Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

tiểu luận môn quản trị chiến lược xây dựng chiến lược phát triển công ty bánh đức phát 2014 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.71 KB, 56 trang )

VB16QT001 – Nhóm 5
TR NG I H C KINH T TP. H CHÍ MINHƯỜ ĐẠ Ọ Ế Ồ
KHOA QU N TR KINH DOANHẢ Ị
GVHD : TS. Hoàng Lâm Tịnh
Lớp : VB16QT001 – Nhóm 5
Sinh viên :
1. Lê Trung Tính (33131021532)
2. Diếp Văn Phụng (33131022556)
3. Trần Quang Thành (33131020225)
4. Nguyễn Thị Thảo (33131020250)
5. Lê Văn Quế (33131020717)
6. Nguyễn Văn Nguyên (33131020053)
7. Ngô Bảo Anh (33131010343)
Tháng 05/2014
ĐỀ TÀI :
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CÔNG TY BÁNH ĐỨC PHÁT 2014-2020
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1 – MÔN HỌC :
QUẢN TRỊ CHIẾN
LƯỢC
Tháng 11/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN HỌC :
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI :
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CÔNG TY BÁNH ĐỨC PHÁT 2014-2020
GVHD : TS. HOÀNG LÂM TỊNH
KHÓA 16 - LỚP VB16QT001 – NHÓM 5
Sinh Viên :


Mã số SV Họ và Tên Ngày sinh Đóng góp
33131021532 Lê Trung Tính 21/01/1983 100%
33131022556 Diếp Văn Phụng 20/06/1985 100%
33131020225 Trần Quang Thành 15/06/1985 100%
33131020250 Nguyễn Thị Thảo 13/06/1989 100%
33131020717
Lê Văn Quế
10/03/1986 100%
33131020053 Nguyễn Văn Nguyên 27/09/1983 100%
33131020343 Ngô Bảo Anh 29/07/1982 100%
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1 : Mức tăng trưởng kinh tế năm 2012 và 2013
Bảng 2.2 : Tỷ trọng các khu vực kinh tế năm 2012 và 2013
Bảng 2.3 : Các đối thủ cạnh tranh chính của Đức Phát Bakery
Bảng 2.4 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Bảng 2.5 : Bảng phân tích năng lực cốt lõi
Bảng 2.6 : Ma trận SWOT của Đức Phát Bakery
Bảng 3.1 : Doanh thu của Đức Phát từ năm 2004 đến năm 2013
Bảng 3.2 : Thiết lập phương trình doanh thu cho công ty mẹ
Bảng 3.3 : Thiết lập phương trình dự báo doanh thu cho cửa hàng
Bảng 3.4 : Doanh thu dự báo của Đức Phát cho các năm 2014-2020
Bảng 3.5 : Ma trận BCG hiện tại
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 : Cơ cấu doanh thu lĩnh vực bánh ngọt Công ty Đức Phát năm 2012
Biểu đồ 1.2 : Tình hình lợi nhuận của Công ty
Biểu đồ 2.1 : Tốc độ tăng GDP
Biểu đồ 2.2 : Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Biểu đồ 2.3 : Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại từ 2011-
2013

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 :Kao Siêu Lực, người tạo ra cả 2 thương hiệu bánh nổi tiếng Đức Phát
và ABC Bakery
Hình 1.2 :Sơ đồ tổ chức của Đức Phát Bakery
Hình 2.1 :Phân đoạn chiến lược SBU bánh bông lan
Hình 2.2 :Phân đoạn chiến lược SBU bánh cracker
Hình 2.3 :Phân đoạn chiến lược SBU bánh mì
Hình 2.2 :Mô hình áp lực cạnh tranh của Micheal Porter
Hình 2.3 :Chuỗi giá trị
Hình 3.1 :Ma trận BCG hiện tại
Hình 3.2 :Ma trận BCG tương lai
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN ĐỨC PHÁT BAKERY
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỨC PHÁT BAKERY
1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty
Năm 1995 thành lập Doanh Nghiệp Tư Nhân, và phát triển 12 chi nhánh
cửa hàng ở các Quận nội thành tại TP.HCM
Năm 2007, từ một DNTN chúng tôi đăng ký chuyển lên Công Ty TNHH SX-
TM Đức Phát Bakery gồm 12 chi nhánh công ty.
Năm 2008, do cung cấp không đủ nhu cầu thị trường. Chúng tôi đầu tư 1
xưởng ở khu Công Nghiệp Tân Tạo vốn đầu tư 160 tỷ, trang bị dây chuyền máy
móc hiện đại.
Năm 2009, chúng tôi mở Cty TNHH Đức Phát Water (Nước suối) tại Bình
Dương đưa ra phục vụ thị trường những dòng sản phẩm đa dạng như: Nước
Suối, Trà linh chi.
Không dừng phát triển ở thị trường Bánh ngọt.
Đầu năm 2010, chúng tôi đầu tư xây dựng tòa nhà Cao ốc văn phòng cho
thuê ở đường Nguyễn Trãi Q1, dự trù khánh thành vào cuối năm nay.
CÔNG TY TNHH SX-TM ĐỨC PHÁT BAKERY
Lô 22 Đường Trung Tâm, Khu Công Nghiệp Tân Tạo, Phường Tân Tạo A,

Quận BìnhTânGPKD: 0304133731 | Ngày cấp phép: 29/11/2005
Chủ doanh nghiệp: Dư Đức Phát
Nhưng người gầy dựng thành công tên tuổi Đức Phát Bakery chính là Kao
Siêu Lực, Người chồng đã ly hôn của Dư Đức Phát.
Logo công ty
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty
Ba mươi năm trước, cộng đồng người Hoa ở khu vực Quận 6 và quận 11
(thành phố Hồ Chí Minh) đón nhận thêm một gia đình chạy nạn từ Campuchia
sang. Đó là gia đình của Kao Siêu Lực.
Campuchia chính là quê hương của ông chủ doanh nghiệp Á Châu. Ở đó,
ông từng sống trong một gia đình khá giả tại thủ đô PhnomPenh, có cha là một
thương gia gốc Hoa khá nổi tiếng.
Năm 1975, Campuchia xảy ra biến động, nhiều người từ Campuchia đã tìm
đường đến Việt Nam. Gia đình Kao Siêu Lực cũng muốn đến Việt Nam nhưng
không biết cách nên phải chạy trốn về nông thôn. Cũng trong năm đó, cha anh
qua đời vì cuộc sống quá thiếu thốn.
Cuộc sống với sự kềm kẹp của chính quyền diệt chủng Pôn Pốt không khác
gì cực hình. Mỗi ngày đi làm, gia đình anh cũng như hàng ngàn người khác đều
nhìn vào những lỗ huyệt đào sẵn, như chờ đợi đến lượt mình…
Hình 1.1 :Kao Siêu Lực, người tạo ra cả 2 thương hiệu bánh nổi tiếng Đức Phát
và ABC Bakery
May mắn thay, năm 1979, Campuchia được giải phóng khỏi bàn tay diệt
chủng và cả gia đình Kao Siêu Lực tìm đường đến thành phố Hồ Chí Minh.
Không tài sản, không biết tiếng Việt, chàng trai 20 tuổi Kao Siêu Lực phải làm đủ
nghề để nuôi sống gia đình. Vốn được học từ cha nghề cơ khí, thiết bị phụ tùng
xe hơi, nhưng lúc đó ở Việt Nam, ngành này chưa phát triển, Kao Siêu Lực đành
chọn công việc chạy xe ba gác thuê. Ban ngày không mượn được xe, anh đành
chờ đến 7 giờ tối mượn xe của người quen chạy đến tận 12 giờ đêm. Do không
biết tiếng Việt, anh chỉ biết xòe tay nhận tiền của khách mà chẳng nghề kỳ kèo.
Bốn tiếng chạy xe thuê mỗi ngày không đủ nuôi sống mẹ và 3 đứa em. Thế là

không về nhà, anh ngủ luôn trên xe, chờ cho các lò bánh mì ra bánh vào lúc 5
giờ sáng để nhận bánh mang đi bán.
Sau 3 tháng chạy xe thuê, đã biết chút ít điểm mua bán, anh chuyển sang
bán gạo. Thời điểm đó, chất lượng gạo không tốt, người mua luôn phải ăn gạo bị
pha lẫn tạp chất. Thế là, anh sắm chiếc nia để sàng gạo. Hình ảnh một thanh
niên ngồi sàng gạo đã gây tò mò và thu hút nhiều khách hàng. Không có tiền
mua cân, anh dùng lon sữa bò đong gạo, nhưng trọng lượng luôn đúng, giá cả
lại hợp lý.
Những năm 1979-1980, Việt Nam còn nhận viện trợ bột mì từ nước ngoài.
Rất nhiều người đem bột mì đi đổi lấy gạo vì ăn không quen. Anh đứng ra mua
và đem bỏ cho các lò làm bánh. Lúc đó, anh phát hiện mình có một biệt tài là
phân loại bột rất nhanh và chuẩn xác. Các lò bánh rất thích mua bột của anh vì
để làm được bánh ngon, chọn đúng loại bột. Giá bột anh giao cho các lò bánh
cũng khá rẻ.
Nhưng một lần, sau khi giao bột cho một lò bánh, người thợ chính nơi đó
nói rằng, một người khác đã đến giao bột với giá cao hơn của anh, nhưng chất
lượng cũng tốt hơn. Anh đem chuyện này hỏi chủ lò bánh và cam đoan nếu bột
của mình kém hơn sẽ không cung cấp hàng nữa. Khi quay lại để xem kết quả,
ông chủ lò bánh thông báo bột của anh kém xa bột của người kia. Sau khi tìm
hiểu anh biết người giao bột đã thông đồng với thợ làm bánh để “hất” anh ra.
Lúc đó, anh đã thề rằng, nếu sau này có mở cơ sở làm bánh, nhất thiết phải đi
lên từ vị trí người thợ để không quá phụ thuộc vào người khác.
Từ anh giao bột đến ông chủ
Không cam phận làm người giao bột, anh bắt đầu đến các lò bánh để học
cách làm bánh. Và bánh bông lan là thử nghiệm đầu tiên của anh.
Vốn có kiến thức về cơ khí, anh đưa ra ý tưởng rồi đặt hàng làm máy đánh
trứng loại lớn. Trớ trêu thay, máy nhỏ thì làm được, nhưng máy lớn đánh trứng
lại không nổi. Một lần, nằm nhìn lên trần nhà, anh thấy để cánh quạt tạo ra gió
mạnh, các cánh phải được cắt xéo. Thế là chỉ cần thay đổi chút ít, chiếc máy
đánh bột lớn đã ra đời.

Thời gian đầu, anh chỉ dám làm 3 thùng bánh và trực tiếp đi giao hàng. Một
tháng sau, các tiệm bánh giới thiệu cho nhau, số lượng tăng lên 20 thùng. Bánh
làm ra không đủ bán, anh không phải đi giao hàng nữa mà người mua đã đến
tận nhà của anh để lấy.
Ngoài các tiệm bánh tư nhân, anh còn giao bánh cho Phòng Lương thực
quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Một lần, lãnh đạo nơi đây gọi anh lên bảo,
bánh của anh ngon, nhưng nếu cứ đặt cơ sở trong hẻm thì rất ít người biết tới.
Sau đó, Phòng Lương thực quận giúp anh một địa điểm trên đường 3 tháng 2.
Lúc này, anh bắt đầu nghĩ đến một cái tên cho cửa hiệu để dễ giao dịch. Nam
1987, anh lấy tên vợ là Đức Phát để đặt cho cửa hiệu với mong muốn “lấy đức
để phát”.
Một cửa hiệu lớn không thể chỉ bán một thứ bánh là bánh bông lan. Lúc
này, các cơ sở làm bánh mì lại quá nhiều. Nhớ đến thời còn ở Campuchia, anh
từng được ăn loại bánh mì ngọt croissant của Pháp. Dựa vào trí nhớ và tưởng
tượng, anh mày mò làm. Sau 5 ngày thử nghiệm, làm hỏng mẻ bột, đến ngày
thứ 6, chiếc bánh croissant đầu tiên đã ra đời. Chỉ sau 2 giờ, 24 chiếc bánh
croissant đã bán sạch trơn. Sáng hôm sau, khách hàng đã đến hỏi xem bánh đã
ra lò chưa. Và 2 tuần sau, khách hàng đã đặt trước 200 chiếc.
200 chiếc bánh croissant đã khiến anh tự tin thuê 3 nhân công và dạy họ
làm bánh. “Tôi nói với học trò, nghề này không bao giờ sợ lỗi thời. Điều này đã
thôi thúc họ làm việc và học hỏi rất chăm”, ông kể.
Năm 1992, anh mở thêm một tiệm bánh trên đường Nguyễn Du quận 1, mở
đường lên ngôi “Vua bánh” ờ Sài gòn.
Đức Phát và tuyệt phẩm bánh dừa lưới
Những năm 1992-1995 là thời điểm cực thịnh của Đức Phát. Hơn 10 tiệm
bánh lớn lần lượt ra đời. Năm 1994, tập đoàn Rheon của Nhật, chuyên sản xuất
thiết bị máy móc trong ngành chế biến thực phẩm mời ông Lực sang tham quan
nhà máy.
Tại đây, công nghệ làm bánh hiện đại của Nhật đã hút hồn ông. Trở về, ông
Lực đảo lộn mọi công thức làm bánh. Lúc này câu nói của cha làm ông suy nghĩ:

chỉ có sản xuất mới nhanh phát triển, dù hai tay có làm hết sức thì cũng không
bao giờ đuổi kịp.
Một người đàn ông không trà, rượu, cà phê, cờ bạc… như ông Lực được
coi là quá tiết kiệm. Và lúc này, sự tiết kiệm đó đã có đất dụng võ. Dốc toàn bộ
80.000USD tích góp được, Kao Siêu Lực quyết định đặt mua dây chuyền công
nghệ làm bánh của Nhật.
Sự kết hợp giữa bí quyết làm bánh thủ công và dây chuyền hiện đại bậc
nhất lúc đó giúp cho bánh Đức Phát đẹp hơn, năng suất cao hơn. Sau croissant,
một sản phẩm khác tiếp tục làm nên tên tuổi của Đức Phát chính là “tuyệt phẩm”
bánh dừa lưới. Đây là loại bánh ngọt có nhân nổi tiếng trên thế giới. Vỏ bánh
hình mắt lưới, nhân được chế biến tùy thuộc gu ẩm thực của mỗi quốc gia.
Nhớ đến loại nông sản nổi tiếng của Việt Nam là dừa, ông Lực mày mò pha
trộn giữa bơ, trứng và dừa để cho ra công thức làm bánh đặc biệt và đặt tên là
bánh dừa lưới. Ngoài nhân dừa, ông còn sáng tạo ra 20 loại nhân bánh khác
nhau, tạo nên cơn sốt bánh “dừa lưới” trên thị trường. Vào thời điểm đó, mỗi
ngày, Đức Phát làm ra vài ngàn chiếc, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu
của thị trường.
Nhu cầu của khách hàng liên tục tăng buộc ông Lực phải mở rộng sản xuất
và sáng tạo thêm nhiều loại bánh khác nhau. Năm 1998, Đức Phát lần đầu tham
gia thị trường bánh mì. Lúc này, bánh mì chủ yếu do các cơ sở nhỏ, các hộ gia
đình làm ra. Để tạo sự khác biệt với bánh mì dài thông dụng, Đức Phát tung ra
sản phẩm bánh mì cóc dạng tròn, giòn và xốp hơn. “Tôi không thích dùng sức
mạnh công nghệ để cạnh tranh với các cơ sở bánh mì nhỏ lẻ. Vì vậy, bánh mì
cóc của Đức Phát dù trọng lương nhỏ hơn nhưng giá lại cao hơn. Canh tranh
như vậy là quá công bằng”, ông Lực nói.
Cũng từ năm 1998, Đức Phát lần lượt cho ra đời các sản phẩm đóng gói,
thời hạn sử dụng lâu hơn. Điều này giúp sản phẩm Đức Phát vượt khỏi thị
trường thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng dần ra các tỉnh lân cận.
Thương hiệu chia ly
Giới làm bánh Sài Gòn nói với nhau rằng, một người làm ăn như ông Lực

có lẽ chỉ biết làm việc. Chưa bao giờ thấy ông tham gia các cuộc chơi của các
“đại gia”. Hầu hết thời gian ông dành cho công việc xuống xưởng hướng dẫn
thợ, vào phòng mày mò nghiên cứu, hoặc chạy tìm địa điểm phát triển cửa hàng.
Một người thân có nhiều năm làm việc với ông Lực cho biết, ông là người
kiếm tiền chính trong gia đình, nhưng vợ ông lại là người quản lý việc chi tiêu.
Thật thà đến mức, một ông chủ lớn như ông lại không mở cho mình một tài
khoản riêng. Ông không biết mình quá phụ thuộc vào vợ.
Rồi nhưng vết rạn nứt trong quan hệ vợ chồng sau hơn 20 mươi năm gắn
bó bắt đầu xuất hiện. Người vợ bắt đầu siết chặt chi tiêu. Một lần ông Lực đề
nghị vợ chi một khoảng tiền cho quỹ từ thiện. Bà thẳng thừng từ chối.
Lúc này, ông chỉ còn biết dựa vào xưởng sản xuất mà ngày ngày ông vẫn
chọn làm nơi “trú ẩn”, bởi toàn bộ 20 cửa hàng mang thương hiệu Đức Phát đều
do vợ nắm giữ. Nhưng lợi nhuận từ xưởng sản xuất chẳng được là bao, nguồn
thu chính vẫn là từ hoạt động kinh doanh của 20 cửa hàng nói trên.
Ngày ra tòa ký đơn ly dị, ông chỉ có trong tay 400 USD, trong khi thương
hiệu Đức Phát lại thuộc về vợ ông, bởi thuở hàn vi ông đã tin yêu lấy tên vợ để
đặt tên. Đau đớn, uất ức, đã có lúc ông phải nhập viện vì suy sụp tinh thần.
Nhưng 3 đứa con, hơn 1.000 công nhân, bạn bè, đối tác đã níu chân ông lại.
Ngày ra tòa, hai vợ chồng ông thỏa thuận sẽ tự chia tài sản; tòa chỉ xử việc
phân chia thương hiệu. Ông bà chủ Đức Phát đồng ý chia đôi mỗi người 10 cửa
hàng, nhưng thương hiệu Đức Phát thì hơi khó. Vợ ông đề nghị chia thành Đức
Phát 1, Đức Phát 2. Nhưng ông Lực quyết định chọn cho mình tên thương hiệu
là Đức Phát-Vina Bread.
Tuy nhiên, sự phân chia này không ổn, vì hệ thống nhận diện của 2 thương
hiệu có quá nhiều điểm trùng lắp. Nếu một bên kinh doanh không tốt, bên còn lại
chắc chắc bị ảnh hưởng do người tiêu dùng dể bị nhầm lẫn. Cuối cùng, 2 bên
thỏa thuận chỉ một người giữ thương hiệu Đức Phát và phía nhận phải trả cho
phía mất thương hiệu 1 triệu USD.
Sau khi suy tính, bà chủ Đức Phát đồng ý trả 1 triệu USD và giữ lại thương
hiệu. Còn với ông Lực, 1 triệu USD là số vốn kha khá để khởi nghiệp lại. Số tiền

này phần lớn được ông đầu tư xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu mới và
xây thêm 6 cửa hàng.
Dù không thể quên nỗi đau mất “đứa con” mà ông đã dày công nuôi nấng
trong 20 năm trời, nhưng nỗi đau đó đã không biến thành thù hận. Khi có kết quả
phân xử của tòa án, với các phân xưởng thuộc quyền quản lý của ông, lẽ ra Kao
Siêu Lực có thể cắt nguồn cung cấp bánh cho các cửa hàng của vợ cũ. Nhưng
ông vẫn chờ đến khi bà xây dựng xong xưởng mới và ổn định nhân sự rồi mới
ngưng cung cấp bánh.
Có lẽ là các nhà phân phối lâu năm của Đức Phát là những người bị ảnh
hưởng xấu nhất từ cuộc chia tay này. Việc chia đôi tài sản tất nhiên cũng dẫn
đến việc tách đôi số nhân viên, quản lý và thợ làm bánh lành nghề. Các đối tác
làm ăn lâu nay với Đức Phát cũng phải lựa chọn hợp tác với một trong hai bên
hoặc với cả hai.
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA ĐỨC PHÁT BAKERY
1.2.1 Hệ thống cửa hàng
 340 Huỳnh Tấn Phát, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP.HCM
ĐT: (08)-38720271
 1118C Đường 3/2, Phường 12, Quận 11, TP.HCM
ĐT: (08)-39628381
 71 Cao Thắng, Phường 3, Quận 3, TP.HCM
ĐT: (08)-38397327
 286 Bạch Đằng, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
ĐT: (08)-38412110
 313 Lê Quang Sung, Phường 6, Quận 6, TP.HCM
ĐT: (08)-39693520
 92A Hậu Giang, Phường 6, Quận 6, TP.HCM
ĐT: (08)-39603110
 513A Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
ĐT: (08)-38441088
 442A Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM

ĐT: (08)-38123680
 2/2A Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP.HCM
ĐT: (08)-39967306
 457 Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM
ĐT: (08)-38495406
 *10/4 Nguyễn Ảnh Thủ, khu phố 1, Phường Trung Mỹ, quận 12
ĐT: (08)-62504910
 49 Nguyễn Duy Trinh, Bình Trưng Tây, quận 2
ĐT: (08)-6.28.07.063
 91-91A Nguyễn Trãi, Phường An Hội, TP. Cần Thơ
ĐT: (0710)-3810061
 36 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thị Xã Vĩnh Long
ĐT: (070)-3863166
1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Đức Phát Bakery
Hình 1.2 : Cơ cấu tổ chức của Đức Phát Bakery
1.3. CÁC NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.3.1. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty:
Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là sản xuất sản xuất và cung cấp
các loại bánh ngọt. Ngoài ra trong thời gian gần đây Công ty cũng mở rộng sang
lĩnh vực địa ốc.
 Bánh ngọt: là lĩnh vực hoạt động chính và là nền tảng cho sự phát triển của Đức
Phát. Hàng năm, doanh thu ngành thực phẩm đóng góp hơn 90% doanh số toàn
Công ty.
 Ngành địa ốc:Không dừng phát triển ở thị trường Bánh ngọt, đầu năm 2010,
chúng tôi đầu tư xây dựng tòa nhà Cao ốc văn phòng cho thuê ở đường Nguyễn
Trãi Q1, dự trù khánh thành vào cuối năm nay.
1.3.2. Các sản phẩm chính của Công ty trong lĩnh vực Bánh ngọt
 Bánh buche
Bánh Buche là loại bánh có thành phần chủ yếu là bột, trứng, đường.
Chủng loại bánh Buche của Đức Phát khá đa dạng:

- Các nhãn hiệu bánh bơ và bánh mặn được đóng gói hỗn hợp: More,
Yame, Amara, Besco, Bisco up, Bosca, Celebis, Doremi, Dynasty, Gold time,
Famous, Lolita, Rhen, Spring time, Sunny, Year up…
- Các loại bánh nhân mứt như Fruito, Cherry, Fine, Ki-Ko, Kidos, Fruito,
Fruit treasure, Big day, Tropika, TFC, Fruitelo…
- Bánh trứng (cookies IDO)
- Bánh bơ làm giàu Vitamin: Vita, Marie…
- Bánh bơ thập cẩm: Fine, Always, Angelo, Big day, Cookie town, Elegent,
Heart to heart, Legend, The house of cookies, Twis, Good time, Let’s party.
 Bánh trung thu
Bánh trung thu là sản phẩm là sản phẩm có tính mùa vụ nhất, doanh thu
chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng doanh thu.
 Bánh kem
Bánh kem là sản phẩm được ưa chuộng nhất, chiếm tỷ trọng doanh thu
cao.
1.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Hiện tại, Công ty đang tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi - hoạt
động chủ yếu tạo ra lợi nhuận trong năm 2011 và 2012 đó là sản xuất và cung
cấp bánh ngọt.
So với các công ty khác cùng ngành thì hiện tại Công ty đang chiếm lĩnh thị trường
bánh Buche và bánh kemvới thị phần tương ứng lần lượt là 76.5% và 56.3%, Công ty
cũng chiếm thị phần đáng kể tại phân khúc bánh kem (38.6%), bánh trung thu (14%) và
kem (17,5%). Sản phẩm phong phú, hương vị đa dạng phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng nội địa, giá cả cạnh tranh là những ưu thế của sản phẩm mang thương hiệu Đức
Phát Bakery.
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu doanh thu lĩnh vực bánh ngọt Công ty Đức Phát năm 2012
Tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu của Công ty là 38%/năm, tổng tài sản
tăng 18%/năm trong giai đoạn 2010 - 2012. Thêm vào đó, lợi nhuận của Công ty có mức
biến động mạnh giai đoạn sau sáp nhập và trước đó do sự thay đổi đáng kể các loại chi
phí trong quá trình tái cơ cấu.

Biểu đồ 1.2: Tình hình lợi nhuận của Công ty
Từ những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như
trên cho thấy nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối thuận lợi,
Công ty có những bước chuyển biến tích cực về lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô tổ
chức để phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA ĐỨC PHÁT BAKERY
2.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.1.1. Các yếu tố về kinh tế
2.1.1.1. Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội- GDP
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm
2013 tăng 5,42% so với năm 2012. Trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng
5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm 2013 tuy
thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm
2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có
nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ
tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng
đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng GDP (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Theo Tổng cục Thống kê thì Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước năm 2013
chỉ tăng 6,04%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây (Năm 2004
tăng: 9,67%; năm 2005: 8,71%; năm 2006: 6,57%; năm 2007: 12,75%; năm
2008: 19,87%; năm 2009: 6,52%; năm 2010: 11,75%; năm 2011: 18,13%; năm
2012: 7,00%; năm 2013: 6,04%).
Tổng cục Thống kê phân tích CPI năm nay tăng cao vào quý I và quý III với
mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và
tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%.
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2013 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
˗ Giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý được điều chỉnh

theo kế hoạch và theo cơ chế thị trường: Trong năm có 17 tỉnh, thành
phố điều chỉnh giá dịch vụ y tế làm cho CPI của nhóm thuốc và dịch vụ y
tế tăng 18,97% so với tháng 12 năm trước, đóng góp vào chỉ số chung cả
nước gần 1,1%; các địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí
làm làm CPI nhóm giáo dục tăng 11,71%, đóng góp vào chỉ số chung cả
nước tăng khoảng gần 0,7%; giá xăng dầu được điều chỉnh tăng/giảm và
cả năm tăng 2,18%, góp vào CPI chung cả nước mức tăng 0,08%; giá
điện điều chỉnh tăng 10%, đóng góp vào CPI chung khoảng 0,25%. Bên
cạnh đó, giá gas cả năm tăng gần 5%, đóng góp vào CPI cả nước với
mức tăng 0,08%.
˗ Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất tăng
vào dịp cuối năm
˗ Ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão
˗ Mức cầu trong dân yếu.
Biểu đồ 2.2: Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
2.1.1.2. Xu huớng phát triển theo cơ cấu
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế:
˗ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm
trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm;
˗ Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng
5,75% của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm;
˗ Khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012,
đóng góp 2,85 điểm phần trăm.
Như vậy mức tăng trưởng năm 2013 chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch
vụ, trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và
bán lẻ tăng 6,52%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của ngành công
nghiệp không cao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá
ở mức 7,44% (Năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP chung.

Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đạt mức tăng 5,83%,
cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trước cũng là yếu tố tích cực trong tăng
trưởng kinh tế năm nay.
Năm 2012(%) Năm 2013 (%)
TỔNG SỐ 5,25 5,42
Phân theo khu vực kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,68 2,67
Công nghiệp và xây dựng 5,75 5,43
Dịch vụ 5,90 6,56
Phân theo quý trong năm
Quý I 4,75 4,76
Quý II 5,08 5,00
Quý III 5,39 5,54
Quý IV 5,57 6,04
Bảng 2.1 : Mức tăng trưởng kinh tế năm 2012-2013 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm: khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3%
và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%;
38,6% và 41,7%).
Năm 2012(%) Năm 2013(%)
Nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản
19,7 18,4
Công nghiệp và xây dựng 38,6 38,3
Dịch vụ 41,7 43,3
Bảng 2.2 : Tỷ trọng các khu vực kinh tế năm 2012 và 2013 (Nguồn: Tổng cục
Thống kê)
2.1.1.3. Cán cân thanh toán quốc tế
a) Xuất khẩu
Năm 2013, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so

với năm 2012. (Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng 34,2%; năm 2012 tăng
18,2%). Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt
43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt
88,4 tỷ USD, tăng 22,4%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch hàng hoá xuất
khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt 81,2 tỷ USD, tăng
26,8% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
năm 2013 tăng 18,2%.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 tăng cao chủ yếu ở khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện;
điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép Xuất khẩu của khu vực
này trong những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao
trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 2011 chiếm 56,9% và tăng 41%; năm 2012
chiếm 63,1% và tăng 31,1%; năm 2013 chiếm 61,4% và tăng 22,4%.
Về thị trường:
˗ EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch
xuất khẩu năm 2013 ước đạt 24,4 tỷ USD tăng 20,4 % (tương đương 4,1
tỷ USD) so với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng so
với năm 2012 như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 56% (2,75 tỷ
USD); giầy dép tăng 10,5% (245 triệu USD); hàng dệt may tăng 11,2%
(243 triệu USD).
˗ Hoa Kỳ đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 23,7 tỷ USD,
tăng 20,3% (4 tỷ USD), kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng như:
Hàng dệt may tăng 14% (973 triệu USD); giầy dép tăng 16,9% (340 triệu
USD); gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 10,3% (167 triệu USD).
˗ Tiếp đến là ASEAN đạt 18,5 tỷ USD, tăng 6,3% (1,1 tỷ USD) với các mặt
hàng chủ yếu: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 75,2% (992 triệu
USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 30,7% (414 triệu
USD).
˗ Nhật Bản ước tính đạt 13,6 tỷ USD, tăng 3,8% (496 triệu USD).
˗ Hàn Quốc 6,7 tỷ USD, tăng 19,9% (1,1 tỷ USD).

˗ Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, tăng 2,1% (269 triệu USD).
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại 2001-2013
Nguồn: Tổng cục Thống kê
b) Nhập khẩu
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so
với năm trước (Kim ngạch nhập khẩu năm 2011 tăng 25,8%; năm 2012 tăng
6,6%). Trong năm 2013, kim ngạch nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt
56,8 tỷ USD, tăng 5,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 74,5 tỷ USD,
tăng 24,2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013
tăng 18,3% so với năm 2012.
Cũng như hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và là kim ngạch
chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu: Năm 2011 nhập khẩu của
khu vực này chiếm 45,7% và tăng 32,1%; năm 2012 chiếm 52,7% và tăng
22,7%; năm 2013 chiếm 56,7% và tăng 24,2%.
Về mặt hàng nhập khẩu năm 2013, kim ngạch một số mặt hàng tăng cao so
với cùng kỳ năm trước là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 18,6 tỷ
USD, tăng 16%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 17,7 tỷ USD, tăng 34,9%; vải
đạt 8,4 tỷ USD, tăng 19,4%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8 tỷ USD, tăng
59,5%; chất dẻo đạt 5,7 tỷ USD, tăng 18,9%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép
đạt 3,7 tỷ USD, tăng 18,7%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 3 tỷ USD,
tăng 23,6%. Một số mặt hàng nguyên liệu tăng khá như: sắt thép đạt 6,7 tỷ USD,
tăng 11,5%; hóa chất 3 tỷ USD, tăng 6,7%; kim loại thường 2,9 tỷ USD, tăng
11,1%; sợi dệt 1,5 tỷ USD, tăng 7,5%; thuốc trừ sâu đạt 0,8 tỷ USD, tăng 12,1%;
thủy sản đạt 0,7 tỷ USD, tăng 6,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu
cả năm tăng thấp hoặc giảm là: Tân dược đạt 1,8 tỷ USD, tăng 3,2%, xăng dầu
đạt 7 tỷ USD, giảm 22,1%; phân bón đạt 1,7 tỷ USD, giảm 1,6%; phương tiện
vận tải khác và phụ tùng đạt 1,3 tỷ USD, giảm 24,8%; cao su đạt 0,7 tỷ USD,
giảm 13,9%.
Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ

thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài do ngành công
nghiệp phụ trợ còn quá yếu. Tỷ trọng giá trị nhập khẩu các mặt hàng phục vụ
hoạt động gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện (trừ điện thoại di
động) chiếm 33,3% kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện; kim
ngạch nhập khẩu vải chiếm 48,3% giá trị xuất khẩu hàng dệt may…
Về thị trường:
˗ Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch
nhập khẩu từ thị trường này năm 2013 ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng
26,7% (tương đương 7,8 tỷ USD), đây là thị trường nhập siêu lớn nhất
của Việt Nam với mức 23,7 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt
hàng từ Trung Quốc tăng so với năm 2012: Máy móc thiết bị dụng cụ và
phụ tùng tăng 25,5% (1,2 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng
73,6% (2,3 tỷ USD); máy vi tinh sản phẩm điện từ và linh kiện tăng 36,8%
(1,1 tỷ USD).
˗ Thị trường ASEAN ước tính đạt 21,4 tỷ USD, tăng 2,8% (589 triệu USD)
với kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng như: Máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện tăng 56,3% (1,2 tỷ USD); máy móc thiết bị và
phụ tùng tăng 7,9% (16,9 tỷ USD).
˗ Kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc ước tính đạt 20,8 tỷ USD, tăng 34,1%
(5,3 tỷ USD) với các sản phẩm chủ yếu như: Máy vi tính tăng 60,3% (1,8
tỷ USD); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 62,8% (993 triệu
USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng 78,2% (918 triệu USD).
˗ Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 11,6 tỷ USD, giảm 0,18% (21 triệu
USD).
˗ Thị trường EU ước tính đạt 9,2 tỷ USD, tăng 4,2% (373 triệu USD).
˗ Hoa Kỳ đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,1% (296 triệu USD).
2.1.1.4. Lãi suất và xu huớng lãi suất
Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3/2014, Chính phủ có chỉ đạo
Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu điều chỉnh giảm lãi suất các khoản cho vay cũ

để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thực tế, hệ thống ngân hàng đã và
đang triển khai tích cực giải pháp này từ hơn hai năm qua. Vào nửa cuối của
năm 2011, mặt bằng lãi suất cho vay còn ở mức cao, phổ biến khoảng từ 20-
25%/năm, nhiều Tổ chức Tín dụng lâm vào tình trạng khó khăn, thanh khoản
phải vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, xuất hiện tình trạng Tổ
chức Tín dụng huy động vượt trần lãi suất 14%/năm để cạnh tranh lôi kéo tiền
gửi lẫn nhau Lãi suất cho vay cao đã đẩy chi phí vay vốn tăng theo, từ đó ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trước bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã xác định mục tiêu giảm mặt
bằng lãi suất, chủ động đưa lãi suất cho vay về mức phổ biến 17-19%/năm vào
cuối năm 2011, giảm lãi suất huy động về 9-10%/năm vào cuối năm 2012; năm
2013 và 2014 tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ lãi suất phù hợp với diễn biến thực tế
của lạm phát để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Trên cơ sở mục tiêu
định hướng nêu trên, NHNN đã chủ động điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ
chốt, gồm các mức lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay
qua đêm, lãi suất tái chiết khấu cũng như áp dụng trần lãi suất cho vay, điều
chỉnh giảm trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay. Việc điều chỉnh giảm
các mức lãi suất chủ chốt được NHNN thực hiện trên cơ sở bám sát diễn biến
kinh tế vĩ mô, đặc biệt là xu hướng của lạm phát cũng như diễn biến thanh
khoản của hệ thống, và khả năng hấp thụ tín dụng của các thành phần kinh tế.
Sau nhiều lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ chốt với liều lượng và
vào thời điểm hợp lý, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh, phản ánh qua
việc mặt bằng lãi suất cho vay mới hiện nay đã trở về bằng mức lãi suất cho vay
của giai đoạn 2005-2006. Nếu so sánh với thời điểm cuối năm 2011, thì mặt
bằng lãi suất cho vay hiện nay đã giảm hơn một nửa, nghĩa là mức lãi suất hiện
nay chỉ bằng chưa đến 50% của mặt bằng lãi suất cho vay vào cuối năm 2011.
Cùng với việc giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng cũng đồng loạt theo
định hướng của NHNN đưa ra những chương trình tín dụng ưu đãi cho các lĩnh
vực ưu tiên bao gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ
trợ, các doanh nghiệp có công nghệ cao và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều

sản phẩm tín dụng cho người tiêu dùng được tung ra để hỗ trợ và khuyến khích
người tiêu dùng có tác dụng làm tăng tổng cầu, một trong những nguyên nhân
chủ yếu đẩy nền kinh tế vào tình trạng trì trệ. Cũng trong thời gian qua, Ngân
hàng Nhà nước đã ủng hộ và tạo điều kiện cho nhiều ngân hàng đưa ra những
gói tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, cụ thể là chương
trình liên kết bốn nhà 50.000 tỷ đồng và mới đây gói 70.000 tỷ đồng của một số
ngân hàng khác. Ðiều đáng quan sát ở đây là Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp
với các bộ, ngành như Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Hiệp hội Bất động
sản và các cơ quan khác trong việc hỗ trợ những gói tín dụng chuyên ngành
này.
Nếu như cuối năm 2011, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay còn ở mức
rất cao, lãi suất trở thành gánh nặng của các doanh nghiệp, thì chỉ trong vòng
hơn hai năm qua, mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh, không chỉ lãi suất của các
khoản cho vay mới giảm mà lãi suất của các khoản cho vay cũ cũng đã được
các ngân hàng xem xét điều chỉnh giảm phù hợp với mặt bằng lãi suất thị
trường. Ðến nay, lãi suất cho vay đã ở mức thấp và không còn là yếu tố trở ngại,
khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ðây là một trong những
điểm sáng trong điều hành của NHNN. Song hành với chính sách lãi suất, NHNN
đã có những hỗ trợ mạnh mẽ đối với hệ thống ngân hàng trong việc khai thông
dòng vốn tín dụng đã và đang có những tác động tích cực đối với nền kinh tế
vào lúc này và trong thời gian sắp tới.
2.1.1.5. Dự báo kinh tế thế giới và Việt Nam đến năm 2020
Thương mại thế giới giai đoạn 2011-2020 được dự báo sẽ tăng trưởng
nhanh hơn sản lượng, đạt tốc độ trung bình 7,5%/năm, chiếm 45% GDP thế giới
vào năm 2020. Tự do hoá thương mại, chi phí vận tải và viễn thông giảm, các
luồng vốn di chuyển giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng hơn là những nguyên
nhân chính thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Thương mại dịch vụ ngày
càng khẳng định vai trò của mình, trở thành một trong những nhân tố chính thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung trong
giai đoạn 2011-2020

Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá giữa các đồng tiền chính không có nhiều biến
động do các nền kinh tế chính trên thế giới đều tăng trưởng khả quan. Đồng
USD tiếp tục là đồng tiền dự trữ chủ yếu, bên cạnh các đồng tiền quan trọng
khác như đồng EUR, JPY, NDT. Có nhiều khả năng sẽ xuất hiện một đồng tiền
chung châu Á có tầm ảnh hưởng quan trọng trên thị trường tiền tệ thế giới do vị
thế của các nền kinh tế trong khu vực này tăng lên trên trường quốc tế. Lãi suất
thực tế trên thế giới trong giai đoạn 2011-2020 tiếp tục giảm và xu hướng này
được dự báo sẽ còn tiếp tục đến năm 2050. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư ở nhóm
các nước dân số già tăng lên như Nhật Bản, EU… sẽ giảm, trong khi đó, ở các
nước có dân số trẻ như các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á, châu Phi
và châu Mỹ Latinh, tỷ lệ này sẽ tăng lên.
GDP đầu người Việt Nam 3.000 USD vào năm 2020?
Tại Đề án, một loạt chỉ tiêu cụ thể đã đưa ra để đạt mục tiêu trên cũng như
nâng cao nội lực của nền kinh tế
Theo đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước
(GDP) bình quân 7-8%/năm trong giai đoạn 2011-2020. Để đưa xếp hạng tín
nhiệm tối thiểu bằng mức khởi điểm đầu tư, Việt Nam đặt mục tiêu cụ thể, đến
năm 2020, GDP theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP
bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Đồng thời, tiếp tục
xử lý tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; có
chính sách khuyến khích tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tỷ trọng đầu tư toàn
xã hội duy trì trong khoảng từ 33-35% GDP, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư
công, phấn đấu đưa chỉ số ICOR về mức trung bình so với các nước có cùng
mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Chính những yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp ước lượng dung lượng
thị trường cũng như nhu cầu thị trường trong thời gian sắp tới
Ngoài ra việc tăng GPD cũng thúc đẩy doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm
liên tục để đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng được thị trường
2.1.2. Các yếu tố chính trị, chính sách và pháp luật
Ở Việt Nam môi trường chính trị tương đối ổn định, do đó có là cơ hội tốt

cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển. Thể chế
chính trị ổn định, đường lối chính trị mở rộng giúp các ngành kinh tế, các doanh
nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các mối quan hệ sản xuất kinh
doanh với bên ngoài.
Ngành sản xuất bánh cũng như các ngành khác độc lập tự chủ trong sản
xuất kinh doanh của mình, phát triển các mối liên doanh, liên kết lựa chọn đến
công tác làm ăn, tăng khả năng cạnh tranh có điều kiện mở rộng thị trường xuất
khẩu.
Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự kiểm soát
của nhà nước. Vì vây, giảm bớt được những rủi ro có thể xảy ra về mặt tài chính.
Việc kiểm soát và điều chỉnh tỷ giá tạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh
trong nước. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của ta còn thấp kém, hệ thống pháp luật
lỏng lẻo, không hiệu quả dẫn đến tình trạng nhập lậu bánh, hàng kém chất
lượng.
Ngành sản xuất bánh là một trong những ngành có vai trò quan trọng vào
sự đóng góp chung đó. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, mức sống của nhân
dân không ngừng cải thiện, nhu cầu của người dân ngày càng phong phú và đa
dạng. Vì vậy ngành sản xuất bánh được nhà nước dành nhiều chính sách ưu

×