Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nhu cầu gửi trẻ của công nhân khu chế xuất Tân Thuận. thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 156 trang )




I
BÁO CÁO NGHIỆM THU
(theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu ngày 15/10/2012)
- Tên đề tài: Nhu cầu gửi trẻ của công nhân KCX Tân Thuận – Thực
trạng và giải pháp
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tôn Thị Tƣờng Vân
- Cơ quan công tác: Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

TT
NỘI DUNG CHỈNH SỬA
1
Tên đề tài: Nhu cầu gửi trẻ của công nhân KCX Tân Thuận – Thực
trạng và giải pháp
2
Mục tiêu: Phản ánh thực trạng và đề xuất giải pháp giữ trẻ cho công nhân
KCX Tân Thuận
3
Nội dung:
- Cấu trúc lại toàn bộ bố cục nội dung theo quy định
- Bổ sung, chỉnh sửa lịch sử vấn đề nghiên cứu
- Bổ sung, chỉnh sửa lý thuyết tiếp cận của đề tài
- Bổ sung, chỉnh sửa vai trò của công nhân với sự phát triển của KCX
Tân Thuận
- Lƣợc bớt , chỉnh sửa số liệu chƣa chính xác của lịch sử phát triển
dịch vụ giữ trẻ
- Bổ sung, chỉnh sửa vai trò của các cơ q uan, tổ chức trong cung ứng
dịch vụ giữ trẻ


- Bổ sung vấn đề bình đẳng giới
- Bổ sung bài học kinh nghiệm từ một số nƣớc trên thế giới
- Bổ sung giải pháp
- Chỉnh sửa kết luận
- Bổ sung tài liệu tham khảo
4
Phƣơng pháp: Chọn mẫu thuận tiện với tổng số mẫu là 454, xử lý bằng
SPSS
5
Sản phẩm: Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, bài công bố kết quả (Tạp chí



II
Nghiên cứu phát triền số 3 –1/2013, Viện Nghiên cứu phát triển)
6
Kinh phí: 80.000.000 đồng


CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(đóng dấu xác nhận)




Đoàn Kim Thành
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(ký, ghi rõ họ tên)





Nguyễn Tôn Thị Tƣờng Vân


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký, ghi rõ họ tên)




Lê Xuân Hồng


PHẢN BIỆN 1
(ký, ghi rõ họ tên)




Nguyễn Thị Kim Thanh

PHẢN BIỆN 2
(ký, ghi rõ họ tên)




Trần Thanh Hồng




III
LỜI CẢM ƠN
Ý tƣởng đề tài đƣợc hình thành từ năm 2008, khi tôi còn là nghiên cứu viên
của Ban Triết học và Khoa học Chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Xã hội
TP.HCM. Nếu không có những động viên, hỗ trợ từ Lãnh đạo Viện và những
góp ý chân thành từ các cô chú, anh chị em đồng nghiệp thì ý tƣởng này khó
thành hiện thực. Năm 2008 cũng là năm Viện Nghiên cứu Xã hội sát nhập vào
Viện Kinh tế để thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM. Theo đó, nhiều
cô chú, anh chị em đã chuyển công tác đến nơi khác nhƣng những dấu ấn mà các
cô chú, anh chị em để lại cho đề tài thì không thể phủ nhận đƣợc.
Vì những dấu ấn đó, đề tài xin đƣợc gửi lời cảm ơn đặc biệt đến TS.
Nguyễn Thị Hậu (Phó Viện trƣởng), CN. Nguyễn Minh An (Chánh văn phòng),
TS. Hồ Bá Thâm (Trƣởng Ban Triết học và Khoa học Chính trị) của Viện
Nghiên cứu Xã hội TP.HCM trƣớc đây.
Đề tài này cũng nhận đƣợc sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ các anh chị ở Trung
tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ (Thành Đoàn TP.HCM). Xin chân
thành cảm ơn sự hỗ trợ của các anh chị trong quá trình thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn các thành viên của Hội đồng xét duyệt đề cƣơng vì những góp
ý quý báu để đề tài đạt đến kết quả cuối cùng.
Các thành viên và cộng tác viên cùng tôi thực hiện đề tài này cũng đồng
nghĩa với việc cùng tôi trải qua rất nhiều khó khăn. Xin đƣợc trân trọng cảm ơn
các bạn: Mai Thị Quế, Hồ Thị Luấn, Hoàng Phú Phƣơng, Nguyễn Thanh Hùng,
Khiếu Văn Công, Trần Văn Phƣơng, Nguyễn An Hóa… vì những tình cảm và
đóng góp của các bạn cho đề tài này. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các anh chị
em nghiên cứu viên Phòng Nghiên cứu Tổng hợp đã ủng hộ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, những tình cảm chân thành nhất xin đƣợc gửi tới gia đình yêu
quý của tôi vì đã đồng hành và hậu thuẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện

đề tài này.




IV
LỜI GIỚI THIỆU
Sự hình thành các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) tập trung ở
TP.HCM đã tạo ra cơ hội lớn về việc làm, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao
chất lƣợng cuộc sống và tạo ra những tiền đề vật chất để thực hiện chiến lƣợc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, việc thu hút một số lƣợng
lớn lao động nhập cƣ vào làm việc trong KCX, KCN đã tạo ra áp lực lớn lên hệ
thống hạ tầng và an sinh xã hội. Hai nhu cầu bức xúc nhất của công nhân nhập
cƣ là nhà ở và trƣờng mầm non. Dù có nhiều sự quan tâm của cơ quan chức
năng và doanh nghiệp thông qua các quy định, chính sách ƣu đãi, các hội nghị
bàn tròn tìm giải pháp… nhƣng việc xây dựng trƣờng mầm non phù hợp với
mong muốn của công nhân vẫn còn rất hạn chế.
KCX Tân Thuận tuy có nhiều hình thức hỗ trợ cho công nhân nhƣng vẫn
gặp nhiều khó khăn trong tổ chức nhà giữ trẻ.
INTRODUCTION
The establishment of centralized Export Processing Zones (EPZs),
Industrial Parks (IPs) in Hochiminh City have been generating job chances,
facilitating economic development, promoting the quality of life and creating
material conditions for implementing the industrialization and modernization
strategies of our nation. However, the attraction of a large number of migrant
workers to EPZs, IPZs has been puts much stress on the infrastructure and social
security systems. The two most urgent needs of workers are housing and
kindergartens. In spite of the fact that authorities and enterprises are concerned
to offer preferential regulations and policies, and there has been many
workshops in search of solutions, the construction of kindergartens suitable for

workers’ needs is still very limited.
Although Tan Thuan EPZ has great efforts in supporting the workers in
many ways, there are still a lot of difficulties in setting up a proper kindergarden
for workers' children.



V
MỤC LỤC
BÁO CÁO NGHIỆM THU I
LỜI CẢM ƠN III
LỜI GIỚI THIỆU IV
MỤC LỤC V
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VIII
DANH MỤC BẢNG BIỂU IX
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 4
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 5
6. GIỚI HẠN PHẠM VI ĐỀ TÀI 5
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6
8. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 7
PHẦN BÁO CÁO 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN 9
1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu (tổng quan) 9
1.2 Các lý thuyết tiếp cận của đề tài 12
1.2.1 Học thuyết Mác – Lênin về vị trí và sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân 12

1.2.2 Các lý thuyết xã hội học về nhu cầu 13
1.2.3 Lý thuyết trách nhiệm xã hội của DN 17
1.3 Vai trò của công nhân với sự phát triển của KCX Tân Thuận 18
1.3.1 Sơ lƣợc về KCX Tân Thuận 18
1.3.2 Nhu cầu nhân lực của KCX Tân Thuận 21
1.3.3 Khái niệm và Đặc điểm công nhân ở KCX Tân Thuận 22
1.4 Tổng quan về dịch vụ giữ trẻ ở TP.HCM 22



VI
1.4.1 Lịch sử phát triển dịch vụ giữ trẻ ở TP.HCM 22
1.4.2 Các hình thức gửi trẻ hiện nay 27
1.4.3 Vai trò của các cơ quan, tổ chức trong cung ứng dịch vụ giữ trẻ 30
1.5 Tầm quan trọng của gửi trẻ đối với nữ công nhân KCX Tân Thuận 38
CHƢƠNG 2. NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU GỬI TRẺ
CỦA CÔNG NHÂN Ở KCX TÂN THUẬN 39
2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 39
2.2 Nhu cầu gửi trẻ 53
2.2.1 Nhu cầu về thời gian giữ trẻ 54
2.2.2 Nhu cầu về địa điểm gửi trẻ 55
2.2.3 Nhu cầu về mức phí giữ trẻ 55
2.2.4 Nhu cầu về chất lƣợng giữ trẻ 57
2.3 Khả năng đáp ứng của địa phƣơng 57
2.3.1 Thực trạng đáp ứng nhu cầu về thời gian giữ trẻ 57
2.3.2 Thực trạng đáp ứng nhu cầu về địa điểm giữ trẻ 58
2.3.3 Thực trạng đáp ứng nhu cầu về mức phí giữ trẻ 63
2.3.4 Thực trạng đáp ứng nhu cầu về chất lƣợng giữ trẻ 64
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ MÔ HÌNH THAM KHẢO VÀ GIẢI PHÁP 70
3.1 Một số mô hình tham khảo 70

3.1.1 Quan điểm lựa chọn mô hình 70
3.1.2 Mô hình Trƣờng mầm non Tân Tạo 70
3.1.3 Mô hình Trƣờng mầm non Ánh Dƣơng Samho 72
3.1.4 Mô hình Lớp mầm non công ty Hà Giang 74
3.1.5 Mô hình của một số quốc gia trên thế giới 76
3.3. Bài học kinh nghiệm và vấn đề đặt ra từ nghiên cứu thực trạng 77
3.4. Một số giải pháp 78
3.4.1 Chính sách của Nhà nƣớc và ngành GDMN 78
3.4.2 Giải pháp từ KCX và DN 80
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84



VII
PHỤ LỤC 1. DOANH NGHIỆP TRONG KCX TÂN THUẬN 93
PHỤ LỤC 2. TRƢỜNG MẦM NON Ở QUẬN 7 103
PHỤ LỤC 3. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN 106
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT 112





VIII
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CN : Cử nhân
DN : Doanh nghiệp
GD-ĐT : Giáo dục – Đào tạo
GDMN : Giáo dục mầm non

KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
Nxb : Nhà xuất bản
ThS : Thạc sĩ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TS : Tiến sĩ
UBND : Ủy ban nhân dân













IX
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hộp 1.1: Không còn nhà trẻ bên cạnh xí nghiệp 30
Hộp 2.1: Nhà trẻ cho con công nhân: Giấc mơ còn xa! 60
Hộp 2.2: Nơi nào có lao động nhập cƣ là có điểm giữ trẻ tự phát 61
Hộp 2.3: Nhà trẻ không giấy phép ở quận 7 62

Bảng 1.1: Nhu cầu lao động của các KCX, KCN ở TP.HCM 21
Bảng 1.2: Tốc độ phát triển giáo dục mầm non ở TP.HCM qua các năm 24

Bảng 1.3: Số cơ sở GDMN ở TP.HCM năm học 2010-2011 25
Bảng 1.4: Tổng hợp số liệu về trẻ, trƣờng, lớp ở quận 7 và TP.HCM 26
Bảng 1.5: Số học sinh đến trƣờng năm 2010-2011 28
Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu theo quy hoạch và thực tế hiện có 35
Bảng 2.1: Số con của công nhân đƣợc khảo sát 39
Bảng 2.2: Số tuổi của trẻ đƣợc khảo sát 40
Bảng 2.3: Thời gian sống ở TP.HCM của công nhân đƣợc khảo sát 40
Bảng 2.4: Tình trạng cƣ trú của công nhân đƣợc khảo sát 41
Bảng 2.5: Tƣơng quan giữa thu nhập với phƣơng án gửi trẻ 44
Bảng 2.6: Tƣơng quan giữa thời gian sống ở TP.HCM với phƣơng án gửi trẻ . 45
Bảng 2.7: Tƣơng quan giữa phƣơng án giữ trẻ với biểu hiện của trẻ 50
Bảng 2.8: Tƣơng quan giữa thu nhập với đặc điểm nơi gửi trẻ đƣợc quan tâm
nhất 56
Bảng 2.9: DN có tổ chức giữ trẻ và đã từng tổ chức giữ trẻ cho công nhân 59
Bảng 2.10: Tƣơng quan giữa biểu hiện của trẻ với loại hình giữ trẻ 64

Biểu đồ 1.1: Số trƣờng mầm non ở TP.HCM 23
Biểu đồ 1.2: Tình trạng cƣ trú 27
Biểu đồ 1.3: Các loại cơ sở mầm non ở TP.HCM năm học 2010-2011 28
Biểu đồ 2.1: Nghề nghiệp của công nhân đƣợc khảo sát 41
Biểu đồ 2.2: Thu nhập hàng tháng của gia đình 42



X
Biểu đồ 2.3: Chi phí hàng tháng cho trẻ 43
Biểu đồ 2.4: Tình trạng gửi trẻ 43
Biểu đồ 2.5: Phân loại ngƣời ở chung 46
Biểu đồ 2.6: Lý do anh chị nghỉ làm để giữ trẻ 46
Biểu đồ 2.7: Chi phí gửi trẻ hàng tháng so với thu nhập 47

Biểu đồ 2.8: Tìm hiểu thông tin trƣớc khi gửi 48
Biểu đồ 2.9: Vấn đề thƣờng đƣợc tìm hiểu trƣớc khi gửi trẻ 48
Biểu đồ 2.10: Số nơi gửi trẻ đã từng xảy ra sự cố 50
Biểu đồ 2.11: Biểu hiện của trẻ khi chuẩn bị đến nơi gửi 50
Biểu đồ 2.12: Thay đổi nơi gửi trẻ 52
Biểu đồ 2.13: Lý do thay đổi nơi gửi trẻ 52
Biểu đồ 2.14: Mức độ trao đổi với giáo viên, ngƣời giữ trẻ 53
Biểu đồ 2.15 Vấn đề công nhân quan tâm khi chọn nơi giữ trẻ 54
Biểu đồ 2.16: Khoảng cách từ nơi ở đến nơi gửi trẻ 55
Biểu đồ 2.17: Mức phí giữ trẻ mà công nhân mong muốn 56
Biểu đồ 2.18: Loại trƣờng ở quận 7 58
Biểu đồ 2.19: Số nơi làm việc có tổ chức giữ trẻ 59
Biểu đồ 2.20: Các thiết chế nơi gửi trẻ 65
Biểu đồ 2.21: Các dịch vụ nơi gửi trẻ 66
Biểu đồ 2.22: Đánh giá về trƣờng mầm non ở quận 7 66
Biểu đồ 2.23: Đánh giá về nhóm trẻ gia đình ở quận 7 68
Biểu đồ 2.24: Mức độ hài lòng về nơi gửi bé 68

Ảnh 1.1: Abraham Maslow 13
Ảnh 1.2: Geogre Homans 14
Ảnh 1.3: Max Weber 16
Ảnh 3.1: Trƣờng mầm non Tân Tạo 70
Ảnh 3.2: Một lớp học ở trƣờng mầm non Tân Tạo 71
Ảnh 3.3: Cơ sở mầm non Thiện Tâm 72
Ảnh 3.4: Cổng trƣờng mầm non tƣ thực Ánh Dƣơng Samho 73



XI
Ảnh 3.5: Toàn cảnh trƣờng mầm non tƣ thực Ánh Dƣơng Samho 73

Ảnh 3.6: Cô và trẻ ở lớp mầm non của công ty Hà Giang 74





1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Có ba nguyên nhân quan trọng khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề
tài này, đó là :
Từ bất cập trong quy hoạch KCX-KCN
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, hàng
loạt các khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) đã ra đời để đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế. Theo quy hoạch phát triển của UBND TPHCM đến
năm 2020, sẽ có khoảng 23 khu chế xuất – khu công nghiệp (KCX-KCN) đi vào
hoạt động. Một mặt, các KCN – KCX đã tạo ra cơ hội lớn về việc làm cho ngƣời
lao động, tạo ra những tiền đề vật chất để thúc đẩy nền kinh tế nƣớc nhà phát
triển, nâng cao chất lƣợng cuộc sống…. Song, mặt khác, chúng cũng đặt ra cho
xã hội những vấn đề cấp thiết cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan ban
ngành của nhà nƣớc và các chủ doanh nghiệp các chủ đầu tƣ để giải quyết. Quá
trình hình thành các KCX-KCN sẽ thu hút một số lƣợng lớn lao động làm việc
trực tiếp trong KCX-KCN và lao động bên ngoài. Quá trình tăng dân số cơ học
đột ngột tạo áp lực lớn lên hạ tầng cơ sở và an sinh xã hội của địa bàn dân cƣ.
Sự quá tải này khiến cho cuộc sống của công nhân rất bấp bênh. Vì vậy, nội
dung công văn số 7904 BKH/KCN ngày 8/12/1997 của bộ Kế hoạch và đầu tƣ
gửi chính quyền các tỉnh thành phố về việc hƣớng dẫn điều kiện thành lập khu
công nghiệp có nêu: phải “giải quyết toàn diện, đồng bộ các yếu tố liên quan đến
đời sống của số lao động này cùng với gia đình họ, bao gồm nhà ở với điều kiện
và phƣơng thức thực hiện hợp lý, trƣờng học, cơ sở khám chữa bệnh, đi lại, các

cơ sở dịch vụ đời sống ”. Công văn này đã không đƣợc thực hiện nghiêm túc, ít
ra là về mục trƣờng học, khi 13 KCN-KCX đang hoạt động nhƣng chỉ KCX Tân
Tạo có nhà trẻ với sức chứa 150 em.
Công nhân ở các KCX – KCN là thành phần quan trọng đóng góp cho sự
phát triển của TPHCM. Tuy vậy, đây lại là thành phần có mức sống thấp, ít có
điều kiện hƣởng thụ văn hóa. Những vấn đề xoay quanh đội ngũ công nhân ở
KCX – KCN trong thời gian qua đã đƣợc khảo sát, nghiên cứu, kiến giải rất



2
nhiều, nhƣ về đời sống vật chất, đời sống tinh thần… Các cuộc khảo sát đã đƣa
ra nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng lao động và chất lƣợng cuộc
sống của công nhân nhƣ nhà trọ, tiền lƣơng, hộ khẩu, phụ giúp gia đình, tác
động của giới chủ và công đoàn… Nhƣng còn nhiều vấn đề khác ảnh hƣởng đến
chất lƣợng lao động và chất lƣợng sống của họ vẫn chƣa đƣợc nhìn nhận một
cách sâu sắc. Ngƣời công nhân đã có gia đình riêng sẽ gặp khó khăn trong việc
chăm sóc con nhỏ. Điều đó ảnh hƣởng đến sự ổn định gia đình, ổn định công
việc, ổn định đời sống của ngƣời công nhân, và ảnh hƣởng tới sự phát triển bền
vững của thành phố. Với đội ngũ công nhân gắn bó với TPHCM lâu dài và có
gia đình riêng nhƣ vậy, thì nhu cầu nuôi dạy trẻ của họ ra sao, và khả năng đáp
ứng của GDMN TPHCM nhƣ thế nào, vẫn là một dấu hỏi lớn và cần đƣợc
nghiên cứu dƣới góc độ khoa học.
Từ bất cập trong qui định của hệ thống GDMN
Giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong hoạt động
tạo ra những cá nhân có ích cho xã hội. Trong thời gian qua, chúng ta quan tâm
nhiều đến giáo dục cho thanh thiếu niên, mà chƣa có sự quan tâm đúng mức cho
GDMN. Một phần vì đây là lứa tuổi cần sự chăm sóc của gia đình nhiều hơn.
Một phần vì trƣớc đây, cấp học này chƣa bộc lộ ra những lỗ hổng lớn đòi hỏi
phải khắc phục. Nhƣng trong các năm qua, những tai nạn nghề nghiệp làm tổn

hại đến sức khỏe, thậm chí là sinh mệnh của trẻ, mới khiến chúng ta giật mình.
Nguyên nhân là do quá tải. Vậy mà ở các KCX – KCN lại không có trƣờng mầm
non cho bộ phận dân cƣ đông đảo này, cũng nhƣ các thiết chế văn hóa khác
không đƣợc thiết lập. Trƣớc số lƣợng trẻ em biến động theo hƣớng tăng ở các
KCX – KCN, thì nhu cầu GDMN ở những khu vực này lại càng cao, vƣợt quá
khả năng đáp ứng. Do đó tai nạn nghề nghiệp thƣơng tâm xảy ra là điều khó
tránh khỏi.
Theo số liệu thống kê năm 2010, toàn thành phố hiện có 696 trƣờng mầm
non bao gồm cả dân lập và tƣ thục, 924 nhóm lớp mầm non tƣ thục có phép, với
số trẻ đi học đạt hơn 39% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ mẫu giáo. Nhƣ
vậy, còn một số lƣợng không nhỏ trẻ không đƣợc đến trƣờng. Thực tế cho thấy,



3
hoạt động của ngành GDMN hiện nay không phù hợp với nhu cầu thực tế của
công nhân. Thực tế, trƣờng mầm non công lập phân bổ theo phƣờng, nhận trẻ
theo tuyến, phục vụ cho trẻ ở địa phƣơng là chủ yếu. Đối với địa bàn có số dân
cƣ ngoại tỉnh đông và biến động thì trƣờng công trở nên quá tải. Theo dự tính
trƣớc đó, từ năm 2006-2010, GDMN cần hơn 2.600 tỷ đồng ngân sách đầu tƣ
1
.
Con số này cho thấy GDMN nói chung và công lập nói riêng chƣa đáp ứng đƣợc
nhu cầu của thực tiễn. Thời gian giữ trẻ của trƣờng công với học phí vừa phải thì
theo giờ hành chánh, trong khi công nhân làm theo ca. Trong khi Điều 25 Luật
Giáo dục 2005 quy định trƣờng mầm non giữ trẻ từ 3 tháng tuổi, phù hợp với
thời gian nghỉ thai sản là 4 tháng, thì các trƣờng mầm non hiện nay chỉ nhận giữ
trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi (một số cơ sở giữ trẻ tƣ nhân nhận giữ trẻ từ 12
tháng tuổi). Các bà mẹ là nữ công nhân nhập cƣ phải trở lại nhà máy khi trẻ
đƣợc 4 tháng tuổi, do chế độ nghỉ hộ sản hiện nay theo Luật Lao động qui định.

Vậy, giải quyết bé từ 4 tháng đến dƣới 18 tháng tuổi nhƣ thế nào để bé đƣợc
chăm sóc tốt cho mẹ an tâm lao động? Thay đổi ca làm việc của cha mẹ, thời
gian giữ trẻ và học phí ở các trƣờng khiến những công nhân nhập cƣ phải giải
quyết nhƣ thế nào, có nhu cầu giữ và chăm sóc trẻ ra sao?
Để đáp ứng nhu cầu giữ trẻ cho công nhân, nhiều trƣờng mầm non tƣ
thục và nhóm trẻ gia đình mọc lên nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức về chất
lƣợng và khả năng phục vụ, do cũng lập ra rồi giải tán theo nhu cầu thực tế ở địa
phƣơng
2
. Vậy thì, số lƣợng trƣờng lớp và giáo viên đã đáp ứng đƣợc nhu cầu
của trẻ em ở KCX – KCN hay chƣa, đảm bảo sự an tâm cho cha mẹ là công
nhân trẻ nhập cƣ hay chƣa? Nếu cần thêm trƣờng thì tăng bao nhiêu, cách tính
số lƣợng trƣờng nhƣ thế nào theo tỉ lệ trẻ, mô hình trƣờng lớp nào đáp ứng nhất
nhu cầu của ngƣời công nhân? Thiết nghĩ, trƣớc thực trạng GDMN và tình hình
công nhân nhập cƣ hiện nay tại các KCX – KCN, thì vấn đề đặt ra về nhu cầu và


1
Theo bà Lê Thị Ánh Tuyết, Vụ trƣởng Vụ GDMN,

2
Theo Niên giám thống kê TPHCM năm 2007, trang 290: GDMN ngoài công lập chiếm 61%, quận 7 có tổng
cộng 33 trƣờng mầm non với 301 giáo viên.



4
khả năng đáp ứng GDMN cho con em công nhân KCX – KCN là rất cần thiết,
có tính ứng dụng cao, có tính định hƣớng trong hoạt động xã hội hóa giáo dục và
phát triển bền vững của TPHCM.

Từ các kiến nghị liên quan
Một số giải pháp, kiến nghị đƣợc báo đài và ngƣời dân nêu ra nhƣ: phải
xã hội hóa GDMN, Nhà nƣớc phải xây trƣờng cho ngƣời nghèo, hạ giá tiền điện
và nƣớc cho trƣờng mầm non, huấn luyện tay nghề cho ngƣời giữ trẻ, ƣu đãi quỹ
đất xây trƣờng, ƣu đãi thuế, bắt buộc các KCN-KCX xây trƣờng mầm non…
Phân tích tính hiện thực và hiệu quả của những kiến nghị này đòi hỏi phải có cơ
sở thông qua khảo sát thực tiễn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thông qua nghiên cứu thực trạng, đề tài hƣớng đến đề xuất một số biện
pháp xây dựng trƣờng mầm non đáp ứng nhu cầu giữ trẻ hiện nay của công nhân
ở KCX Tân Thuận.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Với mục đích thông qua nghiên cứu thực trạng để đề xuất một số biện
pháp xây dựng trƣờng mầm non đáp ứng nhu cầu giữ trẻ hiện nay của công nhân
ở KCX Tân Thuận, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tìm hiểu chính sách phát triển và các quy định quản lý GDMN còn hiệu
lực,
- Khảo sát thực trạng gửi trẻ của công nhân KCX Tân Thuận,
- Tìm hiểu nhu cầu gửi trẻ của công nhân KCX Tân Thuận,
- Tìm hiểu khả năng đáp ứng của các cơ sở mầm non ở quận 7,
- Tìm hiểu các mô hình nhà trẻ trong KCN, doanh nghiệp làm gƣơng điển
hình,
- Đề xuất biện pháp xây dựng nhà trẻ phục vụ nhu cầu của công nhân KCX
Tân Thuận.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Với mục đích và nhiệm vụ nhƣ trên, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài gồm
có:




5
- Nhu cầu gửi trẻ của công nhân KCX Tân Thuận,
- Khả năng đáp ứng của các cơ sở mầm non ở quận 7,
- Các quy định, chính sách phát triển và quản lý GDMN.
Theo đó, khách thể nghiên cứu bao gồm:
- Công nhân có con dƣới 6 tuổi (tính đến thời điểm thực hiện khảo sát),
- Trƣờng mầm non, nhóm trẻ ở quận 7,
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Xuất phát từ thu nhập thấp và thời gian lao động theo ca, nên hầu hết
công nhân không có nhiều lựa chọn loại hình và cơ sở gửi trẻ đạt chất lƣợng tốt.
- Vì không có nơi giữ trẻ đáp ứng yêu cầu công việc nên đời sống gia đình
và công việc của nhiều công nhân bị xáo trộn (tạm nghỉ việc, đổi nghề khác, gửi
con về quê, nhờ ngƣời thân/chủ nhà trọ/hàng xóm trông nom…)
- Hầu hết các cơ sở gửi trẻ tại những địa phƣơng có KCX-KCN chƣa đáp
ứng về sức chứa, cơ sở vật chất, số lƣợng, thời gian giữ trẻ và chất lƣợng giáo
viên trƣớc nhu cầu thực tế và xu hƣớng phát triển của các KCX – KCN
- Hiện nay, nhu cầu gửi trẻ quá lớn và sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan
chức năng dẫn đến sự ra đời bất hợp pháp của nhiều loại hình, cơ sở gửi trẻ
không đạt chất lƣợng.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI ĐỀ TÀI
Trong khuôn khổ “Đề tài Vƣờn ƣơm” với hạn chế về thời gian, kinh phí,
và đội ngũ cán bộ nghiên cứu trẻ, do đó chúng tôi chỉ chọn khảo sát tại một
KCN tiêu biểu làm bƣớc thử nghiệm đầu tiên. Sở dĩ chúng tôi chọn KCX Tân
Thuận vì đây là KCX đầu tiên của TPHCM, có tầm vóc lớn, mật độ thu hút và
tập trung công nhân nhập cƣ rất đông
3
, có đầy đủ các yếu tố mang tính tiêu
biểu, đại diện cho các KCN khác trên địa bàn TPHCM. Sự hình thành lâu đời và
ổn định của một lƣợng lớn công nhân nhập cƣ của KCX Tân Thuận là tiền đề

tạo ra nhiều gia đình công nhân trẻ, từ đó thể hiện rõ hơn nhu cầu về GDMN và


3
Cao nhất là Tân Thuận với 41.556 công nhân, kế đến là Linh Trung 1 với 40.731 công nhân, Nguồn:
Ban Quản lý các KCX – KCN TPHCM, 2005



6
cũng bộc lộ sớm hơn những vấn đề xoay quanh mức độ đáp ứng nhu cầu này ở
các trƣờng mầm non tại địa phƣơng.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng thống nhất sẽ đi sâu phân tích thực
trạng của hệ thống GDMN dân lập và nhóm trẻ gia đình. Bởi lẽ, đây là nhóm đối
tƣợng họat động theo cơ chế cung - cầu, tuy về lý thuyết có sự đăng kiểm và
quản lý nhƣng chịu sự ảnh hƣởng rất lớn của thị trƣờng tự do, của mối quan hệ
chi phí - lợi ích. Nhiều vấn đề phát sinh từ nhóm đối tƣợng này đòi hỏi phải
đƣợc đầu tƣ xem xét, đánh giá dƣới góc độ khoa học, để từ đó có thể đƣa ra
những biện pháp khắc phục nhằm tạo môi trƣờng GDMN tốt nhất cho trẻ em
thành phố.
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi không khảo sát và nghiên cứu đƣa
ra giải pháp về chƣơng trình GDMN. Chúng tôi chỉ khảo sát các vấn đề xoay
quanh nhu cầu gửi trẻ của công nhân (về thời gian, học phí, số lƣợng, tình hình
trƣờng lớp, giáo viên, các qui định về GDMN do Phòng GDMN thuộc Sở Giáo
dục TPHCM ban hành có liên quan tới nhu cầu của ngƣời công nhân)
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Phƣơng pháp sƣu tập và xử lý tƣ liệu tổng hợp: phân tích và tổng hợp
tƣ liệu, số liệu, biểu đồ; khái quát hóa; so sánh – đối chiếu để làm sáng tỏ nội
dung nghiên cứu.
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học (điều tra bằng bảng hỏi): chọn mẫu

thuận tiện với sự hỗ trợ của Công đoàn các KCX-KCN.
o Phƣơng pháp chọn mẫu:
Nội dung quan trọng của đề tài là khảo sát thực tiễn nhƣng quá trình liên
hệ với KCX Tân Thuận gặp rất nhiều khó khăn. Nhóm nghiên cứu không đƣợc
vào trong KCX, chỉ có thể liên hệ với doanh nghiệp qua thƣ, email và điện thoại
nên đã hạn chế rất nhiều về khả năng hợp tác. Vì vậy, quá trình liên hệ, lấy danh
sách, chọn mẫu, gửi phiếu hỏi và thu hồi phiếu đảm bảo yêu cầu của hội đồng và
đầy đủ thông tin theo yêu cầu của hệ thống xử lý số liệu là rất khó khăn. Quá
trình khảo sát kéo dài đã ảnh hƣởng lớn đến tiến độ đề tài. Việc liên hệ tham



7
khảo mô hình giữ trẻ của các doanh nghiệp cũng không đƣợc thuận lợi. Đây là
một bài học kinh nghiệm cho nhóm nghiên cứu.
o Phƣơng pháp xử lý thông tin:
Đối với các thông tin tƣ liệu sẵn có, chúng tôi tiến hành tổng quan tƣ liệu
và sắp xếp những tƣ liệu có cùng nội dung thành các chủ đề để thuận lợi cho
việc phân loại và sử dụng khi chứng minh cho các nhận định sau này ở phần kết
quả nghiên cứu. Các thông tin thu đƣợc bằng bảng hỏi sẽ đƣợc xử lý với sự hỗ
trợ của phần mềm SPSS. Các thông tin định tính đƣợc mã hóa và phân tích theo
các chủ đề sẽ đƣợc trích dẫn cùng với những số liệu thống kê định lƣợng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu điển hình: Đề tài chọn nghiên cứu ba điển
hình với tính chất hoàn toàn khác nhau làm cơ sở đề xuất giải pháp. Đó là:
Trường mầm non Tân Tạo: Đây là trƣờng mầm non do KCN Tân Tạo xây
dựng, là mô hình gần gũi với đề tài này.
Trường mầm non Ánh Dương: Đây là trƣờng do công ty 100% vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài xây dựng ở một huyện ngoại thành với học phí thấp.
Lớp mầm non công ty TNHH may thêu – chế biến thực phẩm Hà Giang: là
lớp mầm non do doanh nghiệp tƣ nhân ở nội thành xây dựng và phục vụ nhu cầu

giữ con cho công nhân của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí.
- Phƣơng pháp tổng hợp và dự báo.
8. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách: Đề tài nghiên
cứu này mong muốn là một tiếng nói góp vào nhằm tạo ra cái nhìn hoàn chỉnh
hơn trong quy hoạch mạng lƣới giáo dục và KCX-KCN; Đồng thời, hoàn chỉnh
thêm những nghiên cứu trƣớc đó về công nhân ở các KCX-KCN đóng tại
TPHCM hiện nay.
Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Đƣợc sự quan tâm của chính quyền và
nhà khoa học, ngƣời công nhân sẽ đảm bảo năng suất lao động, góp phần vào sự
phát triển chung của KCX và của TPHCM.



8
Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu: Góp cái nhìn toàn diện và
khoa học về thực trạng đời sống công nhân, vốn là lực lƣợng đông đảo và quan
trọng tạo nên sự tăng trƣởng kinh tế của TPHCM.
Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan: Góp thêm tiếng nói
vào lĩnh vực giáo dục học, nhất là GDMN. Khai thác thêm khía cạnh mâu thuẫn
trong giáo dục cho lĩnh vực Triết học, theo hƣớng phát triển bền vững và nhân
văn.
Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học: Rèn luyện kỹ năng tƣ duy
khoa học, khai thác tƣ liệu, điều tra xã hội học, viết báo cáo khoa học cho đội
ngũ nghiên cứu viên tham gia đề tài.



9
PHẦN BÁO CÁO

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu (tổng quan)
Ngoài nước: Không có công trình nghiên cứu nào của nƣớc ngoài đề cập
trực tiếp về nhu cầu gửi con của công nhân ở Việt Nam hay ở bất kỳ một địa
phƣơng nào trên đất nƣớc ta. Thông qua các công cụ tìm kiếm và qua các
phƣơng tiện thông tin đại chúng, đề tài này tiếp cận đƣợc với một số tài liệu
nƣớc ngoài giới thiệu khái quát về hệ thống giáo dục mầm non ở các nƣớc. Tác
giả Nara Schoenberg với Kindergarten: It's the new first grade, nhóm tác giả J.
R. Cryan, R. Sheehan, J. Wiechel, & I. G. Bandy-Hedden với Success outcomes
of full-day kindergarten: More positive behavior and increased achievement in
the years after, J. Elicker, S. Mathur với What do they do all day?
Comprehensive evaluation of a full-day kindergarten, J. A. Fusaro với The effect
of full-day kindergarten on student achievement: A meta-analysis… đã mô tả
tầm quan trọng của giáo dục mầm non cho trẻ em trong những năm tháng đầu
đời. Tùy theo chiến lƣợc phát triển con ngƣời, chế độ an sinh xã hội cũng nhƣ
khả năng tài chính của ngân sách nhà nƣớc mà mỗi quốc gia, (thậm chí mỗi địa
phƣơng trong các quốc gia đó), có những quy định, những chế độ khác nhau đối
với trẻ trong độ tuổi mầm non. Trẻ em đến trƣờng để học cách giao tiếp, vui
chơi, và tƣơng tác với những ngƣời khác một cách thích hợp. Đối với trẻ em
trƣớc đây chỉ ở nhà, trƣờng mẫu giáo có mục đích giúp họ điều chỉnh để có thể
sống xa cha mẹ mà cả trẻ lẫn cha mẹ đều không phải lo lắng. Mẫu giáo cũng
giúp cho cha mẹ hoặc ngƣời chăm sóc trẻ có thể trở lại công việc của họ
4
.
Trƣờng mầm non ở phần lớn các nƣớc là tƣ thục và chỉ bắt buộc trẻ phải đến
trƣờng mầm non một hoặc hai năm trƣớc khi vào tiểu học. Đây cũng là hƣớng
mà Việt Nam đang thực hiện thông qua chính sách xã hội hóa và phổ cập
GDMN cho trẻ 5 tuổi.



4
Watertownhistory.org



10
Trong nước: Chƣa có công trình nghiên cứu nào về nhu cầu gửi con của
công nhân KCX Tân Thuận để xác định việc cần phải có trƣờng mầm non trong
quy hoạch sử dụng đất ở các KCN. Chúng tôi cũng chƣa thấy có tài liệu nghiên
cứu khoa học nào phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại hay không tồn
tại của các trƣờng mầm non cho con em công nhân để rút ra bài học kinh
nghiệm, mặc dù báo chí đã có đƣa tin. Vì vậy, đề tài này là không trùng lắp với
bất kỳ đề tài nào trƣớc đó. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài này chúng
tôi có tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về công nhân ở TP.HCM và nghiên
cứu về GDMN.
Ở khía cạnh nghiên cứu về công nhân TP.HCM, TS. Võ Thanh Thu trong
đề tài cấp Nhà nƣớc “Thực trạng đời sống công nhân các KCX – KCN
TP.HCM” đã nêu rất cụ thể và chi tiết về đời sống của công nhân nhƣng nhấn
mạnh đến yếu tố vật chất qua góc độ kinh tế học. TS. Phạm Đình Nghiệm trong
đề tài cấp thành phố “Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các
KCX – KCN TP.HCM hiện nay - Thực trạng và giải pháp” lại nhấn mạnh vào
khía cạnh đời sống tinh thần của ngƣời công nhân ở các KCX - KCN qua góc độ
kinh tế chính trị học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cả hai nghiên cứu trên đã mô
tả rất công phu mọi khía cạnh việc làm, thu nhập, chi tiêu, hoạt động thƣờng
nhật của ngƣời công nhân với tính cách là con ngƣời cá thể, chủ yếu khai thác
mặt bất cập giữa công sức bỏ ra với giá trị mà họ nhận đƣợc để đi đến kết luận
về sự hạn chế khả năng tái tạo sức lao động cho ngƣời công nhân. Đây là một
trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn hình thức gửi trẻ
của công nhân mà đề tài nghiên cứu của chúng tôi tiếp thu, nhƣng hai nghiên
cứu trên chƣa khai thác sâu sắc khía cạnh gia đình, cũng nhƣ nhu cầu gửi trẻ của

công nhân chƣa đƣợc xem xét tới.
GS.TS Phan An trong đề tài cấp thành phố “Đình công ở TP.HCM – Thực
trạng và giải pháp” đã mô tả bức tranh về hiện trạng đình công ở TP.HCM trong
những năm qua, bộc lộ nguyên nhân chủ yếu là quan hệ mua – bán sức lao động
hiện nay bất bình đẳng nhƣng chính sách điều tiết của Nhà nƣớc không đáp ứng



11
đƣợc. Để thể hiện sự bất bình đẳng đó, nghiên cứu đã phân tích các nguyên nhân
về kinh tế, pháp luật… với hệ tƣ tƣởng và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin. Nghiên cứu này cho chúng tôi hình dung rõ hơn những bức xúc của
ngƣời công dân trƣớc điều kiện sống hiện nay của họ, nhƣng nghiên cứu này
xem xét công nhân ở TP.HCM nhƣ một tổng thể chứ không phân biệt ở từng
KCX – KCN và hoàn toàn chƣa đề cập đến yếu tố đời sống, gia đình của ngƣời
công nhân.
Hội thảo “Sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các nhóm,
giai tầng xã hội ở TP.HCM hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, Viện Nghiên
cứu Xã hội TP.HCM, 2006 không chỉ dừng lại ở mức độ vẽ ra bức tranh khốn
khó của ngƣời công nhân mà còn thể hiện một nghịch lý giữa làm nhiều nhƣng
bần cùng và làm ít lại giàu sang. Nó cho chúng tôi liên tƣởng tới mối quan hệ
giữa giá cả và chất lƣợng của những nơi gửi trẻ mà ngƣời công nhân chọn lựa.
Giải pháp giải quyết xung đột của tài liệu này tuy không áp dụng đƣợc cho đề tài
của chúng tôi, song cũng có giá trị định hƣớng nhất định.
Ở khía cạnh nghiên cứu về các KCX, KCN ở TP.HCM, TS. Trần Du Lịch
trong đề tài cấp thành phố “Các KCN tập trung, các cụm công nghiệp trên địa
bàn TP.HCM : Thực trạng và kiến nghị điều chỉnh quy hoạch” lại nhấn mạnh
yếu tố hiệu quả về mặt kinh tế của các KCN, cụm công nghiệp cũng nhƣ sự tác
động của nó đế các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Một luận điểm quan trọng
mà chúng tôi tiếp thu là sự thu hút công nhân đến làm việc ở những KCN tập

trung, cụm công nghiệp tập trung sẽ tạo áp lực lớn lên hạ tầng xã hội mà chính
quyền khó đáp ứng kịp. Chính điều đó sẽ làm cho chất lƣợng sống của ngƣời
công nhân không cao.
Trong lĩnh vực GDMN, đề tài “Hoạt động các trường mầm non ngoài công
lập – Thực trạng, hiệu quả và tiềm năng”, TS. Lê Xuân Hồng (chủ nhiệm), 2005
đã nghiên cứu toàn diện về các trƣờng mầm non ngoài công lập với bộ số liệu đồ
sộ, giá trị cao, là tài liệu tham khảo quan trọng của chúng tôi trong quá trình
thực hiện đề tài. Nhƣng nói về trƣờng cho con em công nhân – nhất là con em



12
công nhân ở các KCN nhƣ Tân Thuận, thì đề tài của TS. Lê Xuân Hồng chƣa
chạm đến. Đề tài của TS. Lê Xuân Hồng mang tính chất điểm lại lịch sử ngành
GDMN và tổng kết lại thực trạng của mầm non ngoài công lập trong những năm
qua, còn đề tài của chúng tôi mang nhiều tính thực tiễn.
1.2 Các lý thuyết tiếp cận của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhu cầu gửi trẻ của công nhân ở KCX Tân Thuận dƣới
góc độ triết học Mác – Lênin về vị trí và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, kết hợp với các lý thuyết xã hội học về nhu cầu và lý thuyết trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp thuộc kinh tế học hiện đại (kinh tế phát triển).
1.2.1 Học thuyết Mác – Lênin về vị trí và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân
Theo Hồ Chí Minh, đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên
quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, kỷ luật. Công nhân là giai cấp tiên tiến nhất
so với các giai tầng khác, có trách nhiệm đánh đổ chế độ tƣ bản và đế quốc, xây
dựng một xã hội mới. Vì những lẽ đó, giai cấp công nhân có thể lĩnh hội và thấm
nhuần một tƣ tƣởng cách mạng nhất chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, tinh thần
đấu tranh của họ ảnh hƣởng và làm gƣơng cho các tầng lớp khác. Do đó, về
mặt chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò

lãnh đạo.
Các văn kiện của Đảng qua mọi thời kỳ đều khẳng định vai trò quan trọng
của giai cấp công nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lƣợng lẫn bản chất giai cấp là
cực kỳ quan trọng cho sự nghiệp này.
Vận dụng học thuyết này để thấy các vấn đề cản trở sự phát triển của giai
cấp công nhân là nghiêm trọng, ảnh hƣởng không chỉ đến sự tồn tại, phát triển
của một bộ phận quần chúng nhân dân mà còn có tác động rất lớn đến sự tồn
vong của đất nƣớc.




13
1.2.2 Các lý thuyết xã hội học về nhu cầu
Nhu cầu là một khái niệm tƣơng đối rộng, đƣợc các ngành khoa học khác
nhau xem xét ở nhiều phƣơng diện khác nhau. Nhìn chung, các khái niệm đó
đều thống nhất ở một điểm: nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của
con ngƣời về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Theo Philip Kotler,
chuyên gia marketing hàng đầu thế giới, thì nhu cầu là cảm giác thiếu hụt cái gì
đó mà con ngƣời cảm nhận đƣợc. Nhu cầu của mỗi ngƣời phụ thuộc vào trình
độ nhận thức, môi trƣờng sống và đặc điểm tâm sinh lý của họ.
Nhiều nhà tâm lý học, xã hội học thuộc các trƣờng phái khác nhau đã
nghiên cứu các lý thuyết về nhu cầu con ngƣời mà đề tài nghiên cứu này vận
dụng nhƣ các lý thuyết của Abraham Maslow, Geogre Homans, Max Weber…
Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Ảnh 1.1: Abraham Maslow
Nguồn: wikipedia
Abraham Maslow (1908-1970) là một nhà tâm lý học nổi tiếng ngƣời Mỹ.

Ông là ngƣời đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông đƣợc xem
là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học. Lý thuyết của ông nhằm giải
thích những nhu cầu nhất định của con ngƣời cần đƣợc đáp ứng nhƣ thế nào để
một cá nhân hƣớng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh



14
thần. Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con ngƣời đƣợc chia làm hai nhóm
chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao.
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con ngƣời nhƣ mong
muốn có đủ thức ăn, nƣớc uống, đƣợc ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này
đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu không đƣợc đáp ứng đủ, mọi sinh
vật sẽ không tồn tại đƣợc. Các nhu cầu cơ bản thƣờng đƣợc con ngƣời ƣu tiên
chú ý trƣớc và sẽ đấu tranh bằng mọi cách để đáp ứng nhu cầu đó.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên đƣợc gọi là nhu cầu bậc cao.
Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần nhƣ sự đòi hỏi công bằng,
an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Thuyết nhu cầu của Maslow cho thấy nhu cầu trở thành động lực quan
trọng của quá trình lao động và việc đáp ứng nhu cầu sẽ làm thay đổi hành vi lao
động, thúc đẩy hiệu quả lao động. Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow trong
nghiên cứu nhu cầu gửi trẻ của công nhân cho thấy rằng đáp ứng nhu cầu gửi trẻ
của công nhân sẽ làm công nhân yên tâm làm việc, nhờ đó thúc đẩy năng suất
lao động cho DN.
Lý thuyết hành vi lựa chọn
5
của George Homans

Ảnh 1.2: Geogre Homans
Nguồn: wikipedia



5
Còn gọi là lý thuyết trao đổi xã hội, tƣơng tác xã hội [42, tr.150]

×