Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

kiểm tra 1 tiêt lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.96 KB, 1 trang )

Câu hỏi 1(2 điểm): Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với lối sống
trong đất?
Câu hỏi 2(2 điểm): Trình bày cấu tạo trong của thủy tức?
Câu hỏi 3(2 điểm): Em hãy kể tên một số giun sán gây bệnh cho người? Bản
thân em đã làm gì để phòng bệnh giun sán?
Câu hỏi 4 (1 điểm): Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại
rét run cầm cập?
Câu 1(2 điểm) Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với lối sống trong
đất là:
- Cơ thể hình giun.(0,25điểm)
- Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển.(0,5điểm)
- Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui
rúc trong đất.(1điểm)
- Da trơn có chất nhầy.(0,25điểm)
Câu 2(2 điểm) Cấu tạo trong của thủy tức:
- Thành cơ thể có 2 lớp.(0,25điểm):
+ Lớp ngoài: Gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ, tế bào
sinh sản.(0,75điểm)
+ Lớp trong: Gồm tế bào mô cơ-tiêu hóa.(0,25điểm)
- Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.(0,25điểm)
- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa(gọi là ruột túi) .(0,5điểm).
Câu3(2điểm):
* Một số giun sán gây bệnh cho người: Sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu,
sán dây (1điểm).
* Liên hệ bản thân phòng bệnh giun sán: (1 điểm)
- Vệ sinh thân thể: Tắm rửa bằng nước sạch.
- Vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi, không ăn thịt lơn, trâu, bò gạo.
- Vệ sinh môi trường.
Câu 4(1 điểm): Hồng cầu trong máu người làm nhiệm vụ vận chuyển oxy
tới tế bào để oxy hóa các chất hữu cơ có trong thành phần tế bào sinh ra
năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Khi bị sốt rét hàng


loạt hồng cầu bị phá hủy Tế bào cơ thể bị thiếu oxy dẫn đến cơ thể bị
thiếu năng lượng nên điều hòa thân nhiệt bị rối loạn, nhiệt độ cơ thể lên
cao nhưng người vẫn bị rét run cầm cập.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×