cấu hình PHP. Bởi vậy, việc dùng các thẻ dạng ngắn hay các
thẻ kiểu ASP không được khuyến khích.

Các biến được xác định bằng cách thêm vào trước một dấu đô la ($) và không
cần xác định trước kiểu dữ liệu. Không giống với tên hàm và lớp, tên biến là trường
hợp nhạy cảm. Cả dấu ngoặc kép ("") và ký hiệu đánh dấu văn bản (<<<EOF EOF;)
đều có thể dùng để truyền xâu và giá trị biến.
Để khai báo hằng trong PHP, ta sử dụng từ khóa define.
13
PHP coi xuống dòng như một khoảng trắng theo kiểu như một ngôn ngữ dạng
tự do (free-form language) trừ khi nó nằm trong trích dẫn xâu, và các phát biểu
được kết thúc bởi một dấu chấm phẩy (;).
PHP có ba kiểu cú pháp chú thích: /* */ cho phép một đoạn chú thích tùy ý,
trong khi đó // và # cho phép chú thích trong phạm vi một dòng. Phát biểu echo là
một trong những lệnh của PHP cho phép xuất văn bản.
Về cú pháp các từ khóa và ngôn ngữ, PHP tương tự hầu hết các ngôn ngữ lập
trình bậc cao có cú pháp kiểu C. Các phát biểu điều kiện if, vòng lặp for và while,
các hàm trả về đều tương tự cú pháp của các ngôn ngữ như C, C++, Java.
1.2.4. Các kiểu dữ liệu:
PHP hỗ trợ tám kiểu dữ liệu nguyên thuỷ. Bốn kiểu thông thường là: boolean,
integer, floating-point number (float), string. Hai kiểu phức tạp là: mảng (array) và
đối tượng (object). Và cuối cùng là hai kiểu đặc biệt: resource và NULL. Loại dữ
liệu của biến thông thường không được gán bởi người lập trình mà được quyết định
tại thời gian chạy của PHP, phụ thuộc vào ngữ cảnh mà biến được dùng.
 Kiểu dữ liệu Boolean:
Đây là kiểu đơn giản nhất. Một kiểu boolean biểu thị một giá trị thật. Nó có
thể là TRUE hay FALSE.
Cú pháp: để chỉ định một giá trị boolean, có thể sử dụng từ khoá TRUE hay
là FALSE. Cả hai đều không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.
Ví dụ
$f=True;//gán giá trị TRUE cho biến $f
Để có thể chuyển một giá trị sang kiểu boolean, chúng ta có thể dùng (bool)
hay (boolean). Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp bạn không cần phải sử dụng

việc ép kiểu này, bởi giá trị sẽ được tự động chuyển nếu nó là một toán tử, hàm hay
là cấu trúc điều khiển đòi hỏi một tham số kiểu boolean.
 Dữ liệu kiểu số nguyên Integer:
14
Là một tập hợp bao gồm các số {…,-2,-1,0,1,2,…}.Cú pháp: Integer có thể
được chỉ định trong cơ số 10, cơ số thập lục phân hay cơ số bát phân, tuỳ chọn đi
trước bởi dấu - hay +. Nếu bạn sử dụng với cơ số bát phân, bạn phải theo thứ tự với
0 đứng trước, còn đối với số thập lục phân thì 0x.
Ví dụ:
$a= 1234;# số thập phân
$a= -123;# số âm
$a= 0123;# số bát phân
$a= 0x1A;# số thập lục phân
Kích thước của kiểu dữ liệu này là 32bit, và PHP không hỗ trợ kiểu unsigned
integer. Nếu bạn chỉ định một số vượt qua biên của kiểu dữ liệu integer, nó sẽ được
xem như kiểu float . Tương tự như vậy, khi bạn thực hiện một phép toán mà kết quả
trả về là một số vượt qua biên của kiểu integer, thì kiểu float sẽ được trả về. Tuy
nhiên, có một lỗi trong PHP mà không phải bao giờ điều này cũng đúng, nó liên
quan đến các số âm. Chẳng hạn, khi bạn thực hiện -50000* $million, kết quả sẽ là
429496728. Tuy nhiên, khi cả hai toán tử đều là số dương thì không có vấn đề gì xảy
ra.
Để chuyển một giá trị sang kiểu integer, ta có thể dùng toán tử ép kiểu (int)
hay (integer). Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp bạn không cần phải dùng
toán tử ép kiểu đó, bởi giá trị sẽ được tự động chuyển sang nếu toán tử, hàm hay cấu
trúc điều khiển đòi hỏi một đối số integer.
 Dữ liệu kiểu số thực (floats,doubles,hay real numbers)
Có thể được chỉ định bằng cách sử dụng một trong các cú pháp sau:
$a = 1.234;
$a = 1.2e3;
$a = 7E-10;

Kích cỡ của kiểu float tùy thuộc vào platform, giá trị lớn nhất là xấp xỉ
1.8e308.
15
 Dữ liệu kiểu chuỗi string:
String :là những chuỗi các kí tự. Trong PHP, một kí tự cũng tương tự như một
byte, do đó có chính xác 256 kí tự khác nhau. Cú pháp: có thể khai báo bằng ba cách
khác nhau như sau:
- Dấu nháy đơn: cách dễ dàng nhất để chỉ định một chuỗi đơn giản là đóng nó
trong một dấu nháy đơn.Ví dụ:echo ‘kieu huan’;
- Dấu nháy kép: nếu chuỗi được đóng trong dấu nháy kép(“”), PHP hiểu sẽ có
thêm các chuỗi cho các kí tự đặc biệt như: \n; \t; \\; \$;…
- Heredoc: cách khác để phân định chuỗi là sử dụng cú pháp “<<<”. Chỉ nên
cung cấp một định danh sau <<<, sau đó là chuỗi và tiếp là cùng tên định danh để
đóng dấu nháy. Định danh dùng để đóng phải bắt đầu bằng cột đầu tiên của dòng.
Định danh được dùng phải có tên giống như trong các quy luật đặt tên biến trong
PHP.
 Dữ liệu kiểu mảng ( array):
Là một danh sách các phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Mảng có thể là mảng một
chiều hay nhiều chiều.
- Mảng một chiều có chỉ mục: là mảng được quản lý bằng cách sử dụng chỉ
số dưới kiểu integer để biểu thị vị trí của giá trị yêu cầu. Cú pháp: $name[index1];
Ví dụ: một mảng một chiều có thể được tạo ra như sau:
$meat[0]="chicken";
$meat[1]="steak";
$meat[2]="turkey";
Nếu ta thực thi dòng lệnh sau: print $meat[1]; thì trên trình duyệt sẽ hiển thị
dòng sau: steak.
Ta cũng có thể sử dụng hàm array( ) của PHP để tạo ra một mảng.
Ví dụ:
$meat=array("chicken","steak","turkey");

16
- Mảng một chiều kết hợp: rất thuận lợi khi dùng để ánh xạ một mảng sử
dụng các từ hơn là sử dụng các integer, nó giúp ta giảm bớt thời gian và các mã yêu
cầu để hiển thị một giá trị cụ thể.
Ví dụ: bạn muốn ghi lại tất cả các thức ăn và các cặp rượu ngon.
$pairings["zinfandel"] = "Broiled Veal Chops";
$pairings["merlot"]= "Baked Ham";
$pairings["sauvignon"] = "Prime Rib";
- Mảng nhiều chiều có chỉ mục: chức năng của nó cũng giống như mảng một
chiều có chỉ mục, ngoại trừ việc nó có thêm một mảng chỉ mục được dùng để chỉ
định một phần tử. Cú pháp: $name[index1] [index2] [indexN];
Một mảng hai chiều có chỉ mục được tạo ra như sau:
$position = $chess_board[5][4];
- Mảng đa chiều kết hợp: khá hữu ích trong PHP. Giả sử bạn muốn ghi lại các
cặp rượu-thức ăn, không chỉ loại rượu, mà cả nhà sản xuất. Bạn có thể thực hiện như
sau:
$pairings["Martinelli"] ["zinfandel"] = "Broiled Veal
Chops";
$pairings["Beringer"] ["merlot"] = "Baked
Ham";
$pairings["Jarvis"] ["sauvignon"] = "Prime Rib";
 Dữ liệu kiểu đối tượng Object:
Bạn có thể xem object như là một biến mà minh hoạ một kiểu mẫu template
được gọi là class. Khái niệm của đối tượng và lớp được sử dụng nhiều trong ngôn
ngữ lập trình hướng đối tượng OOP. Không giống như các kiểu dữ liệu khác trong
PHP, object phải được khai báo. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng object không
hơn gì một minh hoạ của một lớp, và hoạt động như là một khuôn mẫu cho việc tạo
các object có các đặc tính và chức năng cụ thể. Cho nên lớp(class) phải được định
17
nghĩa trước khi khai báo một object. Để khởi tạo một đối tượng, bạn sử dụng câu

lệnh new để minh hoạ đối tượng với một biến.
 Dữ liệu kiểu Resource
Là một biến đặc biệt, chứa một tham chiếu đến một resource bên ngoài. Các
resource được tạo ra và sử dụng bởi các hàm đặc biệt.
Giải phóng resources: bởi do tham chiếu đếm của hệ thống được giới thiệu
trong PHP4 Zend-engine, nó sẽ tự động phát hiện khi một resource không cần thiết
cho lâu dài. Khi ở trong trường hợp này, tất cả các resource mà đã được dùng cho
resource này được giải phóng bởi “bộ phận thu nhặt rác”. Do đó, hiếm khi thật sự
cần thiết để giải phóng bộ nhớ thông thường bằng cách sử dụng hàm free_result().
 Dữ liệu kiểu NULL
Giá trị NULL đặc biệt dùng để thể hiện một biến không có giá trị. Một biến
được xem là NULL nếu:
- Nó được gán giá trị hằng số NULL.
- Nó chưa được khởi tạo giá trị nào.
- Nó là hàm unset( ) (unset () là một hàm dùng để hủy bỏ các biến chỉ định).
Cú pháp: chỉ có một loại giá trị của kiểu NULL.
Ví dụ:
$var=NULL;
1.2.5. Toán tử và biểu thức trong PHP
1.2.5.1. Các toán tử:
Khi bạn lập trình trên PHP là sử dụng cú pháp của ngôn ngữ C, C++. Tương tự
như những ngôn ngữ lập trình khác, toán tử giúp cho bạn thực hiện những phép toán
như số học hay trên chuỗi.
Loại toán tử Phép toán Diễn giải Ví dụ
Arithmetic ++ Addition $a + $b
Sutraction $a - $b
* Mutilplication $a * $b
/ Division $a / $b
18
% Modulus $a % $b

> Greater than $a > $b
< Less than $a <$ b
Relational
>= Greater than or equal $a >= $b
<= Less than or equal $a <= $b
!= Not equal $a != $b
== Equal $a == $b
! Not $!a
Logical
&& AND $a &&$b
|| OR $a || $b
= Assign $a = $b
++ Increment and assign $a++
Decrement and assign $a
+= Add and assign $a += $b
Assignment
-= Subtract and assign $a -= $b
*= Mutilply and assign $a *= $b
/= Divi and assign $a /= $b
%= Take modulus and assign $a %= $b
|= OR and assign $a |= $b
&= AND and assign $a &= $b
Allocation New Create a new object of a class new new A()
Selection ?: If… then selection a?b:c
1.2.5.2. Các biểu thức cơ bản trong PHP:
 Biểu thức điều kiện: Là biểu thức dùng kiểm tra 1 sự kiện. Nếu chúng thỏa điều
kiện đó thì sẽ thực thi một hành động. Ngược lại sẽ là một hành động khác. Ví dụ:
<?php
$b=true;$j=3;
if(($j>=3)&&($b!=true)) echo "result is true";

if(($j<3)||($b==true)) echo "result is false";
?>
Biểu thức điều kiện if – else: Sử dụng phát biểu if để chọn lọc kết quả khi
điều kiện đúng, và xuất ra kết quả khi điều kiện sai, ví dụ:
<?php
$b=true;$j=3;
if ($j>3)echo "result is true";
19
else {$j++; echo "result is $j";}
?>
Phát biểu elseif là phần của phát biểu if else nhiều nhánh, khi có nhiều điều
kiện chọn lựa thì bạn sử dụng elseif, cú pháp của chúng như sau:
<?php
$b=true;$j=3;
if($j>3)echo "result is true";
elseif ($j=0){$j++; echo "result is $j";}
else {$j ; echo "result is ". $j ;}
?>
 Vòng lặp:
- Vòng lặp for: Phép lặp này là phép toán gộp các tham số. Giúp người lập
trình giảm thiểu thời gian phải khai báo biến và các tham số khi thực thi việc lặp
dữ liệu. Dùng cho vòng lặp có giới hạn cho trước.
<?php
for($j=1;$j<=10;$j++) {echo $j."<br>";}
?>
- Vòng lặp while: Phát biểu while thực thi những câu lệnh trong while khi
điều kiện có giá trị true.
<?php
$j=10; while($j>0){echo $j."<br>"; $j ;}
?>

- Vòng lặp do while: Phát biểu do while cho phép duyệt và kiểm tra điều
kiện sau phát biểu thứ nhất, điều này có nghĩa là ít nhất một phát biểu được thực
hiện.
<?php
$j=10; do{echo $j."<br>";$j ;} while($j>0)
?>
20
 Biểu thức Swich case: Là biểu thức sử dụng để giảm thiểu quá trình xử lý dữ liệu
nếu có quá nhiều phép toán if else.
<?php
$a=4;
Swich ($a)
{
case 1: echo “day la gia tri $a”; break;
case 2: echo “day la gia tri $a”; break;
case 3: echo “day la gia tri $a”; break;
case 4: echo “day la gia tri $a”; break;
default: echo “khong co gia tri phu hop”; break;
}
?>
1.2.5.3. Hàm
Hàm (function) là một đoạn chương trình được xây dựng để thực hiện một
chức năng nào đó. Đoạn chương trình này chỉ cần phải viết duy nhất một lần, và có
thể được sử dụng nhiều lần trong toàn bộ chương trình.
Một hàm sẽ được xác định bởi tên hàm và các tham số đầu vào liên quan đến
hàm đó. Thông thường, hàm sẽ trả về một kết quả nào đó. Cú pháp:
$i=funtion_name ([arg1, arg2,…]);
Còn khi muốn gọi hàm không có giá trị trả về ta sử dụng cú pháp:
funtion_name ([arg1, arg2,…]);
Trong PHP có các hàm cung cấp sẵn và cũng có các hàm do người dùng định

nghĩa. Các hàm dựng sẵn trong PHP (PHP Built-in functions) là các hàm đã được
các nhà phát triển PHP cài đặt sẵn, và chúng ta chỉ việc đem ra sử dụng. Cần phân
biệt các hàm này với các hàm do người dùng tự cài đặt (user functions). Các hàm do
người dùng tự xây dựng chỉ có thể được dùng trong chương trình có chứa hàm đó.
Khi chuyển qua một ứng dụng khác, nếu ta không viết lại các hàm đó thì ta sẽ không
thể sử dụng.
Cú pháp cài đặt một hàm có thể được tóm tắt như sau:
21
function ten_ham (thamso 1, thamso 2, , thamso n)
{
//đoạn chương trình xử lý dữ liệu bên trong hàm
return gia_tri;
}
1.3. Tổng quan về MySQL
1.3.1. Giới thiệu về MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và
được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì
MySQL là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt
động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh.
Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập
CSDL trên internet.
MySQL miễn phí hoàn toàn cho nên bạn có thể tải về MySQL từ trang chủ. Nó
có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ
điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix…
MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ khác, nó
làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng PHP hay Perl,
1.3.2. Mục đích sử dụng cơ sở dữ liệu
Mục đích sử dụng cơ sở dữ liệu bao gồm các chức năng như: Lưu trữ (storage),
truy cập (accessibility), tổ chức (organization) và xử lý (manipulation).
- Lưu trữ: Lưu trữ trên đĩa và có thể chuyển đổi dữ liệu từ cơ sở dữ liệu này

sang cơ sở dữ liệu khác, nếu sử dụng cho quy mô nhỏ, ta có thể chọn cơ sở dữ liệu
nhỏ như: Microsoft Exel, Microsoft Access, MySQL, Microsoft Visual FoxPro,
Nếu ứng dụng có quy mô lớn, bạn có thể chọn cơ sở dữ liệu có quy mô lớn như
:Oracle, SQL Server,
- Truy cập: Truy cập dữ liệu phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người sử
dụng, ở mức độ mang tính cục bộ, truy cập cơ sở dữ liệu ngay trong cơ sở dữ liệu
với nhau, nhằm trao đổi hay xử lí dữ liệu ngay bên trong chính nó, nhưng do mục
đích và yêu cầu người dùng vượt ra ngoài cơ sở dữ liệu, nên bạn cần có các phương
22
thức truy cập dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu với nhau như: Microsoft Access với
SQL Server, hay SQL Server và cơ sở dữ liệu Oracle…
- Tổ chức: Tổ chức cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào mô hình cơ sở dữ liệu, phân
tích và thiết kế cơ sở dữ liệu tức là tổ chức cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào đặc điểm
riêng của từng ứng dụng. Tuy nhiên khi tổ chức cơ sở dữ liệu cần phải tuân theo một
số tiêu chuẩn của hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm tăng tính tối ưu khi truy cập và xử lý.
- Xử lý: Tùy vào nhu cầu tính toán và truy vấn cơ sở dữ liệu với các mục đích
khác nhau, cần phải sử dụng các phát biểu truy vấn cùng các phép toán, phát biểu
của cơ sở dữ liệu để xuất ra kết quả như yêu cầu. Để thao tác hay xử lí dữ liệu ta sử
dụng các ngôn ngữ lập trình như: PHP, C++, Java, Visual Basic…
1.3.3. Các kiểu dữ liệu trong MySQL
 Kiểu số numeric
Bao gồm kiểu số nguyên và số thực. Kiểu số nguyên hay dụng nhất đó là kiểu
int có giá trị từ -2
63
đến 2
63
và kiểu số thực hay được sử dụng là kiểu fload.
- Kiểu dữ liệu số nguyên:
Loại Range Bytes Diễn giải
Tinyint -127 → 128 1 Số nguyên rất nhỏ

Smallint -32768 → 32767 2 Số nguyên nhỏ
Mediumint -8388608 → 838860 3 Số nguyên vừa
Int -2
31
→ 2
31
-1 4 Số nguyên
Bigint -2
63
→ 2
63
-1 8 Số nguyên lớn
- Kiểu dữ liệu số chấm động
Loại Range Bytes Diễn giải
Float Phụ thuộc số thập phân 4
Số thập phân dạng
single hay double
Float(M,D)
±1.175494351E-38
±3.40282346638
2
Số thập phân dạng
single
Double(M,D
)
±1.7976931348623157308
±2.2250738585072014E-308
8
Số thập phân dạng
single

23
Fload(M,
[D])
Sô thập phân lưu dưới
dạng char
24
 Kiểu dữ liệu Date & Time
Dạng Range Diễn giải
Date 1000/01/01 yyyy/mm/dd
Time 00:00:00 đến 23:59:59 hh:mm:ss
Datatime
1000/01/01 00:00:00 đến
9999/12/31 23:59:59
yyyy/mm/dd hh:mm:ss
TimeStamp(n) 1970/01/01 00:00:00 yyyy/mm/dd hh:mm:ss
Year (2/4)
1970 – 2069
19010- 2155
Yy
Yyyy
 Kiểu dữ liệu xâu string
Kiểu dữ liệu string chia làm 3 loại: Loại thứ nhất là kiểu char (chiều dài cố
định) và varchar (chiều dài biến thiên). Loại thứ 2 là kiểu Text và kiểu Blod. Kiểu
Text cho phép lưu chuỗi rất lớn khoảng 2
16
– 1, kiểu blod cho phép lưu đối tượng nhị
phân. Loại thứ 3 là Enum và set.
Loại Range Diễn giải
Char 1- 255 characters Chiều dài của chuỗi lớn nhất 255 ký tự.
Vachar 1- 255 characters Chiều dài của chuỗi lớn nhất 255 ký tự.

Tinyblob 2
8
-1
Khai báo cho Field chứa kiểu đối tượng
nhị phân cỡ 255 ký tự
Tinytext 2
8
-1
Khai báo cho Field chứa kiểu chuỗi cỡ
255 ký tự
Blob 2
16
-1
Khai báo cho Field chứa kiểu blob cỡ 65,
535 characters
Text 2
16
-1
Khai báo cho Field chứa kiểu chuỗi dạng
văn bản cỡ 65, 535 characters.
Mediumblob 2
24
-1
Khai báo cho Field chứa kiểu blob vừa
khoảng 16, 777,215 characters
Mediumtext 2
24
-1
Khai báo cho Field chứa kiểu chuỗi dạng
văn bản vừa khoảng 16, 777,215

characters
Longblob 2
32
-1 Khai báo cho Field chứa kiểu blob lớn
25

×