Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hồ Chí Minh - Bậc thầy về làm thương hiệu quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.15 KB, 3 trang )

Hồ Chí Minh - Bậc thầy về làm thương hiệu quốc gia
Nếu ví mỗi đất nước là một ngôi sao, các quốc gia trên thế giới sẽ là một bầu trời
sao thì mỗi ngôi sao sẽ “lung linh” một vẻ khác nhau.
Ánh sáng lấp lánh của mỗi ngôi sao không thể ôm đồm theo “một rổ giá trị” này khác.
Quen và lạ
Thập niên 40 của thế kỷ trước, Việt Nam là một quốc gia bé nhỏ, mới giành được độc lập,
còn vô cùng gian khổ. Bên trong, các cơ sở hạ tầng và thượng tầng xã hội chỉ ở mức sơ
khai, đời sống nhân dân nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng bên ngoài, từ khắp năm châu bốn bể đã
có rất nhiều người biết đến Việt Nam, yêu mến Việt Nam, trân trọng và sẵn sàng giúp đỡ,
thậm chí không tiếc mồ hôi, công sức và cả tính mạng để giúp đỡ chúng ta sớm vượt qua
gian khó. Đó là thành công lớn của Hồ Chí Minh khi xây dựng hình ảnh cho tổ quốc Việt Nam
“lấp lánh” vào thời kỳ đó.
Có thể nhiều người trong chúng ta biết Bác Hồ đã tạo dựng hình ảnh nước Việt Nam tốt đẹp
đến mức nào trong lòng bạn bè quốc tế. Ngày đó, Bác đã làm thương hiệu, tạo dựng hình
ảnh quốc gia rõ nét trên “bản đồ thương hiệu” thế giới.
Nhưng thành công đó vẫn có nhiều điều lạ. Lạ vì ít người nghiên cứu và hiểu được, trong
điều kiện một đất nước còn vô cùng gian khổ, nghèo nàn, lạc hậu… mọi tiền đề thông
thường cho việc làm “thương hiệu quốc gia” đều gần với con số không, làm thế nào Bác có
thể tạo ra một hình ảnh Việt Nam tốt đẹp, gần gũi đến thế, là biểu tượng cho tự do, tinh
thần độc lập tự chủ và những giá trị nhân văn cao cả đến thế. Sau hơn 60 năm, đất nước
chúng ta đã đỡ nghèo hơn, nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội đã tiến bộ vượt bậc nhưng thử hỏi,
ở phương diện quốc gia, điều đọng lại trong lòng bạn bè quốc tế về hình ảnh, ấn tượng đất
nước Việt Nam hôm nay là gì hay nói chính xác hơn, thương hiệu Việt Nam hôm nay trên
bản đồ thương hiệu thế giới là gì? Câu hỏi nghiêm túc này đang là “chủ đề nóng” cho một
phong trào hối hả, gấp gáp phải xây dựng cho bằng được thương hiệu quốc gia, dù rằng vẫn
chưa thống nhất được phải làm từ đâu, làm thế nào và có thể còn cả nhầm lẫn giữa thương
hiệu quốc gia với hàng hiệu quốc tế.
Đối với một lãnh tụ, “sản phẩm” của người đó chính là đất nước. Đối với một doanh nhân,
sản phẩm của người này chính là hàng hóa hay dịch vụ. Làm cho một đất nước trở nên quen
thuộc, gần gũi, dễ được biết đến, dễ được yêu mến, dễ được ủng hộ là cái tài làm thương
hiệu của nhà lãnh đạo. Còn đối với doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ của người này có tạo


dựng được ấn tượng, liên tưởng hình ảnh gần gũi hay được mến chuộng hay không là nhờ
tài làm thương hiệu. Vì thế, chuyện Bác Hồ làm thương hiệu quốc gia và doanh nhân làm
thương hiệu cho hàng hóa tưởng như xa mà gần. Thời có Bác, Bác đã thành công trong việc
tạo dựng hình ảnh về nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng nhân văn, anh hùng và định hướng
xây dựng những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của nhân dân còn doanh nhân ngày nay vẫn
còn khá mơ hồ với nhiệm vụ tạo dựng thương hiệu cho chính sản phẩm của mình. Từ góc
nhìn xã hội, không hiếm người xuất phát từ tầm nhìn loanh quanh trong mớ “hàng hóa, sản
phẩm” nên không thể thoát ra, hiểu được “thương hiệu quốc gia” là gì và khó tin nổi từ
những ngày đầu độc lập, Việt Nam đã là một dân tộc tạo dựng được hình ảnh và ấn tượng
tốt đến thế. Vì thế, chuyện làm thương hiệu tưởng quen mà thành ra lạ.
Bí quyết của nền kinh tế hình ảnh
Làm thương hiệu tức là làm hình ảnh. Hiểu đơn giản, thương hiệu (maketting) là tạo dựng
hình ảnh cho sản phẩm thông qua quảng cáo. Và vì thế, có thể điểm mặt không ít doanh
nhân đã tự tuyên bố dòng sản phẩm của mình là “thương hiệu quốc gia” và nói mạnh rằng,
một ngày nào đó sẽ làm cho thị trường thế giới phải một phen xiêu vẹo. Thiết nghĩ, cũng
nên kể thêm tên tuổi của 30 sản phẩm được người ta lựa chọn trong “rổ” thương hiệu quốc
gia. Có thể thấy, khá nhiều tên tuổi trở nên nổi đình nổi đám là nhờ quảng cáo.
Biết làm quảng cáo, PR cho sản phẩm của mình là một yêu cầu rất quan trọng và ở công
đoạn cuối của làm thương hiệu. Khi sản phẩm được giới thiệu tới đối tượng tiêu dùng thì các
điều kiện về phân phối sản phẩm, dịch vụ hậu mãi… đã phải được chuẩn bị để giúp khách
hàng không chỉ mua, sử dụng mà còn có thể tận hưởng “hương vị” của sản phẩm lâu dài,
cảm nhận được giá trị cốt lõi của sản phẩm. Muốn đảm bảo khách hàng sẽ thỏa mãn với sản
phẩm tất nhiên quy trình tổ chức phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm là đồng đều và đạt
tiêu chuẩn mong muốn. Để có được quy trình chuẩn trong tổ chức, kinh doanh, sản xuất
phụ thuộc vào yếu tố con người của đội ngũ quản lý và nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Ngay cả
khi đã có được tất cả các yếu tố này thì khâu quan trọng nhất vẫn chính là nhân tố con
người lãnh đạo. Giống như một chiếc xe máy, dù là với thương hiệu Yamaha hay Honda, tốt
từ tất cả các cơ cấu, bộ phận, hệ thống, nhiên liệu… nhưng vẫn cần phải có một người lái nó
và nó sẽ đi về đâu, an toàn hay không, đến đích nào đều do người cầm lái. Vì thế, xin nhấn
mạnh lại nhân tố quan trọng trong việc làm thương hiệu là con người, nhà lãnh đạo hay còn

gọi là CEO điều hành doanh nghiệp.
Làm thương hiệu cho sản phẩm thì nhân tố con người là quyết định. Làm quảng cáo, PR tốt
đến mấy, quy trình bên trong về sản xuất, tổ chức nhân sự cấp dưới tốt đến mấy mà không
đảm bảo nhân tố lãnh đạo cao nhất thì sớm muộn gì thương hiệu đó cũng đổ. Điều này
không dễ để khách hàng có thể nhận biết nếu chỉ thông qua các chiến dịch quảng cáo.
Trên nhiều diễn đàn, người ta đã bàn và đề nghị bổ sung yếu tố con người vào thương hiệu
quốc gia, như trên đã phân tích, đó không phải chỉ là yếu tố bổ sung, đi kèm mà là yếu tố
quan trọng nhất. Tư duy của nhà lãnh đạo sẽ lái con tàu thương hiệu đến các bến bờ tương
lai. Nếu trao nhầm “thuyền trưởng” thì bài học về Vinashin mới chỉ là một bài học trước mắt.
Cần thái độ đúng
Có ý thức đúng về vai trò con người trong làm thương hiệu quốc gia thì mới có thái độ ứng
xử đúng với nhân tài của đất nước và qua đó, tạo môi trường cho các nhân tài phát triển.
Những gì có thể khiến cho một quốc gia trở nên sang lấp lánh trên bản đồ thương hiệu thế
giới chắc chắn phải do nhân tài.
Gần đây, sự kiện GS Ngô Bảo Châu được trao giải “Nobel” toán học đã để lại nhiều dư vị.
Tổng thống nước Pháp đã có bài phát biểu chúc mừng GS Ngô Bảo Châu sau khi GS nhận
giải, mặc dù ông Châu chỉ mới nhập quốc tịch Pháp, không có gốc gác gì với nước Pháp.
Nhưng hơn ai hết, những nhà lãnh đạo tư bản hiểu, những nhân tài như ông Châu có thể
làm lãnh đạo, có thể làm đầu tàu lôi kéo cả một lĩnh vực phát triển lên. Phải là nhân tài mới
có thể lãnh đạo và tạo nên “thương hiệu quốc gia” cho họ. Và vì thế, dù không máu mủ, chỉ
mới trao quyền công dân Pháp cho ông Châu, tổng thống Pháp đã lên tiếng trịnh trọng chúc
mừng nhân tài tầm cỡ thế giới này và mong muốn GS Châu sẽ đóng góp cho nước Pháp.
Thái độ của một vị tổng thống thuộc nhóm các nước phát triển hàng đầu trên thế giới hi
vọng sẽ làm thay đổi một nhóm người trong nước có cách nhìn thiếu cởi mở. Cùng sự kiện
GS Châu nhận giải thưởng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến tận gia đình thăm hỏi và
chúc mừng cùng bày tỏ lời mời hợp tác nhưng có không ít những ý kiến cho rằng, việc làm
của phó thủ tướng chỉ đơn giản là “thấy sang bắt quàng làm họ”. Với cách nhìn thiếu cởi mở
này khó có thể lý giải vì sao tổng thống nước Pháp có thái độ trân trọng nhân tài đến thế.
Gần gũi hơn, chúng ta chưa nên vội quên thái độ của Bác Hồ đối với các nhân tài, chí sĩ
trong giai đoạn lịch sử của đất nước thời kỳ mới độc lập.

Hình ảnh của một quốc gia trên bản đồ thế giới không khác gì hình ảnh của một ngôi sao
trên bầu trời sao, vì thế, nó không nên là một thứ ánh sáng lòe nhòe vì sự pha trộn của quá
nhiều yếu tố bên trong. Một thứ ánh sáng luôn bao gồm bảng phụ lục tới vài chục các sắc
màu, mảng miếng và cứ vài năm lại thay đổi danh sách kèm theo. Với khoảng 30 “đầu tàu”
ở các lĩnh vực khác nhau khiến không ít người phải băn khoăn, con tàu thương hiệu quốc gia
Việt Nam sẽ đi về hướng nào.

×