Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.25 KB, 18 trang )

Báo cáo thực tập
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HỒNG QUỐC VIỆT
1.1. Lịch sử hình thành – phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
được thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.
Agribank là Ngân hàng Thương mại hàng đầu giữ vai trog chủ đạo và chủ lực
trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, đáp ứng được mọi nhu cầu thanh toán đa dạng và phong phú ngày
càng phát triển của nền kinh tế thị trường để phục vụ sự nghiệp đổi mới của nền
kinh tế thị trường.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán
bộ công nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng
9/2011, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương
diện:
- Tổng tài sản: 524.000 tỷ đổng.
- Tổng nguồn vốn: 478.000 tỷ đồng
- Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng
- Tổng dư nợ: 414.464 tỷ đồng
- Mạng lưới hoạt động: hơn 2.300 chi nhánh và phịng giao dịch trên
tồn quốc, Chi nhánh Campuchia.
- Nhân sự: 37.500 cán bộ
Đứng trước nhiệm vụ xây dựng một ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa
dạng và yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới, tại các khu vực
đô thị, các khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước, nhiều

Nguyễn Thị Thu Ngân

1

CQ46/31.02




Báo cáo thực tập
chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (NHNo&PTNT)
Việt Nam đã được hình thành. Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trước đây là Chi
nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh cấp I Bắc Hà Nội. Ngày 29/02/2008 theo
quyết định 143/QĐ – HĐQT – TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị
NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hoàng Quốc Việt được nâng cấp thành
chi nhánh cấp I và đóng trụ sở chính tại 375-377 Hồng Quốc Việt, quận Cầu
Giấy, Hà Nội. Chi nhánh Hoàng Quốc Việt trực thuộc trung tâm điều hành
NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo luật các TCTD và điều lệ hoạt động của
NHNo&PTNT Việt Nam nhưng chi nhánh vẫn có đủ quyền tự chủ trong kinh
doanh có con dấu, bảng cân đối tài khoản, được tổ chức và hoạt động theo quy
chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam ban kèm theo QĐ số
1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam.
Sau gần 4 năm hoạt động Chi nhánh đã dần được xây dựng và trở nên
vững mạnh hơn. Theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT
Chi nhánh Hồng Quốc Việt khơng ngừng kiện toàn về tổ chức bộ máy và cán
bộ, cải cách khâu kế toán, tập trung đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ nhân viên, đẩy nhanh ứng dụng tin học, tăng cường công tác kiểm
tra, kiểm tốn nội bộ. Với những nỗ lực khơng ngừng của toàn bộ cán bộ ban
lãnh đạo và toàn bộ đội ngũ nhân viên, NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng Quốc
Việt đã biết nắm bắt cơ hội, vận dụng đúng quy luật thị trường nên đã lập nên
thành tích đáng khích lệ trong nhiều lĩnh vực.
1.2. Nhiệm vụ và chức năng
Trong vai trò là một chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi
nhánh Hồng Quốc Việt có những chức năng sau:

Nguyễn Thị Thu Ngân


2

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
- Tổ chức huy động vốn tiền tệ bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức
kinh tế, tầng lớp dân cư trên địa bàn và vùng phụ cận theo quy định của
pháp luật.
- Thực hiện cấp phát vốn tiền tệ VND và ngoại tệ, thông qua nghiệp vụ
cho vay vốn theo thể lệ tín dụng hiện hành đối với các tổ chức dân cư, góp
phần tạo môi trường giúp các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đổi
mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh.
- Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định dự án tín dụng.
- Tổ chức dịch vụ thanh tốn thơng qua hệ thống vi tính hiện đại.
- Tổ chức dịch vụ thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, cho thuê két sắt
và nhận cất giữ các loại giấy tờ có giá… được NHNo&PTNT Việt Nam
quy định.
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
của NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc
chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo yêu cầu của giám đốc
NHNo&PTNT Việt Nam.
1.3. Hệ thống tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh được thể hiện theo sơ đồ:
BAN GIÁM ĐỐC

Phịng Kế
Tốn –
Ngân Quỹ


Phịng
Kiểm Tra Kiểm sốt
nội bộ

Nguyễn Thị Thu Ngân

Phịng
Hành
chính –
Nhân sự

3

Phịng Kế
hoạch –
Kinh
doanh

Phịng
Thanh
tốn quốc
tế

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàng
Quốc Việt, Giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Chi nhánh

theo đúng quy định của Nhà nước, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam,
NHNo&PTNT Việt Nam và chịu trách nhiệm trước pháp luật, HĐQT, Tổng
giám đốc về các quyết định của mình. Nhiệm vụ của Giám đốc là tổ chức, quản
lý, điều hành mọi hoạt động chung trong Chi nhánh, quyết định những vấn đề
chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh của Chi nhánh; phân công nhiệm vụ,
đôn đốc thực hiện, tổ chức phối hợp giữa các phó giám đốc; trực tiếp phụ trách
một số chuyên đề nghiệp vụ,…
Dưới giám đốc là 3 phó giám đốc giúp đỡ giám đốc giải quyết các công
việc của Chi nhánh, điều hành một số chuyên đề, nhiệm vụ do giám đốc phân
công, uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc cũng như trước pháp
luật đối với quyết định của mình.
Dưới ban giám đốc có 5 phịng nghiệp vụ:
 Phịng hành chính và nhân sự: quản lý, tuyển dụng nhân sự, sắp xếp cán
bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.
 Phòng kế hoạch kinh doanh: xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn,
trung và dài hạn cho chi nhánh theo định hướng của Agribank; xây dựng
lãi suất, tư vấn các hình thức lãi suất huy động vốn và cho vay.
 Phịng kế tốn ngân quỹ: huy động vốn, thực hiện các dịch vụ chuyển tiền,
thu tiền, hạch tốn nội bộ, quản lý an tồn về VND và ngoại tệ, tài sản thế
chấp, hồ sơ, chứng từ có giá...
 Phịng kinh doanh ngoại hối: thực hiện các dịch vụ về thanh tốn quốc tế,
tín dụng chứng từ, nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, bao thanh toán, mua

Nguyễn Thị Thu Ngân

4

CQ46/31.02



Báo cáo thực tập
bán các loại ngoại tệ, thực hiện các biện pháp khai thác triệt để nguồn
ngoại tệ cho ngân hàng…
 Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ: thực hiện việc kiểm tra các chứng từ, sổ
sách liên quan đến các nghiệp vụ kinh doanh của toàn chi nhánh.
1.4. Tổng quan về nhân sự
Đến 31/12/2011, Tổng số cán bộ trong biên chế của chi nhánh là 99 người.
Trong đó có 32 Đảng viên. Cơ cấu cán bộ theo từng tiêu chi như sau:
Theo giới tính:
- Lao động nữ:

59 người chiếm 59%

- Lao động nam: 40 người chiếm 41%
Theo trình độ chuyên môn:
- Thạc sỹ:

04 người chiếm 4,3%

- Đại học:

81 người chiếm 80,64%

- Cao đẳng, trung cấp: 14 người chiếm 15,05%
Theo nghiệp vụ:
- Ban giám đốc:

4/99 chiếm 4,04%

- Nghiệp vụ hành chính:


8/99 chiếm 8,08%

- Nghiệp vụ nhân sự:

2/99 chiếm 2,02%

- Nghiệp vụ kế toán:

37/99 chiếm 37,30%

- Nghiệp vụ ngân quỹ:

6/99 chiếm 6,06%

- Nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

3/99 chiếm 3,03%

- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:

3/99 chiếm 3,03%

- Nghiệp vụ dịch vụ:

7/99 chiếm 7,07%

- Nghiệp vụ tín dụng:

25/93 chiếm 25,2%


- Nghiệp vụ kế hoạch nguồn vốn:

4/99 chiếm 4,04%

Nguyễn Thị Thu Ngân

5

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
1.5. Mạng lưới hoạt động
Chi nhánh gồm 03 phòng giao dịch:
- Phòng giao dịch số 1: địa chỉ số 137 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà
Nội. Mục tiêu hoạt động: Huy động vốn, cho vay nền kinh tế địa bàn, phát
triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu
Agribank đến khách hàng, đảm bảo đời sống cán bộ viên chức trong phạm
vi phịng giao dịch, góp phần vào hoạt động kinh doanh tồn chi nhánh.
- Phịng giao dịch số 2: địa chỉ số 1124B Hoàng Quốc Việt, Từ liêm, Hà
Nội. Mục tiêu hoạt động: Huy động vốn, cho vay nền kinh tế địa bàn, phát
triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thu ngân sách Nhà nước huyện Từ
Liêm, quảng bá hình ảnh thương hiệu Agribank đến khách hàng, đảm bảo
đời sống cán bộ viên chức trong phạm vi phòng giao dịch, góp phần vào
hoạt động kinh doanh tồn chi nhánh.
- Phịng giao dịch số 3: địa chỉ số 02 Nguyễn Cơ Thạch Từ liêm Hà Nội.
Mục tiêu hoạt động: làm công tác kho bạc huyện Từ Liêm, thu ngân sách
Nhà nước trên địa bàn đồng thời tập trung huy động vốn, cho vay nền kinh
tế địa bàn, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, quảng bá hình ảnh

thương hiệu Agribank đến khách hàng, đảm bảo đời sống cán bộ viên
chức trong phạm vi phịng giao dịch, góp phần vào hoạt động kinh doanh
toàn chi nhánh.

Nguyễn Thị Thu Ngân

6

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNo&PTNT CHI NHÁNH HỒNG QUỐC VIỆT
2.1. Huy động vốn
Cơng tác huy động vốn được coi là là nhiệm vụ trọng tâm, ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng hoạt động của chi nhánh. Các nguồn vốn huy động bao gồm
nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và cả
nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, hộ gia đình.
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn huy động
1.295
1.471
1.634
Phân theo kỳ hạn
- Nguồn vốn không kỳ hạn
213

370
228
- Nguồn vốn có kỳ hạn
1.082
1.101
1.406
Phân theo tính chất nguồn huy động
- Tiền gửi của dân cư
352
263
451
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
799
1.113
1.151
- Tiền gửi của các TCTD khác
144
95
32
Phân theo loại tiền
- Nội tệ
973
1.138
1.482
- Ngoại tệ
322
333
152
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)
Tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng, trong đó: năm 2010

nguồn vốn huy động tăng 176 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 13,6%.
Nguyên nhân là do năm 2010 tình hình tài chính thế giới đang phục hồi, có tác
động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, ngoài ra năm 2010 NHNN đã ban hành
chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt. Việc thực hiện cho vay theo thoả thuận lãi
suất huy động cũng giúp đảm bảo khả năng kinh doanh của ngân hàng. Năm

Nguyễn Thị Thu Ngân

7

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
2011, nguồn vốn tăng 163 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng là 11,08% giảm
đi so với những năm trước. Năm 2011 là một năm khó khăn do có sự cạnh tranh
gay gắt giữa các ngân hàng trong công tác huy động vốn dẫn đến lãi suất huy
động tăng cao, vì thế mà tốc độ tăng của nguồn vốn giảm đi và chỉ đạt 98% kế
hoạch đề ra.
Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền:
- Nội tệ: Năm 2008 là 1301 tỷ đồng, năm 2009 là 973 tỷ đồng, giảm 328 tỷ
đồng, tốc độ tăng – 25,2%, năm 2010 là 1138 tỷ đồng, tăng 165 tỷ đồng,
tốc độ tăng 58%, đến 31/12/2011 là 1482 tỷ đồng, tăng 344 tỷ đồng, tốc độ
tăng 30%. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn nội tệ bình quân hàng năm là
118%.
- Ngoại tệ quy đổi: Năm 2008 là 393 tỷ đồng, năm 2009 là 322 tỷ đồng,
giảm 71 tỷ đồng, tốc độ tăng – 18,2%, năm 2010 là 333 tỷ đồng, tăng 11
tỷ đồng, tốc độ tăng 3,4%, đến 31/12/2011 là 152 tỷ đồng, giảm 181 tỷ
đồng, tốc độ tăng – 54%. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ bình
quân hàng năm là – 17,9%.

Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: có xu hướng tăng nguồn khơng kỳ hạn và
giảm nguồn có kỳ hạn.
- Nguồn vốn khơng kỳ hạn: Năm 2008 là 193 tỷ đồng, năm 2009 là 213 tỷ
đồng, tăng 20 tỷ đồng, tốc độ tăng 10,3%, năm 2010 là 370 tỷ đồng, tăng
157 tỷ đồng, tốc độ tăng 73,7%, đến 31/12/2011 là 228 tỷ đồng, giảm 142
tỷ đồng, tốc độ tăng – 38%. Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng bình
quân là 18% trên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.
- Nguồn vốn có kỳ hạn: Năm 2008 là 1501 tỷ đồng, năm 2009 là 1082 tỷ
đồng, giảm 419 tỷ đồng, tốc độ tăng – 28%, năm 2010 là 1101 tỷ đồng,

Nguyễn Thị Thu Ngân

8

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
tăng 19 tỷ đồng, tốc độ tăng 1,7%, đến 31/12/2011 là 1406 tỷ đồng, tăng
305 tỷ đồng, tốc độ tăng 27,7%.
Nguồn vốn huy động bình qn/phịng giao dịch đều tăng trưởng đều đặn
qua các năm: Năm 2009: 103,5 tỷ/ Phòng giao dịch; Năm 2010: 127,7 tỷ/ Phòng
giao dịch; Đến 31/12/2011: 195 tỷ/ Phòng giao dịch.
2.2. Sử dụng vốn
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thì hoạt động cho vay giữ vai trò chủ
đạo, tuy nhiên đây cũng là hoạt động có độ rủi ro cao nhất. địi hỏi ngân hàng
phải có sự lựa chọn đúng đắn trong việc cung ứng tín dụng cho khách hàng.
Qua gần 4 năm hoạt động, chi nhánh Hồng Quốc Việt ln coi trọng tín
dụng nên đã đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn luôn dưới mức 5%, hạn chế thấp nhất rủi
ro có thể xảy ra.

Bảng 2.2: Dư nợ tại NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Quốc Việt
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng dư nợ
710
978
1.294
Phân theo thời hạn
- Dư nợ ngắn hạn
559
683,57
674
- Dư nợ trung và dài hạn
151
294,43
620
Phân theo thành phần kinh tế
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
638,44
813,61
1.129
- Doanh nghiệp nhà nước
25,46
37,78
93
- Cá nhân, hộ gia đình
46,1
126,61
165

Phân theo loại tiền
- Dư nợ nội tệ
467
676
895
- Dư nợ ngoại tệ
243
302
399
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)
Tổng dư nợ của chi nhánh tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng
trưởng tích cực: năm 2010 tổng dư nợ tăng 268 tỷ đồng, tốc độ tăng 37,75% so

Nguyễn Thị Thu Ngân

9

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
với năm 2009; năm 2011 tổng dư nợ tăng 316 tỷ đồng, tốc độ tăng 32,3% so với
năm 2010.
Dư nợ ngắn hạn cũng có một vài biến động: năm 2010 dư nợ ngắn hạn
tăng 124,57 tỷ đồng (tăng 22,28%) so với năm 2009; năm 2011 dư nợ ngắn hạn
giảm nhẹ còn 674 tỷ đồng (1,4%) so với năm 2011. Dư nợ trung và dài hạn tăng
trưởng liên tục qua các năm: năm 2009 là 151 tỷ đồng, năm 2010 là 294,43 tỷ
đồng, tăng 143,43 tỷ đồng, tốc độ tăng 95%, năm 2011 là 620 tỷ đồng, tăng
325,57 tỷ đồng, tốc độ tăng 110%. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn so với
tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn tuy nhiên tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trên

tổng dư nợ có xu hướng tăng lên qua các năm.
Dư nợ theo thành phần kinh tế: nhìn chung cho vay đối với doanh nghiệp
ngồi quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng
dần qua các năm: năm 2009 là 638,44 tỷ đồng, năm 2010 là 813,61 tỷ đồng, tăng
175,17 tỷ đồng, tốc độ tăng 27,4%, năm 2011 là 1129 tỷ đồng, tăng 315,39 tỷ
đồng, tốc độ tăng 38,7%. Cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước và hộ gia đình
cũng tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ.
Dư nợ nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng lên tuy nhiên dư nợ nội tệ
vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ. Cụ thể dư nợ nội tệ năm 2009 là
467 tỷ đồng, năm 2010 là 676 tỷ đồng, tăng 209 tỷ đồng, tốc độ tăng 44,7%, năm
2011 là 895 tỷ đồng, tăng 219 tỷ đồng, tốc độ tăng 32,4%.
2.3. Các hoạt động khác
- Về dịch vụ thanh toán: Từ khi thành lập, NHNo&PTNT chi nhánh
Hồng Quốc Việt đã chính thức tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân
hàng, tham gia vào hệ thống SWIFT, đảm bảo tốc độ thanh toán khá nhanh, an

Nguyễn Thị Thu Ngân

10

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
tồn chính xác, thu hút nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân đến mở tài khoản tiền
gửi giao dịch với ngân hàng.
- Về hoạt động thẻ: Số lượng thẻ phát hành của chi nhánh tăng qua các
năm: năm 2010 đạt 5.300 thẻ, tăng 482 thẻ (10%) so với năm 2009, năm 2011
đạt 21.897 thẻ tăng 10.638 thẻ so với năm 2010. Số dư trên tài khoản thẻ năm
2010 là 18 tỷ VNĐ, bình quân 1,6trđ/thẻ, đến 31/12/2011 số dư trên tài khoản

thẻ là 15 tỷ, bình quân là 0,68trđ/thẻ. Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc
vận động phát hành thẻ ATM, đơn giản hoá các thủ tục phát hành, tăng thêm
nhiều tiện ích về thanh toán bằng thẻ.
- Về hoạt động thanh toán quốc tế: Năm 2010, chi nhánh đã bắt đầu phát
sinh khách hàng có dịch vụ hàng xuất khẩu từ thanh tốn LC tại chi nhánh.
Ngoài ra số lượng và giá trị các món tiền chuyển đến của khách hàng tại chi
nhánh cũng tăng lên đáng kể, cụ thể doanh số thanh tốn quốc tế đến 31/12/2011
là 20,25 triệu USD, trong đó chủ yếu là doanh số nhập khẩu (chiếm 86,4% tổng
doanh số thanh toán quốc tế). Mua bán ngoại tệ tại chi nhánh đến 31/12/2011 là
31,6 triệu USD.
Lượng kiều hối tại chi nhánh mặc dù có tăng qua các năm nhưng không
nhiều, năm 2010 là 534 ngàn USD, tăng 50,4% so với năm 2009 (355 ngàn
USD). Đến 31/12/2011 doanh số chi trả kiều hối là 596 ngàn USD, tăng 11,5%
so với năm 2010.
- Thu thuần từ hoạt động dịch vụ đến 31/12/2011 là 6,6 tỷ đồng, bằng 66%
năm 2010. Tỷ lệ thu dịch vụ năm 2010 là 12,5%, năm 2011 là 8,1%.
2.4. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hồng Quốc Việt
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguyễn Thị Thu Ngân

11

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập

Thời điểm


31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Chỉ tiêu
Tổng thu
238,107
191,560
275,288
Thu lãi cho vay
63,427
84,734
159,586
Thu lãi điều vốn
151,908
90,306
103,124
Thu dịch vụ
3,078
6,675
7,116
Thu từ các hoạt động khác
19,694
9,989
131,757
Tổng chi
227,589
158,219
205,457
Chi cho HĐTD
183,313
107,612

151,458
Chi lương
4,893
10,161
15,945
Chi khác
39,383
40,446
38,054
Chênh lệch thu chi
10,518
33,341
69,831
Lợi nhuận
15,411
40,242
80,867
Hệ số lương
1,1
1,89
1,85
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)
Tổng thu tài chính qua các năm: năm 2008 là 108 tỷ đồng, năm 2009 là
238 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng, tốc độ tăng 120%, năm 2010 là 192 tỷ đồng, giảm
46 tỷ đồng, tốc độ tăng -19%, đến 31/12/2011 là 275 tỷ đồng, tăng 83 tỷ đồng,
tốc độ tăng 43,3%. Các khoản thu chủ yếu của chi nhánh đều từ thu lãi cho vay
và lãi điều vốn, còn thu từ dịch vụ chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Điều đó cho thấy các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng tuy được triển khai đầy đủ song vẫn chưa đạt hiệu quả
cao nhất có thể.
Tổng chi tài chính qua các năm: năm 2008 là 95 tỷ đồng, năm 2009 là 227

tỷ đồng, tăng 132 tỷ đồng, tốc độ tăng 139%, năm 2010 là 158 tỷ đồng, giảm 69
tỷ đồng, tốc độ tăng -30%, đến 31/12/2011 là 205 tỷ đồng, tăng 47 tỷ đồng, tốc
độ tăng 30%. Các khoản chi phí các năm 2010 và 2011 đã giảm đi đáng kể so
với năm 2009. Các khoản chi có xu hướng giảm đi trong những năm tới, chỉ
được sử dụng vào việc mua sắm những tài sản thực sự cần thiết cho hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.

Nguyễn Thị Thu Ngân

12

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
Lợi nhuận qua các năm đều tăng trưởng tốt: năm 2009 là 15,4 tỷ đồng,
năm 2010 là 40,2 tỷ đồng, tăng 24,8 tỷ đồng, tốc độ tăng 161%, đến 31/12/2011
là 80,8 tỷ đồng, tăng 40,6 tỷ đồng, tốc độ tăng 101%. Đây cũng là dấu hiệu cho
thấy sự tăng trưởng ổn định và bền vững của chi nhánh. Tuy nhiên mức lợi
nhuận chi nhánh đạt được vẫn chưa tương xứng với vị thế của chi nhánh trên địa
bàn thủ đơ Hà Nội.
Thu nhập bình qn đầu người: năm 2008 là 0,39 tỷ đồng, năm 2009 là
0,27 tỷ đồng, giảm 0,11 tỷ đồng, bằng 142% so với bình quân chung của toàn hệ
thống, năm 2010 là 0,51 tỷ đồng, tăng 0,24 tỷ đồng, bằng 243% so với bình quân
chung của toàn hệ thống, đến 31/12/2011 là 0,81 tỷ đồng, tăng 0,3 tỷ đồng, tốc
độ tăng 60% so với năm 2010. Hệ số lương đều tăng qua các năm: năm 2009 là
1,1; năm 2010 là 1,89; năm 2011 là 1,85. Nhìn chung qua các năm thu nhập bình
quân của chi nhánh là khá cao, đảm bảo ổn định đời sống nhân viên. Có thể xem
đây là một nỗ lực của chi nhánh đã đạt được, khi mà có rất nhiều chi nhánh ngân
hàng nhà nước khác quỹ thu nhập không đủ để chi lương cho công nhân viên.

2.5. Công tác quản trị
Chi nhánh luôn nhận thức đầy đủ vai trị của cơng tác quản trị điều hành,
quản trị điều hành có bài bản, tn thủ pháp luật thì hoạt động của chi nhánh mới
đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững. Thực tế những năm qua công tác quản
trị điều hành của chi nhánh đã đem lại hiệu ứng tích cực, hoạt động kinh doanh
an tồn, hiệu quả và phát triển ổn định. Quy trình, quy chế nghiệp vụ được tơn
trọng, khơng có các vụ việc vi phạm pháp luật phát sinh, nội bộ đồn kết. Có
được kết quả đó là do trong cơng tác quản trị điều hành chi nhánh đã làm tốt các
nội dung sau:

Nguyễn Thị Thu Ngân

13

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
- Triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy định của Pháp luật liên quan
đến hoạt động ngân hàng, quy định của Ngân hàng Nhà nước và
NHNo&PTNT Việt Nam đến tồn bộ phịng, ban, cán bộ công nhân viên
trong chi nhánh.
- Xây dựng cơ chế khốn, khốn huy động vốn đến từng cán bộ cơng nhân
viên, gắn huy động vốn với việc chi lương, chi thưởng để khuyến khích
cán bộ.

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
NHNo&PTNT CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
3.1. Nhận xét đánh giá về thực trạng hoạt động của ngân hàng
3.1.1. Kết quả đạt được

Sau gần 4 năm hoạt động, theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam
và với nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, chi nhánh đã đạt được những
kết quả như sau:
- Về tổ chức bộ máy: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngày càng hồn thiện.
Các phịng nghiệp vụ, phịng giao dịch được thành lập đều phù hợp với
định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và mục tiêu kinh doanh
của chi nhánh. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm công tác và đạo đức nghề nghiệp. Việc bố trí, phân cơng cán bộ

Nguyễn Thị Thu Ngân

14

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
lãnh đạo phù hợp với năng lực sở trường nên đã phát huy tối đa hiệu quả
công tác của từng cá nhân.
- Về chất lượng lao động: Số lượng lao động định biên tại chi nhánh là 93
lao động tăng so với ngày đầu thành lập 60 lao động. Việc tuyển dụng lao
động hàng năm đều căn cứ vào tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và yêu cầu mục tiêu kinh doanh. Cán bộ,
viên chức sau khi tuyển dụng được sắp xếp vào từng nghiệp vụ phù hợp
với chuyên môn được đào tạo tại các trường đại học và phù hợp với khả
năng thực tế của viên chức.
- Về công tác huy động vốn: Kết quả huy động vốn tính đến 31/12/2011
là 1.634 tỷ. Đối tượng khách hàng huy động vốn của chi nhánh đa dạng
và giàu tiềm năng, bao gồm một số Tập đồn kinh tế, Tổng cơng ty, kho
bạc Nhà nước, các tầng lớp dân cư,… Chi nhánh đã làm tốt cơng tác giáo

dục chính trị cho cán bộ viên chức, do đó mỗi cán bộ đều nhận thức đầy
đủ tầm quan trọng của công tác huy động vốn, từ đó họ đã tận dụng và
phát huy mọi mối quan hệ sẵn có để huy động vốn về cho chi nhánh.
- Về cơng tác tín dụng: Tính đến 31/12/2011, Tổng dư nợ cho vay nền
kinh tế đạt 1.294 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm
của chi nhánh là 82%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình
quân chung của toàn hệ thống. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng
tương đối phù hợp, trong đó tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp
chiếm 87%. Chất lượng tín dụng được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ xấu
của chi nhánh là 0,84% trên tổng dư nợ cho vay tính đến 31/12/2011.
3.1.2. Tồn tại và nguyên nhân

Nguyễn Thị Thu Ngân

15

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
- Về mạng lưới: mạng lưới chi nhánh từ hội sở đến phòng giao dịch còn
bất cập, vị trí đặt hội sở và 2 phịng giao dịch nằm trên cùng một tuyến
đường. Cần thay đổi địa điểm của 2 phòng giao dịch để mở rộng mạng
lưới hoạt động của chi nhánh.
- Về công tác huy động vốn: cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn với tỷ trọng
vốn khơng kỳ hạn cao nên chỉ mang lại lợi ích kinh tế thuần tuý với chi
phí vốn thấp mà chưa tạo ra sự tăng trưởng bền vững để đảm bảo thanh
khoản khi sử dụng cho vay nền kinh tế. Tại chi nhánh có sự mất cân đối
giữa huy động vốn có kỳ hạn dài với cho vay trung dài hạn. Nguồn vốn
huy động có kỳ hạn trên 12 tháng là 371 tỷ đồng chiếm 24,5% tổng

nguồn vốn trong khi dư nợ cho vay trung dài hạn là 576 tỷ đồng chiếm
49,7% dư nợ cho vay.
- Cơng tác tín dụng: Cơ cấu đầu tư tín dụng cả về khách hàng và đối
tượng đầu tư chưa thực sự an toàn. Chất lượng tín dụng cịn tiềm ẩn rủi
ro, đặc biệt là một số khách hàng trong lĩnh vực xây dựng, như công ty
Cavico điện lực tài nguyên, Cavico xây dựng thuỷ điện… Kết quả thu hồi
nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro thấp, chưa đạt kế hoạch được giao.
Nguyên nhân của các tồn tại
- Sự cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn giữa các ngân hàng: về lãi
suất, sản phẩm dịch vụ, phong cách giao tiếp với khách hàng. Chi
nhánh cần quan tâm hơn tới điều này trong những năm tiếp theo.
- Khủng hoảng kinh tế khiến tiền mặt mất giá, người dân có tâm lý
khơng muốn tích trữ nhiều tiền mặt.
- Chưa thực sự quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro
đối với cả khách hàng và các tập thể cá nhân có liên quan.

Nguyễn Thị Thu Ngân

16

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
3.2. Định hướng mục tiêu phát triển năm 2012
3.2.1. Định hướng khách hàng, thị trường, lĩnh vực đầu tư
Định hướng khách hàng:
- Huy động vốn: tiếp tục duy trì khách hàng hiện có là các Tập đồn kinh
tế, Tổng công ty, Kho bạc Nhà nước,… Chú trọng phát triển đối tượng
khách hàng dân cư.

- Cơng tác tín dụng: đối tượng khách hàng hướng tới là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, các trường đại học,…
- Hoạt động dịch vụ: đối tượng khách hàng hướng tới là các tổ chức kinh
tế, các nhà hàng, siêu thị, các trường đại học,…
Định hướng thị trường:
Phạm vi thị trường của chi nhánh là các khách hàng trên địa bàn thành phố
Hà Nội, đặc biệt chú trọng khu vực quận Cầu Giấy và quận huyện gần kề.
Định hướng lĩnh vực đầu tư:
-Tìm kiếm mở rộng đầu tư cho khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn và nông dân là các doanh nghiệp dịch vụ nhà nông trên địa bàn
Hà Nội thực hiện thu mua, chế biến các sản phẩm nông nghiệp và cung
ứng các sản phẩm dịch vụ cho nông nghiệp nông thôn, nông dân.
- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ
- Công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu
- Một tỷ trọng nhỏ (khoảng dưới 8%) cho lĩnh vực tiêu dùng.
3.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2012
- Nguồn vốn: 1.920 tỷ, trong đó:
Nội tệ là 1.700 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2011, tiền gửi dân cư là
430 tỷ, tăng 15% so với năm 2011.

Nguyễn Thị Thu Ngân

17

CQ46/31.02


Báo cáo thực tập
USD là 8.000 USD, tăng 8,1% so với năm 2011, tiền gửi dân cư là 4,400
USD, tăng 19% so với năm 2011.

- Dư nợ: 1.420 tỷ
Trong đó: Nội tệ là 1.000 tỷ, tỷ lệ trung dài hạn chiếm 52%
Ngoại tệ là 20,000 USD, tỷ lệ trung dài hạn chiếm 80%
Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 30% tổng dư nợ.
- Nợ xấu: dưới 3%
- Tài chính: đủ lương theo hệ số tối đa được chi và có một phần tiền
thưởng trong lương.
- Thu dịch vụ: 18%/ tổng chênh lệch thu chi.
- Thu nợ xử lý rủi ro: 9 tỷ chiếm 27% dư nợ xử lý rủi ro.

Nguyễn Thị Thu Ngân

18

CQ46/31.02



×