Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

CUỘC THI TÌM HIỂU BÁC HỒ VỚI BẮC GIANG, BẮC GIANG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.24 KB, 14 trang )

1
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
“ Bác Hồ với Bắc Giang, Bắc Giang học tập và làm theo lời Bác”

Câu 1: Bạn hãy cho biết, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bao nhiêu lần về thăm Bắc Giang? Bối cảnh lịch sử, ý
nghĩa những lần Người về thăm?
* Đảng bộ, chính quyền và nhân dân BG rất vinh dự được đón Bác về thăm
tỉnh nhà 6 lần.
* Bối cảnh lịch sử những lần Người về thăm:
1- Lần thứ nhất: Tháng 5 năm 1946
Từ khi giành được độc lập trong Cách mạng tháng Tám nắm 1945 đến cuối năm
1946, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phải đương đầu với nhiều
khó khăn, phức tạp, nguy hiểm, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của TW, Bác Hồ,
với tinh thần cố gắng của nhân dân, các thân hào, nhân sĩ, trí thức, anh em vệ quốc
đoàn, dân quân tự vệ, công nhân, nông dân và công chức đã tạo thành sức mạnh đoàn
kết vượt qua mọi khó khăn trở lực tưởng chừng như không thể khắc phục nổi. Cán bộ,
đảng viên đã quan hệ gắn bó với nhân dân, được nhân dân yêu mến, nên mọi chủ
trương, chính sách của Đảng và chính phủ đều được thực hiện tốt.
Trong lúc quân nhân các địa phương tỉnh BG đang ra sức thi đua tăng gia sản
xuất, luyện tập quân sự và sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược. Tháng 5 năm 1946, Chủ tịch HCM thăm thị xã Phủ Lạng Thương. Trước
khi lên đường sang thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách của chính phủ Pháp,
CT HCM đã đến thăm thị xã Pbhủ Lạng Thương( TP Bắc Giang ngày nay), thăm Giáo
sứ Đạo Ngạn( Quang Châu – VY). Tại sân vận động Phủ Lạng Thương – nay là sân
vận động Tp BG, Bác nói chuyện thân mật với đông đảo cán bộ, đảng viên, hội viên
cá đoàn thể cứu quốc… kêu gọi toàn dân đoàn kết, hăng hái giúp đỡ nhau tăng gia sản
xuất chống đói, phát triển kinh tế, diệt dốt, sẵn sàng chống giặc ngoại xâm. Sau đó
Bác thăm đơn vị Vệ quốc đoàn, Bệnh viện tỉnh, thăm giáo dân và các tu sĩ nhà nhờ
Đạo Ngạn( VY).
Được BH về thăm, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi, càng


tăng cường đoàn kết, quyết tâm thực hiện tốt lời kêu gọi của Ngừoi trong việc tăng
cường mối đoàn kết, hăng hái sản xuất, chuẩn bị lực lượng và vững lòng tin vào sự
lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta.
2- Lần thứ hai: Tháng 01 năm 1955
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ được ít lâu, cầu Phủ Lạng Thương được chúng
ta lật xuồng lòng sông để ngăn chặn bước tiến của quân thù. Khi bóng quân xâm lược
không còn trên miền Bắc, cùng với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, cầu Phủ Lạng
2
Thương lại được dựng lên, nối liền mạch máu giao thông từ Mục Nam Quan đến thủ
đô Hà Nội thân yêu.
Vào dịp sắp khánh thành, nhân dân Bắc Giang và cán bộ, công nhân đội cầu vui mừng
được đón Bác đến thăm. Bác đã đi trên những nhịp cầu còn đang dang dở, thân mật
hỏi thăm mọi người. Sau đó trong thư gửi dân công đã góp phần hoàn thành đường sắt
Hà Nội- Mục Nam Quan, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định và đánh giá rất cao
công lao của đồng bào: "Có được những thành tích ấy là nhờ sức sáng tạo cố gắng của
cán bộ, công nhân niền Nam và miền Bắc, thanh niên xung phong và đồng bào các
tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang ".
3- Lần thứ ba: Ngày 08 tháng 02 năm 1955
Sau hai đợt cải cách ruộng đất thắng lợi, một số cán bộ cải cách tỏ ra thỏa mãn rồi
sinh ra tư tưởng ngại khó, ngại khổ, sợ ba cùng với nông dân. Một số cán bộ khác
phạm khuyết điểm trầm trọng trong vận dụng, thi hành đường lối giai cấp của Đảng ở
nông thôn. Đoàn cải cách ruộng đất Thái Nguyên- Bắc Giang tổ chức tổng kết cải
cách ruộng đất đợt II ở xã Trung Nghĩa (nay thuộc thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm),
huyện Hiệp Hòa. Thôn Cẩm Xuyên được Đảng và Chính phủ chọn làm nơi tập huấn
cho cán bộ cải cách ruộng đất của Liên khu Việt Bắc từ tháng 9 năm 1954 đến tháng 5
năm 1955. Ngày 08 tháng 02 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm thôn Cẩm
Xuyên. Bác đi nhiều nơi, thăm các gia đình nông dân được chia quả thực, thăm nơi ở
của cán bộ đoàn cải cách ruộng đất, làm việc với Ban Cán sự Đảng ủy tại đình Cẩm
Xuyên, tham dự và nói chuyện với Hội nghị Tổng kết cải cách ruộng đất đợt 2 và
nhân dân tại soi Vải ven sông Cầu.

4- Lần thứ tư: Tháng 4 năm 1961
Miền Bắc đang bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965). Trong
không khí náo nức xây dựng phát triển kinh tế-xã hội ở khắp nơi, ngày 06 tháng 4
năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm tỉnh Bắc Giang. Cùng đi với Bác có đồng
chí Nguyễn Khai là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng. Bác đến thăm Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh ở cơ quan Tỉnh ủy, nghe đồng chí Trần Trung, Bí thư Tỉnh ủy báo
cáo chương trình làm việc, mời Bác đến gặp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ tại sân vận
động thị xã Bắc Giang. Sau đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy mời Bác đi thăm hợp tác xã
toàn xã Tân An, huyện Yên Dũng. Tại cuộc mít tinh, Người khen ngợi những thành
tích Tân An đã đạt được, chỉ giáo, nhắc nhở những nhược điểm, thiếu sót để Tân An
phấn đấu khắc phục, đưa hợp tác xã tiến bộ hơn nữa.
5- Lần thứ năm: Tháng 10 năm 1963
Do yêu cầu mới của cuộc cách mạng và sự nghiệp phát triển kinh tế, hai tỉnh Bắc
Giang và Bắc Ninh được Quốc hội quyết định sáp nhập thành tỉnh Hà Bắc. Vào dịp
Đại hội Đảng bộ toàn tỉnh lần thứ nhất, ngày 17 tháng 10 năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí
3
Minh và đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội về thăm nhân dân trong tỉnh, dự và chỉ
đạo Đại hội Đảng bộ tỉnh.
6- Lần thứ sáu: Tháng 2 năm 1967
Ngày 9 tháng 2 năm 1967 (ngày 1 Tết Đinh Mùi), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
tỉnh Hà Bắc vui mừng phấn khởi được Bác đến thăm, chúc tết. Phần đầu bài nói
chuyện, Bác phân tích những thuận lợi của tỉnh Hà Bắc như có các đoàn thể đông, có
truyền thống cách mạng, có nhiều ưu điểm trong sản xuất, chiến đấu. Sau đó Bác nêu
ra các khuyết điểm, phân tích làm rõ các khuyết điểm và động viên Đảng bộ và nhân
dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện.
Sự quan tâm của Bác đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Bắc không chỉ qua các lần
chỉ giáo trực tiếp khi Người về thăm mà Người còn thường xuyên theo dõi, nắm tình
hình thực hiện nhiệm vụ cũng như các phong trào thi đua yêu nước của các tập thể, cá
nhân thông qua các bài báo, gương người tốt, việc tốt. Người đã kịp thời khen ngợi,

biểu dương, tặng thưởng ảnh, huy hiệu của Người đến các tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước.
* Ý nghĩa những lần Người về thăm (phân tích và liên hệ với thực tiễn hiện nay):
- Những lần Bác về thăm Bắc Giang thể hiện sự quan tâm và tình cảm đặc biệt của
Bác dành cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang, như một lần về thăm tỉnh Bác nói:
"Nói tóm lại: Từ nay phải có một sự chuyển biến mạnh dạn, mới mẻ và vững chắc
trong mọi công việc để giành lấy những thắng lợi ngày càng to lớn hơn".
- Người biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao vai trò của Bắc Giang trên các lĩnh vực;
chỉ ra những khó khăn, hạn chế, khuyết điểm của Bắc Giang cần phải khắc phục; đồng
thời, đề ra phương hướng, nhiệm vụ để xây dựng và phát triển tỉnh Bắc Giang.
- Mỗi lần Bác về thăm mở ra một chặng đường lịch sử mới, tỉnh Bắc Giang thêm một
bước phát triển, cán bộ, nhân dân thêm nhiều tiến bộ.
Câu 2: Trong một dịp về thăm tỉnh, Bác huấn thị " Muốn thật sự đoàn kết thì
phải có dân chủ thực sự trong Đảng. Phải thường xuyên nghiêm chỉnh phê bình và
thật thà tự phê bình để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, để
cùng nhau tiến bộ. Làm cách mạng thì phải có đúng, có sai. Cố nhiên đúng phải là
chính, sai là phụ. Có sai thì chúng ta giúp nhau kiên quyết sửa chữa và cùng nhau
hăng hái tiến lên". Bạn hãy cho biết câu nói trên của Bác nói ở đâu? Vào thời
gian nào? Ý nghĩa của câu nói đó và liên hệ với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng
trong giai đoạn hiện nay?
Trong một dịp về thăm tỉnh, Bác huấn thị " Muốn thật sự đoàn kết thì phải có
dân chủ thực sự trong Đảng. Phải thường xuyên nghiêm chỉnh phê bình và thật thà tự
phê bình để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, để cùng nhau tiến bộ.
4
Làm cách mạng thì phải có đúng, có sai. Cố nhiên đúng phải là chính, sai là phụ. Có
sai thì chúng ta giúp nhau kiên quyết sửa chữa và cùng nhau hăng hái tiến lên".
* Câu nói trên Bác nói tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17 tháng 10
năm 1963. Đây là Đại hội đầu tiên sau khi hợp nhất hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
TOÀN VĂN BÀI NÓI TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ BẮC
NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 1963

Các đồng chí,
Bác thay mặt Trung ương thân ái chào mừng Đại hội và cảm ơn các đồng chí
chuyên gia Trung Quốc đang hết lòng giúp chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Một số vấn đề, Bác đã nói trong cuộc mít tinh. Ở đây, Bác chỉ góp thêm mấy ý kiến để
các đồng chí thảo luận.
Tỉnh ta có một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quân sự. Đồng thời tỉnh
ta có hơn 1 triệu dân. Có 153.000 mẫu tây ruộng. Có nhiều của cải thiên thiên như gỗ,
mỏ than, mỏ đồng, v.v Đồng bào tỉnh ta lao động cần cù và có truyền thống anh
dũng trong những năm tháng cách mạng và kháng chiến.
Thế là Hà Bắc người đông, đất rộng, của nhiều, có điều kiện để trở thành một tỉnh
giàu mạnh.
Các đồng chí đều biết rằng: Năm 1945, Đảng ta chỉ có non 5.000 đảng viên mà
đã lãnh đạo cả nước làm Cách mạng Tháng Tám thành công. Năm 1946, lúc đầu Đảng
ta chỉ có gần 2 vạn đồng chí mà đã lãnh đạo toàn dân kháng chiến thắng lợi. Có thành
tích vĩ đại đó là vì Đảng ta đoàn kết nhất trí, nhân dân ta đoàn kết nhất trí.
Hiện nay tỉnh ta có hơn 23.000 đảng viên và 34.000 đoàn viên thanh niên lao
động. Đó là một lực lượng khá to và khá mạnh, một lực lượng nhiều gấp mấy lực
lượng cả của Đảng trong thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám và bắt đầu kháng
chiến.
Trong thời kỳ vừa qua, Đảng bộ và đoàn thanh niên Hà Bắc đã có cố gắng và có
thành tích. Những thành tích ấy đã nêu rõ trong báo cáo chính trị trước Đại hội, Bác
không kể lại nữa mà chỉ nói rằng thành tích đáng lẽ nhiều hơn và to hơn nếu đảng viên
và cán bộ thực hiện những điều sau đây:
Đoàn kết nhất trí: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công. Đảng ta là
một Đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác- Lênin. Tất cả cán bộ và đảng viên phải đặt
quyền lợi của Đảng, của giai cấp và của nhân dân lên trên hết, cao hơn hết.
Đảng ta là một Đảng lãnh đạo. Tất cả cán bộ và đảng viên dù ở cương vị khác
nhau, làm công tác khác nhau, cũng phải đều đoàn kết nhất trí để làm tròn nhiệm vụ
của Đảng giao cho. Ví dụ: Trong cái đồng hồ có nhiều máy móc khác nhau, nhưng tất
cả các bộ phận đều phải ăn khớp với nhau, thì đồng hồ mới chạy tốt. Muốn thật sự

đoàn kết thì phải có dân chủ thực sự trong Đảng. Phải thường xuyên nghiêm chỉnh tự
5
phê bình và thật thà tự phê bình để giúp nhau sữa chữa khuyết điểm, phát huy ưu
điểm, để cùng nhau tiến bộ. Làm cách mạng thì có đúng có sai. Cố nhiên đúng phải là
chính, sai là phụ. Có sai thì chúng ta giúp nhau kiên quyết sửa chữa và cùng nhau
hăng hái tiến lên.
Giữa đảng viên và cán bộ với nhau, phải kiên quyết bỏ hết thành kiến. Thành
kiến là một thói xấu, có hại. Do thành kiến mà sinh ra dè dặt với nhau, đối phó với
nhau, kèn cựa lẫn nhau. Nó làm cho trống đánh xuôi kèn thổi ngược, nó làm cho công
tác bị tê liệt, hư hỏng.
Ngày nay, hai tỉnh mới nhập thành một. Đảng viên và cán bộ hai tỉnh cũ phải
tuyệt đối tránh địa phương chủ nghĩa. Không nên nghĩ rằng tỉnh này bị nhập vào tỉnh
kia. Sự thật là hai tỉnh sáp nhập với nhau thành một tỉnh lớn của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Đó là một sự mở rộng tốt đẹp. Sáp nhập tổ chức là về hình thức. Cần
phải nhất trí về tư tưởng, về hành động, về tình cảm. Đồng thời do nhận thức nhất trí
về tình hình và nhiệm vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và trước nhân
dân mà tăng cường đoàn kết, nhất trí- đó là điều chính.
Phải khắc phục bệnh cá nhân chủ nghĩa, bệnh công thần, óc địa vị. Nó đẻ ra
nhiều cái xấu như xích mích, kèn cựa giữa cán bộ và giữa đảng viên, không ai phục ai,
không giúp đỡ nhau, không cộng tác chặt chẽ với nhau. Bệnh cá nhân còn dẫn đến tệ
bảo thủ, quan liêu, tham ô, lãng phí, sợ khó, sợ khổ, thấy khó khăn thì đâm ra tiêu cực
bi quan.
Phải khắc phục những khuyết điểm, sai lầm, như cảnh giác cách mạng kém,
không tích cực thực hiện đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn, không ra sức bồi
dưỡng lực lượng bần nông và trung nông lớp dưới, không chấp hành thật đúng các
chính sách của Đảng v.v
Công việc ngày càng nhiều và càng phức tạp. Xã hội ngày càng tiến lên. Vì vậy
trình độ của đảng viên và cán bộ cũng phải tiến bộ lên mới làm trọn được nhiệm vụ.
Cho nên đảng viên và cán bộ phải cố gắng học tập chính trị, văn hóa và chuyên môn.
Tỉnh ủy cũng phải ra sức chăm sóc đến cơ sở đảng, phải củng cố chi bộ cho thật

tốt, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt. Hiện nay có 40 chi bộ đạt tiêu chuẩn "4 tốt". Bác
thay mặt Trung ương khen 40 chi bộ ấy và khuyên tất cả các chi bộ khác phải học tập
những chi bộ tốt ấy.
Ở Hà Bắc trong 100 người dân mới chỉ có độ hơn 2 đảng viên. Như thế là ít.
Cần phải xem công tác củng cố và phát triển đảng là một công tác quan trọng và
thường xuyên. Và phải nắm vững phương châm phát triển đảng là trọng chất hơn
lượng.
Trong số 23.000 đảng viên chỉ có 1.780 đồng chí gái. Như vậy là quá ít. Cần
phải lựa chọn và kết nạp thêm đảng viên phụ nữ và đảng viên các dân tộc miền núi.
6
Đoàn Thanh niên Lao động công tác khá. Các cấp đảng ủy cần phải lãnh đạo chặt chẽ
và ra sức giúp đỡ Đoàn phát triển cho tốt.
Đảng ủy từ tỉnh đến xã phải thật sự phụ trách làm ba cuộc vận động cho tốt.
Nói tóm lại: Từ nay phải có một sự chuyển biến mạnh dạn, mới mẻ và vững
chắc trong mọi công việc để giành lấy những thắng lợi ngày càng to lớn hơn.
Chúc Đại hội thành công tốt đẹp
* Ý nghĩa của câu nói:
- Về tinh thần đoàn kết trong Đảng.
- Thực hiện dân chủ trong Đảng.
- Thực sự nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình.
* Liên hệ với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay:
Để tiếp tục làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay:
Trung thành với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta từ khi ra đời đến
nay luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đặc biệt những năm gần đây,
Đảng đã có nhiều nghị quyết, như Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII), Nghị quyết
Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX, X), Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI) đã đặt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là việc rất quan
trọng, thực hiện toàn diện từ chính trị, tư tưởng và tổ chức tốt công tác cán bộ, xây
dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay,
công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng còn yếu; tình trạng suy thoái về đạo đức,

lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa
được ngăn chặn, đẩy lùi; nhiều đảng viên và tổ chức đảng tính chiến đấu chưa cao,
nhất là ở tổ chức cơ sở đảng; việc xây dựng quy chế và hoàn thiện quy chế theo hướng
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn hạn chế và có nhiều lúng túng , càng
đòi hỏi phải coi trọng, đẩy mạnh và quyết tâm chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa cuộc vận
động xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Để thực hiện nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
trong tình hình hiện nay, trực tiếp thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI,
theo chúng tôi cần tập trung làm tốt một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân kiên định, giữ vững và
tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, hệ tư tưởng của Đảng.
Công tác giáo dục phải làm cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng ăn sâu, bám chắc
vào đời sống chính trị tinh thần của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trên cơ sở nắm
vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải trung thành, vận dụng sáng tạo lý luận của Đảng
vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng trên
nền của sự giác ngộ chính trị cao và những nguyên tắc của công tác xây dựng Đảng, ra
7
sức tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận và đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái,
bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù chống phá sự nghiệp cách
mạng nước ta, phá hoại khối đoàn kết trong Đảng, trong toàn xã hội.
Thứ hai, ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng cho đội ngũ
cán bộ, đảng viên.
Trước hết phải nâng cao kiến thức mọi mặt cho cán bộ, đảng viên, trong đó
tập trung bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, năng lực
tư duy, hoạt động thực tiễn và chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Khắc
phục triệt để tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí, phai nhạt lý t-
ưởng, thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống Đảng ta xác định

việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống là chế độ bắt buộc, là tiêu chuẩn để
phân loại, đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên.
Thứ ba, củng cố tổ chức, chấp hành nghiêm các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt
của Đảng.
Đây là cơ sở để củng cố tổ chức, bảo đảm đoàn kết thống nhất, kỷ luật trong
Đảng. Vì vậy, phải quán triệt, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ,
nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, chế độ tự phê bình và phê bình trong toàn Đảng
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII; Nghị quyết Đại hội Đảng
lần IX, X, XI và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI, để tiếp tục khơi dậy và phát huy
tính tích cực, dân chủ, trách nhiệm của đảng viên. Kiên quyết chống quan điểm, tư tư-
ởng phủ nhận, xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc, chế độ xây dựng Đảng, hòng làm cho
Đảng suy yếu về tổ chức, dẫn đến biến chất Đảng./.
Câu 3: Trong bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ, chiến sĩ tỉnh Hà Bắc, Bác
Hồ từng căn dặn: “Tỉnh ta có một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quân
sự Có nhiều của cải thiên nhiên như gỗ, mỏ than, mỏ đồng, v.v Đồng bào tỉnh
ta lao động cần cù và có truyền thống anh dũng trong những năm tháng cách
mạng và kháng chiến. Thế là Hà Bắc người đông, đất rộng, của nhiều, có điều kiện
để trở thành một tỉnh giàu mạnh”.Bạn hãy cho biết câu nói trên của Bác nói ở
đâu? Vào thời gian nào? Ý nghĩa của câu nói đó?
Trong bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ, chiến sĩ tỉnh Hà Bắc, Bác Hồ
từng căn dặn: “Tỉnh ta có một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và quân sự Có
nhiều của cải thiên nhiên như gỗ, mỏ than, mỏ đồng, v.v Đồng bào tỉnh ta lao động
cần cù và có truyền thống anh dũng trong những năm tháng cách mạng và kháng
chiến. Thế là Hà Bắc người đông, đất rộng, của nhiều, có điều kiện để trở thành một
tỉnh giàu mạnh”.
8
* Câu nói trên của Bác tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc, ngày 17 tháng 10 năm
1963. Đây là Đại hội đầu tiên sau khi hợp nhất hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
* Ý nghĩa của câu nói:
- Tỉnh ta có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, chính trị và quân sự và có nhiều tài

nguyên thiên nhiên. Cụ thể:
Vị trí địa lý tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ
độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông; Bắc Giang là tỉnh miền
núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
(Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Hà
Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng
Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và
01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (207 xã, 7 phường, và 16 thị
trấn).
Đặc điểm địa hình: Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: Miền núi và trung du
có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và
thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục
Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó một phần các huyện Lục
Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.
Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích toàn tỉnh) là chia
cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Nhiều vùng đất đai tốt, nhất là ở các
khu vực còn rừng tự nhiên.
Vùng đồi núi thấp có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như:
Vải thiều, cam, chanh, na, hồng, chè, đậu tương, lạc ; thuận tiện để chăn nuôi các
loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh)
là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng
trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi
các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.
Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số
loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp như mỏ than đá ở Yên
Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam có trữ lượng khoảng trên 114 triệu tấn, gồm các
loại than antraxit, than gầy, than bùn, trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn
(107,3 triệu tấn).

Ngoài ra, Bắc Giang có một số loại quặng: Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn
thuộc huyện Yên Thế; quặng đồng khoảng gần 100 tấn ở huyện Lục Ngạn, Sơn Động;
cao-lanh khoảng 03 triệu tấn ở huyện Yên Dũng. Tỉnh cũng có tiềm năng lớn về
9
khoáng sét sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360
triệu m
3
, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế, Hiệp Hoà;
trong đó, có 100 triệu m
3
sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên và sỏi, cuội kết ở
Hiệp Hoà, Lục Nam.
Đây chính là một trong những nguồn lực để phát triển kinh tế, chính trị và quân
sự.
- Đồng bào lao động cần cù. Cụ thể:
Dân số toàn tỉnh đến hết năm 2010 là 1.567.557 người, mật độ dân số bình quân
là 408,1 người/km2, cao hơn so với bình quân của khu vực và cả nước. Dân số sống ở
khu vực thành thị khoảng 151.000 người, chiếm khoảng 9,62% dân số, dân số ở khu
vực nông thôn là 1.416.614 người, chiếm 90,38%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng
49,85% dân số, nữ giới khoảng 50,15% dân số. Số ngư¬ời trong độ tuổi lao động
chiếm khoảng 64,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 24%; số hộ
nghèo chiếm 9,78%.
Đặc điểm phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn tập trung ở các khu vực
trung du (TP. Bắc Giang bình quân 2.186 người/km
2
; huyện Hiệp Hoà bình quân
1.045 người/km
2
; huyện Việt Yên bình quân 936,9 người/km
2

; huyện Tân Yên bình
quân 774,7 người/km
2
; huyện Lạng Giang bình quân 802,7 người/km
2
; huyện Yên
Dũng bình quân 739,9 người/km
2
). Các huyện miền núi dân cư sống thưa thớt hơn
(huyện Sơn Động bình quân 82,2 người/km
2
; huyện Lục Ngạn bình quân 203,8
người/km
2
; huyện Yên Thế bình quân 313,8 người/km
2
; huyện Lục Nam bình quân
335 người/km
2
).
Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, một số địa phương có
làng nghề truyền thống còn duy trì đến ngày nay. Cơ cấu lao động giữa khu vực sản
xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp đang có sự thay đổi theo quá trình thay đổi
của tỉnh.
- Truyền thống anh dũng trong những năm tháng cách mạng và kháng chiến.
Bắc Giang ngày nay là vùng đất tụ cư của 20 dân tộc anh em, gồm: Kinh, Tày,
Nùng, Hoa, Dao, Sán Chí, Sán Dìu Nơi đây ở vào một địa thế thuận lợi, nằm trong
khu vực Bắc Bộ, đất đai được bồi đắp phù sa bởi các con sông lớn như: Sông Cầu,
sông Thương, sông Lục Nam; có núi cao bao bọc, có nhiều lâm sản quý, có vùng
trung du rộng lớn thuận lợi việc canh tác.

Trong lịch sử, thời các vua Hùng, Bắc Giang thuộc bộ Vũ Ninh của nước Văn
Lang, dưới triều Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) thuộc huyện Long Biên, thời Lý
- Trần thuộc lộ Bắc Giang, thời Hậu Lê thuộc thừa tuyên Kinh Bắc, sau đổi thành trấn
Kinh Bắc, trấn Bắc Ninh. Dưới đời vua Minh Mạng (năm thứ 2, 1821), Bắc Giang
thuộc phủ Thiên Phúc, năm 1831, đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Ngày 10/10/1895 Toàn

10
quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập tỉnh Bắc Giang trên cơ sở hai phủ Đa
Phúc, Lạng Giang tách ra từ tỉnh Bắc Ninh. Ngày 27/10/1962, tỉnh Bắc Giang sáp
nhập với tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 06/11/1996, tại kỳ họp thứ 10,
Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn chia tách tỉnh Hà Bắc, tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang. Bộ máy hành chính tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/01/1997 đến nay.
Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chính. Trải qua nhiều đời, họ đã
hình thành nên các làng, bản với hình thức kinh tế và văn hoá riêng biệt. Từ phương
thức canh tác, chăn nuôi, từ nếp sinh hoạt, trang phục, phong tục, tập quán cho đến
cách nghĩ, cách làm và lối sống… đã tạo nên truyền thống và đặc trưng của Bắc
Giang. Làng truyền thống tiêu biểu còn giữ được như: Làng gốm Thổ Hà; làng rượu
Vân Hà (Việt Yên); làng bún Đa Mai (thành phố Bắc Giang); làng mây tre đan Phúc
Long, Phúc Tằng (Tăng Tiến - Việt Yên); làng rèn sắt Đức Thắng (Hiệp Hoà); làng
quan họ Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên); làng tuồng Tân Dĩnh (Lạng Giang); làng chèo
Đồng Quan (Đồng Sơn - Yên Dũng); làng Then (Thái Đào - Lạng Giang)
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vẫn
được giữ gìn và phát huy. Làng võ, làng vật ở Yên Thế, Hiệp Hoà, làng thợ ở Yên
Dũng; Làng Vân Xuyên (Hoàng Vân - Hiệp Hoà), vì cả làng theo Cách mạng mà còn
gọi là làng Đỏ; làng Sặt (Liên Sơn - Tân Yên) là làng kháng chiến.
Qua các thời kỳ lịch sử, Bắc Giang luôn có những nhân tài, trí sỹ: Đào Sư Tích;
Thân Nhân Trung; Giáp Hải; Hoàng Công Phụ; Nguyễn Khắc Nhu; Hoàng Hoa
Thám; Nguyễn Văn Mẫn; Hà Thị Quế…
- Người đông, rất rộng, của nhiều, có điều kiện để trở thành một tỉnh giàu mạnh. Nếu

tỉnh ta biết phát huy sức mạnh đoàn kết, nhất trí "Nói tóm lại: Từ nay phải có một sự
chuyển biến mạnh dạn, mới mẻ và vững chắc trong mọi công việc để giành lấy những
thắng lợi ngày càng to lớn hơn".
Câu 4: Thực hiện lời huấn thị của Bác, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân
dân tỉnh Bắc Giang đã đạt được những thành tựu gì, nhất là trong công cuộc xây
dựng nông thôn mới? Bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng Bắc Giang trở thành
một tỉnh giàu mạnh?
Thực hiện lời huấn thị của Bác trong những thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang và nhân
dân các dân tộc trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
và đạt được nhiều thành tựu:
- Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Bắc Giang
đã có hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong hăng hái lên đường làm nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc, đóng góp hàng triệu ngày công, hàng vạn tấn lương thực, thực

11
phẩm để nuôi quân đánh giặc. Nhiều người con Bắc Giang đã anh dũng hy sinh để bảo
vệ nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc; trở thành tấm gương tiêu biểu, bất khuất của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng; tô thắm thêm truyền thống cách mạng, anh dũng, kiên
cường của quê hương Bắc Giang và đã làm tốt các phong trào thi đua: "Diệt giặc đói,
diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm", "Bình dân học vụ", "Hũ gạo kháng chiến"; các
phong trào thi đua: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "Tất cả
để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", góp phần vào những chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
- Bước vào thời kỳ hoà bình, đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa; tiếp nối truyền thống thi đua yêu nước, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân
các dân tộc tỉnh Bắc Giang tích cực thực hiện có hiệu quả nhiều phong trào thi đua
yêu nước, như: "Lao động giỏi", "Lao động sáng tạo", "Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ
thuật", "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"; "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi", "Chung
tay xây dựng nông thôn mới"…, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị. Đặc biệt trong những năm gần đây:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011- 2013 đạt 9,2%, trong
đó: công nghiệp- xây dựng tăng 14,9%; dịch vụ tăng 8,7%; nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 2,9%. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.080 USD, tăng 430
USD so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Xây
dựng nông thôn mới đạt kết quả khá, 100% số xã trên địa bàn tỉnh lập xong quy
hoạch.
+ Lĩnh vực văn hóa- xã hội có những chuyển biến tiến bộ. Toàn tỉnh có 842 cơ
sở giáo dục và đào tạo với gần 370 nghìn học sinh. Tất cả các huyện, thành phố và
222/230 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ 5 tuổi. Năm 2013, số lượng trường chuẩn quốc gia đạt 71,5%, tăng 13,2% so
với năm 2010. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đến năm 2013 đạt 50,9%. Tỷ lệ hộ
nghèo giảm từ 19,61% năm 2010 xuống còn 10,5% năm 2013. Việc thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có chuyển biến tích cực.
+ Nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường, an ninh chính
trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tích cực phòng ngừa đấu tranh với
các loại tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội; tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trật
tự.
+ Về nhiệm vụ xây dựng Đảng: Các cấp ủy, tổ chức đảng đã có sự đổi mới về lề
lối làm việc, tác động tích cực đến nâng cao nhận thức và tạo được phong trào học tập
tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống đối với mỗi cán bộ, đảng viên, góp
phần thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ. Từ năm 2011 đến nay, đã kết nạp được
8.037 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên trong Đảng bộ lên trên 7,2 vạn đảng

12
viên. Năm 2013, tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh đạt 73,3% (tăng
2,6% so với năm 2012); không có tổ chức cơ sở đảng yếu kém. Tỷ lệ đảng viên đủ tư
cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 11,2% (tăng 0,8% so với năm 2012); đảng viên đủ
tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ 74,2% (tăng 1,5%).
+ Về xây dựng chính quyền: Các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chính

quyền các cấp theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh cải
cách hành chính, phát huy dân chủ. Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp có sự
đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Công tác chỉ đạo điều hành của UBND các
cấp đã sâu sát, cụ thể, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm hơn. Đến năm 2013, có
18/19 sở, ban ngành cấp tỉnh, 10/10 huyện, thành phố, 230/230 xã, phường, thị trấn
thực hiện mô hình một cửa; 9/10 huyện, thành phố thực hiện mô hình một cửa điện tử
hiện đại; 94/230 xã, phường, thị trấn triển khai và thực hiện một cửa liên thông.
+ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động, hướng mạnh hoạt động về cơ sở; tỷ lệ thu hút, tập hợp hội
viên, đoàn viên tăng. Tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, nhân dân
nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương
+ Tình hình dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định; đại bộ phận đồng
bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp
hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, sống hòa
thuận, đoàn kết trong cộng đồng dân cư; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu
nước, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; tổ chức các hoạt động theo đúng
quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới: Ngày 14-7-2011, Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 145- NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020. Với sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3
năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 145- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
và chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh bước
đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận: đến hết năm 2013, toàn tỉnh có 02 xã hoàn
thành 19/19 tiêu chí (xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang và xã Song Mai, thành phố
Bắc Giang), chiếm 1%; 25 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, chiếm 12,4%; 88 xã đạt từ 10
đến 14 tiêu chí, chiếm 43,6%; 85 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, chiếm 42,1%; 3 xã đạt
dưới 5 tiêu chí, chiếm 1,5%
* Bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng Bắc Giang trở thành một tỉnh giàu mạnh:
Trên cương vị là một bí thư chi đoàn tôi luôn nắm bắt kịp thời các chủ trương

của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, chỉ đạo của Đoàn cấp trên, chỉ đạo của
chi bộ, chính quyền thôn rồi triển khai một cách đầy đủ, kịp thời đến các đồng chí

13
đoàn viên, thanh niên. Tôi luôn đổi mới trong chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ của Đoàn sao cho sát với tình hình thực tế của thôn. Xây dựng kế hoạch hoạt động
của chi đoàn theo từng nhiệm kỳ, có quy chế phân công nhiệm vụ giữa các thành viên
trong BCH Chi đoàn. Lên kế hoạch để đẩy mạnh công tác đoàn và phong trào thanh
thiếu nhi trong nhiệm kỳ. Xây dựng và phát triển phong trào vệ sinh môi trường
thường xuyên trong các đồng chí đoàn viên, thanh niên. Thường xuyên tổ chức các
buổi sinh hoạt chi đoàn theo tháng, họp BCH Chi đoàn theo quý. Kết quả từ sau khi
tách thôn, 2 năm liền Chi đoàn đạt danh hiệu vững mạnh.
Trong thời gian tới bản thân cũng như đoàn viên, thanh thiếu niên thôn Tân Sơn
3 sẽ tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn gương mẫu
chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và những quy định
của địa phương. Tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua, phong trào xây dựng nông
thôn mới, góp phần xây dựng tỉnh Bắc Giang ngày càng giàu mạnh như Bác Hồ từng
mong muốn.
Câu 5: Bạn hãy viết về một tấm gương người tốt, việc tốt hoặc một tập thể tiêu
biểu ở địa phương, cơ quan, đơn vị thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang mà bạn biết
trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh? (Số lượng không quá 1.500 từ).
Trả lời:
Đến với thôn Tân Sơn 3, hỏi đến hội viên Cựu chiến binh, hội viên Người cao
tuổi ông Ngô Văn Dũng thì ai cũng biết và tỏ ra lòng tôn trọng và quý mến. Tuổi thơ
ông sinh ra và lớn lên giữa lúc toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện công cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Thấy được nỗi đau của một dân tộc bị đàn áp dưới
chế độ thực dân phong kiến. Lớn lên trong những năm tháng hòa bình trên quê hương
Bắc Giang, hoài bão của ông là đất nước phải được thống nhất, tình đoàn kết hữu nghị
tuyền thống giữa ba dân tộc anh em Việt Nam – Lào – Campuchia phải được duy trì,

xã hội xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng thành công trên cả đất nước thân yêu của
chúng ta. Bắc Giang phải là một tỉnh giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn.
Tháng 2 năm 1960 nghe theo tiếng gọi của Đảng ông lên đường nhập ngũ. Sau
một năm học tập và huấn luyện ông tham gia đội quân tình nguyện Việt Nam sang
giúp cách mạng Lào. Ông đã từng tham gia nhiều trận đánh ác liệt giúp bạn giành
nhiều thắng lợi ở khu vực cánh đồng chum tỉnh Xiêng Khoảng. Rời quân ngũ trở về
địa phương tháng 9 năm 1962, ông tham gia công tác xã hội và năm 1964 ông vinh dự
được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó năm 1965 lại một lần nữa nghe
theo tiếng gọi của đất nước ông tái ngũ được đào tạo sĩ quan, tham gia huấn luyện,
chuyển vào đi Nam. Tham gia vào khung đường dày 559, chuyển quân qua lại nhiều
lần qua 53 binh trạm qua đất Lào, Campuchia, Thái Lan. Tham gia khung chuyển

14
quân đại đội cấp trưởng, rồi về công tác tại đoàn 959. Năm 1975 ông trở về quê hương
hưởng chế độ mất sức. Suốt 13,5 năm trong quân đội ông luôn hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ được giao như chiến đấu, học tập, huấn luyện quân, đưa quân, làm kho,…
Trở về đời thường là một cán bộ Đảng viên gương mẫu ông lại được phân công nhiều
nhiệm vụ quan trọng ở địa phương như cán bộ hợp tác xã nhỏ, hợp tác xã toàn xã, đội
trưởng sản xuất, bí thư chi bộ, trưởng thôn, cán bộ rồi trưởng ban văn hóa xã. Ở bất cứ
vị trí nào, công việc gì ông cũng đều hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Từ năm 1993 ông
được nghỉ công tác, từ đó ông luôn là một Đảng viên gương mẫu, hội viên cựu chiến
binh phấn đấu tốt. Ông luôn tận tâm, tận lực tham gia vào những công việc của thôn,
của xóm làng, của hội cựu chiến binh, đi đầu trong mọi phong trào, tham gia ủng hộ
các loại quỹ, bản thân và gia đình luôn gương mẫu thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ông vinh dự được nhận huân chương Itxaca
của nước bạn Lào và 2 huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhì và ba. Trong công tác
ông được tặng nhiều giấy khen của các cấp ủy Đảng, chính quyền của huyện, xã, của
hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi các cấp huyện xã.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới 2011 – 2014 ông luôn là một đảng

viên, hội viên hội cựu chiến binh, hội viên người cao tuổi gương mẫu. Ông đã gương
mẫu trong phong trào ủng hộ nhân dân xây dựng nhà văn hóa bằng tiền và các ngày
công thiết thực. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm về đích. Ông đã vận động các cụ
là hội viên hội người cao tuổi cùng tham gia lao động tại khu văn hóa thôn. Trong các
buổi lao động vệ sinh đường tự quản của thôn, ông luôn là thành viên đi lao động sớm
và đều đặn. Kết quả ông được nhân dân thôn, ban mặt trận thôn bình bầu là cá nhân
xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Là một cán bộ Đảng viên mẫu mực, một hội viên người cao tuổi, hội viên hội
cựu chiến binh gương mẫu, ông Ngô Văn Dũng nay đã ở tuổi 75, được nhận huy hiệu
40 năm, 50 năm của Đảng. Ông luôn được đồng đội, đồng nghiệp và bà con lối xóm
tin yêu. Ông đã thực sự là một tấm gương sáng, phát huy tốt bản chất “Bộ đội cụ Hồ”
trong chiến đấu, học tập và công tác cũng như trở về đời thường tham gia xây dựng
quê hương ngày thêm giàu đẹp.

×