Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến sri (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động nước tại tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 162 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM THỊ THU




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN SRI
(SYSTEM OF RICE INTENSIFICATION) CHO VÙNG ĐẤT
KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƢỚC TỈNH BẮC KẠN





L
L
U
U


N
N



V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S




K
K
H
H
O
O

A
A


H
H


C
C


N
N
Ô
Ô
N
N
G
G


N
N
G
G
H
H
I
I



P
P











Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM THỊ THU



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN SRI
(SYSTEM OF RICE INTENSIFICATION) CHO VÙNG ĐẤT

KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƢỚC TỈNH BẮC KẠN


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60. 62. 01


L
L
U
U


N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H



C
C


S
S




K
K
H
H
O
O
A
A


H
H


C
C


N

N
Ô
Ô
N
N
G
G


N
N
G
G
H
H
I
I


P
P







Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Phụ






Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Phạm Thị Thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Khoa sau đại học, Phòng thí nghiệm trung tâm, các thầy giáo, cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.
TS. Hoàng Văn Phụ - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong
khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Phòng thí
nghiệm trung tâm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn

thiện bản luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả bạn
bè, đồng nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã
quan tâm động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn./.

Tác giả luận văn





Phạm Thị Thu









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
4.1. Ý nghĩa khoa học 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.2. Những nghiên cứu về bộ rễ lúa 7
1.3. Những nghiên cứu về mật độ gieo cấy 9
1.4. Những nghiên cứu về tuổi mạ và số dảnh cấy /khm 13
1.5. Những nghiên cứu về tác dụng của làm cỏ bằng biện pháp thủ công,
cơ giới 16
1.6. Những nghiên cứu và ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI
trên thế giới 20
1.6.1. Những nghiên cứu SRI ở Trung Quốc 22
1.6.2. Những nghiên cứu SRI tại Campuchia 24
1.6.3. Những nghiên cứu SRI ở Myanmar và Lào 25
1.6.4. Những nghiên cứu SRI ở Thái Lan, Indonesia và Philippines 26
1.6.5. Những nghiên cứu SRI ở Iran 28
1.6.6. Những nghiên cứu SRI ở Mali 29
1.6.7. Những nghiên cứu SRI ở Ấn Độ 31
1.6.8. Những nghiên cứu SRI tại một số nước khác 32
1.7. Những nghiên cứu và ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI ở
Việt Nam 33
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu 41
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 41
2.4. Điều kiện thí nghiệm 44
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 44

2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49
3.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết 49
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của SRI đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống lúa Khang dân 18 trong vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 cho
vùng đất không chủ động nước tại tỉnh Bắc Kạn 52
3.2.1. Thời gian sinh trưởng (TGST) 52
3.2.2. Khả năng đẻ nhánh 53
3.2.3. Một số chỉ tiêu về bộ rễ 56
3.2.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến khả năng tích lũy vật chất khô
của thân, lá, bông và toàn khóm 67
3.2.5. Khả năng chống chịu bệnh khô vằn 74
3.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 77
3.2.7. Hiệu quả kinh tế 85
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của SRI đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống lúa Bao thai vụ mùa 2010 cho vùng đất không chủ
động nước tại tỉnh Bắc Kạn. 87
3.3.1. Thời gian sinh trưởng 87
3.3.2. Khả năng đẻ nhánh 88
3.3.3. Một số chỉ tiêu về bộ rễ 90
3.3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến khả năng tích lũy vật chất khô
của thân, lá, bông và toàn khm 97
3.3.5. Khả năng chống chịu bệnh khô vằn 101
3.3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 102
3.3.7. Hiệu quả kinh tế 107
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 109

1. Kết luận 109
1.1. Về sinh trưởng của cây lúa 109
1.2. Về một số chỉ tiêu sinh trưởng của bộ rễ 109
1.3. Khả năng tích lũy vật chất khô của toàn khm và hệ số kinh tế 110
1.4. Về khả năng chống chịu bệnh khô vằn 110
1.5. Về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu 110
2. Đề nghị 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU


ĐVT
:
Đơn vị tính
Đ/c
:
Đối chứng
BVTV
:
Bảo vệ thực vật
TGST
:
Thời gian sinh trưởng
NSLT

:
Năng suất lý thuyết
NSTT
:
Năng suất thực thu
FAO
:
Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới
ICRISAT
:
Viện Nghiên cứu Cây trồng cạn Á nhiệt đới
IRRI
:
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của SRI đến thời gian sinh trưởng của giống lúa
KD18 - vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 52
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của SRI đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa KD18
- vụ mùa 2009 và vụ xuân 2011 54
Bảng 3.3a. Ảnh hưởng của SRI đến sinh trưởng của bộ rễ lúa KD18 - vụ
mùa 2010 57
Bảng 3.3b. Ảnh hưởng của SRI đến sinh trưởng của bộ rễ lúa KD18 - vụ
xuân 2011 58
Bảng 3.4a. Ảnh hưởng của SRI đến trọng lượng khô của rễ lúa KD18 qua
các tầng đất 0- 20cm - vụ mùa 2010 62
Bảng 3.4b. Ảnh hưởng của SRI đến trọng lượng khô của rễ lúa KD18 qua
các tầng đất 0- 20cm - vụ xuân 2011 63
Bảng 3.5a. Ảnh hưởng của SRI tới khả năng tích luỹ vật chất khô lá, thân,

bông và toàn khm giống lúa KD18 - vụ mùa 2010 68
Bảng 3.5b. Ảnh hưởng của SRI tới khả năng tích luỹ vật chất khô lá, thân,
bông và toàn khm giống lúa KD18 - vụ xuân 2011 69
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của SRI đến khả năng chống chịu bệnh khô vằn
giống lúa KD18 - vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 75
Bảng 3.7a. Ảnh hưởng của SRI đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống lúa KD18 - vụ mùa 2010 78
Bảng 3.7b. Ảnh hưởng của SRI đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống lúa KD18 - vụ xuân 2011 79
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của giống lúa KD18 - vụ mùa 2010 và vụ xuân 2011 86
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của SRI đến thời gian sinh trưởng giống lúa Bao
thai - vụ mùa 2010 87
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của SRI đến khả năng đẻ nhánh giống lúa Bao thai
- vụ mùa 2010 89
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của SRI đến sinh trưởng của bộ rễ giống lúa Bao
thai - vụ mùa 2010 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của SRI đến trọng lượng khô của rễ giống lúa Bao
thai qua các tầng đất 0- 20cm - vụ mùa 2010 94
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của SRI tới khả năng tích luỹ vật chất khô lá, thân,
bông và toàn khm giống lúa Bao thai - vụ mùa 2010 98
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của SRI đến khả năng chống chịu bệnh khô vằn
giống lúa Bao thai - vụ mùa 2010 102
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của SRI đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất giống lúa Bao thai - vụ mùa 2010 104
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế giống lúa Bao thai - vụ mùa 2010 108


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

0
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Diễn biến nhiệt độ (
0
C), ẩm độ (%) và lượng mưa (mm)
qua 5 năm (2006 -2010) và vụ xuân 2011, tỉnh Bắc Kạn 49
Biểu đồ 3.2a. Khả năng tích luỹ chất khô rễ/khm KD18 giai đoạn trỗ
bông vụ mùa 2010 64
Biểu đồ 3.2b. Khả năng tích luỹ chất khô rễ/khm KD18 giai đoạn trỗ bông
vụ xuân 2011 64
Biểu đồ 3.3a. Khả năng tích luỹ chất khô của bộ rễ/khm KD18 vụ mùa 2010 66
Biểu đồ 3.3b. Khả năng tích luỹ chất khô của bộ rễ /khm KD18 vụ xuân 2011 67
Biểu đồ 3.4a. Khả năng tích lũy chất khô thân, lá, bông giống lúa KD18
giai đoạn chín vụ mùa 2010 71
Biểu đồ 3.4b. Khả năng tích lũy chất khô thân, lá, bông giống lúa KD18
giai đoạn chín vụ xuân 2011 71
Biểu đồ 3.5a. Khả năng tích lũy chất khô toàn khm KD18 vụ mùa 2010 72
Biểu đồ 3.5b. Khả năng tích lũy chất khô toàn khm KD18 vụ xuân 2011 73
Biểu đồ 3.6a. Hệ số kinh tế giống lúa KD18 vụ mùa 2010 73
Biểu đồ 3.6b. Hệ số kinh tế giống lúa KD18 vụ xuân 2011 74
Biểu đồ 3.7a. Năng suất của giống lúa KD18 vụ mùa 2010 83
Biểu đồ 3.7b. Năng suất của giống lúa KD18 vụ xuân 2011 83
Biểu đồ 3.8. Khả năng tích luỹ chất khô bộ rễ bao thai giai đoạn trỗ bông
vụ mùa 2010 95
Biểu đồ 3.9. Khả năng tích luỹ chất khô của bộ rễ/khm Bao thai vụ mùa 2010 96
Biểu đồ 3.10. Khả năng tích lũy chất khô thân, lá, bông Bao thai
giai đoạn chín vụ mùa 2010 99

Biểu đồ 3.11. Khả năng tích lũy chất khô toàn khm giống lúa Bao thai
vụ mùa 2010 100
Biểu đồ 3.12. Hệ số kinh tế giống lúa Bao thai vụ mùa 2010 101
Biểu đồ 3.13. Năng suất của giống lúa Bao thai vụ mùa 2010 107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực c vị trí quan
trọng hàng đầu trên thế giới. Lúa tập trung chủ yếu ở châu Á chiếm 90% trong
đ khoảng 75% diện tích lúa được trồng trong điều kiện ruộng ngập nước, 19%
diện tích lúa trồng trong điều kiện ruộng thấp nhờ nước trời và khoảng 4% diện
tích lúa trồng trong điều kiện ruộng cạn không chủ động nước [53].
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nghèo thuộc vùng Đông Bắc c diện tích
đất ruộng khoảng 14.002 ha, trong đ c 6.325 ha (chiếm 45,2%) chủ động
nước được trồng 2 vụ lúa, ruộng bán chủ động nước c 2.546 ha (chiếm
18,2%) và diện tích đất hoàn toàn không chủ động nước còn 5.131 ha (chiếm
36,6%) chủ yếu cấy lúa vụ mùa (Sở NN&PTNT Bắc Kạn, 2009). Sản xuất lúa
ở tỉnh Bắc Kạn còn gặp nhiều kh khăn, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện
đất đai, khí hậu, đặc biệt là do lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các
huyện và giữa các tháng trong năm. Những tháng c lượng mưa thấp là từ
tháng 11 đến tháng 2. Những tháng c lượng mưa cao là tháng 6, 7, 8 và 9. Vì
vậy chỉ c những nơi chủ động nước tưới mới c thể sản xuất được 2 vụ/năm,
còn lại những vùng sản xuất lúa mà nguồn nước không chủ động và phụ thuộc
vào nguồn nước tự nhiên thì chỉ trồng 1 vụ lúa mùa và trồng các loại cây màu
khác, năng suất không ổn định, hiệu quả kinh tế thấp. Để tăng hệ số và hiệu quả
sử dụng đất, ngoài việc nghiên cứu và tuyển chọn những giống chịu hạn thì

việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để thâm canh cây lúa trên vùng đất
không chủ động nước là một vấn đề cấp thiết mà thực tiễn sản xuất đang đặt ra.
Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI (System of Rice Intensification) được
phát triển trong những năm gần đây cho thấy c nhiều ưu việt vừa làm tăng
năng suất, hiệu quả canh tác lúa lại vừa bảo vệ môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
Hiện nay, SRI đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công
nhận là một tiến bộ kỹ thuật mới. Tại Việt Nam, tính tới cuối vụ hè thu năm
2010 đã c 22 tỉnh thành áp dụng SRI trên diện tích 286.053 ha với 781.282
nông dân tham gia. Việc áp dụng SRI làm giảm chi phí đầu vào, tăng năng
suất đã làm lợi thêm cho nông dân từ 1,8-3,5 triệu đồng/ha/vụ (Nguồn Cục
BVTV) [5].
Tuy nhiên, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI mới chỉ được nghiên
cứu và áp dụng trên những chân đất chủ động nước tưới, do đ yêu cầu
nghiên cứu để áp dụng SRI trên đất không chủ động nước là rất cần thiết.
Do những yêu cầu khoa học và thực tiễn trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải
tiến SRI (System of Rice Intensification) cho vùng đất không chủ động
nước tại tỉnh Bắc Kạn”

2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI đến
sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lúa Khang dân 18 và giống lúa
Bao thai cho vùng đất không chủ động nước tại tỉnh Bắc Kạn.
- Đưa ra được khuyến cáo cải tiến quy trình thâm canh lúa cho vùng đất
không chủ động nước tại Bắc Kạn
3. Yêu cầu của đề tài

- Xác định được ảnh hưởng của các biện pháp SRI (tuổi mạ, mật độ cấy
và số lần làm cỏ) tới sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống lúa Khang dân
18 và giống lúa Bao thai cho vùng đất không chủ động nước tại tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định được tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ thích hợp cho
giống lúa Khang dân 18 và Bao thai cho vùng đất không chủ động nước tại
tỉnh Bắc Kạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Bước đầu nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải
tiến SRI cho vùng đất không chủ động nước tại tỉnh Bắc Kạn nhằm làm cơ sở
khoa học cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.
- Kết quả thu được từ thí nghiệm là căn cứ khoa học để bổ sung, hoàn
thiện quy trình kỹ thuật thâm canh lúa trên đất không chủ động nước tại tỉnh
Bắc Kạn nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật SRI (tuổi mạ, mật độ cấy và số
lần làm cỏ) phù hợp cho giống lúa Khang dân 18 và Bao thai trên đất ruộng
không chủ động nước, từ đ thay đổi phương pháp canh tác truyền thống đang
hạn chế đến tiềm năng năng suất của 2 giống lúa này ở tỉnh Bắc Kạn.
- Đề tài mang tính ứng dụng cao, khi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất
sẽ thúc đẩy mở rộng diện tích trồng lúa trên đất ruộng không chủ động nước
từ đ nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân, góp
phần xóa đói giảm nghèo cho tỉnh Bắc Kạn ni riêng và các tỉnh miền núi
phía Bắc ni chung.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Lúa gạo không chỉ là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho một nửa
dân số trên thế giới mà còn là nguồn tạo công ăn việc làm và thu nhập lớn
nhất cho những người dân ở nông thôn. Số người nghèo trên thế giới phụ
thuộc vào việc trồng lúa và lấy gạo làm lương thực cao hơn bất cứ loại cây
lương thực nào khác. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất lúa gạo đã gây ra những
tác động đáng kể đối với môi trường. Những tập quán canh tác hiện nay
khuyến khích tính đồng nhất gen di truyền. Điều này làm cho cây lúa dễ bị
nhiễm sâu hại và dịch bệnh hơn. Canh tác tập quán cũng gây lãng phí các
nguồn tài nguyên hiện đang trở nên ngày càng khan hiếm như tài nguyên
nước, tài nguyên ha thạch và hàng năm tiêu tốn khoảng 1/4 đến 1/3 tổng
lượng nước ngọt tiêu thụ trên toàn thế giới. Những cánh đồng ngập úng quanh
năm được bn nhiều phân ha học gp phần tăng phát khí thải nhà kính, gây
ra hiện tượng trái đất nng lên. Việc lạm dụng phân ha học và các chất bảo
vệ thực vật dẫn đến hiện tượng ô nhiễm đất và nước [43].
Hoạt động sản xuất lúa gạo cần được đẩy mạnh trong những thập kỷ tới
để c thể đáp ứng được nhu cầu dân số ngày một gia tăng, đ là chưa tính đến
tình trạng thiếu lương thực và dinh dưỡng hiện nay trên thế giới. Cần phải
tăng sản lượng lúa gạo trong điều kiện diện tích đất tính theo đầu người giảm,
nguồn nước phục vụ tưới tiêu ít hơn, không làm suy thoái môi trường và
không làm kiệt quệ các nguồn lực của các hộ nông dân sản xuất nhỏ, những
người chiếm đa số hộ nghèo trên thế giới. Việc tìm ra các giải pháp sản xuất
lương thực tại địa phương đng vai trò quan trọng trong công tác xa đi và
tạo cơ sở đảm bảo khi giá lương thực tăng cao.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
Khan hiếm nguồn nước hiện đã trở thành một thực trạng đe dọa khoảng
2 tỷ người. Nhiệt độ tăng cao do tác động của biến đổi khí hậu sẽ làm tăng nhu
cầu về nước cho hoạt động trồng trọt. Vì thế, sự khan hiếm nước càng trở nên
nghiêm trọng hơn. Tính đến năm 2025, sẽ có 15-20 triệu hec-ta trong tổng số
79 triệu hec-ta diện tích trồng lúa cần được tưới tiêu (cung cấp 3/4 tổng nguồn
cung lúa gạo cho thế giới) sẽ bị khan hiếm về nguồn nước [50]. Cũng theo ước
tính, đến năm 2015, để xa đi và suy dinh dưỡng cho dân số thế giới, cần có
lượng nước ngọt bổ sung tương đương với lượng nước ngọt hiện đang được sử
dụng phục vụ ngành nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt hộ gia đình [30].
Cần phải tìm ra những giải pháp để tăng tính hiệu quả sử dụng nguồn nước
(bao gồm cả nước tưới tiêu và nước mưa) trong nông nghiệp.
SRI c lẽ là giải pháp tối ưu nhất cho người nông dân và các quốc gia
nhằm thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp dựa vào cộng đồng.
Đồng thời, SRI cho phép quản lý các nguồn tài nguyên đất và nước một cách
bền vững hơn và thậm chí còn làm tăng năng lực sản xuất của những nguồn
tài nguyên này trong tương lai.
Khi áp dụng SRI, nước cho canh tác lúa tưới tiêu sẽ giảm từ 25-50%.
Việc cắt giảm lượng nước trong sản xuất lúa gạo có thể tiết kiệm nước cho
việc trồng các loại cây lương thực khác, tăng đa dạng cây trồng và sử dụng
cho các lĩnh vực khác như sinh hoạt gia đình, công nghiệp và môi trường.
SRI đòi hỏi nhu cầu về nước ít hơn đồng nghĩa với việc người nông dân có
thể tiếp tục trồng lúa tại các khu vực khan hiếm về nguồn nước [43].
Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI (System of Rice Intensification)
do Fr. Henryde Laulanie, S.J bắt đầu vào năm 1994 tại Tefy Saina,
Madagasca. Tại đây, kỹ thuật này đã làm năng suất lúa tăng lên gấp đôi, trung
bình 8 tấn/ha mà không sử dụng thuốc BVTV.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
Theo nguyên lý của SRI, các biện pháp này sẽ cho kết quả tốt trong bất
kỳ môi trường nào, mặc dù kết quả sẽ biến đổi. Kết quả cũng c thể khác
nhau đối với việc sử dụng các giống lúa khác nhau. Cho đến nay, tất cả các
giống đã phản ứng tích cực với phương pháp quản lý này.
Từ các thực nghiệm đồng ruộng của nông dân, đến nay việc áp dụng
các biện pháp SRI đã được thực hiện ở 40 nước: Châu Á, Châu Phi và Châu
Mỹ la tinh [41]. SRI đang được đánh giá là kỹ thuật thâm canh đầy triển
vọng bởi n thỏa mãn được cả 2 mục tiêu là đạt được hiệu quả kinh tế và phát
triển nông nghiệp bền vững [47], [29].
Đánh giá tác động của SRI tại 8 quốc gia (Bănglađet, Campuchia,
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nê pan, Srilanka và Việt Nam) cho thấy lợi
ích của SRI là “lúa gạo nhiều hơn, thu nhập cao hơn, ít tiêu tốn nước hơn”,
cụ thể: sản lượng tăng 47%, nước tiết kiệm 40%, giảm chi phí trên mỗi hecta
là 23% và tăng thu nhập là 68%/hecta [41] (xem phụ lục 1).
Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI đã được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam công nhận là một tiến bộ kỹ thuật mới và đã áp
dụng tại 22 tỉnh thành của Việt Nam kể từ năm 2003. Kết quả của hệ thống
này hứa hẹn về mặt hiệu quả kinh tế cũng như sản xuất nông nghiệp bền
vững. Mục đích chính của SRI là phát triển một hệ thống sản xuất lúa bền
vững bao gồm nhm các ý tưởng. Nguyên tắc và các ứng dụng thực tiễn dựa
trên quản lý hiệu quả việc canh tác lúa để tối đa ha năng suất. SRI đã được
thử nghiệm thành công trong những điều kiện đa dạng tại một số địa phương
ở Việt Nam, đặc biệt là những hộ nông dân c ít ruộng. Người dân, các cán bộ
nông nghiệp và các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng SRI tạo ra sản lượng
cao hơn cũng nhờ giảm nhu cầu của vật tư đầu vào, như giảm phân bn ha
học, thuốc trừ sâu, nước tưới. SRI cũng làm cho đất giữ được độ phì nhiêu và
bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm [22].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
1.2. Những nghiên cứu về bộ rễ lúa
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, rễ đng vai trò rất
quan trọng, n là cơ quan hút dinh dưỡng và vận chuyển chất dinh dưỡng
nuôi cây. Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, c cấu tạo sơ cấp, sau khi lúa nảy mầm,
rễ mầm xuất hiện, tồn tại 5-7 ngày rồi rụng đi. Từ các đốt trên thân mọc ra các
rễ phụ, phát triển nhanh tạo thành rễ chùm, ăn nông.
Số lượng và trọng lượng rễ tăng dần theo thời gian sinh trưởng từ cấy,
đẻ nhánh, làm đòng và đạt cao nhất lúc trỗ bông, sau đ giảm dần đến khi lúa
chín. Tốc độ hút nước của bộ rễ đạt cao ở thời kỳ làm đòng và trỗ bông.
Sự phát triển và phân bố của bộ rễ lúa cũng tuân theo một quá trình
nhất định. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng rễ lúa ăn nông tập trung chủ yếu
ở tầng đất 0-10cm. Khi cây lúa bước sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, rễ
lúa phát triển mạnh về số lượng, trọng lượng và ăn sâu xuống tầng 30-50cm
để hấp thu dinh dưỡng ở tầng sâu và giữ cho cây bám chắc vào đất, tránh đổ
ngã khi mang đòng và mang hạt nặng.
Thông qua màu sắc, độ lớn của rễ lúa, chúng ta biết được đời sống của
cây lúa ra sao. Cây lúa khoẻ mạnh thì rễ trắng, vàng, to, mập, nhiều lông hút.
Gặp điều kiện bất lợi, cây lúa sinh trưởng còi cọc, rễ thường nhỏ, số lượng ít,
c màu đen. Nếu trong đất c độc tố, ít oxy thì rễ sẽ bị thối, tanh.
Hoạt động của bộ rễ lúa chịu ảnh hưởng của nhiệt độ (rễ phát triển tốt
nhất ở nhiệt độ 28-32
0
C), điều kiện dinh dưỡng và đất đai. Để bộ rễ phát triển
tốt cần bn phân đầy đủ, cân đối và điều tiết nước hợp lý.
Theo Togari-matsuo (1977) đại bộ phận rễ phân bố ở lớp đất trồng trọt
từ 12-15cm, dưới lớp đế cày số rễ rất ít. Trồng lúa trong chậu để quan sát sự


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
phân bố của rễ đến 91cm thì thấy ở lớp đất 20cm c trên 30% tổng số rễ, lớp
đất sâu dưới 50cm chỉ c 1-2% rễ. Vì vậy trong thực tế người ta coi như phạm
vi hoạt động của rễ lúa nằm trong lớp đất cày, nghĩa là 20cm đất mặt [38].
Ở ruộng không bị ngập nước, không khí trong đất đầy đủ nên rễ hô hấp
thuận lợi, sinh trưởng mạnh và cây lúa phân nhánh nhiều. Ở ruộng nước đất
thiếu không khí cây phải hút oxy từ trên không nhờ các bộ phận trên mặt đất
để vận chuyển đến rễ làm cho rễ lúa hô hấp được thuận lợi. Ruộng nước nếu
thiếu oxy rễ sinh trưởng kém, ăn nông, phát triển theo chiều ngang. Do đ cây
hút kali và silic kém [38].
Một đặc điểm của hệ rễ cây lúa là luôn luôn tìm đến môi trường c thế
hiệu oxy ha khử thích hợp. Trong ruộng lúa nước ni chung tầng đất mặt
nhiều nước, thức ăn và oxy, nên ở thời kỳ đầu (từ lúc bắt đầu sinh trưởng đến
giai đoạn giữa), rễ lúa thường phân bố ở tầng đất trên. Hệ rễ lúa lúc đ c
hình bầu dục nằm ngang. Sau đ cùng với quá trình sinh trưởng, hệ rễ ăn sâu
hơn, vì nước tưới đưa thức ăn và oxy xuống sâu hơn, làm cho lớp đất cũng tốt
lên, rễ lại phát triển sâu xuống tầng đất dưới nên lúc này hệ rễ c hình quả
trứng để lộn ngược. Hình dạng của hệ rễ ngoài ảnh hưởng của tính di truyền
còn phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ đất, chiều sâu của lớp đất cày và tình hình
bn phân, sự phân bố của phân bn [38].
Rễ cây lúa chủ yếu phát triển ở nơi mà rễ thấy c ẩm và nhiều chất dinh
dưỡng. Chúng ta c thể làm cho rễ ăn sâu và đều khi rải phân ở những lớp đất
khác nhau, mục đích là làm cho rễ sử dụng được một khối lượng dinh dưỡng
lớn nhất. Ngược lại rễ cây c khuynh hướng chỉ tập trung nhiều ở trên mặt khi
có các nguyên tố dinh dưỡng ở đ, và như vậy sẽ làm cho cây trồng dễ bị hạn
hơn [15].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
1.3. Những nghiên cứu về mật độ gieo cấy
Mật độ là số cây, số khm được trồng cấy trên một đơn vị diện tích, với
lúa cấy thì mật độ được tính bằng đơn vị khm/m
2
, lúa gieo thẳng đ ược tính
bằng số hạt mọc. Trên một đơn vị diện tích nếu mật độ càng cao (cấy dầy) thì
số bông càng nhiều, song số hạt/bông càng ít (bông bé), tốc độ giảm số
hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật độ. Vì thế cấy dầy quá sẽ làm cho năng
suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cấy với mật độ quá thưa đối với các
giống lúa c thời gian sinh trưởng ngắn thì rất kh hoặc không thể đạt được số
bông tối ưu. Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với các giống lúa
khác nhau đều khẳng định: khi các khâu kỹ thuật khác được duy trì thì chọn
một mật độ vừa phải là phương án tối ưu để đạt được số lượng hạt thc nhiều
nhất trên đơn vị diện tích gieo cấy [16].
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, n phụ thuộc vào đặc
điểm của giống, điều kiện đất đai, nước tưới, dinh dưỡng, trình độ thâm canh
của người dân…Khi nghiên cứu về vấn đề này Sasato (1966) đã kết luận:
trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa, ngược lại
phải cấy dầy. Giống lúa cho nhiều bông thì cấy dầy không c lợi bằng giống
to bông, vùng lạnh nên cấy dầy hơn vùng nng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa
hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dầy hơn lúa gieo sớm [24].
Nghiên cứu về khả năng đẻ nhá nh S .Yoshida (1985) đã khẳng định :
Trong ruộng lú a cấy, khoảng cá ch thích hợp cho lú a đẻ nhá nh khoẻ và sớm thay
đổi từ 20 x 20cm đến 30 x 30cm. Theo ông việc đẻ nhá nh chỉ xảy ra đến mật độ
300 cây/m
2
, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chí nh cho bông.

Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m
2
. Số bông trên
đơn vị diện tí ch cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông . Mật
độ cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhá nh . Thường
gieo cấy thưa thì lú a đẻ nhá nh nhiều còn cấy dày thì đẻ nhánh ít [34] .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và
quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản ứng
với mật độ khá c nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất
tăng cò n tăng quá năng suất giảm xuống. Holiday (1960) cho rằng: Quan hệ giữa
mật độ và năng suất cây lấy hạt là quan hệ parabol, tức là mật độ lú c đầu tăng thì
năng suất tăng nhưng nếu tiếp tục tăng mật độ quá thì năng suất lại giảm [12].
Qua thực tế thí nghiệm nhiề u năm đối với nhiều giống lú a khá c nhau .
Yoshida cho rằng: Trong phạm vi khoảng cá ch 50 x 50cm đến 10 x 10cm khả
năng đẻ nhá nh có ảnh hưởng đến năng suất . Ông đã thấy rằng năng suất hạt
của giống IR -154-451 (một giống đẻ nhá nh í t ) tăng lên so với việc giảm
khoảng cá ch 10 x 10cm. Còn IR8 (giống đẻ nhá nh khoẻ ) năng suất đạt cực đại
ở khoảng cá ch cấy là 20 x 20cm [34].
Các tác giả Yuan Qianhua, Lu Xinggui, Cao Bing và cộng sự (2002) đã
sử dụng tổ hợp lai 2 dòng PA 64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ
cấy đến cá c yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp lai . Các tác giả
sử dụng hai công thức cấy thưa (90.000 khm/ha) và công thức cấy truyền
thống ở Trung Quốc (300.000 khm/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy số
nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đá ng kể so với công thức cấy dầ y vào thời
điểm trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉ còn rất nhỏ [58].
Ở Nhật Bản khoảng cách cấy ngày càng được mở rộng dần. Tương lai

sau này áp dụng những giống tốt, bn nhiều phân thì c thể cấy khoảng cách
25 x 25cm hoặc 30 x 30cm [35].
Ở Việt Nam khi tiến hành thí nghiệm với giống lúa mùa Tám đen, với
khoảng cách cấy là 40 x 40cm và cấy 1 dảnh. Lúa đã đẻ từ ngày 1/6 đến 9/8
được 232 nhánh/m
2
, trong đ c 198 nhánh thành bông (tỷ lệ bông hữu hiệu là
85%), tổng số hạt là 18.841 hạt (trung bình mỗi bông c 95 hạt). Đối với
giống Chiêm thanh khi tiến hành cấy 1 dảnh, với khoảng cách cấy rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
40 x 40 cm, từ ngày 19/12 đến 25/3 đẻ được 113 nhánh/m
2
(trong đ c 101
nhánh thành bông, tỷ lệ nhánh c ích là 89,4%) [7].
Khi làm thí nghiệm trên giống lúa Di hương với các khoảng cách cấy
khác nhau thay đổi từ 30 x 30cm, 20 x 15cm, 20 x 10cm, 15 x 5cm, 10 x 5cm,
5 x 5cm. Với các số dảnh khác nhau trong mỗi khm thay đổi từ 1 dảnh thường,
1 dảnh đẻ (ngạnh trê), 3 dảnh, 5, 8, 10, 13, 16. Như vậy mật độ thay đổi từ
11-400 khóm/m
2
. Và mật độ dảnh cơ bản thay đổi từ 11 - 6.400 dảnh/m
2
. Thí
nghiệm được tiến hành trong 2 vụ mùa đã cho thấy thời gian đẻ của giống lúa
Di hương thay đổi rõ với các mật độ khác nhau. Mật độ khm càng cao thời
gian đẻ càng ngắn dù mật độ dảnh trong khm cao hay thấp. Mật độ dảnh
trong khm càng cao đối với cùng mật độ khm thì thời gian đẻ cũng rút

ngắn, trừ các mật độ khm tương đối thưa (30 x 30cm, 20 x 15cm) [7].
Nhiều kết quả nghiên cứu xá c định rằng trên đất giàu dinh dưỡng mạ
tốt thì chú ng ta cần chọn mật độ thưa , nếu mạ xấu cộng đất xấu nên cấy dày .
Để xá c định mật độ cấy hợp lý có thể căn cứ vào 2 thông số là: số bông cần
đạt/m
2
và số bông hữu hiệu trên khó m.
Mật độ (số khm/m
2
)
=
Số bông/m
2

Số bông/khm
Theo kết quả đạt được những ruộng lú a thâm canh năng suất đạt được
trên 300kg/sào thì khó m lú a cần có 7-10 bông (thí nghiệm trên Sán ưu Quế 99)
thì mật độ : với 7 bông/khm cần cấy 43 khm/m
2
; với 8 bông/khm cần cấy
38 khm/m
2
với 9 bông/khm cần cấy 33 khm/m
2
; với 10 bông/khm cần cấy
30 khm/m
2
[37].
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh trưởng
của lú a ngắn ngày thâm canh, Nguyễn Như Hà kết luận: tăng mật độ cấy làm

cho việc đẻ nhá nh của một khó m giảm . So sá nh số dảnh trên khó m của mật
độ cấy thưa 45 khm/m
2
và mật độ cấy dày 85 khm/m
2
thì thấy số dảnh đẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
trong một khm lúa ở công thức cấy thưa lớn hơn 0,9 dảnh - 14,8% ở vụ
xuân, còn ở vụ mùa lớn tới 1,9 dảnh/khm - 25% [12].
Nguyễn Thạch Cương đã làm thí nghiệm với tổ hợp Bồi tạp sơn t hanh
trên đất phù sa sông Hồng và đi đến kết luận :
+ Trong vụ xuân : Với mật độ cấy 55 khm/m
2
trên đất phù sa sông
Hồng cho năng suất cao nhất là 82,2 tạ/ha, trên đất phù sa ven biển cho năng
suất 83,5 tạ/ha, ở vù ng đất bạc màu rì a đồng bằng mật độ 55-60 khm/m
2
cho
năng suất 77,9 tạ /ha.
+ Trong vụ mù a : Mật độ 50 khm/m
2
, trên đất phù sa sông Hồng cho
năng suất cao nhất là 74,5 tạ/ha, trên đất phù sa ven biển cho năng suất đạt
74 tạ/ha, mật độ 55 khm/m
2
trên đất bạc màu cho năng suất 71,4 tạ/ha [6].
Nguyễn Văn Luật (2001) nhận xé t phương phá p canh tá c cổ truyền

trước đây so với ngày nay: trước năm 1967, người dân trồng lú a thường cấy
thưa với mật độ 40 x 40cm hoặc 70 x 70cm ở một vài ruộng sâu , còn ngày
nay có xu hướng cấy dày 20 x 20cm; 20 x 25cm; 15 x 20cm; 10 x 15cm [25].
Theo Nguyễn Văn Hoan thì nên bố trí cá c khó m lú a cấy theo kiểu hà ng
xông, hàng con, trong đó hàng xông rộng hơn hàng con để khoảng cá ch giữa
các khm lúa theo kiểu hình chữ nhật là tốt nhất [15], [16].
Theo kết quả nghiên cứu của Ma Thị Ảnh tại Chiêm Hó a - Tuyên
Quang thì giống lú a Tạp Giao 1 cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao nhất
khi cấy với phương thức cải tiến hàng rộng hàng hẹp (30 + 15)cm x 12cm ứng
với 33 khm/m
2
, 4 dảnh/khm (132 dảnh/m
2
) [2].
Theo Trần Thú c Sơn thì mở rộng khoảng cá ch cấy (20 x 30cm) là con
đường tốt nhất để giảm lượng gieo cần thiết cho 1 ha (25kg) mà không làm
giảm năng suất [31].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
1.4. Những nghiên cứu về tuổi mạ và số dảnh cấy /khm
Số dảnh cấy /khm phụ thuộc vào số bông dự định phải đạt /m
2
trên cơ
sở mật độ cấy đã xác định . Việc xá c định số dảnh cấy /khm cần đảm bảo
nguyên tắc chung là dù ở mật độ nào, tuổi mạ bao nhiêu, sức sinh trưởng của
giống mạnh, yếu thì vẫn phải đạt được số dảnh thành bông theo yêu cầu , độ
lớn của bông không giảm, tổng số hạt chắc/m
2

đạt được số lượng như dự định.
Đối với nhm lúa thường gieo mạ thâm canh hoặc gieo mạ cải tiến thì
nên cấy mạ non. Bố trí cấy với mật độ thưa hơn so với cách gieo mạ truyền
thống. Mạ non cấy 3-4 dảnh/khm (mạ non chưa đẻ), 30-35 khóm/m
2
để sau
thời kỳ đẻ nhánh c số nhánh tương đương như loại mạ thâm canh, khoảng
cách 25 x 12cm thường được ưa chuộng [16].
Đối với mạ non khi cần đạt 9-10 bông/khm và mật độ 35-39 khóm/m
2

thì chỉ cần cấy 2 dảnh mạ/khm, không nên cấy nhiều dảnh hơn vì loại mạ
non đẻ khỏe, cấy nhiều dảnh cây lúa sẽ đẻ ra nhiều nhánh quá nhỏ, yếu, tỷ lệ
bông hữu hiệu thấp. Hoặc số bông/khm nhiều hơn so với dự định sẽ làm cho
số hạt/bông ít đi, bông lúa nhỏ, năng suất không đạt yêu cầu. Khi cần đạt
11-12 bông/khm ở mật độ 29-32 khóm/m
2
, cần cấy 3 dảnh/khm để một
dảnh mạ sinh ra 4 bông lúa to đều nhau [16].
Ở Nhật Bản, mạ tốt là mạ non, cấy xuống cây mạ bén rễ rất nhanh, mật
độ cấy tiêu chuẩn ở Hokkaido là 35 x 15cm, mỗi khm 3 dảnh. Theo kết quả
nghiên cứu của trạm thí nghiệm nông nghiệp ở Hokkaido cho thấy trong một
phạm vi mật độ nhất định thì năng suất hầu như không thay đổi. Mật độ cấy
thích hợp nhất thay đổi tùy theo lượng phân bn và đặc tính giống. Ở vùng
nhiệt đới như Ấn Độ, cấy lúa chín sớm với mật độ 15 x 15cm, mỗi khm lúa
2 dảnh, với lúa chín muộn khoảng cách 20 x 20cm hoặc 15 x 23cm, mỗi khm
2 dảnh, những nơi đất tốt c thể cấy 30 x 15cm [35].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


14
Theo Nguyễn Thị Trâm thì sử dụng mạ non để cấy (mạ chưa đẻ nhá nh)
thì sau cấy lúa thường đẻ nhánh sớm và nhanh . Nếu cần đạt 9 bông hữu
hiệu/khm với mật độ 40 khm/m
2
, chỉ cần lấy 3-4 dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là
đủ, nếu cấy nhiều hơn, số nhá nh đẻ có thể tăng nhưng tỷ lệ hữu hiệu giảm . Khi
sử dụng mạ thâm canh, mạ đã đẻ 2-5 nhánh thì số dảnh cấy phải tính cả nhánh
đẻ trên mạ. Loại mạ này già hơn 10-15 ngày so với mạ chưa đẻ, vì vậy số dảnh
cấy cần phải bằng số bông dự định hoặc í t nhất cũng phải đạt trên 70% số bông
dự định. Sau khi cấy cá c nhá nh đẻ trên mạ sẽ tích luỹ , ra lá , lớn lên và thành
bông. Thời gian đẻ nhá nh hữu hiệu chỉ tập trung vào khoảng 8-15 ngày sau cấy.
Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy/khm nhiều hơn cấy mạ non [39].
Nguyễn Văn Hoan cho rằng ở mật độ cấy dày trên 40 khm/m
2
thì để đạt 7
bông hữu hiệu trên khó m cần cấy 3 dảnh (nếu mạ non). Với loại mạ thâm canh số
nhánh cần cấy trên khm được định lượng theo số bông cần đạt nhân với 0,8 [15].
Qua các nghiên cứu Bùi Huy Đáp (1980) cho rằng nếu ta cấy càng
nhiều dảnh lúa thì bông lúa càng ít hạt, ví dụ như cấy 1.600 dảnh/m
2
thì
1 bông chỉ c 8 hạt, cấy 1.000 dảnh/m
2
thì 1 bông trung bình c 22 hạt, cấy
500 dảnh/m
2
1 bông c 44 hạt, 250 dảnh/m
2
1 bông c 82 hạt, 33 dảnh/m

2
1 bông có 119 hạt. Giống lúa mùa Di hương là giống dài ngày cho năng suất
cao nhất ở mật độ 33 khm/m
2
, mỗi khm cấy 1 dảnh. Tăng lên 3 dảnh trên
1 khm, năng suất còn khá (đứng thứ 2), nhưng đã kém rõ so với mật độ trên.
Và càng tăng số khm hay số dảnh thì năng suất càng giảm, nếu tăng số dảnh
lên 7 lần so với công thức thứ nhất thì năng suất giảm 5 tạ/ha [7].
Theo Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997) thì giống lúa c nhiều bông
nên cấy 200-250 dảnh cơ bản/m
2
, giống to bông cấy 180-200 dảnh/m
2
.
Số dảnh cấy/khm là 3-4 dảnh ở vụ mùa và 4-5 dảnh ở vụ chiêm [36].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

15
Khi tiến hành thí nghiệm xá c định ảnh hưởng của số dảnh cấy đến năng
suất lú a trong vụ xuân và vụ mù a 1998 tại Hà Tây trên tổ hợp Bồi tạp sơn thanh
với 4 công thức cấy , Nguyễn Thạch Cương đã nhận thấy ở thí nghiệm cấy 2
dảnh và 3 dảnh thì năng suất tương ứng là 78,8 và 79,9 tạ/ha; trong khi đó thí
nghiệm cấy 1 dảnh và 4 dảnh thu được năng suất là 76,0 và 76,5 tạ/ha, từ đó đi
đến kết luận trong cả vụ xuân và vụ mù a trên đất phù sa sông Hồng đối với lú a
lai nên cấy số dảnh vừa phải (2-3 dảnh/khm) sẽ cho hiệu quả kinh tế cao [6].
Còn theo Trương Đích với các giống lúa lai nên cấy 2-3 dảnh với mật
độ 50-55 khm/m
2
và cấy 3-4 dảnh với mật độ 40-45 khm/m

2
[8].
Theo khuyến cá o của Bộ Nông nghiệp và Viện nghiên cứu lú a Philippin
(DA-PhilRice, 2003) thì công thức cấy thích hợp nhất cho lúa là 1-2 dảnh/khm
với khoảng cá ch 20 x 20cm vào mù a mưa và 20 x 15cm vào mù a khô [48].
Tóm lại, năng suất ruộng lú a do số bông /đơn vị diện tí ch , số hạt/bông
và khối lượng của hạt quyết định:
Năng suất
(tạ/ ha)
=
Số bông/m
2
 Số hạt chắc/bông  Khối lượng 1.000 hạt
10.000
Trong đ, số bông của ruộng lú a là yếu tố quan trọng nhất quyết định
năng suất , đồng thời cũng là yếu tố tương đối dễ điều chỉnh hơn so với hai
yếu tố cò n lại. Tác động kỹ thuật làm tăng số bông đến mức tối đa là vô cùng
quan trọng trong thâm canh lú a . Căn cứ vào tiềm năng cho năng suất của
giống, tiềm năng đất đai , khả năng thâm canh của người sản suất và gieo
trồng để định ra số bông cần đạt một cá ch hợp lý . Việc xá c định số bông cần
đạt trên một đơn vị diện tí ch quyết định mật độ gieo cấy , khoảng cá ch cấy và
số dảnh cơ bản khi cấy.

×