Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC DỪA LÙN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.95 KB, 47 trang )

Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH BẢNG iv
DANH SÁCH HÌNH v
MỞ ĐẦU vi
Chƣơng I: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1
1. KHÁT QUÁT VÙNG ĐIỀU TRA 1
1.1. Vị trí địa lý 1
1.2. Thổ nhưỡng 1
1.3. Khí hậu 1
1.4. Thuỷ văn 2
2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ 2
3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY DỪA 3
3.1. Giá trị dinh dưỡng 3
3.2. Giá trị sử dụng 3
4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DỪA 4
4.1. Trên thế giới 4
4.2. Trong nước 6
5. YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA CÂY DỪA 7
5.1. Khí hậu 7
5.2. Đất 8
5.3. Dinh dưỡng 9
6. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THỰC VẬT CỦA CÂY DỪA 10
6.1. Rễ 10
6.2. Thân 10
6.3. Lá 10
6.4. Hoa 11


6.5. Sự nở hoa 12
6.6. Thụ phấn 13
6.7. Trái 14
6.8. Các giống dừa thuộc nhóm dừa lùn 14
6.8.1. Các giống dừa lùn 14
6.8.2. Các giống dừa lùn chủ yếu ở Bến Tre 15
7. KỸ THUẬT CANH TÁC 16
7.1. Kỹ thuật chọn giống dừa 16
7.2. Kỹ thuật vườn ươm 17
7.3. Chuẩn bị đất và trồng cây 17
7.3.1. Mùa vụ trồng 17
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

2

7.3.2. Sửa soạn đất trồng 17
7.3.2.1. Đào mương lên liếp 17
7.3.2.2. Kích thước liếp 18
7.3.2.3. Đắp mô 18
7.3.3. Khoảng cách trồng 19
7.3.4. Chuẩn bị cây con 20
7.3.5. Đặt cây con 20
7.4. Chăm sóc 20
7.4.1. Tưới nước 20
7.4.2. Làm cỏ 20
7.4.3. Bón phân 20
8. SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY DỪA VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ 22
8.1. Sâu hại 22
8.1.1. Bọ dừa 22
8.1.2. Kiến vương 23

8.1.3. Đuông 24
8.1.4. Sâu đục trái 25
8.1.5. Sâu nái 25
8.2. Bệnh hại trên cây dừa 26
8.2.1. Bệnh đốm lá 26
8.2.2. Bệnh thối đọt 26
9. CÁC HIỆN TƢỢNG BẤT THƢỜNG TRÊN CÂY DỪA 26
9.1. Nứt, rụng trái 26
9.2. Mùa “dừa treo” 26
10. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN DỪA 27
Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN ĐIỀU TRA 28
1. PHƢƠNG TIỆN 28
2. PHƢƠNG PHÁP 28
Chƣơng III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
1. ĐẶC ĐIỂN VƢỜN 29
1.1. Diện tích 29
1.2. Tuổi cây 29
1.3. Đất, hệ thống đê bao và cống bọng 30
2. KỸ THUẬT CANH TÁC 30
2.1. Hệ thống mương liếp và mô hố 30
2.1.1. Mương 30
2.1.2. Liếp 30
2.1.3. Mô hố 32
2.2. Kỹ thuật canh tác 32
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

3

2.2.1. Bón lót 32
2.2.2. Chuẩn bị cây con 32

2.2.3. Khoảng cách trồng 32
2.2.4. Cây trồng xen 33
2.2.5. Chăm sóc 33
2.2.6. Phân bón cây trồng xen 34
2.2.7. Quản lý cỏ 35
2.2.8. Bồi liếp 35
2.2.9. Vệ sinh vườn 35
2.2.10. Sâu bệnh 35
2.2.11. Thu hoạch 35
Chƣơng IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ 37
1. KẾT LUẬN 37
2. ĐỀ NGHỊ 37
Chƣơng V: THIẾT KẾ MÔ HÌNH 38
1. CHỌN ĐỊA ĐIỂM VƢỜN 38
2. THIẾT KẾ VƢỜN 38
2.1. Cách trồng 39
2.2. Hoạch toán 39
2.2.1. Đầu tư 39
2.2.2. Thu hoạch 39
2.2.2.1. Từ chuối 39
2.2.2.2. Từ dừa 40
2.3. Lợi nhuận 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41


Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

4

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích (ha) dừa đang thu hoạch 5
Bảng 1.2. Sản lượng dừa ở các quốc gia quy ra trái 6
Bảng 1.3. Mười quốc gia đứng đầu về sản lượng dừa 6
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng dừa của Bến Tre 7
Bảng 1.5. Số cây dừa/ha tương ứng theo mật độ trồng 19
Bảng 1.6. Khoảng cách và mật độ trồng của dừa lùn trên đất phù sa 19
Bảng 1.7. Phân hóa học N, P, K bón cho dừa theo từng lứa tuổi 21
Bảng 1.8. Bón phân Urê, Super Photphate, KCL 22
Bảng 3.1. Bảng tỷ lệ diện tích canh tác dừa lùn của các hộ dân 29
Bảng 3.2. Bảng tỷ lệ chiều rộng mương vườn của các hộ 30
Bảng 3.3. Bảng tỷ lệ chiều rộng liếp của các hộ trồng dừa lùn 31
Bảng 3.4. Bảng phương pháp xử lý đất liếp 32
Bảng 3.5. Liều lượng phân hóa học trung bình 34

Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

5

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Quy trình kỹ thuật trồng dừa cơ bản 16
Hình 1.2. Thiết kế liếp 18
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tuổi (năm) vườn dừa lùn 29
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hộ nông dân xử lý đất liếp 31
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mô hình canh tác 33
Hình 5.1. Mô hình thiết kế vườn dừa lùn 38
Hình 5.2. Sơ đồ bố trí cây trồng trên liếp. 39

Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

6


MỞ ĐẦU
Cây dừa có tên khoa học là Cocos nucifera L. là một loài cây trong họ Cau
(Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân
đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy
lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4 – 6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60 – 90
cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo
trên thân. Dừa là một loại cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới phân bố rộng từ vĩ độ 20
bắc xuống tận vĩ độ 20 nam của đường xích đạo với tổng diện tích 12,47 triệu ha được
trồng tại 93 quốc gia (Võ Văn Long, 2008 trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
Dừa là một cây công nghiệp quan trọng vì có thể tận dụng hầu như tất cả các bộ trên
cây dừa tạo ra nhiều sản phẩm và mang lại giá trị kinh tế cao. Theo Woodroof (1979)
trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011, cho rằng họ Arecoideae thì dừa có nhiều cái
nhất: giá trị kinh tế nhất, được trồng trên vùng địa lý rộng nhất, có nhiều công dụng nhất
và thích hợp để chế biến nhiều loại lương thực nhất. Có nhiều sản phẩm từ dừa hiện nay
trên thị trường: dừa nguyên trái, copra, dầu dừa, than dừa, đất sạch làm từ xơ dừa, vật
liệu xây dựng, đồ mỹ nghệ trang trí, thực phẩm, rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm,
thuốc sát trùng. Và một trong những nhóm dừa đang đươc quan tâm là nhóm dừa lùn vì
dừa lùn có thời gian sinh trưỡng ngắn, năng suất cao phẩm chất khô dầu tốt.
Ở nước ta, cây dừa đã xuất hiện từ rất sớm, cây dừa là cây công nghiệp lâu năm, tuy
nhiên cho đến nay cây dừa chưa được liệt vào danh sách cây trồng chủ lực ở nước ta,
nhưng hiện tại cây dừa đang được quan tâm trở lại, diện tích trồng dừa của nước ta hiện
có khoảng 138.000 ha dừa, trong đó Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa nhiều nhất với hơn
51.000 ha. Hiện tại, đề án quy hoạch cây dừa của cả nước đến năm 2020 với diện tích
phát triển ổn định dao động khoảng 135.000-140.000 ha. Chính vì vậy, những vấn đề liên
quan đến cây dừa đang được quan tâm hơn như: giá dưa bấp bên, sâu bệnh trên dừa gây
hại làm giảm năng suất. Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài: “Điều tra kỹ thuật canh tác
cây dừa lùn tại huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre” nhằm mục đích để tìm hiểu vấn đề
và đề xuất biện pháp cach tác dừa có hiệu quả nhất.


Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

7

Chƣơng I: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. KHÁI QUÁT VÙNG ĐIỀU TRA
1.1. Vị trí địa lý
Bến Tre là một trong mười ba tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích
tự nhiên của tỉnh có 2.315,01 km
2
, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là
sông Tiền, phía tây và nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông
Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bốn con sông lớn:
Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc và chia Bến Tre thành ba phần: cù
lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh. Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9
0
48

bắc, điểm
cực bắc nằm trên vĩ độ 10
0
20

bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106
0
48

đông, điểm
cực tây nằm trên kinh độ 105
0

57

đông.
Châu Thành là một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, huyện có diện tích 224,82 km
2
và dân
số là 157.138 người. Huyện lỵ là thị trấn Châu Thành nằm trên đường quốc lộ 60 cách
thành phố Bến Tre khoảng 10 km về hướng bắc và cách thành phố Mỹ Tho khoảng 7 km
về hướng nam. Huyện Châu Thành có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị
trấn huyện lỵ (thị trấn Châu Thành) và 21 xã: An Hóa, An Khánh, An Phước, Giao
Hòa, Giao Long, Hữu Định, Phú An Hòa, Phú Đức, Phú Túc, Phước Thạnh, Quới
Sơn, Quới Thành, Sơn Hòa, Tam Phước, Tân Phú, Tân Thạch, Thành Triệu, Tiên
Long, Tiên Thủy, Tường Đa. Sau khi cầu Rạch Miễu đã hoàn thành, khánh thành vào
ngày 19/01/2009, và đưa vào khai thác sử dụng, huyện Châu Thành là cửa ngõ của tỉnh
Bến Tre.
1.2. Thổ nhƣỡng
Đất đai của huyện thích hợp trồng các loại cây như lúa, dừa, mía. Là vùng đất màu
mỡ, được thiên nhiên ưu đãi về mặt sản xuất nông nghiệp trừ một ít xã phía nam như Tân
Trung, Hương Mỹ, Cẩm Sơn hàng năm vào những tháng gió chướng, nước biển dân lên,
nên đồng ruộng bị nhiễm nước lợ, năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, còn đại đa số ruộng
đất được tưới nước ngọt của hai con sông Hàm Luông và Cổ Chiên.
1.3. Khí hậu
Khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa cận xích đạo mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26
0
C đến 27
0
C. Tỉnh Bến
Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa
tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông bắc là hai thời kì

chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào tháng 11 và tháng 4 tạo nên hai mùa rõ rệt. Mùa
gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung
bình hằng năm từ 1.250 - 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa khoảng 2 - 6% tổng
lượng mưa cả năm.
Khí hậu Bến Tre cũng thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

8

Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch
bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.
1.4. Thuỷ văn
Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km,
trong đó có sông Cổ Chiên 82 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Ba Lai 59 km, sông Mỹ
Tho 83 km. Mật độ sông ngòi dày đặt này đã khiến cho giao thông thủy thuận lợi, nguồn
thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại
cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa
mặn vào sâu trong các kênh rạch vào mùa gió chướng. Sự xâm nhập của mặn trong
những năm gần đây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Vấn đề mặn, nhất là mặn
trong kênh rạch là một vấn đề phức tạp, có ý nghĩa lớn đối với việc cung cấp nước tưới
cho cây trồng, cần được nghiên cứu chu đáo và toàn diện hơn.
Vì vậy, trong các năm qua, tỉnh đã đầu tư nhiều vào công trình thủy lợi lớn, góp
phần ngăn việc xâm nhập mặn, dẫn nước ngọt vào đồng ruộng (nhất là khu vực Vàm
Đồn, huyện Mỏ Cày Nam), Bốn Mỹ, Vàm Hồ (huyện Ba Tri), đưa năng suất cây trồng
tăng lên rõ rệt. Các công trình thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm qua cũng đã góp
phần ngọt hóa vùng nước lợ, tạo thêm điều kiện sản xuất nông nghiệp.
Về chế độ thủy triều, vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật triều
không đều. Hầu hết các ngày điều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Sự truyền triều
vào trong sông tuy có gây một số khó khăn như dưa nước mặn vào nội địa, khiến cho

vùng cửa sông thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô. Những ngày lũ lớn, nếu gặp
kỳ triều cường, nước dân to sẽ gây ngập lụt v.v… Song với vùng xa cửa sông, mặn không
tới được thì dao động thủy triều trong ngày có tác dụng không nhỏ công việc tưới tiêu,
tháo chua, rửa mặn.

2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ
Vùng Nam Thái Bình Dương và Nam Phi thường được cho là trung tâm phát sinh
nguồn gốc của cây dừa, cụ thể hơn nguồn gốc cây dừa có thể là ở Đông Nam Phi và đặc
biệt ở Đông Nam Á trải dài từ phía tây Mã Lai đếm phía đông Melanesia (quần đảo Tây
Nam Thái Bình Dương).
Cây dừa được ghi nhận là canh tác trước tiên ở Ấn Độ, từ rất lâu đời, khoảng 300
năm trước Công nguyên (Woodroof, 1979). Vì vậy, nguồn gốc của cây dừa có thể cũng
không xa Ấn Độ lắm. Người Ả Rập có giao lưu buôn bán với Ấn Độ gọi trái dừa là “Trái
Ấn Độ” và Kerala được gọi là xứ dừa. Tuy nhiên Ấn Độ và Sri Lanka không được xem là
nơi phát sinh của dừa.
Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương
tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa
thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ.
Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ
nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

9

nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí
được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều
kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ
Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở
khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.
3. GIÁ TRỊ CỦA CÂY DỪA

3.1. Giá trị dinh dƣỡng
Dừa được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá tốt cho sức khỏe. Trong nước dừa,
ngoài lượng nước chiếm khoảng 90% còn có các thành phần dinh dưỡng như: glucose,
fructose, saccharose, protein, vitamin, các axit hữu cơ (axit malic) và rất nhiều axit amin,
các axit béo. Đặc biệt hàm lượng Kalium (K) và Magnesium (Mg) trong nước dừa rất
phong phú, hợp thành của nó tương tự như dịch trong tế bào, rất tốt cho người sử dụng.
Trong nghiên cứu hoàn thiện các dữ liệu khoa học của 4 giống dừa bản địa làm cơ
sở xin công nhận giống (2009 - 2010) của Phạm Thị Lan : trong nước dừa của 2 giống
dừa Xiêm, Ẻo có hàm lượng đường tổng số khá cao (6,65 g/100 ml - 7,05 g/100ml), hàm
lượng Canxi cao (172 mg/l - 215 mg/l), hàm lượng Kalium cao (từ 1967 mg/l - 3021
mg/l), hàm lượng Magnesium (Mg) khá cao (52 mg/l - 112 mg/l), hàm lượng Vitamin C
từ 12,7 mg/kg - 17,7 mg/kg. Ngoài ra, trong cơm dừa tươi của giống dừa Xiêm, Ẻo còn
chứa hàm lượng Glucid (1,56 g/100 g - 4,49 g/100 g), hàm lượng Lipid (1,87 g/100 g -
4,28 g/100g), hàm lượng Protid (1,15 g/100 g - 1,67 g/100 g).
3.2. Giá trị sử dụng
Cây Dừa được mệnh danh là cây của cuộc sống, cây của 1001 công dụng do tính
chất đa dụng của nó, tất cả các phần của cây dừa từ thân, lá, trái, vỏ, xơ, gáo, nước… đều
có thể sử dụng phục vụ đời sống con người. Có lẽ không có loại cây trồng nào có thể sản
xuất ra nhiều loại sản phẩm bằng cây dừa. Cho đến nay các quốc gia thành viên của Hiệp
Hội Dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC) đã sản xuất và xuất khẩu được hơn 70
chủng loại sản phẩm từ dừa. Các sản phẩm được chế biến từ dừa hiện nay rất phong phú
và có nhiều cơ hội cho công nghiệp dừa Việt Nam phát triển thông qua chế biến, đa dạng
hóa sản phẩm:
 Cơm dừa: cơm dừa của trái dừa khô được phơi nắng hoặc sấy khô còn 6 - 7% ẩm
độ, Copra là sản phẩm truyền thống từ trái dừa dùng để ép dầu dừa. Hiện nay sản lượng
cơm dừa khô giảm đáng kể do lợi nhuận từ ép dầu dừa thấp. Ngoài ra cơm dừa tươi được
nghiền ra thành các kích cở khác nhau, sấy khô, đóng gói làm cơm dừa nạo sấy, nó được
dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp bánh kẹo, được dùng ăn trực tiếp để bổ
sung chất béo cho các nước không có dừa như Trung Đông.
 Dầu dừa: được chiết ép từ cơm dừa khô, sau khi chế biến trở thành dầu ăn

(cooking oil) ngoài ra còn để chế biến các sản phẩm và hóa chất khác sử dụng trong công
nghiệp. Đặc biệt, dầu dừa tinh khiết được chiết ép từ cơm dừa tươi được dùng làm mỹ
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

10

phẩm, dược phẩm, thực phẩm cao cấp. Theo nghiên cứu của một số quốc gia trồng dừa,
uống hai muỗng nhỏ dầu dừa tinh khiết mỗi ngày sẽ ngừa được bệnh tim mạch, béo phì,
ngăn ngừa cholesterol, SARS, kìm hãm và hạn chế được bệnh HIV/AIDS.
 Nước dừa tươi: là món nước giải khát tinh khiết, bổ dưỡng, rất hữu hiệu trong
việc thay thế nước điện giải khi bị tiêu chảy, giúp cải thiện các cholesterol tốt trong cơ
thể, giúp giảm huyết áp, giảm lượng đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe của xương và
răng, tác dụng hạ nhiệt và điều hòa thân nhiệt, duy trì dịch cơ thể ở mức bình thường,
đồng thời vận chuyển những thành phần dinh dưỡng quan trọng và ôxy đến nuôi các tế
bào, làm môi trường nuôi cấy mô. Nước dừa được cho là rất giống với huyết tương ở
máu người. Trước đây, nước dừa được dùng như huyết tương thay thế việc truyền máu và
được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới …
 Vỏ dừa: làm hàng thủ công mỹ nghệ, được xử lý thành chỉ xơ dừa, làm thảm xơ
dừa, nệm xơ dừa, lưới sinh thái, ván cách nhiệt, dây thừng, chủ yếu dùng trong nông
nghiệp, công nghiệp xây dựng, sản xuất xe hơi và gia dụng. Ngoài ra sản phẩm phụ từ vỏ
dừa là bụi xơ dừa được xử lý làm đất sạch, phân hữu cơ trong nông nghiệp, cơ chất trồng
nấm, chất giữ ẩm…
 Gáo dừa: làm than thiêu kết và từ than thiêu kết được chế biến thành than hoạt
tính dùng trong công nghiệp. Ngoài ra gáo dừa còn dùng làm chất đốt, hàng thủ công mỹ
nghệ.
 Gỗ dừa: làm vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và sản phẩm
gia dụng.
 Lá dừa: lá dừa khô dùng làm chất đốt, cọng lá dừa khô để bó chổi, cọng lá dừa
tươi để thắt giỏ. Hiện nay, người ta còn dùng chót lá dừa tươi bó thành từng bó thả xuống
biển để dẫn dụ cá trong đánh bắt cá.

 Chà dừa, yếm dừa: làm hàng thủ công mỹ nghệ. Ở Sri Lanka, yếm dừa được xử
lý, nhuộm màu làm vật liệu may các loại túi xách, cặp đựng tài liệu văn phòng… xuất
khẩu thu ngoại tệ về cho quốc gia.
4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DỪA
4.1. Trên thế giới
Cây dừa được trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phân bố
ở 20
o
bắc và nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha (APCC, 2005), trong đó trên 80%
diện tích trồng dừa thuộc các nước Đông Nam Á và Nam Á. Quốc gia trồng dừa nhiều
nhất là Indonesia với diện tích 3,8 triệu ha, kế đến là Philippines với 3,1 triệu ha và xếp
thứ ba là Ấn Độ với 1,84 triệu ha. Nhìn chung, từ năm 1990 đến nay diện tích trồng dừa
trên thế giới biến động tương đối từ 9,9 triệu ha ở năm 1990 đến 10,6 triệu ha ở năm
2003.

Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

11

Bảng 1.1. Diện tích (ha) dừa đang thu hoạch ở một số nƣớc chủ yếu trên thế giới giai đoạn
1970 – 2003 (Sở khoa học và Công Nghệ, 2009)
Quốc gia
1970
1980
1990
2000
2003
FS Micronesia
30
28

17
17
17
Fiji


56
54
60
India
1033
1100
1472
1768
1843
Indonesia
1810
2680
3394
3696
3883
Kiribati



25
65
Malaysia
310
355

323
164
132
Marshal Islands



7
7
Papua New Guinea
247
221
260
260
260
Philippines
1884
3126
3112
3119
3124
Samoa
28
42
47
96
96
Solomon Islands
32
62

59
59
59
Sri Lanka
466
451
419
442
422
Thailand
320
415
393
325
328
Vanuatu

69
96
96
96
Vietnam


350
172
136
Trong các quốc gia trồng dừa ở khu vực Châu Á - Thái bình dương, diện tích và
sản lượng dừa tiếp tục gia tăng cùng với giá cả hấp dẫn hơn của những sản phẩm như là
sữa dừa, cơm dừa nạo sấy giúp các nước trồng dừa tăng thêm nguồn thu ngoại tệ từ

việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dừa.
Sản lượng dừa thế giới hiện nay đạt 11.439 triệu tấn cơm dừa khô (trong đó các
nước thuộc APCC đạt 9.442 triệu tấn, chiếm 82,54%). Indonesia là nước dẫn đầu về diện
tích dừa với 3,98 triệu ha, Philippines xếp thứ hai với 3,26 triệu ha, Ấn Độ xếp thứ ba với
1,92 triệu ha dừa, kế tiếp là Sri Lanka với 394.836 ha.

Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

12

Bảng 1.2. Sản lƣợng dừa ở các quốc gia quy ra trái (đơn vị 1.000 trái) giai đoạn 2000 – 2004
(Viện Nghiên Cứu Dầu và Cây Có Dầu, 2004)
Quốc gia
2000
2001
2002
2003
2004
Indonesia
15.237.000
15.815.000
15.492.000
16.146.000
16.657.000
Philippines
12.995.000
13.146.000
14.068.000
14.294.000
12.459.000

Sri Lanka
3.096.000
2.769.000
2.393.000
2.562.000
2.591.000
Việt Nam
1.031.000
935.640
789.550
693.500
680.000
Bảng 1.3. Mƣời quốc gia đứng đầu về sản lƣợng dừa (tấn/năm) trên thế giới năm 2009 (FAO,
2010)
STT
Quốc gia
Sản lƣợng
1
Philippines
19.500.000
2
Indonesia
15.319.000
3
Ấn Độ
10.894.000
4
Brazil
2.759.044
5

Sri Lanka
2.200.000
6
Thái Lan
1.721.640
7
Mexico
1.246.400
8
Việt Nam
1.086.000
9
Papua New Guinea
677.000
10
Mã Lai
555.120
4.2. Trong nƣớc
Theo số liệu của ngành Dầu thực vật thì diện tích dừa Việt Nam đạt đến 330.000 ha
vào cuối thập niên 80. Sau đó đã giảm sút nhanh còn 154.000 ha (thống kê của FAO
(2004) trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011). Hiện nay diện tích trồng dừa ở nước
ta đạt khoảng 200.000 ha, được trồng từ Bắc đến Nam nhưng nhiều nhất là ở vùng
ĐBSCL với trên 70%, kế đến là các tỉnh Nam Trung Bộ (từ Đà Nẳng trở vào) chiếm gần
20%. Ở ĐBSCL, diện tích trồng dừa nhiều nhất là Bến Tre (38.000 ha), kế đến là Trà
Vinh (12.418 ha), Bình Định (12.000 ha). Diện tích trồng dừa giảm trong giai đoạn thập
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

13

niên 90 là do giá bán dừa trái thấp, hiệu quả kinh tế từ cây dừa không bằng các loại cây

trồng khác nên nhà vườn chuyển đổi sang vườn cây ăn trái như xoài, sầu riêng, nhãn. Từ
năm 2004 đến nay do hoạt động chế biến dừa trái gia tăng, giá bán nguyên liệu dừa trái
lên rất cao nên diện tích trồng dừa ở các địa phương liên tục tăng, riêng tỉnh Bến Tre đã
tăng thêm gần 3.000 ha, đạt 38.000 ha, tiếp tục giữ vị trí tỉnh trồng dừa nhiều nhất cả
nước.
Những tháng cuối năm 2005, tình trạng tranh mua dừa trái xuất sang Campuchia,
Trung Quốc và Thái Lan đã gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
trái dừa trong tỉnh, một số nhà máy phải tạm nghỉ. Điều này cho thấy rằng, giờ đây cây
dừa đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương cũng
như trong khu vực
Theo Huỳnh Thị Như Thủy (2010), sản lượng dừa của Bến Tre khoảng 297,6 triệu
trái, chủ yếu được sử dụng trong chế biến và xuất khẩu. Cây dừa đã đóng góp hơn 40% tỉ
trọng xuất khẩu của cả tỉnh và giải quyết việc làm cho hơn 1000 lao động nông nghiệp và
hơn 15000 lao động công nghiệp. Cây dừa đã chi phối và tác động vào đời sống của hơn
50% dân số tỉnh Bến Tre.
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng dừa của Bến Tre (Sở Khoa Học Công Nghệ Tỉnh
Bến Tre, 2009)
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất
(trái/ha/năm)
Sản lƣợng (triệu trái)
1990
41.863
5.601
137,88
1995
31.919
6.939
208,18

2000
37.758
7.016
231,66
2003
35.018
6.784
220,93
2004
35.885
7.350
241,66
9/2005
36.827
7.508
279,00
5. YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA CÂY DỪA
5.1. Khí hậu
Sự tăng trưởng phát triển của cây dừa tùy thuộc vào 2 yếu tố khí hậu và đất đai. Sự
hiểu biết về môi trường và những ảnh hưởng của chúng trên đời sống cây dừa giúp chọn
đúng nơi có thể phát triển trồng dừa. Sự xác định những yếu tố giới hạn trên năng suất
dừa giúp ta có biện pháp kỹ thuật để cải thiện tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sử dụng
đất đai, gia tăng thu nhập.
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

14

Điều kiện tối hảo cho cây dừa phát triển là trồng ở nhiệt đới nóng ẩm không quá
nóng hay quá lạnh. Cây dừa lùn cũng như những cây dừa khác là không chịu được băng
giá, nhiệt độ tối hảo cho dừa phát triển dao động trong khoảng 24 - 30

o
C, tối thiểu hàng
tháng không thấp hơn 20
o
C và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không quá 6 - 7
o
C. Do dừa
cần nhiệt độ cao, không nên trồng dừa ở độ cao trên 600 m và vĩ độ quá xa xích đạo vì
dừa lâu cho trái và năng suất thấp.
Khí hậu ở vùng ven biển có khí hậu tương đối ổn định nên rất tốt cho dừa. Ẩm độ
thích hợp cho dừa là 70 - 90%, thấp hơn 60% dừa thường hay rụng trái non hay beo đít
trái. Các tỉnh Bắc Trung Bộ như Nghệ An Hà Tỉnh, Quảng Bình,… hàng năm có gió Lào,
ẩm độ thấp làm cho trái dừa phát triển trong thời điểm này dù đủ nước tưới nhưng vẫn bị
beo đít trái. Dừa cần nhiều ánh sáng, trồng dày hay trồng dưới tán cây thì dừa thiếu ánh
sáng và sẽ vươn cao. Dừa có thể phát triển tốt ngay ở trong vùng có vũ lượng hàng năm
từ 1000 – 3000 mm. Gió bão lớn có thể ảnh hưởng đến vườn dừa, tuy nhiên cây dừa đủ
cứng để chống lại bão tố.
Điều kiện khí hậu ở ĐBSCL thích hợp cho dừa phát triển quanh năm, cho năng suất
và chất lượng cao. Gió Lào miền Trung và nhiệt độ thấp ở vùng cao và miền Bắc Việt
Nam không thích hợp cho việc thành lập vườn dừa thương mại.
5.2. Đất
Nhiều yếu tố khác như khả năng thoát thủy , độ dày tầng canh tác, độ phì của đất và
cách bố trí đất ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cây dừa. Dừa mọc tốt nhất là
vùng ở ven biển đất thoát thủy tốt và có cát. Tuy nhiên, dừa cũng thích nghi ở những
vùng đất khác nhau như đất san hô và đất mặn trung bình. Dừa chẳng những được tìm
thấy ở vùng ven biển mà còn được canh tác nhiều ở vùng đất cách biển vài trăm cây số.
pH thích hợp nhất cho dừa là 6 - 7. Ở Ấn Độ, đất trồng dừa chính là đất laterire, đất phù
sa, đất đỏ thịt pha cát, đất cát ven biển có pH nằm trong khoảng 5,2 - 8,0. Người ta tìm
thấy dừa vẫn mọc tốt ở đất có hàm lượng đất có hàm lượng cát đến 97% ở tích Lan,70%
sét ở Phi Luật Tân và 80% chất hữu cơ ở Mã Lai. Tóm lại dừa không kén đất lắm, có thể

trồng nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên không chọn vùng đất thấp, ngập nước. Dừa
không chịu hạn được lâu, vì vậy chọn nơi cung cấp đủ nước cho dừa.
Ở ĐBSCL, để đạt được năng suất cao, khi chọn đất phát triển cây dừa lùn cần chú ý
một số đặc điểm sau:
- Bề dày tầng đất mặt trên 1m
- Không bị ngập úng
- Không bị nhiễm mặn liên tục
- pH từ 6 - 7
- Thành phần cơ giới là cát pha hay thịt pha cát

Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

15

5.3. Dinh dƣỡng
 Chất N: cây dừa đủ N phát triển nhanh, cho trái sớm và nhiều hoa cái. Tuy nhiên,
N không ảnh hưởng đến khả năng đậu trái. Thiếu N, lá dừa có màu vàng nhạt và
tàu lá, xuất hiện sớm ở tàu lá già (khi thiếu trầm trọng thì cả cây đều vàng), lá
non vẫn còn xanh nhưng không láng, tàu lá già chết sớm nên tổng số lá trên cây
giảm, thân tóp lại, xẹo lá và lóng thân ngắn.
 Chất P: P giúp cho bộ rễ phát triển nhiều, dừa có gốc to hơn, nhiều lá nhất ở cây
con. Thường ít thấy dấu hiệu thiếu P ở vườn dừa. Thiếu P, cây chậm phát triển
lâu cho trái và trái lâu chín. Cây dừa dư P, trái có ít cơm và chất lượng copra rất
kém.
 Chất K: ở dừa, K là nguyên tố rất quan trọng, hơn cả N và P. Chất K là tăng năng
suất và chất lượng copra, tăng tỉ lệ đậu trái và tăng suất chống chịu của một số
sâu bệnh. Lá dừa thiếu K bị vàng, chóp lá và rìa lá bị cháy khô, bắt đầu từ tàu lá
già.
 Chất Ca: chất Ca giúp cây ổn định màng tế bào, dãn nở tế bào và cân bằng
cation - anion trong cây. Thiếu Ca lá phụ có chóp bị vàng, sau đó trở nâu rùi cháy

khô. Tàu lá non thiệt hại trước rồi đến tàu lá già. Cây dừa thiếu Ca dễ bị ngộ độc
bởi kim loại nặng. Tuy nhiên chịu chứng thiếu Ca rất hiếm thấy.
 Chất Mg: Mg là thành phần của diệp lục tố, hoạt hóa emzym và tổng hợp protein,
giúp cây hấp thụ và vận chuyển P tốt hơn. Thiếu Mg lá phụ có màu vàng lan dần
và phía sống của tàu dừa, xuất hiện trước tiên trên tàu lá già. Những tàu ngoài
ánh nắng thiệt hại nặng hơn lá trông rập.
 Chất S: là thành phần của vài acid amine như Systein, systin, methionine để tổng
hợp protein. Thiếu S lá có triệu chứng giống như thiếu N, nhưng có thể xuất hiện
ở lá non cả lá già, lá bị vàng , kích thước lá nhỏ lại. Trái dừa nhỏ, copra kém chất
lượng, hàm lượng dầu thấp ở những cây thiếu S.
 Các nguyên tố vi lượng: trong các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mn, Cl, B
và Mo thì Cl là nguyên tố quang trọng nhất. Dừa cần Cl với lượng lớn, nồng độ
Cl trong lá dừa từ 0,5 - 0,8%, dưới 0,5% là dừa thiếu Cl (Tôn Thất Trình (1974)
trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011). Nhưng vậy Cl là một đưỡng chất đa
lượng không phải vi lượng, vì dừa cần Cl tương đương với dưỡng chất N, P, Ca
và cao hơn Mg, P và S. Triệu chứng thiếu Cl dễ nhầm lẫn với thiếu K, chóp lá và
bìa lá của tàu lá già cũng bị cháy khô, cần thuận trọng trong chuẩn đoán qua
triệu chứng. Thiếu Cl, trái dừa nhỏ nhưng tổng số trái không giảm.

Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

16

6. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THỰC VẬT CỦA CÂY DỪA
6.1. Rễ
Dừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, không có rễ cọc. Lúc mới
mọc có màu trắng sau chuyển sang màu đỏ nâu. Rễ không có rễ lông hút mà chỉ có những
rễ nhỏ là rễ dinh dưỡng. Những rễ này hình thành trên rễ chính và có hoạt động như rễ hô
hấp, giúp cho cây trao đổi khí. Trong điều kiện ngập nước liên tục sẽ ảnh hưởng đến khả
năng hô hấp của bộ rễ, làm cho cây dừa giảm sức tăng trưởng do cây dừa là cây chịu

nước nhưng không chịu ngập. Rễ già sẽ chết và rễ mới phát triển liên tục.
Tuần đầu tiên sau khi nảy mầm, cây dừa con sẽ mọc ra một rễ cấp 1 có chiều dài
trung bình 5 cm, mười ngày sau sẽ mọc ra rễ thứ hai, sau sáu tuần sẽ có trung bình 3 rễ
cấp 1, với chiều dài rễ dài nhất khoảng 20 cm.
Khi cây dừa 5 năm tuổi sẽ có khoảng 548 rễ cấp 1 và đạt số lượng 5.200 rễ cấp 1
khi cây 13 năm tuổi. Số lượng rễ cấp 1 ở cây dừa trưởng thành biến động từ 2.000 đến
16.500 rễ. Hệ thống rễ dừa phần lớn tập trung ở xung quanh gốc trong vòng bán kính 1,5
– 2 m. Rễ có thể ăn sâu đến 4 m, trong đó 50% rễ tập trung ở 50 cm lớp đất mặt.
6.2. Thân
Thân dừa mọc thẳng, không phân nhánh, chiều cao trung bình từ 15 – 20 m. Trong
giai đoạn đầu sau khi trồng thân dừa ngắn, phát triển chậm, cho đến khi chiều ngang phát
triển đầy đủ thì thân mới bắt đầu cao lên. Giai đoạn này kéo dài khoảng 4 năm tùy theo
giống. Do đặc điểm này mà thân dừa cao chỉ phát triển mạnh sau 4 - 5 năm. Gốc dừa là
một trong những đặc điểm để phân biệt nhóm giống dừa cao và dừa lùn. Ở nhóm giống
dừa lùn thường có gốc nhỏ, ngược lại ở nhóm giống dừa cao và dừa lai giữa giống lùn và
giống cao thường có gốc phình to đến rất to. Số sẹo lá trên thân trên 1m chiều cao thân là
một trong những đặc điểm để đánh giá điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây, dựa
trên đặc điểm này làm tiêu chuẩn để chọn giống theo phương pháp truyền thống. Do cấu
tạo của thân không có tầng sinh mô thứ cấp nên những tổn thương trên thân dừa không
thể phục hồi được và đường kính thân cũng không phát triển theo thời gian nên quan sát
một đoạn thân ta có thể đánh giá tình hình sinh trưởng của cây trong thời gian đó. Đồng
thời thân phát triển từ đỉnh sinh trưởng (củ hủ) nên khi bị đuông tấn công cây sẽ bị chết.
Tóm lại, thân dừa là đặc điểm dùng để đánh giá sự sinh trưởng của cây. Thân dừa to,
không bị tổn thương, sẹo to, khít là cây dừa sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao.
6.3. Lá
Một cây dừa có khoảng 30 - 35 tàu lá. Mỗi tàu lá dài 5 – 6 m vào thời kỳ trưởng
thành. Ở cây trưởng thành, 1 tàu lá dừa gồm 2 phần. Phần cuống lá không mang lá chét,
lồi ở mặt dưới, phẳng hay hơi lõm ở mặt trên, đáy phồng to, bám chặt vào thân và khi
rụng sẽ để lại một vết sẹo trên thân. Phần mang lá chét mang trung bình 90 - 120 lá chét
mỗi bên, không đối xứng hẳn qua sống lá mà một bên này sẽ có nhiều hơn bên kia

khoảng 5 - 10 lá chét.
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

17

Đỉnh sinh trưởng sản xuất lá liên tục, cứ một lá xuất hiện trên tán thì có thêm một
chồi lá xuất hiện và một lá già rụng đi. Một cây dừa tốt, mỗi năm ra ít nhất 14 - 16 lá (24
- 26 ngày/lá) đối với nhóm dừa cao và 16 - 18 lá (20 - 22 ngày/lá) đối với nhóm dừa lùn.
Mùa khô dừa ra lá nhanh hơn so với mùa mưa. Một tàu lá dừa luôn luôn có đời sống 5
năm, từ khi tượng đến khi xuất hiện 2,5 năm và từ khi xuất hiện đến khi khô, rụng là 2,5
năm. Nếu điều kiện tự nhiên bất lợi lá sẽ ra chậm hơn, số lá ít đi chứ không rút ngắn đời
sống của lá. Điều kiện dinh dưỡng và nước đầy đủ cây ra nhiều lá sẽ làm cho số lá trên
tán cây nhiều hơn (35 - 40 tàu). Nếu gặp điều kiện bất lợi thời gian ra lá kéo dài, số lá
trên tán cây sẽ ít. Ở vùng khô hạn, trên tán lá có một số lá khô nhưng không rụng, đó là
điều kiện rất đặc trưng chứng tỏ cây bị thiếu nước.
Tóm lại, quan sát tán lá của cây dừa ta có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng
và cho năng suất của cây. Đây là một trong những chỉ tiêu dùng để tuyển chọn cây làm
giống. Tán lá phân phối đều chứng tỏ cây mạnh và có khả năng cho nhiều trái.
6.4. Hoa
Thời gian từ khi tượng đến khi nở trung bình từ 30 - 40 tháng. Thông thường mỗi
nách lá mang một phát hoa, do đó có bao nhiêu lá mới là có khả năng có bấy nhiêu phát
hoa được sinh ra mỗi năm. Tuy nhiên, giai đoạn 15 - 16 tháng trước khi hoa nở (giai đoạn
phân hóa nhánh gié) phát hoa dừa có thể bị thui do cây dừa bị thiếu dinh dưỡng, khô hạn
hay ngập úng. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra hiện tượng “mùa
treo” ở dừa.
Hoa dừa thuộc loại đơn tính, đồng chu nghĩa là hoa đực và hoa cái riêng rẻ nhưng ở
trên cùng một gié hoa. Số lượng hoa cái trung bình biến động từ 20 - 40 cái trên mỗi phát
hoa tùy theo giống. Số hoa cái trên buồng ít có thể do thiếu chất đạm. Nhóm dừa lùn có
số lượng hoa cái nhiều hơn nhóm dừa cao.
Mỗi phát hoa có thể mang trung bình từ 5 – 10 g phấn hoa. Mỗi hoa đực chứa

khoảng 272 triệu hạt phấn có kích thước rất nhỏ. Chỉ khoảng 40% hạt phấn có khả năng
thụ phấn trong mỗi phát hoa. Thời gian để hoa cái đầu tiên nở đến hoa cái cuối cùng thụ
phấn xong trên cùng phát hoa gọi là pha cái, kéo dài từ 5 - 7 ngày ở giống dừa cao và từ
10 - 14 ngày đối với giống dừa lùn.
Thời gian để hoa đực đầu tiên nở đến hoa đực cuối cùng nở gọi là pha đực, kéo dài
khoảng 18 - 22 ngày. Thời gian xuất hiện của pha đực và pha cái hình thành nên kiểu thụ
phấn khác nhau và là một trong những đặc tính quan trọng để phân biệt giữa các giống.
Trên giống dừa cao pha đực thuờng xuất hiện trước rồi mới đến pha cái nên có sự lệch
pha và sự thụ phấn chéo là phổ biến.Trên giống dừa lùn, pha cái thường trùng với pha
đực nên dừa lùn thường tự thụ phấn. Đối với nhóm dừa lai, giữa pha đực và pha cái có sự
trùng pha một phần nên có thể xảy ra hiện tượng tự thụ trên cùng một phát hoa. Do nhóm
dừa cao có đặc tính thụ phấn chéo nên khi nhân giống bằng phương pháp hữu tính cần có
kỹ thuật riêng biệt và nghiêm ngặt hơn so với giống dừa lùn.
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

18

Hoa dừa được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng, trong đó ong mật có vai trò
quan trọng nhất. Việc nuôi ong trong vườn dừa làm tăng năng suất dừa đáng kể. Hiện
tượng rụng trái non thường xuất hiện ở giai đoạn ba tuần sau khi đậu trái và có thể kéo
dài đến tháng thứ sáu. Sự rụng trái non có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:
- Thiếu dinh dưỡng: do thiếu đạm và Kalium
- Điều kiện môi trường: do gặp điều kiện khắc nghiệt của môi trường như khô
hạn, ngập úng hay đất có nhiều sét, thoát nước kém.
- Do sâu bệnh tấn công như các loại nấm Colletotrichum sp., Phytophthora sp.
Botriodiplodia sp. hay côn trùng gây hại như Amblypelta cocophaga, bọ cánh cứng
Brontispa longissima.
- Nguyên nhân sinh lý do sự thành lập tầng rời (Sở khoa học và công nghệ tỉnh
Bến Tre, 2009).


Phát hoa và hoa
Dừa có phát hoa sau khi trồng từ 3 - 8 năm (nhóm dừa cao từ 5 - 8 năm còn nhóm
dừa lùn từ 3 - 4 năm). Phát hoa rất to, lúc đầu phát hoa ở trong một lá bắc dày gọi là mo
dừa (thật ra có 2 mo, mo nhỏ ở ngoài và mo lớn ở trong), mo càng lớn sau này có buồng
càng to. Phát hoa có nhiều nhánh, dài từ 0,6 đến 1,2 m mang hoa.
Hoa dừa đơn tính đồng chu, hoa đực nằm ở ngoài chóp nhánh còn hoa cái ở trong
gần đáy nhánh, thường mỗi nhánh hoa có một hoa cái. Mỗi phát hoa có khoảng 8.000 hoa
đực, chiếm gần hết phát hoa, với 1 - 30 hoa cái (Ohler, 1984; Ohler, 1999; Woodroof,
1979). Hoa đực nhỏ chỉ khoảng 6 - 8 ly, gồm 3 lá đài và 3 phiến hoa màu vàng, dày và
cứng; 6 tiểu nhị với nhụy cái lép ở giữa; tiểu nhị chứa nhiều phấn hoa; có thể đạt 6,1
g/phát hoa (Whiteeheaf, 1963); hoa đực cũng có tuyến mật hoa để thu hút côn trùng.
Hoa cái to hơn, có kích thước từ 1,5 - 3 cm, cũng có 3 phiến hoa và 3 lá đài (còn
dính lại ở trái khi trưởng thành); vòi nhụy ngắn có 3 nướm; 3 tâm bì, mỗi tâm bì chứa
một tiểu noãn nhưng chỉ có một tiểu noãn phát triển; não sào thượng, mầm nhỏ, phôi nhũ
to.Mỗi hoa cái có kèm theo hai hoa đực. Ở thời kỳ nướm nhụy nhận phấn, chất dịch ngọt,
trong được tiết ra từ 4 lỗ, một ở phần dưới nướm và ở 3 lỗ nhỏ ở đỉnh bầu noãn. Làm
tăng số hoa cái trên mỗi buồng dừa là rất quan trọng để làm tăng năng suất dừa, số hoa
cái này thay đổi theo giống, môi trường và kỹ thuật canh tác (Nguyễn Bảo Vệ và ctv.,
2011).
6.5. Sự nở hoa
Thường thì trên một cây chỉ có một phát hoa nở và ngay trên một phát hoa, hoa đực
và hoa cái không nở cùng một lúc. Mỗi hoa đực chỉ nở có một ngày, bắt đầu từ 6 giờ sáng
đến giữa trưa. Hoa cái nở và thụ phấn trong vòng bốn ngày chớ không sớm nở chiều tàn
như hoa đực. Thời kỳ nở hoa trên một phát hoa thay đổi tùy giống và môi trường. Theo
Woodrof (1970), tất cả hoa đực trên phát hoa thường hoàn tất việc nở hoa trong vòng 3 -
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

19

6 ngày trước khi hoa cái nở, vì vậy việc thụ phấn chéo giữa các hoa trên cùng một phát

hoa hay tên cùng một cây dường như khó có thể xảy ra, mặc dù thờ kỳ nở hoa của hoa
đực và hoa cái trên giống dừa lùn có khuynh hướng trùng lấp lên nhau. Có tác giả đã tìm
thấy rằng các hoa đực trên một phát hoa của nhóm dừa cao bắt đầu nở hoa vào khoảng 1
tháng sớm hơn các hoa cái, nhưng hoa cái của nhóm dừa lùn bắt đầu nở hoa vào khoảng
1 tuần sau hoa đực.
Scholdt and Mitchell (1967) trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011, thấy rằng
thời kỳ hoa đực nở trên một phát hoa có thể kéo dài từ 18 - 38 ngày; còn hoa cái từ 2 - 1
ngày; khoảng cách thời gian giữa các phát hoa là từ 10 - 57 ngày, trung bình 18 ngày. Pha
trùng lấp nở hoa trên một cây thường từ “hiếm” đến lên tới 20% thời gian. Nhờ pha trùng
lấp này mà hoa cái có thể nhận phấn từ hoa đực trên cùng một phát hoa hay từ những
phát hoa trổ sau trên cùng một cây. Tuy nhiên, nếu không có sự trùng lấp thời gian của
các phát hoa thì hoa cái phải nhận từ những cây khác.
6.6. Thụ phấn
Câu hỏi thường đặt ra là tác nhân nào đưa hạt phấn từ hoa đực đến hoa cái, vì hoa
dừa là hoa đơn tính. Sự thụ phấn chéo nhiều hay ít tùy thuộc vào khoảng cách cây, gió,
chim, động vật nhỏ, côn trùng bao gồm kiến, ong, ruồi, sâu,…chúng là những tác nhân
thụ phấn cho dừa, trong số đó ong mật có vai trò quan trọng nhất (Scholdt (1966) trích
dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011). Ở những vùng ít ong tự nhiên, thì việc nuôi ong ở
vườn dừa đã làm gia tăng năng suất dừa rất đáng kể. Chính mật hoa thu hút ong Mật và
những loại côn trùng khác thụ phấn cho dừa. Whitehead (1965) trích dẫn bởi Nguyễn
Bảo Vệ và ctv., 2011, tìm thấy rằng mật hoa được tạo ra một lượng khá lớn từ 3 tuyến
mật ở hoa cái, ông cũng nhận thấy rằng trong 30 phút có khoảng 103 con ong mật đến hút
mật trên cùng một hoa và sau mỗi lần ong hút mật, mật hoa lại được bổ sung.
Scholdt and Mitchell (1967) trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011, cho là
nguồn gốc phấn hoa không ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu trái hay năng suất dừa, nghĩa là phấn
hoa có thể đến từ trên cùng một phát hoa hay từ một phát hoa khác của cùng một cây,
hoặc của cây khác. Hoa cái thụ phấn khi nướm nhụy tách ra làm 3, tiết chất nhờn và mật
hoa. Khi hoa cái trở màu nâu và hết tiết mật hoa là không còn thụ phấn nữa. Thụ phấn có
hiệu quả nhất là ngày đầu tiên nướm nhụy cái nở và chỉ có một hạt phấn đủ để thụ phấn
cho một noãn. Trung bình một phát hoa có khoảng 272 triệu hạt phấn hoa.

Sự thụ phấn chéo xảy ra ở dừa cao, còn dừa lùn thì hoa cái nhận phấn trước khi hoa
đực chấm dứt, như vậy hoa cái thụ phấn trên cùng một phát hoa. Thụ phấn chéo đã tạo ra
nhiều cây lai, trong đó lai giữa giống dừa lùn và dừa cao tạo ra cây có ưu thế lai. Sức
sống của hạt phấn rất mạnh ở dừa cao và dừa lai, kém hơn ở giống dừa lùn và bán lùn
(Ohler (1999) trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).

Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

20

6.7. Trái
Theo IPGRI (1995), quá trình hình thành và phát triển của trái dừa đƣợc chia
thành bốn giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất (sau khi thụ phấn): sau khi hoa cái thụ tinh thành
công.
- Giai đoạn thứ hai (tăng kích thƣớc trái): trái dừa tăng cƣờng về kích
thƣớc cũng nhƣ lƣợng nƣớc tích trữ bên trong.
- Giai đoạn thứ ba (phát triển): ít nhất là một trái trên buồng thay đổi từ
màu tƣơi đến màu sắc khô.
- Giai đoạn thứ tƣ (trƣởng thành): khi lƣợng chất khô trong nƣớc dừa
chuyển và phần cơm dừa nhiều nhất, và trái có khả năng nảy mầm.
Trái dừa thuộc loại quả hạch, nhân cứng. Trái gồm có ba phần là ngoại quả bì (phần
vỏ bên ngoài được phủ cutin), trung quả bì (xơ dừa) và nội quả bì bao gồm gáo, nước và
cơm dừa.
Vỏ dừa dày từ 1 – 5 cm tùy theo giống, phần cuống có thể dày đến 10cm. Vỏ dừa
bao gồm 30% là xơ dừa và 70% là bụi xơ dừa. Bụi xơ dừa có đặc tính hút và giữ ẩm cao
từ 400 - 600% so với thể tích của chính nó.
Gáo dừa có hình dạng rất khác biệt tùy theo giống, độ dày của gáo từ 3 – 6 mm.
Bốn tháng tuổi sau khi thụ phấn gáo dừa bắt đầu hình thành và chuyển sang màu nâu và
cứng hơn khi trái được 8 tháng tuổi.

Nước dừa xuất hiện từ tháng thứ ba sau khi thụ phấn và đạt được thể tích lớn nhất ở
tám tháng tuổi. Thể tích sẽ giảm dần khi trái khô. Thành phần hóa học chủ yếu của nước
dừa là đường và muối khoáng.
Cơm dừa bắt đầu hình thành 5 tháng sau khi thụ phấn, có thể thu hoạch để uống
nước vào tháng thứ 7 - 8. Thời gian để hoa cái thụ phấn, phát triển thành trái và đến khi
trái khô kéo dài 12 tháng. Thu hoạch trái ở giai đoạn 10 tháng sau khi đậu trái có thể
giảm năng suất do trái chưa phát triển đầy đủ nhưng ở giai đoạn từ 11 tháng trở đi thì trái
có thể dùng làm giống. Trọng lượng cơm dừa khô của một trái dừa dao động từ 100 - 350
g/trái và chứa khoảng 65 - 74% dầu dừa tùy theo giống. Kích thước, hình dạng trái rất đa
dạng, tùy theo giống (Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre).
6.8. Các giống dừa thuộc nhóm dừa lùn
6.8.1. Các giống dừa lùn
Gọi là dừa lùn vì cây thấp. Dừa lùn có thể biến dị từ dừa cao, nó cũng được canh tác
rộng rãi nhưng cho khô dầu chất lượng kém hơn dừa cao, chính vì vậy không được trồng
ở quy mô lớn. Dừa lùn có chiều cao từ 7,5 - 9 m và trổ hoa khi cây chỉ cao khoảng 1 m.
Dừa có gốc không phình to có ưu điểm là cho nhiều trái và kháng bệnh chết vàng. Đặc
tính của nhóm dừa lùn là:
- Tốc độ sinh trưởng nhanh và cho trái sớm (4 - 5 năm sau khi trồng).
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

21

- Phần lớn là tự thụ phấn.
- Chống chịu kém điều kiện môi trường và đồi hỏi đất tốt và khí hậu thích hợp
mới đạt năng suất cao.
- Có đời sống ngắn, chỉ khoảng 30 năm.
- Thường trồng để uống nước dừa tươi.
- Màu sắc của trái thay đổi từ vàng, đỏ, xanh, đến vàng cam…
6.8.2. Các giống dừa lùn chủ yếu ở Bến Tre
Dừa lùn còn gọi là dừa uống nước, cho trái sớm, năng suất cao, số trái trên quày

nhiều, nước có vị ngọt thanh. Cây dừa lùn được trồng phổ biến ở tỉnh Bến Tre và trở
thành cây trồng chính của người dân Bến Tre bởi giá trị kinh tế của nó trong đời sống.
Việc chọn giống dừa được xem là yếu tố quyết định năng suất, sản lượng dừa và góp
phần nâng cao thu nhập của người trồng dừa.
Bến Tre được xem là cái nôi của đa dạng giống dừa của Việt Nam, với sự hiện diện
của nhiều giống dừa khác nhau, đa dạng về màu sắc từ xanh, đỏ, nâu, cam vàng đến đa
dạng về kích thước và hình dạng trái đặc biệt các giống dừa lùn được người dân tỉnh Bến
Tre thích trồng hiện nay như: dừa Xiêm xanh, dừa Xiêm lửa, dừa Ẻo nâu, dừa Ẻo xanh,
dừa Tam Quan…
 Dừa Xiêm xanh: dừa Xiêm xanh cho trái rất sai, mỗi quày trung bình từ 20 trái
trở lên. Đây là giống dừa được dùng để uống nước phổ biến nhất của Việt Nam,
do nước có vị ngọt thanh và được trồng nhiều nhất ở tỉnh Bến Tre.
 Dừa Xiêm lục: dừa Xiêm lục được nông dân ưa chuộng vì khả năng ra trái sớm,
sớm nhất trong tất cả các giống dừa lùn hiện nay. Thời gian bắt đầu ra hoa của
dừa Xiêm lục chỉ từ 18 - 20 tháng sau khi trồng. Màu sắc, kích thước của trái
cũng giống như dừa Xiêm xanh nhưng hình dạng trái giống quả lê, dưới đáy có
quầng xanh đậm và mỗi quày có hai mo nang, một mo nang to bên ngoài nằm
chồng khít mo nang nhỏ bên trong. Trọng lượng trái từ 1,2 - 1,5 kg, năng suất
120 - 150 trái/cây/năm. Nước dừa Xiêm lục ngọt thanh, độ đường cao, gáo dày
thích hợp cho xuất khẩu vì có khả năng bảo quản được lâu, ít bị vỡ trái trong quá
trình sơ chế và vận chuyển.
 Dừa Xiêm lửa: đây là giống dừa rất quý hiếm ở nước ta. Dừa Xiêm lửa cho năng
suất khá cao từ 80 - 140 trái/cây/năm, thời gian ra hoa lần đầu sau 2 - 2,5 năm
trồng. Dừa Xiêm lửa trái tròn, nhỏ, trọng lượng trái từ 1 - 1,2 kg, có màu cam
sáng, nước có vị ngọt thanh, hàm lượng đường 6 - 7%. Đặc biệt dừa Xiêm lửa lâu
bị thối, có thể bảo quản được lâu hơn các giống dừa uống nước khác trong điều
kiện bình thường, ưu điểm lâu bị thối mầu, rụng cuống sau khi hái khỏi cây làm
cho giống dừa này rất thích hợp cho việc sơ chế và bảo quản trong xuất khẩu.
 Dừa Xiêm xanh ruột hồng: dừa Xiêm xanh ruột hồng có trái bầu tròn, màu bên
ngoài vỏ giống như dừa Xiêm xanh nhưng phần vỏ dừa và một phần gáo dừa khi

Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

22

còn non có màu hồng phấn rất đẹp. Hoa dừa và trái dừa khi còn non cũng có
cuống màu hồng, khi nảy mầm thân mầm có màu hồng đỏ đậm, nhạt dần khi
mầm phát triển lớn hơn. Kích thước trái trung bình từ 1,5 - 1,8 kg, vỏ mỏng, gáo
tròn. Giống dừa này cho năng suất trái từ 120 - 150 trái/cây/năm, mỗi gié mang
rất nhiều hoa cái. Đây là giống dừa cho trái sớm từ 2 - 2,5 năm sau khi trồng.
 Dừa Tam Quan: trái hơi dài có khía không rõ, khi còn nhỏ có màu vàng sang
khi già có màu vàng sậm, kích cỡ trung bình đến nhỏ. Tuy trái không lớn và ít
trái nhưng nước ngọt nên trồng để ăn tươi.
 Dừa Ẻo: có kích thước trái nhỏ trong các giống dừa lùn ở Bến Tre. Trái hơi dài,
2 đầu nhỏ. Vỏ trái có màu hơi nâu. Mỗi quay có đến vài chục trái (40 - 50 trái),
nước dừa ngọt nên trồng để uống dừa tươi.
7. KỸ THUẬT CANH TÁC

Hình 1.1. Quy trình kỹ thuật trồng dừa cơ bản
7.1. Kỹ thuật chọn giống dừa
Tiêu chuẩn chọn vườn giống là số cây trong vườn trên 20 cây cùng giống, cho năng
suất và sản lượng cao trong nhiều năm. Bênh cạnh đó, cây phải sinh trưởng bình thường,
không bị sâu bệnh, đồng điều về tuổi (từ 10 - 40 tuổi ).
Tiêu chuẩn chọn cây giống là không chọn những cây gần nhà hoặc gần chuồng gia
súc, gia cầm vì dinh dưỡng ở đây không ưu đãi. Năng suất là trên 100 trái/cây/năm và có
ít nhất 12 buồng/năm. Tán lá dừa giống phải phân bố đều, lá mang màu sắc đặc trưng của
giống. Thân mọc thẳng, không bị thương, sẹo trên thân phải sâu, đều, khít và độ dày của
sẹo phải rộng.
Vườn ươm
trái
Chọn cây

giống
Chọn trái
giống
Xử lý trái
trước khi ươm
Trồng dặm
cây chết
Trồng cây con
Chọn vườn
giống
Vườn ươm
cây con
Chuẩn bị
mô/hố trồng
Thiết kế liếp
trồng
Chọn cây con
Xử lý cây con
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

23

Tiêu chuẩn chọn trái giống theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv., (2011), trái làm giống phải
tròn đều, nặng, trái trung bình, không bị dị tật hay sâu bệnh. Ngoài ra, trái phải già, vỏ
màu nâu, lắc kêu róc rách (12 - 14 tháng tuổi), tiến hành thu hái cẩn thận và không để trái
rụng. Chọn trái xong nên tồn trữ 2 - 4 tuần. Sau đó đem ươm là tốt nhất. Không ươm sớm
hay muộn hơn đều này không có lợi cho sự nảy mầm.
7.2. Kỹ thuật vƣờn ƣơm
 Vƣờn ƣơm trái
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv., (2011), vườn ươm trái nên đặt trong vườn ươm cây

con để giảm chi phí chuyển trái đã nảy mầm qua vườn ươm cây cây con. Chọn nơi bằng
phẳng gần nguồn nước tưới, đất tơi xốp, thoáng, thoát nước tốt (đất cát). Làm sạch cỏ sâu
từ 15 – 20 cm. Lên liếp làm mương thoát nước tốt, chừa lối đi chăm sóc. Xử lý trái khi
ươm bằng cách vạt một miếng vỏ có đường kính 5 – 7 cm, ngâm trái vào nước khoảng
hai tuần trước khi ươm, xử lý với dung dịch 0,01 hoặc 0,02 M MKNO
3
và Na
2
CO
3
để trái
mau nảy mầm. Nên đặt trái nằm ngang, phần vạc vỏ ở trên hoặc đặt trái dừa đứng phần
cuống quay lên. Khi đặt trái nên lắp 2/3 trái để giữ ẩm độ và dễ kiểm soát độ nảy mầm.
 Vƣờn ƣơm cây con
Sau 4 tháng bắt dầu mọc mầm, thì chuyển qua vườn ươm cây con. Các công việc
chọn vị trí, sửa soạn đất và thiết lập vườn ươm cây con cũng tương tự như vườn ươm trái.
Cây con cấy thành hàng trong vườn ươm với khoảng cách 30 × 50 cm. Trái dừa lên liếp
ươm được phủ đất cát khoảng 2/3 trái, che mát cho cây con trong giai doạn mới ươm. Để
phát hiện sâu bệnh mà phòng trị kịp thời.
7.3. Chuẩn bị đất và trồng cây
7.3.1. Mùa vụ trồng
Ở ĐBSCL nên trồng vào 5 – 6 dương lịch để tận dụng nước mưa để giảm chi phí
tưới (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011). Tuy nhiên, chủ động được nguồn nước tưới có thể
trồng vào bất cứ thời gian nào trong năm.
7.3.2. Sửa soạn đất trồng
7.3.2.1. Đào mương lên liếp
Ở ĐBSCL ngoài đất giồng cát, thì tất cả các loại đất từ đất phù sa ven sông hay đất
phèn đều phải lên liếp khi trồng cây lâu năm như cây dừa. Tuy nhiên, kiểu lên liếp tùy
thuộc vào từng loại đất và mô hình canh tác. Đối với vùng đất phù sa không phèn có thể
lên liếp theo kiểu cuốn chiếu, tức là lớp đất mặt bị đưa xuống dưới và tầng đất ở dưới sâu

được đưa lên mặt, dần dần liếp được hình thành. Đối với vùng đất có phèn, tùy thuộc vào
độ sâu xuất hiện tầng phèn mà xác định độ sâu của mương, tránh đưa tầng đất phèn tiềm
tàng lên tầng mặt, đất oxit hóa sinh ra phèn hoạt động sẽ làm chết cây dừa. Ngoài ra, nên
áp dụng biện pháp kê liếp để không làm đảo lộn tầng đất, không đưa đất phèn lên tầng
mặt.

Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

24


7.3.2.2. Kích thước liếp
Tùy thuộc vào loại đất và mô hình canh tác mà liếp được lên theo kiểu liếp đơn với
chiều rộng mặt từ 4 - 6 m hay liếp đôi với chiều rộng mặt từ 6 - 8 m, thậm chí từ 10 - 12
m. Đối với vùng đất phù sa, không phèn, có thể lên liếp đôi để tiện việc trồng xen hoa
màu trong giai đọan kiến thiết cơ bản, đồng thời cũng dễ áp dụng các mô hình đa canh
khi cây trưởng thành. Đối với vùng đất có phèn, mặn nên lên liếp đơn để liếp mau rửa
phèn và thường áp dụng mô hình độc canh hay xen canh với một số cây có khả năng chịu
phèn như chuối, khóm.
- Đất cát pha địa hình bằng phẳng, dễ thoát nước: không cần lên liếp. Dọn sạch đất,
cày tơi xốp. Định hướng trồng, đóng cọc định vị hố trồng.
- Đất thịt khó thoát nước: phải đào mương lên liếp. Kích thước và kiểu liếp thay đổi
tùy theo điều kiện thực tế, nhưng điều kiện quan trọng là phải có tầng đất mặt dày
1m để bảo đảm cho bộ rễ dừa phát triển. Có 2 loại liếp: liếp đơn và liếp đôi.
Hình 1.2. Thiết kế liếp (Sở khoa học và công nghệ tỉnh Bến Tre, 2009).
7.3.2.3. Đắp mô
Ở những vùng đất thấp nên đắp mô để chống bị đọng nước cho cây. Mô tròn có
kích thước từ 60 - 80 cm, cao 30 - 40 cm. Đất dùng làm mô có thể là đất bãi bồi ven
sông, đất mặt ruộng, đất mặt vườn cũ phơi khô trộn với phân chuồng, tro trấu theo tỉ lệ 2
đất + 1 phân chuồng + 1 tro trấu. Tưới nước cho cây vài tuần trước khi đặt cây con.

Ngoài ra nên bón thêm từ 200 – 300 g phân 16 – 16 – 8 dưới hóc và xung quanh bầu cây
con. Sau đó mỗi năm đắp mô rộng thêm theo sự phát triển của rễ.
Ở những vùng đất cao, nên trồng trong hố có kích thước 60 x 60 x 60 cm. Trộn đều
đất mặt với phân chuồng hay phân hữu cơ hoai mục với tỉ lệ bằng nhau và thêm vào
khoảng 0.5 kg phân lân và lấp hố lại, đồng thời đắp cho cao khỏi mặt đất khoảng 20 - 30
cm, rộng khoảng 60 cm.
Cây Công Nghiệp Dài Ngày Nhóm 2

25

Có thể sử dụng vỏ dừa thay phân hữu cơ, bằng cách chôn cỏ dừa thành từng lớp, bề
lõm hướng lên trên, sau khi sắp xong lớp vỏ dừa, phun thuốc trừ mối. Ở những vùng đất
sét mặn nên cho thêm cát vào. Tưới nước cho mô sau vài tuần là có thể đem trồng dừa
được (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
7.3.3. Khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng tùy theo giống, độ màu mỡ của đất, điều kiện khí hậu và mô
hình có trồng xen hay không. Giống dừa cao do có lá dài 5 - 6 m nên thường trồng thưa
hơn giống dừa lùn với lá dài 3 - 4 m. Vùng đất màu mỡ, mưa nhiều, không có các yếu tố
bất lợi của môi trường cây dừa sẽ phát triển mạnh nên trồng thưa hơn so với vùng đất đai
không màu mỡ và khí hậu khô hạn, lượng mưa thấp. Ngoài ra, mô hình có trồng xen nên
trồng thưa nhằm bảo đảm nhu cầu ánh sáng cho cây trồng xen. Trồng quá thưa sẽ lãng
phí đất canh tác nhưng nếu trồng quá dày cây sẽ cạnh tranh ánh sáng, vươn cao, lóng dài
cho năng suất thấp. Trồng theo kiểu hình tam giác có mật độ cao hơn 15% so với trồng
theo kiểu hình vuông. Tuy nhiên, trồng theo kiểu hình vuông hay hình chữ nhật thích hợp
cho mô hình trồng xen hơn trồng theo kiểu tam giác (Bảng 1.5).
- Giống dừa lùn: khoảng cách 8 x 8 m hình tam giác đều, mật độ 180 cây/ha.
Bảng 1.5. Số cây dừa/ha tƣơng ứng theo mật độ trồng và phƣơng pháp trồng (Sở khoa học và
công nghệ tỉnh Bến Tre, 2009).
Khoảng cách trồng
Phƣơng pháp hình vuông

Phƣơng pháp tam giác đều
7 x 7
204
236
7,5 x 7,5
178
205
8 x 8
156
180
8,5 x 8,5
138
160
9 x 9
123
143
- Nếu có trồng xen, khoảng cách trồng có thể thưa hơn (từ 9 – 10 m) tùy theo đối
tượng cây trồng xen. Tùy theo loại đất: đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa. Mật
độ trung bình nên từ 160 - 180 cây/ha.
Bảng 1.6. Khoảng cách và mật độ trồng của dừa lùn trên đất phù sa và đất phèn (Nguyễn Bảo
Vệ và ctv. , 2004).
Giống
Khoảng cách trồng
(m x m)
Mật độ (cây/ha)
Hình vuông
Hình tam giác
Đất phù sa
7 x 7
204

236
Đất phèn
6,5 x 6,5
237
273

×