BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯC
Đề tài:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯC
CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL
GVHD : T.S HOÀNG LÂM TỊNH
SVTH : NHÓM 8 – LỚP CAO HỌC D1K19
Nguyễn Thò Thúy An
Nguyễn Thò Minh Hiếu
Tống Thò Hương
Trần Minh Hiếu
Phạm Thái Bình Dương
Lê Đặng Châu
Hoàng Việt Dũng
Tháng 09/2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8
Họ và tên
Ngày sinh
Ký tên
Nguyễn Thị Thúy An
09/02/1982
Nguyễn Thị Minh Hiếu
08/04/1984
Tống Thị Hương
18/09/1984
Trần Minh Hiếu
07/08/1984
Phạm Thái Bình Dương
05/02/1982
Lê Đặng Châu
11/01/1978
Hoàng Việt Dũng
16/10/1983
MỤC LỤC
1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL (VIETTEL TELECOM) 1
1.1 Khái quát 1
1.2 Chặng đường phát triển 1
1.3 Nhận diện thương hiệu 3
1.4 Thành tựu đạt được 4
1.4.1 Tại Việt Nam 4
1.4.2 Trong khu vực 5
1.4.3 Trên thế giới 5
1.5 Sản phẩm – Dịch vụ 5
1.6 Khách hàng mục tiêu 8
2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 9
2.1 Tình hình tài chính 9
2.2 Tình hình công nghệ 11
2.3 Tình hình nhân sự 11
3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOÀN CẢNH NỘI BỘ CỦA
DOANH NGHIỆP 11
3.1 Phân tích môi trường vĩ mô 11
3.1.1 Chỉ tiêu kinh tế Việt Nam năm 2007-2009 11
3.1.2 Môi trường chính trị 13
3.1.3 Các nhân tố văn hoá - xã hội 13
3.1.4 Các yếu tố tự nhiên - công nghệ 14
3.2 Phân tích môi trường vi mô 15
3.2.1 Phân tích cấu trúc ngành kinh doanh 15
3.2.2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 16
3.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 18
3.2.4 Nhà cung cấp 18
3.2.5 Sản phẩm thay thế 18
3.3 Phân tích môi trường nội bộ 19
3.3.1 Các hoạt động chủ yếu 19
3.3.2 Các hoạt động hỗ trợ 21
3.3.3 Đánh giá môi trường nội bộ 23
3.4 Phân tích ma trận GE 25
3.4.1 Đánh giá sự hấp dẫn của thị trường 25
3.4.2 Đánh giá vị trí cạnh tranh của công ty 25
3.5 Phân tích ma trận SWOT 27
3.6 Ma trận thị phần tăng trưởng của BCG 28
4 Mục tiêu chiến lược 30
4.1 Sứ mệnh 30
4.2 Giá trị cốt lõi 30
4.2.1 Thực tiễn là tiêu chuẩn ĐỂ KIỂM NGHIỆM CHÂN LÝ 30
4.2.2 Trưởng thành qua những THÁCH THỨC VÀ THẤT BẠI 31
4.2.3 Thích ứng nhanh là SỨC MẠNH CẠNH TRANH 31
4.2.4 Sáng tạo là SỨC SỐNG 32
4.2.5 Tư duy HỆ THỐNG 32
4.2.6 Kết hợp ĐÔNG TÂY 33
4.2.7 Truyền thống và CÁCH LÀM NGƯỜI LÍNH 33
4.3 Mục tiêu chiến lược 33
4.3.1 Mục tiêu ngắn hạn (năm 2011) 33
4.3.2 Mục tiêu dài hạn (đến năm 2020) 35
5 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 36
5.1 Chiến lược cấp công ty 36
5.1.1 Chiến lược xâm nhập thị trường 36
5.1.2 Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ mới 37
5.1.3 Chiến lược phát triển thị trường 38
5.1.4 Chiến lược tái cấu trúc cơ cấu tổ chức, tài chính 38
5.2 Chiến lược các SBU 38
5.3 Các chiến lược chức năng 39
5.3.1 Chiến lược nguồn nhân lực 39
5.3.2 Chiến lược marketing 41
5.3.3 Chiến lược nghiên cứu và phát triển kỹ thuật 41
6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 42
6.1 Giải pháp marketing 42
6.2 Giải pháp về sản phẩm 42
6.3 Giải pháp phát triển thị trường 44
6.4 Giải pháp nghiên cứu và phát triển kỹ thuật 44
6.5 Giải pháp nguồn nhân lực 44
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1: Logo Viettel 3
Hình 2: Số lượng thuê bao các dịch vụ viễn thông năm 2008 9
Hình 3: Số thuê bao điện thoại di động năm 2008 9
Hình 4: Doanh thu qua các năm (2000 – 2007) 10
Hình 5: Số thuê bao di động tại Lào và Campuchia năm 2008 10
Hình 6: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và đóng góp của ba khu vực kinh tế 12
Hình 7: Mô hình 5 áp lực của Porter 15
Hình 8: Dự báo sự tăng trưởng ngành viễn thông 16
Hình 9: Thị phần Internet 16
Hình 10: Thị phần điện thoại cố định 17
Hình 11: Thị phần điện thoại di động 17
Hình 12: Mạng di động MVNO 18
Hình 13: Ma trận GE 26
Hình 14: Các khía cạnh về năng lực nguồn nhân lực 40
Hình 15: Sự tích hợp nguồn nhân lực với chiến lược công ty 41
Trang 1
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL
1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL (VIETTEL
TELECOM)
1.1 Khái quát
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông
Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/04/2007, trên cơ sở sáp nhập các Công ty
Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel
Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó
không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh
doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
1.2 Chặng đường phát triển
Năm 1989: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông
Quân đội (Viettel) được thành lập.
Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn
thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công nhận là nhà cung cấp
viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt động.
Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử
dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và đã triển
khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, có thêm một doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách hàng cơ hội được lựa chọn.Đây cũng
là bước đi có tính đột phá mở đường cho giai đoạn phát triển mới đầy năng động của
Công ty viễn thông quân đội và của chính Viettel Telecom. Thương hiệu 178 đã gây
tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng như một sự tiên phong phá vỡ thế độc
Trang 2
quyền của Bưu điện, khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn
thông tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.
Năm 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettel
đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh
trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng
miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao.
Năm 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản,
Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính thức khai trương
dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự xuất hiện của thương hiệu
điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một lần nữa đã gây tiếng vang lớn trong
dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách
hàng, làm lành mạnh hóa thị trường thông tin di động Việt Nam. Được bình chọn là
một trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông năm 2004, liên tục những
năm sau đó đến nay, Viettel luôn được đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển
thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết sách, chiến lược kinh doanh táo
bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ.
Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn
thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số 45/2005/BQP
ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân đội.
Năm 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh viễn thông. Trong
xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn Viễn thông, Viettel
Telecom (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel) được thành lập kinh doanh
đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel,
Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn
trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của những Quý khách hàng thân thiết:
Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp
63/63 tỉnh, thành phố cả nước và khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế
giới.
Trang 3
Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp
dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao.
Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung
cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
Viettel Telecom cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp nhiều dịch vụ
mới với chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng có mức giá phù hợp với từng nhóm đối
tượng khách hàng, từng vùng miền… để Viettel luôn là người bạn đồng hành tin cậy
của mỗi khách hàng dù ở bất kỳ nơi đâu.
1.3 Nhận diện thương hiệu
Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng hai dấu nháy đơn muốn nói với
mọi người rằng, Viettel luôn luôn biết lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến
của mọi người như những cá thể riêng biệt – các thành viên của Công ty, khách hàng
và đối tác. Đây cũng chính là nội dung của câu khẩu hiệu (slogan) của Viettel: Hãy nói
theo cách của bạn (Say it your way).
Hình 1: Logo Viettel
Nhìn logo Viettel, ta thấy nó đang chuyển động liên tục, xoay vần vì hai dấu nháy
được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể hiện tính logic, luôn
luôn sáng tạo, đổi mới.
Khối chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau thể hiện sự gắn kết, đồng lòng,
kề vai sát cánh của các thành viên trong Công ty. Khối chữ được đặt ở chính giữa thể
hiện triết lý kinh doanh của Viettel là nhà sáng tạo và quan tâm đến khách hàng, chung
sức xây dựng một mái nhà chung Viettel.
Ba màu của logo là: xanh, vàng đất và trắng thể hiện cho thiên, địa, nhân. Sự kết hợp
giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương
hiệu Viettel
Trang 4
1.4 Thành tựu đạt được
1.4.1 Tại Việt Nam
Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính – Viễn thông – Tin học do
người tiêu dùng bình chọn.
Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ở Việt
Nam.
Mạng di động đứng đầu Việt Nam với việc cung cấp dịch vụ GPRS trên toàn quốc, có
11 triệu thuê bao và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất
thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn).
Số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam.
Số 2 về vùng phủ dịch vụ PSTN, VoIP và ADSL ở Việt Nam.
Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam.
Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam.
Số 1 về đột phá kỹ thuật:
- Thu – phát trên một sợi quang.
- VoIP
- Cung cấp GPRS trên toàn quốc.
- Thử nghiệm thành công Wimax.
- Triển khai NGN.
- Hệ thống tính cước tích hợp.
- MPLS.
- DWDM (40 x 10Mbps).
Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam.
Doanh nghiệp viễn thông xuất sắc nhất 2009.
Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2009.
Xếp thứ 4 top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam.
Trang 5
1.4.2 Trong khu vực
Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Số 1 Campuchia về hạ tầng viễn thông.
1.4.3 Trên thế giới
Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence
bình chọn)
Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởng
Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards2009.
Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất ở thị trường đang phát triển tại WCA 2009.
1.5 Sản phẩm – Dịch vụ
Gói trả trước
Economy | Cha và con | Hi School | Student | Tourist | Happy Zone | Ciao
| Tomato | Sumosim mới
Gói trả sau
VIP | Basic + | Family |
VAS
Dịch vụ Dailynews | AnyPay | Dịch vụ I-Mail | Dich vu Call me back |
Dich vu 6xxx - 8xxx | Dịch vụ BlackBerry | Dịch vụ I-Muzik Quà tặng
âm nhạc | Dịch vụ Data (GPRS/EDGE) | Pay 199 | Dịch vụ chuyển vùng
quốc tế - Roaming | Dịch vụ Call & SMS Blocking | Dịch vụ DailySMS |
Yahoo SMS Messenger | Dịch vụ ứng tiền | Dịch vụ thông báo cuộc gọi
nhỡ (MCA) | Dịch vụ đọc báo giúp bạn | Dịch vụ nạp tiền Topup | Nhạc
chuông chờ I-Muzik | Dịch vụ chuyển tiền I-share | Dịch vụ Web Surf |
Dịch vụ Daily Express | Thoại quốc tế | Tiện ích USSD | Dịch vụ
PixShare | Dịch vụ cơ bảnCorporate
ADSL
Công nghệ ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) - đường thuê
bao số bất đối xứng là công nghệ băng rộng mới (broadband) cho phép
truy nhập Internet tốc độ cao và mạng thông tin số liệu bằng cách sử dụng
đường dây điện thoại sẵn có
ADSL gồm hai kênh thông tin đồng thời là kênh thoại và kênh truy nhập
Internet (do tần số của băng thoại và tần số của băng truyền số liệu là
khác nhau). Bạn có thể vừa nói chuyện điện thoại, vừa vào Internet trên
Trang 6
cùng một đường dây điện thoại. Bạn cũng không cần phải quay số modem
mỗi khi kết nối mạng, liên tục giữ kết nối và đặc biệt không phải trả cước
điện thoại nội hạt.
Kết nối internet quốc tế
Domain
- Miễn phí tư vấn dịch vụ tên miền và các dịch vụ liên quan khác như:
Lưu trữ Website, Thuê chỗ đặt máy chủ, Thư điện tử,…
- Miễn phí khai báo và quản lý tên miền trên máy chủ DNS của Viettel;
- Được thông báo, nhắc nhở về việc gia hạn tên miền hàng năm kịp
thời;
Leased line
Leased line là một trong những dịch vụ thế mạnh của Viettel Telecom,
cung cấp đường truyền cho các công ty hay văn phòng có nhu cầu sử
dụng Internet tốc độ cao một cách thường xuyên.
Thế mạnh của dịch vụ Leased-line là tính linh hoạt, sự ổn định, kết nối tới
mọi địa điểm mà khách hàng yêu cầu.
Đối tượng sử dụng dịch vụ này là các doanh nghiệp, tổ chức lớn, cần một
đường truyền riêng tốc độ cao, ổn định với chất lượng cùng sự hỗ trợ kỹ
thuật tốt nhất.
Tối đa hoá tốc độ kết nối và thời gian kết nối: Sử dụng dịch vụ Leased
line, khách hàng có thể truy nhập vào mạng Internet 24/24 thông qua
đường truyền kỹ thuật số riêng biệt, do đó sẽ loại bỏ được việc phải thuê
bao hàng chục đường dây điện thoại dành để kết nối Internet. Hơn nữa,
khách hàng sẽ không phải tốn thời gian để đợi kết nối quay số đến nhà
cung cấp dịch vụ, thời gian sử dụng Internet không giới hạn.
· Tiết kiệm chi phí: Cước phí hàng tháng được quản lý chặt chẽ, không cước
phụ trội và việc nâng cấp lên tốc độ cao hơn hay thay đổi cấu hính hệ
thống sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi không cần phải đầu tư thiết bị mới.
· Kết nối cổng quốc tế: Thu nhận và tổng hợp được thông tin toàn cầu, liên
lạc hiệu quả và tiết kiệm chi phí
· Ứng dụng các công nghệ như Mạng riêng ảo (VPN), Hội thảo từ xa (Video
Conferencing), điện thoại Internet (IP Phone) trở nên dễ dàng và tiện
dụng hơn. Tự cập nhật, kiểm soát các thông tin trên Website của mình.
· Có thể cho phép các máy khách truy nhập từ xa qua đường Dial-up.
· Hỗ trợ kỹ thuật: Hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp 24/24.
Dịch vụ lưu trữ
FTTH
Viettel Telecom giới thiệu đến quý doanh nghiệp một dịch vụ mới mang
tính đột phá cao – đó là dịch vụ truy nhập Internet Siêu tốc độ dựa trên
công nghệ cáp quang FTTH. Với dịch vụ này, các nhu cầu về truyền tải
Trang 7
dữ liệu, truy nhập tốc độ cao với băng thông rộng được đáp ứng một cách
hoàn hảo nhất, với chi phí hợp lý nhất. Đây là công nghệ tiên tiến hiện
nay và đang được các quốc gia trên thế giới tin dùng, như Hàn Quốc,
Nhật Bản, Hoa Kỳ,
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ
- Triển khai bằng cáp quang nên có chất lượng tốt hơn cáp đồng, giảm thiểu
xung nhiễu và ảnh hưởng của thiên tai.
- Băng thông đối xứng, truy nhập trực tiếp 24/24, tốc độ truy cập cao hơn
ADSL.
- Khách hàng có thể cấp quyền cho phép các thành viên truy nhập vào hệ
thống mạng LAN của tổ chức để khai thác dịch vụ.
Điện thoại cố định
Chính thức được cung cấp từ năm 2003, hiện tại dịch vụ điện thoại cố
định của Viettel đã có mặt tại các tỉnh thành trên cả nước, với dải số từ
25xxxxxx đến 29xxxxxx. Chất lượng thoại ổn định, thủ tục đăng ký và
lắp đặt đơn giản.
Điện thoại cố định của Viettel cung cấp các dịch vụ gọi nội hạt, liên tỉnh
và quốc tế truyền thống, liên tỉnh và quốc tế VoIP, gọi di động và các
dịch vụ giá trị gia tăng khác.
Đặc điểm dịch vụ:
- Phí lắp đặt thấp nhất - giảm từ 10- 15% so với thị trường
- Tính cước theo từng giây (từ giây thứ 7) cho các dịch vụ gọi điện thoại
đường dài trong nước và quốc tế, gọi di động;
- Gọi trong nước, quốc tế tính cước 01 vùng duy nhất;
- Lắp đặt điện thoại cố định Viettel, Quý khách hàng đã sở hữu đôi dây
có dung lượng > 20M, với đôi dây này Quý khách hàng có thể sử dụng
kết hợp với dịch vụ ADSL, truyền hình, các dịch vụ gia tăng khác,…
vẫn đảm bảo chất lượng và đảm bảo mỹ thuật cho gia đình, văn
phòng…;
- Chất lượng dịch vụ ổn định;
- Cước sử dụng dịch vụ hợp lý;
- Thời gian lắp đặt nhanh.
Dịch vụ Giá trị gia tăng
Thiết lập đường dây nóng | Đàm thoại ba bên | Báo thức tự động | Cấp
tín hiệu đảo cực | Chuyển cuộc gọi tạm thời | Hạn chế hòan toàn gọi
1080, 1088 | Hạn chế hoàn toàn gọi di động, liên tỉnh, quốc tế | Mở tự
động gọi đi quốc tế | Hạn chế gọi liên tỉnh, quốc tế bằng mã cá nhân |
Hạn chế hoàn toàn chiều gọi đến hoặc gọi đi | Nhận biết số gọi đến |
Thông báo cuộc gọi đến trong khi đàm thoại | Lập nhóm trượt (số gọi
liên tiếp) | Quay số rút gọn | Thông báo vắng nhà | Thông báo đổi số |
Trang 8
Khóa dịch vụ gọi 1260,1269 | Hạn chế gọi tự động di động, liên tỉnh,
quốc tế | Hiển thị số máy gọi đến | Tách số máy khỏi nhóm trượt | Đấu
thêm số máy vào nhóm trượt
Voip 178
Home Phone
Dịch vụ điện thoại cố định không dây (HomePhone) của Viettel
làdịch vụ điện thoại cố định nhưng sử dụng SIM di động có gắn số thuê
bao cố định và lắp vào máy cố định không dây giúp khách hàng có thể
di chuyển trong một phạm vi nhất định.
Có lợi thế là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số một tại Việt
Nam, với dịch vụ Homephone, Viettel hy vọng nhanh chóng phổ cập
dịch vụ điện thoại đến các khu vực không có điều kiện cung cấp ngay
dịch vụ điện thoại cố định kéo dây, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa,
các vùng có địa thế hiểm trở.
Đặc điểm của dịch vụ:
- Lắp đặt dịch vụ nhanh chóng tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư ban đầu, chi
phí chuyển đổi địa điểm.
- Là điện thoại bàn nhưng không cần dây cáp nên có thể di chuyển tự do
và không sợ gián đoạn dịch vụ vì đứt cáp, đứt dây.
- Giá cước rẻ với cách tính cước giống như cước điện thoại cố định
- Được thiết kế thêm nhiều tính năng, có ăngten và bộ thu phát sóng đảm
bảo thu và phát tín hiệu với chất lượng tốt nhất.
- Hệ thống pin dự phòng khoảng 72 tiếng ở chế độ chờ khi bạn đã cắm
sạc đầy điện cho pin, tăng thời gian đàm thoại cho thiết bị đầu cuối.
- Sử dụng Sim và máy điện thoại chuyên dụng do Viettel cung cấp, có
gắn số điện thoại cố định nhưng có thể sử dụng nhiều tính năng hấp dẫn
của dịch vụ điện thoại di dộng (nhắn tin, hiển thị số gọi đến, tra cước sử
dụng…)
1.6 Khách hàng mục tiêu
Ngay từ khi bước chân vào thị trường di động, Viettel đã chọn tập khách hàng mục
tiêu là sinh viên và tầng lớp "bình dân" có thu nhập trung bình và thấp. Đây là tập
khách tiềm năng không những có thể phát triển sản phẩm với nhiều hình thức khác
nhau mà còn giúp quảng bá tên tuổi Viettel một cách hiệu quả.
Trang 9
2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1 Tình hình tài chính
Thể hiện qua các bảng số liệu ở nhiều lĩnh vực
Hình 2: Số lượng thuê bao các dịch vụ viễn thông năm 2008
Hình 3: Số thuê bao điện thoại di động năm 2008
Trang 10
Hình 4: Doanh thu qua các năm (2000 – 2007)
Hình 5: Số thuê bao di động tại Lào và Campuchia năm 2008
Dù phát triển sau các nhà mạng như: Vinaphone, Mobiphone nhưng trong chặng
đường phát triển của mình,công ty đã có những bước phát triển nhảy vọt, só lượng thị
phần tăng lên cấp số nhân trong gần 20 năm phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh
doanh của mình. Không chỉ phát triển thị trường trong nước mà còn tập trung phát
triển thị trường nước ngoài.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009, doanh thu của Tổng công ty
Viễn thông Quân đội (Viettel) tăng 78% so với cùng kỳ năm 2008, ước thực hiện
24.222 tỷ đồng đạt 54% kế hoạch năm.
Trong đó, tỷ suất lợi nhuận ước đạt 24% doanh thu, tương ứng 5.328 tỷ đồng, bằng
59% kế hoạch năm, tăng 63% so cùng kỳ năm 2008.
Trang 11
2.2 Tình hình công nghệ
Mở rộng mạng cáp quang đạt đến 51.300km (32.000 dặm) kết nối tất cả các xã. Liên
kết với công ty Taiwan’s Chunghwa Telecom để vận hành cơ sở dữ liệu JV trị giá 30
triệu USD.
5 năm qua đặc biệt từ năm 2008 đến nay, Viettel đã tự xây dựng và được đưa vào sử
dụng 27 dự án phần mềm. Trong đó có những dự án mang lại giá trị rất lớn như Hệ
thống Tính cước và Chăm sóc khách hàng (BCCS) với giá trị thương mại khoảng 200
triệu USD; phần mềm tài chính; phần mềm tích hợp đầu tư, kho tàng, tài sản; văn
phòng điện tử Viettel (V-Office); phần mềm quản lý xe; phầm mềm giám sát trạm phát
sóng NOCPro
2.3 Tình hình nhân sự
Đến hết tháng 5/2010, Viettel đã có gần 1.200 cán bộ công nhân viên đảm nhiệm công
việc về công nghệ thông tin (tăng gấp 52 lần so với năm 2006). Viettel đã có một bộ
máy ngành dọc chuyên trách phụ trách phát triển ứng dụng và triển khai các dự án
công nghệ thông tin từ Tập đoàn đến công ty, chi nhánh Viettel tỉnh thành phố. Đặc
biệt, đã bước đầu chuyển từ thuần túy ứng dụng sang sản xuất CNTT. Trung tâm Phần
mềm Viettel với hơn 600 kỹ sư CNTT trình độ cao đã đáp ứng cơ bản nhu cầu ứng
dụng CNTT trong nội bộ Viettel.
3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOÀN CẢNH NỘI
BỘ CỦA DOANH NGHIỆP
3.1 Phân tích môi trường vĩ mô
Trong giai đoạn 1986 – 2009 kinh tế vĩ mô phát triển tương đối ổn định tạo điều kiện
thuận lợi cho Công ty phát triển và mở rộng hoạt động của mình.
3.1.1 Chỉ tiêu kinh tế Việt Nam năm 2007-2009
Năm 2007 2008 2009
Tổng GDP(tỷ USD) 60.9 71.1 87
Tăng trưởng GDP(%) 8.2 8.45 6.35
Trang 12
Thu nhập đầu người(USD/người) 736 835 1030
Tỷ giá hối đoái 15.984 16.072 16.525
Lạm phát(%) 6.6 12.6 23
Hình 6: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và đóng góp của ba khu vực kinh tế
Cuộc sống ngày càng phát triển nhu cầu về các dịch vụ điện thoại, intenet ngày càng
tăng là động lực để Công ty có thể mở rộng quy mô và hoạt động của mình trong lĩnh
vực dịch vụ.
Việc Việt Nam kí kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tham gia vào các thoả thuận
khu vực thương mại tự do theo lộ trình CEPT/AFTA đã mở ra thị trường rộng lớn.
Lạm phát gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận lớn người dân với mức
tăng chỉ số giá tiêu dùng lên tới 12,63% trong năm 2007 và tính tới hết tháng 11 năm
2008, chỉ số này là trên 23%. Năm 2009 lạm phát tuy có giảm nhưng cũng vẫn còn ảnh
hưởng lớn đến hoạt động của công ty.
Chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng nhằm chặn đứng lạm phát đã
làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, phải tính tới phương án
mua bán trong đó công ty Viettel chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn.
Sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới từ giữa năm 2008 đến nay cũng đã đạt
đáy đã ảnh hưởng rất nhỉều đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận đã
không đạt mục tiêu đề ra do khủng hoảng kinh tế làm cho người dân hạn chế chi tiêu.
Trang 13
Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem
lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của Công ty. Nhu cầu về dịch
vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn: đó là đòi hỏi phải tìm
cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm,
sự chăm sóc khách hàng, sự cạnh tranh gay gắt.
3.1.2 Môi trường chính trị
Nền chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định đảm bảo cho sự
hoạt động của Công ty được ổn định, tạo ra tâm lý an toàn khi đầu tư.
Việc gia nhập WTO, vấn đề toàn cầu hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội
nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội của công ty tham gia vào thị truờng toàn cầu.Các
quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn hiện, giấy phép hoạt động kinh doanh
ngày càng được rút ngắn.Chính phủ rất quan tâm về hiệu năng hành chính công, tháo
gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh.Đây là một thuận lợi cho Công ty Viettel
giảm bớt rào cản gia nhập ngành.
Luật pháp Việt Nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện. Luật kinh doanh ngày
càng được hoàn thiện. Luật doanh nghiệp tác động rất nhiều đến tất cả doanh nghiệp
nhờ khung pháp lý của luật pháp duới sự quản lý của nhà nuớc và các thanh tra kinh
tế.Tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động thuận lợi.
3.1.3 Các nhân tố văn hoá - xã hội
Để có thể thành đạt trong kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng nỗ lực của
mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các yếu tố của môi
trường kinh doanh, trong đó có yếu tố môi trường văn hoá.
Về sắc thái văn hoá, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa chịu ảnh hưởng
của môi trường, lãnh thổ và khu vực.Sắc thái văn hoá in đậm lên dấu ấn ứng xử của
người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hàng hoá, dịch vụ mà
họ cần mua. Nhu cầu liên lạc tăng, nhu cầu dịch vụ tăng Ngày nay, hầu hết mỗi
nguời từ các nhà doanh nghiệp, người nông dân, sinh viên, công chức cho đến học sinh
đều có nhu cầu liên lạc, và những nhu cầu dịch vụ khác…
Trang 14
Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của Việt Nam ngày một được nâng
cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có nguồn lao động có trình độ quản lý,
kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao Với thị trường gần 90 triệu
dân, tỷ lệ dân số trẻ đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc, tạo ra nhu cầu lớn và một thị
trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho Công ty mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường
giàu tiềm năng này.
3.1.4 Các yếu tố tự nhiên - công nghệ
Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ
bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của
sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi công
nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác
như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự
điều hành quản lý Với công ty đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những khó
khăn: sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ 3G đã ra đời góp phần nâng
cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động, nhưng khó khăn cho
Công ty là sự cạnh tranh rất lớn trong ngành, cùng với đòi hỏi giảm giá các dịch vụ…
Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết , các yếu tố này ảnh hưởng
đến chất lượng các dịch vụ, sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông.
Tóm lại: Những nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh, do đó cần phải có những chiến lược cụ thể để giữ vững và phát triển thị phần.
Trang 15
3.2 Phân tích môi trường vi mô
Hình 7: Mô hình 5 áp lực của Porter
3.2.1 Phân tích cấu trúc ngành kinh doanh
3.2.1.1Đánh giá sự hấp dẫn của thị trường
Năm
2007
2008
2009
2010*
2011*
2012*
2013*
2014*
Số thuê bao di động
35805
69070
105347
139285
172462
198933
222320
240106
Số thuê bao di
động/100 dân cư
41.8
79.6
119.7
156.2
190.8
217.1
239.5
255.4
Số thuê bao di
động/100 thuê bao
điện thoại cố định
313
524
553.4
611.5
693.4
755.2
814.3
867.2
Số lượng thuê bao
điện thoại 3G
0
0
100
900
1660
2880
4500
5400
Thị phần 3G trong
toàn bộ thị trường di
động
0
0
0.1
0.6
1
1.4
2
2.2
*: số dự báo (Nguồn: BMI quí I năm 2010)
Trang 16
Hình 8: Dự báo sự tăng trưởng ngành viễn thông
3.2.1.2Vị trí cạnh tranh
3.2.2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
3.2.2.1Thị trường Internet
VNPT đi đầu với thị phần lớn 63,14%, Viettel đứng thứ 2 với thị phần 12,78%
Hình 9: Thị phần Internet
Trang 17
3.2.2.2Thị trường điện thoại cố định
Hình 10: Thị phần điện thoại cố định
3.2.2.3Thị trường điện thoại di động
Thị phần của các nhà mạng
44%
35%
8%
8%
2%
2%
1%
Viettel Mobifone Vinafone S-fone
EVN Telecom HT Mobile BeeLine
Hình 11: Thị phần điện thoại di động
Thị trường Viễn thông đã có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch vụ viễn thông
khác như MOBIFONE, VINAFONE, SPHONE, BEELINE… Dù hiện tại Viettel đang
chiếm lĩnh thị phần nhiều nhưng các mạng điện thoại khác đang dần tiến tới mức cân
bằng như Mobifone đã chiếm 35%.
Trang 18
3.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin
và truyền thông của Việt Nam bắt đầu trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau.
Việc truy cập Internet qua mạng cáp truyền hình có thể đạt tốc độ tải về tới 54 Mbps
và tải lên 10 Mbps. Đồng thời, thông qua hệ thống đường truyền này, ngoài truyền
hình và Internet, khách hàng còn có thể tiếp cận nhiều dịch vụ giải trí khác như chơi
game online, xem ti vi trên máy vi tính, xem truyền hình và phim theo yêu cầu
- Mạng di động MVNO
Hình 12: Mạng di động MVNO
- Ưu điểm lớn nhất của di động MVNO là khai thác tối đa cơ sở hạ tầng mạng. Những
nhà cung cấp MVNO sẽ không phải đầu tư quá nhiều vốn để xây dựng hệ thống mạng.
Bên cạnh đó, nhờ các đối tác MVNO, các nhà khai thác di động MVNO sẽ tận thu
được số vốn đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng việc khai thác triệt để những phân khúc
thị trường còn bỏ ngỏ.
3.2.4 Nhà cung cấp
- Nhà cung cấp tài chính lớn bao gồm: BIDV, MHB, Vinaconex, EVN
- Nhà cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm bao gồm: AT&T (Hoa Kỳ),
BlackBerry, NokiaSiemens Networks, ZTE, …
3.2.5 Sản phẩm thay thế
- Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu
tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Trang 19
- Ngành viễn thông rộng mở vì vậy trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm thay
thế sẽ giúp khách hàng ngày càng thỏa mản nhu cầu của mình.
3.3 Phân tích môi trường nội bộ
Các
hoạt
động
hỗ
trợ
Cấu trúc hạ tầng
Tài chính: nguồn vốn lớn
Hạ tầng truyền dẫn mạng
Lợi
nhuận
biên
tế
Quản trị nguồn nhân lực
Tuyển dụng, đào tạo
Động viên và thỏa mãn mong muốn của người lao động
Phát triển công nghệ
Đầu tư nâng cấp công nghệ với chi phí thấp nhưng
hiệu quả
Mua sắm
Luôn tìm kiếm các nguồn đầu vào nhằm tránh phụ
thuộc vào nhà cung cấp
Các hoạt
động đầu
vào
Kiểm soát
chặt chẽ
các hoạt
động đầu
vào theo
tiêu chuẩn
ISO
9001:2008
Vận hành
Luôn nâng
cấp cơ sở
vật chất,
nâng cao
chất lượng,
giảm chi
phí
Các hoạt
động đầu
ra
Kiểm soát
chặt chẽ
các hoạt
động đầu
ra theo tiêu
chuẩn ISO
9001:2008
Marketing
và bán hàng
Xây dựng
kênh phân
phối sâu sát
và rộng khắp
Tích cực đổi
mới hình ảnh
và chất
lượng
Dịch vụ
hậu mãi
Sẵn sàng
nhanh
chóng giải
quyết các
thắc mắc
và khiêu
nại của
khách
hàng
3.3.1 Các hoạt động chủ yếu
3.3.1.1Marketin, bán hàng và dịch vụ khách hàng
Viettel là một trong những nhà cung cấp có nhiều sản phẩm và nhiều loại hình dịch vụ
nhất. Sản phẩm và dịch vụ rất đa dạng. Viettel có những sản phẩm hướng tới đối tượng
khách hàng theo độ tuổi, có sản phẩm lại hướng tới đối tượng theo mức thu nhập.
Cho đến nay thị trường viễn đã thông hội tụ đến 9 nhà cung cấp dịch vụ di động, đó là:
Vinaphone, Mobifone, Viettel, HT mobile, EVN Telecom, S-fone, Gtel mobile,
Beeline và VTC (được trao giấy phép ngày 22/06/2010). Tuy nhiên, bản thân Viettel
vẫn tạo được cho mình sự khác biệt,đó là:
- Số lượng thuê bao di động: số lượng thuê bao của Viettel lên tới hơn 48 triệu
thuê bao, chiếm gần 45% thị phần di động.