Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giáo án phụ đạo ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.01 KB, 14 trang )

Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
Ngày soạn : 4/9/2013
Ngày dạy: 6/9/2013 Lớp dạy : 10
Tiết ppct: 1-2 <Tuần 1>
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam, quá
trình phát triển và con người Việt Nam qua văn học.
- Biết cách phân tích một bài văn học sử.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK , SGV
C. Cách thức thực hiện.
- Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm.
D. Tiến trình thực hiện.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ <không>
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội Dung
GV yêu cầu HS dựa trên kiến thức cũ, trả
lời các câu hỏi:
- Văn học trung đại tồn tại trong
khoảng tg nào?
- Được viết chủ yếu bằng chữ viết gì?
- Các đặc trưng cơ bản của VHTĐ?
I. Đặc trưng cơ bản của VHTĐVN
- Là khái niệm dùng để chỉ thời kỳ văn học
từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
- Giai đoạn văn học này được viết bằng chữ
Hán và chữ Nôm.
* Các đặc trưng cơ bản của VHTĐ:


- Về tác giả: Người cầm bút là tầng lớp
trên: vua quan, tăng lữ, các nhà nho
- Chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, nho
giáo hoặc đạo giáo .
- Đời sống văn học không phát triển nhộn
nhịp, các tác phẩm được ghi lại bằng mực
Tàu trên các miếng gỗ hoặc trên vải, trên
các tờ giấy.
- Về thể loại: gồm các t/loại như: truyện,
ký, tiểu thuyết chương hồi, thơ cổ phong,
thơ Đường luật, từ khúc, phú , cáo, văn tế,
ngâm khúc,hát nói…
- Về thi pháp: tính qui phạm, sùng cổ, ước
lệ, phi ngã…
- Nội dung cốt lõi là: camrhuwngs yêu
nước và cảm hứng nhân đạo.
II. Đặc trưng cơ bản của văn học hiện
đại Việt Nam.
VHHĐ VN gồm 2 thời kỳ : văn học từ đầu
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
GV hướng dẫn học sinh giải bài tập.
BT1. Sách bài tập ngữ văn trang 5.
BT2 và 3, Gv chia lớp thành 2 nhóm, thảo
luận và gọi hs lên bảng.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hs ghi bài vào vở.
thế kỷ XX đến hết CMT8 năm 1945 và
văn học từ sau CMT8 năm 1945 đến hết thế
kỷ XX.
- Văn học giai đoạn này là nền văn học

tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
*Những đặc trưng cơ bản:
- Về tác giả : đã xuất hiện đội ngũ nhà văn,
nhà thơ chuyên nghiệp lấy việc viết văn,
sáng tác thơ làm nghề nghiệp.
- Đời sống văn học: nhờ có báo chí và kỹ
thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi
vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua
lại giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn,
đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.
- Thể loại : thơ mới, tiểu thuyết , kịch nói
dần thay thế hệ thống thể loại cũ,tuy một
vài thể loại cũ của VHTĐ vẫn còn tồn tại
nhưng không đóng vai trò chủ đạo.
- Thi pháp : hệ thống thi pháp mới dần thay
thế hệ thống thi pháp cũ.Lối viết hiện thực,
đề cao cá tính sáng tao, đề cao cái tôi cá
nhân được khẳng định dần.
III. Giải bt trong sách BT Ngữ văn 10.
1.BT1
Các bộ phận hợp thành của VHVN: VHDG
và VH viết.Hai bộ phận này có quan hệ qua
lại đồng thời có những đặc trưng riêng.
2. BT2.
3.BT3
E. Củng cố , dặn dò
Yêu cầu học sinh:
- Lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại.
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
Ngày soạn : 8/9/2013

Ngày dạy: 13/9/2013 Lớp dạy :10
Tiết ppct: 3-4 <Tuần 2>
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm, các nhân tố và quá trình của
HĐGTBNN.
- Biết cách ứng dụng các nhân tố đó vào quá trình phân tích một HĐGTBNN cụ thể
trong đời sống hằng ngày.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK , SGV
C. Cách thức thực hiện.
- Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm.
D. Tiến trình thực hiện.
4. Ổn định lớp
5. Kiểm tra bài cũ <không>
6. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Gv yêu cầu HS gấp SGK, vở ghi, vở soạn.
GV đặt hệ thống câu hỏi để hoc sinh nhắc
lại kiến thức cũ:
? Khái niệm HĐGTBNN?
? Các nhân tố của HĐGTBNN?
? Các quá trình của HĐGTBNN?
I. Các vấn đề lý thuyết
1. Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ .
- Là hoạt động GT trao đổi thông tin giữa
con người trong xã hội nhằm mục đích
hành động, nhận thức và trao đổi tình cảm.

2. Các quá trình của hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:
- Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói,
văn bản. Quá trình này do người nói hoặc
người viết thực hiện.
- Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn
bản do người nghe hoặc người đọc thực
hiện.
3. Các quá trình của hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp có hai quá trình:
- Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói,
văn bản. Quá trình này do người nói hoặc
người viết thực hiện.
- Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn
bản do người nghe hoặc người đọc thực
hiện.
Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn
diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau.
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
Trong khi giao tiếp, người nói (viết) có thể
vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là
người tiếp nhận lời nói (văn bản) bởi các
vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì
vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp,
chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình
huống giao tiếp cụ thể khác nhau.
Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn
diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau.
Trong khi giao tiếp, người nói (viết) có thể
vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là

người tiếp nhận lời nói (văn bản) bởi các
vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì
vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp,
chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình
huống giao tiếp cụ thể khác nhau.
II. Bài tập
1. BT5<SGK/T7>
- Câu ca dao thể hiện :
a.Lời của tác giả dân gian với tất cả mọi
người, trước hết là với những người làm
nghề nông<từ “ai” có nghĩa phiếm chỉ>.
b. Nội dung: khuyên mọi người đừng bỏ
ruộng hoang vì đất đai là tài sản quý như
“vàng”.
c. Mục đích: khuyên nhủ và kêu gọi mọi
người chịu khó làm việc, đừng bỏ phí đất
đai.
d.Cánh nói: rất chân tình<khuyên nhủ,
động viên>. Các từ ngữ thể hiện điều đó: từ
hô gọi ai, từ chớ, ý khẳng định qua cấu trúc
bao nhiêu bấy nhiêu.
E. Củng cố, dặn dò
Yêu cầu học sinh:
- Tìm những ví dụ cụ thể về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, phân tích các nhân tố
giao tiếp trong ví dụ đó.
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
Ngày soạn : 20/9/2013
Ngày dạy: 23/9/2013 Lớp dạy : 10
Tiết ppct: 5-6 <Tuần 3>
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm, các thể loại của văn học dân gian
- Biết cách ứng dụng các câu ca dao tục ngữ, các câu truyện cười cụ thể trong đời
sống hằng ngày.
B.Phương tiện thực hiện.
- SGK , SGV
C.Cách thức thực hiện.
- Vận dụng phương pháp vấn đáp.
D.Tiến trình thực hiện.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ <không>
3. Bài mới
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
Gv yêu cầu HS gấp SGK, vở ghi, vở soạn.
GV đặt hệ thống câu hỏi để hoc sinh nhắc
lại kiến thức cũ:
? Văn học dân gian là gì?
? Em hãy nêu các đặc trưng cơ bản cuả
VHDG Việt Nam.
I. Văn học dân gian là gì?
- Là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng
được tập thể sáng tạo nhằm phục vụ trực
tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời
sống cộng đồng.
II. Các đặc trưng cơ bản của VHDG.
1.Tính truyền miệng:
- Không lưu hành bằng chữ viết mà được
truyền miệng từ người này sang người khác
qua nhiều thế hệ và các địa phương khác

nhau.
- Được biểu hiện trong diễn xướng dân
gian.
=> Tác dụng:
+ Làm cho tác phẩm văn học dân gian được
trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm
tình của nhân dân lao động.
+ Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của
văn học dân gian.
Ví dụ: Văn bản truyện cổ tích Tấm Cám,
truyền thuyết An Dương Vương và Mị
Châu- Trọng Thủy,
2. Tính tập thể:
- Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi
xướng" tập thể hưởng ứng (tham gia cùng
sáng tạo hoặc tiếp nhận)" tu bổ, sửa chữa,
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
? Nhắc lại hệ thống thể loại VHDG Việt
Nam.
? Những giá trị cơ bản của VHDG Việt
Nam.
thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.
3. Tính thực hành:
- Là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các
sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng
đồng.
III. Hệ thống thể loại : gồm 12 thể loại
IV. Những giá trị cơ bản của văn học
dân gian:
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô

cùng phong phú về đời sống các dân tộc
(giá trị nhận thức):
- Văn học dân gian "là tri thức về mọi lĩnh
vực của đời sống tự nhiên, xã hội và con
người" phong phú.
=> là tri thức của 54 dân tộc => đa dạng.
- Văn học dân gian thể hiện trình độ nhận
thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân
lao động nên nó mang tính chất nhân đạo,
tiến bộ, khác biệt và thậm chí đối lập với
quan điểm của giai cấp thống trị cùng thời.
2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục
sâu sắc về đạo lí làm người:
- Tinh thần nhân đạo:
+ Tôn vinh giá trị con người (tư tưởng nhân
văn).
+ Tình yêu thương con người (cảm thông,
thương xót).
+ Đấu tranh ko ngừng để bảo vệ, giải
phóng con người khỏi bất công, cường
quyền.
- Hình thành những phẩm chất truyền thống
tốt đẹp:
+ Tình yêu quê hương, đất nước.
+ Lòng vị tha, đức kiên trung.
+ Tính cần kiệm, óc thực tiễn,
3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to
lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản
sắc riêng cho nền văn học dân tộc:
- Nhiều tác phẩm văn học dân gian trở

thành mẫu mực nghệ thuật để người đời
học tập.
- Khi văn học viết chưa phát triển, văn học
dân gian đóng vai trò chủ đạo.
- Khi văn học viết phát triển, văn học dân
gian là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn
học viết, phát triển song song, làm cho văn
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
học viết trở nên phong phú, đa dạng, đậm
đà bản sắc dân tộc.
E . Củng cố, dặn dò
Yêu cầu học sinh: - Nắm chắc hệ thống lý thuyết để áp dụng vào làm các bài tập.
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
Ngày soạn : 28/9/2013
Ngày dạy: 30/9/2013 Lớp dạy :10
Tiết ppct: 7 - 8 <Tuần 4>

VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm, về cách phân loại các loại văn bản.
- Biết cách ứng dụng các kiến thức lý thuyết đó vào quá trình phân tích một văn
bản cụ thể trong học tập và trong đời sống hằng ngày.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK , SGV
C. Cách thức thực hiện.
- Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm.
D. Tiến trình thực hiện.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ <không>

4. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV Gv yêu cầu HS gấp SGK, vở ghi, vở
soạn.
GV đặt hệ thống câu hỏi để hoc sinh nhắc
lại kiến thức cũ:
? Văn bản là gì?
? Văn bản bao gồm những đặc điểm nào?
Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người
ta phân văn bản thành mấy loại?
Gv lần lượt gọi HS trả lời các câu hỏi trong
SGK/ 25
? Em nhận xét gì về cách nói(viết) của 3
VB trên?
*GV gọi 2 HS trao đổi một cuộc trò chuyện
ngắn bằng ngôn ngữ nói( sinh hoạt) rồi
nhận xét về NN nói
? Em biết có những loại Vb viết( gọt
giũa)nào được sử dụng rộng rãi trong cuộc
sống?Kể một vài VB
? Mục đích giao tiếp của mỗi loại VB ấy có
giống nhau không?
A. Hệ thống hóa kiến thức lý thuyết .
I. Khái niệm văn bản.
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ, gồm môtj hay nhiều
câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm về:
+ Nội dung…
+ Cách thức triển khai …
+ Kết cấu …

+ Mục đích giao tiếp….
II. Phân loại
Có hai loại phong cách (văn bản ) sau:
1/. VB thuộc phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt(dùng trong giao tiếp hàng ngày), còn
gọi là Vb nói( hoặc qua thư, nhật ký).
2/. VB thuộc phong cách ngôn ngữ gọt
giũa( VB viết):
a/. VB nghệ thuật: truyện, thơ, kịch
_ Giao tiếp với tất cả công chúng (bạn đọc)
_ Ngôn ngữ hình tượng, giàu sắc thái biểu
cảm.
Vd: hồng nhan, lệ, chấp chới, xập xè, . . .
b/. VB khoa học: sgk, tài liệu khoa học,
nghiên cứu các chuyên ngành, . . .
_ Các tài liệu khoa học được chuyên sâu
mà các giáo sư, tiến sỹ biên soạn cho người
đọc(người học) nghiên cứu.
_ Ngôn ngữ chúnh xác, khoa học.
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
? Đọc một bài thơ ngắn có sử dụng ngôn
ngữ hình tượng mà em thích? Nhận xét
• GV gợi ý:
? Nêu ví dụ một vài loại sách khoa học mà
em biết hoặc đã đọc?
? Những loại VB ntn được xem là VB
chính luận? VB này thường được sử dụng
trong lĩnh vực nào?
? Em đã được làm quen với những VB
hành chính nào ở nhà trường? Ngoài ra còn

những VB nào em thấy dùng rộng rãi trong
c/ sống?
? Những đối tượng nào thường sử dụng VB
báo chí? vd:
Bài tập 1 :
Đoạn trích sau có phải là văn bản không?
Vì sao?
- (a) Cắm đi một mình trong đêm. (b) Trận
địa đại đội hai ở phía bãi bồi bên một dòng
sông.(c) Hai cha con cùng viết đơn xin đi
lính vào mặt trận. (d) Mùa thu hoạch lạc đã
vào chặng cuối.
< Dẫn theo Trần Ngọc Thêm – Hệ thống
liên kết văn bản Tiếng Việt>
Bài tập 2:
Hãy sắp xếp các câu sau đây thành một văn
bản hoàn chỉnh và đặt nhan đề thích hợp
cho đoạn văn .
(1) Lúc còn là chủ nhiệm khoa, Thầy
“chấm bài” ngay trên đơn nghỉ học của
sinh viên, gạch những chỗ sai sót về chính
tả, câu chữ và bắt người làm đơn viết lại.
(2) Giáo viên Lê Trí Viễn là người làm việc
rất nghiêm.
(3) Đi học muộn cũng vậy
(4) Sách tham khảo chưa kịp đọc cụ la
(5) Vào lớp Thầy điểm danh
(6) Viết sai hai lần thì không giải quyết đơn
ấy nữa. Các sinh viên sau đại học cũng
khiếp Thầy về kỷ luật học sinh.

c/.VB chính luận: bài bình luận, lời kêu
gọi, tuyên ngôn, . . .
_ Những VB thuộc lĩnh vực chính trị xã hội
được các cơ quan lớn đăng tải tren báo đài.
_ ngôn ngữ rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
d/. VB hành chính – công vụ: đơn từ, biên
bản, quyết định, . . .
_Tất cả mọi người đều dùng đến.
_ Ngôn ngữ dùng theo khuôn mẫu có sẵn.
e/. VB báo chí (bản tin, phóng sự, bài
phỏng vấn, tiểu phẩm, )
_ Các phóng viên, phát thanh viên gtiếp với
tất cả mọi người.
_ Ngôn ngữ chính xác, minh bạch các sự
việc
B. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Đoạn trích trên không phải là văn bản vì
giữa các câu thiếu sự mạch lạc, liên kết;
mỗi câu nói về một chủ đề riêng lẻ mà
không cùng tập trung thể hiện một chủ đề.
2. Bài tập 2:
- Sắp xếp : 2 – 1 – 6 – 5 – 4 – 3

Nhan đề :
- Người Thầy nghiêm khắc
-> Văn bản trên thuộc phong cách khoa học
giáo khoa
E. Củng cố , dặn dò.
- Yêu cầu học sinh : - học bài cũ

- chuẩn bị bài mới
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
Ngày soạn : 30/9/2013
Ngày dạy: 3/10/2013 Lớp dạy :10
Tiết ppct: 9 - 10 <Tuần 5>

Củng cố : CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG MỊ CHÂU TRỌNG THỦY
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về bài Chiến thắng Mtao Mxây và Truyện An
Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy.
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK , SGV
C. Cách thức thực hiện.
- Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm.
D. Tiến trình thực hiện.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ <không>
3. Bài mới
Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung
GV yêu cầu học sinh tóm tắt lại cốt truyện
của Sử thi Đam Săn và Truyền thuyết An
Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy.
Hãy liệt kê những chi tiết thần kỳ xuất hiện
trong hai tác phẩm.
- Sử thi Đam Săn
+ Sự xuất hiện của chi tiết “ miếng trầu ”
do Hơ Nhị quăng, Đam Săn “đớp” được và
sức mạnh tăng lên.

+ Nhân vật ông trời
1.Tóm tắt
- Sử thi Đam Săn.
Theo tập tục Chuê Nuê (nối dây), ĐS phải
lấy HơNhị và HơBhị.ĐS trở thành một tù
trưởng hùng mạnh nhất vùng. ĐS chiến đấu
với MTao MXây và MTao Mgư (các tù
trưởng khác) để giành lại vợ. Chàng lại trở
nên giàu có, uy danh lẫy lừng cho mình và
cả cộng đồng.
Với khát vọng chinh phục thiên
nhiên(muốn cưới nữ thần Mặt trời), ĐS
thoát khỏi tập tục, ĐS chết.
- Truyền thuyết An Dương Vương – Mị
Châu – Trọng Thủy.

2. Ý nghĩa của những chi tiết thần kỳ.
- Sử thi Đam Săn
+ Các thế lực siêu nhiên luôn ủng hộ, phù
trợ cho nhân vật người anh hùng < phe
chính nghĩa > chiến thắng.
+ Sự gần gũi, gắn bó giữa con người và
thiên nhiên -> tư duy của con người ở thời
kỳ còn nguyên sơ.
+ Các chi tiết thần kỳ xuất hiện, chỉ đóng
vai trò trợ giúp, người quyết định chiến
thắng vẫn là người anh hùng. Vì vậy, sử thi
ca ngợi vẻ đẹp về ngoại hình, cũng như sức
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
- Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị

Châu Trọng Thủy”
+ Sự xuất hiện của ông lão
+ Nhân vật sứ Thanh Giang – Móng rùa
Kim Quy …
+ ADV cầm sừng tê giác rẽ nước đi xuống
biển.
+ Hình ảnh Ngọc Trai – giếng nước…
Hãy tìm một số bài thơ ,văn viết về Mị
Châu , Trọng Thủy để cho thấy sức sống
của truyền thuyết đối với đời sau:
- Mị Châu – Trọng Thủy
< Điệu Vân Thê>
Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ai oán nửa phần xót thương
Vuốt rùa chàng đổi máy
Lông ngỗng thiếp đưa đường
Thề nguyền phu phụ
Lòng nhi nữ
Việc quân vương
Duyên nọ tình kia dở dở dang
Nệm gấm, vó câu
Trăm năm giọt lệ,
Ngọc trai giếng nước,
Nghìn thu khói nhang
< Tản Đà>
mạnh, tư thế và tầm vóc của người anh
hùng.
- Truyền thuyết An Dương Vương – Mị
Châu – Trọng Thủy.
+ Việc làm của vua ADV hợp với nguyện

vọng của muôn dân, hợp lòng người, lòng
trời, nên được các thế lực siêu nhiên bên
ngoài giúp đỡ.
+ Ca ngợi công ơn to lớn của Vua ADV
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
+ Giải thích nguyên nhân vì sao nhà nước
Âu Lạc bị suy vong.
+ Thái độ, sự đánh giá của nhân dân lao
động về “công – tội” của vua ADV đối với
đất nước Âu Lạc và sự đánh giá về nhân
vật Mị Châu.
3. Liên hệ
- Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nổi cơ đồ dắm biển sâu
< Tố Hữu >
E. Củng cố , dặn dò
Yêu cầu học sinh: - Tìm thêm một số bài thơ, văn viết về Mị Châu , Trọng Thủy để
cho thấy sức sống của truyền thuyết đối với đời sau.
- Soạn bài mới.
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
Ngày soạn : 3/10/2013
Ngày dạy: 8/10/2013 Lớp dạy :10
Tiết ppct: 11 - 12 <Tuần 6>

UY LIT XƠ TRỞ VỀ
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Nắm được nội dung cốt truyện Sử Thi Ôđixê , chủ đề và giá trị nội dung của sử thi.

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về đoạn trích “ uylitxơ trở về” ở các mặt : các nhân
vật, bố cục, cảnh uylitxơ và vợ đấu trí để nhận ra nhau, cảnh đoàn tụ….
B. Phương tiện thực hiện.
- SGK , SGV
C. Cách thức thực hiện.
- Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm.
D. Tiến trình thực hiện.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ <không>
3. Bài mới
Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung
? Trình bày vài nét về tác giả bộ sử thi đồ
sộ Ôđixê của HL?
?Dựa vào tiểu dẫn/ trang 47, em hãy tóm
tắt lại sử thi Ôđixê?
• GV gọi HS tóm tắt
HĐ2: Gọi HS đọc văn bản ( 3 HS thay
phiên đọc)
• HS xem giải nghĩa từ khó sgk
? Đoạn trích “Uylitxơ trở về” nằm ở phần
nào trong sử thi Ôđixê?
*GV cho Hs biết trước đoạn trích này là
cảnh Uylitxơ giả làm người hành khất và
tiêu diệt 108 vị cầu hôn nàng Pênênốp.
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
Nội dung từng phần?
Phân tích vấn đề ( GV gợi ývới hệ thống
câu hỏi, HS tự khám phá và hiểu VB):
? Suốt 20 năm chờ đợi, nàng P rơi vào
hoàn cảnh nào?

I/ ĐỌC – TÌM HIỂU:
1. Tác giả : Hô-me-rơ (sgk)
2. Tóm tắt cốt truyện: sgk
3. Văn bản :
a). Đọc:
b). Vị trí đoạn trích:
“Uy-lit-xơ trở về” trích khúc ca XXIII
của sử thi Oâđixê.
c). Bố cục: 3 phần
Đ1: Từ đầu đến “và người giết chúng”:
Tác động của nhũ mẫu với nàng
Pênênốp
Đ2: “Nói xong . . .gan dạ”: Tác động
của Tê-lê-mác với mẹ
Đ3: Còn lại(Cuộc đấu trí, thử thách
giữa U và P để gđ đoàn tụ.
II/. ĐỌC – HIỂU:
1/. Tâm trạng của nàng Pênênốp:
- Nàng thận trọng suy tư, nghĩ: chỉ có thần
mới đủ sức tiêu diệt 108 tên cầu hôn láo
xược, và chính chàng đã chết nơi đất
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
HS trả lời, GV chuyển ý và p/ vấn
?Nhưng khi nghe tin chồng nàng trở về và
đã trừng trị bọn cầu hôn, tâm trạng
Pênênốp có gì thay đổi?
?Khi sắp gặp lại chồng, tâm trạng nàng
ntn? Vì sao nàng “rất đỗi phân vân”?
*GV dẫn dắt
?Khi con trai trách cứ: “ Mẹ ơi, mẹ thật tàn

nhẫn . . ngồi cách xa chồng đến vậy”, P đã
giãi bày tâm trạng mình ntn?
?Em nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm
trạng P? Tác giả H có mổ xẻ tâm lý nhân
vật không?
? Em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp P qua thái
độ, tâm trạng?
?Theo em, thái độ thận trọng, tỉnh táo của P
lúc này có hợp lý k? Vì sao?
HĐ4: Tìm hiểu cuộc thử thách và sum họp
gia đình
? Trước hết, em biết ai là người sẽ đưa ra
thử thách? Aichấp nhận thử thách? Từ đó
em hiểu thái độ, tâm trạng của Uylitxơ ntn?
?Với trí tuệ thông minh, khôn khéo, Uy đã
tỏ thái độ và việc làm gì khi bước vào nhà?
? Uy tỏ thái độ gì khi Pênênôp không nhận
ra chàng là chồng qua hình thức bề ngoài?
? Chàng đã nói gì với con trai khi Têlêmác
trách cứ, giục giã mẹ? Câu nói ấy càng thể
hiện rõ p/ chất gì nơi chàng?
U nói với con:” Con đừng làm rầy mẹ . . .
như vậy”. Chàng hết sức tế nhị, bình tĩnh,
tự tin.
? Cuộc thử thách được bắt đầu với chi tiết
nào? Em có suy nghĩ gì về câu nói của U
với nhũ mẫu?
• GV cho HS 4 nhóm thảo luận:
? Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc
giường” cho thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và

tâm hồn nàng Pênênốp?
*Gv gợi ý giúp HS phân tích thái độ, suy
nghĩ, hành động của Uy và P?
*HS trả lời, GV góp ý và chốt lại cho HS
khách.
- Pênênốp “rất đỗi phân vân” vì những suy
nghĩ, dò xét, tính toán mông lung: không
biết nên đứng xa hay lại gần ôm lấy đầu,
cầm lấy tay người mà hôn; ngồi lặng thinh
trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, . . .
- Pênênốp phân vân cao độ và xúc động:”
Lòng mẹ kinh ngạc quá chừng. Mẹ không
sao nói được một lời, mẹ không thể hỏi
han, cũng không thể nhìn thẳng mặt người”
- Tâm trạng chỉ được biểu hiện qua dáng
điệu, cử chỉ lúng túng trong ứng xử (khi đối
thoại giữa các nhân vật)
- Pênênốp thông minh, tỉnh táo, biết kiềm
nén tình cảm tuy nàng rất vui sướng, hạnh
phúc trong tình yêu chung thuỷ của mình.
2/. Cuộc thử thách và sum họp gia đình:
a). Tâm trạng Uy-lit-xơ:
- Uy-lit-xơ kiên nhẫn đợi chờ, kiềm nén
xúc động tình cảm âu yếm của Pênênốp
- Uy-lit-xơ thông minh khôn khéo qua thái
độ, hành động:
+ Giả làm hành khất
+ Kể về chồng P cho nàng nghe
+ Tiêu diệt bọn cầu hôn và bọn đầy tớ
phản bội. Đó chính là sức mạnh của trí tuệ.

- Uy-lit-xơ tế nhị, tự tin và hết sức bình
tĩnh. Nhưng cũng giận dỗi, lo âu khi P
không nhận ra chàng là chồng.
b). Cuộc thử thách với “bí mật của chiếc
giường” và sum họp:
- Uy-lit-xơ chột dạ, giật mình khi nghe
chiếc giường có thể xê dịch, khiêng được.
- Chàng miêu tả tỉ mỉ, chi tiết về “bí mật
chiếc giường”. Chàng đã giải mã được dấu
hiệu riêng mà P đặt ra.
- Pênênôp “bủn rủn chân tay” rồi nước mắt
chan hoà, ôm lấy cổ, hôn lên trán chồng và
Giáo án phụ đạo ngữ văn 10 – học kỳ 1
ghi
*GV gọi HS đọc đoạn cuối từ: “Dịu hiền
thay . . .không nỡ buông rời”.
? Bp nghệ thuật được sử dụng khi tác giả
miêu tả tâm trạng, cử chỉ P?
NT: so sánh liên tưởng
• GV cùng HS chốt lại bài học
? Đoạn trích “Uylitxơ trở về” sau 20 năm
xa cách giúp em hiểu được gì về trí tuệ,
tâm hồn người Hi Lạp(thời chiếm hữu nô
lệ)?
? Nhận xét về nét đặc sắc nghệ thuật sử thi
của Hômerơ?
thanh minh lý do vì sao nàng lạnh lùng,
nghi ngại, chậm âu yếm chồng.
⇒ Đó là nước mắt của niềm vui sướng,
hạnh phúc mĩ mãn của Uylitxơ trước trí tuệ

và tình yêu son sắt của Pênênôp.
⇒ Đó là hai tâm hồn, hai trí tuệ khôn
khéo, thông minh và giàu tình cảm vợ
chồng chung thuỷ.
* NT sử thi: Miêu tả tỉ mỉ, đối thoại và so
sánh làm nổi bật tâm trạng nhân vật; kể
chuyện và chọn chi tiết đặc sắc.
E. Củng cố , dặn dò.
Gv đọc cho HS nghe “tư liệu văn học” mà Nguyễn Hoàng Tuyên đã viết (NXBGD
2001)
“Ôđixê là thiên sử thi kể lại cuộc hành trình trở về quê hương Itac của người anh hùng
Uylitxơ sau khi người HL chiến thắng thành Tơ-roa. Qua câu chuyện lênh đênh, lưu lạc
trong 10 năm đằng đẵng của Uylitxơ, Homero muốn ca ngợi ý chí, nghị lực cùng những
chiến công của trí tuệ con người trước những gian lao, nguy hiểm trên đại dương mênh
mông hoặc giữa những miền đất lạ đầy bí hiểm. Đồng thời nhà thơ cũng biểu dươngt
những tình cảm đẹp đẽvừa mới nảy sinh: tình quê hương xứ sở,gia đình, tình yêu vợ
chồng chung thuỷ; tình khách với chủ, chủ với tớ. . .xem đó là sự thiêng liêng cao quý mà
con người bước vào một trang mới của lịch sử, cần bảo vệ, trân trọng và phát huy nó.
Hômerơ đã xây dựng Uylitxơ thành nhân vật kết tinh được những phẩm chất cao đẹp
mà người HiLạp đang khát khao vươn tới.
Học và làm BT ở nhà ( Sách BT 1,2/ trang28)

×