Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thực trạng hoạt động kế hoạch và đầu tư tại Sở KH – ĐT tỉnh Bình Định.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.34 KB, 50 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
BCH Ban chấp hành
CBCĐVC Cán bộ công đoàn viên chức
CNXH Chủ nghĩa xã hội
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
GDP Tổng sản phẩm quốc dân
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
ISO Tiêu chuẩn Quốc tế
Sở KH–ĐT Sở kế hoạch đầu tư
KCN Khu công nghiệp
ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
QH-KHTH Quy hoạch kế hoạch tổng hợp
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
WB Ngân hàng thế giới
XDCB Xây dựng cơ bản
NS & VSMT NT Nước sạch và vệ sinh môi trường
1
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
Bình Định là tỉnh nằm ở vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam, là một
trong những tỉnh nằm trên con đường huyết mạch của tổ quốc (quốc lộ 1A) nối Phú
Yên với tỉnh Quảng Ngãi đồng thời là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh
2
Tây Nguyên và vùng Nam Lào. Với vị trí địa lý thuận lợi về kinh tế và vô cùng
quan trọng về an ninh quốc phòng. Bình Định trở thành điểm đầu mối quan trọng
trong giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội và hợp tác kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó,
Bình Định tự hào có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều địa danh đã đi vào
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, có truyền thống văn hóa mang đậm bản


sắc dân tộc.
Trong tiến trình đi lên của tỉnh, không thể không kể đến vai trò hết sức quan
trọng và những đóng góp không nhỏ của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định. Đây là
nơi mà hầu như tất cả các quyết định lớn nhỏ nhằm định hướng phát triển trong tỉnh
được thông qua, góp phần tham mưu cho tỉnh có những quyết sách kế hoạch và đầu
tư đúng đắn trong hiện tại cũng như tương lai.
Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế-đầu tư, em đã chọn thực tập ở Sở kế
hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định để có thể tìm hiểu sâu hơn về công tác lập kế hoạch
và đầu tư tại tỉnh mình.
Nội dung Báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Sở KH – ĐT Bình Định.
Phần 2: Thực trạng hoạt động kế hoạch và đầu tư tại Sở KH – ĐT tỉnh
Bình Định.
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài “Báo
cáo tổng hợp” còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của quý thầy cô để bài Báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Cẩm Thanh, cô Ngô Thị Thanh Thúy,
chú Nguyễn Thanh Hải – Trưởng phòng QH - KHTH, chú Huỳnh Cao Vân –
Chuyên viên chính của Sở KH – ĐT Bình Định, anh Nguyễn Hoài Nhân và các anh,
chị ở Sở đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ để em hoàn thành bài “Báo cáo tổng hợp”
này.
Quy Nhơn, ngày 10 tháng 02 năm 2012.
3
Sinh viên
Đỗ Thị Diệu Linh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH
ĐỊNH.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh bình
Định.

1.1.1. Tên gọi và địa chỉ
4
Tên gọi đầy đủ : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định
Địa chỉ : 35 Lê Lợi, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
Tel : (056) 3822628 - Fax: (056) 3824509
Email :
Website :
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban nghiên cứu kế
hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến
thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy
viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt
dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Hơn 45 năm qua, kể từ ngày thành lập, ngành Kế hoạch luôn luôn xứng đáng
với vai trò tổng tham mưu về kinh tế, xã hội của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà
nước, công tác kế hoạch thật sự là một công cụ trọng yếu trong quản lý vĩ mô nền
kinh tế và là một nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, góp phần quan
trọng đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và cải
thiện đời sống của nhân dân.
Cùng với sự ra đời ngành kế hoạch của cả nước, Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Bình
Định ra đời (08/10/1975), được một thời gian ngắn thì có sự hợp nhất hai tỉnh Bình
Định - Quãng Ngãi thành Nghĩa Bình. Theo đó, Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Nghĩa Bình
ra đời và tồn tại 15 năm (từ 1976 đến 1989). Khi tỉnh Bình Định tái lập thì Uỷ ban
Kế hoạch tỉnh lại trở về với tên trước đây của mình. Và ngày 07 tháng 6 năm 1996
được đổi tên thành Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đến nay.
Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, nay Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn
của UBND thành phố có chức năng tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; về cân đối kế hoạch XDCB và huy động
5

các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thẩm định và đề xuất việc chấp thuận đầu tư
các Dự án; Hướng dẫn và quản lý đấu thầu, đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh
nghiệp; đề xuất các chủ trương, biện pháp về xúc tiến đầu tư và quản lý các dự án
ODA, các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại địa phương; làm đầu mối phối
hợp giữa các sở, ngành địa phương thuộc thành phố, dưới sự chỉ đạo chuyên môn
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thời kỳ 35 năm sau khi thống nhất đất nước (1975 - 2010): 35 năm qua là
một chặng đường đầy khó khăn thử thách, song ngành kế hoạch tỉnh nhà đã có
những bước trưởng thành và góp một phần không nhỏ vào thành tích chung của tỉnh
trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Công tác kế hoạch đã hình thành bước
đầu những định hướng của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch và chính sách khác. Công tác kế hoạch đã
góp phần đổi mới hệ thống quản lý, nhằm giải phóng sức sản xuất, gắn yêu cầu đổi
mới với tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mở
rộng quan hệ thị trường, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh tế quốc doanh đồng thời
khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng,
bảo đảm phát triển xã hội và nguồn nhân lực… Thực hiện đường lối đổi mới mà
khâu đầu tiên là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới công tác kế hoạch hóa: Từ
cơ chế Nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch
pháp lệnh, gắn liền với chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý
Nhà nước, bảo đảm tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp. Sự chuyển đổi từ cơ
chế nền kinh tế kế hoạch hóa hành chính, tập trung, bao cấp sang nền kinh tế kế
hoạch hóa thị trường là một tất yếu khách quan. Vị trí kế hoạch hóa trong cơ chế thị
trường ngày càng được nâng cao.
Công tác quản lý đầu tư và xây dựng cũng được chuyển sang một hướng
mới, từ chỗ chỉ làm nhiệm vụ cung cấp các chỉ tiêu về xây dựng, chỉ tiêu vật tư
hàng hóa nay chuyển sang xây dựng các chương trình, dự án trên cơ sở quy hoạch
ngành và quy hoạch lãnh thổ.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở KH-ĐT tỉnh Bình Định
6

Căn cứ Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 04/3/2010 của UBND tỉnh về
việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Kế hoạch và Đầu tư như sau:
1.2.1. Chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Bình Định,
giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao
gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế – xã hội trên địa bàn; về tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế
- xã hội; về đầu tư trong nước, nước ngoài trên địa bàn tỉnh; về khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, quản lý nguồn hỗ trợ chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh
doanh trong phạm vi địa phương và các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở
theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Nhiệm vụ
1.2.2.1. Trình UBND tỉnh
- Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa
phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội
của tỉnh; trong đó có cân đối về tích lũy và tiêu dùng,cân đối vốn đầu tư
- Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội theo Nghị quyết của HĐND và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình
thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để cân đối điều hành kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.
- Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp
nhà nước do địa phương quản lý. Kế hoạch phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- Dự thảo các quyết định, chỉ thị, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi
quản lý của Sở.
7
- Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư

nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Dự thảo quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với trưởng, phó các đơn vị
thuộc Sở; phối hợp với Sở Tài chính dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh
đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND các huyện và thành phố.
1.2.2.2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh
- Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban
hành của Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở
- Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, tổ chức lại,
giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở
- Cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của
UBND.
1.2.2.3. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương
trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có
thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
1.2.2.4. Về quy hoạch và kế hoạch
- Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt
- Quản lý và điều hành một số lĩnh vực kế hoạch được UBND tỉnh giao.
- Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội chung của tỉnh đã được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách
cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
1.2.2.5. Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
8
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu
tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh
quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực.

Đồng thời phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám
sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án đầu
tư trên địa bàn sao cho hợp lý nhất, bảo đảm làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh
tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND.
Như vậy Sở kế hoạch và đầu tư phải quản lý hoạt động đầu tư trong nước và
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức
hoạt động xúc tiến đầu tư và hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền.
1.2.2.6. Về quản lý vốn ODA
Trước hết là vận động thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA của tỉnh,
hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử
dụng nguồn vốn ODA, tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn
vốn ODA trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sau đó
phải đánh giá việc thực hiện các chương trình dự án ODA để có biện pháp xử lý
theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng
mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, tình hình giải ngân vốn ODA ở các sở ban ngành
trong tỉnh.
1.2.2.7 Về quản lý đấu thầu
Thẩm định hay được ủy nhiệm chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản
trình Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu của các gói thầu. Đồng thời hướng
dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
về đấu thầu đảm bảo công minh và chính xác.
1.2.2.8. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh
Xây dựng đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại hoặc sắp xếp, đổi mới, phát
triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý. Tổ chức thực hiện và chịu
trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký tạm ngừng kinh doanh; bổ
9
sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn
thuộc thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình
hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh

nghiệp tại địa phương; thu nhập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
1.2.2.9. Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân
Sở kế hoạch và đầu tư là đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế,
chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Hướng dẫn, theo
dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về
cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên
ngành.
Định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan
ngang Bộ có liên quan về tình hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên
địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.2.2.10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy
định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh.
1.2.2.11. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài chính - Kế
hoạch thuộc UBND các huyện, thành phố.
1.2.2.12. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp
vụ về lĩnh vực được giao.
1.2.2.13. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp
luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng,
10
chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
1.2.2.14. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ tiền lương,
chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

1.2.2.15. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân
công của UBND tỉnh.
1.2.2.16. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.2.2.17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao
và theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Sở KH – ĐT tỉnh Bình Định
11
Trưởng
phòng
Phó
phòng
P.Giám đốc:
Nguyễn Minh Tâm
Phòng
Kế
hoạch
Kinh
tế
ngành
Phòng
Đăng

kinh
doanh
Phòng
Kế
hoạch
Văn

hóa –
Xã hội
Phòng
Thanh
tra
Trung
tâm
xúc
tiến
đầu tư
BQL
Dự án
Cấp
nước
và Vệ
sinh
tỉnh
Bình
Định
Phòng
Kế
hoạch
Quy
hoạch
Tổng
hợp
Văn
phòng
Sở
P.Giám đốc:

Nguyễn Văn Dũng
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Trưởng
phòng
Phó
phòng
Phó
phòng
Phó
phòng
Phó
phòng
Các chuyên viên
Giám đốc: Nguyễn Thúc Đỉnh
Phó
phòng
Phó
phòng
Phó

phòng
1.2.3.1. Lãnh đạo Sở
Gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc
1.2.3.2. Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, gồm
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
+ Văn phòng.
12
+ Thanh tra.
+ Phòng Quy hoạch - Kế hoạch tổng hợp.
+ Phòng Kế hoạch kinh tế ngành.
+ Phòng Kế hoạch Văn hoá - Xã hội.
+ Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở
+ Trung tâm Xúc tiến đầu tư.
+ Ban Quản lý dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định
1.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ
1.2.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc
Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm Giám đốc và các Phó Giám
đốc thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng.
- Giám đốc là người lãnh đạo và điều hành hoạt động của cơ quan, chịu trách
nhiệm trước Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về mọi hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư và việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn được giao.
Phân công cho từng Phó Giám đốc phụ trách phụ trách 1 số lĩnh vực và trực
tiếp chỉ đạo mọi công việc của một số phòng trong cơ quan. Trong thời gian Giám
đốc đi vắng, một Phó Giám đốc được ủy quyền để giải quyết các công việc thuộc
thẩm quyền của Giám đốc.
- Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác
và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân
công.

Các Phó giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một số
lĩnh vực và một số công việc của Sở theo sự phân công của giám đốc. Có trách
nhiệm đôn đốc các phòng triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của cơ
quan, trực tiếp chỉ đạo theo dõi và giải quyết các công việc các công việc thường
13
xuyên thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; xin ý kiến của giám đốc để xử lý
các vấn đề khác xét thấy cần thiết; các Phó giám đốc khi trực tiếp xử lý các công
việc không thuộc lĩnh vực được phân công phải báo cáo với giám đốc và thông tin
kịp thời cho phó giám đốc phụ trách lĩnh vực đó biết. Ký thay giám đố các văn bản
thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc được giám đốc ủy quyền khi giám đốc đi vắng
và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nội dung những văn bản đó.
1.2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ
Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc theo chế độ phòng; trong phòng có trưởng
phòng là người chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc, điều hành thực hiện mọi công
việc trong phòng theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Trưởng phòng xây dựng
chương trình công tác của phòng (tháng, quý, năm) và phân công cho các cán bộ,
công chức trong phòng thực hiện. Phó trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng
phòng điều hành mọi công việc được phân công và trực tiếp thực hiện một số công
việc cụ thể.
a. Phòng Tổng hợp Quy hoạch – Kế hoạch
ð Chức năng
Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổng hợp, xây
dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển toàn tỉnh;
tổ chức thực hiện và đề xuất cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; đấu thầu;
phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ và cải cách hành chính trong lĩnh vực kế
hoạch và đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là
đầu mối tổng hợp chung về xây dựng các cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng an ninh trong phạm vi toàn tỉnh.
Phối hợp giải quyết nhiệm vụ chuyên môn với các phòng chức năng, các bộ

phận có liên quan các sở, ngành, Ủy ban nhân dân, các huyện, thị xã.
ð Nhiệm vụ
14
- Tổng hợp, xây dựng, hướng dẫn, tham gia ý kiến và theo dõi các quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.
- Tổng hợp, xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh.
- Dự thảo các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển định kỳ
và đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo; dự thảo các chương trình hành động, quyết
định, chỉ thị, biện pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- Tổng hợp, tham mưu Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết định phân cấp
đầu tư, danh mục dự án đầu tư, bố trí kế hoạch vốn đầu tư, điều chỉnh, bổ sung, điều
hoà vốn đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý.
- Tổng hợp và theo dõi công tác xây dựng cơ bản; làm đầu mối tiếp nhận hồ
sơ, chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Sở thẩm định các dự án đầu tư sử dụng
vốn ngân sách nhà nước
- Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đấu thầu; hướng dẫn, theo dõi việc
thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực
hiện các dự án đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu.
- Tổng hợp, cân đối, phân bổ các nguồn vốn và theo dõi các chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.
- Tổng hợp, tham mưu các vấn đề thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; trực
tiếp theo dõi các công trình xây dựng cơ bản thuộc khối các cơ quan quản lý nhà
nước, quốc phòng, an ninh, nội chính.
- Giúp Giám đốc Sở phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành liên
quan, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các
chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Giúp Giám đốc Sở phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và
phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.

15
- Phổ biến pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
- Quản lý Email của Sở, quản lý và thường xuyên cập nhật thông tin mới
(thông tin đã được Giám đốc Sở phê duyệt) trên trang Website của Sở.
- Làm đầu mối theo dõi công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực
kế hoạch và đầu tư.
- Làm đầu mối sắp xếp lịch công tác tuần, tổng hợp báo cáo tình hình thực
hiện nhiệm vụ công tác của Sở;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và do lãnh đạo
Sở giao.
- Biên tập các văn bản, dự thảo báo cáo trước khi trình lãnh đạo, báo cáo
định kỳ theo tháng, quý, năm.
- Xử lý thông tin tổng hợp, điều chỉnh hệ thống số liệu thuộc các lĩnh vực
nông-lâm-nghiệp, hợp tác đầu tư với nước ngoài, đăng ký kinh doanh, đầu tư xây
dựng, thương mại, văn hóa, kinh tế xã hội, xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm
của tỉnh; thẩm định kinh phí lập các dự án quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển,
nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch tổng thể của tỉnh, các quy hoạch phát
triển ngành, vùng, huyện.
b. Phòng Kế hoạch Kinh tế Ngành:
ð Chức năng:
Tổng hợp và trực tiếp theo dõi quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và lĩnh
vực: Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông – vận tải, Bưu điện, Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Thủy sản, Kiểm lâm, Định canh định cư, Dân tộc miền núi, địa
chính và các chương trình dự án có liên quan.
ð Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu đề xuất cho lãnh đạo cơ quan về quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn,
trung hạn, các dự án, chương trình mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư
16
phát triển các ngành, lĩnh vực theo sự phân công.

- Phối hợp tham gia với các phòng về các lĩnh vực có liên quan đẻ thống
nhất ý kiến trước khi trình Giám đốc xử lý.
- Báo cáo tình hình thực hiện các lĩnh vực được phân công theo định kỳ và
đột xuất.
- Phối hợp với phòng Tổng hợp về việc thẩm định các dự án và công tác
daud thầu có liên quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được lãnh đạo giao.
c. Phòng Kế hoạch Văn hóa - Xã hội:
ð Chức năng:
Tổng hợp kế hoạch phát triển các ngành Văn hóa thông tin, phát thanh truyền
hình, thể dục thể thao, lao động thương binh xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học -
công nghệ môi trường, Y tế, Dân số, gia đình và trẻ em và các lĩnh vực có liên
quan.
ð Nhiệm vụ:
- Tổng hợp, theo dõi và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu
tư phát triển, báo cáo định kỳ thuộc các ngành, lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo, Khoa
học công nghệ và môi trường, Y tế, Dân số, Gia đình và trẻ em, các hội đoàn thể,
Lao động Thương binh và xã hôi, Thể dục thể thao, Văn hóa Thông tin, Phát thanh-
Truyền hình.
- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác được lãnh đạo giao
d. Phòng Đăng ký kinh doanh
ð Chức năng:
- Tham mưu cho lãnh đạo về công tác đổi mới và phát triển DNNN của tỉnh.
- Thực hiện công tác đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh
nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật hợp tác xã.
17
- Thực hiện công tác ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong
nước.
ð Nhiệm vụ:
- Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định, tham mưu cấp giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh DNNN, các hợp tác xã trên đại bàn tỉnh.
- Thường trực về công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp: thành lập mới
DNNN; giao, bán, khoán, cho thuê DNNN; cổ phần hóa DNNN; sắp xếp, giải thể
DNNN.
- Thực hiện công tác đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.
- Tổng hợp các thông tin về doanh nghiệp và tổ chức công tác kiểm tra doanh
nghiệp sau đăng ký kinh doanh theo nội dung đăng ký kinh doanh.
- Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi
đầu tư; kiểm tra quá trình thực hiện và kiến nghị xử lý vi phạm nội dung ưu đãi đầu
tư.
- Báo cáo tình hình thực hiện các lĩnh vực được phân công theo định kỳ và
đột xuất.
- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác được lãnh đạo giao
e. Văn phòng Sở
ð Chức năng:
- Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ và thực hiện các chế độ chính sách
đối với cán bộ trong cơ quan.
- Quản lý công tác hành chính quản trị của cơ quan.
ð Nhiệm vụ:
- Xây dựng chức năng nhiệm vụ của ngành theo từng thời kỳ.
- Tham mưu xây dựng, thực hiện công tác tổ chức cán bộ.
- Tham mưu lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách cấp cho
18
cơ quan.
- Thực hiện công tác hành chính, quản trị cơ quan.
- Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác được lãnh đạo giao
Nhìn chung phần lớn công chức, viên chức của Sở đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ, một bộ phận còn hạn chế, không đáp ứng được nhiệm vụ chuyên môn. Tình
trạng vừa thừa, vừa thiếu về đội ngũ công chức, viên chức của cơ quan đang là vấn
đề bức xúc. Việc bố trí khối lượng công việc chuyên môn trong tình huống vừa dồn

việc cho một số người trong lúc một số người công việc rất ít.
Do đó, công tác sắp xếp tinh giản biên chế của cơ quan sẽ tập trung điều
chỉnh cơ cấu các phòng và thay đổi một số nhiệm vụ của các phòng chức năng
nhằm tránh chồng chéo trong quản lý, tuyển dụng một số công chức có đủ năng lực
đảm đương nhiệm vụ để bố trí vào các chức danh công việc.
g. Phòng thanh tra:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn
vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về kế hoạch và đầu tư của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính đối với các lĩnh vực được quy định tại Điều 17 Nghị định số
148/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Thanh
tra kế họach và đầu tư.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc
hủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước được phát hiện qua
hoạt động thanh tra.
19
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thuộc Sở thực hiện các quy định
của pháp luật về công tác thanh tra; phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
thuộc Sở chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong các cơ
quan, đơn vị đó.
- Khi cần thiết, yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức
tham gia Đoàn thanh tra.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật về chống tham nhũng.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố

cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu
tư.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và do
Giám đốc Sở giao.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH ĐỊNH.
2.1. Hoạt động chuyên môn của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định giai đoạn
2009-2011.
Trong các năm từ 2009-2011, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định chủ
20
yếu thực hiện công tác tham mưu, quản lý trong lĩnh vực về quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội; quản lý đầu tư và xây dựng; theo dõi quản lý các chương trình mục
tiêu quốc gia và nhiều chương trình mục tiêu khác. Đồng thời xây dựng đảng bộ
trong sạch vững mạnh, tuyên truyền vận động các tổ chức đoàn thể hoạt động theo
đúng các chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước.
2.1.1.Công tác tổng hợp
Hoàn thành dự thảo cho UBND tỉnh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển Kinh tế - Xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án lớn.
Tham mưu cho UBND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển trong các lĩnh
vực văn hóa xã hội, y tế, giáo dục…Tham gia góp ý kiến xây dựng các quy hoạch
của ngành, vùng kinh tế. Làm việc với lãnh đạo tỉnh tiếp các đoàn công tác nước
ngoài như: Ngân Hàng Thế Giới WB, IMF, Đan Mạch, Nga, Bỉ Giúp cho UBND
tỉnh gặp gỡ các doanh nghiệp KCN, Gặp gỡ các doanh nghiệp đang hoạt đọng trên
địa bàn tỉnh Bình Định, các nhà đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội. Kiểm tra tình
hình phát triển Kinh tế - Xã hội ở một số vùng trong tỉnh cũng như giám sát các
công trình xây dựng trọng yếu đang triển khai.
2.1.2. Công tác thẩm định, quản lý và trình duyệt các dự án đầu tư
Tập huấn triển khai luật đấu thầu, luật đầu tư, các nghị định, thông tư hướng
dẫn, triển khai công tác kiểm tra tình hình thực hiện các dự án, rà soát các tiến độ kế
hoạch thực hiện các dự án liên ngành của UBND tỉnh Bình Định; dự thảo quy trình

thực hiện giám sát, thẩm định và trình duyệt các dự án thuộc phạm quy quản lý của
tỉnh trình UBND tỉnh ban hành, dự thảo báo cáo đấu thầu, báo cáo đánh giá, giám
sát đầu tư. 9 tháng đầu năm 2011 đã phê duyệt 134 dự án đầu tư xây dựng, với tổng
mức đầu tư 1.386 tỷ đồng.
2.1.3. Công tác xúc tiến đầu tư
Sở Kế hoạch - Đầu tư đã tham mưu cho tỉnh quảng bá hình ảnh, cơ hội và
tiềm năng đầu tư phát triển của tỉnh Bình Định trên các sách, báo, tạp chí cũng như
xuất bản, phát hành băng đĩa, ấn phẩm: Biên tập, cập nhật, in ấn tập tài liệu “Bình
21
Định – cơ hội đầu tư và kinh doanh”; Bình Định mời gọi đầu tư và hợp tác (biên
soạn theo 2 thứ tiếng :Tiếng Anh và Tiếng Việt). Đây là tài liệu giới thiệu tổng quát,
giới thiệu nhanh về tỉnh Bình Định được sử dụng trong tất cả các hoạt động xúc
tiến đầu tư và đối ngoại của tỉnh.
2.1.4. Công tác quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
Chỉ đạo các công ty cổ phần tổ chức Đại hội cổ đông thường niên, Đại hội cổ
đông nhiệm kỳ; hướng dẫn làm các thủ tục đầu tư, giải ngân các dự án sản xuất
công nghiệp, thủy điện, các dự án sản xuất kinh doanh, dự án làng nghề, hoàn thành
dự thảo báo cáo kết quả thực hiện ưu đãi đầu tư trên địa bàn; phối hợp với cơ quan
chuyên môn nắm tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp,
giấy chứng nhận hoạt động cho các chi nhánh văn phòng đại diện, đăng ký thay đổi
nội dung đăng ký kinh doanh, xúc tiến phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Trong 9 tháng đầu năm 2011, đã tiếp nhận và giải quyết 1.411 hồ sơ đăng ký của
doanh nghiệp. Trong đó, cấp giấy chứng nhận ĐKKD và đăng ký thuế cho 499
doanh nghiệp thành lập mới, tổng số vốn đăng ký trên 1.183,7 tỷ đồng. Tính đến
nay, trên địa bàn tỉnh có 4.583 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, với tổng số vốn
đăng ký 21.955 tỷ đồng, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp 4.790 triệu đồng.
2.1.5. Công tác cải cách thủ tục hành chính
Tham mưu cho Chi bộ, lãnh đạo cơ quan trong việc tuyển dụng, luân chuyển,

điều động, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức trong cơ quan;
quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; thực hiện công tác xếp lương bậc; báo cáo tình
hình thực hiện công tác năm của cơ quan; công tác tài chính kế toán, mua sắm trang
thiết bị phục vụ cho hoạt động cơ quan thực hiện đúng các tiêu chuẩn định mức của
Nhà nước, đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, công tác vệ sinh bảo vệ
cơ quan.
Tiếp tục thực hiện Hệ thống Quản lý chất lượng của Sở Kế hoạch và Đầu tư
22
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước và
giải quyết thủ tục hành chính trong các hoạt động: cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, thẩm định dự án đầu tư (nhóm B và nhóm C), thẩm định kế hoạch đấu
thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực XDCB sử dụng
nguồn vốn ngân sách nhà nước, đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư.
2.1.6. Công tác Thanh tra
Thực hiện thanh tra việc quản lý đầu tư và xây dựng tại các huyện Vân Canh,
Tuy Phước, Công ty TNHH môi trường đô thị Quy Nhơn, các Sở, Ban ngành, khu
công nghiệp…, báo cáo kết quả thanh tra và đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý
sau thanh tra.
2.1.7. Thực hiện “Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định”
Triển khai “Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định” từ 2009-2014 góp
phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe cộng đồng, cải thiện điều kiện sống và
chất lượng cuộc sống cho người dân trong khu vực dự án. Mục tiêu cụ thể là nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân các xã thuộc 6 huyện của Bình Định (Hoài
Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn và Tây Sơn) thông qua việc cung
cấp cơ sở vật chất có hiệu quả cả về thủy lợi và nước sạch cũng như quản lý rác thải
rắn.
Trong năm qua, Ban QLDA tỉnh cùng với các đối tác là Chi cục Bảo vệ môi
trường và Trung tâm NS & VSMT NT tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình
nâng cao nhận thức – giai đoạn thí điểm. Trong giai đoạn thí điểm này, các Nhóm
truyền thông xã và Nhóm giáo viên truyền thông trường học đã tổ chức các hoạt

động nâng cao nhận thức cho cộng đồng và trường học và đã đạt được các kết quả
tích cực.
Vào ngày 2-3 & 9/11/2011, Ban Quản lý Dự án tỉnh (Ban QLDA tỉnh) đã tổ
chức hội thảo biên soạn tài liệu nâng cao nhận thức về chất thải rắn và nước sạch
dùng trong nhà trường.
2.1.8. Công tác chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên chức cơ quan
23
Là đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi hành chính nên việc cải
thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho CB, CĐVC cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, cơ
quan cũng hết sức quan tâm, thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến
người lao động, tìm các biện pháp từng bước nâng cao đời sống như chi hỗ trợ kinh
phí đi học, đi thi chuyên viên chính, trợ cấp khó khăn đột xuất, thăm ốm đau, chi hỗ
trợ ngày tết, lễ …
2.1.9. Công tác khác
2.1.9.1. Công tác chính trị, tư tưởng
Nhìn chung, tình hình tư tưởng của CB, CĐVC trong năm qua ổn định, tin
tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bản lĩnh chính
trị được tăng cường, có lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định với mục tiêu lý
tưởng xây dựng CNXH, có ý thức cảnh giác chống mọi âm mưu “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch, đấu tranh với mọi luận điệu xuyên tạc, phá hoại, chia
rẽ sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ cơ quan; Có ý thức rèn luyện, phấn đấu giữ gìn
phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, trung thực, có tinh thần vượt khó, phấn
đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
2.1.9.2. Công tác Công đoàn của Sở
Chi ủy cùng với lãnh đạo Sở luôn quan tâm đến tổ chức Công đoàn, dưới sự
lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Công đoàn cơ quan đã tổ chức Đại hội Công đoàn bầu
02 đại biểu tham dự Đại hội CĐVC tỉnh lần thứ II. Được sự tín nhiệm của Đại hội,
01 đồng chí đã được bầu vào Ban chấp hành CĐVC tỉnh.
Công đoàn thường xuyên phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước cho Đoàn viên Công Đoàn; phối hợp với cấp ủy tổ chức

cho đoàn viên học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, của Đoàn cấp trên, tích
cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hổ Chí
Minh”; Giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, quyền lợi, điều kiện làm việc
cho cán bộ, CĐVC; vận động công chức khắc phục khó khăn, cải tiến công tác,
nâng cao tinh thần trách nhiệm, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị,
24
giữ vững an ninh, trật tự trong cơ quan; xây dựng người cán bộ công chức “Trung
thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu.
2.1.9.3. Công tác Đoàn thanh niên của Sở
Công tác Đoàn Thanh niên trong năm qua hoạt động sôi nổi, BCH Chi Đoàn
đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan tạo điều kiện cho 100% đoàn viên
được tham gia học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, Nghị quyết của Đoàn cấp trên; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng học tập
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, 6 bài học lý luận chính trị của Đoàn.
Hưởng ứng tích cực các phong trào do Đoàn cấp trên phát động, cụ thể: Tổ
chức cho Đoàn viên du khảo về nguồn tại Chi bộ Cửu Lợi – Hoài Nhơn, đi thăm và
chúc tết bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho
thanh niên; tham gia Hội thi thanh niên công chức tham gia cải cách thủ tục hành
chính; Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thanh niên thi đua học tập, nâng cao trình độ
(đến nay, đoàn viên Chi đoàn có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 88,37% ).
2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 –
2010 và định hướng kế hoạch giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Bình Định
Theo báo cáo của phòng QH - KHTH, trong 5 năm triển khai thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010 đã gặp một số thuận lợi cơ bản: đất
nước ổn định về chính trị, an ninh – quốc phòng được giữ vững. Công cuộc đổi
mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của
tỉnh.
Nhưng cùng với đó vẫn còn nhiều khó khăn mà tỉnh gặp phải, do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong vài năm trở lại đây; cùng với đoa là tình

hình lạm phát, suy giảm kinh tế trong nước, tình hình đầu tư và xuất khẩu gặp nhiều
khó khăn. Những yếu kém của tỉnh chậm được khắc phục; thiên tai, hạn hán, dịch
bệnh xảy ra gây hậu quả nặng nề đến đời sống và sức sản xuất trong tỉnh, đã tác
động đến Kế hoạch phát triển kinh kế - xã hội mà tỉnh đang thực hiện.
25

×