Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh tại tp.hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 113 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA THỦY SẢN










BÁO CÁO NGHIỆM THU






ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG QUY PHẠM THỰC HÀNH QUẢN LÝ
TỐT TRONG SẢN XUẤT CÁ CẢNH TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH







CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TS. VŨ CẨM LƯƠNG








THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 5 / 2014


ii

TÓM TẮT


Đề tài “Xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh
tại TP.HCM” được thực hiện từ tháng 10-2011, giám định giai đoạn 1 vào tháng
11-2012 và báo cáo nghiệm thu vào tháng 5-2014. Đề tài nhằm xây dựng được bộ
quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh (gọi tắt là GMP cá cảnh),
để quy phạm được các cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận và các cơ sở sản xuất
cá cảnh triển khai ứng dụng.

Quy phạm GMP cá cảnh đã được xây dựng và triển khai qua ba bước: (1)
Xây dựng dự thảo quy phạm (10-2011 đến 8-2012); (2) Xây dựng hoàn thiện quy
phạm (9-2012 đến 12-2012); và (3) Hợp thức hóa cơ sở pháp lý và triển khai ứng

dụng (1-2013 đến nay).

Cơ sở xây dựng dự thảo quy phạm là kết quả tổng hợp của các bước: (a)
Nghiên cứu thực trạng các hệ thống và quy trình sản xuất cá cảnh ở 72 cơ sở cá
cảnh chính tại TP.HCM; (b) Nghiên cứu các rào cản thương mại, kỹ thuật của
ngành cá cảnh; (c) Nghiên cứu cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học kỹ thuật trong xây
dựng quy phạm; (d) Nghiên cứu tính tương thích của quy phạm VietGAP thủy sản
cho ngành cá cảnh.

Cơ sở xây dựng hoàn thiện quy phạm là kết quả tổng hợp của các bước: (a)
Hội thảo cộng đồng các chủ thể liên quan để góp ý quy phạm (Sở NN-PTNT, 14-
9-2012); (b) Họp tổ chuyên gia để chỉnh sửa dự thảo (Chi cục QLCL-BVNLTS,
10 và 11/2012) (c) Hội đồng giám định đánh giá dự thảo (Sở KHCN, 20-11-2012).

Cơ sở pháp lý để triển khai ứng dụng quy phạm gồm: (a) công văn số
2230/SNN-TS gửi Bộ NN-PTNT về việc Ban hành Quy phạm GMP cho cá cảnh;
(b) công văn số 274/TCTS-NTTS trả lời đề xuất ban hành Quy phạm GMP cá
cảnh của Sở NN-PTNT TP.HCM; (c) công văn số 759/SNN-KHTC ngày
11/5/2012 về triển khai đề án “thực hiện mô hình thực hành quản lý tốt trong sản
xuất cá cảnh” trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012-2015.

Nghiên cứu đã triển khai thử nghiệm quy phạm GMP cá cảnh, thông qua
các bước lựa chọn cơ sở tham gia, hướng dẫn kỹ thuật, đánh giá thực địa kết quả
áp dụng và đề xuất công nhận mức độ đạt chuẩn ở 7 cơ sở sản xuất cá cảnh.





iii



MỤC LỤC


TT
Nội dung
Trang




Tóm tắt
ii

Mục lục
iii

Danh sách các chữ viết tắt
v
I
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1
Đặt vấn đề và thông tin về đề tài
1
1.2
Mục tiêu đề tài
1
II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
2.1
Tổng quan về các quy phạm trong quản lý và sản xuất thủy sản
3
2.2
Cơ sở pháp lý xây dựng quy phạm GMP cá cảnh
5
2.3
Thực tiễn quản lý ngành sản xuất cá cảnh ở TPHCM
13
2.4
Tình hình thực hiện các quy phạm thực hành quản lý và nuôi
tốt ở Việt Nam
16
2.5
Các rào cản thương mại, kỹ thuật trong ngành sản xuất cá cảnh
17
III
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
19
3.1
Nghiên cứu thực trạng và phân tích rủi ro hệ thống sản xuất cá
cảnh ở TP.HCM
19
3.2
Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý ngành sản xuất
cá cảnh
19
3.3

Nghiên cứu xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản
xuất cá cảnh (GMP cá cảnh)
20
3.4
Triển khai thử nghiệm quy phạm GMP cá cảnh
21
IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
24
4.1
Cơ sở xây dựng dự thảo quy phạm GMP cá cảnh
24
4.1.1
Nghiên cứu thực trạng và phân tích rủi ro hệ thống sản xuất cá
cảnh ở TP.HCM
24
4.1.2
Nghiên cứu các rào cản thương mại, kỹ thuật của ngành cá cảnh
54
4.1.3
Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý ngành cá cảnh
55
4.1.4
Nghiên cứu tính tương thích của quy phạm VietGAP thủy sản
cho ngành cá cảnh
55
4.1.5
Xây dựng dự thảo quy phạm GMP cá cảnh
57
4.2

Xây dựng hoàn thiện quy phạm GMP cá cảnh
58
4.2.1
Chỉnh sửa dự thảo quy phạm
58
4.2.2
Quy phạm GMP cá cảnh (hoàn thiện)
60
4.2.3
Hướng dẫn đánh giá quy phạm
83
4.3
Triển khai thử nghiệm quy phạm GMP cá cảnh
84

iv
4.3.1
Hợp thức hóa cơ sở pháp lý để triển khai quy phạm GMP
84
4.3.2
Lựa chọn các cơ sở tham gia triển khai quy phạm GMP
84
4.3.3
Hướng dẫn thực địa quy phạm GMP cá cảnh
87
4.3.4
Đánh giá thực địa kết quả áp dụng quy phạm GMP
91
4.3.5
Đề xuất các trại đạt chuẩn quy phạm GMP cá cảnh

93
4.3.6
Đánh giá chung về kết quả thực hiện quy phạm GMP cá cảnh
96



V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
105




Tài liệu tham khảo
106




Phụ lục
109

- Phụ lục 1: Công văn 2230/SNN-TS
109

- Phụ lục 2: Công văn số 274/TCTS-NTTS
111

- Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát cơ sở

112

- Phụ lục 4: Bảng câu hỏi khảo sát quy trình
116

- Phụ lục 5: Danh sách 72 cơ sở cá cảnh khảo sát
118

- Phụ lục 6: File dữ liệu Excel 72 cơ sở cá cảnh
CD

- Phụ lục 7: Đề cương đề tài được phê duyệt
CD

- Phụ lục 8: Tập huấn bệnh và quản lý an toàn dịch bệnh
CD

- Phụ lục 9: Tập huấn QL chất lượng nước và môi trường nuôi
CD

- Phụ lục 10: Hồ sơ công nhận của Chi cục QLCL&BVNL TS
về:


+ Phụ lục 10a: Kết quả triển khai GMP ở trại SG Aquarium
CD

+ Phụ lục 10b: Kết quả triển khai GMP ở trại Châu Tống
CD


+ Phụ lục 10c: Kết quả triển khai GMP ở trại Ba Sanh
CD

+ Phụ lục 10d: Kết quả triển khai GMP ở trại Hải Thanh
CD

+ Phụ lục 10e: Kết quả triển khai GMP ở trại Ng Văn Sang
CD

+ Phụ lục 10f: Kết quả triển khai GMP ở trại Thiên Đức
CD

+ Phụ lục 10f: Kết quả triển khai GMP ở trại Tân Xuyên
CD

- Phụ lục 11: Bài báo đã xuất bản
CD














v




DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT



A : Ao
A-B: : Ao-Bể
A-B-K : Ao-Bể-Kiếng
BMP : Better management practices (Thực hành quản lý tốt hơn)
CoC : Code of conduct (Quy tắc ứng xử)
QLCL&BVNLTS : Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
GAP : Good aquaculture practices (Thực hành nuôi thủy sản tốt)
GMP : Good management practices (Thực hành quản lý tốt)
NN-PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh






1


I. PHẦN MỞ ĐẦU



1.1 Đặt vấn đề và thông tin về đề tài

Hiện nay, sản xuất và xuất khẩu cá cảnh đang là mục tiêu chiến lược trong bài toán
phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2025. Thành phố
Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ lâu được xem là trung tâm cá cảnh của Việt Nam, hiện ước có
hàng trăm trại cá cảnh với các quy mô rất khác biệt, bao gồm đầy đủ các khâu sản xuất
giống, ương, nuôi và trữ dưỡng cá cảnh, với năng lực sản xuất đạt 55-60 triệu con/năm.
Sản lượng cá cảnh xuất khẩu năm 2003 đạt 3,2 triệu con, đến năm 2009 đã đạt 7 triệu
con/năm. Hệ thống sản xuất cá cảnh ở TP.HCM cũng rất đa dạng về thành phần giống loài,
với hơn 40 loài đã sản xuất phổ biến, và hàng chục giống loài khác đang được ương nuôi
trữ dưỡng. Có thể nói, bức tranh về ngành cá cảnh ở TP.HCM đa dạng nhưng manh mún
nên rất khó có thể mô tả và hệ thống hóa một cách đầy đủ và toàn diện các qui trình sản
xuất chuẩn.

Mặc dù các quy định, hướng dẫn thực hành nuôi và quản lý trại thủy sản đã khá phổ
biến trên thế giới, và ở Việt Nam cũng đã có đầy đủ các văn bản pháp quy về xây dựng và
quản lý trại thủy sản của các Bộ và các Ban ngành, các đối tượng xuất khẩu chủ lực của
thủy sản Việt Nam như cá tra, tôm sú… đã có quy chuẩn, quy trình cụ thể trong quản lý
sản xuất, chế biến thì hiện nay các quy phạm thực hành nuôi và quản lý trại cá cảnh đạt
tiêu chuẩn vẫn còn đang bỏ ngỏ. Hiện chưa có bất kỳ một quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn
nào của các cấp có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể việc xây dựng và quản lý trại cá cảnh.
Điều này dẫn đến việc phát triển trại cá cảnh ngày càng manh mún, khó quản lý, khó ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đầu tư trang thiết bị, ảnh hưởng đến quy trình sản
xuất, chất lượng, môi trường, an toàn dịch bệnh và phát triển bền vững.

Ngoài ra, việc xuất khẩu cá cảnh hiện còn gặp khó khăn chung từ rào cản an toàn
dịch bệnh của các nước nhập khẩu. Các quy định của Cơ quan Kiểm dịch Động thực vật
Mỹ APHIS (9/2006), cộng đồng châu Âu (11/2006) về kiểm soát bệnh, dịch SVC và
KHV, bên cạnh các quy định mới của EC và OIE về kiểm soát an toàn dịch bệnh bao gồm

quyết định 2010/221/EU ngày 15/4/2010, quy định 2008/53/EC ngày 30/4/2008, quy định
số 719/2009 và 346/2010 của EC… là tiền đề cho chương trình xây dựng và công nhận
bước đầu cho 3 cơ sở an toàn bệnh, dịch SVC và KHV trên cá chép koi ở TP.HCM của
Chi cục QLCL và BVNLTS TP.HCM (2010b). Trong tương lai, để đáp ứng với các quy
định và rào cản an toàn dịch bệnh mới trên các loài cá cảnh khác đòi hỏi ngành cá cảnh
TP.HCM phải chủ động thiết lập các quy phạm quản lý và nuôi an toàn, bền vững, có
trách nhiệm, chủ động phòng bệnh và tạo uy tín cũng như hình ảnh của ngành cá cảnh
Việt Nam trên thị trường thế giới.


2
Căn cứ quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Ban hành quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo
hướng bền vững cấp độ BMP, GAP/CoC. Thực hiện quyết định số 3463/QĐ-UB ngày
12/7/2011 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM về việc phê duyệt Chương trình phát triển cá
cảnh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015, trong đó, tập trung xây dựng mô hình
thực hành quản lý tốt (GMP) trong nuôi cá cảnh cho các trại cá cảnh ở thành phố để giải
quyết các rào cản thương mại và kỹ thuật của các nước nhập khẩu Âu, Mỹ nhằm phát
triển ngành cá cảnh theo hướng hội nhập và bền vững. Xuất phát từ sự cần thiết và tính
cấp thiết của vấn đề, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Xây dựng quy phạm thực hành
quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh tại TP.HCM”.

Đề tài “Xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh tại
TP.HCM” do TS. Vũ Cẩm Lương làm chủ nhiệm, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
chủ trì thực hiện, kinh phí được duyệt 480.000.000 đồng, được tiến hành từ tháng 10-
2011, giám định giai đoạn 1 vào tháng 11-2012 và báo cáo nghiệm thu vào tháng 5-2014.

1.2 Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng bộ quy phạm thực hành quản lý tốt (GMP)

trong sản xuất cá cảnh tại TP.HCM được các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở sản
xuất cá cảnh tiếp nhận và ứng dụng.

1.3 Nội dung và mục tiêu cụ thể

Các nội dung nghiên cứu và mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:

- Nghiên cứu thực trạng và phân tích rủi ro hệ thống sản xuất cá cảnh TP.HCM

- Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý ngành sản xuất cá cảnh

- Nghiên cứu xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt (GMP) trong sản xuất cá
cảnh

- Triển khai thử nghiệm quy phạm GMP









3

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về các quy phạm trong quản lý và sản xuất thủy sản
2.1.1 Khái niệm về quy phạm thực hành quản lý và sản xuất tốt (BMP, GAP, CoC)


Theo FAO (2005), các quy phạm thực hành nuôi tốt như Better Management
Practices (BMP), Good Aquaculture Practices (GAP), Better Aquaculture Practices
(BAP), Code of Conduct (COC), Code of Practices (COP) và các khái niệm có liên quan
khác nhằm đưa ra các tiêu chuẩn, bắt buộc hoặc tự nguyện, thường mang tính quy phạm
cho một sản phẩm hay quy trình. Các quy phạm BMP, GAP… có thể dùng thay thế lẫn
nhau nhằm hướng tới thực hành nuôi trồng thủy sản bền vững. Theo FAO (2005), trong
khi GAP thường liên quan đến an toàn thực phẩm, thì BMP chú trọng đến vấn đề môi
trường, trách nhiệm xã hội và quản lý dịch bệnh. Corsin và ctv (2008) cho rằng các quy
phạm thực hành nuôi bền vững được diễn đạt bằng nhiều tên khác nhau trên thế giới, tuy
nhiên phổ biến nhất vẫn là BMP và GAP, đặc biệt là BMP.

Ngày 31/10/1995, FAO (1995) đã thông qua bộ Quy tắc ứng xử về Nghề cá có
trách nhiệm (Code of Conduct for Responsible Fisheries - CoC). Quy tắc CoC bao gồm 4
nhóm yếu tố cơ bản: Trách nhiệm với người tiêu dùng (dinh dưỡng, chất lượng,
vệ sinh an toàn), trách nhiệm với người sản xuất (thu nhập, sức khỏe, phúc lợi),
trách nhiệm xã hội (an sinh, công bằng, giới tính, tuổi lao động, văn hóa xã hội, xóa đói
giảm nghèo), và trách nhiệm môi trường và đối tượng sản xuất (ô nhiễm, sử dụng tài
nguyên, bảo tồn hệ sinh thái, an toàn dịch bệnh, nhân đạo với vật nuôi). Mặc dù CoC là
một bộ quy tắc ứng xử tự nguyện, nhưng nhiều phần của nó căn cứ trên các văn bản pháp
lý quốc tế. Ở Việt Nam, Luật Thủy sản (2003) và nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng
có những nội dung tham chiếu CoC. Theo Maryland (2007), thực hành quản lý thủy sản
tốt hơn nhằm tăng sự sống còn, tối đa hóa tăng trưởng, phát triển tính đồng nhất của sản
phẩm, bảo vệ khỏi địch hại, phát triển theo nhu cầu thị trường. BMP có thể trợ giúp trong
việc phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy sản thành công, đại diện cho các kết quả của
khoa học, công nghệ, và sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực.

2.1.2 Các quy phạm BMP, GAP và CoC trên thế giới

Theo FAO (2007), từ năm 2002 ngành tôm Thái Lan đã xây dựng quy phạm thực

hành quản lý tốt ở hai cấp độ GAP và CoC, trong đó GAP dành cho trại nuôi với chú
trọng vệ sinh và an toàn thực phẩm, trong khi CoC dành cho cả trại nuôi lẫn hoạt động chế
biến và kinh doanh với mục tiêu môi trường bền vững. Đến năm 2007 Thái Lan đã có 274
trại tôm được cấp chứng nhận CoC và 21.098 trại được cấp chứng nhận GAP. Ngoài ra
Thái Lan cũng đã cấp chứng nhận GAP cho 1.373 trại tôm càng xanh, 247 trại cá biển,
202 trại cá nước ngọt, 64 trại cua, 19 trại nhuyễn thể và 12 trại ếch.

Ở Trung Quốc, FAO (2007) cho biết China GAP được ban hành từ năm 2005 và

4
bắt đầu thực hiện vào năm 2006, trong đó bao quát 15 hệ thống sản xuất thủy sản chính
như rô phi, chép, tôm, cua, rùa… Theo NMFS (2002) hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Mỹ
được khuyến khích tuân thủ quy phạm BMP dựa trên nguyên tắc tự nguyện. BMP trong
nuôi thủy sản ở Mỹ là tập hợp các quy trình và quy định thực hành để quản lý và nuôi theo
hướng gắn trách nhiệm với xã hội và môi trường sinh thái, dựa trên các kiến thức khoa
học tốt nhất hiện hữu, kết hợp đánh giá rủi ro. Liên quan đến các quy chuẩn kỹ thuật thủy
sản đã được ban hành trên thế giới, Bronson (2007) đưa ra các quy tắc quản lý nuôi trồng
thủy sản tốt hơn và khuyến cáo cần thường xuyên tập huấn kỹ thuật nuôi và bảo vệ môi
trường.

2.1.3 Các quy phạm quản lý cá cảnh trên thế giới

Theo NAQDA (2009), Cục Nuôi trồng thủy sản quốc gia của cường quốc xuất
khẩu cá cảnh Sri Lanka đã ban hành quy phạm thực hành quản lý tốt cho sản xuất và xuất
khẩu cá cảnh, bao gồm 13 đề mục lớn như chọn vị trí, xây dựng và thiết kế trại, quản lý và
phát triển đàn cá bố mẹ, sinh sản, ương nuôi, thức ăn và cho ăn, xuất khẩu, khía cạnh xã
hội, quản lý và ghi nhận dữ liệu, quản lý sức khỏe và an toàn sinh học, thu hoạch, quản lý
chất thải, an toàn cá nhân. Moore và ctv (2010) cho biết Sở Nông Lâm Thủy sản Úc đã
thành lập Bộ phận Quản lý Cá cảnh (OFMIG) từ năm 2006 để xây dựng chiến lược quản
lý cá cảnh, tập trung ở khía cạnh sự xâm nhập của cá cảnh ngoại lai ra ngoài tự nhiên,

thiết lập danh sách các loài cá gây hại và danh sách xám (Grey list) các loài cá chưa rõ
thông tin cần tiếp tục nghiên cứu. Theo OFMIG, các loài cá cảnh thoát ra ngoài tự nhiên
có thể tác động bất lợi không chỉ lên quần đàn tự nhiên và môi trường sinh thái mà còn có
thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo Jing và Chuan (2001), trong xu thế phát
triển mạnh của xuất khẩu cá cảnh thế giới, Cục Thú y và Nông lâm Singapore (AVA) phối
hợp với Hiệp hội Xuất khẩu cá cảnh Singapore để thúc đẩy thực hành quản lý sức khỏe và
chất lượng cá cảnh, khuyến khích các trại cá cảnh tham gia các chứng nhận ISO về hệ
thống quản lý chất lượng (ISO 9002) và hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001), thúc
đây chương trình chứng nhận sức khỏe cá cảnh, thực hành vệ sinh phòng bệnh.

Theo Yu (2005), khía cạnh tính bền vững của ngành cá cảnh Sri Lanka được quan
tâm ở góc độ chưa có các nghiên cứu thỏa đáng trong lĩnh vực giống và kỹ thuật, dẫn tới e
ngại có quá nhiều giao phối cận huyết, đặc biệt ở nhóm cá bảy màu vốn chiếm tới 60%
sản lượng xuất khẩu. Ngoài ra là vấn đề thiếu thông tin về thị trường và thiếu sự liên kết
giữa trang trại và nhà xuất khẩu, thương lái. Yanong (1996, 2010) cũng quan tâm đến khía
cạnh cá ngoại lai trong quản lý sản xuất và lai tạo giống cá cảnh, cũng như vấn đề quản lý
sử dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại cá cảnh tại Florida, Mỹ. Ling và Lim (2005)
trong báo cáo hiện trạng ngành cá cảnh Singapore đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công
tác nghiên cứu và phát triển kỹ thuật để gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường cá cảnh thế
giới. Các kỹ thuật mới bao gồm hệ thống tuần hoàn nước, hệ thống đánh giá và cải thiện
chất lượng cá, tăng cường khả năng kháng stress, thức ăn sống phù hợp, kỹ thuật giống…
và giới thiệu hoạt động chuyển giao kỹ thuật thông qua các hội thảo, tài liệu in ấn. Cole và
ctv (1999) và Lim và ctv (2003) quan tâm đến khía cạnh đóng gói và vận chuyển cá cảnh

5
từ trang trại đến người nuôi chơi ở các thị trường khác nhau, và cho rằng cần thiết lập các
tiêu chuẩn và cải tiến khâu kỹ thuật quan trọng này nhằm mục tiêu phát triển bền vững
ngành cá cảnh.

Ploeg (2008) thảo luận thêm về khái niệm “cá cảnh” của Hiệp hội cá cảnh thế giới

(OFI) trong việc đưa ra quan điểm làm giảm nhẹ rào cản an toàn dịch bệnh của các nước
nhập khẩu Âu Mỹ, rằng mục đích nuôi cá cảnh chủ yếu gói gọn trong các hệ thống nuôi
khép kín không ảnh hưởng tới môi trường, dĩ nhiên có xác suất rủi ro khi cá cảnh thoát ra
môi trường. Nhờ quan điểm này, nhiều điều luật nhập khẩu cá sống khác không áp dụng
cho các loài cá cảnh không có nguy cơ cảm nhiễm với các bệnh độc hại.

2.1.4 Cấp giấy chứng nhận quy phạm thủy sản

Theo Phillips và ctv (2008), nhu cầu cấp giấy chứng nhận trong nuôi thủy sản đang
gia tăng nhanh chóng trên thế giới, cả hình thức tự nguyện và bắt buộc. Tuy nhiên, các
nông hộ nhỏ thường bị đứng ngoài cuộc, trừ khi có chính sách quan tâm để họ tham gia.
Mặc dù vậy, các nông hộ nhỏ luôn chiếm số đông và có vai trò quan trọng trong phát triển
bền vững và ổn định kinh tế - xã hội. Do vậy, các quy phạm BMP thích ứng dựa trên
nguồn lực sẵn có của các nông hộ nhỏ là giải pháp hữu hiệu. FAO (2003) xác định việc
cấp giấy chứng nhận trong nuôi thủy sản là một quy trình bao gồm 4 thành tố: (1) tổ chức
thiết lập tiêu chuẩn; (2) xác định mục tiêu rõ ràng; (3) xây dựng bộ tiêu chuẩn; và (4) tiến
trình công nhận chứng nhận.

Theo WWF (2007), các bộ tiêu chuẩn tự nguyện không mang tính pháp lý, không
bị các cơ quan thẩm quyền bắt buộc thực hiện. Để được chứng nhận, nhà sản xuất
phải đầu tư không ít, không phải chỉ để trả phí cho hoạt động đánh giá, mà chủ yếu là chi
cho nâng cấp cải tạo điều kiện của cơ sở sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý và đào
tạo nguồn nhân lực. Tuy vậy, nhiều nhà sản xuất vẫn tự nguyện thực hiện, một mặt vì
chính thái độ trách nhiệm của họ; mặt khác do biết rằng sản phẩm của mình sẽ dễ vượt
qua những rào cản thương mại hơn và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. WWF
(2007) thống kê các chương trình cấp giấy chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản trên thế
giới hiện nay tập trung vào các lĩnh vực: chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường sản
xuất, trách nhiệm xã hội và sức khỏe động vật.

2.2 Cơ sở pháp lý xây dựng quy phạm GMP cá cảnh

Cơ sở pháp lý để xây dựng quy phạm GMP cá cảnh dựa trên các luật, pháp lệnh,
nghị định, thông tư, quyết định… như sau:

2.2.1 Luật thủy sản

Theo luật Thủy sản - Luật số 17/2003/QH11- Quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 4 từ
ngày 21 tháng 10 đến 26 tháng 11 năm 2003 (Quốc hội, 2003) đề cập đến các quy định,
chính sách… liên quan đến thủy sản, trong đó nổi bật một số vấn đề chính sau:
- Bảo đảm phát triển thủy sản bền vững; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho

6
tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản; bảo đảm tái tạo nguồn lợi
thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước
tự nhiên khác.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công
nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng trong hoạt động thủy
sản; phát triển nuôi trồng thủy sản sạch.
- Phát triển kinh tế thủy sản trên cơ sở quy định phát triển ngành thủy sản phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa
phương; bảo đảm việc xây dựng các công trình ven sông, ven biển hoặc gần khu vực nuôi
trồng thủy sản không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
- Ngăn cấm các hành vi ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài thủy sản như:
khai thác bằng các hình thức hủy diệt; xả thải nước, chất thải chưa qua xử lý vào môi
trường; sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn có chứa chất cấm không có trong danh mục…

Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản phải có các điều kiện sau đây:
- Ðịa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch;
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi
trồng thủy sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật;

- Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp
luật về thú y. Các quy định về an ninh sinh học và phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng
thủy sản.

Bộ Thủy sản ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nuôi trồng đối với cơ sở
nuôi trồng thủy sản.
Tổ chức, cá nhân được cơ quan chuyên ngành thủy sản phổ biến, đào tạo, tập
huấn, chuyển giao kỹ thuật mới về nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật sản xuất giống thủy sản
mới, kỹ thuật phòng trừ và phát hiện dịch bệnh thủy sản, thông báo về tình hình môi
trường và dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản.

2.2.2 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 và Nghị định số
127/2007/NĐ-CP

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 do Quốc hội ban hành
ngày 29 tháng 6 năm 2006 quy định:

- Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để
phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng
khác trong hoạt động kinh tế xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối
tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
- Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con

7
người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi
của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
- Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn
bản để bắt buộc áp dụng (Quốc hội, 2006).

Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn - tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những
căn cứ sau đây:
- Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
- Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
- Kinh nghiệm thực tiễn;
- Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ban hành ngày 1/8/2007 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật, trong đó Nhà nước khuyến
khích các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, các hội, hiệp hội tham gia xây
dựng, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2.2.3 Pháp lệnh thú y

Pháp lệnh Thú y của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 18/2004/PL-UBTVQH11
ngày 29 tháng 4 năm 2004 quy định về phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật, chống dịch
bệnh động vật; kiểm dịch động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý
thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; hành nghề thú y
(Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2004).
Pháp lệnh này đưa ra nhằm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; bảo đảm tiêu
chuẩn vệ sinh thú y của cơ sở sản xuất, kinh doanh động vật, con giống.
Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung:
- Địa điểm của cơ sở chăn nuôi phải theo quy hoạch, cách xa khu dân cư, công
trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm;
- Bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định (tại các điểm a, b, c và d
khoản 2, các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này);
- Khu vực chăn nuôi phải có nơi xử lý chất thải, nơi nuôi cách ly động vật, nơi vệ
sinh, khử trùng tiêu độc cho dụng cụ chăn nuôi, nơi mổ khám, xử lý xác động vật;
- Lối ra vào khu chăn nuôi phải được áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng cho
người và phương tiện vận chuyển đi qua;

- Nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để
các hóa chất độc hại.
Vật nuôi dưới nước và động vật lưỡng cư phải được bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Được sống trong môi trường nước phù hợp đối với từng loài. Nguồn nước cung
cấp vào nơi nuôi thủy sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, được xử lý sạch mầm
bệnh và động vật truyền bệnh trung gian. Nguồn nước thải từ nơi nuôi phải được xử lý đạt
tiêu chuẩn quy định ;
- Được cung cấp thức ăn đầy đủ và thích hợp cho từng loài theo đúng quy trình
xử lý kỹ thuật quy định. Thực hiện đúng chế độ xử lý, loại bỏ chất thải và vệ sinh, khử

8
trùng dụng cụ chăn nuôi nhằm tránh lây nhiễm dịch bệnh từ nơi nuôi này sang nơi nuôi
khác và từ bên ngoài vào nơi nuôi ;
- Phải thực hiện việc giám sát các tiêu chuẩn môi trường, theo dõi dấu hiệu dịch
bệnh theo tần suất và phương pháp quy định nhằm phát hiện và xử lý kịp thời ngay khi
mới phát sinh ;
- Được phòng bệnh, chữa bệnh kịp thời.

2.2.4 Nghị định số 119/2008/NĐ-CP về thi hành Pháp lệnh thú y

Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
Một số quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y đối với cơ sở sản
xuất, chăn nuôi như sau:
- Cơ sở sản xuất, chăn nuôi tập trung động vật dưới nước, lưỡng cư trong lồng bè,
đăng quầng phải đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 2 Điều 12 của Pháp
lệnh Thú y và các điều kiện đối với địa điểm, môi trường, khu chăn nuôi như sau:
a) Địa điểm cơ sở phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chất thải rắn phải được xử lý trước khi thải ra môi trường;

c) Nhà vệ sinh cá nhân tại khu chăn nuôi phải được thiết kế chống thẩm lậu ra
môi trường nuôi;
d) Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng sản xuất
thức ăn tự chế; dụng cụ chăn nuôi; thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong quá
trình nuôi;
đ) Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ, khi có dịch bệnh và sau mỗi
đợt nuôi, xuất bán động vật;
e) Bảo đảm thời gian gián đoạn sau mỗi đợt nuôi.
f) Cơ sở chăn nuôi, khu chăn nuôi; trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận
chuyển, nước dùng trong chăn nuôi; chất thải động vật sau khi được xử lý phải đạt tiêu
chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh
Thú y.
- Phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật dưới nước, lưỡng cư sống
phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) An toàn về mặt kỹ thuật để bảo đảm động vật sống trong suốt quá trình vận
chuyển;
b) Dụng cụ chứa động vật được làm bằng vật liệu thích hợp, bảo đảm không để
lọt nước và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu
độc;
c) Có hệ thống cung cấp dưỡng khí hoặc thông khí thích hợp để bảo đảm đủ
dưỡng khí cần thiết;
- Khu sản xuất phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi trường; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;
chống được bụi và sự xâm nhập của động vật gây hại;

9
b) Từng khu vực phải có diện tích phù hợp với yêu cầu sản xuất, dễ thực hiện
các thao tác kỹ thuật, thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát;
c) Được thiết kế và bố trí phù hợp để tránh sự nhầm lẫn hoặc lây nhiễm giữa
các loài trong quá trình sản xuất khi xảy ra sự cố dịch bệnh (Chính phủ, 2005).


2.2.5 Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11

Theo Pháp lệnh giống vật nuôi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 24 tháng 3
năm 2004, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phải có đủ các điều kiện
sau đây:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống vật nuôi;
- Có địa điểm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch của
ngành Nông nghiệp, ngành Thuỷ sản và phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ
môi trường theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về thuỷ sản và pháp luật về
bảo vệ môi trường;
- Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc sản xuất, kinh
doanh của từng loài vật nuôi và từng phẩm cấp giống;
- Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi thú y,
nuôi trồng thuỷ sản nếu sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, giống thương phẩm;
- Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y,
nuôi trồng thủy sản nếu sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi thuần chủng, đàn giống cụ
kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống hạt nhân;
- Có hồ sơ theo dõi giống;
- Thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống vật nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành (Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 2004).

2.2.6 Nghị định số 53/2012/NĐ-CP về lĩnh vực thủy sản

Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về
điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh (bao gồm cả dịch vụ lưu giữ)
thủy sản, giống thuỷ sản, phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quan quản lý

nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải theo quy
hoạch của địa phương;
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát
nước, hệ thống xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu giữ của cơ sở phải đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp giống thuỷ sản, phải đảm bảo
điều kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
- Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất
theo quy định của pháp luật;

10
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thương phẩm phải có nhân viên kỹ thuật
có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản;
- Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống;
- Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc đối với sản xuất giống thuỷ sản theo quy
định của Bộ Thuỷ sản.

2.2.7 Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP)

Căn cứ Quyết định số 1503/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/7/2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản
tốt tại Việt Nam, Quy phạm VietGAP (Vietnamese Good Aquaculture Practices) là quy
phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm kiểm soát một cách hệ thống
các mối nguy để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trường
sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thuỷ sản, thực hiện các trách nhiệm về phúc lợi
xã hội và an toàn cho người lao động.

Nội dung Quy phạm gồm: (1) Các yêu cầu chung (yêu cầu pháp lý, hồ sơ ghi
chép, truy xuất nguồn gốc); (2) Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (thuốc, hóa
chất, hế phẩm sinh học, vệ sinh, chất thải, thu hoạch và sau thu hoạch; (3) Quản lý sức

khỏe động vật thủy sản (kế hoạch quản lý sức khỏe động vật thủy sản, con giống và thức
ăn, điều trị, theo dõi tỷ lệ sống); (4) Bảo vệ môi trường (quản lý tác động môi trường, sử
dụng và thải nước, kiểm soát địch hại); (5) Các khía cạnh kinh tế xã hội (điều kiện làm
việc, an toàn lao động và sức khỏe, hợp đồng và tiền lương, các kênh liên lạc, các vấn đề
trong cộng đồng).

Căn cứ Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ngày 18/7/2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nhằm hướng dẫn áp dụng VietGAP đối
với nuôi cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng, qua đó đã cụ thể hóa các nội dung và
hướng dẫn thực hiện quy phạm VietGAP trên các đối tượng nuôi thịt cụ thể. Mặc dù 3
đối tượng nuôi có hình thức ản xuất khác biệt, việc áp dụng chung một quy định hướng
dẫn thực hiện cho thấy Quy phạm VietGAP thủy sản chủ trương hướng đến cấp độ quản
lý ở tầm khái quát.

2.2.8 Các quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT, QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN
10:2008/BTNMT, QCVN 01-81:2011/BNN-PTNT

QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt: Quy chuẩn này quy định giá
trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và
kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước
một cách phù hợp.

QCVN 09:2008/BTNMT về chất lượng nước ngầm: Quy chuẩn này quy định giá
trị giới hạn các thông số chất lượng nước ngầm. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và
giám sát chất lượng nguồn nước ngầm, làm căn cứ để định hướng cho các mục đích sử

11
dụng nước khác nhau

QCVN 10:2008/BTNMT về chất lượng nước biển ven bờ: Quy chuẩn này quy

định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước biển ven bờ. Quy chuẩn này áp dụng
để đánh giá và kiểm soát chất lượng của vùng nước biển ven bờ, phục vụ mục đích thể
thao, giải trí dưới nước, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác

QCVN 01-81:2011/BNN-PTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-
BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ NN-PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú
y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống: bao gồm các quy định về kỹ
thuật, cơ sở hạ tầng, nguồn nước, quy định về quản lý, lao động.

2.2.9 Thông tƣ số 48/2012/TT-BNNPTNT, 44/2010/TT-BNNPTNT và 45/2010/TT-
BNNPTNT

Ngày 26/9/2012, Bộ NN và PTNT đã ban hành Thông tư số 48/2012/TT-
BNNPTNT Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản
xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Thông tư này quy
định trình tự, thủ tục chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức chứng nhận; đánh giá,
chứng nhận; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chứng nhận sản
phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt. Tổng cục Thuỷ sản là cơ quan chỉ định và giám sát hoạt
động tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực thuỷ sản. Về trình tự chỉ định tổ chức chứng
nhận VietGAP, Điều 8 của thông tư quy định: Tổ chức đăng ký hoạt động chứng nhận
VietGAP chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này. Tổ chức đăng
ký hoạt động chứng nhận VietGAP nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về cơ
quan chỉ định quy định tại Điều 4 của Thông tư này. Cơ quan chỉ định tiếp nhận hồ sơ,
xem xét và hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ (trong trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp)
hoặc trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (trong trường hợp tiếp nhận
hồ sơ thông qua đường bưu điện).

Ngày 22/7/2010, Bộ NN và PTNT đã ban hành Thông tư số 44/2010/TT-
BNNPTNT Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm

bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ sở nuôi thương phẩm tôm sú, tôm chân trắng tuân thủ
các quy định chung trong Thông tư này và khi kiểm tra theo quy trình GAP (SQF,
VietGAqP, GlobalGAP, ) sẽ được cơ quan có chức năng cấp chứng nhận nuôi tôm sú,
tôm chân trắng đạt cấp độ tương ứng.

Ngày 22/7/2010, Bộ NN và PTNT đã ban hành Thông tư số 45/2010/TT-
BNNPTNT Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm. Cơ sở nuôi thương phẩm cá tra tuân thủ các quy định chung trong Thông tư
này và khi kiểm tra theo quy trình GAP (SQF, VietGAqP, GlobalGAP, ) sẽ được cơ
quan có chức năng cấp chứng nhận nuôi cá tra đạt cấp độ tương ứng.

12

2.2.10 Thông tƣ 06/2010/TT–BNNPTNT và 57/2011/TT-BNNPTNT

Ngày 2/2/2010, Bộ NN và PTNT đã ban hành Thông tư số 06/2010/TT–
BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản. Trong đó
nêu rõ: Các chủ hàng có nhu cầu nhập khẩu thủy sản sản phẩm thủy sản phải đăng ký
kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y và hoàn tất Hồ sơ đăng ký khai báo kiểm dịch sản
phẩm thủy sản nhập khẩu. Sau khi được Cục Thú y chấp thuận chủ hàng phải khai báo với
cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định trước khi hàng đến cửa khẩu ít nhất
08 ngày đối với thủy sản 04 ngày đối với sản phẩm thủy sản để thực hiện việc kiểm dịch.

Thông tư số 57/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
bổ sung một số điều của Quyết định số 15/2006/QĐ–BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản
phẩm động vật và kiểm tra vệ sinh thú y. Một số quy chế quản lý nhập khẩu, xuất khẩu
hàng hóa chuyên ngành thủy sản được quy định như sau:
- Nhập khẩu thông thường không phải xin phép: hàng hoá có tên trong Danh mục
các loài thủy sản được nhập khẩu thông thường (phụ lục 1 của QĐ915/2006/QĐ-BTS);

- Riêng đối với nhập khẩu cá cảnh trong hồ sơ nhập khẩu phải có văn bản cam kết
của cơ sở nhập khẩu chỉ nhập khẩu để nuôi làm cảnh, không phát tán ra môi trường tự
nhiên (theo mẫu tại Phụ lục 14 của QĐ915/2006/QĐ-BTS).
- Nhập khẩu, xuất khẩu có điều kiện: Hàng hoá có tên trong Danh mục các mặt
hàng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản nhập khẩu có điều kiện (phụ lục 3 của
QĐ915/2006/QĐ-BTS);
- Nhập khẩu phải xin cấp phép: Hàng hoá chưa có tên trong các Danh mục nhập
khẩu thông thường hoặc Danh mục nhập khẩu có điều kiện.
- Xuất khẩu các loài thuỷ sản có tên trong Danh mục tại Phụ lục 5: Các loài thuỷ
sản có tên trong Danh mục tại (Phụ lục 5 của QĐ915/2006/QĐ-BTS) chỉ được xuất khẩu
trong một số trường hợp để thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia
nhập. Cơ sở xuất khẩu phải làm hồ sơ và thủ tục xin cấp phép xuất khẩu theo qui định tại
Chương III Quy chế này.

2.2.11 Các thông tƣ 03/2012/TT-BNNPTNT, 88/2011/TT-BNNPTNT, 15/2009/TT-
BNNPTNT và 62/2008/TT-BNNPTNT

Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT ban hành ngày 16/01/2012 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): thông tư này sửa đổi, bổ sung Thông tư số
15/2009/TT-BNN của Bộ NNPTNT về ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh
cấm sử dụng, hạn chế sử dụng đã ban hành ngày 17/03/2009. Cụ thể như sau:
- Đưa các chất Cypermethrim, Deltamethrin và Enrofloxacin ra khỏi Danh mục hoá
chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản tại Phụ lục 3 ban
hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.

13
- Bổ sung các chất Cypermethrin, Deltamethrin và Enrofloxacin vào Danh mục hoá
chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản tại Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn.
Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2011 nhằm
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các
. Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ
tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản gồm: Xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản sống, nhập khẩu nguyên liệu và
sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản.

Thông tư số 15/2009/TT-BNNPTNT ban hành ngày ngày 17 tháng 03 năm 2009,
ban hành:
- Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ
sản
- Danh mục hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh
thuỷ sản

Thông tư 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 Sửa đổi, bổ sung một số
nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản
hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 của Chính
phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, trong đó quy định:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, đàn giống thương phẩm phải có
nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản do các
Viện, Trung tâm nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản hoặc các trường có đào tạo về nuôi
trồng thuỷ sản cấp, trừ trường hợp nhân viên kỹ thuật đã có trình độ trung cấp trở lên về
nuôi trồng thuỷ sản.
- Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi
trồng thuỷ sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y, theo quy định pháp luật hiện hành.

2.3 Thực tiễn quản lý ngành sản xuất cá cảnh


2.3.1 Hiện trạng ngành cá cảnh TP.HCM

Theo Sở NNPTNT TP.HCM (2010), nếu năm 2003 TP.HCM chỉ có khoảng 150 cơ
sở sản xuất cá cảnh thì đến năm 2009 đã phát triển lên 292 cơ sở, tăng gấp 2 lần, với năng
lực sản xuất đạt 55-60 triệu con/năm. Sản lượng cá cảnh xuất khẩu năm 2003 đạt 3,2 triệu
con, đến năm 2009 đạt 7 triệu con/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt từ 5-7 triệu USD/năm
giai đoạn 2007-2008 tăng lên 10-12 triệu USD/năm giai đoạn 2009-2010 (Chi cục QLCL-

14
BVNLTS TP.HCM, 2010a). Theo Vũ Cẩm Lương (2008), hiện có hơn 40 loài cá cảnh
được sản xuất nội địa phổ biến ở TP.HCM như cá vàng, dĩa, chép Nhật, ông tiên, bảy
màu, xiêm, hồng kim, hòa lan, trân châu, tai tượng… Bên cạnh đó, các trại cá cảnh cũng
tiến hành ương nuôi và trữ dưỡng hơn 80 loài cá cảnh ngoại nhập và khai thác tự nhiên
khác. Theo Vũ Cẩm Lương (2007), ở thời điểm 2005, quận 8 và quận 12 dẫn đầu thành
phố về số lượng trại cá cảnh, tương ứng với 30 và 24 trại ở mỗi quận, trong khi Củ Chi và
Quận 8 dẫn đầu về sản lượng cá cảnh sản xuất, tương ứng với 16 và 7 triệu con/năm. Nhìn
chung, hệ thống trại sản xuất cá cảnh ở TP.HCM đa phần mang tính nhỏ lẻ, manh mún,
thành phần giống loài sản xuất còn tản mạn, chưa chuyên nghiệp hóa và chưa có chiến
lược tốt để tiếp cận thị trường thế giới.
Chương trình Mục tiêu phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh tại thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2004 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 718/QĐ-UB ngày 25
tháng 02 năm 2004 của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố) đã đưa ra các yếu tố ảnh
hưởng đến sản xuất, kinh doanh cá cảnh như sau:
- Giống: Giống cá cảnh khá đa dạng, phong phú, đẹp, nhiều chủng loại. Các hộ sản
xuất tự lưu giữ và bổ sung giống bố mẹ mới sau mỗi đợt sinh sản. Một số loài cá cảnh
được nhập vào Việt Nam từ trước 1975. Thị trường cũng bắt đầu tìm đến một số loài cá
cảnh tự nhiên nhằm đa dạng hóa giống loài
- Khoa học kỹ thuật: Đa số các hộ nuôi – sản xuất cá cảnh theo kiểu “cha truyền
con nối” tập trung ở quận 8, 12…. Người sản xuất tự nghiên cứu và học tập trao đổi kinh

nghiệm lẫn nhau. Chưa có một cơ quan, đơn vị nào ở Thành phố tham gia nghiên cứu
chuyên sâu về lĩnh vực cá cảnh; ngay cả các Viện Nghiên cứu, các trường Đại học cũng
chưa có sự đầu tư sâu về lĩnh vực này.
- Vốn đầu tƣ: Vốn đầu tư để nuôi – sản xuất cá cảnh ở mức trung bình, không kể
mặt bằng, nếu có chút ít tay nghề, hiểu biết và đam mê chỉ cần 20 – 30 triệu đồng (thời
điểm 2004) là có thể đầu tư cho một cơ sở sản xuất – kinh doanh cá cảnh. Vốn đầu tư cho
kinh doanh gồm vốn XDCB và vốn lưu động thấp. Vì vậy, khả năng đầu tư của dân TP
hiện nay tương đối thuận lợi.
- Dịch vụ: Dịch vụ nuôi – sản xuất và cả cho người chơi khá phong phú như từ bể
kiếng, máy thổi khí, đá bọt khí, máy lọc nước tuần hoàn, đèn, cây cảnh, hòn non bộ trong
bể kiếng…. Cho đến thuốc thú y thủy sản, thức ăn tổng hợp.
- Chính sách: Từ trước đến nay nghề nuôi – sản xuất cá cảnh được xem như một
nghề phụ gia đình và đa số là thành phần nghèo, nên cơ chế chính sách đối với các hộ sản
xuất rất thông thoáng: Không phải đăng ký kinh doanh sản xuất, không nộp thuế và cũng
không có bất kỳ quy định hay tiêu chuẩn cho một cơ sở sản xuất cá cảnh. Đến nay, nghề
này đã có thay đổi nhiều về đối tượng nuôi - sản xuất nhưng cơ chế chính sách vẫn chưa
thay đổi lớn.
- Thị trƣờng: Từ trước đến nay thị trường chính của cá cảnh vẫn là tiêu thụ nội
địa. Những năm gần đây thị trường xuất khẩu ngày càng phát triển và có nhiều triển vọng.

2.3.2 Chƣơng trình phát triển cá cảnh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015


15
Ngày 17/7/2011, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định số 3463/QĐ-UBND phê
duyệt chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2015, kèm
theo đó là Chương trình phát triển cá cảnh TP.HCM giai đoạn 2011-2015, bao gồm định
hướng phát triển, các giải pháp chủ yếu, và một số chương trình, đề án trọng điểm.
Nội dung Chương trình gồm:
- Định hƣớng: Duy trì các khu vực sản xuất cá cảnh hiện hữu đồng thời phát triển

mạnh nuôi cá cảnh ở các khu vực có khả năng tập trung cao tại Củ Chi, Bình Chánh.
Nghiên cứu phát triển cá tự nhiên dùng làm cá cảnh (chọn lọc, thuần dưỡng, sinh sản nhân
tạo) và lai tạo giống loài mới có giá trị kinh tế cao. Xây dựng hệ thống sản xuất cá cảnh
thân thiện với môi trường, an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu.
- Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015, ước đạt sản lượng cá cảnh 100 triệu con, xuất
khẩu 20-30 triệu con, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 30-40 triệu USD. Tất cả các cơ sở sản
xuất cá cảnh xuất khẩu đều được giám sát dịch bệnh, đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu sang
thị trường Mỹ và EU đối với những đối tượng bắt buộc phải giám sát.
- Các giải pháp chủ yếu: Giải pháp về quy hoạch: các khu vực phát triển nuôi cá
cảnh gồm làng nghề cá cảnh Trung An - Phú Hòa Đông ở huyện Củ Chi, khu vực ven hệ
thống kênh Đông Củ Chi, các xã Bình Lợi, Hưng Long, Phong Phú, Tân Nhựt ở huyện
Bình Chánh. Duy trì khu vực sản xuất cá cảnh hiện hữu ở Q.8, Q.12, Hóc Môn Giải
pháp về giống và khoa học kỹ thuật: tiếp tục nghiên cứu khai thác, thuần dưỡng và sinh
sản nhân tạo các loài cá tự nhiên làm cảnh, nghiên cứu sản xuất, lai tạo, nhập nội các
giống loài quý hiếm, có giá trị cao và khả năng xuất khẩu. Xây dựng hệ thống sản xuất
phù hợp với môi trường, an toàn dịch bệnh. Tăng cường quản lý nhà nước về quy trình
nuôi an toàn, bền vững
- Một số chƣơng trình, đề án trọng điểm: Xây dựng mô hình thực hành quản lý
tốt trong nuôi cá cảnh (GMP) cho giai đoạn 2012-2015 do Chi cục QLCL và BVNL Thủy
sản thực hiện. Xây dựng chương trình giám sát an toàn dịch bệnh cá cảnh phù hợp với yêu
cầu xuất khẩu ở thị trường Mỹ, châu Âu cho giai đoạn 2012-2015 do Chi cục Thú y thực
hiện.
- Tổ chức thực hiện: Thời gian thực hiện từ 2011-2015. Thành lập Ban chỉ đạo
thực hiện do Sở NN-PTNT là cơ quan thường trực. Cơ quan đơn vị thực hiện: UBND các
quận huyện, các cơ quan thuộc Sở NN-PTNT, các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh
cá cảnh. Cơ quan phố hợp: các Sở ngành liên quan, Đoàn thể, Trường Đại học Nông Lâm,
Viện nghiên cứu

2.3.3 Chƣơng trình Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp đô thị
trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015


Ngày 09/3/2011, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số
13/2011/QĐ-UBND ban hành Chương trình Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng
nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015. Đề án nhằm mục tiêu
duy trì hệ sinh thái bền vững, đáp ứng nhu cầu và cuộc sống của cư dân đô thị về thực
phẩm tươi sống, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân và khách vãng lai

16
Mục tiêu cụ thể đến năm 2015, tiếp tục giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở
các vùng có nguy cơ bị tác động của biến đổi khí hậu để chuyển sang cây con khác, trong
đó sản xuất cá kiểng đạt trên 100 triệu con. Bổ sung và nâng cao chương trình đào tạo
công nhân ngành thủy sản (cá cảnh), quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, quy trình GAP,
ISO, HACCP. Xây dựng, trình cấp thẩm quyền ban hành các quy định về tiêu chuẩn thực
hành sản xuất tốt (GAP) trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản… nhằm nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước về các vấn đề có liên quan. Trong lĩnh vực thủy sản, phát triển nghề
nuôi và dịch vụ cá cảnh; các hình thức nuôi thủy sản công nghiệp, bán công nghiệp theo
mô hình GAP.

2.4 Tình hình thực hiện các quy phạm thực hành quản lý và nuôi tốt ở Việt Nam

Theo FAO (2007), từ năm 2003 NAFIQAVED dưới sự tài trợ của USDA lần đầu
tiên xây dựng quy phạm cho ngành tôm nuôi Việt Nam hướng đến mục tiêu chất lượng,
môi trường và xã hội. Sau đó Bộ Thủy sản đã phát triển chương trình cho 5 tỉnh ven biển
vào năm 2004 với 2 cấp độ, cấp độ GAP hướng tới an toàn thực phẩm và bảo vệ môi
trường, và cấp độ CoC hướng tới chất lượng đầu vào của hệ thống canh tác và trách nhiệm
xã hội. Đến năm 2006 đã có 450 ha tôm nuôi ở Việt Nam được NAFIQUAVED và địa
phương cấp chứng nhận GAP/CoC, trên tinh thần tham gia tự nguyện. Tuy nhiên, do GAP
và CoC có nhiều đòi hỏi cao khó phổ biến cho các nông hộ qui mô nhỏ nên vào năm 2007
NAFIQAVED tiếp tục phát triển các qui phạm BMP để thích ứng cho các nông hộ nhỏ có
điều kiện không đồng nhất.

FICen (2005) cho rằng mặc dù hiện chưa có một bộ chỉ số cụ thể về phát triển bền
vững trong nuôi trồng thủy sản, kinh nghiệm phát triển nuôi tôm bền vững bao gồm các
nỗ lực: (1) đột phá về công nghệ nuôi, sản xuất giống, thức ăn, tăng cường quản lý môi
trường và dịch bệnh; (2) thúc đẩy áp dụng các quy phạm BMP, GAP, CoC; (3) có sự can
thiệp của chính phủ, phát triển các chương trình cấp giấy chứng nhận.
Bộ Thủy sản (2006) đã ra quyết định số 06/2006/QĐ-BTS về việc ban hành quy
chế quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn nhằm đáp ứng sự phát triển bền vững của
nghề nuôi tôm, trong đó qui định các cơ sở nuôi tôm an toàn là những cơ sở áp dụng và
được cấp giấy chứng nhận GAP hoặc CoC, và vùng nuôi tôm an toàn là vùng nuôi có
100% cơ sở áp dụng GAP hoặc CoC, hoặc 80% cơ sở được cấp giấy chứng nhận GAP
hoặc CoC.
Bộ NN&PTNT (2008b) cũng đã ra quyết định số 70 /2008/QĐ-BNN ban hành Quy
chế Quản lý Vùng và Cơ sở Nuôi cá Tra, trong đó mở rộng các tiêu chuẩn áp dụng cho
vùng nuôi cá tra an toàn là một trong các bộ tiêu chuẩn quốc tế như GAP, BMP, CoC hoặc
các tiêu chuẩn nuôi an toàn khác.
Liên quan đến các quy chuẩn kỹ thuật thủy sản đã được ban hành ở Việt Nam, Bộ
NN&PTNT (2009) đã ban hành QCVN 02-15:2009/BNN&PTNT qui định quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia cho cơ sở sản xuất giống thủy sản nhằm thỏa mãn điều kiện an toàn thực
phẩm, an toàn sinh học và môi trường. Bộ Thủy sản và ctv (2005) đã phối hợp cùng các tổ
chức SUMA, NACA ban hành hướng dẫn thực hành quản lý tốt hơn (BMP) cho các trại
sản xuất tôm sú giống ở Việt Nam. NACA và ctv (2008) trong dự án “Xây dựng quy

17
phạm thực hành quản lý nuôi tốt hơn (BMP) cho nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL” đã xây dựng
cẩm nang hướng dẫn dành cho người nuôi, với các tiêu chí tự nguyện tham gia, không bắt
buộc phải thực hiện khi không có nhu cầu, dễ áp dụng và có thể nâng cấp từ hiện trạng cơ
sở đang có, được chính người nuôi hiệu chỉnh, áp dụng và hoàn thiện dần.
Theo Thái Thanh Dương (2010), hiện nay ở Việt Nam đã có một vài hệ thống
chứng nhận đối với nuôi trồng thủy sản, trong đó phổ biến hơn cả là SQF 1000 (Mỹ),
thủy sản hữu cơ (organic aquaculture – Naturland, Thụy Sỹ), và từ đầu năm 2010 hàng

loạt cơ sở nuôi tôm và cá tra đã hoặc đang chuẩn bị để nhận chứng chỉ Global G.A.P
(Cẩm Phượng, 2010). Chứng nhận Nghề cá biển Bền vững (MSC) của tổ chức WWF
cũng đang nhanh chóng được áp dụng ở nhiều nước, trong đó Việt Nam là nước đầu
tiên ở châu Á nhận được chứng chỉ này cho nghề khai thác thủ công nghêu Bến Tre vào
năm 2009 (Thái Thanh Dương, 2010). Mặc dù cũng xoay quanh nội dung nuôi trồng thủy
sản có trách nhiệm, nhưng mỗi tiêu chuẩn này hướng vào những nhóm chỉ tiêu khác
nhau, tùy theo mối quan tâm và sở trường của những tổ chức xây dựng nó.
Liên quan đến lĩnh vực cá cảnh, Chi cục QLCL-BVNLTS TP.HCM (2010b) đã tiến
hành xây dựng cơ sở/ nhóm cơ sở an toàn bệnh, dịch SVC và KHV trên các loài cá có khả
năng cảm nhiễm tại TP.HCM phục vụ xuất khẩu cá chép, cá vàng làm cảnh giai đoạn
2007-2010. Tuy nhiên, chương trình này chỉ mới chú trọng xây dựng quy phạm quản lý
nuôi cho 3 đến 4 trại qui mô lớn và tiêu biểu nhất TP.HCM, và chỉ mới tập trung trên một
đối tượng cá chép Nhật.

2.5 Các rào cản thƣơng mại, kỹ thuật trong ngành sản xuất cá cảnh

Gần đây, việc xuất khẩu cá cảnh của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng gặp những khó khăn sau:
Tháng 9/2005, các loài cá có khả năng cảm nhiễm vi-rút mùa xuân (SVCV) như cá
Chép thường, chép Nhật (Common carp, Koi carp/Cyprinus carpio), cá Vàng
(Goldfish/Cyprinus auratus), cá Trắm cỏ (Grass carp/Ctenopharyngodon idellus), v.v khi
nhập khẩu vào thị trường Châu Âu phải đáp ứng qui định là được cơ quan thẩm quyền của
nước xuất khẩu chứng nhận không bị nhiễm SVCV (Quyết định số 858/2003/EC ngày
21/11/2003 về “ yêu cầu về điều kiện và chứng nhận sức khỏe động vật khi nhập khẩu các
loài cá, trứng và giao tử của chúng để nuôi và cá có nguồn gốc nuôi dùng làm thực phẩm
cho người” và các quyết định khác có liên quan của Ủy ban Châu Âu).
Tháng 9/2006, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) thông báo các loài
cá có khả năng cảm nhiễm SVCV khi nhập khẩu vào nước này phải chịu sự giám sát nhập
khẩu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) và yêu cầu các quốc gia có xuất khẩu các loài cá
liên quan phải thực hiện một số qui định như công nhận cơ sở/vùng nuôi an toàn bệnh,

dịch SVC và chứng nhận kiểm dịch cho từng lô hàng. (Luật tạm thời số 71 FR 51435,
ngày 30/8/2006 của Cơ quan kiển dịch động thực vật - Bộ Nông nghiệp Mỹ)
Ngoài ra, bệnh Koi Herpes Virus Disease (KHVD) thuộc Danh mục các bệnh phải
kiểm dịch của Tổ chức sức khỏe động vật thế giới (OIE), những năm gần đây, đã lây lan,
gây thiệt hại cho ngành nuôi cá Chép thịt ở một số quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,
Canada, Mỹ, Indonesia, Malaysia, v.v Vì vậy, Châu Âu buộc phải thực hiện giám sát

18
dịch bệnh KHVD đồng thời kiểm soát chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu là các loài cá trên
(theo Quyết định số 656/ 2006/EC ngày 20/9/2006 của Ủy ban Châu Âu về “Điều kiện
sức khoẻ và chứng nhận nhập khẩu cho các loài cá dùng làm cảnh”)
Các yêu cầu của cơ quan kiểm dịch Mỹ và Châu Âu phù hợp với qui định của Tổ
chức sức khỏe động vật thế giới (OIE), cụ thể như sau:
- Các loài cá có khả năng cảm nhiễm SVCV hoặc KHV phải xuất phát từ cơ
sở/nhóm cơ sở/vùng/quốc gia an toàn các loại bệnh, dịch SVC hoặc KHVD.
- Trước khi xuất khẩu, lô hàng là các loài cá có khả năng cảm nhiễm các bệnh trên
phải được nhân viên kiểm dịch kiểm tra và không phát hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh
SVC, KHVD và chứng nhận theo mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo qui định của nước
nhập khẩu (nhưng không trái với hướng dẫn chung của OIE).
- Trường hợp cơ sở/nhóm cơ sở/vùng/quốc gia chưa được công nhận là an toàn
bệnh, dịch SVC và KHVD thì phải thực hiện chương trình giám sát các loại bệnh, dịch
này tối thiểu là hai năm với kết quả là không phát hiện bệnh, đồng thời áp dụng các điều
kiện an toàn sinh học từ khi bắt đầu chương trình giám sát :
+ Mỗi năm thu mẫu cá tại cơ sở/nhóm cơ sở/vùng/quốc gia để xét nghiệm tầm soát
SCVC và KHV tối thiểu 2 lần, khoảng cách giữa các lần cách nhau ít nhất là 3 tháng.
+ Phương pháp thu mẫu và phương pháp xét nghiệm theo qui định của OIE. Tuy
nhiên, ngoài phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm tác nhân gây bệnh là SVCV bằng
phương pháp nuôi cấy tế bào, các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm khác đối với KHV
chưa được thống nhất.
+ Các phòng kiểm nghiệm thực hiện công tác này phải được cơ quan có thẩm

quyền quốc gia công nhận.
- Riêng đối với Châu Âu, sau khi hoàn tất chương trình giám sát bệnh, dịch, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nước xuất khẩu phải thông báo cho Châu Âu để được xem
xét. Trường hợp đạt yêu cầu, sẽ được bổ sung vào danh sách các quốc gia được phép xuất
khẩu cá Chép, cá Vàng vào khu vực này.
Tháng 12/2008, châu Âu đã đưa ra Quy định số 1251/2008 ngày 12/12/2008 về các
điều kiện và yêu cầu chứng nhận kiểm dịch để nhập khẩu và đưa ra thị trường EU động
vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi. Bên cạnh đó, châu Âu cũng ban hành kèm theo
Quyết định số 2008/946/EC ngày 12/12/2008 thi hành Chỉ thị số 2006/88/EC (EU, 2008)
quy định về cách ly kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu vào Châu Âu.
Các qui định hiện hành mới về kiểm soát an toàn dịch bệnh của EC và OIE bao
gồm quyết định 2010/221/EU ngày 15/4/2010, qui định 2008/53/EC ngày 30/4/2008, quy
định số 719/2009 và 346/2010 của EC… Nhìn chung, các rào cản về an toàn dịch bệnh
đòi hỏi TP.HCM phải nhanh chóng xây dựng chương trình giám sát an toàn dịch bệnh cho
các trại cá cảnh.







19


III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu dựa trên các tiếp cận về quản lý và nuôi trồng thủy sản, quản lý rủi ro
và môi trường thủy sản, tiếp cận mang tính kế thừa và tiếp cận khoa học cá cảnh. Phương

pháp nghiên cứu của đề tài theo các nội dung cụ thể như sau:

3.1 Nghiên cứu thực trạng và phân tích rủi ro hệ thống sản xuất cá cảnh ở
TP.HCM

- Phương pháp điều tra phỏng vấn cơ sở sản xuất cá cảnh: Áp dụng phương
pháp khảo sát ngoài thực địa bằng bảng câu hỏi soạn sẵn (Phụ lục 3 và 4) cho 72
trại cá cảnh cùng các quy trình loài sản xuất phổ biến. Danh sách 72 trại cá cảnh
được lựa chọn khắt khe với sự phối hợp của Chi cục QLCL&BVNL Thủy sản theo
nguyên tắc lựa chọn toàn bộ các trại chủ lực hiện còn hoạt động sản xuất cá cảnh
đúng nghĩa. Nội dung khảo sát bao gồm thông tin chung, đặc điểm sản xuất của
trại, cơ sở hạ tầng và quy mô, quản lý môi trường, khu cách ly, phòng trị bệnh,
đóng gói vận chuyển, chi tiết khu đẻ, khu ương và khu nuôi.

- Phân tích đánh giá: Số liệu khảo sát được phân tích thống kê phần trăm,
trung bình, min, max bằng phần mềm Excel, qua đó đánh giá thực trạng và tiến
hành hệ thống hóa các đặc điểm sản xuất đa loài, đa qui trình và đa hệ thống sản
xuất của ngành cá cảnh TP.HCM.

- Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro (Risk assessment) và phân tích rủi ro
(Risk analysis), gồm việc lên danh sách các rủi ro dựa trên kết quả điều tra và phân
loại theo nguyên tắc GMP, sau đó đưa ra mức độ quản lý cần thiết tương ứng với
các quy phạm GMP liên quan.

3.2 Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý ngành sản xuất cá cảnh

3.2.1 Nghiên cứu cơ sở pháp lý trong xây dựng quy phạm

Áp dụng phương pháp tổng quan, thông qua các chuyên gia là cán bộ quản
lý nhà nước, tiến hành nghiên cứu và rà soát các văn bản luật, nghị định, thông tư,

quyết định, quy định, hướng dẫn có liên quan đến việc xây dựng và triển khai các
quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật, nhằm xây dựng khung cơ sở pháp lý để kết quả
nghiên cứu được các cơ quan quản lý nhà nước (Tổng cục Thủy sản, Sở NN-
PTNT, Chi cục QLCL-BVNLTS) tiếp nhận và triển khai vào thực tiễn sản xuất và
quản lý.


20
3.2.2 Nghiên cứu thực tiễn quản lý và rào cản thƣơng mại, kỹ thuật trong
ngành sản xuất cá cảnh

Áp dụng phương pháp tổng quan, thông qua các chuyên gia là cán bộ quản
lý nhà nước ở Chi cục Thú y, Chi cục QLCL-BVNLTS, tiến hành nghiên cứu thực
tiễn quản lý cá cảnh ở khu vực và ở Việt Nam. Nghiên cứu tổng quan các rào cản
thương mại và kỹ thuật, thông qua các chỉ thị, văn bản, qui định của WTO, Mỹ,
EU.

3.3 Nghiên cứu xây dựng quy phạm thực hành quản lý tốt trong sản xuất cá cảnh
(GMP cá cảnh)

3.3.1 Nghiên cứu tính tƣơng thích của quy phạm VietGAP thủy sản cho ngành
cá cảnh

Thông qua khảo sát 72 cơ sở cá cảnh đã chọn được nhóm 18 cơ sở cá cảnh
có mong muốn cao trong tham gia thực hiện quy phạm để tiến hành nghiên cứu
khảo sát tình tương thích của quy phạm VietGAP thủy sản áp dụng cho ngành cá
cảnh. Các tiêu chí VietGAP được tiến hành tổng quan và đúc kết lại thành 05 mục
và 67 nội dung chính. Tiến hành so sánh đối chiếu hiện trạng quản lý ở các trại cá
cảnh so với các tiêu chí VietGAP để có đánh giá nhanh khả năng thực hiện
VietGAP. Bốn mức đánh giá chính bao gồm: Đạt; Không đạt; Cần điều chỉnh; Cần

bổ sung (trước giờ chưa biết cần bổ sung). Sau đó tiến hành thống kê số lượng bao
nhiêu mục và nội dung đạt theo các mức trên. Mức đạt = 2 điểm; Không đạt = 0
điểm; Cần điều chỉnh = 1 điểm; Cần bổ sung = 0,5 điểm. Mục đích của nghiên cứu
nhằm tìm ra các điểm tương thích có thể kế thừa của quy phạm VietGAP thủy sản
(vốn đã có hiệu lực là văn bản pháp quy do Bộ NN-PTNT ban hành), đồng thời xác
định các mức độ và phạm vi của các tiêu chuẩn cần điều chỉnh và phát triển riêng
cho ngành cá cảnh.

3.3.2 Xây dựng dự thảo quy phạm GMP cá cảnh

Phương pháp chuyên gia: nhóm nghiên cứu phối hợp cùng các cán bộ có
kinh nghiệm quản lý cá cảnh ở Chi cục QLCL-BVNLTS, Chi cục Thú y, căn cứ
trên kết quả nghiên cứu thực trạng và phân tích rủi ro của hệ thống nuôi, nghiên
cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn quản lý cá cảnh, nghiên cứu tính tương thích của
quy phạm VietGAP thủy sản, tiến hành xác định các quy phạm chi tiết và các mức
độ quản lý cần thiết cho từng quy phạm: yêu cầu pháp lý; hồ sơ ghi chép; truy xuất
nguồn gốc; địa điểm trại; nguồn nước; thiết kế trại; trang thiết bị; lao động và trình
độ kỹ thuật; giống và lai tạo; điều kiện vệ sinh; quản lý dịch bệnh, quản lý môi
trường, đa dạng sinh học và các khía cạnh kinh tế xã hội

×