Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chiến lược marketing lãnh thổ trong việc thu hút nguồn nhân lực về địa phương Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.17 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chiến lược marketing lãnh thổ trong việc thu hút nguồn nhân
lực về địa phương Thanh Hoá
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA PHƯƠNG
1. Đặc điểm vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên của thanh hóa
. Vị trí địa lý, địa hình.
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về
phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km.Giáp với các tỉnh Ninh
Bình, Nghệ An, Hủa Phăn (nước CHDCNLào) và Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ,
ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận
lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45,
47, 217, hệ thống sông ngòi cảng biển thuận tiện đi lại và giao lưu kinh tế.
Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3
vùng rõ rệt: vùng núi và trung du, đồng bằng, vùng ven biển.
- Khí hậu:
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ
rệt. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi
dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ ở Thanh Hoá:
+ Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ
và đường thuỷ.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92 km với 9
nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách. Đường bộ có
tổng chiều dài trên 8.000 km thuận tiện cho việc đi lại, phát triển kinh tế.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được
khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn như: Cảng


Lễ Môn, cảng nước sâu Nghi Xuân.
+ Hệ thống điện:
Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hoá ngày càng được tăng cường cả
về số lượng và chất lượng.
Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều
trên các sông với công suất gần 800 MW. Ngoài những nhà máy thuỷ điện
lớn. Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thuỷ điện nhỏ có công suất từ 1-2
MW.
+ Hệ thống Bưu chính viễn thông:
Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa
đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các
phương thức hiện đại như telex, fax, internet.
+ Hệ thống cấp nước:
Hệ thống cung cấp nước ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu cho
sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu
công nghiệp.
3. Giới thiệu về kinh tế
Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. Huy động nội lực,
tranh thủ ngoại lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển,
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển mạnh nguồn lực con
người, ứng dụng các thành tựu khoa học cộng nghệ, đẩy mạnh xã hội hóa và
tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội, giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng -
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi
trường. Phấn đấu đến 2010 ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 cơ bản trở thành

một tỉnh công nghiệp.
Thanh hoá có khu kinh tế nghi sơn.Và 4 khu công nghiệp là Lễ Môn,
Đình Hương - Tây Ga, Bỉm Sơn, Bỉm Sơn hàng năm đem lại nhiều thu nhập
cho tỉnh và công ăn việc làm cho người dân của tỉnh đông thời khuyến khích
đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao, chế tạo và gia công từ nguồn
nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất
khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may,
giầy da; chế biến nông, lâm, thủy sản; lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn
thông, phân bón…
Với vị trí địa lí được phân chia bao gồm cả vùng ven biển, đồng bằng và
miền núi có thể phát triển các lĩnh vực các ngành kinh tế như nông lâm ngư
nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ.
*Các ngành dịch vụ: Ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, du lịch
Hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công
thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT,
Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Sài Gòn thương tín... Tổng nguồn vốn huy
động hàng năm tăng bình quân 18%, doanh số cho vay bình quân tăng 17,3%,
tổng dư nợ tăng bình quân hàng năm 17%.
Thanh Hoá được xác định là thị trường tiềm năng của nhiều loại hình
bảo hiểm. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu
trên cả nước hoạt động như Bảo Việt, Bảo Minh, ... Các công ty Bảo hiểm
trên địa bàn không ngừng mở rộng thị trường, cạnh tranh lành mạnh, nhằm
mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Mạng lưới thương mại Thanh Hoá ngày càng được mở rộng, hệ thống
siêu thị ở đô thị và hệ thống chợ ở nông thôn phát triển nhanh, văn minh
thương mại đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp thuộc các
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thành phần kinh tế và các hộ kinh doanh cá thể tham gia ngày càng nhiều
trong lĩnh vực thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời

sống nhân dân. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng Nhật Bản,
Đông Nam Á, Hoa Kì, Châu Âu.
Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng
điểm du lịch quốc gia như Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn
quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm
Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn)… Lợi thế về địa lý,
giao thông và với lòng hiếu khách của con người xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là
điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch
là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới.
4. Đặc điểm về văn hoá - xã hội:
Toàn tỉnh có 100% số huyện và 98% số xã phường hoàn thành phổ cập
tiểu học đúng độ tuổi; 100% số huyện và 98% số xã phường được công nhận
hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Hệ thống trường đào tạo nghề đã có
bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt
27%, trong đó đào tạo nghề 17%. Mạng lưới y tế được tăng cường cả về cán
bộ và cơ sở vật chất, có 60% số xã có bác sỹ, 30% số xã đạt tiêu chuẩn quốc
gia về y tế. Các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo
từng bước thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm dần qua các năm,
đời sống nhân dân ngày một nâng lên.
Công tác cải cách hành chính đã đạt được những kết quả khích lệ. Đề án
“một cửa” được triển khai ở hầu hết các đơn vị, đã làm giảm bớt phiền hà và
thời gian chờ đợi của nhà đầu tư và người dân.
5. Đặc điểm nguồn nhân lực Thanh Hoá:
- Dân số:
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Năm 2005 Thanh Hoá có 3,67 triệu người; có 7 dân tộc anh em sinh
sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân tộc ít
người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới.
- Lao động:

Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người, chiếm tỷ lệ
58,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có
trình độ văn hoá khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó
lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%
I.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐỊA PHƯƠNG
THANH HOÁ.
1. Tổng quan nguồn nhân lực của Thanh Hoá.
1.1. Số lượng và chất lượng:
Thanh Hoá là một tỉnh có dân số đông, trên 3,7 triệu người (đứng thứ 2 trong
cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh), dân số trong độ tuổi lao động dồi dào trên
2,3 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh
Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Lực lượng lao động đã qua đào tạo
chiếm 27% trong tổng số lao động. Trong đó, quy mô giáo dục-đào tạo được tăng
lên ,giáo dục chuyên nghiệp và dậy nghề có nhiều tiến bộ. Tỉ lệ lao động qua đào
tạo được nâng lên, hàng năm đào tạo được khoảng 35000 người. Toàn tỉnh có 14
trường chuyên nghiệp và dậy nghề: 1 trường đại học, 1 trường chính trị, 5 trường
trung học, 7 trường đào tạo nghề. So với cả nước, trình độ học vấn của lực lượng
lao động nói chung của Thanh Hoá được nâng cao nhanh hơn. Năm 1996, lực
lượng lao động tốt nghiệp cấp 3 của cả nước là 13,78%, của Thanh Hoá là 16,34%,
đến năm 2000, tỉ lệ đó ở Thanh Hoá là21,09% bằng 3,85% của cả nước. Trình độ
chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp học nghề trở lên cả về số lượng và tỉ lệ trong tổng
số lực lượng lao động, năm 2000 tỉ lệ này ở Thanh Hoá là 13,04% so với cả nước
là 15,5%.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2. Cơ cấu nguồn lao động:
Nhìn chung cơ cấu lao động ở Thanh Hoá phân bổ không hợp lí và có nhiều bất
cập, đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dư thừa nguồn nhân lực chỗ này nhưng
lại thiếu nguồn lao động chỗ khác. Đặc biệt là cơ cấu nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao(trình độ tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên), sự phân bổ bất

hợp lí diễn ra ngay từ khâu đào tạo, tỉnh vẫn chú trọng đào tạo cán bộ về khoa học
giáo dục mà sự chuyển hướng đào tạo sang các lĩnh vực khác còn rất ít, thiếu rất
nhiều kỹ sư, công nhân bậc cao, và nguồn nhân lực trong các ngành thương mại
dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.
Bảng: Cơ cấu nguồn nhân lục có trình độ chuyên môn cao của tỉnh Thanh Hoá
Nhóm ngành đào tạo
Số lượng
người
% trong tổng số nguồn
nhân lực có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao
1. Khoa học giáo dục 21716 49,16
2. Kinh doanh và quản lí 6318 14,31
3. Y tế chăm sóc sức khoẻ 4303 9,74
4.Nông-lâm nghiệp và thú y 2904 6,57
5. Khoa học kỹ thuật tự nhiên 2426 5,49
6. Khoa học xã hội nhân văn và
nghệ thuật
1873 4,24
7. Xây dựng và kiến trúc 1384 3,13
8. Báo chí thông tin và pháp luật 1171 2,65
9. An ninh quốc phòng 1006 2,25
10. Giao thông vận tải 525 1,19
11. Khách sạn, du lịch 195 0,44
12. Chế tạo và chế biến 171 0,4
13. Mỏ và khai thác 145 0,33
14. Chăm sóc và công tác xã hội 21 0,33
15. Môi trường 16 0.04
Tổng 44174
Số người có trình độ chuyên môn

kỹ thuật cao tính trên 1000 dân
12,7
Với đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ được đào tạo như hiện nay tỉnh Thanh
Hoá mới chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển công tác giáo dục, và một phần ở
6

×